MỤC LỤC
MỤC LỤC . 2
DANH SÁCH BẢNG BIỂU . 4
DANH SÁCH HÌNH ẢNH . 4
TÓM TẮT NỘI DUNG . 5
PHẦN 1. GIỚI THIỆU . 6
1.1 Lý do hình thành đề tài . 6
1.2 Mục tiêu của đề tài. . 7
1.3 Ý nghĩa của đề tài. . 7
1.4 Phạm vi và giới hạn của đề tài. . 7
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 8
2.1 Khái niệm tăng dân số cơ học. . 8
2.1.1 Tăng dân số cơ học là gì và các loại hình tăng dân số cơ học. . 8
2.1.2 Các yếu tố tác động đến quá trình di dân. . 8
2.1.3 Các hình thức di dân. . 10
2.2 Lựa chọn lý thuyết áp dụng cho mô hình phân tích. . 10
PHẦN 3. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 11
3.1 Qui trình nghiên cứu. . 11
3.2 Đánh giá và lựa chọn biến . 11
3.2.1 Biến phụ thuộc . 11
3.2.2 Biến độc lập. 11
3.3 Kì vọng về dấu ước lượng. . 13
3.4 Chọn mẫu, lựa chọn nguồn dữ liệu và khả năng thu thập dữ liệu . 14
3.5 Phương pháp xây dựng mô hình hồi qui đa biến và chọn hàm hồi qui . 14
3.5.1 Phương pháp xây dựng mô hình hồi qui . 14
3.5.2 Chọn hàm hồi qui . 14
PHẦN 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU . 15
4.1 Thống kê mô tả dữ liệu. . 15
4.2 Hồi quy đơn biến – tác động từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. . 15
4.3 Ma trận tương quan . 16
4.4 Mô hình hồi qui. . 16
4.4.1 Mô hình tổng quát (mô hình U). . 16
4.4.2 Kiểm định, đơn giản hóa mô hình để tìm mô hình phù hợp. . 17
4.4.3 Mô hình được chọn . 18
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 20
5.1 Những khuyến nghị về chính sách cho TPHCM. . 20
5.2 Định hướng nghiên cứu tiếp theo. . 21
5.2.1 Về các biến đã có của mô hình. . 21
5.2.2 Về các cải tiến có thể tăng tính giải thích của mô hình. . 21
PHỤ LỤC . 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 30
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5593 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tốc độ tăng dân số cơ học của thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyện trong một khoảng thời gian xác định
được xem là di dân.
Như vậy, sự tăng dân số cơ học bao gồm hai quá trình: xuất cư và nhập cư.
- Xuất cư: là quá trình chuyển đi của dân cư từ vùng này sang vùng khác để sinh sống
thường xuyên hoặc tạm thời (trong một khoảng thời gian dài).
- Nhập cư: là quá trình chuyển đến của dân cư từ một vùng khác để sinh sống thường
xuyên hay tạm thời (trong một khoảng thời gian dài).
Cả hai quá trình xuất cư và nhập cư đều có những ảnh hưởng đến cơ cấu và mức tăng
dân số của một vùng hay một quốc gia, nhất là quá trình nhập cư đôi khi đóng vai trò
quyết định trong việc hình thành dân cư ở một số khu vực.
2.1.2 Các yếu tố tác động đến quá trình di dân.
Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến sự di chuyển của dân cư, ở đây chúng tôi chia ra làm
bốn nhóm chính:
- Nhóm 1 - Các yếu tố về kinh tế: như mức sống, cơ hội việc làm, sự thay đổi vế tiến
bộ kỹ thuật và công nghệ …
- Nhóm 2 - Các yếu tố về chính trị, luật pháp: như thể chế chính trị, chính sách dân
số của vùng miền…
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2
9
- Nhóm 3 - Các yếu tố văn hóa - xã hội: như điều kiện giáo dục, y tế, giải trí, trạng
hôn nhân, gia đình, thay đổi nghề nghiệp, việc làm …
- Nhóm 4 - Các yếu tố về môi trường: như khí hậu, địa hình, đất đai, tài nguyên...
Sự thuận lợi hay khó khăn của các yếu tố này ở các vùng sẽ tạo nên lực hút hay lực
đẩy của mỗi vùng mà có ảnh hưởng tới sự chuyển đến hay ra đi của dân cư.
- Lực hút: bao gồm những điều kiện thuận lợi cho việc sinh sống, làm việc, học tập
và phát triển ở nơi đến.
