Mục lục
Trang
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ DỰ ÁN 2
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI HUYỆN MỘC HÓA 9
CHƯƠNG III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN MỘC HÓA 25
CHƯƠNG IV. DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN MỘC HÓA 38
CHƯƠNG V. ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ
KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN NĂM 2020 52
CHƯƠNG VI. XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN NĂM 2020 55
CHƯƠNG VII. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH
MÔI TRƯỜNG HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN NĂM 2020 73
CHƯƠNG VIII. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN NĂM 2020 78
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 81
84 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường cho huyện Mộc Hóa đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã phát triển lên đô thi loại IV và UBND tỉnh Long An đang thực hiện phân vạch điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Hóa để thành lập thị xã Kiến Tường và các phường, xã mới thì thị xã Kiến Tường được thành lập bao gồm: thị trấn Mộc Hóa cũ, xã Bình Tân, xã Tuyên Thạnh và gần phân nửa của xã Bình Hiệp với diện tích tự nhiên khoảng trên 8.500ha, dân số trên 50.000 người, có 7 đơn vị hành chính, gồm 4 phường và 3 xã.
Theo dự tính, diện tích đất nông nghiệp trong tương lai có xu hướng giảm nhẹ và tăng dần diện tích phi nông nghiệp. Điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp của một phần người dân huyện Mộc Hóa trong tương lai. Bên cạnh sự giảm dần diện tích sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất phục vụ trong lâm nghiệp cũng có xu hướng giảm nhẹ, nhưng chủ trương của huyện sẽ bảo vệ diện tích rừng hiện tại (9.440,91 ha) và cố gắn tăng mật độ phủ xanh của rừng nên việc nên vấn đề bảo vệ rừng ở Mộc Hóa có thể thực hiện tốt với sự hỗ trờ của chính quyền nhờ vào các chính sách.
Dự báo môi trường nông nghiệp và nông thôn:
Suy thoái tài nguyên - môi trường đất do sự lạm dụng phân bón và hóa chất thuốc BVTV:
Theo định hướng thì diện tích sản xuất nông nghiệp sẽ giảm dần trong tương lai, từ 25.560,92 ha năm 1990 lên 38.095,02 ha vào năm 2000 rồi giảm xuống 35.674,52 ha vào năm 2005 và 34.990,69 ha năm 2010. Trong đó, diện tích đất gieo trồng lúa, màu trong từng giai đoạn là 24.334,1 ha năm 1990 (49,72%), 36.690,65 ha năm 2000 (72,97%), diện tích trồng lúa, màu, đay 34.324,47 ha năm 2005 (68,26%), 33.652,59 ha năm 2010 (66,93%), năng suất lúa tăng dần từ là 2,9 T/ha lên 3,5 T/ha. Điều này cho thấy việc sử dụng các loại phân bón vô cơ và các loại hóa chất thuốc BVTV trong hoạt động nông nghiệp trong tương lai là không thể thiếu.
Dự đoán trong tương lai tình hình sử dụng phân bón vô cơ và hóa chất thuốc BVTV trong nông nghiệp sẽ càng tăng dần. Nguyên nhân chủ yếu là do ngày càng nhiều loại bệnh cây trồng, nhiều loại sâu bệnh kháng thuốc xuất hiện nên tâm lý người dân sẽ sử dụng thuốc trừ sâu ngày càng nhiều. Mặc dù các cấp chính quyền địa phương đã có hướng dẫn kỹ thuật trong việc bón phân và phun xịt hóa chất thuốc BVTV nhưng do tâm lý muốn diệt trừ mầm bệnh của người dân nông thôn kết hợp với suy nghĩ sai lạc của một số người muốn chạy theo lợi nhuận nên việc bón nhiều thuốc BVTV cho cây trồng chắc chắn sẽ gia tăng. Phần thuốc dư thừa có khả năng tồn lưu và làm cho chất lượng đất thay đổi, khả năng phục hồi chậm dẫn đến tình trạng đất bị thoái hóa.
