Trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới cũng như sự vươn lên của nền kinh tế Việt nam, nhu cầu về thông tin liên lạc của người dân và các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng. Bằng chứng là sự phát triển vượt bậc của ngành dịch vụ viễn thông Việt nam tronh những năm qua.
Hòa theo xu thế phát triển chung của nền kinh tế, ngành dịch vụ thông tin liên lạc nói chung và công ty dịch vụ Viễn thông nói riêng cũng phải có những chiến lược phát tiển cho mình. Để có thể khẳng định được mình và vươn lên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, Công ty cần một lượng vốn vô cùng lớn để đầu tư mở rộng mạng cũng như là hiện đại hóa mạng. Đây là một vấn đề bức xúc đối với ngành cũng như công ty bởi ngân sách cho phát triển của Tổng điều tiết cũng như của Nhà nước hỗ trợ là hạn chế không thỏa mãn với nhu cầu của Công ty.
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư mở rộng vùng phủ sóng khu vực Hà Nội giai đoạn 2003-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mòn vô hình rất cao. Nếu đầu tư nhiều mà không thu hồi vốn được nhanh sẽ rất dễ bị lỗ vốn. Vì vậy, việc tìm hiểu thật kỹ công nghệ GSM nói chung và đặc tính mạng ở Việt Nam nói riêng rất có lợi cho việc tính toán đầu tư.
Tổng quan về công nghệ GSM
Vài nét về lịch sử dịch vụ thông tin di động
Ngày nay công nghệ viễn thông đang có những bước phát triển vô cùng to lớn. Cùng với các ngành khao học khác, công nghệ viễn thông đã đem đến cho con người những ứng dụng quan trọng trong tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống như: kinh tế, giáo dục, quảng cáo, xã hội vv … thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.
Thông tin di động là một dịch vụ thông tin đặc biệt, nó cho phép người ta trao đổi thông tin ngay cả khi đang di chuyển. Ngoài ra nó còn nhiều dịch vụ tiện ích mà các hệ thống thông tin khác không có. Vì thế, nhu cầu thông tin di động hiện nay đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nó chiếm số phần trăm lớn và không ngừng phát triển trên toàn thế giới. Trong tương lai, hệ thống thông tin mạng tổ ong sử dụng kỹ thuật số đầy triển vọng sẽ trở thành phương thức thông tin vạn năng.
Dịch vụ thông tin di động đã có từ những năm 60 với hệ thống thông tin di động kỹ thuật tương tự sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo tần số FDMA. Vào đầu những năm 80, một số nước ở Châu Âu đã xuất hiện các hệ thống thôg tin di động kỹ thuật số đa truy nhập theo thời gian TDMA do các hãng thiết bị viễn thông lức như Acatel, Ericsson sản xuất. Các hệ thống này đã được các quốc gia Châu Âu ký kết chuẩn hóa thành một hệ thống thông tin di động thống nhất toàn Châu Âu. Năm 1988, viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu-ETSI đã thành lập nhóm chuyên trách về dịch vụ di động GSM. Nhóm này có nhiệm vụ đưa ra các tiêu chuẩn thống nhất cho hệ thống thông tin di động số GSM dưới các hình thức khuyến nghị, lấy các tiêu chuẩn này làm cơ sở cho mạng thông tin di động, làm cho chúng tương thích nhau. Thực hiện những điều này, GSM có quan hệ mật thiết với các tổ chức tiêu chuẩn viễn thông khác trên thế giới.
Ngoài ra, trên thế giới, hiện nay còn có các hệ thống thông tin di động khác nữa như hệ thống thông tin di động dùng kỹ thuật CDMA ở Hàn Quốc IS95 tại Mỹ vv…
Các đặc tính của hệ thống thông tin GSM
Từ các khuyến nghị của GSM, ta có thể tổng hợp nên các đặc thù chủ yếu của mạng thông tin di động số mặt đát theo chuẩn GSM như sau:
Số lượng các dịch vụ và tiện ích cho thuê bao cả trong thông tin thoại và truyền số liệu.
Sự tương thích của các dịch vụ trong GSM với các dịch vụ có sẵn như mạng thông tin cố định, mạng Internet vv … bởi các giao diện tiêu chuẩn.
Một hệ thống GSM quốc gia có thể cho nhập mạng và quản lý mọi máy thuê bao di động tiêu chuẩn quốc gia.
