Đồ án Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng trong công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao

 Như đã trình bày ở trên, do dây chuyền sản xuất của Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm thao là dây chuyền khép kín, có công suất lắp đặt tương đối lớn, tiêu tốn nhiều năng lượng. Chi phí năng lượng mà chủ yếu là chi phí cho tiêu thụ điện năng phục vụ sản xuất của công ty hiện nay thuộc loại cao. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho giá thành sản xuất sản phẩm cao lên, dẫn tới giá bán của các sản phẩm của công ty như A xít, Supe lân và NPK so với giá bán các sản phẩm cùng loại nhập ngoại trên thị trường là tương đối cao.Hiện nay Công ty đang tiến hành xây dựng thêm dây chuyền A.xit 3 và dây chuyền Supe. Do đó điện năng tiêu thụ trong những năm tới sẽ tăng lên khi đó thì chi phí điện năng sẽ tăng lên Đây là một điều rất nguy hiểm, bởi khi đó Công ty sẽ mất ưu thế cạnh tranh về mặt giá cả trên thị trường so với các đối thủ khác cùng sản xuất và kinh doanh các mặt hàng giống như của Công ty. Nhất là trong thời điểm hiện tại các hãng sản xuất có uy tín trên thị trường đang tìm mọi cách nhằm giảm giá bán các sản phẩm của hãng họ xuống nhằm tranh giành thị trường với các hãng có cùng mặt hàng cũng có uy tín chất lượng đang buôn bán thị trường mà trong thời điểm hiện nay thì sản phẩm của công ty đang tiêu thụ nhanh trên thị trường phân Việt Nam. Trong khi đó người tiêu dùng có quyền lựa chọn mua các sản phẩm mà họ muốn, và tất nhiên nếu 2 mặt hàng có tính năng, tác dụng như nhau thì họ sẽ ưu tiên lựa chọn tiêu dùng mặt hàng nào có giá bán rẻ hơn.

doc105 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng trong công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lĩnh vực sản xuất của công ty đồng thời là người trực tiếp chỉ đạo công tác sản xuất của các Xí nghiệp, phân xưởng. Phó giám đốc kỹ thuật cũng là người chỉ dạo trực tiếp các phòng ban chức sau : Phòng Kỹ thuật công nghệ Phòng thí nghiệm trung tâm Phòng cơ khí Phòng Giám sát kỹ thuật an toàn Phòng thiết kế Phòng Điện nước Và Các xí nghiệp phân xưởng gồm 13 đơn vị : Xí nghiệp axit 1, xí nghiệp axit 2, xí nghiệp supe 1, xí nghiệp supe 2, xí nghiệp cơ khí, Phân xưởng NPK, Phân xưởng Máy đo, Phân xưởng ôxy, Phân xưởng Lắp ráp, Phân xưởng Đóng bao. Các Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ thực hiện quá trình sản xuất, các lĩnh vực về công nghệ sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.... Phó giám đốc kinh tế Là người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh của công ty. Phó giám đốc kinh tế trực tiếp chỉ đạo một số phòng ban chức năng sau: Xí nghiệp Vật tư vận tải Phòng tiêu thụ điều vận Kho trung tâm Bộ phận kinh doanh có nhiệm vụ cung ứng vật tư thiết bị cho toàn công ty. Tiến hành tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm như chuyển quảng cáo, khuyến mại... và chăm sóc sức khoẻ CBCNV. Phó giám đốc XDCB (Xây dựng cơ bản ). Là người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực xây dựng mới, cải tạo, mở rộng trong công ty như các công trình phục vụ sản xuất.Phó Giám Đốc XDCB trực tiếp chỉ đạo phòng Xây dựng cơ bản. Phó giám đốc Nội chính Phó giám đốc Nội chính được phân công phụ trách lĩnh vực công việc công tác chính sau : Công tác bảo vệ và quân sự, xết xử, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Các