Môi trường tại các khu vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản:
Khu vực chăn nuôi
Vấn đề vệ sinh môi trường tại các khu vực chuồng trại tại vùng nông thôn huyện hiện nay còn chưa được thực hiện tốt. Theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, huyện Mộc Hóa trong tương lai sẽ đầu tư gia tăng lượng gia súc, gia cầm, thúc đẩy sự gia tăng thu nhập của ngành nông nghiệp. Bên cạnh sự gia tăng số lượng đàn gia cầm, gia súc thì lượng chất thải phát sinh sẽ rất lớn.
Bảng IV.1: Bảng ước lượng khối lượng phân gia súc
Loại gia súc
Lượng Phân (kg/con.ngđ)
2000
2005
2010
Dự đoán đến 2020
Đàn trâu
18 - 25
51
71
100
180
Đàn bò
15 - 20
687
586
500
700
Đàn heo
1,0 - 5,0
9.942
13.944
20.000
30.000
Nái
500
707
1.000
Thịt
9.442
13.394
19.000
Gia cầm
0,02 - 0,05
145.833
206.457
350.000
550.000
Tổng lượng phân (kg/ngđ)
46.899,99
59.407,71
81.000
130.000
Qua số liệu ước tính cho đến năm 2010 khối lượng phân bón phát sinh từ quá trình chăn nuôi là 29.565 tấn và tương lai 2020 lên đến 130 tấn/ngàyđêm. Thành phần các chất trong phân bón gia súc, gia cầm:
Là những dưỡng chất không tiêu hóa được hoặc những dưỡng chất thoát khỏi sự tiêu hóa vi sinh hay các men tiêu hóa (chất xơ, protein không tiêu hóa được, acid amin thoát khỏi sự hấp thu) được thải qua nước tiểu: acid uric (ở gia cầm), urea (gia súc). Các khoáng chất dư thừa cơ thể không sử dụng như P2O2, K2O, CaO, MgO... phần lớn xuất hiện trong phân.
Các chất cặn bả của dịch tiêu hóa (trypsin, pepsin ...).
Các mô tróc ra từ các niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn (mucus) theo phân ra ngoài.
Vật chất dính vào thức ăn: bụi, tro ...
Các loại vi sinh vật bị nhiễm trong thức ăn, ruột bị tống ra ngoài.
Với thành phần các chất kể trên, đặc biệt là hàm lượng vi sinh vật gây bệnh, nếu lượng phân bón này không được thu gom, tận dụng làm nguồn phân bón cho cây trồng hoặc không được chôn lấp hợp vệ sinh sẽ trở thành nguồn gây bệnh không những cho các loài trong cùng bầy đàn mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe của người dân.
Do đó, vấn đề môi trường vệ sinh chuồng trại tại các khu vực chăn nuôi, nhất là tại các khu vực chăn nuôi công nghiệp cần phải được thực hiện tốt, đặc biệt là trong giai đoạn tình hình dịch bệnh gia cầm và gia súc đang đe dọa.
Khu vực nuôi trồng thủy sản
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tại các khu vực nông thôn huyện Mộc Hóa có chiều hướng gia tăng từ 64 ha năm 1990, 241,55 ha năm 2000, 300 ha năm 2005 và vẫn giữ 300 ha năm 2010. Nhưng diện tích này vẫn còn rất nhỏ so với diện tích toàn huyện, chỉ chiếm 0,6% năm 2010. Với diện tích này thì những chất thải từ các loài thủy sản là không đáng kể, sẽ được nước sông Vàm Cỏ Tây pha loãng nên không gây ô nhiễm môi trường trong khu vực.
Nhu cầu cấp nước:
Bảng IV.2: Nhu cầu dùng nước sinh hoạt tại vùng nông thôn năm 2010, 2015, 2020
Năm
2000
2005
2010
2015
2020
Dân số (người)
63.902
68.477
74.387
78.951
85.053
Tỉ lệ tăng trung bình
1,69%
1,38%
1,53%
1,50%
1,50%
Chỉ tiêu cấp nước (l/người.ng)
80
80
80
100
100
Nhu cầu về nước (lít)
5.112.160
5.558.160
5.950.960
7.895.100
8.505.300
Như vậy ước tính lượng nước phục vụ cho sinh hoạt người toàn huyện là khoảng 5.950,96 m3/ngđ năm 2010, 7.8951m3/ngđ năm 2015, 8.505,3 m3/ngđ năm 2020. Những con số này được tính toán chỉ mang tính chất tương đối, khả năng có thể cung cấp nước của huyện trong tương lai 90% cho dân thị trấn và 70% dân các xã. Ngoài nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt còn lượng nước sử dụng cho tưới tiêu, trong đó lượng nước tưới tiêu gấp nhiều lần lượng nước sinh hoạt, nhưng thực tế lượng nước ngầm sẽ được người dân tự khai thác để tưới cho các ruộng màu thì không thể tính hết.