Tự động định vị và cập nhật vị trí cho mọi máy thuê bao.
Độ linh hoạt cao nhờ sử dụng các loại máy đầu cuối thông tin di động khác nhau như máy cầm tay, máy gắn trên các phương tiên giao thông (Ôtô, tàu thủy …)
Sử dụng băng tần 900MHz vớ hiệu quả cao nhờ kết hợp giữa hai phương pháp TDMA và FDMA
Giải quyết hạn chế dung lượng, thực chất dung lượng sẽ tăng nhờ việc sử dụng tần số tốt hơn và kỹ thuật ô nhỏ do vậy số thuê bao phục vụ sẽ tăng lên.
Các dịch vụ của mạng GSM
GSM là một hệ thống đa dịch vụ với các hình thức phục vụ khác nhau:
Dịch vụ thoại:
Dịch vụ thoại là dịch vụ quan trọng nhất của GSM. Dịch vụ này cho phép nối cuộc gọi thoại hai hướng giữa một thuê bao GSM với bất kỳ một thuê bao thoại khác qua một mạng chính. Với sự phát triển của mạng dịch vụ ISDN, dịch vụ thoại sẽ là một phần quan trong của SGM.
Dịch vụ số liệu:
Truyền dẫn số liệu
Dịch vụ thông báo ngắn
Phát quảng bá trong ô nhớ.
Sử dụng băng tần
Hệ thống vô tuyến GSM làm việc trong một băng tần hẹp, dỉa tần theo tiêu chuẩn GSM từ 890 đến 960 MHz. Băng tần này được chia làm hai phần:
Băng tần lên (Uplink band) với giải tần 890-915 MHz cho các kênh vô tuyến từ trạm di động-MS đến các trạm gốc-BTS
Khối điều khiển
Máy thu
Máy phát
45 MHz
Sơ đồ 2.2:Mô hình thu phát sóng của MS
Băng tần xuống (Downlink band) với giải tần 935-960 MHz cho các kênh vô tuyến từ trạm thu phất gốc xuống các trạm di động.
Như vậy hai băng tần này mỗi băng có độ rông 35 MHz. trong đó GSM 25 MHz được chia thành 124 sóng mang, các sóng mang gần nhau cách nhau 200 KHz. Mỗi kênh sử dụng hai tần số riêng biệt, một được dùng cho tuyến lên, một được dùng cho tuyế xuống, các kênh này được gọi là kênh song công. Khoảng cách giữa hai tần số nói trên là không đổi và bằng 45 MHz được gọi là khoảng cách song công (Sơ đồ 2.2). Kênh vô tuyến này mang 8 khe thời gian TDMA và mỗi khe là một kênh vật lý trao đổi thông tin giữa mạng và trạm di động.
Băng tần như trên được gọi là băng tần cơ sở. Với những tiêu chuẩn như trên ta có thể tính toán được dung lượng một trạm thu phát sóng có thể phục vụ cho được bao nhiêu MS khác nhau cùng đàm thoại một thời điểm.
Theo quy định của cụ Tần số quốc gia, mối trạm thu phát sóng của mạng Vinaphone có thể sử dụng 4 giải tần số.
Mỗi tần số sóng mang có 8 khe thời gian (tương đương 8 kênh vật lý). Trong đó, kênh đầu tiên của hai tần số đầu thường dùng để báo hiệu (chuông) và định vị. Như vậy, số máy có thể đàm thoại cùng một lúc là:
Số cuộc đàm thoại = 8 x 4 – 2 = 30 (cuộc)
Vùng phủ sóng của mạng được gọi là vùng mạng PLMN- mạng di động công cộng mặt đất). Mạng được chia thành các ô vô tuyến nhỏ có bán kính từ 350M- 35 Km. Kích thước trên có thể thay đổi phụ thuộc vào cấu tạo địa hình và lưu lượng thông tin, mỗi ô vô tuyến ttương ứng với một trạm anten gốc-BTS. Tùy theo cấu tạo loại anten ta có hai loại là:
+ Anten bức xạ vô hướng (BTS omnidirectional): là loại anten bức xạ (thu phát sóng) ra toàn không gian với góc định hướng 3600. Hay nói cách khác, anten này phát sóng theo hình cầu.
+ BTS sector có hai hoặc ba anten định hướng 1800 hay 1200.
