Đồ án Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện Mộc Hóa đến 2015 và định hướng đến 2020

Hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học rừng, đặc biệt là rừng tràm trong những năm vừa qua đang có chiều hướng suy giảm. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, hệ sinh thái và đa dạng sinh học rừng sẽ được phục hồi dần. Độ che phủ rừng dự báo sẽ tăng lên do có quy hoạch chuyển một diện tích đất nông nghiệp khá lớn sang rồng rừng. Tuy nhiên, để đạt được điều này, công tác bảo vệ tài nguyên rừng cần được chú trọng hơn nữa nhằm hạn chế việc khai thác và sử dụng rừng bất hợp lý.

doc139 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2889 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện Mộc Hóa đến 2015 và định hướng đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N áp dụng 05:2009 5949 - 1998 05:2009 05:2009 05:2009 06:2009 Ghi chú: KPH = không phát hiện Nhận xét: Về tình hình ô nhiễm bụi: Trong đợt 1: kết quả phân tích 5 mẫu không khí trên cho thấy có 3 mẫu vượt quy chuẩn cho phép là khu vực giao lộ 62, ngã ba chợ Mộc Hóa và bùng binh 30 - 4. Trong đó, vị trí có hàm lượng bụi đo được cao nhất là giao lộ 62 (0,92 mg/m3) cao hơn so với quy chuẩn (QCVN 05:2009 quy định hàm lượng bụi đo trong 1 giờ là 0 mg/m3). Ở 2 vị trí còn lại là khu quy hoạch sinh thái làng nổi Tân Lập và ấp 3 xã Tân Lập lại có nồng độ bụi rất thấp, điều này cho thấy chất lượng không khí tại đây rất sạch phản ánh được tình hình giao thông và quy hoạch đô thị còn thưa thớt nơi đây. Hình III.27: Diễn biến nồng độ bụi tại các điểm lấy mẫu Trong đợt 2: hàm lượng bụi đo được thấp hơn so với đợt 1 ở cả 5 vị trí, chỉ có 2 vị trí số 2 và 3 là có nồng độ bụi xấp xỉ cao hơn quy chuẩn, 2 vị trí có nồng độ bụi nằm dưới ngưỡng phát hiện và 1 vị có nồng độ bụi đạt quy chuẩn cho phép. Về ô nhiễm do tiếng ồn: Kết quả đo tiếng ồn trong đợt 1 cho thấy có 2/5 vị trí đo vượt quy chuẩn cho phép về tiếng ồn trong môi trường không khí xung quanh (TCVN 5949 - 1998), đó là các vị trí chịu nhiều ảnh hưởng của tiếng ồn từ giao thông vận tải, mua bán trao đổi hàng hóa - ngã ba chợ Mộc Hóa và giao lộ 62 (khu vực bến xe). Hình III.28: Diễn biến độ ồn tại các điểm lấy mẫu Trong đợt 2, ở cả 5 vị trí đo đạc chỉ có khu vực chợ Mộc Hóa là có độ ồn sắp tới ngưỡng quy chuẩn do mức độ giao thông cũng như các hoạt động mua bán xây dựng ít hơn đợt 1. Các kết quả đo được cho thấy phần lớn nguyên nhân phát sinh tiếng ồn trong đợt này là từ các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa còn mức ồn do giao thông, xây dựng là không đáng kể. Về tình hình ô nhiễm do các khí độc hại NO2, SO2, CO, H2S: Từ kết quả đo đạc, quan trắc và phân tích ở bảng trên, so sánh với QCVN 05:2009 và QCVN06:2009 cho thấy nồng độ các chất khí CO, SO2, NO2 và H2S tại các điểm đo đều nằm trong giới hạn cho phép trung bình trong 1 giờ. Điều này chứng tỏ môi trường không khí trên địa bàn Huyện không bị ô nhiễm khí độc hại cũng như ô nhiễm bụi, do hoạt động của các phương tiện giao thông ở đây còn ít, do các hoạt động vận chuyển chủ yếu là sử dụng đường thủy (trên hệ thống sông Vàm Cỏ) và số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô lớn và trung bình là chưa có. III.1.3.3. Tác động Tăng dân số, tăng các phương tiện giao thông và các cơ sở sản xuất công nghiệp cùng với quá trình đô thị hóa trong điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém và quá tải đã làm cho môi trường không khí đang có nguy cơ bị ô nhiễm hiện nay đặc biệt tại các đô thị. Quá trình hoạt động sản xuất phát triển kinh tế xã hội cùng với đô thị hóa và gia tăng dân số đã dẫn đến gia tăng tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường trong huyện, đặc biệt là chất lượng không khí, tuy chưa đến mức báo động nhưng