hoạt động liênquan đến đời sống trong và ngoài sản xuất như giáo dục, y tế. Phó giám đốc Nội chính trực tiếp phụ tách các đơn vị sau: Phòng Bảo vệ - Quân sự Phân xưởng đời sống Phân xưởng Phục vụ Ngoài ra Công ty còn có các phòng ban hoạt động trong lĩnh vực chính trị xã hội như Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn thanh niên.... Trong phạm vi toàn công ty, Ban giám đốc có trách nhiệm thực hiện việc quản lý, lãnh đạo tập trung, thống nhất. Đảm bảo cho hoạt động quản lý được thuận lợi, đạt được mục đích cao nhất là hiệu quả sản xuất kinh doanh cua Công ty. 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 1- Phòng Kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, tham mưu cho giám đốc trong quá trình thực hiện kế hoạch ( Kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ....) 2 - Phòng Tổ chức Đào tạo Giúp việc cho giám đốc trong công tác tổ chức cán bộ; công tác đào tạo và đào tạo lại CBCNV trong công ty.... 3 - Phòng Lao động - Tiền lương: Giúp việc cho Giám đốc trong công tác tổ chức lao dộng, sư dụng và thanh toán tiền lương, tiền công , bảo hiểm xã hội ... với người lao động trong công ty , thực hiện các chính sách , chế độ với người lao động . 4 - Phòng kế toán - Tài vụ : Tổ chức hạch toán , kiểm tra kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh , tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong công tác tài chính tại công ti. 5 - Phòng hành chính : Là bộ máy giúp việc cho lãnh đạo công ty , có chức năng nhiệm vụ quy định riêng do chánh văn phòng giải quyết các công việc . Giúp giám đốc nắm tình hình mọi mặt hoạt động của công ty và giúp các lãnh đạo khác trong công ty nắm tình hình có liên quan đến nhiệm vụ được phân công kiểm tra thủ tục văn bản đảm bảo yêu cầu phạm vi đã quy định về mặt hành chính pháp chế trước khi trình lãnh đạo Công ty. Chăm lo đến điều kiện làm việc của lãnh đạo Công ty và các đơn vị trong toàn công ty theo quy chế hiện hành. 6 - Phòng Kỹ thuật - Công nghệ : Phòng này chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ cũng như chất lượng sản phẩm trong toàn Công ty. Là phòng giúp việc cho PGĐ kỹ thuật trong việc chỉ đạo, điều hành sản xuất nghiên cứu đổi mới công nghệ và các lĩnh vực liên quan đến KH- KT. 7 - Phòng Cơ khí : Đây là phòng chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị phụ tùng thay thế, sửa chữa thường xuyên và sữa chữa lớn trong Công ty. 8 - Phòng Điện nước : Chịu trách nhiệm về điện năng và kỹ thuật điện phục vụ cho quá trình sản xuất vvà sinh hoạt cho CBCNV. 9 - Phòng KCS : Đây là phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá do Công ty sản xuất ra cũng như hàng hoá, nguyên vật liệu nhập vào Công ty. 10 - Phòng Giám sát kỹ thuật an toàn : Phòng này chịu trách nhiệm hướng dẫn, đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất tại các xí nghiệp, phân xưởng trong công ty. Kiểm tra công tác vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường tại các đơn vị sản xuất. 11- Phòng Tiêu thụ - Điều vận : Phòng tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm ( ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức các hình thức tiêu thụ ....), thực hiện các biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ ( Quảng cáo, đại lý, khuyến mại ....). Mặt khác, phòng Tiêu thụ - Điều vận còn chịu trách nhiệm điều động phương tiện ( đường sắt ) để phục vụ cho khách hàng mua sản phẩm của công ty. 12- Phòng Bảo vệ - Quân sự : Đây là đội ngũ đảm bảo an ninh trật tự cho công tác sản xuất và quản lý trong phạm vi Công ty; tổ chức bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa trong Công ty. 13- Phòng Y Tế : Chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên ; kiểm tra chăm sóc sức khoẻ thuyền xuyên và định kỳ cho công nhân trong Công ty. 14- Phòng thí nghiệm trung tâm : Có chức năng giúp việc cho PGĐ kỹ thuật về toàn bộ công tác phân tích thí nghiệm, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, nghiên cứu sản phẩm mới. 2.2 Tổng quan về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.1 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Với dây chuyền công nghệ sản xuất chính là axit và supe lân sản phẩm chính của công ty là các loại phân chứa lân và phân hỗn hợp NPK Đây là sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với các loại cây trồng. Để đáp ứng thị thị trường công ty tiến hành sản xuất tăng công suất sản xuất với sản lượng 57 vạn tấn/ năm. Supe lân Lâm thao có thể dùng để bón cho các loại cây trồng trên tất cả các loại đất. Phân NPK đạt chất lượng cao với nhiều chủng loại, phù hợp với nhiều loại đất trồng, công suất sản xuất hàng năm là gần 200000 tấn. Ngoài ra công ty sẵn sàng sản xuất các loại sản phẩm hỗn hợp có thành phần dinh dưỡng theo đơn đạt hàng. Bên cạnh sản xuất các loại sản phẩm supe lân và NPK, công ty còn sản xuất các loại axit với nồng độ 92% - 96% và 76%. Với loại axit 76% được phục vụ cho quá trình sản xuất supe lân và axit 92% - 96% bán ra thị trường. Hàng năm có khoảng 6000 tấn axit loại này bán ra thị trường. Mặt khác để tận dụng các nguyên liệu trong quá trình sản xuất, Công ty đã mở thêm các phân xưởng sản xuất các sản phẩm khác phục vụ các ngành kinh tế quốc dân như Floruanatri ắc quy axit , natri sunfit, natri bisunfit, ngoài ra còn có các sản phẩm phụ như ôxy, gạch, vôi và các sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp khác . Với qui mô sản xuất rộng lớn, công ty đã chứng tỏ được vị trí của mình trên thị trường nội địa cũng như một số thị trường ngoài nước.Để cạnh tranh được trên thị trường nhà máy luôn nâng cao chất lượng sản phẩm . Hiện nay sản phẩm của nhà máy được đánh giá tốt nhất và công ty luôn giữ vững thị trường của mình, với chất lượng ngày càng nâng cao, công ty luôn đáp ứng đủ số lượng sản phẩm và công đang tiến hành mở rộng thêm qui mô sản xuất dự kiến sẽ nâng công suất lên 75 vạn tấn/ năm phục vụ cho nhu cầu thị trường phân bón ngày càng tăng. 2.2.2 Quy mô và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Ngày đầu mới thành lập với số lượng cán bộ công nhân viên là 1500 người. Qua 38 năm phát triển và trưởng thành hiện nay công ty đã mở rộng thêm qui mô sản xuất và giải quyết cho hàng nghìn công ăn việc làm cho khu vực dân cư và địa phương. Hiện nay con số cán bộ công nhân viên lên tới 4.130 người với nguồn vốn kinh doanh năm 1999 là 530.737 triệu đồng với doanh thu là 762.770,655 triệu đồng đã tăng 15% so với năm 1999.