Đồ án Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp khí 2001

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, nó phản ánh kết quả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.

Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp dùng sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện một dịch vụ.

Phân tích giá thành là xem xét sự biến động giá thành đơn vị và nguyên nhân ảnh hưởng đến giá thành đơn vị sản phẩm, đồng thời xem xét sự biến động các loại giá thành sản phẩm.

Do đặc thù của cơ chế hạch toán giá thành khí ở xí nghiệp liên doanh nên giá thành khí tại xí nghiệp khí được coi là giá thành công xưởng hay giá thành khai thác khí.

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp khí 2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro cũng như phát hiện những khả năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.4. Nhiệm vụ - Thu thập thông tin số liệu đã và đang diễn ra về các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ các bộ phận thống kê, kế toán, các phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp, tổng hợp lại để đánh giá xem tình trạng tổ chức kinh doanh tốt hay xấu. - Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch lần lượt từng chỉ tiêu trong toàn bộ các chỉ tiêu phản ánh kềt quả sản xuất kinh doanh bằng những kết quả phân tích cụ thể. - Phân tích các nguyên nhân đã, đang ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tình hình hoàn thành kế hoạch từng chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Đánh giá mức độ tận dụng các nguồn tiềm năng của sản xuất như: vốn, lao động, tài nguyên..... phát hiện những tiềm năng tận dụng chúng thông qua các biện pháp tổ chức kỹ thuật. - Cung cấp tài liệu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, các dự báo tình hình kinh doanh sắp tới, các kiến nghị theo trách nhiệm chuyên môn đến lãnh đạo và các bộ phận quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý xác định phương hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn. - Nêu những kết luận kịp thời làm cơ sở cho việc điều chỉnh qúa trình sản xuất kinh doanh theo phương hướng đúng nhất. - Tích luỹ các tài liệu và kinh nghiệm cho công tác kế hoạch hoá và nghiên cứu kinh tế ở doanh nghiệp. 2.1.5. Phương pháp phân tích * Phương pháp so sánh: là phương pháp dùng để xác định phương hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu kỳ phân tích với kỳ kế hoạch. Để đáp ứng các mục tiêu so sánh người ta thường dùng các kỹ thuật sau: so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân. * Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng cuả các nhân tố đến chuyển biến trong sản xuất kinh doanh, xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc, thiết lập mối quan hệ của các nhân tố số lượng nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích. 2.2. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất của XNK năm 2001 Với nhiệm vụ chính là thu gom, nén, đưa khí về bờ và cho hệ thống gaslift, XNK đã không ngừng tìm hiểu các công nghệ vận chuyển khí đồng hành tiên tiến trên thế giới để áp dụng cho nhập khẩu, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn hoá cho cán bộ công nhân viên xí nghiệp và làm chủ kỹ thuật công nghệ với mục đích nâng cao sản lượng khai thác mà vẫn phải bảo đảm chi phí ở mức thấp nhất nhằm đem lại lợi nhuận cao cho xí nghiệp liên doanh VSP nói riêng, cho nguồn thu vào cho ngân sách Nhà nước Việt Nam nói chung. