a) Chuẩn bị mẫu:
Cân chính xác G(g) kẹo vào cố thuỷ tinh và hoà tan hoàn toàn bằng nước cất. Chuyển sang bình định mức 100ml. Tráng cốc bằng nước cất cho vào bình định mức trên. Thêm nước cất đến vạch định mức.
Thêm một ít chì axeetat bột ( 1,5g ) lắc đều và cho qua giấy lọc. Hứng dung dịch lọc vào cốc khô sạch
b) Tạo kết tủa:
Cho vào bình nón 250ml: 10ml dung dịch mẫu, 10ml felin A, 10ml felin B, lắc nhẹ.
Đặt bình nón trên bếp điện, đun sôi, sôi đúng 3 phút.
Lấy bình nón ra để nghiêng cho kết tủa lắng xuống. Dung dịch bên trên kết tủa Cu2O phải có màu xanh. Nếu không còn nghĩa là lượng Cu2+ không đủ phải làm lại.
c) Gạn lọc kết tủa:
Khi kết tủa Cu2O lắng xuống gạn phần nước bên trên và lọc qua phễu lọc xốp cắm xuyên qua nút cao su của bình lọc có nhánh nối với máy hút chân không
Rửa kết tủa bằng nước cất đun sôi và gạn lọc sau đó cho tiếp vào phễu cho đến khi trong bình nón mất màu xanh là được. Trong quá trình gạn, không để kết tủa Cu2O lọt qua phễu và luôn luôn giữ có một lớp nước trên mặt Cu2O để tránh tiếp xúc với không khí
d) Hoà tan kết tủa:
Lần cuối cùng gạn hết nước và cho ngay 10 – 20ml Fe2(SO4)3 để hoà tan Cu2O trong bình nón
Thay bình lọc này bằng bình lọc khác. Đổ dung dịch Fe2(SO4)3 đã hoà tan Cu2O trong bình nón vào phễu lọc. Tráng bình nón và rửa bằng Fe2(SO4)3 cho đến khi không còn vết Cu2O trong bình nón và phễu. Tráng phễu rửa lại bằng nước cất đun sôi rồi đổ cả vào phễu và hút hết xuống bình lọc.
e) Chuẩn độ:
Lấy bình lọc hút ra và chuẩn độ ngay bằng KMnO4 0,1N cho đến khi xuất hiện màu hồng bền trong 30 giây.
43 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3793 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích chất lượng sữa tiệt trùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
unfuric, đẩy nhanh quá trìng oxi hoá. Sản phẩm của sự vô cơ hoá protit là amôniac:
H2SO4 đđ, t0
CxHyOzNt + O2 (KK) NH3 + SO2 + CO2 + H2O + ...
CuSO4, K2SO4
- NH3 vừa mới sinh ra tác dụng ngay với H2SO4 (đđ):
2NH3 + H2SO4 = (NH4)2SO4
- Dùng kiềm mạnh NaOH đẩy NH3 từ muối (NH4)3SO4 ra dạng tự do:
2NaOH + (NH4)2SO4 = 2NH3 + Na2SO4 + H2O
- Cất NH3 dùng H2SO4 0,1N (đã biết trước thể tích) để hấp phụ NH3
- Chuẩn lượng H2SO4 0,1N dư bằn NaOH 0,1N
- Từ lượng NaOH 0,1N tiêu tốn tính lượng Nitơ
- Sau khi tính được hàm lượng Nitơ, muốn tính hàm lượng protid toàn phần trong thực phẩm ta tính như sau:
- Protid toàn phần = 6,38 x hàm lượng Nitơ toàn phần
Với 6,38 là hệ số.
2.4.2. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất:
Máy cất đạm Cân phân tích Cốc thuỷ tinh Pipet, buret Bếp đun, bình tam giác Bình định mức Sữa tiệt trùng K2SO4, CuSO4, H2SO4
2.4.3. Tiến hành:
2.4.3.1. Lấy mẫu:
Tuỳ hàm lượng protid có trong thực phẩm hặc tuỳ theo dạng sản phẩm mà có cách lấy mẫu như sau: Dùng pipet lấy chính xác 2 - 5ml mẫu cho vào bình Kendan.
2.4.3.2. Vô cơ hoá mẫu:
Thêm vào bình Kendan đã chứa mẫu 1g K2SO4, 2g CuSO4, 3ml H2SO4 đậm đặc, dùng ít nước sạch tráng sạch cổ bình, đặt miệng phễu lên miệng bình Kiendan, cặp bình Kiendan vào giá, đặt đáy bình nghiêng một góc 450 đặt tên bếp điện hoặc đèn cồn.
Đun nhẹ, sau vài phút chuyển sang đun mạnh cho đến khi toàn bộ dung dịch trong bình Kiendan có màu xanh của sunfat đồng hoặc xanh vàng thì ngừng.
Để nguội bình đến nhiệt độ phòng, chuyển sang bình định mức 100ml, tráng bình Kiendan bằn nước cất rồi thêm nước cất đến vạch định mức, lắc đều.
