MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 3
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I 6
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PCCC CỦA KHÁCH SẠN HOÀNG LONG. 6
1 Đặc điểm quy hoạch và kiến trúc xây dựng: 6
1.1 Đặc điểm giao thông, nguồn nước: 8
1.1.1. Đặc điểm giao thông: 8
1.1.2. Đặc điểm nguồn nước: 8
1.2 Đặc điểm thông gió, thoát khói và chiếu sáng: 9
1.3 Đặc điểm về thông tin liên lạc 10
1.4 Đặc điểm hệ thống điện: 10
1.5 Đặc điểm hệ thống chống sét: 12
1.6 Lực lượng và phương tiện chữa cháy của cơ sở: 14
2 Đánh giá sự nguy hiểm cháy nổ của công trình: 15
2.1 Chất cháy chủ yếu trong Khách sạn Hoàng Long: 15
2.2 Chất cháy là nhựa tổng hợp: 15
2.3 Chất cháy là gỗ và các sản phẩm từ gỗ: 17
2.4 Chất cháy là bông, vải, sợi: 17
2.5 Chất cháy là cao su: 20
2.6 Chất cháy là xăng dầu: 20
2.7 Chất cháy là khí đốt hóa lỏng (LPG) - Gas: 21
2.8 Chất cháy là giấy và các sản phẩm từ giấy: 22
3 Các dạng nguồn nhiệt có nguy cơ gây cháy trong công trình: 23
3.1 Nguồn nhiệt phát sinh do ngọn lửa trần: 23
3.2 Nguồn nhiệt phát sinh do thiết bị điện: 24
3.3 Nguồn nhiệt phát sinh do cháy các hệ thống chiếu sáng: 24
3.4 Nguồn nhiệt phát sinh do các nguyên nhân khác: 25
4 Khả năng lan truyền của đám cháy: 25
4.1 Cháy lan: 25
4.2 Cháy do bức xạ: 26
4.3 Cháy nhảy cóc: 26
5 Những yêu cầu cơ bản về an toàn phòng cháy chữa cháy trong hoạt động kinh doanh Khách sạn. 27
5.1 Yêu cầu về khu đất xây dựng: 27
5.2 Yêu cầu về giải pháp kiến trúc: 28
5.3 Yêu cầu về chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo và thiết bị điện: 29
5.4 Yêu cầu về thiết bị vệ sinh, cấp thoát nước và điều hòa không khí: 31
5.5 Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy: 32
5.6 Yêu cầu về công tác hoàn thiện: 34
CHƯƠNG II 35
KIỂM TRA THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI KHÁCH SẠN HOÀNG LONG 35
1. Kiểm tra về hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của Khách sạn: 36
2. Kiểm tra về thực tế: 38
2.1 Kiểm tra về đường và lối thoát nạn: 38
2.2 Kiểm tra về trang thiết bị và phương tiện chữa cháy: 41
2.3 Kiểm tra hệ thống chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo: 42
2.4 Kiểm tra hệ thống thông gió, hút khói: 45
2.5 Kiểm tra hệ thống điện: 46
2.6 Kiểm tra hệ thống cung cấp nước chữa cháy: 47
2.7 Kiểm tra khu vực đặt nồi hơi massage: 51
2.8 Kiểm tra hoạt động của lực lượng PCCC tại cơ sở: 54
CHƯƠNG III 57
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN PCCC ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH KHÁCH SẠN HÒANG LONG 57
1. Đối với hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở: 57
2. Đối với những nội dung liên quan đến thực tế công tác phòng cháy và chữa cháy ở Khách sạn: 58
2.1 Đường và lối thoát nạn cho con người khi có cháy: 58
2.2 Hệ thống chiếu sáng và hệ thống thông gió - thoát khói: 59
2.3 Hệ thống cung cấp nước: 60
2.4 Trang thiết bị và phương tiện chữa cháy: 65
2.5 Hệ thống điện: 65
2.6 Khu vực đặt nồi hơi massage: 66
2.7 Tổ chức - hoạt động của lực lượng PCCC tại cơ sở: 67
PHẦN KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
74 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2601 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu và hoàn thiện một số giải pháp an toàn PCCC đối với công trình khách sạn Hoàng Long số 185 phố Lò Đúc - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết bị, máy móc, dụng cụ chiếu sáng và sinh hoạt.
Phải thiết kế hệ thống điện nhẹ: điên thoại nội bộ, hệ thống chuông báo phòng ngủ và cả khu vệ sinh, hệ thống telex và telefax.