cũng tác động nhiều đến sức khỏe của những người làm việc trong điều kiện liên quan. Các hoạt động sản xuất thủ công nên chưa có biện pháp quản lý nguồn bụi và khí thải. Mặc khác do quá trình thi công các công trình dân dụng phần nào đã làm cho hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí gia tăng đáng kể. III.1.4. Đáp ứng Để khắc phục những tồn tại trên cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là công tác kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm không khí trên địa bàn huyện. Hoàn chỉnh hệ thống quan trắc theo dõi chất lượng không khí tại các địa điểm quan trọng (trục lộ giao thông chính, khu dân cư, khu công nghiệp,...), kịp thời phát hiện các chiều hướng diễn biến xấu, xác định nguyên nhân, đề xuất các biện pháp ngăn chặn và khắc phục kịp thời. Kiểm soát chặt chẽ các công trình xây dựng, các phương tiện giao thông, máy móc, các cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí, phát tán bụi cao. Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư. Chú trọng bảo vệ môi trường không khí, đặc biệt tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các quy định của Luật bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường. Khuyến khích, động viên mọi người, mọi doanh nghiệp tích cực và chủ động tham gia vào việc phòng ngừa, xử lý ô nhiễm và khắc phục suy thoái môi trường, thực hiện giám sát đo đạc và kiểm soát chất lượng môi trường không khí nhằm theo dõi và dự báo thường xuyên chất lượng môi trường không khí. III.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ VÀ THU GOM CHẤT THẢI RẮN Theo đề án “Đề nghị công nhận thị trấn Mộc Hóa lên thị xã” của UBND huyện Mộc Hóa thì lượng rác sinh hoạt hàng ngày được thải ra ngoài trên địa bàn thị trấn là 3 tấn/ngày. Trong đó, khoảng 75% rác được thu gom, còn lại là được thải bỏ trực tiếp ra môi trường (không chỉ môi trường đất mà còn cả các lưu vực sông, kênh rạch...) gây mất mỹ quan đô thị cho thị xã đồng thời góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm do sự phân hủy hữu cơ của các loại chất thải. Vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải là vấn đề gây khó khăn cho các nhà quản lý tại địa phương. Hiện tại huyện vẫn chưa có bãi rác để tập trung rác thải, tất cả lượng rác thu gom được tại các khu đô thị được Công ty Công trình Công cộng huyện chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển đến bãi rác Phước Hiệp – Củ Chi để chôn lấp. Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt tại huyện chủ yếu chứa các thành phần dễ cháy, tỷ lệ thành phần chất dễ cháy chiếm từ 40,16% – 59,06%, thành phần các chất không cháy chiếm tỷ lệ thấp từ 4,52% - 25,32%. Còn lại là các chất hỗn hợp với tỷ lệ chiếm từ 17,44% – 52,08%. Riêng đối với các loại chất thải nguy hại, do mức độ phát triển công nghiệp ở Mộc Hóa chưa cao, các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa ổn định với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP thấp, chưa có nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô lớn mà chỉ tồn tại một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nên những ảnh hưởng đến môi trường do việc quản lý và thải bỏ loại chất thải này là không nhiều. Tuy nhiên, qua ghi nhận trực tiếp của các cán bộ nghiên cứu trong những chuyến khảo sát cho thấy vấn đề thu gom chất thải nguy hại ở một số ngành nghề còn chưa được quan tâm. Với phần lớn cơ sở sản xuất đang ở quy mô cá thể cộng với thiết bị máy móc và công nghệ lạc hậu nên lượng chất thải nguy hại sinh ra nhiều (so với các loại máy móc hiện đại) và công tác phân loại rác thải sinh hoạt với chất thải nguy hại của người dân nơi đây còn rất hạn chế (một số cơ sở còn thải bỏ chung 2 loại chất thải này với nhau). Mặc dù, loại hình sản xuất công nghiệp chủ yếu của huyện là