Đồ án Phân tích tài chính, kinh tế xã hội dự án đầu tư thiết bị bốc xếp Than ở cảng Đà Nẵng

Các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của dự án trong quy về một mặt băng thời gian.

- Hệ số vốn tự có so với vốn vay : chỉ tiêu này nói lên tiềm lực tài chính của dự án

- Tỷ trọng vốn tự có so với tổng vốn đầu tư, chỉ tiêu nói lên tiềm lực tài chính của dự án.Yêu cầu nó phải >= 50 % thì dự án thuận lợi.

- Tỷ lệ giữa tài sản cố định với tài sản lưu động nợ, chỉ tiêu này chỉ dùng khi chủ đầu tư đang hoạt động có dự án, chỉ tiêu này nói lên khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính

- Tỷ lệ giữa vốn lưu động và nợ ngắn hạn. Nếu ≥1 thì dự án thuận lợi. Chỉ tiêu này nói lên khả năng đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ tài chính

- Tỷ lệ giữa lợi nhuận thuần và khấu hao với đến nợ đến hạn trả . Dự án có hiệu quả khi ≥1. Chỉ tiêu này nói lên khả năng đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ tài chính

- Tỷ lệ giữa lãi ròng với vốn đầu tư.

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tài chính, kinh tế xã hội dự án đầu tư thiết bị bốc xếp Than ở cảng Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Có 5 bến với tổng chiều dài 530 mét, bến được làm bằng cọc bê tông cốt thép, độ sâu trước bến bình quân -6,0 mét, bến thuộc dạng cấp 3 với sức chịu tải 2 tấn/m2. Trên mặt bến không có đường cầu trục cống. Cảng có kho với tổng diện tích 9000 m2 và hệ thống bãi nằm trước kho với tổng diện tích 10000 m2. 1.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HÀNG HOÁ ĐƯỢC BỐC XẾP TẠI CẢNG. 1.3.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KHÁCH HÀNG - Khách hàng có nhu cầu sử dụng than ngày càng tăng, việc đầu tư vào lĩnh vực than đang là một cơ hội tốt cho các nhà đầu tư, theo như thông tin tìm được từ đơn vị phân tích thị trường thì nhu cầu sử dụng than trong sản xuất và trong sinh hoạt tăng lên nguyên nhân chủ yếu là giá ga tăng ngày càng cao,những khách hàng có thu nhập trung bình và thấp không có khả năng sử dụng. 1.3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH - Tình hình cạnh tranh trên thị trường trong lĩnh vực than tương đối ổn định, việc xâm nhập vào thị trường than không quá khó khăn, đây cũng là một thuận lợi của dự án. 1.3.3. PHÂN TÍCH CÁC ĐỊNH CHẾ PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN - Các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước tại cảng biển thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo các nguyên tắc độc lâp, nhưng phải đúng pháp luật, không gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của xí nghiệp cảng, tàu biển và các tổ chức, cá nhân khác ở trong cảng. - Trong khi thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước tại cảng biển, tất cả các cơ quan, tổ chức liên quan phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thành nhanh gọn và đùng pháp luật các hoạt động nghiệp vụ của mình, tạo mọi điều kiện cho tàu ra, vào và hoạt động tại cảng một cách thuận lợi và an toàn. - Trong trường hợp xảy ra các vụ việc liên quan đến sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước tại cảng hoặc các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cơ quan mà không thể hiệp thương giải quyết ngay tại cảng thì Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan phải báo cáo ngay cho Bộ trưởng Bộ chủ quản biết