( trong đó doanh thu năm 1999 là 680.000 triệu đồng ) Sản lượng tiêu thụ trong năm 1999 là 640000 tấn Supe và 125000 tấn NPK thì đến năm 2000 đã tiêu thụ được 680.000 tấn Supe lân và 180.000 tấn NPK nhiều hơn so với năm 1999 là 40.000 tấn supe và 55.000 tấn NPK. Dự kiến kế hoạch năm 2001 nhà máy tiêu thụ 720.000 tấn Supe lân và 180.000 tấn NPK. Nhà máy đang tiến hành mở rộng thêm quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường đối với nền nông nghiệp của nước ta. Với quy mô sản xuất của công ty hiện nay là một trong những đơn vị có doanh thu lớn nhất của Tổng công ty hoá chất Việt Nam. Công ty đã đóng góp cho nhà nước năm 1999 là 28.709.000.000 đồng tạo công ăn việc làm cho 3892 công nhân viên lương thu nhập bình quân của CBCNV là : 1.565.000 đồng năm 1999. Đến năm 2000 thì Công ty đã đóng góp cho Ngân sách nhà nước 38.407,895 triệu đồng số lao động được tạo công ăn việc làm là 4.130 với mức thu nhập bình quân là : 1.665.000 đồng 2.2.3 Đánh giá nhận xét tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao là một trong những công ty hoá chất lớn nhất thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam cả về quy mô lẫn hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu sản phẩm phân bón hoá chất cho thị trường Công ty hàng năm tiến hành mở rộng quy mô sản xuất để đủ dáp ứng kịp thời cho thị trường phân bón. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao tạo ra lợi nhuận và lợi ích xã hội ngày càng nhiều. Điều này được thể hiện trong một số chỉ tiêu của công ty trong những năm 97-98-99-2000 ở bảng dưới đây: Bảng 2:Kết quả thực hiện kế hoạch 1997-2000 STT CHI TIẾT ĐV tính Thực hiện 1997 1998 1999 2000 1 Giá trị sản xuất công nghiệp Tr. đ 415.278 458.114 499.277 530.737 2 Doanh thu Tr. đ 573.798 589.872 680.000 762.770,665 3 Sản phẩm chủ yếu * Supe Tấn 585.360 593.600 640.000 680.000 * NPK Tấn 70.391 85.171 125.000 180.000 4 Nộp ngân sách Tr.đ 16.703 23.561 28.709 38.407,895 5 Lao động bình quân toàn DN Người 3.662 3.737 3.892 4.130 6 Thu nhập bình quân 1000 đ 1.384,1 1.391,8 1.565,0 1.665 7 Hiệu quả SX kinh doanh Tr. đ 34.282 39.686 52.000 55.132,660 8 Xây dựng cơ bản Tr. đ 187.68 24.775 37.519 58.634 Với tình hình kế hoạch sản xuất đã được thực hiện trong năm 2000 và đánh giá kết quả tài chính từ năm 1997 - 2000 ta nhận thấy như sau: + Về doanh thu: Doanh thu từ năm 1997-2000 tăng trung bình hàng năm là 6,95% Trong đó doanh thu năm ( 762.770,665 triệu đồng ) so với doanh thu năm 1999 ( 680.000 triệu đồng) tăng cao nhất 15,3% Điều này chứng tỏ kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty năm sau cao hơn năm trước và vượt mức kế hoạch đã đề ra. +Về số lượng lao động và thu nhập : Hiện nay với 3892 CBCNV công ty đang tiến hành mở rộng quy mô sản xuất và công ty đang tiếp tục tuyển thêm công nhân phục cho các phân xưởng lớn và Công ty đã tạo điều kiện cho họ sản xuất nâng cao đời sống cho hàng ngàn con người. Tính đến cuối năm 2000 thu nhập bình quân của CBCNV công ty là 1.665.000 đồng đây là mức lương khá cao đảm bảo cuộc sống cho CBCNV. + Về lợi nhuận : Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bình quân hàng năm lợi nhuận tăng 28% ( từ năm 1997- năm 2000). Năm 2000 công ty đã đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh là 55.132,660 triệu đồng. Đảm bảo cho công ty hoạt động sản xuất và nâng cao đời sống cho hàng ngìn công nhân. Biểu đồ thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh Ngoài ra công ty hàng năm bỏ ra những khoản đầu tư xây dựng cơ bản như năm 1996 là 13.868 triệu đồng, năm 1997 là 18768 triệu đồng, năm 1998 là 24775 triệu đồng và năm 1999 là 37.519 triệu đồng, năm 2000 là 58.634 