Đồ án Nhà thi đấu tỉnh Vĩnh Phúc

Công trình được chia làm 3 bộ phận chính:

a,Sàn tập và thi đấu :kích thước 24*48 m đặt ở trung tâm nhà thi đấu

b,Khán đài :Sức chứa 2500 chỗ ngồi .Kích thước mỗi chỗ ngồi 0,7*0,4*0,35 m

-Khán đài được bố trí ở hai bên chiều dọc sân đấu là vị trí quan sát tốt nhất trong đó mỗi khán đaì có 12 bậc cho 1250 chỗ.

-Thoát người bậc ngồi khán đài về 2 phía nên khoảng cách giữa 2 lối thoát trong phạm vi 50 m theo quy định.

-Bậc đầu tiên được thiết kế cao hơn sàn 1,4 m có hệ lan can sắt vững chắc ngăn cách giữa vận động viên và khán giả.

c,Bộ phận phục vụ và phụ trợ:

-Khu vận động viên bao gồm các phòng: thay quần áo .tắm vệ sinh ,khởi động ,phòng vận động viên được chia đôi và bố trí toàn bộ dưới gầm khán đài A

-Các phòng hành chính ,chủ nhiệm ,nghỉ nhân viên ,trọng tài được bố trí dưới gầm khán đài B.

-Các phòng kỹ thuật : điện nước ,chiếu sáng ,thông gió được bố trí tại 2 đầu hồi.

-Khu phục vụ khán giả căng tin ,gửi đồ ,WC được bố trí ở 2 đầu hồi sân đấu .

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8664 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Nhà thi đấu tỉnh Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học xây dựng Khoa kiến trúc thuyết minh đồ án tốt nghiệp KTS khoá 1995-2000 Đề tài :Nhà thi đấu tỉnh Vĩnh Phúc . Sinh viên :Dương Quốc Chính - Lớp 40 KD3 khoa Kiến Trúc GVHD :PGS-KTS Đặng Thái Hoàng GVHD chiếu sáng :KS Đoàn Hữu Ba Phần I: SƠ LƯợC TìNH HìNH KINH Tế Xã HộI Và NHU CầU CủA TỉNH VĩNH PHúC. 1, Sơ lược điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội tỉnh. Vĩnh Phúc là tỉnh nhỏ mới tách từ tỉnh Vĩnh Phú ngày 01 tháng 01 năm 1997 .Nằm tiếp giáp giữa vùng trung du miền núi Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng,Vĩnh Phúc vừa chịu ảnh hưởng khí hậu miền núi ,vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu đồng bằng sông Hồng. - Diện tích tự nhiên toàn tỉnh:1370 km2. -Dân số :1,1 triệu người bao gồm 1 thị xã, 5 huyện với 148 xã phường. Kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc còn nghèo,nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn,công nghiệp mới bắt đầu phát triển.Cơ sở hạ tầng còn kém,sự nghiệp giáo dục, y tế và văn hoá chưa đồng đều.Nguồn thu ngân sách mỏng, vẫn phải dựa vào trung ương là chính. Tuy nhiên Vĩnh Phúc có những điểm du lịch nổi tiếng như :Tam đảo,hồ Đại lải,Tây thiên,Đầm vạc...Trong tương lai sẽ được khai thác tốt đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách địa phương. Thị xã Vĩnh Yên là tỉnh lị của Vĩnh Phúc cách Hà Nội khoảng 50 Km với giao thông thuận lợi, tiềm năng du lịch sẵn có, hạ tầng cơ sở đang được đầu tư sẽ trở thành địa điểm du lịch và nghỉ cuối tuần. 2,Tình hình phát triển thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.Hiện trạng ngành thể dục thể thao. - Phong trào thể thao quần chúng phát triển vào loại khá so với các tỉnh trong vùng: số người tập thường xuyên chiếm hơn 7% dân số, số gia đình thể thao đạt gần 1% tổng số.Toàn tỉnh có 156 câu lạc bộ thể dục thể thao, 