Như vậy nhu cầu dùng nước trong tương lai là rất lớn nhưng khả năng cấp nước từ các trạm cấp nước trong tương lai thì có hạn. Trước tình trạng nước các kênh rạch có khả năng ô nhiễm do nông nghiệp, đô thị hóa, và công nghiệp hóa trong lưu vực sông VCT thì nước sông sẽ không còn đảm bảo tiêu chuẩn cho sinh hoạt nữa. Biện pháp cần thiết là phải xây dựng hệ thống cấp nước nông thôn trong toàn huyện,
Môi trường không khí và tiếng ồn:
Hiện nay, môi trường không khí tại khu vực nông thôn huyện nhìn chung trong lành, các chỉ tiêu hầu như đều nằm trong giới hạn cho phép đối với tiêu chuẩn không khí xung quanh. Chỉ trừ một số khu vực xung quanh các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp như nhà máy xay xát, lò gạch ... và dọc theo các tuyến đường chính của xã.
Do điều kiện tự nhiên Mộc Hóa không thuận lợi phát triển khu công nghiệp nên hiện tại và tương lai xa sẽ khó xảy ra ô nhiễm không khí, cộng với do vị trí cũng khá xa các trung tâm đô thị và công nghiệp lớn nên không chịu ảnh hưởng đáng kể từ ô nhiễm không khí ở các khu vực này.
Diễn biến tài nguyên rừng:
Qua diễn biến đất rừng tự nhiên ở Mộc Hóa từ năm 2000 đến nay diện tích được giữ vững do chính sách bảo vệ và phát triển rừng của huyện, trong khi tổng diện tích rừng trồng của người dân có sự biến động phụ thuộc vào hiệu qua kinh tế của cây tràm so với các loại cây trồng khác. Nhìn chung diện tích đất rừng tràm nguyên sinh tại Mộc Hóa sẽ được duy trì dưới sự bảo vệ của chính quyền địa phương, song những diện tích rừng tràm hiện tại do tư nhân sở hữu có nguy cơ bị tiêu diệt do giá tràm xuống rất thấp người dân có nguyện vọng chuyển sang trồng lúa, đay nên vấn đề duy trì tổng diện tích rừng của huyện như hienj nay cho đến 2020 là vô cùng khó khăn.
Bảng IV.3: Diễn biến đất lâm nghiệp:
Năm
1990
2000
2005
2010
Đất lâm nghiệp (ha)
4.078 (8,33%)
6.908 (13,74%)
9.441 (18,78%)
9.344 (18,58%)
Rừng tự nhiên
583(1,19%)
793 (1,58%)
793 (1,58%)
793 (1,58%)
Rừng trồng
3.496 (7.14%)
6.115 (12,16%)
8.648 (17,2%)
8.552 (17,01%)
Diễn biến môi trường đô thị:
Đô thị hóa là quá trình hình thành và phát triển tập trung dân cư, tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa và sinh hoạt. Thông thường và phổ biến, đô thị hóa là quá trình tự phát. Sự phát triển nhanh chóng của đô thị thường gắn liền với việc nảy sinh và giải quyết hàng loạt các vấn đề, các mâu thuẫn liên quan đến tài nguyên môi trường.
Tài nguyên môi trường nước dưới áp lực do quá trình đô thị hóa:
Gia tăng nhu cầu dùng nước
Theo dự đoán dân số đô thị huyện Mộc Hóa sẽ ngày một gia tăng và chủ yếu là do quá trình gia tăng dân số cơ học (đến năm 2020 dự kiến khoảng trên dưới 17.500 người). Sự gia tăng dân số cơ học chủ yếu là do sự di dân từ vùng lân cận, do sức hút của quá trình “thay da” của ĐTM nói chung, Mộc Hóa nói riêng.