Phải thiết kế hệ thống ăngten vô tuyến và truyền hình.
Thiết kế chống sét áp dụng Tiêu chuẩn 20 TCN 16 – 84 Chống sét cho nhà và công trình.
Yêu cầu về thiết bị vệ sinh, cấp thoát nước và điều hòa không khí:
Thiết bị vệ sinh của khách sạn áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 4391 - 86 Khách sạn du lịch - xếp hạng.
Thiết kế khách sạn phải có đầy đủ hệ thống cấp nước lạnh, cấp nước nóng, thoát nước thông gió, hệ thống rác thải và phế liệu.
Về cấp nước phải đảm bảo suốt ngày đêm cho vệ sinh, sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy.
Đối với các khách sạn chưa có hệ thống cấp nước công cộng, phải có thiết bị lọc đảm bảo chất lượng nước dùng quy định.
Các khách sạn đã có cấp nước nhưng không ổn định thì phải có hệ thống bể nước dự trữ bơm.
Thời gian cấp nước nóng phục vụ trong khách sạn phải đảm bảo yêu cầu sử dụng, theo Tiêu chuẩn TCVN 4391 - 86.
Thiết kế cấp nước áp dụng theo tiêu chuẩn hiện hành:
Cấp nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế 20 TCN - 33 - 85.
Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế 20 TCN - 51 - 84.
Thiết kế thoát nước, áp dụng theo tiêu chuẩn hiện hành.
Những phòng hành chính của khách sạn phải đảm bảo thông gió tự nhiên. Tuỳ theo yêu cầu, các buồng phòng cần có hệ thống thông gió cưỡng bức, hệ thống hút hơi và điều hoà không khí.
Các thiết bị điều hoà không khí trong khách sạn thiết kế theo yêu cầu của luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy:
Thiết kế về phòng cháy chữa cháy của khách sạn áp dụng theo TCVN 2622-1995 Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế.
Phải có thiết bị báo cháy tự động đặt trong các khách sạn.
Các đường xe ra vào phục vụ cho khách sạn phải kết hợp làm đường cho xe chữa cháy.
Đối với các ngôi nhà của khách sạn có bề ngang trên 18 m, phải có đường hoặc lối vào cho xe chữa cháy tiếp cận được với mọi vị trí quanh ngôi nhà.
Chú thích:
Khi ngôi nhà có sân trong khép kín, cần bố trí lối đi thuận tiện để kéo vòi vào chữa cháy từ phía ngoài nhà vào phía trong sân dễ dàng.
Đường cho xe chữa cháy xuyên qua ngôi nhà, qua cổng hay hành lang phải đảm bảo có chiều rộng thông thuỷ ít nhất là 3,5m và chiều cao thông thuỷ ít nhất là 4,5m.
Các cửa, lối đi, hành lang và cầu thang trong ngôi nhà phải kết hợp làm lối thoát nạn và đường thoát nạn khi có cháy xảy ra. Không thiết kế cầu thang xoáy ốc và bậc thang hình rẻ quạt trên đường thoát nạn.
Chú thích:
Chiều rộng tổng cộng cửa thoát nạn ra ngoài, cửa vế thang hay lối đi trên đường thoát nạn phải tính theo số người ở tầng đông nhất (không kể tầng một ) và được quy định như sau:
Nhà 1 – 2 tầng : tính 0,8m cho 100 người.
Nhà 3 tầng trở lên : tính 1m cho 100 người.
Phòng khán giả : tính 0,55m cho 100 người.
Trong mỗi ngôi nhà, ít nhất phải có 2 lối thoát nạn ra khỏi nhà, các lối thoát nạn phải bố trí hợp lý để phân tán người nhanh nhất.
Trong khách sạn, khoảng cách xa nhất từ các phòng có người ở đến lối thoát nạn gần nhất quy định như sau:
40m từ những gian phòng ở giữa hai buồng thang hay 2 lối thoát nạn.
25m từ những phòng có lối ra hành lang cụt hay ra lối thoát duy nhất.
Cửa đi trên đường thoát nạn phải mở ra phía ngoài nhà, không cho phép làm cửa theo chiều ngang hay chiều thẳng đứng trên đường thoát nạn.
Các ngôi nhà cao trên 10m tính từ mép vỉa hè đến mép dưới máng nước đều phải bố trí thang chữa cháy bằng sắt ở bên ngoài nhà. Khi mái nhà có nhiều độ cao khác nhau thì phải có thang chữa cháy nối các phần mái đó. Số lượng, chiều rộng và độ dốc của thang chữa cháy theo quy định của TCVN 2622 – 1995.
