Đồ án Phân tích tác phẩm và ý đồ thu thanh

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT

BIỂU DIỄN CÙNG VỚI CỦA ÂM THANH TRANG5

1. Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật biểu diễn

2. Sự ra đời và phát triển của âm thanh

PHẦN II: TỔNG QUÁT VỀ ÂM THANH TRANG8

PHẦN III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VÀ Ý ĐỒ THU THANH TRANG28

Tác phẩm 1: Trời Hà Nội xanh.

Tác phẩm 2 : Lời biển hát.

PHẦN IV: KẾT LUẬN CHUNG TRANG 53

PHỤ LỤC

Bản nhạc Trời Hà Nội xanh & Lời biển hát.

Đĩa CD ca khúc Trời Hà Nội xanh & Lời biển hát

 

docx54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tác phẩm và ý đồ thu thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua phương pháp nghe phân tích (ÂM NHẠC CHỦ QUAN) . Cả hai phương pháp đều cần thiết và có hiệu quả cao; tuỳ theo cách đặt vấn đề, mỗi phương pháp sẽ cho những kết luận phù hợp, ưu tiên hơn. Những khái niệm mang tính khách quan thuộc lĩnh vực âm thanh chủ quan sẽ nhắc tới ở phần dưới đây cũng đã mang tính phổ cập và thống nhất. Song mục tiêu được đặt ra ở đây là tìm hiểu mối quan hệ giữa những khái niệm vật lý của âm thanh kiến trúc với những khái niệm tâm-sinh học của lĩnh vực âm thanh chủ quan để bổ sung cho nhau, nhằm mô tả, đánh giá và khai thác các đặc điểm của mỗi trường âm cho công việc thu thanh cũng như đánh giá chất lượng các sản phẩm thu thanh. 2. Những khái niệm cơ bản về âm thanh kiến trúc. Trong một không gian khép kín- một phòng,sóng âm từ nguồn âm một mặt lan truyền trực tiếp tới người nghe hoặc micrôphôn - đó là TRỰC ÂM, mặt khác nó đập vào các bề mặt giới hạn của phòng (tường, trần, nền) và các đồ vật đặt trong phòng rồi phản xạ trở lại- đó là PHẢN ÂM. Hiện tượng này của sóng âm không chỉ xảy ra một lần mà cứ lặp đi lặp lại, mỗi lần gặp chướng ngại thì một phần năng lượng âm bị tiêu hao vào vật liệu cấu tạo của vật đó - ta gọi là hiện tượng hấp thụ âm thanh, một phần bức xạ trở lại không khí - ta gọi là hiện tượng phản xạ âm thanh. Những âm phản xạ lần thứ nhất gọi là phản âm bậc 1, chúng thường có năng lượng lớn (chỉ nhỏ hơn trực âm) và tách biệt thành những phản xạ rời rạc, nghĩa là có khoảng cách thời gian giữa phản âm bậc 1 của tia này với phản âm bậc 1 của tia khác, tuỳ thuộc hình dạng và kích thước của phòng. Phản âm bậc 1 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự cảm nhận không gian của phòng thu, cho dù trong thực tế ta khó có thể nghe tách biệt chúng ra khỏi tín hiệu chung. Các phản âm bậc 2 ,bậc 3,...ngày càng dầy và đan xen từ nhiều hướng, nhưng sau mỗi lần phản xạ, năng lượng âm lại suy giảm và dần dần bị tiêu hao cho đến hết, ta gọi đó là hiên tượng kết vang. Số đo biểu thị tốc độ suy giảm năng lượng âm như trên gọi là thời gian vàng (reverberation time), hay chính xác là thời gian kết vang. Đối với một tín hiệu âm thanh kéo dài sẽ xảy ra một hiện tượng cân bằng giữa năng lượng âm phát ra từ nguồn và năng lượng được hấp thụ. Trạng thái cân bằng này không phải xuất hiện ngay từ đầu khi âm thanh mới phát ra từ nguồn mà phải sau một khoảng thời gian đủ để phản âm phân bố đều đặn trong phòng - ta gọi đó là giai đoạn khởi vang, tức là dao động khởi đầu kích thích phòng tạo nên tiếng vang. Vì sóng âm phản xạ từ tất cả các hướng tới micrôphôn (hoặc người nghe) nên nó tạo thành một trường âm tán xạ, tạo cảm giác âm thanh không gian, hoặc âm thanh quang cảnh. Trực âm thì suy giảm dần khi càng ra xa nguồn âm, còn phản âm (hay âm thanh quang cảnh) thì phân bố khá đều đặn trong toàn bộ không gian của phòng. Điều đó có nghĩa là tỷ số năng lượng giữa trực âm (Directsound, D) và phản âm (Reflect sound, R) sẽ biến đổi theo khoảng cách tới nguồn âm. Tỷ lệ năng lượng này là một tiêu chí cực kì quan trọng đối với việc lựa chọn khoảng cách đặt micrôphôn thu thanh. Tại các điểm nằm trên bán kính vang (hay bán kính giới hạn) thì năng lượng trực âm và phản âm là bằng nhau. 3. Những khái niệm cơ bản về âm thanh chủ quan - thính âm. Để có thể mô tả theo cách chủ quan về đặc điểm âm thanh của một phòng ta thường sử dụng những khái niệm sau đây: Độ rõ lời (hay độ rõ tiếng) là khả năng thích hợp về âm thanh của một phòng đối với biểu diễn các loại hình tiếng nói (thí dụ kịch nói, diễn thuyết, hội họp,...). Độ nét là mức độ trong sáng, rõ nét của âm nhạc nhờ khả năng phân biệt được các sự kiện âm thanh (thí dụ các tuyến giai điệu của một đoạn nhạc) xảy ra đồng thời hoặc kế tiếp nhau. Cảm giác không gian là khả năng kình dung được độ lớn và cách xử lý âm thanh trong một phòng. Cảm giác không gian được tạo nên bởi những khái niệm cơ bản như mức độ cuốn hút người nghe vào khung cảnh âm thanh, độ lớn hay kích thước của phòng, độ vang và quang cảnh âm thanh của phòng. Sự thích nghi về âm thanh của một phòng cho tiếng nói có nghĩa là: thí dụ không cần hệ trang âm điện thanh mà vẫn đảm bảo được độ rõ cho tiếng nói (thí dụ cho diễn kịch) ở mọi vị trí trong phòng. Đánh giá về sự thích nghi âm học của một phòng cho mục đích sử dụng nào đó (tiếng nói hay âm nhạc) được tiến hành bằng phương pháp nghe kiểm thính. Thí dụ ta dùng các logatom (tức là các âm tiết vô nghĩa) để kiểm tra độ rõ cho một phòng dùng để biểu diễn tiếng nói. Độ nét hay độ trong sáng khi biểu diễn âm nhạc biểu thị khả năng phân biệt được các nhạc khí, các nhóm nhạc khí hoặc các quãng âm của chúng, cho dù chúng bị pha trộn với phản âm của phòng; nó tạo điều kiện cho sự cảm thụ về một cấu trúc âm nhạc tổng thể. Độ nét thể hiện sự trong sáng của âm nhạc khi biểu diễn trong một phòng hoà nhạc cũng tương tự như độ rõ của tiếng nói (nhất là độ rõ của từ) khi tiếng nói được trình diễn (thí dụ kịch nói) trong một nhà hát. Trong biểu diễn âm nhạc, các phản âm nằm trong khoảng 80 ms tính từ thời điểm bắt đầu của sự kiện âm thanh (thí dụ một tiếng đàn pianô) có tác dụng nâng cao độ nét và khả năng cảm nhận không gian; các phản âm đến muộn hơn lại làm giảm độ nét của âm nhạc và làm tăng độ vang. Với tiếng nói, giới hạn này nằm trong khoảng thời gian là 50 ms. Cần phân biệt rõ tiếng vang (reverberation) và tiếng dội (Echo), tuy cùng là một hiện tượng vật lý do phản xạ sóng âm tạo nên. Tiếng vang cho ta cảm giác như một sự kiện âm kéo dài và suy giảm dần âm lượng. Tiếng dội cho ta cảm giác như một cách nhắc lại sự kiện âm thanh, nghĩa là nghe tách rời khỏi tín hiệu gốc (TRỰC ÂM). Với tiếng nói (vì có hình thức cấu tạo như những xung âm thanh), các phản âm đến sau 50ms và có mức đủ lớn sẽ tạo thành tiếng dội, làm giảm độ rõ. Âm nhạc cho phép độ trễ lớn hơn, có thể đến 80ms hoặc hơn nữa. V. CÁC