Đồ án Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định năm 2001

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN BÌNH ĐỊNH 3

1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định: 4

1.2. Chức năng nhiệm vụ và mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty: 6

1.3. Công nghệ sản xuất và kết cấu tổ chức sản xuất tại Công ty : 6

1.3.1. Quy trình công nghệ khai thác và chế biến sản phẩm: 6

1.3.2. Kết cấu tổ chức sản xuất của Công ty: 9

1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định: 10

1.5. Tình hình lao động tiền lương tại Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định: 11

1.5.1. Đặc điểm tổ chức về lao động: 11

1.5.2. Tình hình sử dụng thời gian lao động: 12

1.5.3. Đặc điểm tiền lương của Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định: 12

1.6. Tình hình vật tư tại Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định: 13

1.6.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong sản xuất: 13

1.6.2. Phương pháp xây dựng mức sử dụng vật tư: 14

1.6.3. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát vật tư: 14

1.7. Tình hình sử dụng tài sản cố định: 15

1.8. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty trong thời gian gần đây: 16

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 17

2.1. Khái niệm, mục đích ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh: 18

2.1.1. Khái niệm: 18

2.1.2. Mục đích ý nghĩa: 19

2.1.3. Tác dụng phân tích kinh doanh trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp: 20

2.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh: 21

2.2. Các phương pháp phân tích: 22

2.2.1. Phương pháp so sánh: 22

2.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn: 23

2.2.3. Phương pháp liên hệ: 24

2.2.4. Phương pháp chi tiết: 24

2.3. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh: 25

2.3.1. Quá trình phân tích hoạt động kinh doanh: 27

2.3.2. Các chỉ tiêu thường dùng trong phân tích kinh doanh: 27

2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hoạt động kinh doanh: 28

2.4. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: 29

2.4.1. Chú trọng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp: 29

2.4.2. Sử dụng tối đa các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh: 30

2.4.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tích cực đổi mới công nghệ: 31

2.4.4. Tìm kiếm, lựa chọn các biện pháp thích hợp nhằm tăng kết quả và giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ: 32

2.4.5. Tổ chức hoạt động quản trị của bộ máy quản lý doanh nghiệp và đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp: 32

PHẦN III: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY

CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN BÌNH ĐỊNH NĂM 2001 34

3.1. Phân tích tình hình sử dụng một số các nguồn lực đầu vào của công ty: 35

3.1.1. Phân tích tình hình quản lý sử dụng lao động của công ty: 35

3.1.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định: 39

3.1.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư: 43

3.2 Phân tích biến động chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm: 45

3.2.1. Phân tích chung quy mô của chi phí sản xuất kinh doanh: 46

3.2.2. Phân tích chi phí cho 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hóa: 48

3.2.3 Phân tích tình hình giá thành sản phẩm: 50

3.3. Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận: 55

3.3.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty CPKSBĐ. 55

3.3.2. Phân tích tình hình lợi nhuận: 59

3.4. Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định năm 2001: 64

3.4.1. Phân tích tình hình vốn: 65

3.4.2. Phân tích tình hình nguồn vốn: 66

3.4.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty: 69

PHẦN IV: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN BÌNH ĐỊNH. 72

4.1. Biện pháp thứ nhất: “ Đầu tư trang thiết bị mở rộng quy mô sản xuất”: 74

4.1.1. Lý do để thực hiện biện pháp: 74

4.1.2. Nội dung thực hiện của biện pháp: 75

4.1.3. Người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp: 75

4.1.4. Ước tính thời gian thi công của biện pháp: 75

4.1.5. Kinh phí dự trù cho biện pháp: 76

4.1.6. Kết quả mong đợi khi thực hiện biện pháp. 76

4.1.7. Hiệu quả kinh tế của biện pháp: 77

4.2. Biện pháp thứ hai: “ Tăng cường quảng cáo nhằm tăng sản lượng tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ”. 77