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong năm qua đạt kết quả tốt, biểu hiện ở các số liệu thống kê trong bảng 2.1. Chỉ tiêu cung cấp khí về bờ năm 2001 đã hoàn thành kế hoạch đạt 103,2% (kế hoạch: 1650.000 ngàn m3, thực hiện 1703, 221m3) so với năm 2000 tăng 113,221m3 đạt 107,2%. Sản lượng khí cho gaslift 294.534m3 tăng 22.934ngàn m3 tương đương với 10,93% so với khối lượng khí năm 2000. - Khí ra ngọn đuốc 547.038 ngàn m3 tăng 21.716 ngàn m3 so với năm 2000 là 4,13%. - Giá trị tổng sản lượng khí khai thác tăng 500 triệu USD đạt 103,22% so với kế hoạch và tăng 200 triệu USD, đạt 114.28% so với năm 2000. - Tổng số CBCNV tăng so với 2000 là 15 người nhưng so với kế hoạch năm 2001 thì giảm 5 người. Qua đó thấy rằng xí nghiệp đã sắp xếp lao động một cách hợp lý nhằm bảo đảm sản xuất mà vẫn tiét kiệm được chi phí nhân công. - Cung cấp khí cho giàn nén trung tâm (GNTT) năm 2001 không tổn hoa m3 nào, chứng tỏ trong năm qua sự tiêu hao khí cho hoạt động của GNTT không đáng kể. - Cung cấp khí cho các tổ và thiết bị khác năm 2001 tăng 4.73 ngàn m3, đạt 108,14% so với năm 2000 nhưng so với kế hoạch năm 2001 thì giảm 15.624 ngàn m3. - Mặc dù tổng số CBNV năm 2001 giảm 5 người so với kế hoạch và tổng quỹ lương cũng giảm 0,4% - Thu nhập bình quân tính theo đầu người của CBNV trong xí nghiệp không hoàn thành kế hoạch nhưng vẫn cao hơn năm 2000 là 5 USD/người đã bảo đảm cao mức sống cho CBCNV. - Tổng chi phí sản xuất so với kế hoạch giảm 193281,30 ngàn USD, chỉ đạt 96,40% nhưng so với năm 2000 tăng 1019224,62 ngàn USD, đạt 124,49%. - Giá bán khí trong những năm qua vẫn giữ ở mức ổn định. Với xu thế hiện đại hóa - công nghiệp hoá đất nước, XKN cùng với XN nội bộ trong XNLD VSP đã và đang tổ chức hoạt động, hoà nhập vào xu thế chung, sản xuất đi đôi với tiết kiệm, bảo tồn và duy trì nguồn tài nguyên khoáng sản thông qua công nghệ tiên tiến và phù hợp. 2.3. Phân tích tính nhịp nhàng của qúa trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm 2001. a. Phân tích tính nhịp nhàng của qúa trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm 2001. Qúa trình sản xuất được coi là nhịp nhàng nếu có bảo đảm thường xuyên nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản xuất không nhịp nhàng, cụ thể là có những tháng, quý xí nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất. Vì vậy dù xí nghiệp có hoàn thành chỉ tiêu sản xuất toàn năm nhưng vẫn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, gây nhiều khó khăn cho xí nghiệp như: không đầy đủ số lượng thời gian, công suất của thiết bị, không sử dụng hết năng lực lao động... Do vậy cần phân tích nhịp của sản xuất thông qua 2 phương pháp: - Sử dụng hệ số nhịp nhàng - Vẽ biểu đồ biến động chỉ số thực hiện kế hoạch * Hệ số nhịp nhàng Hh= Với: Hn: hệ số nhịp nhàng n0: Số tháng của năm mà xí nghiệp hoàn thành vượt kế hoạch. n: Số tháng trong năm mi (i=1-n): Tỷ lệ % không đạt kế hoạch tháng thứ i. Để làm rõ vấn đề ta đi vào phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất theo các tháng trong năm qua bảng số liệu sau(xem bảng 2-2). Ta có: Hn = = 0,99 < 1 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hoàn thành kế hoạch Hình 2.1 Qua hệ số nhịp nhàng và biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ta thấy: Mặc dù tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng khí khai thác đạt 103,2% nhưng thực tế có 3 trong 12 tháng của năm không hoàn thành kế hoạch khai thác, chiếm 15%. Điều này ảnh hưởng đến hệ số nhịp nhàng của chỉ tiêu kế hoạch khai thác khí. b. Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ sản phẩm năm 2001. Số liệu được phân tích được nêu ra trong bảng 2-3 Ta có Hệ số nhịp nhàng: Hn = = 0,99 < 1 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hoàn thành kế hoạch Hình 2.2 Qua hệ số nhịp nhàng và biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ta thấy: Mặc dù tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng khí bán ra đạt 101,2% nhưng thực tế có 4 trong 12 tháng của năm không hoàn thành kế hoạch xuất, chiếm 33,13%. Điều này ảnh hưởng đến hệ số nhịp nhàng của chỉ tiêu kế hoạch khai thác khí. 2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định và năng lực sản xuất. * Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ TSCĐ bao gồm nhà cửa, công trình, vật kiến trúc, máy móc động lực thiết bị.... việc sử dụng TSCĐ tốt hay không đều có liên quan trực tiếp đến khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất xí nghiệp khi nghiên cứu TSCĐ cần phải tìm hiểu kết cấu và sự biến động của chúng. Đối với XNK, TSCĐ chủ yếu đầu tư trang bị cho các công trình biển, chủ yếu là giàn khoan cùng với các hệ thống thiết bị nhà cửa trên giàn, các giếng khai thác.... TSCĐ của xí nghiệp được trang bị bảo đảm cho xí nghiệp có khả năng hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong điều kiện phức tạp nhất. a. Đánh giá chung sự biến động TSCĐ (xem bảng 2-4) Từ số liệu bảng phân tích TSCĐ ta thấy: Tổng số TSCĐ của XNK năm 2001 so với năm 2000 tăng lên đáng kể là 71.518,5 ngàn USD, tăng với tỷ lệ 3,9%. Điều này chứng tỏ xí nghiệp đã đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô của TSCĐ. Công trình dầu khí biển là tài sản được xí nghiệp đặc biệt chú trọng đầu tư trong năm 2001 giá trị của loại tài sản này tăng lên 68.432,8 ngàn USD, tăng với tỷ lệ 3,9%. Điều này chứng tỏ xí nghiệp đã đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô của TSCĐ. Công trình dầu khí biển là tài sản được xí nghiệp đặc biệt chú trọng đầu tư trong năm 2001 giá trị của loại tài sản này tăng lên 68.432,8 ngàn USD, tương đương 3,88%. Qua đó cho thấy xí nghiệp đã chú ý đến việc tăng cường năng lực sản xuất trực tiếp, tác động tăng năng suất lao động nhằm tăng sản lượng khai thác của xí nghiệp. Nhà cửa, công trình kiến trúc tăng 24,1 ngàn USD, tương đương 0,17%. Máy móc thiết bị động lực cũng tăng lên đáng kể so với năm 2000 là 442,2 ngàn USD, tương đương 19%. XNK đã tăng một cách hợp lý 3 loại TSCĐ trên dẫn đến sản lượng khai thác năm 2001 so với năm 2000 là 1.112,3 ngàn m3 chứng tỏ xí nghiệp đã phát huy được hiệu quả sử dụng của chúng. Do quy mô TSCĐ tăng lên nên các loại TSCĐ dùng ngoài sản xuất cũng tăng lên nhưng tỷ trọng so với tổng tài sản tăng không đáng kể. Cụ thể: Phương tiện vận tải truyền dẫn tăng 1.478,2 ngàn