ĐẶC TÍNH VẬT LÝ CỦA TRƯỜNG ÂM * Trường trực âm Trường trực âm thuần khiết (nghĩa là không có phản âm) chỉ tồn tại trong không gian không có vật cản trên đường truyền lan của sóng âm, hoặc trong một phòng câm mà năng lượng từ nguồn âm bị hấp thị hết bởi các mặt bao [8.1]. Trong thực tế, ở khoảng cách rất gần nguồn âm và tỷ lệ năng lượng giữa phản âm và trực âm rất nhỏ: R << 1 D Ta cũng có thể coi như trường trực âm, vì năng lượng trực âm chiếm ưu thế. Trên đường lan truyền trực tiếp từ nguồn âm tới điểm thu (người nghe hoặc micrôphôn) các đại lượng vật lý của trực âm bị biến đổi rất nhiều: - Mức âm bị suy giảm theo khoảng cách, - Năng lượng âm bị hấp thụ bởi không khí, tuỳ thuộc nhiệt độ và độ ẩm, - Năng lượng âm bị hấp thụ bởi các vật hút âm (khán giả, ghế,...) * Sự suy giảm năng lượng trên đường truyền lan Trong thực tế, khi các nguồn âm có kích thước nhỏ hơn bước sóng đều có thể coi là những nguồn âm điểm. Nguồn âm điểm phát ra sóng có dạng hình cầu -sóng cầu, nghĩa là sóng âm bức xạ đều ra các hướng; nói cách khác năng lượng âm được phân bố đều đặn trên mặt cầu. Diện tích mặt cầu tăng theo tỷ lệ bình phương với bán kính F ~ r2, điều đó có nghĩa là năng lượng âm sẽ giảm theo tỷ lệ với bình phương của khoảng cách tới nguồn âm, tức là suy giảm rất nhanh: mỗi khi khoảng cách tăng gấp đôi (thí dụ từ 2m lên 4m) thì thanh áp giảm đi một nửa hoặc mức thanh áp giảm đi 6dB (hình 2.11). Như vậy là ở trường gần năng lượng (hay mức âm) suy giảm rất nhanh, ở trường xa độ suy giảm chậm hơn. Khi có rất nhiều nguồn âm điểm nối tiếp nhau thành một tuyến (một đường) sẽ tạo thành nguồn âm tuyến kéo dài, thí dụ một tuyến đường ô tô có xe chạy liên tục, một tuyến đường sắt với một đoàn tàu hoả, và sóng âm của những nguồn âm dạng tuyến như thế sẽ tạo thành những hình ống (“viên trụ”) bức xạ vào không trung. Sự suy giảm năng lượng của dạng nguồn âm này nhỏ hơn: khi khoảng cách tăng gấp đôi thì nó chỉ giảm có 3dB. Chính vì thế tiếng ồn của các dòng xe (ô tô hay tầu hoả) thường lan truyền đi khá xa. Các nguồn âm có dạng như một mặt phẳng ta gọi là nguồn âm diện. Trong trường gần của các nguồn âm diện có mặt bức xạ lớn mức âm hầu như không suy giảm theo khoảng cách, vì ở đây sóng âm có dạng gần như sóng phẳng. Ở khá xa nguồn âm diện (với khoảng cách R >> kích thước nguồn âm d) thì mức âm mới suy giảm dần. Hiện tượng này cũng tương tự như dạng bức xạ âm thanh của các nhạc khí bộ kèn đồng. Trong thực tế độ suy giảm trong trường gần khoảng 4dB mỗi khi khoảng cách tăng gấp đôi. Các nguồn âm trong thiên nhiên thường có kích thước nhất định và do đó độ suy giảm năng lượng lại phụ thuộc tần số. Thí dụ: các nhạc khí ở dải tần cao có thể coi là nguồn âm diện, trong khi ở dải tần thấp lại được coi như nguồn âm điểm. Điều đó có nghĩa là tần số thấp suy giảm theo khoảng với tốc độ nhanh hơn, tần số cao suy giảm với tốc độ chậm hơn. Hiện tượng này càng có hiệu quả rõ rệt đối với người nghe, vì độ thính (nhạy) của tai người ở tần số thấp kém hơn ở dải trung (và cao). Trong các phòng bình thường, trực âm và phản âm của một nguồn âm thường pha trộn với nhau. Chỉ trong vùng bán kính giới hạn (bán kính vang) thì trực âm mới chiếm ưu thế. Bán kính vang không chỉ phụ thuộc vào thể tích và cách xử lý âm thanh các