2.4.3.3. Cất mẫu:
Tiến hành trên máy cất đạm
Đun xong để nguội rồi lắp bình Kiendan vào máy cất đạm
Hút 20ml H2SO4 0,1N cho vào bình tam giác 250ml, 5 - 10ml nước cất và 3 - 5 giọt chỉ tịh hỗn hợp rồi đặt bình vào đầu dưới sinh hàn của máycats đạm, saôch đầu ống sinh hàn phải nhúng ngập dung dịch trong bình nón.
Dùng pipet lấy 10ml dung dịch ở bình định mức cho vào bầu cất của máy cất đạm thêm vò 10 -15ml NaOH 30%( nhỏ vào 5 giọt chỉ thị phenolphtalein 15 và cho từ từ NaOH 30% qua phễu vào bầu cất, nếu dung dịch trong bầu cất chưa chuyển qua màu hồng thì thêm NaOH cho đến khi xuát hiện màu hồng đậm), nút kín.
Cho nướccất vào khoảng 2/3 thể tích bình cầu, mở nước làm lạnh chảy vào ống làm lạnh.
Đun sôi dung dịch trong bình cầu khoảng 20 - 25 phút, dùng giấy quỳ thử với nước ngưng thoát ra không còn phản ứng kiềm là được. Cất xong dùng bình tia rửa sạch acid bám ở ống ngưng nhúng trong bình tam giác.
2.4.3.4. Chuẩn độ:
Chuẩn độ lượng H2S04 0,1N dư trong bình tam giác bằng NaOH 0,1N đến khi dung dịch trong bình tam giác chuyển sang màu xanh lá cây là được.
2.4.3.5. Cất mẫu trắng:
Cất mẫu trắng với lượng thuốc thử và thao tác như trên nhưng thay 10ml dung dịch trong bình định mức bằng 10ml nước cất.
2.4.4. Kết quả:
Hàm lượng Nitơ toàn phần được tính như sau:
X = (g/l)
Trong đó: V0: thể tích bình định mức (ml)
V’: thể tíchdung dịch mẫu lấy để cất (ml)
V1: số ml NaOH 0,1N tiêu tốn để chuẩn mẫu trắng (ml)
V2: số ml NaOH 0,1N tiêu tồdể chuẩn mẫu thử (ml)
V: số ml mẫu phân tích (ml)
0,0014: lượng Nitơ ứng với 1ml NaOH 0,1N (g)
2.4. Xác định hàm lượng glucid ( là xác định đường khử lactozza):
2.4.1. Nguyên tắc:
- Trong môi trường kiềm, đường khử dễ dàng khử Cu2+ trong dung dịch felin tạo Cu+ dưới dang Cu2O kết tủa màu đỏ gạch.
Dung dịch felin A : CuSO4
Dung dịch felin B : NaOH, Kali natri tacrat
- Phản ứng xảy ra khi trộn felin A và felin B:
CuSO4 + 2NaOH = Cu(OH)2 + Na2SO4
HO – CH – COOK O – CH - COOK
Cu(OH)2 + = Cu + 2H2O
HO – CH - COONa O – CH – COONa Kali natri tacrat
- Đường khử khử hỗn hợp felin:
O – CH - COOK HO – CH - COOK
R – CHO + 2Cu + 2H2O = Cu2O +
O – CH - COONa HO – CH - COONa
+ R - COOH
- Hoà tan Cu2O kết tủa bằng dung dịch Fe2(SO4)3 trong môi trường H2SO4 đậm đặc:
Cu2O + Fe2(SO4)3 + H2SO4 = 2CuSO4 + 2FeSO4 + H2O
- Dùng chất chuẩn KMnO4 0,1N để chuẩn dộ lượng FeSO4 tạo thành:
2KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 = K2SO4 + Fe2(SO4)3 + MnSO4 + H2O
- Tại thời điểm kết thúc định phân, dung dịch có màu hồng. Từ lượng KMnO4 0,1N tiêu tốn sẽ tính được hàm lượng đường khử.
2.4.2. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất:
- Cốc thuỷ tinh - Bình đinh mức - Phễu thuỷ tinh, giấy lọc - Pipet, buret - Máy lọc chân không - Bình nón - Sữa tiệt trùng - Felin A, Felin B - KMnO4 0,1N - Fe2(SO4)3
2.4.3. Tiến hành:
a) Chuẩn bị mẫu: Cân chính xác G(g) kẹo vào cố thuỷ tinh và hoà tan hoàn toàn bằng nước cất. Chuyển sang bình định mức 100ml. Tráng cốc bằng nước cất cho vào bình định mức trên. Thêm nước cất đến vạch định mức.
Thêm một ít chì axeetat bột ( 1,5g ) lắc đều và cho qua giấy lọc. Hứng dung dịch lọc vào cốc khô sạch
b) Tạo kết tủa: Cho vào bình nón 250ml: 10ml dung dịch mẫu, 10ml felin A, 10ml felin B, lắc nhẹ.
Đặt bình nón trên bếp điện, đun sôi, sôi đúng 3 phút.
Lấy bình nón ra để nghiêng cho kết tủa lắng xuống. Dung dịch bên trên kết tủa Cu2O phải có màu xanh. Nếu không còn nghĩa là lượng Cu2+ không đủ phải làm lại.
c) Gạn lọc kết tủa:
Khi kết tủa Cu2O lắng xuống gạn phần nước bên trên và lọc qua phễu lọc xốp cắm xuyên qua nút cao su của bình lọc có nhánh nối với máy hút chân không
Rửa kết tủa bằng nước cất đun sôi và gạn lọc sau đó cho tiếp vào phễu cho đến khi trong bình nón mất màu xanh là được. Trong quá trình gạn, không để kết tủa Cu2O lọt qua phễu và luôn luôn giữ có một lớp nước trên mặt Cu2O để tránh tiếp xúc với không khí
d) Hoà tan kết tủa: Lần cuối cùng gạn hết nước và cho ngay 10 – 20ml Fe2(SO4)3 để hoà tan Cu2O trong bình nón
Thay bình lọc này bằng bình lọc khác. Đổ dung dịch Fe2(SO4)3 đã hoà tan Cu2O trong bình nón vào phễu lọc. Tráng bình nón và rửa bằng Fe2(SO4)3 cho đến khi không còn vết Cu2O trong bình nón và phễu. Tráng phễu rửa lại bằng nước cất đun sôi rồi đổ cả vào phễu và hút hết xuống bình lọc.
e) Chuẩn độ:
Lấy bình lọc hút ra và chuẩn độ ngay bằng KMnO4 0,1N cho đến khi xuất hiện màu hồng bền trong 30 giây.
2.4.4. Kết quả:
Hàm lượng đường khử lactoza được tính bằng công thức:
Rs =
Trong đó: a: lượng glucoza được tra từ số ml KMnO4 tiêu tốn
V0: thể tích bình định mức ( ml )
V: thể tích dung dịch lấy thử ( ml )
G: lượng cân mẫu ( g )
Chú ý: Hàm lượng đường không quá 30%. Nếu cao quá kẹo dễ hút nước do đó dễ ẩm và dễ chua.
2.4. Xác định hàm lượng Canxi :
2.4.1. Nguyên tắc:
- Dùng chất chuẩn Trilon B để xác định nồng độ Ca2+ với chỉ thị Muretxit và dùng NaOH để điều chỉnh pH >= 11.
- Khi chưa chuẩn độ trong bình nón Muretxit kết hợp với Ca2+ tạo ra phức có màu đỏ.
- Khi định phân bằng Trilon B và đến điểm tương đương thì chỉ thị được giải phóng hoàn toàn ở dạng tự do, dung dịch chuyển sang màu tím.
- Định phâncho đến khi dung dịch chuyển từ màu đỏ sang màu tím thì ngừng chuẩn độ.
2.4.2. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất:
- Bình nón, pipet, buret.
- Chất chỉ thị Muretxit.
- Dung dịch NaOH 20%.
2.4.3. Tiến hành:
- Trên buret chứa dung dịch Trilon B.
- Trong bình nón dung tích 250ml (đã tráng rửa bình bằng nước cất) chứa 50ml sữa, 1ml dung dịch NaOA 20% và vài giọt Muretxit, lắc đều.
- Xảy ra hai trường hợp:
+ Nếu dung dịch trong bình nón có màu tím thì chứng tỏ trong sữa không có Ca2+.
+ Nếu trong bình nón có màu đỏ thì ta tiến hành chuẩn độ cho đến khi dung dịch trong bình nón xuất hiện màu tím thì dừng lại.
- Ghi thể tích Trilon B tiêu tốn.
2.4.4. Kết quả:
- Ta có nồng độ đương lượng của Canxi là:
NCanxi = (N)
- Vậy hàm lượng Canxi có trong sữa là:
aCanxi = (g/l)
Trong đó: N: nồng độ đương lượng của Canxi.
Đ: khối lượng đương lượng của Canxi ( ĐCa = 40).
V: thể tích mẫu.
2.5. Xác định hàm lượng các kim loại nặng (Dùng phương pháp Ditizon):
2.5.1. Xác định Đồng (Cu), Chì (Pb), Kẽm (Zn):
Bản chất của phương pháp Ditizon:
NH-NH-C5H6
S=C
N=N- C5H6
Ditizon tan trong cacbontetraclorua và cloroform có màu xanh lá cây.
Trong môi trường nước Ditizon tồn tại cân bằng: HDz ↔ Dz- + H+
Do đó ở trong môi trường trung tính hay axit, Ditizon ở dạng phân tử nhiều hơn nên chúng ít tan.
Trong môi trường kiềm Ditizon tan nhiều hơn do ở dạng ion nhiều hơn.
Ditizon tạo với các ion kim loại thành các Ditizonnat có màu, ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong cacbontetraclorua và cloroform.
Các Ditizon tồn tại ở 2 dạng tuỳ thuộc vào pH của môi trường:
- pH ≤ 7: Chúng tồn tại ở dạng xeton
- pH ≥ 7: Chúng tồn tại ở dạng enol.
Nguyên tắc chung của phương pháp:
- Dùng phương pháp chiết
- Dùng dung môi cacbontetraclorua hay cloroform.
- Cho các ditizon tác dụng với kim loại cần xác định tạo thành Ditizonat.
- Điều chỉnh pH để Ditizonnat tách ra khỏi dung môi.