Dân số gia tăng kéo theo nhu cầu sử dụng nước cấp cho sinh hoạt cũng gia tăng. Ngoài lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt còn một lượng lớn nước cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất tại các đơn vị nằm xen lẫn trong các khu đô thị, nước cấp cho các cơ quan, công viên ... Với nhu cầu cấp nước lớn như thế nhưng trong giai đoạn hiện nay huyện vẫn chưa có kế hoạch xây dựng trạm cấp nước tập trung. Theo quy hoạch kinh tế xã hội thì một phần nhu cầu này sẽ được đáp ứng từ công trình cấp nước. Tuy nhiên dự án này hiện tại vẫn chưa được thực hiện (chỉ là định hướng), do đó người dân vẫn phải tiếp tục khai thác nguồn nước giếng để sử dụng, điều này làm gia tăng nguy cơ suy giảm mực nước ngầm của huyện. Song song đó, với lượng nước giếng gia tăng tại vùng nông thôn có thể dự đoán đến năm 2020 mực nước ngầm của huyện sẽ tụt giảm 4 - 5 m. Như thế sẽ rất nguy hiểm vì điều này sẽ dẫn đến tình hình lớp đất ngầm sẽ trở nên rỗng và dễ sụt lún. Khi đó nước ngầm từ cửa biển Soài Rạp sẽ xâm nhập vào nước mặt và các mạch nước ngầm của huyện.
Gia tăng lượng nước thải sinh hoạt
Ước tính lượng nước thải bằng 80% nhu cầu cấp nước thì lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh sẽ là khoảng 1.280 m3/ngày vào năm 2015 và khoảng 1.400 m3/ngày vào năm 2020 ở thị trấn mộc hóa. Ngoài ra còn một lượng lớn nước thải được phát sinh từ các cơ sở sản xuất, các hoạt động dịch vụ công cộng khác trong khu đô thị. Ngoài ra, khi khu kinh tế của khẩu quốc tế Bình Hiệp được thành lập đây là trung tâm đô thị lớn thứ hai của huyện những vấn đề về môi trường sẽ phát sinh tương tự như ở thị trấn mộc Hóa. Theo tài liệu nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hệ số phát thải các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại các nước phát triển:
Bảng IV.3: Hệ số ô nhiễm của nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm (g/người.nđ)
Giá trị tiêu biểu(g/người.nđ)
Chất rắn lơ lửng (SS)
70 – 145
120
BOD5
45 – 54
50
COD(dicromate)
85 – 102
90
Amoni (N-NH4)
3,6 - 7,2
6
Tổng Nitơ (N)
6 – 12
10
Tổng Phospho
0,6 - 4,5
3
Dầu mỡ phi khoáng
10 – 30
20
Suy ra tải lượng ô nhiễm từ nước thải tại thị trấn Mộc Hóa được tính như sau:
Bảng IV.4: Dự báo tải lượng ô nhiễm
Chất ô nhiễm
Giá trị tiêu biểu hệ số ô nhiễm (g/người.nđ)
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngđ)
2015
2020
Chất rắn lơ lửng (SS)
120
1.920
2.100
BOD5
50
800
875
COD(dicromate)
90
1.440
1.575
Amoni (N-NH4)
6
96
105
Tổng Nitơ (N)
10
160
175
Tổng Phospho
3
48
52,5
Dầu mỡ phi khoáng
20
320
350
Nước thải y tế
Đến năm 2020 toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế huyện, khám đa khoa khu vực và 2 bệnh viện tư với tổng số giường bệnh là 525. Như vậy lượng nước thải tại các cơ sở y tế lớn của huyện trong tương lai (với mức chỉ tiêu nước thải ước tính là 450 l/giường.nđ) dự đoán sẽ là:
Bảng IV.5: Bảng dự báo lượng nước thải y tế
Năm
Số giường bệnh
Lưu lượng nước (m3/nđ)
2010
305
137,25
2015
415
186,75
2020
525
236,25