333 đội thể thao với 2700 vận động viên. -Tuy là Tỉnh mới tách song Vĩnh Phúc đã đạt được thành tích bước đầu đáng phấn khởi trong phong trào thể thao. +Có một đội bắn súng gồm 5 vận động viên (trong đó có 2 kiện tướng cấp 1) +Đội bóng chuyền nam hạng A1 toàn quốc. +Đội điền kinh gồm 4 vận động viên ( 1 kiện tướng,3 cấp 1). +Đội vật có 9 vận động viên. +Đội ngũ cán bộ thể dục thể thao còn thiếu so với yêu cầu,đặc biệt là đội ngũ giáo viên,huấn luyện viên. +Cơ sở vật chất của toàn tỉnh nói chung và thị xã Vĩnh Yên nói riêng còn rất ít, sơ sài,chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện và thi đấu. -Diện tích đất cho thể dục thể thao bình quân 1 người dân/0,56 m2 chỉ bằng già nửa so với bình quân cả nước. -Cả tỉnh có 2 sân vận động đều đã xuống cấp . -Toàn tỉnh chưa có khu thể thao,nhà tập...theo qui định của nhà nước và đáp ứng nhu cầu luyện tập của nhân dân. 2.2.Quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao- phần cơ sở vật chất. +Đến năm 2000 hoàn chỉnh qui hoạch đất cho sự nghiệp thể dục thể thao. +Qui hoạch tổng thể và đầu tư xây dựng dầntừng hạng mục trong khu liên hợp công trình thể thao tỉnh.Ưu tiên xây dựng ’’nhà luyện tập và thi đấu thể thao’’. +Từng bước qui hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các huyện thị. +Xây dựng công trình đảm bảo kỹ thuật và phù hợp với sự phát triển kinh tế. +Trang thiết bị trong công trình phải đồng bộ tiên tiến. 3.Các cơ sở pháp lí để lập dự án. +Chỉ thị 133/Ttg ngày 7 tháng 3 năm 1995 của thủ tướng Chính phủ về qui hoạch phát triển nghành thể dục thể thao. +Chỉ thị 274/TTg ngày 27 tháng 4 năm 1996 của Thủ tướng về qui hoạch và sử dụng đất đai phục vụ cho sự nghiệp phát triển thể dục thể thao. +Chỉ thị 341/TTg ngày 21 tháng 5 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình thể thao quốc gia về thể thao. +Chương trình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1997-2000 và sau năm 2000 của tỉnh Vĩnh Phúc. +Qui hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao 1997-2000,2005 định hướng đến năm 2025 tỉnh Vĩnh Phúc. +Qui hoạch thị xã Vĩnh Yên được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định 571/QĐ-UB ngày 22 tháng 5 năm 1997 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt danh mục công trình năm 1998. +Chứng chỉ qui hoạch số 57/CCQH-97 ngày 2 tháng 10 năm 11997 của sở xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc cấp cho sở văn hoá thông tin và thể thao để xây dựng công trình ‘’Nhà luyện tập và thi đấu thể thao ‘’ +Văn bản số 6734 BKH/LĐVX ngày 24/10//1997 của Bộ kế hoạch và đầu tư về việc trả lời văn phòng Chính phủ đồng ý xây dựng Trung tâm thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Phúc làm vệ tinh cho khu vực Hà Nội. 4.Sự cần thiết phải đầu tư . Trên cơ sở hiện trạng, qui hoạch phát triển ngành thể dục thể thao , chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu liên hợp công trình thể thao tỉnh Vĩnh Phúc,việc sớm đầu tư xây dựng ‘’Nhà thi đấu thể thao’’ đang là yêu cầu cấp thiết