Nguyên tố
Điều kiên chiết
Màu của Ditizon
pH chiết hoàn toàn
Dung môi chiết
Chì
Đồng
Kẽm
Môi trường kiềm:đỏ
Môi trường axit: đỏ tím
Trung tính hay kiềm yếu:đỏ
7-10
2-5
CCl4
CCl4
CCl4
Chuẩn bị dung dịch để xác định Đồng, Chì, Kẽm:
Các kim loại này có trong thực phẩm với lượng nhỏ do đó phải vô cơ hoá mẫu để xác định chúng.
Có 2 phương páp vô cơ hoá mẫu:
*Vô cơ hoá mẫu bằng phương pháp khô:
Đốt cháy hoàn toàn các chất hữu cơ có trong mẫu bằng lò nung. Trong quá trình đốt có bổ sung thêm chất MgO2 và (CH3COO)2Ca để tăng tốc độ đót cháy và ngăn tạo thành các hợp chất bay hơi của kim loại.
-Dụng cụ, hoá chất: + Capxun dung tích 250ml
+ Bình định mức dung tích 250ml
+ Bếp cách cát, lò nung
+ Phễu, pipet 100ml, cân kỹ thuật
+ Giấy lọc, bếp điện
+ Hoá chất: MgO2 và (CH3COO)2Ca , HNO3 đâm đặc.
-Tiến hành:
Lấy mẫu
Vô cơ hoá mẫu
Định mức mẫu
+ Lấy mẫu: Dùng pipet hút 100ml mẫu cho và capxun
+ Vô cơ hoá mẫu: Thêm vào acpxun 0,5g MgO2 và 0,5g (CH3COO)2Ca. Đặt capxun lên bbếp các đốt cho mẫu cháy thành than, sau đó đặt vào lò nung ở nhiệt độ t= 600-700oC, đến khi mẫu biến thành tro xám hoàn toàn. Và sau đó lấy capxun ra khỏi là nung, để nguội, cho vào capxun 20ml HNO3 đậm đặc và 50 ml nước cất 2 lần. Đặt capxun lên bếp điện đun cho tan hết muối bám ở trên capxun, đun sôi thên 10 phút nữa.
+ Định mức mẫu: Chuyển toán bộ dung dịch từ capxun vào bình định mức 250 ml, tráng rữa capxun nhiều lần, sau đó thêm nước cất đến vạch định mức, lắc kỷ.
*Vô cơ hoá mẫu bằng phương pháp ướt: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ trên bếp điện với xúc tác H2SO4 đậm đặc, đó là những chất oxy hoá mạnh làm tăng tốc độ đốt cháy.
- Dụng cụ: Như phương pháp khô.
- Hoá chất:
+ H2SO4 đậm đặc (d=1,84)
+ HNO3 đâm đặc(d=1,4)
+ Amonxetat :NH4CH3COO
- Tiến hành :
+ Lấy mẫu giống như phương pháp khô.
+ Thêm vào capxun đựng mẫu 3ml HNO3 đâm. đặc, 50ml H2SO4 đậm đặc. Đặt capxun lên bếp điện và đun sôi daung dịch traong capxun, tiếp tục đun cứ 10 phút nhỏ 5-20 giọt HNO3 đậm đặc, khí NO2 sẽ thoát ra . Nếu thấy màu trong capxun sẫm lại thì thăng cường nhỏ HNO3 và khi dung dịch trở nên nhạt màu thì giãm nhỏ HNO3 lại đên khi dung dịch không màu thì thôi.
+ Tiếp tục đun cho đến khí khói trắng bốc hết, tiếp tục đun thêm 10 phút nữa. Nếu dung dịch không màu thì việc vô cơ hoá đã xong.
+ Lấy capxun ra khỏi bếp điện, nhỏ 0,2g NH4CH3COO, khuấy cho tan hết.
+ Định mức dung dịch trong capxun thành 250ml, nếu thấy dung dịch trong capxun đục thì lọc trước khi định mức.
2.5.2. Xác định hàm lượng Đồng( Cu):
2.5.2.1. Nguyên tắc:
Ditizon tác dụng với ion Cu2+ xảy ra các phản ứng sau:
Cu2+ + 2H2Dz = Cu(HDz)2 + 2H+
Cu2+ + Cu(HDz)2 = 2CuDz + 2H+
Cu2+ + H2Dz = CuDz + 2H+
Cu(HDz)2 : màu đỏ tín
CuDz : màu vàng nâu
Cu(Dz)2 và CuDz đều tan trong dung môi hữu cơ và không tan trong nước
- Trong môi trường axit yếu và có dư ditizon thì việc tạo thành Cu(HDz)2 thuận lợi hơn
- Trong môi trường trung tính thì cả 3 phản ứng trên đều xảy ra
- Ở nnồng độ cao và pH=2 việc tạo thành CuDz xảy ra thuận lợi hơn
Trong phần dung môi hữu cơ, Cu(HDz)2 dễ bị phân ly tạo thành CuDz:
Cu(HDz)2 = CuDz + H2Dz
- Do các điều kiện trên, để xác định đồng bằng ditizon, thường tiến hành ở pH=3-4 để thu Cu2+ dưới dạng Cu(HDz)2 là hoàn toàn.