- Lực đẩy: bao gồm những trở ngại hay hạn chế cho việc sinh sống, làm việc, học tập
và phát triển.
Hình 2-1 Mô hình Lực hút – Lực đẩy: Các yếu tố tác động đến di dân.
Bất kỳ một vùng lãnh thổ nào cũng đều có những thuận lợi hay khó khăn nhất định,
nói khác đi yếu tố lực hút, lực đẩy của một vùng luôn tồn tại song song.
Lý thuyết lực hút và lực đẩy đã đưa ra quy luật chung của di dân là: dân cư sẽ di
chuyển từ nơi có đời sống thấp đến nơi có đời sống cao hơn, từ vùng có điều kiện tự
nhiên kém thuận lợi đến vùng có điều kiện thuận lợi hơn. Phong trào di dân ngày càng
mạnh theo sự tiến bộ ngày càng cao của xã hội. Chính sự thay đổi về tiến bộ khoa học
kỹ thuật dẫn đến sự hình thành các vùng trung tâm phát triển như khu công nghiệp,
hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp… sẽ thu hút các dòng di dân.
Vùng nông thôn xa xôi thường là nơi ra đi của lực lượng lao động trẻ, bởi vì ở đó
không có các cơ hội kinh tế, lối sống buồn tẻ, ít cơ hội phát triển. Ngược lại, các trung
tâm công nghiệp, đô thị hay thành phố lớn thường là những nơi có sức hấp dẫn mạnh
mẽ đối với giới trẻ vùng nông thôn vì có nhiều cơ hội việc làm, học tập, tiện nghi sinh
LỰC
ĐẨY
Nơi xuất cƣ
Các
yếu tố
về
kinh
tế
Các
yếu tố
về
chính
trị -
pháp
luật
Các
yếu tố
về văn
hóa -
xã hội
Các
yếu tố
về
môi
trường
LỰC
HÚT
Nơi nhập cƣ
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2
10
hoạt và những triển vọng tương lai đầy tươi sáng... từ đó hình thành nên luồng chuyển
cư đặc trưng nông thôn - thành thị.
2.1.3 Các hình thức di dân.
Phân chia di dân thành các hình thức khác nhau là tùy thuộc vào mục đích di dân,
phạm vi di dân theo lãnh thổ, mô hình tổ chức di cư và quyết định di cư… Trong phân
tích này, nhóm chúng tôi chia hình thức di dân dựa trên mục dích di dân:
- Di dân vì những yếu tố kinh tế: đó là các dạng di dân để phát triển nông nghiệp,
công nghiệp và các ngành nghề khác.
- Di dân phi kinh tế: di dân vì nhưng mục đích phi kinh tế như học tập, làm trong các
ngành phi sản xuất vật chất khác, kết hôn, chính trị, xã hội…
2.2 Lựa chọn lý thuyết áp dụng cho mô hình phân tích.
Quá trình di dân xảy ra do tác động của cả hai lực hút từ nơi đến là TPHCM và lực đẩy
từ nơi đi. Nhưng trong phân tích của chúng tôi chúng tôi chỉ chú trọng vào đánh giá
những yếu tố tác động của lực hút, và bỏ qua các yếu tố về lực đẩy. Lý do là vì
TPHCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, nơi diễn ra hầu hết những hoạt động
kinh tế chính yếu. Ngoài ra, trong những lĩnh vực khác như giải trí, dịch vụ y tế và
giáo dục… TPHCM cũng tỏ ra ưu việt hơn hẳn những tỉnh thành khác trong cả nước.
Điều đó làm cho điều kiện sống và làm việc tại TPHCM rất thuận lợi, tạo nên một lực
hút mạnh mẽ đối với dân nhập cư trong cả nước. Vì lý do đó, việc đánh giá lực hút đã
có thể giải thích được phần lớn nguyên nhân tăng trưởng dân số cơ học của TPHCM,
và nguyên cứu sẽ bỏ qua phân tích lực đẩy.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2
11
PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Qui trình nghiên cứu.
Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng dân số cơ học của TPHCM,
chúng tôi sẽ thực hiện phân tích hồi qui đa biến. Quá trình phân tích sẽ bao gồm các
bước sau:
Hình 3-1 Qui trình nghiên cứu
3.2 Đánh giá và lựa chọn biến
3.2.1 Biến phụ thuộc (Y)
Chỉ số tăng dân số cơ học TPHCM theo năm gốc là 1980.