xay xát gạo, nước đá, gạch nung và cơ khí nhỏ nhưng nếu các loại chất thải rắn phát sinh không được quản lý chặt chẽ và xử lý hiệu quả sẽ tác động lớn đến phát triển bền vững của môi trường. Đối với chất thải rắn nông nghiệp như: bao bì, vỏ, chai thuốc bảo vệ thực vật... nên được vận chuyển đến trung tâm Lá Xanh, Bến Lức để xử lý. Trên thực tế Mộc Hóa được xác định sẽ tiếp tục phát triển nông nghiệp, do đó vấn đề thuốc BVTV thực sự là mối lo ngại, đặc biệt là tình trạng bao bì chai lọ đựng các hóa chất này vẫn chưa được quan tâm thu gom đúng mức. Đa phần, các bao bì chai lọ này được thải bỏ trực tiếp ngay tại nơi sử dụng, làm ô nhiễm đồng ruộng, nguồn đất và nước nghiêm trọng. Mặc dù, các công trình y tế tương đối đáp ứng nhu cầu cho người dân trong toàn huyện Mộc Hóa cũng như vùng đến khám và điều trị. Tuy nhiên, chất lượng điều trị còn hạn chế do trang thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu. Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, trước thực trạng các khu khám chữa bệnh đang không ngừng được đầu tư nâng cấp quy mô thì việc thải bỏ và xử lý chất thải y tế đã được đầu tư xây dựng như: hệ thống xử lý nước thải, chất thải nguy hại. Hiện nay, vấn đề rác thải y tế đã được giải quyết bằng các lò đốt rác theo quy chuẩn, chỉ có vấn đề nước thải bệnh viện là chưa được xử lý đúng mức. III.3. HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Hiện nay, huyện Mộc Hóa đã có Phòng Tài Nguyên Môi Trường chịu trách nhiệm quản lý tình hình môi trường địa phương. Với một đội ngũ cán bộ phụ trách có chuyên môn, được đào tạo bài bản đáp ứng khả năng xử lý các vấn đề liên quan tới môi trường. Bao gồm: 02 cán bộ chuyên trách về môi trường; tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên là 100%. Trong tương lai, huyện sẽ có kế hoạch đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cho số cán bộ hiện tại, tuyển thêm cán bộ mới nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh, huyện, đội ngũ cán bộ môi trường có điều kiện để hoạt động hiệu quả, tiếp thu các kiến thức liên quan đến quản lý môi trường, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường. Dự báo trong giai đoạn 2015 - 2020, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, vấn đề môi trường sẽ trở thành một mối quan tâm lớn với những vấn đề như ô nhiễm, quy hoạch sử dụng tài nguyên. Do đó, đội ngũ cán bộ môi trường sẽ là lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ môi trường địa phương, đáp ứng cho nhu cầu phát triển bền vững. III.4. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Dựa theo đánh giá hiện trạng môi trường của huyện Mộc Hóa, các vấn đề môi trường tiêu tiêu biểu và cấp bách hiện nay trên địa bàn huyện Mộc Hóa được liệt kê như sau: III.4.1. Tài nguyên môi trường đất Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất không hợp lý, không theo quy hoạch của huyện (xu hướng chuyển đổi đất rừng sang đất canh tác nông nghiệp làm cho diện tích đất lâm nghiệp ngày một suy giảm, diện tích đất nông nghiệp cũng không gia tăng do một số loại hình sử dụng đất khác phát sinh) làm cho môi trường đất đang có dấu hiệu suy thoái. Sự thoái hóa đất do quá trình rửa chua và canh tác không hợp lý, không đúng kỹ thuật làm cho đất giảm dinh dưỡng và mất dần khả năng canh tác. Chưa khai thác hết tiềm năng sử dụng đất. Nguy cơ ô nhiễm môi trường đất do các chất thải nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, bao bì, chai lọ chưa được thu gom và tiêu hủy). Nguy cơ nhiễm phèn đất gia tăng. Gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. III.4.2. Tài nguyên môi trường nước Ô nhiễm môi trường nước mặt do chất thải sinh hoạt chứa nhiều thành phần hữu cơ và vi sinh. Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do nước thải từ các hoạt động sản xuất và chế biến thủy sản và nước thải từ bệnh viện, các lò giết mổ gia súc không qua xử lý. Nguy cơ ô nhiễm môi trường nước do chất thải nông nghiệp, quá trình trồng đay, nước thải ngâm đay chưa xử lý được thải thẳng xuống sông rạch. Sự khan hiếm trữ lượng và suy thoái chất lượng nguồn nước (nhiễm phèn) do quá trình khai thác và sử dụng không hợp lý. Gia tăng ô nhiễm môi trường nước do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. III.4.3. Tài nguyên môi trường không khí Ô nhiễm mùi do chất thải của hoạt động chăn nuôi và giết mổ gia súc. Nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa (khí thải từ hoạt động giao thông và các hoạt động sản xuất công nghiệp). III.4.4. Tài nguyên rừng Nguy cơ suy giảm hệ sinh thái và đa dạng sinh học rừng tràm trên đất ngập nước do việc chuyển đổi cơ cấu nông - lâm nghiệp và dịch vụ. Nguy cơ cháy rừng tràm trong mùa khô do thời tiết và hoạt động vô ý thức của con người. Tuy nhiên, nguy cơ này không quá lớn vì hầu hết rừng đều nằm dọc các kênh dẫn nước, sẵn sàng được ứng cứu khi xảy ra hỏa hoạn. Phá vỡ cảnh quan hệ sinh thái rừng do việc phá rừng để xây dựng hạ tầng du lịch. III.4.5. Vệ sinh môi trường Tình trạng thiếu nước sạch để sử dụng, đặc biệt là trong mùa lũ. Tình trạng vệ sinh môi trường kém trong mùa lũ, dễ phát sinh dịch bệnh. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn xả bừa bãi, không xử lý. Vấn đề chôn cất người chết, đặc biệt là trong mùa lũ. Chất thải chăn nuôi làm ô nhiễm môi trường nước mặt. Hố xí chưa đạt quy chuẩn vệ sinh môi trường. CHƯƠNG IV – DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2015 – ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 IV.1. Dự báo giai đoạn 2010 – 2015 Xu thế biến đổi tài nguyên môi trường giai đọan 2010-2015 được tiến hành dự báo dựa theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Mộc Hóa đến năm 2010. Các tác động đến sự biến đổi tài nguyên môi trường do quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch đến năm 2015 của huyện Mộc Hóa được dự báo theo các khía cạnh: Khả năng xảy ra biến cố môi trường. Khả năng hạn chế những tác động tiêu cực. Mức độ tác động của các hoạt động kinh tế xã hội đến tài nguyên môi trường. Mức độ tác động tiềm tàng đến tài nguyên môi trường sẽ được đánh giá và dự báo theo thang điểm được quy định như sau: 1 điểm: tác động nhẹ, không đáng kể. 2 điểm: tác động trung bình, đáng kể. Đây là những tác động tiềm tàng, ảnh hưởng với mức độ trung bình đến sự biến đổi tài nguyên môi trường trong giai đoạn 2007 – 2015 và có thể sẽ gia tăng mức độ tác động trong giai đoạn 2015 – 2020 nếu không có các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tác động. 3 điểm: tác động mạnh, rất đáng kể. Đây là những tác động tiềm tàng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự biến đổi tài nguyên môi trường trong giai đoạn 2010 – 2015. Bảng VI.1: Dự báo xu thế sự biến đổi tài nguyên môi trường giai đoạn 2010 - 2015 Loại hình hoạt động Mô tả họat động Mô tả tác động Mức độ tác động 1. Tác động đến tài nguyên nước Công nghiệp + Khai thác nước cấp cho các ngành công nghiệp + Khai thác khoáng sản + Nước thải từ các họat động sản xuất không được xử lý + Ô nhiễm nguồn nước mặt nếu không xử lý hiệu quả + Suy giảm tài nguyên nước, khó có thể phục hồi. 3 Nông nghiệp + Khai thác nước tưới tiêu + Chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang nuôi thủy sản hoặc chăn nuôi. + Gia tăng họat động chăn nuôi + Giảm lượng nước ngọt trong mùa khô + Tăng nguy cơ nhiễm mặn, nhiễm phèn + Nước thải do họat động chăn nuôi và nuôi thủy sản 2 Thủy sản + Mở rộng diện tích nuôi thủy sản + Nước thải không được xử lý từ các cơ sở chế biến. + Gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước 2 Phát triển đô thị + Gia