để xử lý. 1.3.4. DỰ BÁO NHU CẦU XẾP DỠ 1.3.4.1. TỔNG NHU CẦU - Tổng nhu cầu của dự án khoảng 330.000 tấn / năm 1.3.4.2. NHU CẦU DỰ ÁN PHỤC VỤ - Nhu cầu phục vụ dự án là 49.500 tấn / năm 1.4. CÁC THÔNG TIN VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 1.4.1. CHỦ ĐẦU TƯ - Tên công ty: Công ty TNHH Thành Đạt - Chủ công ty: Đinh Tiến Hùng - Mã số thuế:00125682699 - Số tài khoản:0595267588 - Số điện thoại:0313767038 - Số fax:25896999 1.4.2. TRỤ SỞ GIAO DỊCH - Địa chỉ: 1/160 Ngô Quyền - Hải Phòng 1.4.3. Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ 1.4.3.1. ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TƯ - Đối tượng đầu tư là mua cầu trục. 1.4.3.2. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TƯ - Các thông số về thiết bị bốc xếp + Sức nâng của cầu trục: Cầu trục A: 5,6 Tấn / Lần nâng Cầu trục B: 6,7 Tấn / Lần nâng + Thời gian một chu kỳ: Cầu trục A:6,3 Phút / Chu kỳ Cầu trục B:7 Phút / Chu kỳ + Tiêu hao điện năng: Cầu trục A: 38 KW / Giờ Cầu trục B: 38 KW / Giờ + Chi phí lương cho CNBX: Cầu trục A: 435 Triệu đồng / Năm Cầu trục B: 435 Triệu đồng / Năm + Giá trị của thiết bị bốc xếp: Cầu trục A: 49,5 tỷ Cầu trục B: 50,6 tỷ 1.4.3.3. PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ - Mua cầu trục bằng cách mua mới. 1.4.3.4. NƠI THỰC HIỆN ĐẦU TƯ - Nơi thực hiện đầu tư tại cảng ĐÀ NẰNG 1.4.3.5. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ - Tiến hành phân tích dự án trong 8 năm 1.4.3.6.NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ - Vốn tự có và vốn vay ngân hàng 1.4.3.7. DỰ KIẾN KHI DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH - Đầu tư thiết bị cầu trục, dự tính giá trị hiện tại thuần thu được là 100.000.000 VNĐ. CHƯƠNG 2 LẬP PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH 2.1. LẬP SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT - Sơ đồ 1: Kho tiền phương Cầu trục Xe hậu phương - Sơ đồ 2: Kho tiền phương Cầu trục Kho hậu phương - Sơ đồ 3: Kho hậu phương Cầu trục Xe hậu phương 2.2. TÍNH KHẢ NĂNG THÔNG QUA CỦA THIẾT BỊ BỐC XẾP - Tính năng suất của thiết bị: Năng suất giờ của cầu trục. Năng suất giờ của cầu trục được tính theo công thức: (Tấn/ giờ) Trong ®ã: Gh : là trọng lượng hàng một lần nâng của cầu trục Tck : thời gian chu kỳ của cầu trục (s). VËy n¨ng suÊt giê cña thiÕt bÞ lµ: Cầu trục A: PhA = 3600/(6,3 * 60)*5,6 = 53,333 (Tấn/ giờ) Cầu trụcB: PhB = 3600/(7 * 60)*6,7 = 57,429 (Tấn/ giờ) Năng suất ca của cầu trục Năng suất ca của cầu trục được tính theo công thức: Pca = Ph*(Tca – Tng) (Tấn / ca) Trong ®ã: Ph : năng suất giờ của cầu trục (Tấn/ giờ) Tca : thời gian của một ca làm việc. Tca = 8 h Tng :thời gian ngưng việc trong ca Tng = 1,5h Vậy năng suất ca của cầu trục là: Cầu trục A: PcaA = 53,333*(8-1,5) =346,665 (Tấn / ca) Cầu trục B: PcaB = 57,429 *(8-1,5) =373,289 (Tấn / ca) Năng suất ngày của cầu trục: Năng suất ngày của cầu trục được tính theo công thức: Png = Pca * nca (Tấn / ngày) Trong ®ã: Pca : Năng suất ca của cầu trục (Tấn / ca) nca : số ca trong ngày. nca = 3 ca Vậy năng suất ngày của cầu trục là: Cầu trục A: PngA = 346,665 * 3 = 1039,995 (Tấn / ngày) Cầu trục B: PngB = 373,289 * 3 = 1119,867 (Tấn / ngày) Năng suất năm của cầu trục: Năng suất năm của cầu trục được tính theo công thức: Pn = Png * Tkt (Tấn / năm) Trong ®ã: Png: năng suất ngày của cầu trục Tkt: thời gian khai thác trong