3.2.2 Biến độc lập
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc di dân đến TPHCM bao gồm bốn nhóm: (1) kinh tế,
(2) chính trị - luật pháp, (3) văn hóa – xã hội, (4) môi trường. Nhưng ta có thể thấy
rằng thể chế chính trị và các yếu tố về luật pháp gần như đồng nhất giữa các vùng
miền cả nước nên sự tác động của những nhân tố này không cao, chúng tôi sẽ bỏ qua
và không đưa vào mô hình.
Ba nhóm nhân tố còn lại, chúng tôi sẽ chia ra làm hai nhóm chính dựa trên mục đích di
dân như đã đề cập ở trên:
(1) Nhóm biến kinh tế: bao gồm những biến số tác động đến di dân có liên quan đến
các chỉ tiêu về kinh tế, thu nhập và việc làm…
(2) Nhóm biến phi kinh tế: bao gồm các biến còn lại liên quan đến các yếu tố văn hóa -
xã hội và môi trường…
Chọn biến
• Đánh giá và lựa chọn các biến độc lập của mô hình.
• Kì vọng về dấu của ước lượng.
Chọn mẫu
• Kích thước mẫu và chọn mẫu quan sát.
• Lựa chọn nguồn dữ liệu cho quá trình phân tích và khả năng thu
thập dữ liệu.
• Chọn phương pháp hồi qui và dạng hàm hồi qui.
Phân tích
và đánh
giá
• Thống kê mô tả dữ liệu.
• Chạy mô hình hồi qui.
• Kiểm định và lựa chọn mô hình hồi qui
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2
12
Đối với từng nhóm biến trên, chúng tôi liệt kê các biến có thể lựa chọn dựa trên ý
nghĩa tác động đến biến phụ thuộc như sau:
Bảng 3-1 Các biến phụ thuộc có thể đƣợc lựa chọn
Tên biến Ký hiệu
Ý nghĩa tác động lên biến phụ thuộc theo lý thuyết và các
nghiên cứu trƣớc
Nhóm các biến Kinh tế
Tổng sản phẩm
của TPHCM
GDP
Phản ánh tốc độ phát triển kinh tế TPHCM, gián tiếp phản
ánh thu nhập bình quân đầu người, là yếu tố tác động việc di
dân.
Tổng cơ sở sản
xuất công nghiệp
và thương mại-
dịch vụ
TONGCSS
X
Phản ánh tốc độ tăng các cơ sở sản xuất trong hai lĩnh vực
sản xuất công nghiệp và thương mại-dịch vụ, hai lĩnh vực
phát triển mạnh và có sức hút lao động lớn của TPHCM
Giá trị sản xuất
công nghiệp
GTSXCN
Sản xuất công nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động, kỳ
vọng có sức hút lực lượng lao động làm việc tại TPHCM
Đầu tư DAUTU
Yếu tố đầu tư bao gồm khu vực nhà nước, khu vực tư nhân
và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, là nhân tố phản ánh
mức độ phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, là yếu tố tác
động việc di dân.
Chi ngân sách địa
phương
CHINS
Chi ngân sách địa phương bao gồm các khoản chi phục vụ
phát triển kinh tế xã hội trên các lĩnh vực: y tế, giáo dục,
khoa học, VHTT, an sinh XH, quản lý hành chính...là yếu tố
tác động việc di dân
Nhóm các biến phi kinh tế
Chỉ số phát triển
giáo viên đại học,
cao đẳng so năm
gốc 1980
GV
Chỉ số phát triển gíao viên đại học cao đẳng trên địa bàn
TPHCM phản ánh sự phát triển giáo dục đại học, là lực hút
lực lượng sinh viên từ các khu vực khác về học tại TPHCM
Chỉ số phát triển
giáo dục đại học
EI
Chỉ số phát triển giáo dục cũng là chỉ tiêu phản ánh sự phát
triển giáo dục đại học, là lực hút lực lượng sinh viên từ các
khu vực khác về học tại TPHCM
Số sinh viên tốt
nghiệp đại học,
cao đẳng ở lại
TPHCM làm việc
SVTN Phản ánh yếu tố tác động đến việc di dân do việc làm
Số giường bệnh YT
Số giường bệnh gia tăng hàng năm phản ánh mức độ phát
triển lĩnh vực y tế kỳ vọng thu hút dân cư các vùng khác đến
sinh sống tại nơi có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Số cuộc hôn nhân
của người
TPHCM với các
tỉnh khác
GĐ
Phản ánh yếu tố tác động đến việc di dân do hôn nhân gia
đình
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2
13
Lượng mưa trung
bình hàng năm
TT
Phản ánh yếu tố thời tiết tác động đến vấn đề di dân do môi
trường sống
Chính sách quản
lý dân nhập cư
CS Biến định tính có tác động đến việc di dân.