mặt bao của phòng, mà còn bị chi phối bởi tính định hướng của nguồn âm và búp hướng của micrôphôn trong kỹ thuật thu thanh. VI. CÁC HIỆN TƯỢNG ÂM THANH CẦN CHÚ Ý KHI THU THANH * Phản xạ âm thanh: Âm thanh đang lan truyền gặp vật cản, một phần sóng âm bị phản xạ trở lại. Hiện tượng này ta thường gặp trong các phòng thu khi nguồn âm phát ra gặp phải các tường chắn bị phản xạ trở lại gây ra các hiện tượng xấu cho thu thanh. * Sóng đứng: Khi sóng âm phát ra giữa hai mặt tường cứng dễ xảy ra hiện tượng sóng đứng và cộng hưởng.Vì vậy, trong các phòng thu người ta tránh làm các mặt tường giống nhau và song song với nhau. Nếu tồn tại các mặt tường như vậy thì phải tiến hành trang âm với các vật liệu khác nhau. * Hội tụ âm thanh: (thường xảy ra ở bề mặt cong, lõm) Khi sóng âm gặp phải các mặt cong,lõm các tia phản xạ dễ tạo thành các điểm hội tụ âm thanh làm cho trường âm không đồng đều Thu thanh. Có thể nhận thấy rằng, từ khi kỹ thuật phát thanh. truyền hình, đĩa và băng âm thanh ra đời thì người ta thưởng thức nghệ thuật âm nhạc chủ yếu qua các mạng truyền thông đại chúng đó. Và khi kỹ thuật âm thanh lập thể được áp dụng để chuyển tải các chương trình âm nhạc thì người nghe đã có điều kiện tốt hơn nhiều để “ sống thực”với những sự kiện âm thanh trong cuộc sống, nhất là với “âm thanh lập thể quang cảnh” ngày nay. Người đạo diễn âm thanh trong nhiệm vụ thu thanh của mình có trách nhiệm phải nghiên cứu: Đặc điểm âm thanh của phòng thu Tính chất của tác phẩm âm nhạc(thể loại, phong cách, biên chế dàn nhạc) Bố trí cách ngồi thu thanh cho các nhạc công để lựa chọn cho các Micro phôn và phương pháp thu thanh thích hợp, tạo được những phối cảnh không gian tối ưu cho ảnh âm lập thể với những thể loại âm nhạcvà tiết tấu rõ nét ( đặc biệt nhạc khiêu vũ), phòng thu cần có thời gian âm vang thu nhỏ hơn khoảng 1”, ngay cả với những phòng có thể tích lớn, các tín hiệu quang cảnh thông thường được xử lý bằng thiết bị vang nhân tạo. Với thể loại giao hưởng thính phòng, cần cố gắng dựng những ảnh âm giống như đặc điểm âm thanh ở phòng hoà nhạc nổi tiếng vốn đã được người nghe cảm nhậnvà trân trọng. Các phương thức ghi âm số ngày nay cũng phát triển mạnh mẽ: Công nghệ ghi âm analog sử dụng nguyên lý ghi âm cơ tính trên đĩa nhựa, quang tính trên phim nhựa, từ tính trên băng từ và phim từ. Trong khi các thiết bị xử lý và chuyển tải thông tin khác đã đạt được chất lượng âm thanh rất cao thì công đoạn ghi âm luôn luôn vẫn là cái nút cổ chai. Công nghệ ghi âm Digital cũng sử dụng đĩa, băng và phim làm phương tiện hơn trừ thông tin nhưng kỹ thuật tinh xảo và phức tạp hơn nhiều, kích thước băng và đĩa nhỏ gọn nhưng mật độ thông tin lớn hơn nhiều và chất lượng âm thanh rất hoàn hảo. Trong ghi âm số, bên cạnh các thông tin chính là tín hiệu âm thanh. Trên băng và đĩa còn chứa đựng thông tin khác như mã thời gian, tiêu đề tác phẩm...cho phép tìm kiếm, xâm nhập thông tin nhanh hơn. Thời kỳ đổi mới không chỉ đem lại những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử làm thay đổi bộ mặt của đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội mà còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tích cực của đời sống nghệ thuật. Nếu chúng ta có được những người làm công tác phục vụ hết mình vì nghệ thuật để có được những buổi biểu diễn phục vụ, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của quần chúng thính giả. PHẦN III : PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VÀ Ý ĐỒ THU THANH 1.Phân tích văn học ca khúc “Trời Hà Nội Xanh” : Ca khúc “Trời Hà Nội Xanh” Sáng tác : N.S Văn Ký Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh Thân thương quá nụ cười người Hà Nội. Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi, Hà Nội ơi! Ta chưa quên, ta chưa quên một mùa thu Hà Nội vùng lên, Hồng Hà cuộn sóng. Ta chưa quên những ngày đêm mịt mùng bão lửa. Đêm pháo hoa anh lại gặp em. Trời "Điện Biên Hà Nội" chiến thắng. Cho mãi mãi bầu trời xanh Hà Nội. Cầu Thăng Long soi bóng nước sông Hồng. Tiếng người nói âm vang hồn sông núi Hà Nội đi lên hôm nay trong nắng Ba Đình. Cho mãi mãi một tình yêu Hà Nội Rồi sẽ quen phút bỡ ngỡ ban đầu. Tiếng người nói xôn xao mùa xuân tới Hà Nội reo vui hôm nay tiếng hát xây đời. Trong kho tàng ca khúc cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, những bài hát viết về thủ đô Hà Nội đã chiếm một khối lượng đáng kể. Trên đất nước ta, có lẽ không thành phố nào, miền đất nào lại có nhiều bài hát hay như Hà Nội. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi gần mười thế kỷ qua,mảnh đất Thăng Long đó đã trở thành cố đô và luôn là trung tâm của đất nước trên khắp các lĩnh vực kinh tế, văn hoá. Hơn nửa thế kỷ hoạt động âm nhạc, nhạc sỹ Văn Ký, đã có một gia tài âm nhạc thật giàu có và phong phú: hơn 400 nhạc phẩm gồm ca khúc và những thể loại âm nhạc lớn – ca kịch, nhạc kịch, nhạc giao hưởng, nhạc không lời. Âm nhạc của ông mang trên mình những hy vọng trong sáng, đậm chất trữ tình, có giai điệu đẹp, trau chuốt, đậm tính dân tộc và không kém phần lãng mạn, bay bổng, tràn đầy lạc quan, được quần chúng yêu thích. Nhạc sĩ Văn Ký tên thật là Vũ Văn Ký, sinh năm 1928, quê ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Sinh ra trong một gia đình nho học, không có truyền thống âm nhạc nhưng quê hương giàu văn hóa, nhất là những làn điệu hát dân ca, âm điệu trầu văn trong lễ hôi Phủ Dày, đã sớm hoà đậm vào trong tâm hồn ông. Tác giả nói : “ Viết bài hát hay đã khó, viết hay về Hà Nội lại càng khó và muốn chinh phục được trái tim người nghe nhạc, thì nhạc sĩ phải tạo được những ngôn ngữ âm nhạc thể hiện rõ tính chất của Hà Nội như đã nói. Còn những hình tượng chung chung, mờ nhạt, những đưòng nét âm nhạc dông dài, dễ dãi không thể phù hợp với dáng vẻ hào hoa, tao nhã của xứ sở tạo vật ngàn năm văn hiến ”. Trong số những nhạc sĩ viết về Hà Nội, người nghe ghi nhận sự thành công của các tác giả đã có ít nhất hai bài hát hay viết về thủ đô. Đó là Vũ Thanh với “Bài Ca Hà Nội” va “Hà Nội Mùa Thu”, Trần Hoàn với “Tiếng hát người Hà Nội” và “Đêm Hồ Gươm”, Văn Ký với “Hà Nội mùa xuân” và “Trời Hà Nội Xanh”, …. Qua những tác giả trên, Tôi cảm nhận được những bài hát viết về mùa xuân, về Hà Nội thân yêu của Nhạc sĩ Văn Ký, các ca khúc mang đậm chất Hà Nội, về khung cảnh, con người Hà Nội. Đặc biệt là ca khúc “ Trời Hà Nội Xanh ” Khát vọng tuổi trẻ vươn tới một hoà bình mãi mãi Chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh quá dài, tất cả chỉ mong tới một ngày bầu trời Hà Nội xanh mãi mãi. Khát vọng này