năm Tkt =320 ngày/ năm Vậy năng suất năm của cầu trục là: Cầu trục A: PnA=1039,995*320 = 332798,4 (Tấn / năm) Cầu trục B: PnB=1119,867 *320 = 358357,44 (Tấn / năm) 2.3. TÍNH NHU CẦU THIẾT BỊ BỐC XẾP VÀ TỔNG VỐN ĐẤU TU BAN ĐẦU - Nhu cầu bốc xếp 49500 Tấn/năm. Theo tính toán thi năng suất năm của cầu trục là: Cầu trục A: PnA=1039,995*320 = 332798,4 (Tấn / năm) Cầu trục B: PnB=1119,867 *320 = 358357,44 (Tấn / năm) Do đó nhu cầu thiết bị bốc xếp : + Đối với cầu trục A: 49500 / 332798,4 = 0.15, do đó nhu cầu về cầu trục A là 1 cái + Đối với cầu trục B: 49500 / 358357,44 = 0.14, do đó nhu cầu về cầu trục B là 1 cái - Phương án A: mua cầu trục A để bốc xếp - Phương án B : mua cầu trục B để bốc xếp - Tổng vốn đầu tư ban đầu +Tổng vốn đầu tư của phương án A: 51.153.873.000 đồng Trong đó: Vốn cố định = Giá mua + Chi phí lắp đặt = Giá mua + 1%*Giá mua VCĐ = 49,5 + 0,01 * 49,5=49,995 tỷ đồng Vốn lưu động: bao gồm các loại chi phí như chi phí điện năng, chi phí vật rẻ mau hỏng chi phí lương cho cán bộ bốc xếp, bảo hiểm xã hội, chi phí bảo hiểm tài sản. Vốn lưu động là: 1.158.873.000 đồng Trong vốn cố định của dự án thì: Vốn tự có = 39,995 tỷ đồng Vốn vay = 10 tỷ đồng Lãi suất:18%/năm Trả đều trong 5 năm tính từ khi bắt đầu vận hành Thời gian kinh doanh là 8 năm +Tổng vốn đầu tư của phương án B: 52.270.428.000 đồng Trong đó: Vốn cố định = Giá mua + Chi phí lắp đặt = Giá mua + 1%*Giá mua VCĐ = 50,6 + 0,01 * 50,6=51,106 tỷ đồng Vốn lưu động: bao gồm các loại chi phí như chi phí điện năng, chi phí vật rẻ mau hỏng chi phí lương cho cán bộ bốc xếp, bảo hiểm xã hội, chi phí bảo hiểm tài sản. Vốn lưu động là: 1.164.428.000 đồng Trong vốn cố định của dự án thì: Vốn tự có = 41,106 tỷ đồng Vốn vay = 10 tỷ đồng Lãi suất:18%/năm Trả đều trong 5 năm tính từ khi bắt đầu vận hành Thời gian kinh doanh là 8 năm 2.4.TÍNH CHI PHÍ KHAI THÁC - Lương (Cl ): Đối với cả hai phương án chi phí lương cho công nhân bốc xếp đều là Cl = 435 triệu đồng / năm - Bảo hiểm xã hội (CBHXH): + Chi phí này trích 19% lương cơ bản: + Một năm phải bỏ ra phần chi phí để nộp BHXH là: 0,19*435=82,65 (triệu đồng) - Chi phí điện năng(C ĐN): + Chi phí điện năng được xác định theo công thức sau: C ĐN = q ĐN * (1+k) *Đ*T (VNĐ /năm) Trong đó: q ĐN: Mức tiêu hao điện năng trong 1 giờ thiết bị làm việc q ĐN = 38 KW/ Giờ K: hệ số tính đến thời gian làm công tác phụ của thiết bị, K = 0,1 Đ: đơn giá điện , Đ = 1500 (VNĐ/ KW) T: Số giờ làm việc thực tế trong năm T = Tkt*nca *(Tca -Tng ) Tkt: thời gian khai thác trong năm Tkt =320 ngày/ năm nca : số ca trong ngày. nca = 3 ca Tca : thời gian của một ca làm việc. Tca = 8 h Tng :thời gian ngưng việc trong ca Tng = 1,5 h T = 320 * 3 * (8 - 1,5) = 6240 h Vậy chi phí điện năng của thiết bị là: C ĐN = 38 * (1 + 0,1) *1500 * 6240 =391.248.000 (VN Đ/năm) - Chi phí vật rẻ mau hỏng (Cvrmh) + Chi phí vật rẻ mau hỏng được quy định lấy bằng 0,4 % nguyên giá thiết bị cho mỗi năm: Cầu trục A: Cvrmh = 0,004 * 49.995.000.000 =199,98 (triệu đồng / năm) Cầu trục B: Cvrmh = 0,004 * 51.106.000.000 =204,424 (triệu đồng / năm) - Chi phí bảo hiểm tài sản:(C BHTS) + Chi phí bảo hiểm tài sản được quy định lấy bằng 0,1% nguyên giá thiết bị cho mỗi năm. Cầu trục A: C BHTS = 0,001 * 49.995.000.000 = 49,995 (triệu đồng / năm) Cầu trục B: C BHTS = 0,001 * 51.106.000.000 = 51,106 (triệu đồng / năm) - Chi phí khấu hao cơ bản(Ckh): + Khấu hao là vốn tích luỹ của xí nghiệp để phục hồi giá trị ban đầu của tài sản đồng thời để tái sản xuất mở rộng. Khấu hao cơ bản hàng năm được tính vào chi phí khai thác. Để đơn giản việc tính toán chi phí khấu hao hàng năm cho thiết bị, doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Ckh = (NG – G) /n (VNĐ / năm) Trong đó: NG: nguyên giá của cầu trục G: giá trị còn lại của cầu trục n: thời kỳ phân tích Theo kế hoạch dự kiến, doanh nghiệp ước tính sau 8 năm sư dụng giá trị còn lại của cầu trục là10% giá trị ban đầu + Cầu trục A: Ckh = (49.995.000.000-0,1*49.995.000.000) / 8 =5.624.437.500 (VNĐ / năm) + Cầu trục B: Ckh = (51.106.000.000-0,1*51.106.000.000) / 8 =5.749.425.000 (VNĐ / năm) Chi phí sửa chữa bảo trì thiết bị(Csc):bằng 1% giá trị ban đầu của tài sản: + Cầu trục A: Csc =0,01 * 49.995.000.000 = 499.950.000 (VNĐ/năm) + Cầu trục B: Csc =0,01* 51.106.000.000 = 511.060.000 (VNĐ/năm) Chi phí quản lý(Cql): tính bằng 50% chi phí lương + Cql = 0.5 * 435 = 217.500.000 (VNĐ/năm) Chi phí khác(Ck): tính theo tỷ lệ 1,5% giá trị ban đầu của cầu trục + Cầu trục A:Ck = 0.015 * 49.995.000.000 = 749.925.000 (VNĐ/năm) + Cầu trục B:Ck = 0.015 * 51.106.000.000 = 766.590.000 (VNĐ/năm) - Các khoản mục chi phí trên được tông hợp vào bảng 1: Bảng 01 CHI PHÍ KHAI THÁC Đơn vị: VNĐ STT Các khoản mục chi phí Ký hiệu Phương án A Phương án B 1 Chi phí lương Cl 435.000.000 435.000.000 2 Bảo hiểm xã hội CBHXH 82.650.000 82.650.000 3 Chi phí điện năng C ĐN 391.248.000 391.248.000 4 Chi phí vật rẻ mau hỏng Cvrmh 199.980.000 204.424.000 5 Chi phí bảo hiểm tài sản C BHTS 49.995.000 51.106.000 6 Chi phí khấu hao cơ bản Ckh 5.624.437.500 5.749.425.000 7 Chi phí sửa chữa bảo trì Csc 499.950.000 511.060.000 8 Chi phí quản lý Cql 217.500.000 217.500.000 9 Chi phí khác Ck 749.925.000 766.590.000 Tổng chi phí khai thác Ckt 8.250.685.500 8.409.003.000 2.5. LẬP PHƯƠNG ÁN TRẢ VỐN VAY - Doanh nghiệp vay dài hạn để mua cầu trục, do đó chỉ tính chi phí trả lãi vay dài hạn. Vay 10 tỷ đồng, lãi suất 18% / Năm trả đều trong 5 năm từ khi bắt đầu vận hành - Số nợ gốc phải trả mỗi năm = số tiền vay dài hạn / thời hạn vay = 10.000.000.000 / 5 = 2.000.000.000 (VNĐ/Năm) - Tiền lãi = lãi suất * sối dư nợ hiện tại - Kết quả tính toán thể hiện ở bảng 02: Bảng 02 CHI PHÍ LÃI VAY DÀI HẠN Đơn vị: VNĐ Năm Số dư nợ hiện tại Lãi suất(%) Trả gốc Trả lãi Trả gốc và lãi (1) (2) (3) (4)=(1)*(2) (5)=(3)+(4) 1 10.000.000.000 18 2.000.000.000 1.800.000.000 3.800.000.000 2 8.000.000.000 18 2.000.000.000 1.440.000.000 3.440.000.000 3 6.000.000.000 18 2.000.000.000 1.080.000.000 3.080.000.000 4 4.000.000.000 18 2.000.000.000 720.000.000 2.720.000.000 5 2.000.000.000 18 2.000.000.000 360.000.000 2.360.000.000 2.6. TÍNH CHI PHÍ KINH DOANH - Tổng chi phí kinh doanh = tổng chi phí khai thác + lãi vay dài hạn - Tổng chi phí kinh doanh cho phương án A được tính toán ở bảng 03 - Tổng chi phí kinh doanh cho phương án B được tính toán ở bảng 04 2.7. TÍNH DOANH THU HÀNG NĂM - Giả sử khi đi vào vận hành, công suất của dự án không đổi và giá bán sản phẩm cũng không đổi. Vậy doanh thu của các năm bằng nhau và được xác định theo công thức sau: Doanh thu = Qnăm * F (VNĐ/năm) Trong đó: Qnăm: khối lượng than bốc xếp được trong năm của cầu trục, lấy Qnăm bằng nhu cầu bốc xếp than của dự trong năm. F: Giá cước bốc xếp than.F = 220.000 