Tuy nhiên một số biến kể trên gặp khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu vì những
lý do sau đây và chúng tôi phải loại ra khỏi mô hình:
- Dữ liệu bị gián đoạn nhiều, số quan sát ít: biến Đầu tư, Chi ngân sách địa
phương, số giường bệnh.
- Không thể thu thập được số liệu: Chỉ số phát triển giáo dục đại học, Số sinh
viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng tiếp tục ở lại TPHCM làm việc, số cuộc hôn
nhân của người TPHCM với tỉnh khác.
- Khó đánh giá và đo lường: Chính sách quản lý dân nhập cư.
Như vậy, những biến đưa vào mô hình phân tích là những biến còn lại.
3.3 Kì vọng về dấu ƣớc lƣợng.
Kì vọng về dấu của các biến sẽ đưa vào mô hình như sau:
Bảng 3-2 Bảng phân tích kì vọng về dấu của ƣớc lƣợng.
Tên biến
Dấu kì
vọng
Giải thích
GDP
Tổng sản phẩm của
TPHCM (tỷ đồng)
Đồng biến
(+)
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi kinh tế
TPHCM phát triển, mức sống nâng cao, lượng dân di
cư sẽ tăng (và ngược lại).
TONG_CSSX
Tổng cơ sở sản xuất
công nghiệp và
thương mại-dịch vụ
(cơ sở)
Đồng biến
(+)
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tổng
cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại-dịch vụ
tăng, nhu cầu lao động sẽ tăng làm cho dân di cư đến
TPHCM tăng (và ngược lại).
GTSXCN
Giá trị sản xuất công
nghiệp (triệu đồng)
Đồng biến
(+)
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá trị
sản xuất công nghiệp tăng, nhu cầu lao động sẽ tăng
làm cho dân di cư đến TPHCM tăng (và ngược lại).
GV
Chỉ số phát triển giáo
viên đại học, cao
đẳng so năm gốc
1980
Đồng biến
(+)
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giáo
viên đại học tăng, phản ánh sự phát triển giáo dục đại
học, sẽ hút sinh viên từ các khu vực khác về học tại
TPHCM làm cho dân số cơ học của TPHCM tăng (và
ngược lại).
MUA
Lượng mưa trung
bình hàng năm (mm)
Nghịch
biến
(-)
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi mưa
càng nhiều chứng tỏ thời tiết của TPHCM không tốt
cho các hoạt động về công nghiệp và dịch vụ, thời tiết
không tố sẽ làm cho dân di cư đến TPHCM ít hơn (và
ngược lại)
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2
14
Trong năm biến trên đây chỉ có biến MUA là biến kiểm soát còn tất cả các biến còn lại
đều là biến chính sách.
3.4 Chọn mẫu, lựa chọn nguồn dữ liệu và khả năng thu thập dữ liệu
Nghiên cứu này hoàn toàn dựa vào dữ liệu thứ cấp, là những nguồn thông tin sẵn có và
không tiến hành thực hiện một nghiên cứu nào khác để có nguồn dữ liệu sơ cấp. Toàn
bộ dữ liệu thứ cấp được lấy từ Cục thống kê TPHCM: Niên giám thông kê 2008 và
niên giám thống kê 1975 - 2005. Đây là cơ quan thống kê chính thống của Nhà nước
nên dữ liệu chúng tôi có được là đáng tin cậy cho quá trình phân tích.
Để có được mô hình hồi qui tốt nhất, bậc tự do của mô hình phải không nhỏ hơn 30.
Như vậy, với số biến đưa vào mô hình là 5, số quan sát tối thiểu cần phải đạt được là:
n = 30 + K = 36 quan sát. Vì dữ liệu quan sát là dữ liệu theo chuỗi thời gian và để đạt
được một mẫu gồm 36 quan sát như mong muốn, phải thu thập dữ liệu từ năm 1963.