tăng nước thải đô thị + Gia tăng nhu cầu sử dụng nước cấp + Gia tăng rác thải xả xuống kênh rạch do sự thiếu ý thức người dân. + Gia tăng ô nhiễm nếu không xử lý triệt để + Suy giảm trữ lượng nước ngầm + Ô nhiễm môi trường nước mặt. 3 Du lịch + Khai thác nước ngọt + Nước thải phát sinh từ họat động du lịch + Gia tăng rác thải xả xuống kênh rạch do sự thiếu ý thức người dân. + Suy thoái tài nguyên nước do khai thác bừa bãi + Ô nhiễm nước mặt 1 Vệ sinh môi trường + Vệ sinh môi trường kém trong mùa lũ. + Gia tăng dịch bệnh, chất thải do bị nước lũ cuốn trôi. + Sử dụng hóa chất nông nghiệp. + Gia tăng chất thải rắn sinh họat + Thiếu nước sạch để sử dụng. + Ô nhiễm môi trường nước mặt. 3 2. Tác động đến tài nguyên đất Công nghiệp + Khai thác khoáng sản + Xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp + Suy thoái đất + Thay đổi cơ cấu sử dụng và kết cấu đất 1 Nông nghiệp + Chuyển đổi cơ cấu đất trồng không hợp lý + Sử dụng đất kém hiệu quả + Chất thải do sử dụng hóa chất nông nghiệp + Nguy cơ suy thoái đất do bị nhiễm phèn, nhiễm mặn + Tồn dư và lan truyền hóa chất nông nghiệp trong đất gây ô nhiễm môi trường đất 2 Thủy sản + Đào ao nuôi thủy sản + Dẫn nước vào ao + Gia tăng nhiễm phèn, nhiễm mặn cho đất + Thay đổi kết cấu đất + Nguy cơ suy thoái đất 1 3. Tác động đến môi trường không khí Nông nghiệp + Đốt chất thải rắn nông nghiệp + Gia tăng khí nhà kính 1 Lâm nghiệp + Cháy rừng + Gia tăng khí nhà kính 1 Công nghiệp + Họat động sản xuất + Khí thải công nghiệp + Họat động vận chuyển + Ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn 2 Phát triển đô thị + Phương tiện giao thông + Xây dựng công trình + Gia tăng khí nhà kính + Ô nhiễm bụi và tiếng ồn 2 4. Tác động đến tài nguyên rừng Lâm nghiệp + Khai thác rừng bừa bãi + Cháy rừng + Săn bắt động vật bừa bãi + Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông lâm nghiệp + Nguy cơ suy giảm diện tích rừng + Nguy cơ giảm đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng tràm. + Tiềm năng phục hồi lại độ che phủ rừng. 2 Công nghiệp + Khai thác tràm + Săn bắt các động vật hoang dã + Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp + Suy giảm độ bao phủ rừng + Giảm đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng. 1 Du lịch + Phát triển du lịch sinh thái + Thay đổi hệ sinh thái rừng 1 IV.1.1. Dự báo xu thế biến đổi môi trường nước Do đặc thù về điều kiện tự nhiên và chế độ thủy văn nên tài nguyên nước ngọt là một vấn đề hết sức quan trọng của huyện Mộc Hóa. Chất lượng nước mặt và nước ngầm không đảm bảo, bị nhiễm phèn và nhiễm mặn, lại dễ bị tác động bởi các hoạt động của con người là nguyên nhân khiến nguồn tài nguyên nước ở khu vực này có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Các tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước bao gồm: hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch, phát triển đô thị, vệ sinh môi trường và quá trình sinh hoạt của người dân trong mùa lũ. VI.1.1.1 Hoạt động sản xuất công nghiệp Sự gia tăng khai thác nước để cấp cho hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp có thể là nguyên nhân chính làm suy giảm tài nguyên nước của huyện Mộc Hóa. Bên cạnh đó, việc gia tăng lượng nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý không triệt để cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Theo quy hoạch sử dụng đất của huyện Mộc Hóa, trong giai đoạn 2007-2015, tiến hành quy hoạch 127,16 ha đất cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tham chiếu số liệu nhu cầu cấp nước tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, định mức nước cấp cho 1 ha đất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 23-28 m3/ha/ngày.