của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thể thao nói riêng. Mặt khác công trình được đầu tư xây dựng ( phu hợp tiêu chuẩn quốc tế trong sử dụng ) để đón những cuộc thi đấu theo chỉ đạo của Uỷ ban thể dục thể thao trong đại hội thể dục thể thao Đông Nam á (Sea games )năm 2003 dự định tổ chức tại Việt Nam-Hà Nội. PHầN II HìNH THứC ĐầU TƯ Và THờI GIAN THựC HIệN Dự áN. 1.Hình thức đầu tư: ‘’Nhà thi đấu thể thao’’ tỉnh Vĩnh Phúc là hạng mục đầu tiên ,quan trọng trong khu liên hợp công trình thể thao được đầu tư xây dựng mới Công trình được xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp 1 đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và yêu cầu sử dụng. Hình dáng kiến trúc hiện đại, đáp ứng định hướng qui hoạch mới của tỉnh. Nguồn vốn đầu tư: +Vốn ngân sách. +Xin hỗ trợ bằng nguồn Chương trình quốc gia về Thể thao của Uỷ ban TDTT. 2.Hình thức tổ chức . Từ tình hình thực tế của địa phương, kiến nghị hình thức tổ chức như sau: +Cơ quan chủ quản đầu tư:UBND tỉnh Vĩnh Phúc. +Cơ quan chủ đầu tư:Sở văn hoá thông tin và thể thao. +Cơ quan tư vấn :Công ty thể thao Việt Nam-Uỷ ban thể dục thể thao. +Đơn vị thi công:áp dụng hình thức đấu thầu. 3.Thời gian đầu tư.. +Quí IV năm 1997: -Lập và duyệt dự án khả thi. -Lập hồ sơ thiết kế. +Quí I năm 1998: -Thẩm định và duyệt thiết kế. -Các công việc chuẩn bị đầu tư khác. -Khởi công. +Quí III năm 1999: -Hoàn thiện đưa vào sử dụng. PHầN III ĐịA ĐIểM XÂY DựNG 1.Địa điểm xây dựng: Nhà thi đấu là một côg trình trong khu liên hợp thể thao tỉnh Vĩnh Phúc. Khu đất xây dựng nhà thi đấu thuộc khu đất ruộng lúa Đồng Cỗn, thuộc xã Khai Quang thị xã Vĩnh Yên.Tổng diện tích khu đất:17000 m2. Vị trí khu đất: -Phía bắc giáp quốc lộ 2. -Phía Đông giáp đường vào trung tâm thị xã. -Phía Tây giáp sân vận động theo qui hoạch khu liên hợp thể dục thể thao. 2.Điều kiện tự nhiên và kĩ thuật khu đất. Toàn bộ khu đất là mặt bằng rộng rãi nhưng cốt nền tự nhiên thấp so với cốt chỉ định thiết kế hơn 3 m nên khối lượng san nền lớn. Đây là vừng ruộng nguyên canh lâu năm có các lớp đất bùn, sét trong giới hạn sâu 3 m so với cốt tự nhiên nên việc gia cố sử lí nền, móng công trình phải được đầu tư thích đáng để phù hợp với qui mô công trình. Hệ thống cấp điện :hiện nay chỉ có đường dây đi theo quốc lộ số 2, việc đầu tư cho hệ thống cấp điện cho cả khu liên hiệp thể thao nói chung ,công trình nhà thi đấu nói riêng mới là bắt đầu theo qui hoạch chung của thị xã, vì vậy vốn đầu tư phần điện cũng chiếm một tỉ trọng nhất định. -Hệ thống nguồn và cấp nước hiện nay hầu như chưa có, vì vậy cũng như phần điện sẽ chiếm một tỉ trọng vốn đầu tư nhất định. -Hệ thống cơ sở hạ tầng đường xá trong khu vực làm mới hoàn toàn. -Lưu lượng mưa trung bình năm 1526 mm,cao nhất vào tháng 8 là 229 mm. Trong đó lượng mưa cực đại năm 1920 mm (theo TCVN 4088-85). -Lượng mưa nói chung không lớn nên thiết kế thoát nước mưa cho công trình ,qui hoạch và thiết kế tổ chức thi công không tốn kém nhiều. Phần IV:Qui mô công trình 1,Cơ sở xác định qui mô -Là một công trình nằm