Đó là điều không thể vì đất nước chỉ mới kết thúc chiến tranh năm 1975, và số liệu
thống kê trước 1975 gần như không có. Trong giai đoạn đầu sau 1975, nhiều dữ liệu bị
thiếu sót và gián đoạn. Chỉ từ năm 1980 dữ liệu mới đầy đủ và ổn định hơn. Như vậy,
mẫu nghiên cứu của chúng tôi chỉ bao gồm 29 quan sát (1980 – 2008), với bậc tự do là
23. Đây không phải là lựa chọn tốt nhất nhưng là một lựa chọn tốt trong điều kiện của
dữ liệu hiện có.
3.5 Phƣơng pháp xây dựng mô hình hồi qui đa biến và chọn hàm hồi qui
3.5.1 Phƣơng pháp xây dựng mô hình hồi qui
Mô hình được lựa chọn là mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, phải đảm bảo tốt nhất 3
tính chất: không thiên lệch, hiệu quả, nhất quán. Khi đó, các biến phải được xem xét
và đánh giá dựa trên những tiêu chí sau: (1) Quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc
lập là tuyến tính, (2) Không có tương quan tuyến tính hoàn hảo giữa các biến độc lập
(hiện tượng đa cộng tuyến), (3) Dữ liệu thu thập phải thỏa các giả thiết về quy luật
phân phối chuẩn, các giả thiết của phần dư.
Đầu tiên nhóm chúng tôi sẽ tiến hành chạy mô hình hồi qui đơn biến và vẽ đồ thị phân
tán của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc để từ đó xác định khuynh hướng tác
động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, so sánh với dấu kì vọng. Sau đó, nhóm
tiến hành xây dựng mô hình hồi qui từ tổng quát (mô hình U), sau đó, loại dần các biến
không có ý nghĩa thống kê để tìm ra mô hình thích hợp nhất (mô hình R).
3.5.2 Chọn hàm hồi qui
Mục tiêu của nhóm là nghiên cứu % biến động của biến độc lập làm cho biến phụ
thuộc thay đổi bao nhiêu % nên nhóm quyết định chọn dạng hàm log kép.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2
15
PHẦN 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
4.1 Thống kê mô tả dữ liệu.
Dữ liệu thu thập được mô tả qua bảng sau:
Bảng 4-1 Bảng thống kê mô tả dữ liệu.
Y TONG_CSSX MUA GV GTSXCN GDP
Trung bình 114.4029 171381.5 1945.428 302.6735 46431079 41156.54
Trung vị 112.4281 135490.0 1829.300 305.1852 24935639 28270.97
Lớn nhất 142.8200 377912.0 2729.500 494.5679 1.69E+08 124220.0
Nhỏ nhất 97.48372 93548.00 1321.000 91.11111 5891751. 9871.000
Độ lệch chuẩn 13.63799 83976.81 293.1903 92.98007 47309354 33326.57
Tổng cộng 3317.684 4970064. 56417.40 8777.531 1.35E+09 1193540.
Số quan sát 29 29 29 29 29 29
Số liệu mô tả chi tiết trong phụ lục.
4.2 Hồi quy đơn biến – tác động từng biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Chạy mô hình hồi quy đơn biến và đồ thị phân tán giữa biến phụ thuộc và các biến độc
lập:
1. 𝑌 = 88.75143 + 0.000150 ∗ TONG_CSSX
2. 𝑌 = 81.56080 + 0.108507 ∗ GV
3. 𝑌 = 101.5307 + (2.77E − 07) ∗ GTSXCN
4. 𝑌 = 97.95200 + 0.000400 ∗ GDP
5. 𝑌 = 120.3287 − 0.003046 ∗MUA
Nhận xét: tất cả các mô hình hồi quy đơn biến của các biến độc lập TONG_CSSX,
GV, GTSXCN, GDP đều thể hiện tính chất đồng biến và mô hình đơn biến của biến
độc lập MUA thể hiện tính chất nghịch biến như dấu kỳ vọng ban đầu.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2
16
4.3 Ma trận tƣơng quan
Bảng 4-2 Bảng ma trận tƣơng quan
Y TONG_CSSX MUA GV GTSXCN GDP
Y 1.000000 0.921631 -0.065483 0.739768 0.961699 0.976766
TONG_CSSX 1.000000 -0.097713 0.675252 0.979726 0.968737
MUA 1.000000 0.087348 -0.065885 -0.048590
GV 1.000000 0.725772 0.720472
GTSXCN 1.000000 0.996036
GDP 1.000000
Nhận xét: Trong bảng ma trận tương quan, hệ số tương quan giữa GTSXCN & GDP =
99.6036% ≈ 1. Điều này có thể giải thích bằng lý thuyết kinh tế vĩ mô, GDP có bao
gồm GTSXCN. Khi phân tích hồi quy, hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra . Do đó, nhóm
quyết định loại biến GTSXCN ra khỏi mô hình và sử dụng biến GDP vì tầm quan
trọng đã nêu trong cơ sở lý thuyết.