2.5.2.2. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất:
- Cân phân tích - Cốc thuỷ tinh 250ml
- Bình định mức dung tích 1000 ml - Giấy thử pH.
- Phễu chiết dung tích 100ml. - Buret 100ml
- Amoniac 2N
- Dung dịch Ditizon trong cloroform 50µM.
- H2SO4 2N: Hoà tan 55ml H2SO4 (d = 1,84) vào nước cất thành 1000ml.
- Dung dịch đồng tiêu chuẩn 25 µM: Hoà tan 19,64 g CuSO4.5H2O tinh khiết loại I trong nước cất hai lần, đổi thành 1000ml. 1ml dung dịch này chứa 5g đồng.
2.5.2.3. Tiến hành:
- Loại Sn2+ dung dịch mẫu: Lấy 25ml dung dịch từ bình định mức (đã vô cơ hoá) cho vào cốc thuỷ tinh dung tích 250ml, cho vào cốc 10ml Br2 lỏng và đun tren bếp điện để đuổi hết SnBr4.tiếp tục đun, thêm nứơc cất vào rồi tiếp tục đun cho đén khi dung dịch không còn màu đỏ của brom. Lúc này dung dịch chỉ còn các ion Cu2, Zn2+, Fe2 , Pb2+ …
- Cho dung dịch đã loại chì vào phễu chiết, điều chỉnh độ pH của dung dịch đến có pH = 3 – 4 bằng amoniac 2N hay H2SO4 2N (dùng giấy thử pH).
- Chiết chuẩn độ: Nạp Ditizon 50µM vào buret. Nhỏ 1ml Ditizon vào phễu chiết chứa dung dịch mẫu, lắc 30 giây. Nếu có Cu2+ thì trong phần dung môi cloroform sẽ có màu đỏ của chì ditizonat. Chiết bỏ phần màu đỏ tím (phải chiết thật cẩn thận để dung dịch mẫu không chảy ra )
Lại cho thêm 1ml dung dịch Ditizon vào phễu chiết, lắc 30 giây và lại tách bỏ màu đỏ tím. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi phần dung môi trong phễu chết kém đỏ, khi đó lượng đồng trong dung dịch đã giảm rất nhiều. Lúc đó nhỏ 0,2ml ditizon vào phễu chiết, lắc và tách như trên cho đến khi nhỏ ditizon vào phễu chiết ditizon vẫn giữ đựơc màu xanh sau khi lắc 30 giây thì thôi. Ghi tổng số ml Ditizon đã dùng để chuẩn độ ion đồng.
- Xác định độ chuẩn của Ditizon:
Lấy chính xác 10ml dung dịch chì tiêu chuẩn vào phễu chiết sạch. Nạp dung dịch Ditizon 50µM vào buret. Tiến hành chuẩn độ như trên và căn cứ vào độ chuẩn của Ditizon này tính kết quả hàm lượng đồng.
2.5.2.4. Kết quả:
Tính: 1ml dd ditizon ứng với bao nhiêu g đồng
1ml CuSO4.5H2O 25µM chứa 5g chì
Vậy: 1ml dd Ditizon ứng với số g chì
Hàm lượng chì tính bằng gam chứa trong 1lít sữa là:
3,45.a.V.100
X= (g/l)
V1.Vo
Trong đó:
3,45: Số gam đồng tương ứng với 1ml dd ditizon
a: Thể tích dung dịch ditizon đã dùng để chuẩn độ(ml)
V: Dung tích bình định mức(ml)
V1: Thể tích dung dịch hút từ bình đem phân tích
Vo : Thể tích sữa lấy phân tích
2.5.3. Xác định hàm lượng Chì( Pb):
2.5.2.1. Nguyên tắc:
- Trong môi trường trung tính hay kiềm, ion Pb2+ tạo với Ditizon tạo thành chì ditizonat màu đỏ tan trong dung môi hữu cơ:
Pb2+ +2H2DZ = Pb(Dz)2 + 2H+
- Vì Pb(Dz)2 tan rất ít trong dung môi hữu cơ do đó khi dùng mmôi trường trung tính tốt nhất nên dùng nồng độ Ditizon trong CCl4 50µM(micro phân tử gam :12,81mg/l). Trong CHCl3, Pb(Dz)2 tan gần 17 lần trong CCl4. Do đó để xác định Pb người ta thường dùng CHCl3 để hoà tan ditizon.
- Ở pH > 7 việc thu Pb2+ vào dạng Pb(Dz)2 là hoàn toàn. Tuy nhiên pH>9,5 thì Pb(Dz)2 trong CHCl3 bị phân huỷ.
- Trong dung dịch sau khi vô cơ hoá có thể có mặt của oin Sn2+, Cu2, Zn2+, Fe2+…Các ion này có thể bị che dấu bởi KCN, tuy nhiên Sn2+ không bị che bởi KCN do đó phải tích ion này ra khỏi dung dịch trước khi xác định chì.2.5.2.2. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất:
- Cân phân tích - Cốc thuỷ tinh 250ml
- Bình định mức dung tích 1000 ml - Giấy thử pH.