Đây là lượng nước thải có chứa hàm lượng các chất ô nhiễm khá cao, đặc biệt là lượng vi sinh gây bệnh. Lượng nước thải này một khi được thải ra môi trường mà không được xử lý sẽ gây ra tình hình kháng thuốc ở vi khuẩn, virus gây bệnh, hàm lượng thuốc kháng sinh trong nước sẽ ngấm vào hệ sinh thái, môi trường đất nước và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Như đã trình bày trên, lượng nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu sản xuất nằm xen lẫn trong khu dân cư, nước thải y tế là rất lớn với nồng độ các chất ô nhiễm khá cao. Như vậy, có thể dự đoán môi trường sông rạch tại các khu đô thị sẽ tiếp nhận hàm lượng chất thải lớn dẫn đến chất lượng nước sẽ thay đổi. Khi đó, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sẽ tăng gấp nhiều lần so với hiện nay, nhất là nồng độ các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi sinh vật gây bệnh. Nhưng may mắn là thị trấn Mộc Hóa nằm trên bờ sông Vàm Cỏ Tây nên chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được pha loãng nhanh chóng giảm bớt ảnh hưởng đến môi trường do nồng độ cao.
Gia tăng lượng chất thải rắn:
Rác sinh hoạt:
Dân số tăng và mức sống người dân cũng tăng, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng chất thải rắn. Ước tính sơ bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày tại các khu đô thị của huyện là:
Bảng IV.6: Bảng dự báo khối lượng chất thải rắn
Vị trí
Lượng rác thải (kg/ngày)
2015
2020
Thị trấn Mộc Hóa
11.340
12.250
Khu vực cửa khẩu Bình Hiệp
4.970
5.600
Các số liệu tính toán trên chỉ là lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của người dân, còn một lượng lớn chất thải rắn khá lớn được phát sinh từ các khu vui chơi, hoạt động sản xuất ... Như vậy có thể thấy lượng chất thải rắn là rất lớn, kết hợp với lượng chất thải rắn tại các CCN, rác thải y tế, rác thải tại vùng nông thôn thì có thể dự đoán lượng rác thải toàn huyện có thể lên đến 100 tấn/ngày.
Rác thải y tế:
Chất thải rắn y tế là một trong những nguồn chất thải nguy hại gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sức khỏe của người dân. Qua khảo sát và kinh nghiệm của nhiều chuyên gia về tình hình phát thải chất thải tại các bệnh viện và trung tâm y tế thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác nhau, cho thấy mỗi giường bệnh hàng ngày thải ra một lượng chất thải rắn:
Chất thải rắn y tế nguy hại: 0,25 kg/giường bệnh.
Chất thải rắn sinh hoạt: 0,3 kg/giường bệnh.
Bệnh viện đa khoa Mộc Hóa có quy mô dường bệnh như sau:
STT
Tên khoa
Số giường KH
Số giường TT
1
PK.Ba Hồng Minh
10
10
2
YHCT
15
20
3
Khoa Ngoại
20
23
4
Khoa Nội
25
52
5
Khoa Cấp cứu
10
10
6
Khoa Nhi
20
32
7
Khao Sản phụ khoa
20
20
8
Khoa PT-GMHS
05
05
9
Khoa Nhiễm
10
19
10
Khoa Phòng khám
Tổng số 326 giường bệnh, dự đoán trong tương lai lượng rác thải phát sinh từ các bệnh viện, trung tâm y tế lớn của huyện là: 81,5 kg/ngày chất thải rắn y tế nguy hại và 97,8 kg/ng chất thải rắn không nguy hại.
Dự đoán trong tương lai đến năm 2020 với lượng rác thải nguy hại gấp 2,5 - 3 lần so với hiện nay huyện cần phải xây dựng các lò đốt rác y tế nhằm xử lý triệt để không gây ô nhiễm môi trường.