USD, tương đương 4,6%. Thiết bị dụng cụ quản lý tăng 797,3 ngàn USD, tương đương 13,8%. Như vậy XNK tăng nhóm TSCĐ này một cách hợp lý và tiết kiệm để phù hợp với yêu cầu mở rộng sản xuất. b. Phân tích kết cấu TSCĐ (xem bảng 2-5). Qua bảng trên ta nhận thấy: Tỷ trọng các loại TSCĐ được trang bị cho xí nghiệp năm 2001 ở đầu kỳ và cuối kỳ không có sự thay đổi đáng kể. Quy mô của TSCĐ tăng ở mức 71.518,5 ngàn USD, với tỷ lệ 3,9% trong đó: Công ty dầu khí biển là TSCĐ của xí nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng khí khai thác, chiếm tỷ trọng 96,86%, giảm 0,05%, có giá trị tăng 82.183 ngàn USD và chỉ giảm 13.750,2 ngàn USD trong kỳ do vậy về số tuyệt đối và tương đối đều tăng lần lượt là 68.432,8 ngàn USD và 3,88%. Điều này cho thấy XNK tăng cường TSCĐ cho sản xuất khai thác khí bằng việc xây dựng và lắp đặt hệ thống giàn ép vỉa, gaslift và cải tạo các giếng dầu. Việc chú trọng đầu tư vào loại TSCĐ này cũng chính là từng bước phát triển quy mô sản xuất của xí nghiệp. Các loại TSCĐ còn lại đều tăng. - Nhà cửa công trình kiến trúc tăng 0,17% - Máy móc thiết bị tăng 19%. Đây là dấu hiệu tốt, biểu thị khả năng trang bị máy móc thiết bị cho sản xuất đang được coi trọng. - Phương tiện vận tải truyền dẫn tăng 1.478,2 ngàn USD, tương đương 4,6%. - Thiết bị dụng cụ quản lý được trang bị thêm với số lượng không nhiều, chiếm tỷ trọng 0,3% đầu năm và 0,33% cuối năm. - TSCĐ khác tăng 363,2 ngàn USD, tương đương 13,8%. Ta thấy tất cả TSCĐ đều tăng với số lượng lớn, chứng tỏ quyết định trang bị thêm TSCĐ của XNK là phù hợp với yêu cầu và quy mô sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. c. Phân tích mức độ hao mòn TSCĐ (xem bảng 2-6). TSCĐ tham gia vào nhiều chu trình sản xuất kinh doanh, sau mỗi chu kỳ về hiện vật bị hao mòn dần, về giá trị hao mòn được chuyển vào giá trị sản phẩm. Như vậy TSCĐ càng tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh thì càng cũ đi, số đã trích khấu hao càng lớn. Do đó để đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ ta phải căn cứ vào hệ số hao mòn TSCĐ. Công thức tính hệ số hao mòn TSCĐ. Hệ số hao mòn = x 100%. Bảng phân tích ta thấy Nhìn chung tình trạng kỹ thuật của TSCĐ tương đối cũ, hệ số hao mòn trung bình cuối năm so với đầu năm tăng 4,44% (50,78 - 46,34%). Tuy nhiên xét về tính chất và đặc diểm riêng của từng loại TSCĐ ta thấy: - Công trình dầu khí biển là loại tài sản quan trọng nhất, hệ số hao mòn đầu năm là 46,74, cuối năm là 51,15%, tăng 4,414%. Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các giàn khai thác đã hoạt động gần 10 năm và trong năm 2001 xí nghiệp đã không đầu tư xây dựng thêm giàn mới. Trong thời gian sử dụng các giàn này không đưa vào tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp chi phí giá thành vì vậy mà giàn vẫn duy trì hoạt động tốt. - Nhà cửa công trình kiến trúc: chủ yếu là nhà xưởng, kho, phòng làm việc.... nhìn chung còn khá mới. Hệ số hao mòn đầu năm là 26,28R và cuối năm là 30,23%. - Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý cũng như một số TSCĐ khác của xí nghiệp nhìn chung còn mới nhưng hệ số hao mòn đều tăng. d. Phân tích tình trạng trang bị TSCĐ Để đi sâu vào phân tích tình hình trang bị TSCĐ đối với một xí nghiệp công nghiệp, cụ thể là