Không bố trí các nồi hơi, trạm điện các kho chứa chất cháy, chất nổ dưới khu ngủ hay dưới các phòng thường xuyên có tới 50 người. Các phòng này phải bố trí riêng biệt, có lối ra ngoài trực tiếp và tuân theo các quy định an toàn phòng cháy, phòng nổ.
Trong khách sạn cao từ 10 tầng trở lên, phải thiết kế buồng thang với biện pháp đảm bảo không tụ khói khi cháy. Để thoát khói từ hành lang giữa hay phòng đệm sảnh phải có hệ thống thông gió và van mở ở tường của từng hệ thống, các van này phải mở tự động khi có cháy.
Khách sạn cao trên 10 tầng, không cho phép đặt cầu thang liên hệ trực tiếp giữa các tầng có khách ở với tầng chân tường, tầng hầm.
Trong khách sạn, ngoài hệ thống cấp nuớc chữa cháy cần trang bị các bình chữa cháy cầm tay bằng hóa chất (như bình khí CO2, bình bột... ) bố trí ở các tầng nhà và các khu vực cần thiết khác, vị trí và cách đặt bình phải đảm bảo các yêu cầu thẩm mỹ và thuận tiện khi sử dụng.
Yêu cầu về công tác hoàn thiện:
Khách sạn phải được thiết kế hoàn chỉnh các bộ phận bên trong và bên ngoài nhà.
Chú thích:
Trong trường hợp phải thiết kế và thi công từng phần cần lập hồ sơ thiết kế toàn bộ đến giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công.
Các bộ phận bên ngoài công trình chính như: Công trình kỹ thuật hạ tầng, cổng, tường rào, bãi để xe, sân vườn, đường nội bộ, cây xanh... phải được thiết kế đồng bộ theo nội dung của luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Thiết bị bên trong và trang trí nội thất phải theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4391 - 86.
Việc sử dụng vật liệu để thiết kế ốp lát và trang trí quy định như sau:
Các khách sạn ở cấp công trình 1, sử dụng vật liệu cao cấp để ốp lát, trang trí hoàn thiện bên trong và bên ngoài theo yêu cầu sử dụng và thẩm mỹ.
Các công trình khác sử dụng vật liệu theo yêu cầu của luận chứng kinh tế kỹ thuật.
CHƯƠNG II
KIỂM TRA THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI KHÁCH SẠN HOÀNG LONG
Mục đích của việc kiểm tra:
Kiểm tra thực trạng hoạt động đối với công tác PCCC là một nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về công tác PCCC, là chức năng và nhiệm vụ của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, đồng thời cũng là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đầu tư xây dựng và sử dụng công trình. Điều này đã được quy định trong Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Mục đích của việc kiểm tra là nhằm loại trừ những nguyên nhân có thể gây ra cháy, nổ, hoặc nếu có cháy nổ xảy ra cũng hạn chế được thiệt hại đến mức thấp nhất đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu nạn và dập tắt đám cháy.
Yêu cầu kiểm tra:
Xuất phát từ mục đích của việc kiểm tra là nhằm phát hiện ra các sai phạm và kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục để hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra nên quá trình kiểm tra cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
· Đi sâu, đi sát vào thưc tế.
· Tiến hành kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực.
· Đánh giá phải đầy đủ, khách quan và chính xác.
Phương pháp kiểm tra:
Áp dụng phương pháp đối chiếu, so sánh giữa tình hình thực tế với yêu cầu của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành.
Nội dung kiểm tra:
1. Kiểm tra về hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của khách sạn Hoàng Long.
2. Kiểm tra về thực tế:
Kiểm tra về đường và lối thoát nạn.
Kiểm tra về trang thiết bị và phương tiện chữa cháy.
Kiểm tra hệ thống chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo.
Kiểm tra hệ thống thông gió, hút khói.
Kiểm tra hệ thống điện.
Kiểm tra hệ thống cung cấp nước chữa cháy.
Kiểm tra khu vực đặt nồi hơi massage.
Kiểm tra hoạt động của lực lượng PCCC tại cơ sở.
Kiểm tra về hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của khách sạn:
Theo mục h khoản 1 Điều 9 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của của Luật PCCC thì hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở bao gồm:
Bìa hồ sơ (theo mẫu quy định).