Diễn biến môi trường đất:
Qua các cuộc điều tra khảo sát thực tế tại khu vực các đô thị huyện Mộc Hóa thấy rằng môi trường đất tại đây chưa bị ảnh hưởng nhiều từ quá trình phát triển đô thị do quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện chưa diễn ra mạnh. Tuy không nhiều nhưng hoạt động xây dựng các công trình đã làm cho môi trường đất bị thoái hóa dần và trong tương lai các ảnh hưởng này càng biểu hiện rõ hơn do tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hơn.
Đến năm 2020, dân số tại các vùng đô thị sẽ tăng đến 34.000 người, tăng 4.500 người so với năm 2010 do đó nhu cầu về nhà ở sẽ tăng cao. Việc mở rộng không gian đô thị dẫn đến tình trạng chiếm dụng không gian đô thị, chiếm dụng đất nông nghiệp và các loại đất khác để phục vụ xây dựng đô thị làm ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực. Tài nguyên đất bị khai thác triệt để, tỷ lệ cây xanh và mặt nước trong đô thị giảm đi, bề mặt thấm nước và thoát nước được thay thế bằng các bề mặt bê tông hóa.
Khí thải giao thông:
Theo định hướng chung, các tuyến đường chính của huyện trong tương lai sẽ được nâng cấp, nhất là các tuyến thông thương giữa huyện Mộc Hóa và các vùng lân cận. Việc nâng cấp các tuyến đường sẽ giúp hạn chế sự phát sinh bụi trong môi trường không khí. Tuy nhiên, đó là khi lượng phương tiện giao thông đường bộ không gia tăng nhưng theo quy hoạch phát triển KTXH huyện thì lượng phương tiện giao thông vận tải tiếp tục tăng nhanh trong những năm tiếp theo.
Cây xanh:
Cây xanh cho toàn đô thị: hiện nay, Mộc Hóa đã xây dựng công viên đường 30/4, công viên trước trụ sở Ủy ban huyện, công viên trước tòa án huyện, trước phòng tài chính với tổng diện tích đất 37,6ha. Đất cây xanh đạt 10,7m2/người, đạt tiêu chuẩn, vượt trên ngưỡng qui định 10m2/người.
Cây xanh công cộng tại các khu còn ít và thiếu, chỉ tập trung tại một số công trình lớn trong đô thị. Hiện trạng chỉ có 20,4ha, chỉ đạt 5,8m2/người (so với tiêu chuẩn 7m2/ người). Dự kiến trong các dự án khu dân cư đang được triển khai xây dựng, sẽ thực hiện đầy đủ nhằm đạt tiêu chuẩn qui định trong thời gian tới.
Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị, các đô thị cần phải quy hoạch xây dựng các vành đai cây xanh bảo vệ đô thị, hệ thống cây xanh công viên công cộng, cây xanh chuyên dùng. Theo định hướng chung của huyện Mộc Hóa trong đó có quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị, đến năm 2020 diện tích cây xanh đô thị chiếm 4,5% đất đô thị đạt 8,65 m2/người, chỉ số này thuộc loại cao so với quy mô đô thị của huyện.
Dự báo môi trường khu vực hoạt động công nghiệp, khu/cụm công nghiệp:
Trong hiện tại, hoạt động của các K/CCN trong huyện chưa gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường không khí của toàn huyện do diện tích các CCN vẫn chưa đi vào hoạt động nhiều, tỷ lệ hoạt động còn thấp. Nhưng trong tương lai đến năm 2015 và xa hơn là đến năm 2020, ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp trở nên đáng ngại. Nồng độ các chất ô nhiễm cũng như phạm vi bị ô nhiễm ngày càng tăng cao. Vấn đề ô nhiễm không khí mang tính khu vực ngày càng hiện rõ. Khí thải từ các CCN không những gây ô nhiễm môi trường tại khu vực mà còn phát tán gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh. Khu vực bị ô nhiễm do hoạt động công nghiệp trong tương lai là khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở thị trấn và những xã có cụm công nghiệp.