của dân tộc Việt Nam chúng ta đã phải đổi bằng những hy sinh lớn lao nhất. Và ca khúc “ Trời Hà Nội Xanh ” là bài hát thể hiện nỗi khát khao, khát vọng hoà bình “ Cho mãi mãi bầu trời xanh Hà Nội ”. Tác giả viết bài này vào đầu những năm 1980, trong đó hình ảnh “ Hồ gươm xanh như mái tóc em xanh ”, Hồ Gươm chính là khái quát của khát vọng hoà bình đó, Hồ Gươm là một thắng cảnh, một trong những nét kiến trúc văn hoá của Hà Nội. Và hiện tại, điều đó đã trở thành hiện thực, trời Hà Nội ngày càng xanh hơn với một màu “ xanh xanh thắm ”, trong hơn, mang ước mơ, khát vọng của tuổi trẻ. Hà Nội đã được công nhận là thành phố vì hoà bình. “ Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh ” Nhắc đến người Hà Nội, mọi người không thể không nhớ đến nụ cười duyên dáng của những cô gái hà thành đang dạo bước xung quanh Hồ Gươm, trên những con phố thân quen. “ Thân thương ” tạo cho ta cảm giác về một điều rất đặc biệt nhưng giản dị, bởi “ nụ cười người hà nội ” đã ngấm vào tâm hồn những vị khách hay chính những người dân đất hà thành. Để rồi một ngày, vẫn những vị khách ấy, người dân hà thành ấy bỗng nhớ đến, mà “ bồi hồi nhớ mãi ”. Tác giả dùng những cụm từ rất giản dị, mộc mạc để người nghe có thể cảm nhận một cách nhanh nhất về Hà Nội, về những niềm khát vọng vẫn đang bùng cháy trong người dân hà thành. “ Thân thương quá nụ cười người Hà Nội Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi, Hà Nội ơi! ” Hồi tưởng những khoảnh khắc trong lịch sử hào hùng linh thiêng Những ai đã từng đến Hà Nôi, từng đi qua, ở lại để cảm nhận trời thu Hà Nội, với hương thơm toả ra từ hoa sữa, mùi cốm xanh thơm ngát, hình ảnh những cây bàng lá đỏ, cây cơm nguội vàng...Tác giả không nói rõ những chi tiết đó trong ca khúc của mình. Ông chỉ lướt qua mùa thu Hà Nội, để nhắc mọi người rằng “ Ta chưa quên ..” , để thấy được “ một mùa thu ” đẹp và từng làn sóng cuộn của sông Hồng đang dồn dập , cùng người dân đất hà thành đã vùng lên chiến đấu chống giặc ngoại xâm, để bảo vệ đất nước, Hà Nội thân yêu và những giá trị văn hoá lâu đời. “ Ta chưa quên, ta chưa quên một mùa thu Hà Nội vùng lên, Hồng Hà cuộn sóng ” Cùng với đó là những trang sử hào hùng của quân và dân ta trong những “ ngày đêm mịt mùng bão lửa ”. Họ đã chiến đấu và hy sinh cho mảnh đất linh thiêng này, để mọi ngưòi nhớ đến Hà Nội, cũng như ôn lại một phần lịch sử của đất nước… “ Ta chưa quên những ngày đêm mịt mùng bão lửa” Trải qua hai cuộc đấu tranh gian khổ, điển hình với chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, ta đánh thắng thực dân Pháp, cùng với những lần máy bay Mỹ đánh bom oanh tạc thủ đô…Tác giả đã khơi lại những chiến công vĩ đại để những con người mang bao khát vọng lại gặp nhau trong “ Đêm pháo hoa ” dưới “ trời Điện Biên Hà Nội ” đang bừng lên khí thế mãnh liệt của hoà bình, để “ chiến thắng ” giặc ngoại xâm. “ Đêm pháo hoa anh lại gặp em Trời Điện Biên Hà Nội chiến thắng ” Hoà bình trở lại, đi lên xây dựng trong thời kỳ mới Hà Nội đã giải phóng, đang từng bước đổi mới, hình ảnh, không gian bầu trời Hà Nội vốn đã xanh, nay còn xanh hơn “ cho mãi mãi ”, cho ước mơ, khát vọng mãi mãi bay lên. “ cầu Thăng Long ”, một cây cầu được xây dựng dựa trên tình hữu nghĩ Việt Xô, nó đại diện cho hoà bình, chắp nối cho