Bản quyết định lập hồ sơ do thủ trưởng cơ sở ký.
Bản thống kê tài liệu có trong hồ sơ.
Chương trình, kế hoạch công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở.
Văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có), giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy (nếu có).
Phương án chữa cháy đã được phê duyệt.
Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, các văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy, biên bản vi phạm và quyết định liên quan đến xử lý vi phạm về phòng cháy và chữa cháy (nếu có).
Các sổ theo dõi về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ và hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội dân phòng, sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy, hồ sơ vụ cháy (nếu có).
Các loại quyết định:
ê Quyết định ban hành các quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy.
ê Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc dân phòng.
ê Quyết định trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy, xây dựng hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Phòng cháy và chữa cháy, giám đốc khách sạn đã có nhiều quan tâm đến công tác phòng cháy và chữa cháy cũng như thực hiện các điều luật quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy. Khách sạn đã có quyết định về việc thành lập lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, danh sách thành viên trong đội phòng cháy và chữa cháy, quyết định về việc ban hành nội quy phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, các quy định sử dụng điện, sử dụng gas trong khách sạn.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số thiếu sót:
Khách sạn vẫn sử dụng phương án chữa cháy theo mẫu cũ, chưa xây dựng phương án chữa cháy theo mẫu mới như quy định của Thông tư số 04/2004/TT – BCA ban hành ngày 31/03/2004.
Cơ sở chưa phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy của Công an Thành phố Hà Nội để thực tập phương án chữa cháy theo tình huống đã định sẵn tại cơ sở được quy định ở Điểm a, b Điều 22 Chương II, Nghị định số 35/2003/NĐ – CP về trách nhiệm thực tập phương án chữa cháy.
Trong hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở chưa có phiếu thống kê về số lượng và chủng loại của các phương tiện chữa cháy, cũng như các thời điểm kiểm tra các phương tiện đó.
Công trình khách sạn Hoàng Long trước đây được thiết kế để làm nhà ở, sau đó mới được cơi nới, cải tạo lại để kinh doanh khách sạn. Nhưng trong hồ sơ của khách sạn chỉ có hồ sơ thiết kế của ngôi nhà dùng để ở trước đây chứ không có hồ sơ thiết kế cải tạo (sửa chữa ) chuyển đổi mục đích sử dụng làm khách sạn.
Kiểm tra về thực tế:
Kiểm tra về đường và lối thoát nạn:
Với vị trí xây dựng và đặc điểm kiến trúc của tòa nhà nằm sát với các công trình khác nên khách sạn Hoàng Long chỉ có 1 lối thoát ra ngoài duy nhất đó là qua cửa chính của khách sạn ở tầng 1 dẫn ra đường Lò Đúc.
Từ tầng 2 đến tầng 6 của khách sạn muốn thoát ra ngoài phải đi qua cầu thang bộ được nối với hành lang chính nằm ở giữa tòa nhà, xuống sảnh tầng 1 và thông ra đường Lò Đúc. Chính vì chỉ có 1 lối thoát ra ngoài duy nhất nên việc thoát nạn của khách sạn gặp nhiều khó khăn.
Hai cầu thang bộ dùng để thoát nạn trong khách sạn nằm ở 2 bên của hành lang chính nhưng lại không phân tán ra mà được bố trí cùng 1 phía. Do đó, khi có sự cố ở 1 tầng nào đó, người bị nạn từ các phòng ở cuối hoặc đầu hành lang của tầng đó chỉ có thể di chuyển theo đường cầu thang bộ nằm ở giữa hành lang để đến được nơi an toàn.
Mặt khác theo Điều 7.7 Tiêu chuẩn TCVN 2622 - 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế qui định: “Số lối thoát nạn ra khỏi ngôi nhà không được ít hơn hai; các lối thoát nạn phải được bố trí phân tán”.
Điều 8.1 Tiêu chuẩn TCVN 6160 - 1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế qui định: “Trong nhà cao tầng phải có ít nhất hai lối thoát nạn để đảm bảo cho người thoát nạn an toàn khi có cháy, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động”.
Điều 8.2 Tiêu chuẩn TCVN 6160 – 1996 qui định: “Trong nhà cao tầng có diện tích mỗi tầng lớn hơn 300 m2 thì hành lang chung hoặc lối đi phải có ít nhất hai lối thoát ra hai cầu thang thoát nạn . Cho phép thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía kia phải thiết kế ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài nếu diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300 m2”.