XNK ta tiến hành khảo sát một số chỉ tiêu: 1. Nguyên giá TSCĐ bình quân cho một CNSX Trong ca lớn nhất (A) = 2. Nguyên giá phương tiện kỹ thuật bình quân cho một CN Trong ca lớn nhất (B) = Đối với XNK, kinh doanho môi trường làm việc của CNSX thuộc loại đặc biệt làm ở trên bờ và ngoài biển, do vậy không thể phân tích bình quân số CNSX trong ca lớn nhất mà chỉ có thể tính được con số này theo các quý bình quân. Ta xem bảng 2-7 Qua bảng ta có nhận xét * Nguyên giá TSCĐ bình quân cho một CNSX trong năm (A) thể hiện chung trình độ trang bị TSCĐ cho công nhân, ta có. Năm 2000 là 1.402,63 ngàn USD/người Năm 2001 là 1.444,43 ngàn USD/người Như vậy trong năm 2001 chỉ tiêu này tăng 41,81 ngàn USD/ngừơi tương đương 3% chứng tỏ trình độ cơ giớ hoá của xí nghiệp ngày càng tăng cao. * Nguyên giá phương tiện khai thác bình quân cho một CNSX (B) Năm 2000 là 28,97 ngàn USD/người Năm 2001 là 30,44 ngàn USD/người Trong năm 2001 chỉ tiêu này tăng 1,47 ngàn USD, tương đương 5,07% so với năm 2000. Kết quả này cho thấy trình độ trang bị kỹ thuật ngày càng được nâng cao trong qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. * Xét chung ta thấy: tốc độ tăng của chỉ tiêu A nhỏ hơn tốc độ tăng chỉ tiêu B (3% < 5,07%) . Điều này cho thấy nguyên giá phương tiện kỹ thuật bình quân cho một công nhân tăng với tốc độ nhanh hơn nguyên giá TSCĐ bình quân cho một công nhân, có như thế mới tăng được năng xuất lao động, năng lực sản xuất của lao động và máy móc thiết bị của xí nghiệp. Đây là biểu hiện tốt thể hiện năng lực sản xuất dồi dào và là kết quả của việc phân công lao động thích hợp với quy trình sản xuất, chứng tỏ xí nghiệp đã xây dựng được mối quan hệ tốt, nhịp nhàng giữa tư liệu lao động và số lượng lao động trong xí nghiệp. e. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ở XNK năm 2001. Số liệu ở bảng 2-8. Qua bảng trên ta thấy: - Giá trị tổng sản lượng năm 2001 tăng lên 9.102,82 ngàn USD tương đương 6,23% so với năm 2000. Nguyên nhân do sản lượng khí khai thác tăng lên 107.175 ngàn m3 và giá khí thì ổn định là 70 USD/100m3. - Xét đến hiệu suất sử dụng TSCĐ ta có: Hiệu suất sử dụng của toàn bộ TSCĐ năm 2001 so với năm 2000 tăng 30%. Đây là tỷ lệ tăng khá lớn, nguyên nhân chính là do sự ổn định đáng kể của giá khí. - Xét đến huy động vốn cố định: Do Hhs tăng nên Hhđ đã giảm đi 0.009 (0.034-0.044). Hhđ giảm đi chứng tỏ để khai thác và bán được 1m3 khí, tỷ lệ VCĐ cần để huy động giảm đi, đây là một xu hướng tốt. Tóm lại: Hệ số hiệu suất vốn cố định năm 2001 tăng lên so với năm 2000 dẫn đến hệ số huy động VCĐ năm 2001 giảm đi so với năm 2000 với tỷ lệ 22,7%. Điều này cho thấy việc sử dụng TSCĐ của XNK đã đem lại hiệu quả cao chứng tỏ xí nghiệp đã bước qua thời kỳ bắt tay vào lắp đặt áp dụng công nghệ mới, đang trên đà ổn định và phát triển. Ở xí nghiệp, cứ 1USD nguyên giá TSCĐ sẽ đem lại 22,6 USD giá trị sản lượng vào năm 2001 và 29,4 USD vào năm 2001. Đây là chiều hướng tích cực. * Phân tích năng lực sản xuất của xí nghiệp khí Năng lực sản xuất của xí nghiệp là số lượng sản phẩm lớn nhất có thể sản xuất được khi tận dụng một cách đầy đủ công suất hay số lượng của máy móc thiết bị và diện tích làm việc vào sản xuất, cả về công suất và thời gian trong điều kiện áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất và tổ chức lao động hợp ly. Năng lực sản xuất của xí nghiệp được quyết định bởi năng lực sản xuất của khâu có trị số nhỏ nhất. Do đó để xác định năng lực sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp cần phần tích dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp đó. Qúa trình nén của xí nghiệp được bắt đầu từ khâu tách khí rồi đến nén khí và đưa khí về bờ. - Sơ đồ dây truyền công nghệ nén khí đồng hành của xí nghiệp khí. Tách khí ® nén khí ® vào bờ (thu gom) Vào gaslift 1. Tách khí: hay còn gọi là thu gom khí là giai đoạn dầu được khai thác. năng lực ở khâu này căn cứ trên thời gian hoạt động có hiệu quả và sản lượng khí khai thác được trên đơn vị thời gian đó. Tuy nhiên hiện nay do tình hình thay đổi áp suất vỉa của tầng sản phẩm, đòi hỏi chế độ khai thác đi kèm với chế độ duy trì áp suất vỉa, bằng cách bơm bù lại khối lượng đã lấy lên từ lòng giếng bằng nước kỹ thuật. Với mục tiêu trên, năng lực sản xuất của xí nghiệp chỉ được phép sử dụng ở mức độ giới hạn. 2. Khâu nén khí: Khí sau khi được tách ra sẽ được xử lý sơ bộ trên giàn sau đó bơm vào đường ống về nhà máy Dinh cố số còn lại sẽ được đưa thẳng vào hệ thống gaslift. 3. Khâu tàng trữ (lúc về bể): là khâu đặc biệt quan trọng của dây chuyền sản xuất, tại khâu này qúa trình xử lý khí sẽ được diễn ra và việc tính năng lực sản xuất là việc xác định có bao nhiêu khí được xử lý. 4. Vào hệ thống gaslift: là cung cấp nhiên liệu cho hệ thống này để giúp cho việc khai thác dầu một cách có hiệu quả hơn. Để phân tích năng lực sản xuất của xí nghiệp ta sử dụng các chỉ tiêu sau: 1. Tính năng lực sản xuất các đơn vị thời gian: ngày, giờ, đêm, năm. 2. Hệ số sử dụng công suất thiết bị Hcs = Với: Hcs: hiệu số sử dụng công suất Qt: công suất thực tế của máy móc thiết bị Qkn: công suất theo khả năng của máy móc thiết bị. Công suất: là số lượng sản phẩm mà đơn vị tại ra trong một đơn vị thời gian. Tuy nhiên đối với xí nghiệp khí khi phân tích năng lực sản xuất thì khâi tàng trữ và vào gaslift không phải tính vì ở 2 giai đoạn cuối này không trực thuộc quản lý của xí nghiệp. Khí về nhà máy dinh cố tức là đã thuộc sự quản lý và tính toán của công ty chế biến kinh doanh của các sản phẩm khí, còn vào gaslift thì do công nghiệp khai thác chịu trách nhiệm. Do đó khi tính năng lực sản xuất cho xí nghiệp khí chỉ cần tính ở 2 giai đoạn là tách khí và nén khí. 3. Hệ số sử dụng thời gian của thiết bị Htg = Với : Tt: thời gian làm việc thực tế Tcđ: thời gian làm việc cheo chế độ 4. Hệ số năng lực sản xuất tổng hợp HTH= Hcsx Htg Htg = x = Với: Qkn = Pkn x Tcđ Qtt = Pt x Tt Bảng phân tích năng lực sản xuất Bảng 2-9 Khâu sản xuất Chỉ tiêu Ký hiệu Tách khí (thu gom) Nén khí TGLV thực tế 1 năm (ngày) Tt 315.3 315.3 TGLV theo chế độ (ngày) Tcđ 365 365 Khối lượng sản phẩm (tr.m3) Qt 1.997.755 1.999.755 Qkn 1999.855 1999.855 NLSX của 1 khâu (triệu m3/ngày đêm) Ptnđ 38.45 38.45 Pnđ 46.58 46.58 Hệ số sử dụng tổng hợp Hth= QT/Qkn Hth 0.998 0.999 Hệ số sử dụng thời gian Htg = Tt/Tcđ Htg 0.864 0.864 Hệ số công suất Hcộng sản = Hth/Htg Hcs 1.155 1.155 Biểu đồ năng lực sản xuất tổng hợp. Hình 2.3 Kết luận: xí nghiệp khí đã tận dụng phần lớn năng lực sản xuất của mình ở các khâu gom, nén khí. Tuy nhiên vì chỉ tính năng lực sản xuất ở 2 khâu này nên vẫn còn những thiết sót hơn so với các xí nghiệp khác, cần phải tăng cường quy mô sản xuất để sản xuất một cách đòng bộ và liên tục. 2.5.Phân tích lao động tiền lương 2.5.1. Phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng đến sản xuất Để tiến hành sản xuất phải có dầy đủ 3 yếu tố sản xuất đó là: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Do đó việc phân tích các yếu tố sản xuất, nhất là yếu tố lao động là công việc cần thiết trong công tác phân tích kết quả hoạt động của xí nghiệp. Trong 3 yếu tố đó, sức lao động là yếu tố cơ bản nhất, với tính năng chủ quan và sức sáng tạo sẵn có, yếu tố lao động tác động đến sản xuất tổng hợp ở cả 2 mặt, đó là số lượng và chất lượng mà cụ thể là số lượng lao động và trình độ kỹ thuật lao động (NSLĐ), biểu hiện qua công thức sau: Giá trị tổng sản lương = Số lượng lao động bình quân x NSLĐ bình quân của một lao động. Do vậy, phân tích ảnh hưởng của yếu tố lao động đến sản xuất chính là đánh giá ảnh hưởng ở cả hai mặt về số lượng và chất lượng. Qua đó ta đánh giá được tình hình bố trí lao động để có biện pháp sử dụng hợp lý sức lao động. a. Phân tích tình hình lao động về mặt khối lượng. Mỗi xí nghiệp có một số lượng lao động nhát định, số lượng lao động này biến đổi theo các thời điểm khác nhau và phụ thuộc vào yêu cầu quy mô sản xuất. Số lượng lao động này biến đổi hàng năm với nhiều lý do. Do đó ta tiến hành phân tích tình hình tăng giảm số lượng, từng loại lao động nhằm thấy được mức độ bảo đảm sức lao động và tính hợp lý của biến động đó. Thống kê số lượng lao động xí nghiệp khí năm 2001 được nêu ra trong bảng sau. (bảng 2-10). Qua bảng 2-10 ta thấy: Do chỉ tiêu yêu cầu khối lượng công tác năm 2001 là 2,5 tỷ m3khí, quy mô sản xuất của XNK được nâng cao đòi hỏi tình hình tran bị lao động cũng tăng lên. Đó là nguyên nhân dẫn đến tổng số CBCNV của xí nghiệp năm 2001 tăng so với năm 2000 là 15 người, tương đương 7,5%. Trong đó tỷ lệ người Nga chỉ đạt 4,7% với số tuyệt đối tăng2 người và người Việt nam tăng 8,28% với số tuyệt đối tăng 13 người. Nguyên nhân: 1. Số người làm việc ở biển tăng tương đương 6,97% so với năm 2000, trong đó số người Nga chỉ tăng 1 người tương đương 2,7%. 2. Số lượng làm việc trên bờ tăng lên 3 người tương đương với 10,7% so với năm 2000, trong đó số lượng người Nga vẫn không thay đổi. Phân tích sự biến đổi giữa thực tế và kế hoạch của năm 2001 ta nhận thấy: so với kế hoạch đặt ra, tổng số CBCNV giảm 5 người, số CBCNV giảm chủ yếu là người Việt Nam. Trong đó số lượng lao động thực tế năm 2001 ở các bộ phận làm việc ở biển và ở bờ so với kế hoạch là: tăng 12 người làm việc ở biển và 3 người làm việc ở bờ. Qua đó ta nhận thấy chất lượng lao động của xí nghiệp ngày càng được nâng cao do khối lượng công việc tăng lên đòi hỏi phải có thêm nhiềm CBCNV có trình độ làm việc trên biển. Xí nghiệp đã có sự tăng cường chất lượng lao động ở các bộ phận sản xuất trực tiếp và sắp xếp lại bộ máy quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. b. Phân tích kết cấu lao động Số liệu phân tích nêu ra trong bảng 2-11. Bảng phân tích kết cấu lao động Bảng 2-11 ĐVT: người Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 % TH 01/00 So sánh 2000/2001 TH TT KH TT TH