những khát vọng với thủ đô, đang “soi bóng” nước sông Hồng, hình ảnh ẩn dụ, miêu tả sự trong trẻo của nước sông qua bao năm tháng đấu tranh mà không bị vẩn đục. “ Cho mãi mãi bầu trời xanh Hà Nội Cầu Thăng Long soi bóng nước sông Hồng” Đâu đó vẫn âm vang trên khắp “sông núi” của đất hà thành, khi Người đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, để mọi người, để Hà Nội cùng đi lên hôm nay “ trong nắng Ba Đình ” rực rỡ dưới trời Hà Nội xanh. “ Tiếng Người nói âm vang hồn sông núi Hà Nội đi lên hôm nay trong nắg Ba Đình” Tiếng Người nói còn hoà quyện vào mùa xuân, làm cho không khí mùa xuân Hà Nội cang “ xôn xao”, nhộn nhịp hơn, khiến trồi non cũng đang dần trỗi dạy, thể hiện sự khát vọng hoà bình đã đến....Để mọi người cung hoà minh vào Hà Nội, cùng “ reo vui ” với những chiến thắng hào hùng đã qua, những nét văn hoá riêng của Hà Nội trong ngày hôm nay…Đó là nền tảng để mọi người cùng đi lên, dùng những lời ca tiếng hát, để “ xây đời ” “ Tiếng Người nói xôn xao mùa xuân tới Hà Nội reo vui hôm nay tiếng hát xây đời ” Ca khúc “ Trời Hà Nội Xanh ” đã nêu lên những khát vọng của tuổi trẻ về một nền hoà bình mãi mãi, dưới những hình ảnh quen thuộc của Hà Nội, thông qua các trang sử rạng ngời của đất nước, của Hà Nội. Ca khúc đã lãm cho người nghe cảm nhận được hình ảnh, để mọi người sẽ nhớ về một Hà Nội nếu mỗi lần ghé thăm. Phân tích và thiết kế ý đồ thu thanh cho ca khúc Được sự đồng ý của nhà trường và các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện và giúp đỡ, cho phép sử dụng phòng thu tại trường với các thiết bị âm thanh hiện đại, các phần mềm thu thanh và xử lý hậu kỳ tốt nhất. Em đã bố trí dàn nhạc gồm các nhạc cụ như sau: + Bộ trống Kick : mono Snare : mono Hi Hat : mono Tom Hi : mono Tom Lo : mono Cymbal : mono + Org 1 : ra 2 kênh mono + Org 2 : ra 2 kênh mono + Guitar Bass : mono + Guitar : ra 2 kênh mono + Saxophone : mono + Mic cho Ca sĩ : mono Xây dựng thủ pháp ảnh âm cho từng đoạn Đoạn 1 Mở đầu là nhạc dạo với tiếng của toàn bộ dàn nhạc cùng xướng lên cái khí thế tinh thần, tràn đầy khát vọng trong một không gia rộng, đó là bầu trời xanh Hà Nội. Dàn nhạc gồm có : bộ trống gia, Guitar Bass, kèn sax, organ nền, organ solo, guitar solo. Ngay đầu đoạn nhạc dạo, tiếng của bộ trống cần được căn chỉnh và tạo ảnh âm như sau: Chân kick, ta đặt dải âm thanh tạo chiều sâu, cần tăng Low ở tần số f = 90Hz mức +9dB, giảm Mid Low ở f = 300Hz mức - 9dB, tăng Mid Hi ở f = 900Hz mức 0dB. Nó là phần nền của bản nhạc, nó giữ nhịp cho dàn nhạc, tạo tiếng đầy đặn. Guitar bass cũng kết hợp với chân Kick để tạo thành cột sống của dàn nhạc, giữ nhịp cho dàn nhạc, tiếng guitar bass này làm nền đầy đặn cho dàn nhạc, cần tăng Low ở f = 90Hz mức +6dB, Mid Low ở f = 250Hz mức -9dB, Mid Hi ở f = 800Hz mức +3dB. Snare, được kéo lại gần, tạo không gian cho dàn nhạc, tiếng sẽ đầy đặn, ta cần tăng Mid Low ở f = 240Hz mức +10dB, tiếng khoẻ Mid Hi ở f = 3K mức +5dB và Hi ở f = 5K ở mức +8dB Hi Hat : được đặt vị trí ảnh âm xa và hơi lệch (paning) trái tạo màu sắc, ta cắt Mid low ở f = 200Hz mức -16dB, tăng Mid hi ở f = 5K mức +12dB, Hi ở f = 10K mức +12dB. Cùng với đó Tom Hi và Tom Low cũng được đẩy gần lại, để làm tiếng được bật lên và rõ ràng hơn. Dùng thủ pháp âm lượng (Volume) để