- Phễu chiết dung tích 100ml. - Buret 100ml
- Dung dịch tiêu chuẩn 25µM(hoà tan 8,28mg Pb(NO3)2 tinh khiết loại 1 trong nước cất 2 lần, đến thành 1000ml, 1ml dung dịch này chứa 1,175g chì)
- Dung dịch amoniac 2N
- KCN tinh thể
- Dung dịch Ditizon tiêu chuẩn (Dung dịch Ditizon trong Cloroform 50µM): Cân chính xác 12,81mg Ditizon tinh khiết cho vào cốc, thêm 200ml CHCl3 vào cốc và khuấy nhẹ cho tan Ditizon, định mức trong 1000ml, lắc kỹ.
- Hydroxylamin hydroclorua (NH2 OH.HCl) tinh thể.
2.5.2.3. Tiến hành:
- Loại Sn2+ ra khỏi dung dịch mẫu:
Lấy 25ml dung dịch từ bình định mức (đã vô cơ hoá) cho vào cốc thuỷ tinh dung tích 250ml, cho vào cốc 10ml Br2 lỏng và đun tren bếp điện để đuổi hết SnBr4.tiếp tục đun, thêm nứơc cất vào rồi tiếp tục đun cho đén khi dung dịch không còn màu đỏ của brom. Lúc này dung dịch chỉ còn các ion Cu2, Zn2+, Fe2 , Pb2+ …
- Che dấu các ion Cu2, Zn2+, Fe2 , …:
Chuyển dung dịch đã loại Sn2+ vào phễu chiết. Cho vào phễu chiết vài tinh thể NH2 OH.HCl lắc cho tan hết. Cho vào phễu một lương KCN (bằng hạt ngô), lắc cho tan hết. Điều chỉnh pH dung dịch đến pH>7,5 bằng NH4OH 2N hoặc HNO3 2N.
- Chiết chuẩn độ:
Nạp Ditizon 50µM vào buret. Nhỏ 1ml Ditizon vào phễu chiết chứa dung dịch mẫu, lắc 30 giây. Nếu có Pb2+ thì trong phần dung môi cloroform sẽ có màu đỏ của chì ditizonat. Chiết bỏ phần màu đỏ tím (phải chiết thật cẩn thận để dung dịch mẫu không chảy ra )
Lại cho thêm 1ml dung dịch Ditizon vào phễu chiết, lắc 30 giây và lại tách bỏ màu đỏ tím. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi phần dung môi trong phễu chết kém đỏ, khi đó lượng chì trong dung dịch đã giãm rất nhiều. Lúc đó nhỏ 0,2ml ditizon vào phễu chiết, lắc và tách như trên cho đến khi nhỏ ditizon vào phễu chiết ditizon vẫn giữu đựơc màu xanh sau khi lắc 30 giây thì thôi. Ghi tổng số ml Ditizon đã dùng để chuẩn độ ion chì.
- Xác định độ chuẩn của Ditizon:
Lấy chính xác 10ml dung dịch chì tiêu chuẩn vào phễu chiết sạch. Nạp dung dịch Ditizon 50µM vào buret. Tiến hành chuẩn độ như trên và căn cứ vào độ chuẩn của Ditizon này tính kết quả hàm lượng chì.
2.5.2.4. Kết quả:
Tính: 1ml dd ditizon ứng với bao nhiêu g chì
1ml Pb(NO3)2 25µM chứa 5,175g chì
Vậy: 1ml dd Ditizon ứng với số g chì
Hàm lượng chì tính bằng gam chứa trong 1lít sữa là:
3,45.a.V.100
X= (g/l)
V1.Vo
Trong đó:
3,45: Số gam chì tương ứng với 1ml dd ditizon
a: Thể tích dung dịch ditizon đã dùng để chuẩn độ(ml)
V: Dung tích bình định mức(ml)
V1: Thể tích dung dịch hút từ bình đem phân tích
Vo : Thể tích sữa lấy phân tích
2.5.3. Xác định hàm lượng Kẽm( Zn):
2.5.3.1. Nguyên tắc:
- Trong môi trường trung tính hay kiềm yếu, Zn2+ tác dụng với ditizon tạo thành phức chất Zn(HDz)2 màu đỏ.
Zn2+ + 2H2Dz = Zn(HDz)2 + 2H+
- Phản ứng tren thích hợp khi pH=6,3 tương ứng với dung dich chứa dung dịch đệm citrat.
- Nồng độ của Zn2+ càng lớn màu của Zn(HDz)2 càng đậm.
- Đem đo màu của dung dịch tạo phức chất màu đỏ sã xác định nồng độ của Zn2+ trong mẫu.
- Phải loại bỏ ion Cu2+, Pb2+ trước khi xác định Zn2+ .
2.5.3.2. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất:
-Cân phân tích -Cốc thuỷ tinh 250ml
-Bình định mức dung tích 1000 ml -Giấy thử pH.
- Phễu chiết dung tích 100ml. - Buret 100ml
- Amoniac 2N
- Kali-Natri tactrac dung dịch 20%.