4.2.1. Mục đích của biện pháp: 77

4.2.2. Nội dung thực hiện của biện pháp. 78

4.2.3. Người chịu trách nhiệm thực hiện pháp: 80

4.2.4. Ước tính thời gian thực hiện biện pháp: 80

4.2.5. Dự trù kinh phí thực hiện biện pháp: 81

4.2.6. Kết quả mong đợi khi thực hiện biện pháp: 81

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC 87

 

doc98 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 3662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định năm 2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– N0 ) x Ho x Who = 117 x ( 272 – 258 ) x 7,5 x 48,78= + 599.262,3(nghìn đồng ). Số giờ làm việc trong ngày không đổi nên không ảnh hưởng đến tăng giảm giá trị tổng sản lượng. - Do năng suất lao động bình quân giờ tăng làm cho giá trị tổng sản lượng tăng: D GTSL ( Wh ) = S1 x N1 x H1 x ( Wh1 - Wh0 ) = 117 x 272 x 7,5 x (55,0736 – 48,78 ) = + 1.502.156,448( nghìn đồng ). Qua phân tích cho ta thấy để có được giá trị tổng sản lượng tăng 2.195,81 triệu đồng thì chỉ có 94.389,3 nghìn đồng chiếm 4,29% là kết quả của tăng lao động. Còn 599.262,3 nghìn đồng là do công ty đã tăng được số ngày làm trong năm 2001 và nó chiếm tỷ lệ 27,29% tổng giá trị tổng sản lượng tăng. Đặc biệt, điều đáng nói ở đây là năng suất lao động giờ tăng đáng kể từ khi công ty chuyển sang cổ phần hóa và sắp xếp bố trí lại cũng như mua sắm thêm trang thiết bị máy móc mới. Kết quả thu được là đã làm tăng 1.502.156,448 nghìn đồng tương đương với 68,42%. Vì vậy trong thời gian đến, công ty cần xem lại có thể tăng số ngày làm việc trong năm lên được nữa hay không bởi 272 ngày làm việc vẫn thật sự là chưa cao. Theo chế độ công ty thì ta có: Số ngày công theo dương lịch là 365 ngày. Nghỉ các ngày lễ tết và một ngày trong tuần là 56 ngày. Suy ra, ngày công theo chế độ là: 365 – 56 = 309 ngày. Do đó, nếu được thì số ngày làm việc trong năm có thể tăng lên đến 280 - 290 ngày. Bên cạnh đó, công ty cần nghiên cứu lại năng suất lao động giờ của một công nhân sản xuất. Phần năng suất này tăng là do sự sắp xếp bố trí lại máy móc cũng như nhân công là bao nhiêu và do đầu tư mới thiết bị máy móc chiếm bao nhiêu, từ đó có thể điều chỉnh lại định mức về sản lượng. 3.1.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh điều trước tiên là công ty phải xây dựng nhà xưởng văn phòng, đầu tư trang thiết bị máy móc cần thiết. Vì thế tài sản cố định là một trong những bộ phận trọng yếu, việc sử dụng nó như thế nào đều ảnh hưởng đến sản lượng chất lượng sản phẩm mà đặc biệt là tác động đến giá thành. Tài sản cố định của công ty được phân làm hai loại: Tài sản cố định dùng trong sản xuất: là tài sản cố định tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo sản phẩm. Nó bao gồm nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và tài sản cố định khác. Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất: là những tài sản cố định tham gia vào công việc quản lý chung của công ty như văn phòng, thiết bị và dụng cụ quản lý. Việc phân tích xem tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty có hợp lý không sẽ được tiến hành trên hai khía cạnh đó là về cơ cấu và về hiệu suất sử dụng tài sản cố định thông qua 3 bảng III.3, III.4, III.5 Bảng III.3: Bảng phân tích biến động cơ cấu tài sản cố định (TSCĐ) ĐVT: nghìn đồng Loại tài sản cố định Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Nguyên giá Tỷ trọng % Nguyên giá Tỷ trọng % ± % 1.TSCĐ dùng trong sx. Trong đó: Nhà xưởng,vật kiến trúc. Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải TSCĐ khác 4.662.718 1.571.096 1.493.551 940.249 657.822 92,3 31,1 29,6 18,6 13 5.410.685 1.571.876 2.143.551 1.035.724 659.534 93,3 27,1 36,9 17,9 11,4 747.967 780 650.000 95.475 1.712 116 100,1 143,5 110,2 100,3 2.TSCĐ dùng ngoài sx. 388.862 7,7 389.763 6,7 901 100,2 3.TỔNG CỘNG TSCĐ 5.051.580 100 5.800.448 100 748.868 114,8 Bảng III.4: Bảng tình trạng TSCĐ năm 2001 Tên tài sản cố định Giá trị đã hao mòn Tỷ trọng % Giá trị còn lại Tỷ trọng % Hệ số hao mòn % 1.TSCĐ dùng trong sản xuất. Trong đó: Nhà xưởng, vật kiến trúc. Máy móc thiết bị. Phương tiện vận tải. Tài sản cố định khác. 2.404.115 778.299 874.936 287.350 463.530 96,1 31,1 34,9 11,5 18,6 3.006.570 793.577 1.268.615 748.374 196.004 91,1 24 38,4 22,7 6 44,4 49,5 40,8 27,7 70,3 2. TSCĐ dùng ngoài sản xuất. 96.488 3,9 293.275 8,9 24,8 3. TỔNG CỘNG 2.500.603 100 3.299.845 100 43,1 Bảng III.5: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ ĐVT: nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch ± % 01 Giá trị tổng sản lượng 10.949,265 13.145,075 2.195,810 120,05 02 Nguyên giá TSCĐ 5.051,580 5.800,448 748,868 114,82 03 Hiệu suất vốn cố định 2,167 2,266 0,099 104,57 Hiệu suất vốn cố định ( H ) = Giá trị tổng sản lượng ( G ) Nguyên giá TSCĐ ( V ) x 100 Với: Hệ số hao mòn = Tổng giá trị đã khấu hao Tổng giá trị TSCĐ ( nguyên giá ) x 100 Tài sản cố định của công ty năm 2001 đã tăng hơn năm 2000 là 748.868 nghìn đồng số tuyệt đối còn số tương đối là tăng 14,8% so với cùng kỳ. Phần lớn số tiền được đầu tư thêm nằm vào các tài sản cố định dùng trong sản xuất và một phần rất nhỏ 901 nghìn đồng được dành cho thiết bị và dụng cụ quản lý, nếu so với năm 2000 thì chỉ tăng khiêm tốn 0,2%. Trong 747.967 nghìn đồng còn lại thì đã có đến 650.000 nghìn đồng mua thiết bị máy móc để tăng năng lực sản xuất của công ty. Cụ thể công ty đã đầu tư một bộ côn vit di động từ đó hoàn thiện hơn khâu khai thác quặng nguyên liệu. Vì thế, bộ phận máy móc thiết bị trong tài sản cố định dùng sản xuất đã tăng đáng kể so với năm 2000 là 143,5%. Tỷ trọng của nhà xưởng và máy móc chiếm trên 60% tổng tài sản cố định, điều này cho thấy công ty rất chú trọng vào khâu sản xuất. Bên cạnh đó tài sản cố định dùng ngoài sản xuất chiếm tỷ lệ không quá 8% và năm 2001 chỉ còn 6,7%. Tuy nhiên, về mặt cơ cấu thì chỉ cho chúng ta thấy được sự đầu tư, bố trí các loại tài sản cố định vào quá trình sản xuất kinh doanh như thế nào thôi. Vấn đề đặt ra là việc sử dụng chúng như thế nào, số đã trích khấu hao lớn hay nhỏ điều này tương ứng với tài sản cố định tham gia vào số chu kỳ sản xuất kinh doanh nhiều hay ít. Qua bảng III.4 thì chỉ có tài sản cố định khác là có hệ số hao mòn trên 70% bởi hầu hết tài sản thuộc loại này đều có giá trị sử dụng dưới một năm. Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất vẫn còn mới, khấu hao lũy kế khá thấp chỉ chiếm tỷ lệ 3,9% và hệ số hao mòn chỉ đạt 24,8%. Riêng có nhà xưởng, vật kiến trúc đã được khấu hao một nửa và trang thiết bị máy móc đạt 40,8%. Như vậy nhìn chung giá trị tài sản cố định của công ty vẫn còn lớn, do đó vấn đề đặt ra cho thời gian sắp tới là làm sao sử dụng chúng cho có hiệu quả hơn nữa. Nếu không đây là một gánh nặng cho công ty vì mỗi năm chi phí khấu hao không phải là nhỏ và nó được tính vào chi phí sản xuất. Việc biết được cơ cấu, thực trạng của tài sản cố định cũng chưa nói lên được nội dung mà doanh nghiệp yêu cầu đó là sử dụng nó sao cho mang lại kết quả sản xuất thật khả quan. Thông qua bảng III.5 ta thấy để giá trị tổng sản lượng tăng 2.195,81 triệu đồng thì có sự đóng góp đáng kể của việc sử dụng tài sản cố định. Hiệu suất vốn cố định tăng 4,57% so với năm 2000. Để làm rõ kết quả giá trị tổng sản lượng tăng do nhân tố sử dụng tài sản cố định, ta dùng phương pháp liên hoàn: Đối tượng phân tích: D GTSL = GTSL1 - GTSL0 = + 2.195,81 ( triệu đồng ). Lượng hóa GTSL: GTSL = H x V . Do nguyên giá tài sản cố định tăng 748,868 triệu đồng đã làm cho giá trị tổng sản lượng tăng là: D GTSL ( V ) = ( V1 - Vo ) x Ho = ( 5.800,448 - 5.051,580 ) x 2,167 = 1.622,79 ( triệu đồng ). Do hiệu suất vốn cố định sản xuất tăng 0,099 lần làm cho giá trị tổng sản lượng tăng: D GTSL ( H ) = V1 x ( H1 - Ho ) = 5.800,448 x ( 2,266 - 2,167 ) = 573,02 ( triệu đồng ). Ta đễ dàng thấy được giá trị tổng sản lượng tăng lên hầu hết là do tăng đầu tư tài sản cố định. Đây là một tín hiệu tốt, cần được duy trì và phát huy _ năm 2000 hiệu suất này chỉ là 2,167 nhưng năm 2001 đã tăng lên vượt bậc. Một đồng nguyên giá tài sản cố định đã tạo được 2,266 đồng giá trị tổng sản lượng. Như vậy việc đầu tư mới tài sản cố định đầu năm cũng như việc sắp xếp, bố trí lại dây chuyền sản xuất đã mang lại hiệu quả cho công ty. Kết quả của quá trình này là do khâu khai thác quặng nguyên liệu Ilmenite đã nâng cao được sản lượng. Mà sản lượng nâng cao được là do công ty đã tự động hóa một phần khâu khai thác nhờ bộ côn vit di động và ngoài ra còn bố trí lắp đặt lại các máy tuyển từ, tuyển điện, .v.v. dẫn đến quy trình liên tục hơn giảm được thời gian nghỉ của lao động cũng như chạy không tải của thiết bị. Nguyên nhân của việc đầu tư mới, bố trí hoạt động sản xuất kinh doanh linh hoạt hơn phần lớn là bởi nhu cầu sản phẩm công ty của khách hàng năm 2001 tăng đáng kể cũng như yêu cầu về chất lượng và thời gian giao hàng nhanh hơn, chặt chẽ hơn. 3.1.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư: Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định là công ty chuyên khai thác và tuyển các sản phẩm từ mỏ sa khoáng Titan vì thế nguyên liệu chính chủ yếu là quặng nguyên liệu. Ngoài ra còn có nhiều loại vật liệu phụ, nhiên liệu và vật tư hàng hóa khác .v.v. Tương tự như tài sản cố định, ta cũng phân tích xem hiệu suất sử dụng vật tư như thế nào. Bảng III.6: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng vật tư ĐVT: triệu đồng TT Chỉ tiêu Ký hiệu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch ± % 01 Giá trị tổng sản lượng GTSL 10.949,265 13.145,075 2.195,810 120,05 02 Chi phí vật tư CVT 3.836 3.855 + 19 100,49 03 Hiệu suất sử dụng vật tư HVT 2,854 3,409 + 0,555 119,45 Hiệu suất sử dụng vật tư Giá trị tổng sản lượng Chi phí vật tư trong kỳ = Hiệu suất sử dụng vật tư là một chỉ số dùng để xem xét kết quả của quá trình sử dụng vật tư, nó cho biết cứ một đồng chi phí vật tư tham gia vào sản xuất trong kỳ thì đem lại bao nhiêu đồng giá trị tổng sản lượng. Kết quả bảng III.6 cho thấy hiệu suất sử dụng vật tư năm 2001 đạt 119,45% so với năm 2000. Nếu như năm 2000, một đồng chi phí bỏ ra thì thu được 2,854 đồng giá trị sản lượng trong khi đó năm 2001 bước đầu đã có sự tăng trưởng với một đồng chi phí vật tư thì thu được đến 3,409 đồng giá trị tổng sản lượng. Bằng phương pháp phân tích ta sẽ có được kết quả ảnh hưởng của việc tăng chi phí vật tư cũng như tăng hiệu suất sử dụng làm cho giá trị tổng sản lượng tăng. Chênh lệch giá trị tổng sản lượng là: + 2.195,810 triệu đồng. Do thay đổi của chi phí vật tư: D C = Hvt 0 x D Cvt + D Hvt x D Cvt 2 = 2,854 ´ 19 + 19 x 0,555 2 = +59,498 tr.đ D H = Cvt 0 x D Hvt + D Hvt x D Cvt 2 = 3.836 x 0,555 + 19 x 0,555 2 =2.136,312tr.đ Do ảnh hưởng thay đổi hiệu suất sử dụng vật tư: Ngoài ra, một vấn đề không kém phần quan trọng trong quá trình quản lý sử dụng vật tư đó là định mức tiêu hao vật tư. Nếu định mức vật tư không đủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm còn ngược lại định mức thừa thì đẫn đến tình trạng làm tổn thất cho công ty. Định mức tiêu hao vật tư còn là cơ sở để hạch toán kinh tế nội bộ trong công ty và cũng để tiến hành thưởng phạt khi có tiết kiệm hay lãng phí vật tư. Với đặc thù sản xuất là khai thác và tuyển sản phẩm từ quặng sa khoáng Titan nên vật tư của quá trình trên là không nhiều và chỉ tập trung chính vào: quặng nguyên liệu, dầu diezel, các loại bao bì, ổ bi, .v.v. Bảng III.7: Bảng thực hiện định mức một số vật tư chủ yếu cho 1 tấn sản phẩm Ilmenite năm 2001 Tên vật tư Đơn vị tính Định mức Tiêu hao thực tế Chênh lệch ± % Quặng nguyên liệu Tấn 1,52 1,65 + 0,13 108,6 Dầu diezel Lít 10 12 + 2 120 Bì PP Cái 26 30 + 4 115,4 Bao PE cái 26 24 - 2 92,3 Nhìn vào bảng trên ta thấy chỉ có bao PE là công ty tiết kiệm được còn quặng nguyên liệu tăng nhưng không đáng kể khoảng 8,6%, việc tăng này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách quan đó là tùy hàm lượng của từng lô khai thác tại mỏ. Trong khi đó thì bì PP đã tiêu hao vượt định mức đến 15,4% và đặc biệt là dầu diezel vượt khá cao với chênh lệch 120%. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm nhất là chi phí nhiên liệu vì trong năm 2001 giá trên thị trường tăng lên so với năm 2000, cụ thể năm 2000 là 3.600 đ/ lít và năm 2001 là 4000 đ/ lít. Như vậy, trong năm 2001 chi phí sử dụng vật tư của công ty tăng đáng kể, một phần là trong năm 2001 sản lượng tăng nhanh và giá cả cũng diễn biến theo chiều hướng không có lợi cho công ty. Tuy nhiên phần do yếu tố chủ quan công ty không phải là không có, việc bảo quản dự trữ cấp phát nhiên liệu dầu diezel cũng như bì PP cần phải xem xét lại. 3.2 Phân tích biến động chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều loại chi phí khác nhau, tuy nhiên được gọi chung là chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định ( tháng, quý, năm ). Để thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng và hạch toán, công ty cổ phần khoáng sản Bình Định đã phân loại chi phí kinh doanh theo công dụng kinh tế và bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm có: nguyên liệu chính là quặng Titan, vật liệu phụ ( các loại bao bì, dầu mỡ bôi trơn ), nhiên liệu là dầu diezel, .v.v. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương, phụ cấp lương, thưởng và các khoản trích theo lương. Chi phí sản xuất chung gồm các khoản chi phí nhân viên quản lý ở hai xưởng, chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí dụng cụ đồ dùng, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền .v.v. Trên cơ sở ba khoản mục chi phí này ứng với tổng sản lượng cụ thể thì bộ phận kế toán của công ty sẽ tiến hành tập hợp tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Như vậy ta thấy giá thành sản phẩm luôn gắn liền với chi phí kinh doanh. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Do đó có thể xem chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của một quá trình sản xuất, chi phí phản ánh mặt hao phí còn giá thành phản ánh mặt kết quả. Có thể nói, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, chỉ tiêu giá thành còn giữ chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí, giúp cho nhà quản lý có cơ sở để ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. Trong khi đó, chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng như: chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí cho việc thúc đẩy bán hàng. Hoạt động bán hàng của công ty được thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký từ đầu năm do đó khoản chi phí này không biến động lớn. Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí về tổ chức, quản lý và những chi phí chung cho toàn công ty. Hai khoản mục chi phí này được trừ vào lãi gộp của công ty chứ không tính vào giá thành sản xuất. 3.2.1. Phân tích chung quy mô của chi phí sản xuất kinh doanh: Vấn đề ở đây là chúng ta phân tích xem tình hình biến động của tổng chi phí như thế nào trong mối liên hệ với tổng doanh thu. Đối tượng phân tích sẽ là: ± D C = C1 - C0 Trong đó: C0: tổng chi phí kế hoạch C1: Tổng chi phí thực hiện D0: Tổng doanh thu kế hoạch D1: Tổng doanh thu thực hiện Kết quả này cũng có nghĩa là so với kế hoạch thì trên thực tế sản xuất kinh doanh năm 2001 Công ty đã tiết kiệm được một lượng chi phí là - 967.581,7 nghìn đồng. 3.2.2. Phân tích chi phí cho 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hóa: Việc phân tích kết quả này cho thấy được chi phí đầu tư và kết quả thu về trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể hơn nó cho nhà quản lý biết được để có 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hóa thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chỉ tiêu này càng giảm thì hiệu quả kinh doanh càng cao lợi nhuận thu được càng lớn. Ta có đối tượng phân tích là: D F = F1 - F0 Lượng hóa công thức tính: Trong đó: F: suất phí cho 1000 đồng giá trị sản lượng. Q: sản lượng từng mặt hàng. P: giá bán một sản phẩm. Z: giá thành toàn bộ trên một đơn vị sản phẩm. 1,0 : lần lượt là kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch. I = (1,n): lần