Diễn biến môi trường tại khu vực khai thác đất:
Các khu vực khai thác đất được cấp phép khai thác trên địa bàn huyện hiện nay vẫn còn đang hoạt động và sẽ kết thúc thời hạn khai thác trong giai đoạn từ 2011 - 2020. Các mỏ khai thác đất này khi đóng cửa cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc kỹ thuật chung nhằm đảm bảo môi trường và cảnh quan tại đây được khôi phục dần. Nếu việc quản lý các thủ tục đóng mở cửa các mỏ khai thác của huyện không được thực hiện tốt thì trong giai đoạn tới, cảnh quan tại các khu vực này sẽ bị phá hủy, khu đất trở nên hoang sơ, tài nguyên đất bị tác động mạnh mẽ, tăng dần độ nhiễm phèn trong đất và nguy hiểm hơn là gây ảnh hưởng đến mạch nước ngầm cho khu vực.
Tuy nhiên, dù việc đóng cửa mỏ khai thác được thực hiện tuân theo quy định, đúng kỹ thuật nhưng cũng sẽ làm thay đổi hệ sinh thái trong khu vực, làm hệ sinh thái chuyển từ trên cạn sang hệ sinh thái dưới nước.
Diễn biến môi trường tại khu vực liên vùng giữa huyện Mộc Hóa với Đồng Tháp Mười và các vùng lân cận:
Kiểm soát lũ ở Đồng Tháp Mười:
Trong thời gian qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề lũ ở Đồng Tháp Mười và được phát triển thành các dự án, công trình đi vào hoạt động mang lại hiệu quả cao. Điểm hình đề tài “Kiểm Soát Lũ Đồng Tháp Mười Bảo Vệ Môi Trường” đã được triển khai thành các dự án thực tế.
Mục tiêu kiểm soát lũ ở Đồng Tháp Mười
Đồng Tháp Mười là một vùng đất thấp với diện tích trên 700 nghìn ha, hiện vẫn còn hơn 40% tổng diện tích của vùng bị nhiễm phèn nặng. Do lượng lũ tràn lớn, địa hình trũng thấp, xa nơi nhận nước tiêu và bị tác động mạnh của chế độ bán nhật triều của biển đông, hàng năm ĐTM vẫn phải chịu chế độ ngập lụt lâu và dài ngày, với chân lũ năm 2000, nhiều vùng bị ngập sâu đến 3,5m và kéo dài đến 4 – 5 tháng.
Hệ thống mương trong vùng bị ảnh hưởng chế độ triều từ nhiều hướng tạo nên một vùng giao thoa nước rộng lớn, là nơi lưu cữu nước phèn bao đời nay trong các tháng 5,6,7,8, hàng năm, gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và đời sống nhân dân. Tuy nhiên nếu được rữa phèn thường xuyên, chủ động trong kiểm soát lũ biến thành đất đai màu mỡ mang lại lợi ích to lớn cho nông, ngư nghiệp và cho môi trường.
Căn cứ vào diễn biến lũ qua các năm, căn cứ điều kiện kinh tế xã hội của vùng ĐTM những mục tiệu thể mà kế hoạch kiểm soát lũ bao gồm: đảm bảo an toàn cho con người, bảo vệ sản xuất, bảo vệ cơ sở hạ tầng; cải thiện tình hình thoát lũ để giẩm độ sâu, rút ngắn thời gian ngập lũ, tăng cường sự trao đổi nước để cải thiện đồng ruộng; sử dụng nước lũ và phù sa vào cải tạo đồng ruộng, cải tạo môi trường vùng đất phèn; nâng cao khả năng thoát lũ của sông VCT, cải tạo chất lượng nước sông Vàm Cỏ, biến sông Vàm Cỏ thành trục trữ nước, cấp nước, giao thông thủy và vực nuôi thủy sản; kết hợp việc cải tạo hành lang thoát lũ với việc tạo vùng ven sông thành các hồ rừng, tạo nền tảng cho việc bảo vệ sinh cảnh vùng đất ngập nước, xây dựng các tổ hợp nông – lâm – ngư nghiệp, lâm – công nghiệp, khai thác tài nguyên đa dạng vùng sông Vàm Cỏ. Trên cơ sở đó, trục sông Vàm Cỏ thành trục phát triển kinh tế quan trọng vùng Đồng Tháp Mười.