- Dung dịch Natrisunfua Na2S bão hoà
- Dung dịch Ditizon trong Cloruaform 50µM
- Dung dịch kẽm tiêu chuẩn: cân 43,97mg ZnSO4.7H2O tinh khiết loại 1 cho vào bình định mức dung tích 1000ml, thêm vào 10ml H2SO4 2N, thêm nước cất đến vạch định mức và lắc kĩ. 1ml dung dịch chứa 10gkẽm.
2.5.3.3. Tiến hành:
Loại bỏ Cu2+
Chiết kẽm bằng Ditizon và loại bỏ chì
Đo màu dung dịch mẫu
Đo màu dung dịch kẽm tiêu chuẩn
- Loại bỏ Cu2+ :
+ Lấy 25ml dung dịch đã vô cơ háo cho vào phễu chiết. Trung hoà bằng NH3 2N đến pH=7 với giấy thử pH. Cho vào phễu chiết 5ml dung dịch ditizon, lắc mạnh phễu chiết 1-2 phút rồi để yêu cho phân lớp.
+ Tách bỏ lớp dưói có phức đồng-ditizonat có màu đỏ tím. Thêm ditizon và tiếp tục lắc cho đén khi không còn màu đỏ tím ở phần ditizon.
- Chiết kẽm bằng Ditizon và loại bỏ chì:
+ Cho phần dung dịch ditizon và một cốc, cho vào cốc 3ml kili-natri tactrac dung dịch 20% để chúng kết tủa các hydroxyt khin loại trung hoà amoniac.
+ Chuyển toàn bbộ dung dịch từ cốc vào phễu chiết, lắc kỹ. Dung dịch sẽ có màu đỏ của kẽm-ditizonat. Cho vào phễu 10ml Natrisunfua dung dịch bão hoà (để loại chì và ditizon dư), lắc kỹ, để yên cho tách lớp. loại bỏ lớp dưới, tiếp tục rửa với Natrisunfua cho đến khi lớp dưới không màu thì thôi.
- Đo màu dung dịch mẫu:
+Chuyển dung dịch màu đỏ của kẽm-ditizonat vào bình định mức dung tích 25ml, thêm cloruaform đến vạch định mức, lắc kỹ.
+ Đem dung dịch này đo màu trên máy đo màu, trị số đọc được là mật độ quang của mẫu phân tích: D1
- Đo màu dung dịch kẽm tiêu chuẩn:
Lấy 10ml dung dịch kẽm tiêu chuẩn vào phễuchiết khác. Tiến hành chuẩn độ Zn2+ với ditizon và cũng thu phần dung môi chứa kẽm-ditizonat màu đỏ vào bình định mức 25ml, thêm nước cất đến vạch định mức và tiien hành đo màu dung dịch này. Trị số đo được là mật độ quang của mẫu chuẩn: Do
2.5.3.4. Kết quả:
Hàm lượng Kẽm trong sữa được tính theo công thức:
10.V2.Do.Vo 1000
Zn2+ = × (g/l)
D1.V V1
Trong đó:
V2 : Số ml kẽm tiêu chuẩn
Do : Trị số đo mật độ quang đối với mẫu chuẩn
D1: Trị số đo mật độ quang đối với mẫu phân tích
Vo : Thể tích bình định mức (ở phần vô cơ hoá)
V1 : Thể tích dung dich mẫu lấy để chuẩn
V :Thể tích sữa lấy để phân tích
2.5.4. Xác định hàm lượng Thiếc:
2.5.4.1. Nguyên tắc:
- Sau khi vô cơ hoá mẫu thực phẩm, dng dịch chứa thiếc cả hai dạng Sn2+ và Sn4+.
- Dùng hyđro khử toàn bộ lượng Sn4+ về dạng Sn2+.
- Cho I2 dư tác dụng với Sn2+ trong môi trường acid.
- Xác định I2 thừa bằng chất chuẩn Na2S2O3. Từ đó tính được hàm lượng Sn có trong mẫu.
¥ Các phản ứng xảy ra trong quá trình xác định thiếc:
Khi đốt mẫu HNO3 và H2SO4 tác dụng với nhau tạo thành acid nitro zynsunfic, chất này có tác dụng oxy hoá mạnh các chất hữu cơ và cả Sn2+, Sn có trong mẫu.
HO
SO2 + HOH = H2SO4 + NO + NO2
ONO
NO và NO2 bốc đi khi đun mạnh
Khi đun nóng và sự có mặt của các chất hữu cơ, HNO3 phân giải theo phương trình:
2HNO3 = H2O + 2NO = 3O
Oxy hoá hoạt động này sẽ oxy hoá các hợp chất hữu cơ thành H2O và CO2, CO2 sẽ bốc đi khi đốt.
H2SO4 hút nước và phá huye các liên kết phức tạp của protic. Glucid, lipid. Ngoài ra nó cũng bị khử một phần thành SO2
H2SO4 = H2O + SO2 + O
Oxy này giúp cho quá trình oxy hoá các chất hữu cơ, còn SO2 bốc đi khi đun.