tạo không gian xa cho giàn nhạc. Cần chỉnh âm sắc như sau : Tom Hi : Low ở f = 90Hz mức +6dB, Mid Low ở f = 300Hz +6dB, Mid Hi ở f = 600 mức +6dB Tom Low : Low ở f = 80Hz mức +9dB, Mid Low ở f = 250Hz mức +9dB, Mid Hi ở f = 900Hz +9dB Cymbal : cắt Low ở f = 800Hz, tiếng sáng và long lanh Mid Hi ở f = 8K mức +20dB, Hi ở f = 12K mức +16dB, tạo không gian cho dàn nhạc. Org 1 Ti : hoà thanh nền, cần tạo âm thanh xa và rộng. Tăng Low ở f = 120Hz mức +6dB, giảm Mid Low ở f = 800Hz mức -6dB, tăng Mid hi ở f = 4.5K mức +3dB Org 2 : (đàn dây), hoà thanh nền, tăng Low ở f = 100Hz mức +6dB, giảm Mid Low ở f = 600Hz mức -3dB, tăng Mid Hi ở f = 3.5K mức +6dB. Sax : tạo không gian bay bổng xa gần, tăng Low Mid ở f = 700Hz mức +3dB, giảm Mid hi ở f = 2K mức -3dB, tăng Hi f = 4.5K mức +3dB. Ta đưa effect vào Guitar : tạo không gian xa rộng, tăng Low ở f = 80Hz mức +3dB, giảm Mid Low ở f = 500Hz mức -3dB, tăng Mid Hi ở f = 5K mức +3dB Đoạn nhạc dạo đầu là con đường dẫn dắt người nghe đến với lời trong ca khúc, ta dùng thủ pháp âm lượng, để đẩy tiếng của toàn bộ bộ trống gia to lên trong khoảng thời gian rất ngắn, rồi từ từ giảm âm lượng xuống về một mức bình thường với toàn bộ dàn nhạc. Thủ pháp này sẽ giúp cho tiếng của bộ trống thực hiện như một câu báo ngắn với toàn dàn nhạc. Sau đó sẽ là tiếng Kèn solo lên, mang âm vang bay bổng, dùng thủ pháp âm lượng để đưa tiếng kèn từ nhỏ lên to dần dần trong thời gian rất nhanh, rồi hoà vào dàn nhạc ở mức âm lượng đã đặt, cùng hai đàn organ hoà thanh nền và guitar solo để tạo khoảng không gian rộng, mang âm hưởng mềm mại, thong thả, hướng về niềm tin va khát vọng… Đoạn 2 Giới thiệu về Hà Nội trong con mắt của nhạc sỹ Văn Ký với thính giả Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh Thân thương quá nụ cười người Hà Nội Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi! Mở đầu, câu hát này cần chú ý cho giọng hát được rõ lời, đưa không gian của tác phẩm như gần lại với người nghe hơn. Ca sĩ thể hiện bài này là giọng Soprano nên lợi về fần cao, ta cần tận dụng lợi thế ấy để làm rõ và sáng tiếng, bật lên chất giọng của ca sĩ. Tần số của giọng hát ta cần nâng lên ở 1K +6dB và 3K +6dB Đoạn thứ hai này như một lời kể chuyện về không gian, con người Hà Nội, nên ta dùng thủ pháp âm lượng để đưa giọng hát to lên một chút so với nhạc nền. Tiếng của bộ trống và guitar bass ta dùng thủ pháp âm lượng, giảm nhỏ xuống một chút, nhưng vẫn giữ nhịp cho dàn nhạc. Đưa effect vào Insert : Compressor DeEsser, chọn Female Vocal với các thông số sau Attack : 1.5ms Release : 300ms Thresh : -25.8 Ratio : 2:1 Send : Ta sử dụng Effect : FX – Reverb B, chế độ Snare room với các thông số sau : Room size : 16% Reverb Time : 0.48s FreDelay : 25ms Damp : -5.7dB Mix: -60% Volume : -4.7 Và đưa thêm FX 2 - Reverb A: chọn chế độ Large với các thông số như sau : Fredelay : 25ms Room size : 95 Reverb Time : 1.50s High cut : -3dB Low cut : 0dB Mix : Wet 100 Dry 70 Sau đó gắn vào các nhạc cụ với các mức khác nhau, để tạo hiệu quả cho nhạc cụ, góp phần làm cho không gian trong ca khúc được mở rộng hơn, bay bổng và mềm mại hơn. Cymbal mức 60% Hi Hat mức 75% Snare mức 40% Sax mức 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde an tot nghiep Nghe thuat bieu dien.docx