lượt là số sản phẩm sản xuất trong kỳ. Ta có tình hình giá bán, giá thành toàn bộ và sản lượng sản xuất năm 2001 của Công ty được thể hiện qua bảng III.9 Bảng III.9: Bảng tình hình thực hiện sản lượng, giá thành và giá bán năm 2001 Tên sản phẩm Kế hoạch Thực hiện Qo (tấn) Zo ( đ/ tấn ) Po ( đ/ tấn ) Q1 (tấn) Z1 (đ/ tấn ) P1 (đ/ tấn ) Ilmenite 1 15.000 470.357,23 822.075 15.097 475.860,32 828.331,5 Zircon 300 2.533.501,84 2.910.000 260,5 2.938.668,36 3.201.000 Rutile 100 7.600.505,51 2.910.000 70,8 10.812.473,3 3.201.000 Monazite 80 6.943.755,83 3.201.000 46 12.212.097,17 3.492.000 Ilmenite 2 1.500 323.550,78 320.100 1.215 373.819,79 508.831,5 Để dễ dàng cho việc tính toán suất phí cho 1000 đồng giá trị của sản lượng, từ bảng III.9 ta xây dựng bảng III.10. Bảng III.10: Bảng phân tích chi phí cho 1000 đ sản phẩm hàng hóa ĐVT: Nghìn đồng Tên sản phẩm Sản lượng KH tính theo Chi phí bình quân F0 Sản lượng thực hiện tính theo Chi phí bình quân F1 Q0 x Z0 Q0 x P0 Q1 x Z0 Q1 x Z1 Q1 xP0 Q1 x P1 Il1 7.055.358 12.331.125 572,1 7.100.983 7.184.063,2 12.410.866 12.505.320 574,48 Zircon 760.050 873.000 870,6 659.977 765.523,1 758.055 833.860 918,04 Rutile 760.050 291.000 2611,8 538.115 765.523,1 206.028 226.630 3.377,85 Monazite 555.500 256.080 2.169,2 319.412 561.756,4 147.246 160.632 3.497,16 Il2 485.326 480.150 1010,8 393.114 454.191,0 388.921 618.230 734,66 Tổng cộng 9.616.284 14.231.355 675,8 9.011.601 9.731.056,8 13.911.116 14.344.672 678,37 DF = F1 - F0 = 678,37 - 675,7= + 2,67 DF > 0 nên chi phí bình quân thực hiện so với kế hoạch tăng 2,67 đồng trong 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá. Việc tăng chi phí lên 2,67 đồng trong 1000 đồng giá trị sản lượng do ảnh hưởng của ba nhân tố: Q, Z và P. Bằng phương pháp thay thế liên hoàn ta xác định tác động của từng yếu tố trên. - Do sự thay đổi về kết cấu sản phẩm (biến động về sản lượng Q): Do kết cấu các loại sản phẩm của Công ty thay đổi giữa kế hoạch với thực hiện đã làm cho chi phí bình quân giảm 27,9 đồng trong 1000 đồng sản phẩm hàng hoá. - Do thay đổi giá thành toàn bộ của một đơn vị sản phẩm: - Do nhân tố giá bán sản phẩm biến động: Nhìn chung mức chi phí cho 1000 đồng sản phẩm tăng 2,67 đồng là một biểu hiện không tốt thể hiện chất lượng trong công tác quản lý chi phí nhằm làm tăng thêm lợi nhuận là giảm sút. Kết quả này chịu tác động lớn nhất từ việc giá thành đơn vị tăng lên trung bình 8.941.247,75 đ/tấn làm chi phí cho 1000 đồng sản phẩm hàng hóa tăng lên 51,7 đồng. Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc làm giảm chi phí cho 1000 đồng sản phẩm hàng hoá đó là trong năm 2001 Công ty đã thựchiện vượt kế hoạch giá bán và kết quả đã giảm được 21,13 đồng. Giá bán các sản phẩm của Công ty tăng so với kế hoạch phần lớn là do các yếu tố khách quan (quan hệ cung cầu trên thị trường thay đổi), bên cạnh đó không thể nói đến những nỗ lực bản thân của doanh nghiệp trong khâu bao bì đóng gói nâng cao chất lượng sản phẩm. 3.2.3 Phân tích tình hình giá thành sản phẩm: Giá thành kế hoạch của Công ty Cổ phần khoáng sản Bình Định năm 2001 được lập trên cơ sở của giá thành thực hiện năm 2000 và những dự toán cắt giảm một số chi phí do