trong khu liên hợp thể thao của tỉnh đảm nhiệm chức năng sử dụng đạt yêu cầu cao. -Đủ điều kiện là công trình vệ tinh để thi đấu Sea Games, quốc gia và quốc tế. -Qui định kỹ thuật theo chương trình quốc gia qui hoạch công trìng thể thao của Tổng cục thể dục thể thao số 72 ngày 21 tháng 11 năm 1996. -Nhà thể thao -Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4529-88. -Sân thể thao -Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4205-86. -Yêu cầu sử dụng thực tế cho hoạt động phát triển thành tích thể thao của tỉnh những năm tới. -Địa hình khu đất xây dựng . 2.Qui mô công trình -Theo qui định qui hoạch của tổng cục thể dục thể thao phù hợp yêu cầu sử dụng công trình có sức chứa 2000 đến 2500 khán giả. -Khả năng sử dụng để tập luyện- thi đấu được các môn cơ bản : Bóng chuyền Bóng rổ Bóng ném Bóng bàn Bóng đá mini Cầu lông Cầu mây Thể dục dụng cụ,nghệ thuật Võ vật các loại Đấu kiếm Trong đó +Kích thước sàn 24m*48m cho môn thể dục dụng cụ là lớn nhất. +Chiều cao h=12,5 m cho môn bóng rổ là cao nhất theo luật. +Tiêu chuẩn chiếu sáng từ 400 lux trở lên cho môn bóng bàn là lớn nhất. 3.Cấp công trình Nhà thi đấu Vĩnh Phúc đạt công trình cấp I, niên hạn sử dụng trên 100 năm Bậc chịu lửa bậc II. Phần V:Giải pháp thiết kế 1,Quy hoạch : Vị trí xây dựng nhà thi đấu đợc xác định trong quy hoạch khu liên hợp thể dục thể thao của tỉnh Vĩnh Phúc là công trình đầu tiên lập dự án khả thi xin đầu tư xây dựng. Địa điểm này nằm trên đường quốc lộ 2 ,tổ hợp mặt đứng chính của công trình ở hướng Đông-Nam nằm ở cửa ngõ chính của khu đất quy hoạch nói trên ,địa thế khu đất hẹp,thuận tiện cho việc sử dụng công trìnhđồng thời không gây ảnh hưởng đến việc xây dựng các hạng mục công trình tiếp theo. 2,Phương án nghiên cứu thiết kế. -Những yêu cầu chung cần đạt được: +Mang tính kỹ thuật cao +Có sức sáng tạo cao trong việc lựa chọn kết cấu ,vật liệu +Có giá trị nghệ thuật cao. +Công năng đa dạng:sử dụng cho nhiều môn thi đấu, các dịch vụ thể thao, trình diễn ca nhạc, chiếu phim... +Đáp ứng mọi tiêu chuẩn về sử dụng. +Mang tính hiện đại (vật liệu mới ,kết cấu mới) +Đáp ứng tiêu chuẩn thi đấu quốc tế để phục vụ cho Sea games. Tổ chức mặt bằng hợp lý cho các đối tượng sử dụng gồm: +Sân thi đấu và dây chuyền phục vụ cho vận động viên ,HLV ,trọng tài đến tập luyện và thi đấu theo lưu lượng sử dụng 30 đến 40 người. +Nhân viên quản lý và điều hành +Khán đài và dây chuyền phục vụ khán giả đến xem thi đấu hoặc trình diễn. +Các môn thể thao tuân thủ theo bảng sau: TT Môn hoạt động Kích thước (m) Kích thước sử dụng (m) Chiều cao (m) Công suất Người/ca 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Bóng chuyền Bóng rổ Cầu lông Bóng ném Bóng bàn Bóng đá mini Thể dục dụng cụ Võ vật các loại Đấu kiếm Cử tạ Cầu mây ,cầu trinh 9*18 16*28 6,1*15,4 20*40 4,5*7,75 20*40 24*42 18*30 14*22 9*18 8*14 15*24 22*36 8*15 24*42 6*12 24*42 24*42 24*42 12,5 7 7 6 4 7 5 4 4 7 24 24 12 24 8 ng/ca 32 ng/1 bộ dụng cụ +Kích thước sân thi đấu lấy theo môn thể dục dụng cụ có yêu cầu kích thước lớn nhất 