Với mỗi loại anten khác nhau ta có thể sử dụng để mở rộng toàn vùng phủ sóng hay chỉ mở định hướng một phía nào đó sử dụng nhiều. Ngoài ra tùy theo mật độ sử dụng khác nhau mà ta có thể mở rộng bán kính phủ sóng ra 35 km hay co hẹp đến mức tối thiểu 350 m.
Đối với những khu vực phải đặt nhiều BTS, để sử dụng triệt để băng tần, GSM đưa ra khải niệm sử dụng lại tần số. Băng tần sẵn có được chia thành 124 tần số song công, các tần số này được chia ra ở nhiều trạm BTS khác nhau ở các khu vực nào đó. Các mẫu tần số này có thể được mang ra sử dụng lại ở vùng bên cạnh mà không gây hiện tượng giao thoa đồng kênh khi khoảng cách giữa các trạm BTS sử dụng chung tần số đủ lớn. Tùy theo loại anten vô hướng hay sector mà ta có mẫu sử dụng lại tần số khác nhau. Nhờ việc sử dụng lại tần số mà với một dải tần và số lượng kênh nhất định ta sẽ tăng dung lượng cho toàn mạng.
Cấu trúc và các thành phần của mạng
Cấu trúc mạng
Về tổng quát, mạng di động GSM có cấu tạo gồm ba phần. Mỗi phần gồm các thiết bị khác nhau cấu thành và thực hiện một chức năng trong quá trình phục vụ. Mỗi phần được gọi là một phân hệ.
Trong mạng GSM, hai phân hệ chính cấu thành mạng là phân hệ BSS. Đây là thành phần làm nhiệm vụ thu phát tín hiệu đến máy điện thoại cũng như thu thập thông tin từ các máy về. Phần thứ hai là phân hệ NSS. Phân hệ này có chức năng chính là chuyển mạch cuộc gọi (kết nối các cuộc đàm thoại hay truyền dữ liệu.
Thành phần của mạng
Như đã trình bày ở trên, mạng GSM được chia thành các phân hệ:
Phân hệ vô tuyến BSS
Phân hệ mạng NSS
Hệ thống khai thác và bảo dưỡng OSS
Một thành phần khác không được coi là thành phần của mạng nhưng cũng rất quan trọng đó là các trạm di động MS (máy điện thoại di động).
+ Phân hệ vô tuyến BSS
BSS thực hiện nhiệm vụ giám sát các đường ghép nối vô tuyến, liên kết kênh vô tuyến với các máy thu phát và quản lý cấu hình các kênh này. Chức năng cụ thể là:
+ Điều khiển sự thay đổi tần số vô tuyến của đường ghép kênh và thay đổi công suất phát vô tuyến.
+ Thực hịên việc mã hóa kênh, tín hiệu thoại số và phối hợp tốc độ truyền + Quản lý quá trình Handover (quá trình truyền tin từ các trạm di động đến các trạm gốc và ngược lại bằng sóng vô tuyến).
+ Thực hiện việc bảo mật kênh vô tuyến.
Phân hệ vô tuyến bao gồm hai thành phần là các trạm gốc BTS và các trạm điều khiển vô tuyến BSC.
+ Phân hệ chuyển mạch NSS
Phân hệ này có chức năng như sau:
+ Trung tâm chuyến mạch các nghiệp vụ di động MSC. Đây là hạt nhân của mạng di động. Nó làm nhiệm vụ định tuyến và kết nối các phần tử mạng, thuê bao di động với nhau hay giữa các thuê bao di động với các thuê bao thuộc các mạng khác. Việc chuyến mạch với các thuê bao khác được thực hiện dựa trên sử hỗ trợ của các thiết bị khác trong phân hệ.
+ Bộ ghi định vị thường trú HLR. Nhiệm vụ của bộ định vị này nhằm giúp ghi nhớ các dịch vụ mà mỗi MS đăng ký sử dụng. Từ đó giúp đỡ MSC có kết nối cuộc gọi hay không.
+ Bộ ghi định vị tạm thời VLR. Nhiệm vụ của VLR nhằm xác định vị trí của các MS đang ở đâu và sẽ di chuyến như thế nào. Việc xác định vị trí các MS nhằm đảm bảo việc gửi thông tin khi có nhu cầu được diễn ra nhanh chóng và chính xác.