4.4 Mô hình hồi qui.
Mô hình hàm hồi quy tổng thể (PRF):
log 𝑌 = 𝛽1 + 𝛽2 ∗ log(𝑡𝑜𝑛𝑔_𝑐𝑠𝑠𝑥) + 𝛽3 ∗ log(𝑔𝑣) + 𝛽4 ∗ log(𝑔𝑑𝑝) + 𝛽5
∗ log(𝑚𝑢𝑎) + 𝜀
Mô hình hàm hồi quy mẫu (SRF):
log 𝑌 = 𝛽1 + 𝛽2 ∗ log(𝑡𝑜𝑛𝑔_𝑐𝑠𝑠𝑥) + 𝛽3 ∗ log(𝑔𝑣) + 𝛽4 ∗ log(𝑔𝑑𝑝) + 𝛽5
∗ log(𝑚𝑢𝑎)
4.4.1 Mô hình tổng quát (mô hình U).
Hàm hồi quy mẫu viết lại
𝑙𝑜𝑔(𝑌) = 2.888509 + 0.065101 * log(TONG_CSSX) + 0.024548 * log(GV) +
pvalue (0.0029) (0.0319)
0.103121 * log(GDP) - 0.017957 * log(MUA)
(0.0000) (0.4320)
Nhận xét: Mô hình U có 𝑅 2 = 0.978834 là giá trị chấp nhận được cho phân tích dữ
liệu chuỗi thời gian.
Xét về ý nghĩa thống kê, bằng p-value trong phụ lục chạy hồi quy bởi Eviews, biến
log(GDP), log(TONG_CSSX) có ý nghĩa rất cao (kể cả mức 1%). Tuy nhiên, biến
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2
17
log(MUA) có p-value lớn nên mối quan hệ giữa log(Y) và log(MUA) không có ý
nghĩa thống kê.
Bảng 4-3 Bảng kết quả hồi qui.
Biến
Mô hình U Mô hình R
Hệ số t-stat Hệ số t-stat
C 2.888509 11.74331 2.736386 17.69315
LOG(TONG_CSSX) 0.065101 3.316884 0.067515 3.506735
LOG(GV) 0.024548 2.278239 0.023351 2.204381
LOG(GDP) 0.103121 9.191404 0.102560 9.226258
LOG(MUA) -0.017957 -0.799190
𝑹𝟐 0.981858 0.981375
𝑹 𝟐 0.978834 0.979140
F-stat 324.7186 439.0908
df(n-k) 24 25
Kiểm định: Tiến hành kiểm định t đối với biến log(MUA) để xét mức độ ảnh hưởng
của biến log(MUA) đối với log(Y).
Giả thiết không: 𝐻0: 𝛽5 = 0 (log(MUA) không có ảnh hưởng đến log(Y)).
Giá thiết thay thế: 𝐻1: 𝛽5 ≠ 0 (log(MUA) có ảnh hưởng đến log(Y)).
Trong kết quả hồi quy mô hình U (phụ lục), ta thấy p-value(log(MUA)) = 43.2% >
10%. Do đó, tại mức ý nghĩa 10%, ta không thể bác bỏ giả thiết H0. Như vậy, với
thông tin từ mẫu và tại mức ý nghĩa 10%, mối quan hệ giữa log(MUA) và log(MUA)
không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Với kết quả kiểm định trên, ta tiến hành loại biến log(MUA) ra khỏi mô hình.
4.4.2 Kiểm định, đơn giản hóa mô hình để tìm mô hình phù hợp.
Bước 1: Thực hiện hồi quy mô hình U, ta được hàm hồi quy mẫu (SRF):
𝑙𝑜𝑔(𝑌) = 2.888509 + 0.065101 * log(TONG_CSSX) + 0.024548 * log(GV) +
0.103121 * log(GDP) - 0.017957 * log(MUA)
Bước 2: Giá trị 𝑅 2 của mô hình U = 0.978834, tuy nhiên p-value(log(MUA)) = 43.2%
> 10% nên tiến hành loại biến log(MUA) ra khỏi mô hình. Ta được mô hình hàm hồi
quy mẫu:
𝑙𝑜𝑔(𝑌) = 2.736386 + 0.067515 * log(TONG_CSSX) + 0.023351 * log(GV) +
0.102560 * log(GDP)
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2
18
Bước 3: Giá trị 𝑅 2 của mô hình R được cải thiện lên 0.979140 và p-value của các biến
đều được cải thiện. Lúc này, với mức ý nghĩa 5%, với thông tin từ mẫu, mối quan hệ
giữa log(Y) và các biến còn lại trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê.