đêm và lưu lượng nước thải bằng 80% lưu lượng nước cấp. Nhu cầu nước cấp và lưu lượng nước thải phát sinh do hoạt động sản xuất công nghiệp đến năm 2015 được tính toán và thống kê như sau: Bảng IV.2 : Nhu cầu nước cấp và lưu lượng nước thải phát sinh do sản xuất công nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 của huyện Mộc Hóa Diện tích đất công nghiệp (ha) Định mức nước cấp (m3/ha/ngày.đêm) Nhu cầu nước cấp (m3/ngày.đêm) Lưu lượng nước thải (m3/ngày.đêm) 127,16 23 - 28 2.925 - 3.560 2340 - 2848 Như vậy, vào năm 2015, nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp khoảng 3600 m3/ngày.đêm và lưu lượng nước thải ra môi trường khoảng 2850 m3/ngày.đêm. Với một lưu lượng nước sử dụng và thải ra lớn như thế, nếu không có kế hoạch khai thác hợp lý và các biện pháp quản lý việc xả thải chặt chẽ thì khả năng gây sụt giảm trữ lượng nước và suy thoái chất lượng tài nguyên nước trên địa bàn huyện Mộc Hóa là điều không thể tránh khỏi. IV.1.1.2. Hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp: Nguồn nước được sử dụng cho nông – lâm – ngư nghiệp chủ yếu dùng để tưới tiêu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng. Tuy diện tích đất nông nghiệp theo quy hoạch có xu hướng giảm khoảng 2.500 ha sang đất lâm nghiệp nhưng với diện tích đất gieo trồng rất lớn như hiện nay (gần 58.000 ha) thì việc sử dụng một lượng nước rất lớn cho sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2007 – 2015 là một điều chắc chắn. Bên cạnh đó, các chất thải rắn (chai lọ, bao bì) không được xử lý, xả thẳng vào kênh rạch cùng với tồn dư của hóa chất nông nghiệp lan truyền trong môi trường nước đã, đang và sẽ góp phần làm ô nhiễm nguồn nước. Điều này sẽ góp phần không nhỏ làm cho nguồn nước bị suy giảm nếu không có giải pháp khai thác và bảo vệ hợp lý. IV.1.1.3. Hoạt động phát triển đô thị: Gia tăng dân số là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước cấp, gia tăng lượng nước thải và sinh họat. Do đó cần thiết phải có một hệ thống xử lý nước tập trung và đạt tiêu chuẩn. IV.1.2. Dự báo dân số huyện Mộc Hóa: Dân số năm 2006 của huyện Mộc Hóa là 73.479 người với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,55 o/oo. Lấy tỷ lệ tăng dân này để dự báo đến năm 2015 ta được kết quả sau: Bảng IV.3: Dự báo dân số huyện Mộc Hóa từ năm 2010 – 2015 Hình IV.1: Dự báo dân số huyện Mộc Hóa giai đoạn 2010 - 2015 IV.1.3. Dự báo lưu lượng nước cấp và nước thải đô thị phát sinh: Tiêu chuẩn cấp nước hiện nay của huyện là 80 lít/người/ngày (0,08m3/người.ngày). Hiện trạng cấp nước sạch hiện nay trên địa bàn huyện đạt là 70%. Tỷ lệ thu gom nước thải đạt 80% lượng nước cấp. Nhu cầu nước cấp và lượng nước thải phát sinh do hoạt động phát triển đô thị của huyện Mộc Hóa giai đoạn 2010 – 2015 được tính và thống kê qua bảng sau: Bảng IV.4: Nhu cầu nước cấp và lưu lượng nước thải phát sinh do quá trình phát triển đô thị giai đoạn 2010 - 2015 của huyện Mộc Hóa Hình IV.2: Lưu lượng nước cấp và nước thải đô thị huyện Mộc Hóa giai đoạn 2007 - 2015 IV.1.4. Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh: Tiêu chuẩn thải rác thải trung bình tại đô thị là 0,5 kg/người.ngày. Tính toán lượng chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn 2010 – 2015 sẽ được thống kê qua bảng sau: Bảng IV.5: Dự báo lượng chất thải rắn đô thị phát sinh của huyện Mộc Hóa giai đoạn 2010 – 2015 Năm Dân số (người) Tiêu chuẩn thải rác (kg/người.ngày) Lượng rác phát sinh (tấn/ngày) 2010 73.479 0,5 36,74 2011 74.475 0,5 37,24 2012 75.484 0,5 37,74 2013 76.507 0,5 38,25 2014 77.543 0,5 38,77 2015 78.594 0,5 39,297 Hình IV.3: Dự báo lượng chất thải rắn đô thị phát sinh của huyện Mộc Hóa giai đoạn 2010 - 2015 Như vậy, dự báo đến năm 2015, nhu cầu nước cấp cho đô thị của huyện Mộc Hóa sẽ tăng khoảng 800m3/ngày, lưu lượng nước thải đô thị sẽ tăng khoảng 600m3/ngày. Bên cạnh