+ Trung tâm nhận thực AUC. Nhiệm vụ của nó là kiểm tra sự sử dụng trái phép của các MS không thuộc mạng. AUC cũng cung cấp cho các đường vô tuyến mã bảo mật để chống nghe trộm. Các mã này sẽ được AUC thay đổi cho từng cuộc gọi.
+ Bộ ghi nhận dạng thiết bị EIR. Nhằm bảo vệ mạng khỏi những thuê bao trái phép xâm nhập mạng bằng cách so sánh số IMEI (số mã máy) với những máy đăng ký trong mạng. Bộ nhận dạng này không được sử dụng trong mạng di động công nghệ GSM của Việt Nam.
+Trung tâm vận hành và bảo dưỡng OMC
OMC bao gồm cho cả phần vô tuyến và phân hệ chuyến mạch, là một mạng máy tính cục bộ LAN. Hệ thống này được nối với các phần tử của mạng như MSC, HLR vv… qua giao diện X25 nhằm giám sát và điều hành, bảo dưỡng mạng cũng như quản lý mạng một cách tập chung. Hệ thống này cũng là nơi cung cấp thông tin quan trọng cho việc đầu tư, thiết kế mở rộng thêm vùng phủ sóng.
Giới thiệu tổng quan về mạng di động Vinaphone
Ngày 26/6/1996, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam chính thức khai trương dịch vụ mạng điện thoại di động Vinaphone. Cho tới nay, qua quá trình phát triển chưa đến 10 năm nhưng Vinaphone đã trở thành mạng điện thoại di động lớn nhất Việt nam có thị phần lên tới 63%.
Trong những ngày đầu thành lập, cơ sở hạ tầng của mạng còn rất yếu kém bao gồm: hai hệ thống chuyến mạch đặt tại Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 56 trạm thu phát sóng và vùng phủ sóng có 18 Tỉnh, Thành phố trên toàn quốc. Nhưng với sự đầu tư đúng mức, đến năm 1998, Vinaphone đã mở rộng vùng phủ sóng của mình lên toàn quốc. Từ đó đến nay, mạng không ngừng được mở rộng và nâng cấp. Cơ sở hạ tầng của mạng luôn phát triển và cập nhật những công nghệ mới nhất của thế giới nhằm giúp Vinaphone trở thành một trong những mạng di động sử dụng công nghệ GSM hiện đại nhất thế giới.
Sau khi vùng phủ sóng mở rộng trên toàn quốc, công ty tiếp tục đầu tư mở rộng vùng phủ sóng đến các khu vực cửa khẩu, khu công nghiệp, khu du lịch, trục lộ giao thông chính, các vùng sâu vùng xa như Sapa, Cát bà, Tiền hải vv…Tính đến tháng 5-2002, số trạm thu phát sóng đã lên tới 671 trạm, con số này luôn tăng nhanh chóng trong từng tháng trong những năm trở lại đây –Hình 2.1
Hình 2.1: Tốc độ phát triển trạm vô tuyến BTS
Chính vì sự đầu tư mở rộng như trên nên vùng phủ sóng của công ty luôn đáp ứng được nhu cầu di chuyển của khách hàng.
Đến nay, để đáp ứng được nhu cầu thị trường, mạng luôn có những dự án đầu tư nâng cấp mở rộng. tính đến nay, số thiết bị mà công ty trang bị đã lên tới con số hàng ngàn tỷ đồng đủ đáp ứng cho khoảng 2 triệu thuê bao. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển thuê bao như hiện nay, công ty liên tục phải đầu tư thêm để phụ vụ tốt khách hàng.
So với các mạng di động khác đang cung cấp trên thị trường, mạng Vinaphone có tốc độ phát triển nhanh nhất. Bằng chứng, năm 1997, khi mạng mới đi vào hoạt động, Vinaphone chiếm 24% thị phần, đến năm 2002 mạng Vinaphone chiếm 60% thị phần và đến nay mạng đã chiếm 63% thị phần viễn thông Việt nam. Đặc biệt, trong năm 2003, số thuê bao mới mà công ty cung cấp là 607.000 thuê bao (gần bằng 40% số thuê bao mà công ty có trước đó).