triệu đồng đây là những khoản đầu tư cải tạo mở rộng cho công ty nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất. Mặt khác Công ty cũng thực hiện tốt về việc nộp đủ ngân sách nhà nước. đóng góp cho nhà nước nguồn kinh phí từ kết quả sản xuất của mình. Năm 2000 Công ty đã nộp ngân sách nhà nước là 38.407,895 triệu đồng. Là một doanh nghiệp sản xuất chế biến, với dây chuyền công nghệ gồm nhiều công đoạn, mỗi công đoạn gồm nhiều thiết bị có công suất lắp đặt lớn, tiêu tốn nhiều năng lượng. Vì vậy công ty Supe Phốt phát và hoá chất Lâm thao là một trong những doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng nhất thuộc khu vực tỉnh Phú Thọ. Các năng lượng tiêu thụ chủ yếu của công ty hiện nay là than, dầu, điện , trong đó nguồn năng lượng tiệu thụ chủ yếu là điện năng. Để đánh giá khả năng tiêu thụ năng lượng của nhà máy thì trước hết ta đi tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất, vì đây là quá trình tiêu hao năng lượng nhiều nhất của nhà máy 2.3. Đặc điểm dây chuyền công nghệ sản xuất và các phụ tải tiêu thụ điện năng Công ty supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao với một số dây chuyền công nhệ lắp đặt từ ngày xây dựng đến nay, công ty luôn cải tạo và đổi mới công nghệ sản xuất nâng cao hiệu quả hoàn thành và vượt mức kế hoạch. Các nguyên liệu được sử dụng sản xuất như quặng Pyrit, lưu huỳnh (S) và apatit, một số được lấy từ trong nước như quặng Pyrit, apatit, còn lưu huỳnh thì phải nhập ngoại. Những nguyên liệu này cung cấp cho 4 xí nghiệp sản xuất chính là hai xí nghiệp axit và hai xí nghiệp supe với hai sản phẩm chủ yếu supe lân, phân hỗn hợp NPK cùng với sản phẩm axit sunfuricCác sản phẩm được sản xuất trên quy trình công nghệ riêng, từ khâu phối chế, công nghệ của một sản phẩm đến lúc hoàn thành, nhập kho phải theo một quy trình khép kín. Tuy nhiên, giữa các xí nghiệp có mối quan hệ bổ sung lẫn nhau. Hai xí nghiệp axit này sản xuất axit sunfuric để cung cấp cho hai xí nghiệp Supe lân, và phần còn lại bán ra thị trường, đến lượt mình hai xí nghiệp sản xuất Supe lân sản xuất một phần lân cung cấp cho dây chuyền sản xuất NPK, một phần đem bán ra ngoài thị trường. Trước hết ta đi tìm hiểu về dây chuyền của các xí nghiệp A.xit 2.3.2 Công nghệ sản xuất của Xí nghiệp Axit 2. Việc sản xuất Axit Sun furic tại xí nghiệp số 2 với dây chuyền công nghệ từ thời kỳ của Liên Xô cũ giúp ta xây dựng, đi từ nguyên liệu là quặng Pyrit gồm những công đoạn sau: Công đoạn nghiền: Để đốt quặng trong lò tầng sôi thì quặng phải yêu cầu là có hàm lượng lưu huỳnh lớn hơn 35%; độ ẩm < 4% và có kích thước hạt theo một tiêu chuẩn xác định ( từ 0,5 - 6 mm) . Trong khi đó quặng nguyên khai có kích thước lớn ( 100 - 200 mm ); độ ẩm 8- 12%. Vì vậy quặng phải qua công đoạn sấy nghiền. Công đoạn đốt quặng: Sau khi quặng qua công đoạn sấy nghiền được chuyển sang công đoạn đốt quặng để nhằm thu được hỗn hợp khí trong đố có khí SO2 . Lọc điện rửa khí ( Công đoạn làm sạch khí ) : Do khi đốt quặng tao ra nhiều hỗn hợp khí khác nhau, và trong đó cũng có rất nhiều tạp chất khác nhau, vì vậy để làm sạch và thu được khí SO2 ta phải cho qua công đoạn lọc điện rửa khí để tạo ra khí SO2 đạt tiêu chuẩn trước khi chuyển sang dây chuyền tiếp xúc để chuyển SO2 SO3 . Công đoạn tiếp xúc ( Công đoạn oxy hoá ): có nhiệm vụ tạo khí SO3 từ SO2 Công đoạn hấp thụ : Nhằm tạo ra sản