VNĐ/Tấn Doanh thu là: 49.500 *363.000 =17.968.500.000 (VNĐ) 2.8. TÍNH LÃI (LỖ) HÀNG NĂM - Tính tổng lợi nhuận: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí kinh doanh Tính thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp = 28% * Lợi nhuận Tính lãi ròng: Lãi ròng = Lợi nhuận – thuế thu nhập doanh nghiệp Kết quả lãi (lỗ) hàng năm của phương án A được thể hiện ở bảng 05 Kết quả lãi (lỗ) hàng năm của phương án B được thể hiện ở bảng 06 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI VỀ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 3.1. LỰA CHỌN CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ MẶT TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 3.1.1. CÁC CHỈ TIÊU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DƯ ÁN 1. Các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của dự án trong quy về một mặt băng thời gian. - Hệ số vốn tự có so với vốn vay : chỉ tiêu này nói lên tiềm lực tài chính của dự án - Tỷ trọng vốn tự có so với tổng vốn đầu tư, chỉ tiêu nói lên tiềm lực tài chính của dự án.Yêu cầu nó phải >= 50 % thì dự án thuận lợi. - Tỷ lệ giữa tài sản cố định với tài sản lưu động nợ, chỉ tiêu này chỉ dùng khi chủ đầu tư đang hoạt động có dự án, chỉ tiêu này nói lên khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính - Tỷ lệ giữa vốn lưu động và nợ ngắn hạn. Nếu ≥1 thì dự án thuận lợi. Chỉ tiêu này nói lên khả năng đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ tài chính - Tỷ lệ giữa lợi nhuận thuần và khấu hao với đến nợ đến hạn trả . Dự án có hiệu quả khi ≥1. Chỉ tiêu này nói lên khả năng đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ tài chính - Tỷ lệ giữa lãi ròng với vốn đầu tư. 2. Các chỉ tiêu hiệu quả dùng - Giá trị hiện tại thuần NPV + Giá trị hiện tại thuần ( Net Present value) là tổng giá trị hiện tại của dòng lợi ích gia tăng hoặc hiệu số giữa tổng giá trị hiện tại của dòng lợi ích và tổng giá trị hiện tại của dòng chi phí, khi đã được chiết khấu với một tỷ suất chiết khấu thích hợp. Đây là số đo cơ bản trong phân tích tài chính của dự án đầu tư hay là tổng các hiện giá trong phân tích tài chính. + Công thức tính như sau: NPV = Trong đó: Bti: dòng lợi ích của năm thứ t Cti: dòng chi phí của năm t r: tỷ suất chiết khấu n: số năm tính NPV ΔBti= Bti - Cti : lợi ích gia tăng của năm thứ t Tại thời điểm 0, thu của dự án chưa có , chi phí của dự án chính là vốn đầu tư ban đầu I0 . Bởi vậy công thức tính giá trị hiện tại của thu nhập thuần ( NPV) cũng có thể được tính như sau: NPV = Trong đó: I0: là vốn đầu tư thực hiện D: giá trị còn lại của năm n + Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tư về mặt tài chính, nó cho biết tổng số tiền mà chủ đầu tư thu về không phải chi cho bất kỳ khoản nào ở các năm đưa về hiện tại của cả đời dự án, hoặc tính đến một năm bất kỳ. + Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu này là khi NPV > 0 thì dự án khả thi về tài chính, được áp dụng đối với phương án kinh doanh. Trong trường hợp một dự án có nhiều phương án hoặc có nhiều dự án được đưa ra, chỉ được phép chọn một hoặc một số dự án thì dự án được chọn hoặc phương án được chọn phải thoả mãn điều kiện NPV dương và lớn nhất. - Giá trị bằng nhau hàng năm (A) + Nguyên tắc sử dụng: Chỉ tiêu này được dùng đối với mọi dự án công cộng, đối với dự án kinh doanh được sử dụng với loại đầu tư vĩnh