việc sắp xếp lại Công ty sau khi cổ phần hoá. Trong phân tích giá thành việc phân tích tình hình biến động giá thành của toàn bộ sản phẩm cũng như cho từng loại sản phẩm sẽ cho ta một cái nhìn tổng quan về khả năng tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do tác động ảnh hưởng đến giá thành của từng loại sản phẩm. Tình hình biến động tổng giá thành của Công ty được mô tả qua bảng III.11: Bảng III.11: Bảng tình hình biến động tổng giá thành năm 2001. ĐVT: Nghìn đồng Tên sản phẩm Sản lượng thực hiện tính theo giá thành đơn vị Chênh lệch thực hiện so với kế hoạch Q1´ Z0 Q1´ Z1 ± % Ilmenite 1 6.993.406,4 706.731,7 +76.325,3 101,1 Zircon 335.134,5 355.362,5 +30.228 109,0 Rutile 273.253,6 365.362,5 +92.108,9 133,7 Monazite 81.258,6 118.721,5 +37.462,9 146,1 Ilmenite 2 339.003,4 382.733,8 +43.730,4 112,9 Tổng cộng 8.022.056,5 8.301.912 +279.855,5 103,5 Qua bảng III.11 ta thấy Công ty không thực hiện được kế hoạch tổng giá thành, nhìn chung tăng 3,5% tương ứng với 279.855,5 nghìn đồng. Đây là một dấu hiệu không tốt trong công tác quản lý và phấn đấu hạ giá thành mà công ty đã đặt ra. Tất cả năm sản phẩm giá thành đều tăng, nguyên nhân của kết quả này đó là giá thành đơn vị đã tăng so với kế hoạch. Tuy nhiên để xác định một cách cụ thể hơn ta lập bảng III.12 để xem những mong muốn, yêu cầu mà Công ty đặt ra cho nhiệm vụ hạ giá thành. Bảng III.12: Bảng tình hình hạ thấp giá thành của Công ty. ĐVT: Nghìn đồng Tên sản phẩm Sản lượng kế hoạch tình theo giá thành Sản lượng thực hiện tính theo giá thành QKH01´ZTH00 QKH01´ZTH01 QTH01´ZTH00 QTH01´ZKH01 QKH01´ZTH01 Ilmenite 1 7.208.463,9 6.948.472,9 7.255.078,6 6.993.406,4 7.069.731,7 Zircon 412.785,4 385.951,5 358.435,3 335.134,5 365.362,5 Rutile 396.785,4 385.951,5 280.711,5 273.253,6 365.362,5 Monazite 146.635,8 141.319,4 84.315,5 81.258,6 118.721,5 Ilmenite 2 426.551,7 418.522,7 345.506,9 339.003,4 382.733,8 Tổng cộng 8.590.922 8.280.218 8.324.047,8 8.022,056,5 8.301.912 Lần lượt gọi M và K là mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành. Ta có nhiệm vụ hạ giá thành kế hoạch mà Công ty mong muốn là: = 8.280.218 - 8.590.922 = -310.704 nghìn đồng. Như vậy, kế hoạch giá thành đặt ra so với giá thành năm 2000 là tốc độ hạ 3,62% tương đương với giảm 310.704 nghìn đồng. Tuy nhiên trên thực tế thì: = 8.301.912 - 8.324.047,8 = - 22.135,8 nghìn đồng. Vậy giá thành thực tế tăng so với kế hoạch bởi mức hạ và tỷ lệ hạ đều thấp hơn kế hoạch. Kết quả này cũng có nghĩa là cứ 100 đồng giá thành sản xuất của năm 2001 so với năm 2000 thì Công ty tiết kiệm được 0,266 đồng. Do đó Công ty không thực hiện được kế hoạch hạ giá thành. Về mặt đại số ta có mức hạ và tỷ lệ hạ của kết quả hạ giá thành thực tế so với kế hoạch của năm 2001 như sau: DM = M1 - M0 = 22.135,8 - (-310.704) = + 288.568,2 nghìn đồng. DK = K1 - K0 = - 0,266% - (-3,62%) = + 3,354% Ta thấy có ba nhân tố ảnh hưởng đến kết quả DM và DK đó là: Khối lượng sản phẩm sản xuất, sự thay đổi kết cấu giữa các sản phẩm và giá thành đơn vị. Bằng phương pháp thay thế liên hoàn ta sẽ xác định được mức hạ, tỷ lệ hạ của từng nhân tố:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT14.doc
Tài liệu liên quan