Chú thích: Ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài phải chứa đủ số người được tính trong các phòng trên tầng đó.
Như vậy theo qui định của Tiêu chuẩn thì ngôi nhà phải có ít nhất hai lối thoát nạn và các lối thoát nạn phải bố trí phân tán. Nếu diện tích ở mỗi tầng lớn hơn 300 m2 thì hành lang chung hoặc lối đi cần phải có tối thiểu hai lối thoát ra hai cầu thang thoát nạn. Nếu diện tích mỗi tầng bé hơn 300 m2 thì chỉ cần một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía kia phải có ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài, đồng thời ban công phải chứa đủ số người trong tất cả các phòng trên tầng đó.
Nhưng thực tế công trình khách sạn Hoàng Long chỉ có một lối thoát nạn ra ngoài duy nhất. Vì diện tích mỗi tầng là 250 m2 nên hành lang chung chỉ cần có một lối thoát ra hai cầu thang bộ. Song phía sau của công trình không có ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài. Do đó vấn đề thoát nạn của khách sạn vẫn chưa được đảm bảo.
Nếu trường hợp có cháy xảy ra và vị trí của đám cháy nằm chắn ngang hành lang dẫn ra cầu thang bộ thì người bị nạn sẽ bị dồn vào phía cuối hành lang và không thể thoát ra ngoài được. Do lối thoát ra hai cầu thang bộ đã bị chặn nên người bị nạn không thể di chuyển lên các tầng phía trên hay xuống các tầng phía dưới. Thêm vào đó, khách sạn lại nằm sát với các công trình nhà dân ở xung quanh và các cửa sổ đều có khung sắt bảo vệ nên trong trường hợp khẩn cấp người bị nạn không thể trèo qua ban công hay cửa sổ để sang các công trình lân cận.
Toàn bộ diện tích mặt của khách sạn Hoàng Long được tận dụng hết để xây dựng nên không có diện tích dành riêng cho khu vực đỗ xe. Chỗ đỗ xe của khách sạn được bố trí ở tầng 1 gần khu vực bếp và khu vực giặt là. Vào các ngày đông khách số lượng người đến giao dịch ở khách sạn tăng lên nhiều nên số lượng xe gửi trong khu vực này cũng tăng lên, các loại xe được xếp tràn lan khiến việc đi lại của nhân viên khách sạn và khách đến giao dịch bị cản trở.
Diện tích mặt bằng tầng 6 được chia làm 2 phần:
Phần thứ 1 là khu vực phòng ở dành cho khách, bao gồm 6 phòng từ phòng 601 đến 606.
Phần thứ 2 là khu vực massage.
Điểm khác biệt giữa tầng 6 so với các tầng khác là ở chỗ: Từ tầng 6 đi xuống tầng 5 hay lên tầng áp mái chỉ có thể đi bằng cầu thang bộ phía bên phải của ngôi nhà, cầu thang bộ phía bên trái đã bị bịt kín.
Theo lời giải thích của ông Nguyễn Tiến Việt – Giám đốc công ty TNHH Hoàng Long (chủ khách sạn Hoàng Long): khách đến để xông hơi và massage ở tầng 6 trong lúc ngồi chờ ở bên ngoài thường hay gạt tàn thuốc lá hoặc vất kẹo cao su và những thứ linh tinh xuống các tầng phía dưới qua giếng trời, gây ảnh hưởng xấu đến những người ở tầng dưới. Do đó, ông Nguyễn Tiến Việt đã thuê thợ đến bịt kín khoảng thông tầng giữa tầng 5 và tầng 6 và bít luôn cầu thang bộ bên trái đoạn từ tầng 5 lên tầng 6. Như vậy để đi từ tầng 5 lên tầng 6 và ngược lại chỉ có thể đi bằng cầu thang bộ phía bên phải hoặc sử dụng thang máy. Nhưng trong trường hợp có xảy ra sự cố cháy nổ, theo quy định tại Điều 7.4 Tiêu chuẩn TCVN 2622-1995: “Thang máy và các phương tiện chuyển người khác không được coi là lối thoát nạn”. Do đó chỉ còn một lối thoát nạn duy nhất là cầu thang bộ phía bên phải. Mặt khác, theo qui định tại Điều 7.7 Tiêu chuẩn TCVN 2622-1995: “Số lối thoát nạn ra khỏi ngôi nhà không được ít hơn 2; các lối thoát nạn phải được bố trí phân tán”. Như vậy lối thoát nạn ở khu vực tầng 6 chưa đảm bảo đúng với yêu cầu của tiêu chuẩn.