24*42 m2 để bố trí các thiết bị đồng bộ cho 6 môn của nam là : Xà đơn ,xà kép ,vòng treo ,nhẩy ngựa ,ngựa tay quay ,thể dục tự do và 4 môn với nữ là: Xà lệch ,cầu thăng bằng ,đường nhẩy ngựa thể dục nghệ thuật. +Chiều cao thông thuỷ lấy theo môn bóng chuyền có yêu cầu cao nhất là 12,5 m (luật thi đấu) 2.1Phương án 1 2.1.1.Giải pháp mặt bằng kiến trúc Công trình được chia làm 3 bộ phận chính: a,Sàn tập và thi đấu :kích thước 24*48 m đặt ở trung tâm nhà thi đấu b,Khán đài :Sức chứa 2500 chỗ ngồi .Kích thước mỗi chỗ ngồi 0,7*0,4*0,35 m -Khán đài được bố trí ở hai bên chiều dọc sân đấu là vị trí quan sát tốt nhất trong đó mỗi khán đaì có 12 bậc cho 1250 chỗ. -Thoát người bậc ngồi khán đài về 2 phía nên khoảng cách giữa 2 lối thoát trong phạm vi 50 m theo quy định. -Bậc đầu tiên được thiết kế cao hơn sàn 1,4 m có hệ lan can sắt vững chắc ngăn cách giữa vận động viên và khán giả. c,Bộ phận phục vụ và phụ trợ: -Khu vận động viên bao gồm các phòng: thay quần áo .tắm vệ sinh ,khởi động ,phòng vận động viên được chia đôi và bố trí toàn bộ dưới gầm khán đài A -Các phòng hành chính ,chủ nhiệm ,nghỉ nhân viên ,trọng tài được bố trí dưới gầm khán đài B. -Các phòng kỹ thuật : điện nước ,chiếu sáng ,thông gió được bố trí tại 2 đầu hồi. -Khu phục vụ khán giả căng tin ,gửi đồ ,WC được bố trí ở 2 đầu hồi sân đấu . d,Giao thông thoát người : -Khán giả được vào khán đài từ 2 phía nhà thi đấu được tiếp cận từ hành lang ở bậc trên cùng cửa khán đài ,Có lối đi thoát hiểm xuống sân đấu. 2.1.2. Giải pháp xây dựng. -Công trình sử dụng kết cấu hệ 5 khung thép một nhịp 130 m, chiều cao khung thép chính giữa là 30 m. Hệ mái bằng ’’vải’’ thấu quang được treo lên hệ khung thép nói trên.Vật liêu mái là polycacbonate với hệ số xuyên sáng khoảng 30% phủ lên dây cáp cường độ cao. Các dây cáp này được treo lên hệ khung thép. Các khung thép liên kết với nhau bằng dây căng. Hai khung thép ngoài được gối lên khán đài . -Kết cấu khán đài bằng khung bêtông cốt thép. -Sàn đấu ốp gỗ. 2.1.3 Hình thức kiến trúc : Tạo được đường nét khoẻ mạnh, hoành tráng, thể hiện được tính kỹ thuật cao, hệ mái vải được tạo hình mềm mại trông xa như một đám mây phủ lên sân đấu. 2.1.4 Ưu nhược điểm: -Ưu điểm : Tạo hình đẹp, kết cấu và vật liệu mới, giải pháp kết cấu có tính sáng tạo cao. -Nhược điểm: Quy mô nhỏ không đáp ứng được tiêu chuẩn thi đấu quốc tế. Lối vào sân đấu hẹp nên không có khả năng sử dụng để trình diễn nghệ thuật. Không đáp ứng được các dịch vụ khác.Giải pháp thoát người theo lối cổ điển ( không có hành lang thoát người ). Vệ sinh khán giả ở ngoài khu vực sân khán đài. Khả năng phục vụ kém thích hợp với quy mô nhỏ. Hệ kết cấu hơi phô trương không thích hợp với quy mô nhỏ. 2.2.Phương án 2 2.2.1.Giải pháp mặt bằng: -Khán đài có sức chứa 3000 chỗ được bố trí 4 phía của sân đấu. Mỗi khán đài A,B 1250 chỗ ngồi, mỗi khán đài 250 chỗ ngồi. -Cũng như phương án 1 khu VĐV được bố trí dưới gầm khán đài A chia làm 2 khu cho 2 đội có các phòng chức năng chính như sau : +phòng khởi động 79 m2 +phòng thay