Mô hình kiểm soát lũ và khai thác tài nguyên lũ:
Trong điều kiện lũ đến sớm, dồn dập với lượng lũ tràn 40 -60 tỷ m3, tổng lưu lượng lớn nhất trên 8.000 – 12.000 m3/s cộng với điều kiện của một đồng lũ kín như Đồng Tháp Mười, khó có thể kiểm soát lũ có hiệu quả nếu không sử dụng các biện pháp cải tạo lớn để hạn chế lũ vào và tăng cường khả năng thoát lũ của hệ thống.
Mô hình hai tuyến kiểm soát lũ cho Đồng Tháp Mười đã được thống nhất và đã được công bố trong nhiều tài liệu. Tuy nhiên, cần được xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kiểm soát lũ thượng lưu với nội dung: xây dựng 8 cống điều tiết nước từ rạch Hồng Ngự đến rạch Cái Cái. Các cống sẽ đóng ở đầu vụ cho đến khi mực nước Tân Châu đạt 4,2m thì được mở để đón lũ chính vụ và cuối vụ khi mực nước lũ Tân Châu hạ xuống 3,7 m thì cống được đóng lại để rút ngắn thời gian ngập lụt.
Cải tạo khu Tứ Thường với việc mở rộng các cửa thoát lũ Trà Đư – Cây Đa, Nam Hang – Cái Sách.
Tăng cường lưu lượng lũ tràn vào rạch Hồng Ngự bằng cách nạo vét và gia cố bảo vệ hai bờ khu vực có đông dân cư.
Cải tạo các tuyến thoát lũ, cửa thoát, mở them các hành lang thoát lũ phía hạ lưu, đồng phải tính đến các biện pháp trữ nước (chú ý đến các cửa thoát Thông Lưu, Trà Lọt từ trung tâm Đồng Tháp Mười xuống kênh xáng Long Định và các cửa mới).
Xây dựng các cống trên sông Vàm Cỏ để ngăn triều, thoát lũ, tạo dòng chảy một chiều để đẩy phèn, lấy phù sa cải tạo đất, cải tạo môi trường vùng đất phèn ở vùng Bắc Đông và Bo Bo và sử dụng nước lũ để cải tạo chất lượng nước, môi trường sông Vàm Cỏ, biến sông Vàm Cỏ thành nơi trữ nước, cấp nước, giao thông thủy và vực nuôi thủy sản.
Cải tạo các vùng trũng trên sông Vàm Cỏ Tây thành các hồ rừng, các tổ hợp nông – lâm ngư nghiệp gắn liền với trục sông Vàm Cỏ.
Sử dụng nước lũ vào việc cải tạo đất và môi trường các vùng đất phèn.
Tình hình rừng tràm và và các khu bảo tồn sinh thái:
Vườn Quốc Gia Tràm Chim:
Vườn quốc gia Tràm Chim được quy hoạch theo nội dung Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg, Vườn quốc gia Tràm Chim được quy hoạch với các chứng năng sau:
Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thành một mẫu chuẩn quốc gia về hệ sinh thái đất ngập nước vùng lụt kín Đồng Tháp Mười.
Bảo tồn những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghiên cứu, khai thác hợp lý hệ sinh thái của vùng vì lợi ích quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sinh thái chung của vùng Đông Nam Á.
Vườn quốc gia Tràm Chim có tổng diện tích 7.588 ha, trải rộng trên địa bàn thị trấn Tràm Chim và các xã: Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sính của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Đây là một trong các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, có nhiều loại chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ - một loại chim quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Đây là một Ðồng Tháp Mười thu hẹp với hệ sinh vật phong phú đa dạng của vùng đất ngập nước, là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật, gần 200 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới. Loài chim điển hình nhất và được nhiều người biết đến ở đây là sếu đầu đỏ. Khác với nhiều loài chim trong vùng, sếu chỉ kiếm ăn trên mặt đất nên vào mùa nước nổi ở Ðồng Tháp Mười chúng phải đi kiếm ăn ở nơi khác. Vì vậy, chỉ có thể xem sếu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Vườn quốc gia Tràm Chim đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở rộng thành một bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế cũng tài trợ để bảo vệ tràm chim quý hiếm này.
Vườn quốc gia Tràm Chim là một trong những hệ sinh thái ngập