Để tận dụng khoảng trống đã được bịt lại ông Nguyễn Tiến Việt cho xây dựng thêm trên diện tích đó 2 phòng (1 phòng tiếp tân và 1 phòng bác sĩ ) để phục vụ cho dịch vụ massage - xông hơi.
Khu vực massage ở tầng 6 được chia thành 6 phòng nhỏ, các phòng được ngăn cách bằng tường thạch cao. Ở đầu lối vào khu vực massage có lắp đặt cửa kính để cách ly với bên ngoài, hướng mở cửa quay về phía trong. Việc lắp đặt thêm cửa kính là trái với quy định tại Điều 7.24 Tiêu chuẩn TCVN 2622-1995: “cửa đi trên đường thoát nạn phải mở ra phía ngoài nhà. Cửa đi ra ban công, ra sân, ra chiếu nghỉ của cầu thang ngoài trời dùng để thoát nạn, cửa ra khỏi các phòng thường xuyên không quá 15 người, cửa đi ra khỏi các kho có diện tích không lớn hơn 200 m2, cửa đi của trạm y tế, nhà vệ sinh cho phép thiết kế mở vào phía trong phòng”.
Điều 7.17 Tiêu chuẩn TCVN 2622-1995 qui định:
Bảng 2.1: Chiều rộng thông thủy nhỏ nhất cho phép của lối thoát nạn.
Lối thoát nạn
Chiều rộng nhỏ nhất cho phép
(m)
Lối đi
Hành lang
Cửa đi
Vế thang
1,0
1,4
0,8
1,05
Đối với hành lang, chiều rộng thông thủy nhỏ nhất cho phép là 1,4 m. Nhưng khi đo thực tế phát hiện thấy chiều rộng thông thủy của hành lang trong khu vực massage chỉ đạt được 1,1m không đảm bảo theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn.
Do yêu cầu đảm bảo độ kín nên cửa kính ở đầu lối vào của khu vực massge luôn đóng, không những thế bề ngang của hành lang quá chật hẹp gây ra nhiều bất tiện trong lúc đi lại.
Kiểm tra về trang thiết bị và phương tiện chữa cháy:
Các phương tiện chữa cháy tại chỗ được trang bị trong công trình khách sạn Hoàng Long gồm có: bình bột chữa cháy MFZ4, bình chữa cháy bằng khí CO2 - MT3, bình bột xe đẩy chữa cháy MFT35 và hệ thống họng nước chữa cháy vách tường. Song khách sạn không được lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động do đó việc phát hiện sớm sự xuất hiện của các đám cháy và công tác cứu chữa ban đầu chưa được nhanh chóng.
Số lượng bình chữa cháy được trang bị trong khách sạn là 21 bình, trong đó có 14 bình bột chữa cháy MFZ4; 7 bình chữa cháy bằng khí CO2 - MT3, và 1 bình bột xe đẩy MFT35. Các bình chữa cháy trên đều do Trung Quốc sản xuất.
Mỗi điểm đặt bình chữa cháy gồm có 3 bình: 2 bình bột chữa cháy MFZ4, và 1 bình khí chữa cháy CO2 - MT3.
Ở tầng 1 có 2 điểm đặt bình chữa cháy , 1 điểm đặt ở khu vực gần cầu thang máy, điểm thứ 2 đặt ở khu vực để xe gần khu vực bếp.
Điểm đặt bình chữa cháy ở khu vực để xe gần bếp do được đặt sát tường, lại thường xuyên bị xe máy che khuất nên rất khó nhìn thấy. Thêm vào đó, những lúc khu vực này có nhiều xe, các xe nằm chắn ngang lối vào điểm đặt bình chữa cháy, do đó khi cần sẽ rất khó để tìm thấy và lấy bình ra để sử dụng.
Với số lượng 3 bình chữa cháy được trang bị ở một tầng là chưa đủ so với diện tích cần được bảo vệ, hơn thế nữa vị trí đặt bình chữa cháy lại không được hợp lý.