viễn, loại tuổi thọ không bằng nhau, hoặc những dự án khó xác định chính xác dòng thu, phương án hoặc dự án được chọn (khả thi về mặt tài chính) thì phải thoả mãn A nhỏ nhất. - Tỷ suất nội hoàn (suất thu hồi nội bộ) ( IRR) + Nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để chuyển các dòng lợi ích về hiện tại, các dòng chi phí về hiện tại thì nó làm cân bằng tổng giá trị hiên tại của dòng lợi ích, của dòng chi phí. Theo định nghĩa trên ta có công thức: (*) hay nói cách khác NPV = 0 Trong đó: Bti: dòng lợi ích của năm thứ i Cti: dòng chi phí của năm i n: số năm tính NPV + Chỉ tiêu này phản ánh lãi suất tối thiểu mà dự án có thể chấp nhận được. Nói cách khác với lãi suất này sẽ làm dự án hoà vốn. + Nguyên tắc chung: được sử dụng với mội phương án kinh doanh + Theo chỉ tiêu này dự án khả thi khi: IRR>= IRR đ m ( Suất thu hồi định mức) + IRR đ m được xác định theo mức lãi suất giới hạn hoặc lãi suất vay vốn thực tế hoặc mức chi phí cơ hội lựa chọn mức nào còn tuỳ thuộc vào loại nào cao nhất Trong trường hợp một dự án có nhiều phương án khác nhau hoặc cùng lúc phải giải quyết nhiều dự án thì phương án được chọn hoặc dự án được chọn phải thoả mãn: IRR>= IRR đ m và lớn nhất. - Cách xác định IRR: có 2 cách + Thay dần các giá trị IRR vào (*), giá trị nào thoả mãn (*) thì đó là IRR được chọn. + Cách tính gần đúng: theo cách này cần tìm 2 lãi suất r1 và r2 sao cho ứng với lãi suất nhỏ hơn giả sử là r1 giá trị NPV1 > 0, còn lãi suất kia ( r2) sẽ làm cho giá trị NPV2 < 0. Tỷ suất thu hồi nội bộ được tính theo công thức : Khi sử dụng công thức này khảng cách giữa 2 lãi suất được chọn không quá 5%. Khi sử dụng tiêu chuẩn tỷ suất thu hồi vốn để đánh giá dự án ta chấp nhận mọi dự án có tỷ suất thu hồi lớn hơn chi phí cơ hội của vốn.Tỷ suất thu hồi vốn không được dùng để lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau. Tỷ suất thu hồi vốn là một tiêu chuẩn được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án vì nó là tiêu chuẩn hữu ích để tổng kết tính doanh lợi của 1 dự án . IRR là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án. Nó cho biết mức lãi suất mà có thể đạt được . Dự án được chấp nhận khi IRR >= r giới hạn. Dự án không được chấp nhận khi IRR < r giới hạn. r giới hạn có thể là lãi suất đi vay nếu dự án vay vốn để đầu tư, có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do nhà nước cấp, có thể là chi phí cơ hội nếu dự án sử dụng vốn tự có để đầu tư. - Lợi ích trên chi phí B/C: có 2 loại + B/C thường = B/(CR+O+M) B = dòng lợi ích – dòng chi phí CR: giá trị vốn đầu tư được trải đều cho các năm r * (1+r)n r CR = - (P-S) * + S * (1+r)n -1 (1+r)n -1 O: Chi phí vận hành M: Chi phí duy tu bảo dưỡng + B/C sửa đổi = [B - (O + M) / CR] Điều kiện để dự án khả thi về mặt tài chính khi sử dụng chỉ tiêu này là: B/C thường và B/C sửa đổi đều lớn hơn hoặc bằng 1 Nguyên tắc sử dụng: phải tính chuyển tất cả các khoản lợi ích, phi lợi ích, các khoản chi phí tính toán trong dự án ra tiền. Đây là chỉ tiêu phổ biến đối với dự án công cộng, những dự án Nhà nước đầu tư về các lĩnh vực như quốc phòng, giao thông, y tế, giáo dục, văn hoá..........những khoản không thoả mãn về chỉ tiêu tài chính này đều bị bác bỏ. - Thời gian thu hồi vốn đầu tư Thời gian thu hồi vốn đầu tư ( Ký hiệu T) là thời gian cần thiết để mức thu nhập sau thuế trước khấu hao vừa đủ hoàn lại vốn