đó, lượng chất thải rắn đô thị phát sinh thêm khoảng 4 tấn/ngày. Trong khi đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường chưa cao, người dân vẫn còn thói quen xả rác thải thẳng xuống sông rạch. Chính vì thế, nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, suy thoái nguồn tài nguyên nước do hoạt động phát triển đô thị là một điều được dự đoán trước nếu không có biện pháp bảo vệ và sử dụng nguồn nước một cách hợp lý và hiệu quả. Vấn đề vệ sinh môi trường: Vấn đề vệ sinh môi trường, đặc biệt là trong mùa lũ cũng cần được chú trọng và quan tâm đúng mức vì hoạt động này có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước rất cao. Lũ về, kéo theo rác thải, các chất bẩn và nhiều vi khuẩn trong nước, gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Người dân thiếu nước sạch để sử dụng nên có thể sinh ra nhiều bệnh liên quan đến nước. Lũ là một hiện tượng thời tiết, khó có thể ngăn ngừa và hạn chế lũ. Do đó, các vấn đề ô nhiễm môi trường nước trong mùa lũ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, có thể giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường trong mùa lũ bằng các chương trình cấp nước sạch và bảo vệ nguồn nước mùa lũ nhằm giữ vệ sinh môi trường trong mùa lũ. IV.1.5. Dự báo xu thế biến đổi môi trường đất Các nguyên nhân dẫn đến thay đổi tài nguyên đất huyện Mộc Hóa được dự báo như sau: IV.1.5.1. Hoạt động sản xuất công nghiệp: Các hoạt động sản xuất công nghiệp như khai thác khoáng sản, xây dựng các nhà máy và khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có thể làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất và kết cấu đất; từ đó có thể gián tiếp làm suy thoái tài nguyên đất do việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất không hợp lý. IV.1.5.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Việc sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp là một trong những nguyên nhân chính làm cho tài nguyên đất bị biến đổi nghiêm trọng. Sự tích lũy và lan truyền hóa chất nông nghiệp này trong môi trường đất có thể gây độc cho đất hoặc bị rửa trôi vào nguồn nước gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, các hóa chất nông nghiệp này có thể làm ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong đất, làm cho chất lượng đất bị thay đổi, mất dần khả năng phục hồi và rất dễ bị suy thoái. IV.1.5.3. Hoạt động nuôi trồng thủy sản: Việc đào ao và dẫn nước vào các ao nuôi trồng thủy sản có thể làm gia tăng quá trình nhiễm phèn và nhiễm mặn cho đất. Ngoài ra, nước thải nuôi trồng thủy sản không được xử lý, xả thẳng vào môi trường gây ô nhiễm môi trường đất và nước. IV.1.6. Dự báo xu thế biến đổi chất lượng môi trường không khí IV.6.1. Hoạt động sản xuất công nghiệp: Các hoạt động sản xuất công nghiệp có thể làm gia tăng các khí nhà kính, ô nhiễm bụi và tiếng ồn. Theo quy hoạch trong giai đoạn 2007 – 2015, huyện chú trọng phát triển các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, do đó, các loại hình ô nhiễm chủ yếu trong giai đoạn này là ô nhiễm mùi hôi từ hoạt động sản xuất và chế biến thủy sản, giết mổ gia súc…, ô nhiễm bụi và tiếng ồn cục bộ từ các đơn vị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Khả năng phát sinh các khí gây hiệu ứng nhà kính là có, tuy nhiên theo dự báo thì nồng độ chất ô nhiễm sẽ vẫn nằm trong giới hạn có thể kiểm soát. Do đó, để hạn chế ô nhiễm môi trường không khí, cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm triệt để các nguồn có khả năng gây ô nhiễm không khí ngay trong giai đoạn này. IV.1.6.2. Hoạt động phát triển đô thị: Huyện Mộc Hóa đang tiến lên đô thị loại IV.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy Hoạch Môi Trường HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020.doc
Tài liệu liên quan