phẩm axit sunfuric Sơ đồ dây chuyền công nghệ được mô tả như sau : quặng Pyrit Nghiền Sấy quặng Đốt quặng để lấy khí SO2 Làm sạch khí Công đoạn tiếp xúc Công đoạn hấp thụ H2SO4 Kho H2SO4 Đóng chai để bán Cấp cho SX supe lân Bảng 3:Công suất lắp đặt các thiết bị của dây chuyền A.xít 2 THIẾT BỊ SL Công suất THIẾT BỊ SL Công suât BỘ PHẬN NGHIỀN SẤY (kW) BỘ PHẬN LỌC NƯỚC HOÁ HỌC (kW) Cầu trục 10 tấn 2 60 Động cơ 19-1,19-2,19-3 3 17 Động cơ băng tải 38 1 10 Động cơ 1-1,1-2 2 18,5 động cơ băng tải vào thùng sáy 1 3,6 Động cơ lắp cấp nước A1 2 13 Động cơ quạt lò đốt 1 1,3 Động cơ chống cháy lưu huỳnh 1 37 Động cơ quay thùng sấy 1 30 Động cơ bơm axit 1 1,1 Động cơ băng tải ra thùng sấy 1 5,5 Động cơ bơm sút 1 1,1 Động cơ quạt hút bụi 1 40 Động cơ quạt thổi CO2 1 0,35 Động cơ băng tải 58 1 7,5 Palăng 1 tấn 1 3 Động cơ băng tải lưu huỳnh 1 5,5 BỘ PHẬN RỬA Động cơ băng tải cấp quặng 1 5,5 Động cơ 212A, 212B, 212C 3 37 Động cơ đầm rung 3 2,8 Động cơ 213B 1 40 Động cơ băng tải sàng mới 1 5,5 Động cơ 213A, 213C 2 37 Động cơ băng tải xích sàng 1 5,5 Động cơ 214A, 214B 2 40 Động cơ đầm rung sàng mới 1 2,8 Động cơ bơm trộn 1 40 Quạt thông gió 2 0,75 Động cơ trung hoà vôi 1 1 40 BỘ PHẬN LÒ KC Động cơ trung hoà vôi 2 1 37 Động cơ băng tải 84 1 10 Palăng điện 1,5 tấn 1 3 Động cơ băng tải 61 1 30 Máy biến áp Lọc điện ướt ATF 1 250 Động cơ cấp quặng 91A 1 5,5 Động cơ bơm chân không TN 2 0,5 Động cơ cấp quặng 91B 1 7,5 BỘ PHẬN HẤP THỤ Động cơ cung cấp đĩa 93A +B 1 3,6 Động cơ sấy 264A,B,C 3 75 Động cơ băng gạt 97ABCD 4 7,5 Động cơ bơm MONO 262A,B,C 3 75 Động cơ gạt bột 4 1,1 Động cơ bơm OLEUM 263A,B,C 3 75 Xích lọc điện 4 4,5 Động cơ khuấy A.xit sạch 1 5,5 Rũ bụi cực dương( lọc điện khô 20 1,3 Động cơ bơm A.xit sạch 1 5,5 Rũ bụi cực âm( lọc điện khô) 8 1,7 Động cơ bơm tạt A.xit 1 5,5 Động cơ van khởi động 4 1,3 Palăng điện 1 40 Quạt 76 1 176 KHO A.XIT Van 5Z 1 4,25 Động cơ bơm axit 2 40 Động cơ bơm cấp 130AB 2 220 Kho MaZut Động cơ bơm cấp 130C 1 130 Động cơ bơm số 1,2,3 3 75 Động cơ bơm phốt phôt phát 1 1,1 Động cơ bơm số 4 2 5,5 Van 1Z 1 1,1 Động bơm số 5 1 5,5 Động cơ thổi đít lò 1 250 HỒ TUẦN HOÀN Động cơ van 7Z 1 1,1 Động cơ bơm nước 2 160 Động cơ 2Z,3Z,4Z 3 2,2 BỘ PHẬN ẨM XỈ Động cơ bơm dầu 75ABC 3 2,2 Động cơ quay thùng sấy 2 55 Động cơ quạt mát 3 0,75 Động cơ băng tải82A,B,C,D 4 11 Palăng 5 tấn 1 5 Động cơ đầm rung Bunke 4 2.8 Động cơ gạt quặng 1 4 Động cơ băng tải 81A,B,C.D 4 15 Động cơ đầm rung 6 1,3 Động cơ băng tải 10-1®10-4 4 15 Động cơ băng tải 151A,B 2 7.5 Động cơ băng gạt 98A,B 2 7.5 Động cơ bơm tăng áp ẩm xỉ 2 5.5 Động cơ tời kéo toa 1 10 Palăng điện 3 3 2.3.3 Công nghệ sản xuất Axit 1. Trước đây, xí nghiệp A.xit 1 có dây chuyền công nghệ như xí nghiệp A.xit 2. Sau khi cải tạo thay vì việc sử dụng quặng làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất axit ở xí nghiệp axit số 2 thì ở đây nguyên liệu đầu vào lại là lưu huỳnh (S). Sở dĩ sử dụng lưu huỳnh cho sản xuất axit vì nó là một dạng nguyên liệu tốt để sản xuất axit sunfuric vì : + Khi đốt lưu huỳnh ta thu được hàm lượng SO2 và O2 cao. Điều này rất quan trọng trong việc sản xuất axit sunfuric theo phương pháp tiếp xúc. + Lưu huỳnh chứa ít tạp chất, đặc biệt là chát gây ngộ độc xúc tác, vì vậy đơn giản được dây chuyền sản xuất so với day chuyền sản xuất ở xí nghiệp II. + Khi sản xuất quy mô lớn và xa nguồn nguyên liệu thì