Nguồn: Báo cáo phát triển thuê bao-Ban Dự án
Mạng
Vinaphone
ĐVT
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Thuê bao
Trả sau
Thuê bao
60,000
107,000
120,000
156,000
204,000
Thuê bao
Trả trước
Thuê bao
23,000
295,000
545,000
865,000
Tổng số
thuê bao
Thuê bao
60,000
130,000
415,000
701,000
1,069,000
Bảng 2.11: Tốc độ phát triển thuê bao trên mạng
Hình 2.2: Thuê bao VNP phát triển qua các năm
Ngoài việc phát trển về số lượng thuê bao, trạm thu phát sóng, chất lượng vùng phủ sóng được tăng cường, công tác chăm sóc khách hàng được cải thiện. Từ tháng 6/2002, công tác chăm sóc khách hàng trong quá trính sử dụng dịch vụ được tăng từ 2 ca trực/ngày lên 3 ca trực/ngày tạo thuận lợi cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Ngoài ra, Công ty còn cung cấp đến cho khách hàng ngày càng nhiều dịch vụ với chất lượng cao đem lại sự lựa chọn cho khách hàng phù hợp với nhu cầu và thu nhập của khách hàng.
Các dịch vụ đánh dấu sự phát triển của mạng Vinaphone bao gồm:
+ Các dịch vụ thuê bao trả trước (Prepaid): Dịch vụ VinaCard (ra đời năm 1999), Dịch vụ VinaDaily (ra đời năm 2002) và Dịch vụ VinaText (năm 2003)
Các dịch vụ trong Bảng 2.12 vẫn đang được triển khai một cách có hiệu quả trên phạm vi toàn quốc.
STT
Các dịch vụ
Chức năng
1
DV Bản tin ngắn SMS
Gửi tin nhắn giữa các thuê bao
hoặc thông qua DV 141
1.1
Email Notification
Thông báo bằng SMS khi có mail
1.2
SMS vinachat
Chat giữa các thuê bao với nhau
1.3
Ringstone download
Tải các giai điệu chuông về máy
1.4
Picture Message
Gửi ảnh cho các thue bao khác nhau
…
2
DV chuyển vùng(Roaming)
2.1
DV Chuyển vùng QT
Mở rộng vùng phủ sóng của mạng
sang các khu vực khác bằng cách
liên kết với các khu vực đó
2.2
Chuyển vùng trong
Nước
Liên kết với VMS
3
DV Vinaphone WAP
Truy cập Internet từ các
thuê bao di động
Bảng 2.12: Các dịch vụ gia tăng cung cấp trên mạng VNP
Dự kiến trong những năm tới đây, ngoài việc tiếp tục mở rộng mạng, nâng cao hiệu quả phục vụ của mạng, công tu còn triển khai các dịch vụ mới. Tiêu biểu và quan trọng nhất là nâng cấp mạng từ thế hệ 2 (2sdG) lên 2.5G bằng công nghệ GPRS. Việc nâng cấp đang trong giai đoạn triển khai và thử nghiệm. Với việc nâng cấp này, người dùng di động có thể truy cập Internet tốc độ cao bằng điện thoại di động, gửi dữ liệu với dung lượng lớn (dịch vụ nhắn tin đa dịch vụ MMS).
Dự án đầu tư mở rộng vùng phủ sóng
khu vực Hà Nội giai đoạn 2003-2005
Thực trạng và sự cần thiết phải đầu tư mở rộng mạng VNP khu vực Hà nội
Đặt vấn đề
Trong mạng Viễn thông, vùng phủ sóng (phần vô tuyến) có chức năng thu nhận sóng phát đi từ các máy di động (MS) và truyền thông tin từ các trạm thu phát đến các MS khác. Tùy theo đặc điểm địa lý, kinh tế và số lượng người sử dụng khác nhau mà thiết kế cấu trúc của phần vô tuyến khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung:
+ Hệ thống vô tuyến là một hệ thống động, luôn phải tiếp nhận truyền tải thông tin của các máy khác nhau (do các MS luôn luôn di chuyển). Mật độ các MS tại các thời điểm khác nhau là khác nhau nên cần có những theo dõi xác suất có mặt của mật độ MS để có những đầu tư, điều chỉnh hợp lý.
+ Hệ thống vô tuyên có vị trí quan trọng trong việc thiết lập và duy trì cuộc gọi. Việc đầu tư không đúng mức sẽ không đảm bảo được chất lượng dịch vụ, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế. Thậm chí nó còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế, xã hội của một khu vực.