4.4.3 Mô hình đƣợc chọn
𝑙𝑜𝑔(𝑌) = 2.736386 + 0.067515 * log(TONG_CSSX) + 0.023351 * log(GV) +
0.102560 * log(GDP)
Giá trị 𝑅 2 của mô hình R là 0.979140 và p-value(ln(tong_cssx)) = 0.0017, p-
value(ln(gv)) = 0.0369, p-value(ln(gdp)) = 0.0000. Về mặt kinh tế lượng, với mức ý
nghĩa là 5%, mô hình trên là sự lựa chọn tốt nhất để phân tích các yếu tố tác động đến
việc tăng dân số cơ học tại TPHCM.
Bảng 4-4 Ý nghĩa các hệ số ƣớc lƣợng
Biến Hệ số hồi quy Ý nghĩa
LOG(TONG_CSSX) 0.067515
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi
biến TONG_CSSX tăng 1% thì biến Y tăng
0.067515% và ngược lại.
LOG(GV) 0.023351
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi
biến GV tăng 1% thì biến Y tăng 0.023351% và
ngược lại.
LOG(GDP) 0.102560
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi
biến GDP tăng 1% thì biến Y tăng 0.10256% và
ngược lại.
Ý nghĩa và mức độ giải thích của mô hình: Giá trị 𝑅 2 của mô hình R là 0.979140:
mô hình giải thích được khoảng 97.914% sự biến thiên của biến Y.
Nhận xét về mô hình đã chọn:
a. Về dữ liệu đã chọn
Ưu điểm: dễ dàng trong việc thu thập dữ liệu và đánh giá kết quả kiểm định.
Nhược điểm: Bộ dữ liệu có số quan sát không nhiều nên ảnh hưởng đến tính giải thích
của mô hình. Biến giáo viên là một biến đại diện cho sự phát triển giáo dục của
TPHCM nên tính giải thích sẽ không cao so với biến chỉ số phát triển giáo dục. Tuy
nhiên, do nguồn lực có hạn nên nhóm không thể thu thập được dữ liệu của biến chỉ số
phát triển giáo dục.
b. Về tính giải thích của mô hình
Sau khi lựa chọn mô hình là mô hình R, nhóm nghiên cứu đã tính toán được các nhân
tố ảnh hưởng đến chỉ số gia tăng dân số cơ học của TPHCM. Mô hình được chọn giải
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2
19
thích được ảnh hưởng của sự biến động GDP của TPHCM, số giáo viên, tổng số cơ sở
sản xuất đối với sự biến động chỉ số gia tăng dân số cơ học tại TPHCM.
c. Tính thực tiễn của mô hình
Từ mô hình lựa chọn, nhóm nghiên cứu đã đưa ra mối quan hệ giữa chỉ số gia tăng dân
số cơ học và các nhân tố tác động đến chỉ số này bằng một mô hình cụ thể. Mặc dù
còn nhiều thiếu sót nhưng mô hình cũng giúp chúng ta phần nào lượng hóa được mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố , tạo điều kiện cho các nghiên cứu tiếp theo đầy đủ và
chi tiết hơn.
Mô hình này cũng giúp nhóm nghiên cứu, những người mới bắt tay vào nghiên cứu có
điều kiện bước đầu xem xét vấn đề một cách hệ thống và sử dụng những công cụ khoa
học để phân tích, đánh giá và từng bước kiểm nghiệm thực tế.
d. Những hạn chế của mô hình
Do giới hạn của dữ liệu thu thập nên mô hình hồi quy ước lượng chưa lượng hóa hết
được những nhân tố trên thực tế ảnh hưởng tới việc gia tăng dân số cơ học tại
TPHMC. Mặt khác, nhóm cũng còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng xử lý dữ liệu, đánh giá
và kiểm định đối với phần dư nên mô hình đã lựa chọn chắc chắn chưa phải là mô hình
tốt nhất có thể từ bộ dữ liệu đã chọn.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2
20
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Những khuyến nghị về chính sách cho TPHCM.