quần áo 26,5 m2*2 +WC 26,6 m2*2 +trọng tài 25 m2 +HLV 24,5 m2 +Sảnh vận động viên 70 m2 -Các phòng học lý thuyết và kho được bố trí dưới gầm khán đài C,D. +phòng lý thuyết 47,4 m2 +kho 47,4 m2 -Khu hành chính ,kỹ thuật dưới gầm khán đài B. +phòng kỹ thuật 100 m2 +WC 17 m2*2 +kho 35,6 m2 +y tế 34 m2 +thông tin 34 m2 +hành chính 26 m2*2 +phòng giám đốc 26 m2 +phòng VIP 36,3 m2 +bảo vệ 26 m2 +phòng nghỉ 26 m2 2.2.2.Giải pháp kết cấu -Dùng giải pháp kết cấu vòm thép để bao che khu vực sân đấu vượt nhịp 60 m cao 40 m.Vòm này được bao che bởi hợp kim sáng màu có lớp cách nhiệt và cánh âm .Khu vực khán giả được bao che bởi mái bằng vải polycacbonate có hệ số xuyên sáng khoảng 30% phủ lên lưới cáp thép cường độ cao .Hệ lưới cáp được căng lên hệ khung thép và vòm thép bao che sân đấu .Chỗ tiếp giáp giữa mái vải và vòm thép là cửa trời lấy ánh sáng khuyếch tán cho sân đấu và để thông gió.Khung thép được neo xuống đất bằng dây cáp cường độ cao để tạo lực căng cho mặt mái. -Khán đài bằng khung bê tông cốt thép. 2.2.3.Giải pháp giao thông thoát người --Lối vào chính của khán đài từ tầng 2 tách biệt với vận động viên và các khu hành chính kỹ thuật .Sảnh khán giả có diên tích 350 m2 có thể thoát người rất nhanh .Bậc cầu thang cũng có thể là nơi ngồi nghỉ cho khán giả chờ xem thi đấu . 2.2.4.Hình thức kiến trúc: Tạo hình như một con chim đang vỗ cánh tạo cảm giác sống động .Mái ‘’vải’’nhẹ nhàng trong sáng.Toàn bộ công trình mang tính kỹ thuật cao của không gian nhịp lớn góp phần lớn về mặt tạo hình cho khu liên hợp thể thao. 2.2.5.Ưu nhược điểm của phương án 2. -Ưu điểm :Tạo hình tốt ,thoát người nhanh ,kết cấu vật liệu hiện đại. -Nhược điểm:Khả năng sử dụng để biểu diễn nghệ thuật kém (cửa vào sân đấu ít, nhỏ ) không có các dịch vụ thể thao.Kết cấu vòm thép kết hợp với vải không ăn nhập giữa 2 chất liệu (nhẹ và nặng ,trong và đục ).Quy mô nhỏ chưa đáp ứng tốt cho thi đấu quốc tế. 2.3.Phương án 3 (phương án chọn). 2.3.1.Giải pháp mặt bằng: -Khán đài có sức chứa 4000 chỗ ngồi được bố trí 4 phía sân đấu có kích thước 25*50 m2.Mỗi khán đài A,B có 1800 chỗ ,mỗi khán đài C,D 200 chỗ (chỗ phục vụ). -Khu VĐV và VIP được bố trí dưới gầm khán đài A .Mỗi khu VĐV có các phòng : thay quần áo ,tắm WC ,HLV ,nam nữ riêng ,phòng khởi động , phòng học lý thuyết ,phòng y tế. -Dưới gầm khán đài C, D là kho rộng để chứa dụng cụ tập và khán đài di động để phục vụ trình diễn nghệ thuật (ca nhạc, chiếu phim, trĩnh diễn thời trang...) -Khu hành chính, kỹ thuật, ban tổ chức, báo chí ...được bố trí dưới gầm khán đài B. -Trong công trình còn có sân thi đấu phụ phục vụ cho luyện tập với diện tích sân 40*40 m2. Sân đấu phụ này có thể thay đổi chức năng cho các dịch vụ khác như tạo không gian đa năng, cho thuê để tập các môn thể thao , khiêu vũ góp phần tăng chức năng và thời gian sử dụng cho nhà thi đấu . Ngoài ra liên kết giữa nhà tập và nhà thi đấu là các phòng tập bi-a ,bóng bàn ,thể hình dùng để luyện tập và cho thuê cũng góp phần tăng chức năng và thu nhập cho nhà thi đấu .Bên trên của khu