+ Việc đầu tư, lắp đặt hệ thống vô tuyến tốn chi phí rất lớn và còn cần đến vai trò của việc điều hành, bảo dưỡng sau này.
Hệ thống vô tuyến bao gồm các thành phần nhỏ cấu thành. Các thiết bị này hầu hết phải nhập ngoại (bao gồm cả phần cứng, phần mềm, chuyên gia …). Vì vậy, giá lắp đặt, bảo dưỡng rất lớn.
Hơn nữa, Hà nội là thủ đô, là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của một đất nước. Vì vậy, ngoài yếu tố kinh doanh ra, Công ty còn phải thực hiện những mục tiêu xã hội khác.
Chính vì vậy, việc đầu tư phải được đánh giá, khảo sát kỹ càng từ thức trạng mạng đến tình hình phát triển kinh tế xã hội. Từ đó có cái nhìn tổng quát về khả năng cung cấp dịch vụ và nhu cầu người sử dụng để đưa ra mức đầu tư hợp lý nhất.
Dự án đầu tư mở rộng vùng phủ sóng khu vực Hà nội giai đoạn 2003-2005 là tập hợp các dự án đầu tư các hạng mục trên địa bàn Hà nội trong giai đoạn 2003-2005. Quá trình đầu tư này nhằm cung cấp dịch vụ trong những năm tiếp theo. Theo kế hoạch, dự án này được triển khai vào năm 2003.
Mục tiêu phát triển của ngành và Công ty
Là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), các mục tiêu phát triển của Công ty luôn gắn liền với mục tiêu phát triển của Tổng công ty. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trong những năm qua ngành Bưu chính-Viễn thông đã đạt được rất nhiều thành tựu. Mức độ phát triển luôn tăng ổn định ở mức cao.
Theo dự báo, trong những năm tới nền kinh tế Việt nam vẫn tiếp tục có những bước phát triển tích cực. Đây là dấu hiệu tốt, một động cơ mạnh để VNPT có những mục tiêu mới cho mình. Trong năm 2003 doanh thu phát sinh đạt 21,000 tỷ đồng vượt 6,6% so với kế hoạch Nhà nước giao, tăng 12,89% so năm 2003 đặt ra. Nộp ngân sách đạt 3.300 tỷ đồng vượt 15% so với kế hoạch đã đăng ký [Báo cáo tổng kết năm 2003].
Về mạng điện thoại, VNPT đã phát triển được 6,237,150 thuê bao (bao gồm cả điện thoại cố định, di động) đạt mật độ 6,92 máy/100 dân. Dự kiến đến tháng 6/2004, mạng điện thoại của VNPT đạt mật độ 10 máy/100 dân.Ngoài ra, các dịch vụ khác như Internet, Bưu chính vv… tiếp tục được mở rộng.
Đối với toàn ngành, từ những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, VNPT đặt ra những chỉ tiêu cho mình trong năm 2004 như sau:
Về điện thoại: Phát triển mới 1386000 thuê bao, tính đến cuối năm phấn đấu 95% số xã có máy điện thoại, 90% số xã có báo đến hàng ngày.
Thuê bao Internet: Phấn đấu tăng tưởng khoảng 60% đạt 146300 thuê bao
Phấn đấu doanh thu phát sinh đạt 23.000 tỷ đồng tăng 7.72% so với năm trước. Nộp ngân sách 3450 tỷ đồng.
Nhằm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, VNPT đã đặt ra các mức kế hoạch phát triển cho các Công ty thành viên trong đó có Công ty dịch vụ Viễn thông. Trên cơ sở nhu cầu thông tin ngày càng cao, mức độ phát triển kinh tế của đất nước luôn ở mức cao và ổn định, Công ty GPC cũng sẽ có những kế hoạch cụ thể cho mình.
Đứng trước những thành tựu của mình trong những năm qua, Công ty phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 2.5 đến 2.6 triệu thuê bao di động trên toàn mạng trong vòng ba năm tới.
Triển khai quá trình đầu tư mử rộng mạng tại khu vực Hà nội và Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 2003-2005, triển khai lắp đặt thiết bị cho mạng IN (Intelligence Network)- mạng thông minh.
Dự báo nhu cầu phát triển
Toàn mạng di động Vinaphone được chia làm năm khu vực khác nhau, trong đó Hà nội là một khu vực. Việc xếp riêng Hà nội thành một khu vực vì số lượng thuê bao của Hà nội tương đương với tổng số thuê bao của cả khu vực miền Bắc, miền Nam (không tính Tp Hồ Chí Minh).