Ví dụ: Khi xảy ra cháy tại 1 phòng ở đầu hành lang của 1 tầng nào đó thì công tác chữa cháy ban đầu có 1 vai trò rất quan trọng. Nếu một người phát hiện ra cháy song do đang đứng ở xa nên người đó không thể quan sát thấy được điểm đặt bình chữa cháy. Như vây, phải mất một khoảng thời gian người đó mới có thể tìm thấy và lấy bình chữa cháy ra để sử dụng. Mặt khác, do khách sạn không được trang bị hệ thống chuông báo động ở các tầng nên để thông báo cho lực lượng chữa cháy của cơ sở biết, người đó phải chạy xuống đến tầng 1. Trong khoảng thời gian đó đám cháy có điều kiện để phát triển to hơn gây khó khăn cho việc chữa cháy.
Như vậy từ việc chọn vị trí đặt bình chữa cháy không hợp lý đã làm cho công tác chữa cháy ban đầu bị chậm trễ, thời gian phát triển tự do của đám cháy được kéo dài khiến diện tích đám cháy tăng lên gây khó khăn trong công tác cứu chữa của lực lượng chữa cháy dẫn đến kết quả chữa cháy là không cao.
Hộp vòi chữa cháy của hệ thống họng nước chữa cháy vách tường được bố trí ở chỗ giao nhau giữa cầu thang và hành lang của mỗi tầng nên rất dễ thấy và thuận tiện cho việc sử dụng.
Hộp vòi chữa cháy ở tầng 5 do lâu ngày không sử dụng nên cánh cửa bị kẹt khó mở. Còn ở tầng 6 khi kiểm tra các dụng cụ trong hộp vòi chữa cháy thì phát hiện thấy 1 đầu nối của cuộn vòi B bị vỡ . Theo lời giải thích của một nhân viên khách sạn thì trong lần sử dụng họng nước chữa cháy vách tường ở tầng 6 để vệ sinh khu vực tầng áp mái, khi thu dọn phương tiện do không cẩn thận nhân viên làm vệ sinh đã kéo lê đầu nối của cuộn vòi dưới nền nhà, kết quả là đầu nối bị vỡ do va đập vào bậc thang.
Kiểm tra hệ thống chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo:
Theo Điều 10.25 Tiêu chuẩn TCVN 6160 – 1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng, qui định:
“Nhà cao tầng phải được chiếu sáng tự nhiên hoặc bằng điện, ngoài ra còn phải có hệ thống chiếu sáng sự cố”.
Điều 10.26 Tiêu chuẩn TCVN 6160 – 1996 qui định:
“Các phòng ở, phòng ăn, các phòng phụ và phòng sinh hoạt văn hóa tập thể cần có chiếu sáng tự nhiên trực tiếp”.
Điều 10.27 Tiêu chuẩn TCVN 6160 – 1996 qui định:
“Tỉ lệ diện tích ô chiếu sáng của các phòng ở phòng nghỉ của căn hộ và tập thể khônh lớn hơn 1: 5,5 so với diện tích sàn. Ở các buồng riêng của phòng ở, phòng nghỉ, cho phép tỉ lệ không lớn hơn 1: 4,5. Ở những nơi nhiều ánh sáng, các tỉ lệ trên có thể giảm xuống nhưng không nhỏ hơn 1: 8.
Chú thích:
1) Khi tính diện tích chiếu sáng, được tính các ô khác có khả năng chiếu sáng.
2) Ở những vùng nắng nhiều, diện tích chiếu sáng được giảm 20%.
3) Diện tích chiếu sáng được tính theo diện tích của cửa sổ và cửa ban công về phía ngoài có ánh sán”.
Điều 10.30 Tiêu chuẩn TCVN 6160 – 1996 qui định:
“Buồng thang phải được thiết kế chiếu sáng tự nhiên từ cửa sổ phía tường ngoài. Cho phép lắp kính khối dày lớn hơn hoặc bằng 100mm ở cửa chiếu sáng giữa buồng thang với các phòng đợi, hành lang hoặc phòng để quần áo chung mỗi tầng”.
Công trình khách sạn Hoàng Long được xây dựng theo kiểu nhà ống, vị trí xây dựng nằm sát với các nhà dân ở xung quanh nên khâu chiếu sáng tự nhiên của ngôi nhà có nhiều hạn chế. Từ tầng 4 của khách sạn trở xuống do bị các công trình khác che khuất nên khu vực này hơi tối, nhất là hành lang và các phòng ở từ nửa sau của khách sạn tính từ cầu thang.
Theo Điều 10.29 Tiêu chuẩn TCVN 6160 - 1996 qui định:
“Hành lang chung phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên, trường hợp này diện tích chiếu sáng trên diện tích hành lang không nhỏ hơn 1:16.