đầu tư ban đầu. Io - NPVn-1 T = ( n – 1) + 12 * NPVn - NPVn-1 NPVn-1 NPVn-1 Ta có công thức tính thời gian thu hồi vốn đầu tư như sau: Trong đó: T: thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án I0: Giá trị hiện tại của vốn đầu tư thực hiện NPVn: luỹ kế hiệu giá thu nhập thuần của năm thứ n NPVn-1: lũy kế hiệu giá thu nhập thuần của năm thứ n-1 n: năm mà tại đó có luỹ kế hiện giá thu nhập thuần bắt đầu lớn hơn giá trị tuyệt đối luỹ kế hiện giá vốn đầu tư + Điều kiện để dự án khả thi về mặt tài chính: T <= T đm và T đm nhỏ nhất. - Điểm hoà vốn: là điểm mà tại đó doanh thu bằng chi phí. Có các loại điểm hoà vốn sau: + Điểm hòa vốn lý thuyết: Hlt = Đ/ (D –B) Trong đó: Đ: tổng chi phí cố định D: tổng doanh thu B: tổng chi phí biến đổi + Điểm hòa vốn hiện kim Hhk = (Đ –k) / (D –B) K: khấu hao + Điểm hoà vốn trả nợ: 0 < Htn = (Đ – k + N + T) / (D – B) <= 1 N: nợ phải trả T: thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn + Vòng quay vốn lưu động Lưu ý: Trong dự án tất cả phải đưa về giá trị bằng nhau hàng năm, chỉ tiêu này dùng trong mọi dự án kinh doanh. + Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu: các giá trị đưa về hiện tai và trải đều các năm + Tỷ suất lợi nhuận / vốn đầu tư ( ROI) 3.1.2. LẬP LUẬN CHỌN CHỈ TIÊU ĐỂ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ( CHỌN NPV) - Dự án đầu tư thiết bị bốc xếp có 2 phương án là mua cầu trục A và mua cầu trục B, vấn đề đặt ra là phải lựa chọn phương án nào cho khả thi nhất, do vậy chỉ tiêu NPV sẽ được chọn, phương án được chọn là phương án có NPV lớn hơn 0 và NPV là lớn nhất. 3.1.3. LẬP LUẬN CHỌN TỶ SUẤT CHIẾT KHẤU ĐỂ TÍNH CHUYỂN Tỷ suất chiết khấu để tính chuyển chính là lãi suất vay vốn dài hạn. 3.2. TÍNH CHỈ TIÊU ĐƯỢC LỰA CHỌN ĐỂ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 3.2.1. TÍNH HỆ SỐ TÍNH CHUYỂN - Công thức tính hệ số tính chuyển:(Thừa số hiện giá trả đơn) Trong đó: r= 18% n = 8 năm, là số năm phân tích lấy từ thời điểm hiện tại. Thời điểm hiện tại là năm 0 - hệ số tính chuyển được tính tại bảng 07 3.2.2. DỰ TÍNH VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN - Đối với phương án A: Vốn đầu tư = 49.995.000.000 VNĐ - Đối với phương án B: Vốn đầu tư = 51.106.000.000 VNĐ 3.2.3. DỰ TÍNH THU NHẬP THUẦN CỦA TỪNG NĂM Thu nhập thuần của từng năm = Khấu hao + lãi ròng Thu nhập thuần của năm cuối = Khấu hao + lãi ròng + Giá trị còn lại Dự tính thu nhập thuần của từng năm của 2 dự án được thể hiện ở bảng 07, và 08 3.2.4. DỰ TÍNH HIỆN GIÁ THU NHẬP THUẦN CỦA TỪNG NĂM Hiện giá thu nhập thuần của năm i= Thu nhập thuần của năm i * hệ số tính chuyển của năm đó. Hiện giá thu nhập thuần của từng năm của 2 dự án được thể hiện ở bảng 07, và 08 3.2.5. DỰ TÍNH TỔNG HIỆN GIÁ THU NHẬP THUẦN CỦA DỰ ÁN Tổng hiện giá thu nhập thuần của dự án (luỹ kế hiện giá thu nhập thuần) bằng tổng cộng dồn hiện giá thu nhập thuần các năm. Tổng hiện giá thu nhập thuần của từ nămcủa 2 dự án được thể hiện ở bảng 07, và 08 3.2.6. DỰ TÍNH NPV CỦA DỰ ÁN, CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ Hiện giá vốn đầu tư = Vốn đầu tư * Hệ số tính chuyển (của năm 0) NPV của dự án = luỹ kế hiện giá thu nhập thuần năm thứ 8 - Hiện giá vốn đầu tư 3.4. TÍNH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH KHÁC 3.4.1. SUẤT THU HỒI NỘI BỘ ( TỶ SUẤT NỘI HOÀN ) Căn cứ vào cách tính tỷ suât thu hồi nội bộ được