Dựa trên các căn cứ về tốc độ phát triển kinh tế, mức độ chuyển dịch cơ cấu ngành, và tốc độ phát triển thuê bao trong những năm gần đây, Công ty đã đưa ra con số dự báo thuê bao phát triển như sau:
Nguồn: Dự báo phát triển ngắn hạn của GPC Đơn vị tính: Thuê bao
Khu
Năm
Năm
Năm
Năm
Dự báo
Dự báo
STT
Vực
2000
2001
2002
2003
năm 2004
năm 2005
1
KV
Hà Nội
110,000
150,000
207,000
304,000
404,000
483,000
2
Toàn
Quốc
415,000
700,000
1,068,000
1,700,000
2,150,000
2,600,000
Bảng 3.1: Dự báo phát triển toàn mạng đến năm 2005
Khu
Năm
Năm
Năm
Năm
Dự báo
Dự báo
STT
Vực
2000
2001
2002
2003
năm 2004
năm 2005
1
KV
Hà Nội
78,500
115,000
160,000
248,000
338,000
408,000
2
Toàn
Quốc
305,000
539,000
865,000
1,350,000
1,850,000
2,250,000
*Dự báo phát triển toàn mạng trả trước
Thực trạng mạng VNP KV Hà Nội tính đến năm 2003
Hiện tại, với dung lượng mạng Vinaphone có thể phục vụ được 1,376,000 thuê bao trên toàn quốc và 314,000 thuê bao khu vực Hà nội. Như vậy, rõ ràng, căn cứ vào số liệu dự báo phát triển, mạng Vinaphone khu vực Hà nội sẽ không thể phục vụ tốt, đảm bảo khách hàng trong giai đoạn 2-3 năm tới.
Cụ thể, mạng Vinaphone toàn quốc và khu vực Hà nội hiện tại như sau:
+ Phân hệ tổng đài NSS
Tổng đài MSC/VCR: gồm 7 tổng đài dung lượng là 1800K (tương đương phục vụ được 1.8 triệu thuê bao). Trong đó, khu vực Hà nội có 2 tổng đài MSC có dung lượng phục vụ là 450,000 thuê bao.
Hệ thống HLR/AuC cho khu vực miền Bắc có dung lượng phục vụ là 1,5 triệu thuê bao. Trong đó, giành cho khu vực Hà Nội một nửa -750,000 thuê bao.
+ Phân hệ vô tuyến BSS
Số BSC có 4 trạm phục vụ điều khiển chuyển mạch 130 BTS cho khu vực Hà nội. Khả năng phục vụ của phân hệ vô tuyến tại khu vực Hà nội đạt 314,000 thuê bao.
Như vậy, để đáp ứng được nhu cầu phát triển, mạng cần được mở rộng thêm. Trước mắt cần phải mở rộng hệ thống vô tuyến vì nó đang thiếu .
Trong những năm tới, Công ty đã lập và đã được phê duyệt các dự án nhằm mở rộng và nâng cấp mạng trên toàn quốc. Trên cơ sở dự báo số thuê bao phát triển thêm trong giai đoạn 2003-2005 là khoảng 1270K thuê bao (tương đương 1,270,000 thuê bao), đưa tổng số thuê bao trên toàn mạng lên khoảng 2650K thuê bao (trong đó số thuê bao trả trước chiếm khoảng 65% tổng số thuê bao). Trong đó, khu vực Hà nội sẽ có khoảng 300,000 thuê bao mới.
Như vậy, trong thời giai tới khu vực Hà nội cần trang bị thêm hệ thống vô tuyến. Theo dự án, khu vực Hà nội cần nâng cấp và bổ sung khoảng hơn 100 trạm BTS (có tích hợp công nghệ mới-công nghệ mạng thông minh IN). Nhằm hiện đại hóa mạng, tại khu vực Hà nội, các BSC sẽ được mở rộng dung lượng hoặc thay thế các thiết bị có dung lượng cao hơn đồng thời áp dụng công nghệ mới như GPRS, sử dụng băng tần kép 900/1800MHz …
Ngoài ra, trong tương lai tới, khu vực Hà nội còn triển khai thêm phân hệ NSS bao gồm: trang bị mới 1 MSC/VLR, nâng cấp một MSC cũ từ 100K lên 300K. Tăng cường hệ thống quản lý mạng tập trung, nâng cấp hệ thống OMC … trong thời gian qua, công ty cũng đã thử nghiệm hệ thống GPRS dung lượng 10K thuê bao băng tần 1800MHz. Trong thời gian tới, công ty tiếp tục triển khai mở rông pha (phase) tiếp theo dung lượng 30K cho toàn quốc.