Chiều dài hành lang chung khi chiếu sáng một phía là 20m, chiếu sáng hai phía là 40m. Nếu hành lang quá dài trên 40m, phải có chiếu sáng bổ sung.
Hành lang của các tầng, chỗ nghỉ có chiều dài không quá 12m, cho phép không cần chiếu sáng tự nhiên”.
Nhưng trong thực tế, chiều dài hành lang ở các tầng của khách sạn Hoàng Long là 27m và chỉ được chiếu sáng từ một phía, như vậy là chưa đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn. Do đó nhất thiêt phải sử dụng hệ thống điện chiếu sáng nhân tạo cả ngày lẫn đêm để đảm bảo ánh sáng cho công trình.
Bên cạnh hệ thống điện chiếu sáng nhân tạo, ở hành lang các tầng và buồng thang bộ tương ứng còn được lắp đặt thêm hệ thống chiếu sáng sự cố. Mục đích của việc lắp đặt thêm hệ thống chiếu sáng sự cố là để chiếu sáng cho các khu vực như: cầu thang, hành lang trong các trường hợp xảy ra cháy nổ vì lúc này hệ thống chiếu sáng bình thường không hoạt động do hệ thống điện bị ngắt. Những người bị mắc kẹt trong đám cháy có thể nhìn thấy được lối thoát nạn gần đó nhờ hệ thống điện chiếu sáng sự cố và thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm để đến nơi an toàn.
Song qua kiểm tra thực tế nhận thấy hệ thống điện chiếu sáng sự cố của khách sạn vẫn còn sơ sài. Với chiều dài của hành lang ở mỗi tầng là 27m nhưng chỉ được trang bị 2 đèn chiếu sáng sự cố, như vậy là chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của khách sạn.
Ví dụ: Khi xảy ra cháy lớn ở một tầng nào đó của khách sạn, các chất cháy chủ yếu trong khách sạn như: gỗ, giấy, vải, cao su, đệm mút, nhựa tổng hợp, polyme đều là các chất mà khi cháy sẽ tỏa ra nhiều khói và sản phẩm cháy độc hại. Khói và sản phẩm cháy không thoát ra ngoài được nên tích tụ lại tạo thành những đám mây dày đặc làm hạn chế tầm nhìn của người bị nạn đang còn mắc kẹt trong đám cháy khiến cho họ không thể tìm ra lối thoát. Trong những tình huống như vậy thì sự có mặt của hệ thống đèn chiếu sáng sự cố là rất quan trọng. Nhưng thực tế với số lượng 2 đèn chiếu sáng sự cố được trãi dài dọc theo hành lang mỗi tầng vẫn chưa thể đảm bảo an toàn cho người bị nạn, nhất là khi hệ thống chiếu sáng tự nhiên của khách sạn còn hạn chế.
Ở mỗi khu vực buồng thang bộ của từng tầng được lắp đặt 1 đèn chiếu sáng sự cố trên chiếu nghỉ của cầu thang. Với vị trí lắp đặt như vậy thì ánh sáng của đèn không thể bao phủ hết diện tích của buồng thang mà chỉ chiếu sáng được một phần. Do đó sẽ gây khó khăn cho người bị nạn trong quá trình di chuyển. Đặc biệt hơn khi có cháy nổ xảy ra, các yếu tố của đám cháy như ngọn lửa, nhiệt độ, khói, sản phẩm cháy, tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của những người bị nạn đang còn bị mắc kẹt trong khu vực nguy hiểm khiến cho họ bị hoảng sợ, mất bình tĩnh. Trong lúc tâm lý đang hỗn loạn, việc phải di chuyển trên một đoạn đường mù mịt sẽ gây ra cho họ nhiều trở ngại. Nếu không may gặp phải tai nạn như: vấp ngã hay trượt chân dẫn đến chấn thương thì sẽ khó khăn hơn để có thể tiếp tục di chuyển thoát ra ngoài.
Kiểm tra hệ thống thông gió, hút khói:
Do đặc điểm kiến trúc của công trình khách sạn Hoàng Long được xây dựng theo kiểu nhà ống, lại nằm sát với khu dân cư nên hoạt động của hệ thống thông gió và chiếu sáng tự nhiên cho công trình chưa được tốt.
Khu vực hành lang từ tầng 2 đến tầng 6 là hành lang cụt nên việc thông gió và chiếu sáng tự nhiên ở hành lang các tầng chỉ có thể thực hiện ở một phía.
Theo Điều 11.1 Tiêu chuẩn TCVN 616
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0133.doc