Khi nhôm gặp HCl xảy ra phản ứng:
Al + 3HCl = AlCl3 + 3H
Hydro này sẽ khử Sn4+ thành Sn2+
SnCl4 + 2H = SnCl2 + 2HCl
Hoặc Sn2+ thành Sn kim loại
SnCl2 + 2H = Sn + 2HCl
Sn khim loại này tan trong HCl
Sn + 2HCl = SnCl2 + 2H
Khi CaCO3 gặp HCl sãe tạo ra CO2
CaCO3 + 2HCl = CaCl2 + CO2 + H2O
Phản ứng này thực hiện trong bình kín.
Sn2+ oxy hoá bởi Iốt trong môi trường HCl
SnCl2 + I2 + 2HCl = SnCl4 + 2HI
Phản ứng chuẩn độ I2 bằng Na2S2O3
I2 + Na2S2O3 = 2NaI + Na2S4O6
2.5.4.2. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất:
- Pipet 50, 25ml - Bình đốt Kiendan dung tích 500ml
- Bình kíp - Nút cao su
- Ống thuỷ tinh - Buret, cân kỷ thuật
- H2SO4 đậm đặc (d= 1,84) - HNO3 đậm đặc (d=1,4)
- Amôn oxalat (NH4C2O4) tinh thể - HCl đậm đặc (d = 1,19)
- Nhôm kim loại (hạt hoặc bột) - Canxi cacbonat (CaCO3)
- I2 dung dịch 0,02N - Na2S2O3 0,01N
- Hồ tinh bột 1%
2.5.4.3. Tiến hành:
1. Vô cơ hoá mẫu:
Lấy mẫu: Hút 50ml sữa, cho vào bình đốt Kiendan. Thêm vào bình 50ml H2SO4 và 10ml HNO3 đậm đặc, lắc đều.
Đun bình Kiendan trên bếp điện để dung dịch trong bình sôi mạnh để hơi nước và khói trắng bốc lên (làm trong tủ hơi nước). Sau đó cho HNO3 vào từng giọt một (đến hết 3 – 4ml) và tiếp tục đun cho đến khi dung dịch trong bình có màu vàng nhạt lúc để nguội không màu mới thôi.
Cho vào bình 5g amon oxalat tiinh thể để khử hết các hợp chất chứa Nitơ. Đun tiếp trên bếp điện cho tới khi có khói trắng bốc lên.
2. Định mức:
Sau khi để nguội, chuyển toàn bộ dung dịch thừ bình đốt Kiendan sang bình nón dung tích 500ml. Dùng nước cất tráng bình đốt nhiều lần, nước tráng cũng cho vào bình nón. Thêm vào bình nón 50ml dung dịch HCl đậm đặc.
3. Chuyển Sn4+ về dạng Sn2+:
Đậy bình nón bằn nút cao su có hai lỗ, một lỗ cắm ống thuỷ tinh để dẫn khí CO2 vào, ống này cắm sát xuống đáy bình nón. Lỗ kia cắm một ống thuỷ tinh khác dài 10cm và sâu xuống quá nút 3cm.
Cho 0,5d Nhôm (không chứa thiếc) vào bình nón và bắt đầu dẫn khí CO2 từ bình kíp vào. CO2 đuổi oxy của không khí ra khỏi bình nón, chống sự oxy hoá Sn2+. Đun sôi dung dịch trong bình nón, nếu thấy có kết tủa Sn thì đun kỹ cho tan hết.
Để nguội bình xuống đến nhiệt độ 15 – 200C vào bình nón.
4. Cho Sn2+ tác dụng với I2:
Nhanh chóng tháo bình nón ra khỏi bình kíp, mở nút và cho nhanh 25ml dung dịch I2 0,01N (chứa trong buret) lắc mạnh và đều. Dùng nước cất tráng tất cả chất lỏng dính ở nút, ống thuỷ tinh và thành trong bình vào bình nón.
5. Chuẩn lượng I2 dư:
Cho vào bình nón 1ml tinh bột 1%, chuẩn độ I2 dư bằng Na2S2O3 0,01N đến khi dung dịch mất màu xanh.
Phải chuẩn thật nhanh, tránh oxy không khí vào nhiều ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
6. Làm mẫu trắng:
Lấy 25ml I2 0,01N vào bình nón mới, thêm 100ml nước cất và 1ml tinh bột 1%, chuẩn độ I2 bằng Na2S2O3 0,01N đến khi dung dịch mất màu xanh.
2.5.4.4. Kết quả:
Hàm lượng thiếc được tình bằng công thức:
0,5935(a – b).100
Sn = (mg/l)
V
Trong đó:
a: số ml Na2S2O3 0,01N dùng để chuẩn độ mẫu trắng
b: số ml Na2S2O3 0,01N dùng để chuẩn độ mẫu phân tích
V: thể tích lấy mẫu sữa để phân tích
2.5.5. Xác định hàm lượng Asen( As):
2.5.5.1. Nguyên tắc:
- Hợp chất asen có trong mẫu được khử bởi hyđro tạo thành asen hyđrua (AsH3).
- Asen hyđro phản ứng với thuỷ ngân clorua tẩm trên giấy lọc tạo thành hợp chất màu nâu.
- So sánh độ màu của giấy này với dãy giấy tẩm HgCl2 tiêu chuẩn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích chất lượng sữa tươi tiệt trùng.doc