lưu huỳnh là nguyên liệu rẻ tiền ( nhất là hiện nay nguồn quặng đã bắt đầu cạn kiệt ). + Trong tương lai khi công nghiệp chế biến dầu mỏ ở nước ta phát triển, lượng lưu huỳnh thu được từ dầu thô là rất lớn. + Ngoài các lý do trên thì dây chuyền a.xít 1 tiêu khá ít điện năng so với A.xít 2 Vì các lý do trên nên tại xí nghiệp axit số 1 được lắp đặt dây chuyền sản xuất axit sunfuric công suất 80000 tấn / năm từ nguyên liệu lưu huỳnh . Các công đoạn của nó được rút gọn chỉ các các công đoạn là : công đoạn Hoá lỏng S, đoạn Đốt S tạo khí SO2, công đoạn tiếp xúc, và công đoạn hấp thụ để tạo ra A.xít thương phẩm. Sơ đồ khối dây chuyền công nghệ của Axit 1. Lưu huỳnh Hoá lỏng lưu huỳnh Đốt lưu huỳnh tạo khí SO2 Công đoạn tiếp xúc Công đoạn hấp thụ Axit thương phẩm BẢNG 4: CÔNG SUẤT LẮP ĐẶT THIẾT BỊ Số lượng Công suất (kW) THIẾT BỊ Số lượng Công suất (kW) KHO LƯU HUỲNH BỘ PHẬN HẤP THỤ Cầu trục 10 tấn 1 125 Động cơ bơm A.xit 3 75 BỘ PHẬN HOÁ LỎNG Quạt làm lạnh SO3 2 55 Động cơ khuáy lưu huỳnh 1 7,5 Quạt làm lạnh SO3 1 28 Động cơ bơm lưu huỳnh 2 11 BỘ PHẬN SẤY Động cơ bơm Phốt phát 1 1,1 Bơm A.xit 2 75 BỘ PHẬN LÒ HƠI KHO A.XIT Động cơ bơm cấp nước nồi hơi 2 22 Bơm trộn 3 40 Động cơ bơm phốt phát 2 1,1 Bơm cấp 2 28 Máy nén 2 440 Ta thấy rằng công suất lắp đặt của xí nghiệp A.xít2 là 3990,25 kW còn đối với Xí nghiệp A.xít1 thì công suất sau khi cải tạo là 1193,7 kW đã giảm hẳn so với A.xít 2 Do đó Xí nghiệp A.xit 2 dự kiến sẽ được cải tạo giống như A.xit 1 thì công suất lắp đặt tiêu thụ điện năng sẽ giảm đi 1/2 công suất lắp đặt ban đầu. Và khi đó điện năng tiêu thụ sẽ giảm xuống một cách đáng kể 2.3.4 Công nghệ sản xuất supe lân 16,5% P2O5. Khác với hai xí nghiệp axit thì dây chuyền công nghệ của hai xí nghiệp supe lân là giống nhau và có các công đoạn sản xuất đó là : Công đoạn nghiền Công đoạn điều chế Công đoạn ủ supe Công đoạn cho ra kho và đóng bao Nguyên liệu dành cho sản xuất supe là từ quặng apatit, quặng sẽ qua hai công đoạn là nghiền thô sơ và nghiền mịn để tạo ra kích thước hạt đạt tiêu chuẩn sau đó điều chế là kết hợp với axit sufuric để tạo supe. Quá trình ủ trung hoà - ủ supe được tiến hành trong 21 ngày và sau đó sản phẩm supe đưa vào đóng bao và một phần cấp cho quá trình sản xuất NPK . Ngoài ra ở xí nghiệp Supe người ta còn sản xuất ra thuốc trừ sâu để tận dụng các nguyên liệu thải của xí nghiệp Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất Supe lân Quặng Apatit Nghiền sơ bộ Nghiền mịn Điều chế Supe Trung hoà - ủ supe Sản phẩm supe Đóng bao Supe thương phẩm Nguyên liệu sản xuất NPK Đối với dây chuyền sản xuất supe 1 thì gồm có 4 hệ nghiền sấy vận hành song song với nhau có công suất lắp đặt như sơ đồ hình bên. Còn đố với dây chuyền công nghệ của Supe 2 thì cũng tương tự với dây chuyền công nghệ của Supe 1 như đối với công đoạn nghiền sấy thì Supe gồm có 6 hệ sấy trong đó có 4 hệ sấy chạy bằng than còn 2 hệ thì chạy bằng dầu FO 2.3.5 Quy trình công nghệ sản xuất NPK. Sản phẩm lân được đưa từ 2 xí nghiệp supe, tại đây chúng được sàng tuyển và sau đó được đưa vào công nghệ quay tạo hạt cùng với đạm, kali và bột apatit đã qua sàng tuyển tiếp đến là công đoạn sàng sản phẩm nhằm thu được các sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chuyển sang bộ phận đóng bao. Các sản phẩm không đạt yêu cầu được đưa qua đập sàng sản phẩm không đạt cỡ hạt và đưa lại quy trình