TT Số TĐ Chỉ số % 1. Tổng số CBCNV 200 100 220 100 215 100 107,5 -5 97,72 2. Bộ phận sản xuất 190 95 210 95,5 205 95,4 107,5 -5 97,61 - Sản xuất chính 172 86 182 82,7 184 85,6 106,9 2 101,09 - Sản xuất phụ trợ 18 9 25 12,8 21 9,8 116,6 3 84 3. Điều hành 10 5 10 4,5 10 4,6 0,000 0 0,000 So sánh giữa các bộ phận sản xuất của xí nghiệp khí năm 2001 ta thấy: - Bộ phận điều hành: năm 2001 vẫn không thay đổi nên kết cấu lao động của xí nghiệp cũng không mấy thay đổi. * Nguyên nhân: công tác vẫn ổn định, bộ máy sản xuất vẫn hoạt động có hiệu quả nên bộ máy điều hành vẫn giữ nguyên. - Bộ máy sản xuất: tăng 15 người (215-200) so với năm 200 nhưng giảm 5 người so với kế hoạch của năm 2001, trong đó: + CNSX chính tăng 12 người (184-172) so với năm 2000 và tăng 2 người so với kế hoạch năm 2001. + CNSXP tăng 3 người so với năm 2000 (21-18) nhưng so với kế hạch năm 2001 thì giảm 4 người. Nhìn chung năm 2001 quy mô của xí nghiệp khí tập trung chủ yếu ở bộ phận sản xuất, chiếm 94,8% trong tổng số CBCNV của xí nghiệp. Bộ phận điều hành chiếm tỷ trọng thấp hơn 5,2% nhưng vẫn bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đạt kết quả cao. Điều đó cho thấy trình độ quản lý, điều hành và trình độ sản xuất của CBCNV xí nghiệp ngày càng được nâng cao. Mặt khác nó vẫn phản ánh kết cấu công nhân của xí nghiệp là rất hợp lý. c. Phân tích lao động về chất lượng trình độ đào tạo. Số liệu phân tích nêu ra trong bảng 2-12 Bảng phân tích về trình độ CBCNV xí nghiệp khí năm 2001 ĐVT: người Bảng 2-12 Trình độ Năm 2000 Năm 2001 SS 2001/2000 TH % TH % ± % Trên đại học 3 1,5 4 1,9 1 0,4 Đại học - cao đẳng 183 91,5 199 92,55 16 1,05 Lao động phổ thông 5 2,5 3 1,4 -2 -1,1 Công nhân kỹ thuật 9 4,5 9 4,5 0 0,0 Tổng cộng 200 100 215 100 15 Nhận xét: Lực lượng CBCNV của xí nghiệp Khí nhìn chung trình độ cao. Trong đó: - Trên đại học năm 2000 là 3 người, năm 2001 tăng 1 người về tỷ trọng so với toàn bộ CBCNV của xí nghiệp thì năm 2001 tăng 0,4% so với năm 2000. - Trình độ đại học, cao dẳng: năm 2001 có 199, tăng 16 người so với năm 2000. So với kết cấu lao động năm 2000 thì số lao động này chỉ tăng 1,05% do nhu cầu công việc nên công nhân có trình độ đại học và cao đẳng sẽ không cao so với công nhân kỹ thuật có tay nghề cao là lực lượng trực tiếp tham gia vào hoạt động khai thác khí. - Trình độ công nhân kỹ thuật (thợ): Tuy công việc đòi hỏi những người thợ có tay nghề cao nhưng trong năm qua xí nghiệp vẫn giữ nguyên số lượng trong tổng số CBCNV. - Lao động phổ thông: đối với đối tượng này tuy công việc nhẹ nhàng nhưng cần thiết phải có như: nhân viên đồ hoạ, nhân viên hoá phẩm, lao động.... Loại lao động này thường không biến động lớn, xu hướng chung thường là giảm, do đó năm 2001 lao động phổ thông của xí nghiệp iảm 2 người và tỷ trọng trong tổng số CBCNV cũng giảm 1,1% so với năm 2000. d. Phân tích tình hình biến động về lao động theo chức danh. Số liệu nêu ra trong bảng 2-13. Bảng 2-13 ĐVT: Người Trình độ Năm 2000 Năm 2001 SS 2001/2000 TH % TH % ± % 1. Công nhân sản xuất 190 95 205 95,34 15 0,34 2. Nhân viên kỹ thuật 2 1,0 3 1,4 1 0,4 3. Nhân viên phục vụ 1 0,5 1 0,46 1 0,0 4. Nhân viên kinh tế 3 1,5 2 0,93 -1 -0,57 5.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28646.doc
Tài liệu liên quan