Kiểm soát được tốc độ tăng dân số cơ học nhằm kiểm soát tốc độ tăng dân số chung
vẫn đang là bài toán khó giải đối với các đô thị, nhất là các đô thị lớn ở các nước đang
phát triển. Tuy nhiên qua phân tích bài viết, nhóm có một số đề xuất nhằm giảm tốc độ
tăng dân số cơ học TP.HCM góp phần giảm áp lực tăng dân số thành phố, nâng cao
chất lương cuộc sống dân cư.
Từ kết quả mô hình hồi quy, chúng ta thấy tốc độ tăng dân số cơ học thành phố Hồ Chí
Minh có quan hệ tuyến tính đồng biến với tổng sản phẩm, tổng số cơ sở sản xuất công
nghiệp và thương mại-dịch vụ và chỉ số phát triển giáo viên đại học, cao đẳng (là một
biến thể hiện sự phát triển giáo dục đại học của thành phố). Do đó, với mục tiêu nhằm
làm giảm hoặc kiểm soát tốc độ tăng dân số cơ học thành phố Hồ Chí Minh, nhóm
nghiên cứu đề xuất những chính sách như sau:
- Nhóm chính sách liên quan biến tổng sản phẩm: với mục tiêu làm giảm tốc độ tăng
dân số cơ học thành phố Hồ Chí Minh chúng ta không thể đưa ra các chính sách làm
giảm sự tăng trưởng GDP của thành phố mà thay vào đó, chúng ta cần đưa ra những
chính sách nhằm phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng miền khác nhau trên cả
nước để giảm sức hút di dân về TP.HCM, đặc biệt cần có những chính sách định
hướng phát triển kinh tế các tỉnh lân cận khu vực TP.HCM (Vũng Tàu, Bình Dương,
Tây Ninh, Long An, Đồng Nai v..v...) vừa trở thành những khu vực kinh tế làm vệ tinh
cho sự phát triển chung của cả vùng Đông Nam Bộ, vừa giảm sức hút lực lượng dân
cư, lao động lớn từ các địa phương này về TP.HCM sinh sống, làm việc.
- Nhóm chính sách liên quan biến tổng cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại-dịch
vụ: Chúng ta cần có những chính sách định hướng đối với TP. Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên
phát triển thương mại, dịch vụ, các trung tâm công nghệ kỹ thuật cao, có hàm lượng tri
thức lớn, phát triển thành những trung tâm công nghiệp sạch. Chuyển dần những
ngành có sử dụng nhiều lao động, đất đai với nhu cầu vận tải lớn ra các tỉnh lân cận.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tỉnh lân cân hình thành các khu công nghiệp
chuyên môn hoá cao, gắn liền với vùng nhiên liệu và lao động. Xây dựng các cụm
công nghiệp ở các vùng nông thôn để tạo đà cho các khu vực này phát triển. Tất nhiên,
song hành với nó là các chính sách quản lý, bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
- Nhóm chính sách liên quan đến biến chỉ số phát triển giáo viên đại học, cao đẳng (là
một biến thể hiện sự phát triển giáo dục đại học của thành phố), chúng ta cần có những
chính sách phân bố lại các trường đại học, cao đẳng. TP.Hồ Chí Minh sẽ tập trung đào
tạo các chương trình đại học và sau đại học theo hướng nghiên cứu chất lượng cao với
những ngành kỹ thuật mũi nhọn, những công nghệ mới. Các Tỉnh thành tập trung đào
tạo đại học theo diện rộng theo hướng đáp ứng được nhu cầu lao động cả nước. Đây là
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2
21
vấn đề quan trọng nhằm giảm lượng lớn dân nhập cư hàng năm từ các tỉnh thành về
tham gia học tập tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố và một bộ
phận sinh viên sau khi học xong có xu hướng tìm việc tại thành phố.
5.2 Định hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
5.2.1 Về các biến đã có của mô hình.
Cần tăng cường số quan sát của của mỗi biến độc lập để đạt được mức độ giải thích
cao hơn, cụ thể sẽ mở rộng số liệu quan sát thêm nhiều năm trước năm gốc chọn
(1980), đồng thời nếu điều kiện cho phép có thể chi tiết hơn nữa các giá trị quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tang dan so co hoc.pdf