* Kết luận
So sánh thực tế mạng và nhu cầu phát triển trong những năm tới, năng lực của mạng không thể đáp ứng như cầu theo đúng tiêu chuẩn chất lượng. Đến nay, do các dự án triển khai bị trậm không đáp ứng được nhu cầu khách hàng khiến cho chất lượng mạng không được đảm bảo (xảy ra tình trạng nghẽn mạch)[Phụ lục3]. Như vậy, việc đầu tư mở rộng mạng là một điều tất yếu cho sự phát triển trong giai đoạn này.
Dự án đầu tư mở rộng vùng phủ sóng
khu vực Hà Nội giai đoạn 2003-2005
Mục tiêu dự án
Như đã nêu ở phần trên, trong giai đoạn tới số lượng thuê bao vẫn tiếp tục ra tăng. dự kiến trong ba năm tới, số lượng thuê bao toàn mạng lên khoảng 2.5- 2.6 triệu thuê bao. Để có thể phục vụ với chất lượng tốt, mạng cần có dung lượng phục vụ khoảng 3 triệu thuê bao. Vì cần phải tính đến các yếu tố dự phòng và chỉ nên khai thác thiết bị đến 70% hay 80% dung lượng thiết kế.
Để đáp ứng được nhu cầu khách hàng trên toàn quốc cũng như khu vực Hà nội, Công ty đã lập và trình cấp trên các dự án đầu tư mở rộng và nâng cấp mạng. Như vậy, mục tiêu đầu tiên của dự án này là phát triển mạng, tăng cường chất lượng dịch vụ và phát triển dung lượng cho khu vực Hà nội.
Ngoài ra, mục tiêu của Công ty là luôn luôn triển khai những dịch vụ mới bằng những công nghệ tiên tiến của thế giới. Vì vậy, mục tiêu của dự án này còn là:
Hiện đại hóa mạng Vinaphone. Từ đó tạo điều kiện để mở thêm các dịch vụ gia tăng khác thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Thu hút thêm khách hàng mới, từng bước chiếm lĩnh thị trường, tiếp tục giữ vững và nâng cao thị phần của mạng khi môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Quy mô và chi phí đầu tư của dựa án
Dự án được triển khai trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2005. Vì vậy, công trình này được chia thành các hạng mục nhỏ bao gồm:
Hạng mục I: Lắp đặt thiết bị phân hệ BSS
Hạng mục II: Lắp đặt hệ thống truyền dẫn Viba số
Hạng mục III: Xây dựng cột anten
Hạng mục IV: Cải tạo vỏ trạm
Hạng mục 1: Lắp đặt thiết bị BSS và phụ trợ
Hạng mục này triển khai các công việc sau:
Lắp đặt mới các trạm vô tuyến BTS
Các thiết bị BTS bổ sung bao gồm 20 BTS Macorcell 198 TRX sử dụng dải tần 900 MHz. Trong đó có 6 BTS cấu hình 4/4/4 (12 TRX) và 14 BTS cấu hình 3/3/3 (9 TRX). Ngoài ra còn lắp đặt thiết bị BSC và các giao diện (TRAU) tương ứng đủ năng lực để điều khiển kết nối các BTS mới lắp đặt.
Các phần phụ trợ kèm theo nhằm bảo đảm cho các thiết bị làm việc:
Trang bị mỗi trạm hai máy điều hòa 12,000 BTU để đảm bảo nhiệt độ trung bình là 230C, độ ẩm không vượt quá 0.029g/m3
Trang bị hệ thống cảch bảo cho các trạm, các chảnh bảo gồm: Cảnh bảo nguồn, bảo cháy, nhiệt độ, cảnh bảo điều hòa, cảch bảo truyền dẫn … các cảnh bảo này sẽ gửi thông tin về trung tâm OMC-R để theo dõi và xử lý kịp thời khi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư viễn thông.doc