vực này là sảnh khán giả. -Mặt bằng khán đài hình tròn được thiết kế tăng tối đa vị trí ngồi có tầm nhìn tốt (trong góc 45° nhìn từ tâm của sân đấu) 2.3.2.Giải pháp thoát người và giao thông cho khán giả -Khán giả được vào khán đài từ tầng 2 qua 4 cầu thang 2 cầu thang chính rộng hơn 10 m,2 cầu thang phụ rộng 5 m.Có tổng cộng 8 cửa và khán đài được bố trí cách đều quanh chu vi khán đài xuống sân đấu .Sân đấu có 6 cửa ra ngoài trong đó 2 cửa dành riêng phục vụ VĐV và khu phụ trợ.Diện tích cửa lớn để đáp ứng khả năng trình diễn nghệ thuật của nhà thi đấu (khi biểu diễn ca nhạc ,thời trang...sẽ có thêm khoảng 2000-2500 khán giả trên sân đấu). -Nhà thi đấu còn có khoảng 50-100 chỗ dành riêng cho người tàn tật .Người tàn tật đi xe lăn có thể tới chỗ ngồi qua đường dốc (có độ dốc 1/12 đảm bảo trên tiêu chuẩn quốc tế). -Ngay trong khu vực khán đài còn có hành lang nghỉ và giải khát rộng 100m2 mỗi khán đài có thể tạo cảm giác thoải mái tiện nghi cho khán giả. -VIP và các phóng viên đều có phòng riêng và có chỗ ngồi riêng ở khán đài. 2.3.3.Giải pháp kết cấu Kết cấu mái và khán đài được tách biệt: Mái được treo bởi 2 khung thép lớn theo hình vòm Gotich vượt nhịp vượt nhịp 90 m cao 40 m .Mái được định hình bởi lưới cáp cường độ cao căng lên 5 khung thép nhỏ hơn hai khung ngoài cùng được neo xuống đất để tạo độ căng và ổn định cho hệ mái.Hai khung Gotich chịu lực chính được ngàm cứng xuống đất các khung phụ liên kết khớp động với mặt đất để triệt tiêu lực uốn trên khung. -Mái được chế tạo bằng polycacbonate có khả năng xuyên sáng. -Khán đài bằng bêtông cốt thép -Nhà thi đấu có hệ kết cấu được đơn giản hoá từ hệ kết cấu nhà thi đấu chính, bao gồm một khung thép lớn chịu lực chính vượt khoảng 90 m.Khung thép này được trông thấy từ xa có nhiệm vụ như một chiếc cổng chào từ cửa ngõ của khu thể thao cũng như của thị xã Vĩnh Yên. Hệ mái polycacbonate được treo lên hệ khung nói trên và 2 khung thép phụ.Hai khung phụ này cũng được neo xuống đất tạo lực căng cho mái.Hại khung thép này cũng liên kết khớp động với mặt đất.Khán đài của nhà tập có sức chứa 300 chỗ. Dưới khán đài là các phòng nghỉ. 2.3.4.Hình khối kiến trúc. Tạo hình hoành tráng, biểu hiện sức mạnh kỹ thuật , tính hiện đại cao. Mặt đứng chính phía trục đường có bóng dáng kiến trúc dân gian với mái dốc và hàng hiên. Hai khung Gotich tạo hình như một cánh chim không lồ đang cất cánh. 2.3.5 Ưu khuyết điểm : -Ưu điểm : Hình khối đẹp hoành tráng, hiện đại mang tính thể thao, khả năng biểu hiện tốt của kiến trúc ’’Hitech’’. Thoát người theo cách hiện đại (hành lang, đường dốc, cầu thang rộng). Chức năng sử dụng đa dạng, phục vụ mọi người( có lối đi , chỗ ngồi cho người tàn tật ).Tận dụng không gian tối đa nhừ khán đài di động. Kết cấu, vật liệu mới đặc biệt là kết cấu mái polycacbonate hiện đang được sử dụng rất phổ biển trên thế giới nhờ khả năng xuyên sáng. Sử dụng hệ mái này có thể tiết kiệm rất nhiều năng lượng điện khi thi đấu ban ngày. Quy mô và tiên nghi có thể đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ Sea games 2003. -Nhược điểm: Hệ cột còn phức tạp khó thi công. Sau khi phân tích 3 phương án thấy phương án 3 có thể đáp ứng các yêu cầu đề ra của một nhà thi đấu hiện đại, nên em quyết định chọn phương án này làm phương án chọn để thể hiện đồ án tốt nghiệp KTS. Phần VI:Hiệu quả đầu tư Dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp thể thao tỉnh Vĩnh Phúc xét về hai mặt là hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế. 1.Hiệu quả xã hội. -Đây là dự án thuộc loại phúc lợi xã hội,trực tiếp phục vụ lợi ích chính đáng của thanh thiếu niên, học sinh,cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc theo đúng định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tạo điều kiện cho sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Phúc phát triển nhanh, từng bước xây dựng cơ sở vật chất thể dục thể thao đạt tiêu chuẩnQuốc gia, thực hiện đúng chỉ thị số 133/TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng qui hoạch phát triển ngành thể dục thể thao. Thể hiện đúng đắn sự quan tâm của tỉnh,nhà nớc về lĩnh vực văn hoá thể thao, đáp ứng nguyện vọng tha thiết và cấp báchcủa nhân dân tỉnh Vĩnh Phúcvề sự nghiệp phát triển văn hoá, thể dục thể thao . Tạo nên vị thế mới của tỉnh Vĩnh Phúc trong công cuộc đổi mới theo đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng, Chính phủ. Đào tạo nhiều vận động viên cho đất nước. 2.Hiệu quả kinh tế Bên cạnh mặt hiệu quả xã hội,xét về hiệu quả kinh tế: đây là một dự án đầu tư lớn có nguồn vốn và khối lượng xây dựng lớn, khả năng thu hồi vốn khá lâu. Tuy nhiên chúng ta có thể tạo ra nguồn kinh phí để trang trải trong quá trình hoạt động, tự nội bộ bộ máy điều hành duy tu bảo dưỡng định kì không phải xin kinh phí Nhà nước và đóng góp một phần vào ngân sách Nhà nước. Sau khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, dự kiến sau một thời gian có khả năng hoàn vốn đầu tư bằng các hình thức khai thác gồm: +Bán vé xem thi đấu tại nhà thi đấu. +Cho thuê tập luyện. +Thu từ quảng cáo truyền thanh truyền hình. +Thu từ đào tạo huấn luyện. +Thu từ cho thuê bãi ngoài trời. +Thu từ các tổ chức tài trợ xã hội. +Thu từ các dịch vụ văn hoá( nhà thi đấu, ca múa nhạc, biểu diễn thời trang). +Thu từ các loại hình dịch vụ khác. * * * Mặc dù đã cố gắng hết mức nhưng vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong khi làm đồ án này,em không tránh khỏi một số sai sót.Em xin chân thành cảm ơn PGS-KTS Đặng Thái Hoàng và GV Đoàn Hữu Ba đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. trường đại học xây dựng khoa kiến trúc thuyết minh đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư khoá 1995-2000 tên đề tài :nhà thi đấu tỉnh vĩnh phúc gvhd :pgs -kts đặng thái hoàng svth :dương quốc chính lớp :40kd3 hà nội 15/6/2000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuyetminh.doc
  • rarAnh.rar
  • dwgBIEUDO.DWG
  • dwgCOCAU.DWG
  • dwgMBMC.DWG
  • dwgNOITHAT.DWG
  • dwgngoaithat3.dwg
  • dwgTBD.DWG
  • dwgTRUCDO.DWG
  • docVLKT.DOC
  • dwgVLKT.DWG
Tài liệu liên quan