quay tạo hạt. So với dây chuyền công nghệ của 4 xí nghiệp trên thì dây chuyền của NPK tương đối nhỏ hơn và tiêu thụ ít điện năng hơn. Năm 2000 điện năng tiêu thụ của xí nghiệp NPK là 1165087 kWh chiếm 2% trong tổng điện năng sản xuất và ít hơn nhiều với 4 xí nghiệp Supe 1,2 A.xit 1,2. Dây chuyền công nghệ của NPK cũng đơn giản hơn Supe lân Đạm Kali Bột apatit Quay tạo hạt Sàng sản phẩm Đập sàng SP không đạt cỡ hạt Đóng bao Bán Sơ đồ quy trình sản xuất hỗn hợp NPK. Hiện nay, các công đoạn sản xuất của các xí nghiệp chính không lắp đặt các công tơ đo điện năng. Mỗi xí nghiệp chỉ có một công tơ chung để xác định lượng điện tiêu thụ cho sản xuất. Vấn đề đặt ra để đo điện năng tiêu thụ bằng các công tơ cho từng công đoạn là rất khó khăn mà phải thông qua các thông số kỹ thuật của các phụ tải và hệ số sử dụng công suất sau đó sử dụng Ampe kìm để đo dòng của động cơ. 2.4. Tình hình Tiêu thụ năng lượng tại Công ty Supe Phốt phát và hoá chất Lâm Thao 2.4.1 Tình hình tiêu thụ điện năng của công ty Điện năng là một dạng năng lượng cần thiết cho mọi dây chuyền sản xuất cũng như trong sinh hoạt của công ty và chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản chi phí của công ty hàng năm. Trong năm 2000 tổng số chi phí cho điện năng sản xuất và sinh hoạt của công ty phải thanh toán cho sở điện lực Phú thọ là: 51.878.884.894 đồng nếu so với tổng doanh thu mà công ty thu được trong năm là đồng thì tiêu thụ điện năng chiếm khoảng 6-7% trong tổng thu nhập của công ty. Chi phí điện năng trong sản của công ty có thể nói là rất lớn, ngoài sử dụng điện năng trong 5 xí nghiệp chính thì các xí nghiệp phụ cũng tiêu thu một lượng điện năng không nhỏ. Trong tiêu thụ điện năng thì công ty chia ra thành hai dạng tiêu thụ chính là tiêu thụ điện cho sản xuất và tiêu thụ điện cho sinh hoạt, trong tiêu thụ điện cho sản xuất của Công ty có tính toán điện năng tiêu thụ cho từng xí nghiệp sản xuất: bao gồm điện năng trực tiếp sản xuất và điện năng phục vụ sản xuất, điện năng phục vụ các phân xưởng phụ và điện năng phục vụ cho bộ phận quản lý hành chính, ngoài ra còn có điện năng sử dụng cho việc chiếu sáng công cộng bảo vệ công ty. Đối với điện năng khu công nhân được chia ra thành điện năng chiếu sáng công cộng và điện năng sinh hoạt. Điện năng phục vụ cho sản xuất chiếm khoảng 90% trong tổng tiêu thụ điện của cả công ty trong đó xí nghiệp: Axít 1, Axít2, Supe1, Supe 2 và NPK là những xí nghiệp tiêu thụ nhiều điện nhất toàn công ty. Điều này thể hiện trong ‘’ Báo cáo sử dụng điện năng hàng năm’’ của công ty. Ngoài sử dụng điện năng công ty còn sử dụng than và dầu để phục quá trình sản xuất, đây là các dạng năng lượng mà công ty đã dùng làm nhiên liệu để cung cấp nhiệt cho các lò sấy. Bảng5: Điện năng sử dụng của công ty trong 2 năm 1999 và 2000 (đơn vị tính : kWh) ĐIỆN NĂNG SẢN XUẤT 1999 2000 XN Ax ít1 7413860 7758120 XN Axít2 19810655 19681434 XN Supe1 8885200 9416200 XN supe2 8364380 7508000 XN NPK 406340 1165087 Các đơn vị phụ 10592931 11352072 Điện năng quản lý và công cộng 424787 547560 Điện năng chiếu sáng các XN 791135 796000 Tổng điện sử dụng sản xuất 56689288 58988717 Điện năng mua 57148471.23 59245918 Tổn hao 459183.2328 278601 % tổn hao 0.81 0.47 Tiền mua điện năng 45893522380 50183072702 ĐIỆN NĂNG KHU CÔNG NHÂN Điện sử dụng công cộng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8460.doc