trình bày ở phần 3.1.1và kết quả tính toán ở bảng 09 và bảng 10: r1 = 18,01% Þ NPV1 = 85.854.260 VNĐ r2 = 18,1% Þ NPV2 = - 61.030.572 VNĐ IRR = r1 +( r2 - r1) * NPV1 /( NPV1 - NPV1) IRR = 18,01 + (18,1-18,01)*(85.851.260 / ( 85.854.260 – (-61.030.572))) = 18,06 % 3.4.2. THỜI GIAN THU HỒI VỐN ĐẦU TƯ Thời gian thu hồi vốn đầu tư ( Ký hiệu T) là thời gian cần thiết để mức thu nhập sau thuế trước khấu hao vừa đủ hoàn lại vốn đầu tư ban đầu. Io - NPVn-1 T = ( n – 1) + 12 * NPVn - NPVn-1 NPVn-1 NPVn-1 Ta có công thức tính thời gian thu hồi vốn đầu tư như sau: Trong đó: T: thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án I0: Giá trị hiện tại của vốn đầu tư thực hiện NPVn: luỹ kế hiệu giá thu nhập thuần của năm thứ n NPVn-1: lũy kế hiệu giá thu nhập thuần của năm thứ n-1 n: năm mà tại đó có luỹ kế hiện giá thu nhập thuần bắt đầu lớn hơn giá trị tuyệt đối luỹ kế hiện giá vốn đầu tư Dựa vào tính toán từ bảng 07 thì thời gian thu hồi vốn của dự án như sau: T = (8 – 1) +12 * (49.995.000.000 - 45.410.052.954) / (50.097.176.162 – 45.410.052.954) = 7 năm 11 tháng 22 ngày. 3.4.3. ĐIỂM HOÀ VỐN * Điểm hòa vốn lý thuyết: Hlt = Đ / (D –B) Trong đó: Đ: tổng chi phí cố định D: tổng doanh thu B: tổng chi phí biến đổi - Định phí : là khoản mục chi phí dù dự án vận hành hay không vận hành th đều phải chi ra. Khi dự án có vận hành thì sản lượng và doanh thu nhiều hay ít cũng không thay đổi. Bao gồm các chi phí sau: + Khấu hao cơ bản + Chi phí lương + Chi phí sửa chữa +Chi phí trả lãi vay dài hạn + Chi phí khác + Chi phí quản lý + Chi phí bảo hiểm tài sản Biến phí: là những khoản mục chi phí mà khi dự án đi vào vận hành thì mới phải chi ra và có giá trị thay đổi theo sản lượng và doanh thu. Bao gồm các chi phí sau: + Chi phí vật rẻ mau hỏng + Chi phí điện năng Kết quả tính định phí, biến phí được thể hiện ở bảng 11 Kết quả tính điểm hoà vốn lý thuyết được thể hiện ở bảng 12 * Điểm hoà vốn hiện kim: Hhk = (Đ – k) / (D – B) Trong đó: Hhk: Điểm hoà vốn hiện kim Đ: Tổng chi phí cố định D: Tổng doanh thu B: Tổng chi phí biến đổi K: khấu hao Kết quả tính điểm hoà vốn hiện kim được thể hiện ở bảng 13 * Điểm hoà vốn trả nợ: Htn = (Đ – k + N + T) / (D – B) N: nợ phải trả T: thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm Kết quả tính điểm hoà vốn trả nợ được thể hiện ở bảng 14 3.4.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 3.4.4.1. VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG - Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động trong 1 năm kinh doanh quay được bao nhiêu vòng. - Vòng quay của vốn lưu động = Dn / VLĐ (vòng) Trong đó: VLĐ: nhu cầu vốn lưu động để có doanh thu trong 1 năm Dn: doanh thu của một năm khai thác VLĐ = Ckt – k Ckt : Chi phí khai thác trong 1 năm K: khấu hao trong 1 năm Vậy vòng quay của vốn lưu động là: 17.968.500.000 / ( 8.250.685.500 – 5.624.437.500) = 6.84 (vòng) 3.4.4.2. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN / DOANH THU - Chỉ tiêu này chỉ ra rằng trong một năm kinh doanh có bao nhiêu đồng lãi ròng khi có một đồng doanh thu, chỉ tiêu này có ý nghĩa là trong 1 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lãi ròng. - Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu = LR / Dn (đồng lãi ròng / đồng doanh thu) Trong đó: LR: lãi ròng của từng năm Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 15 3.4.4.3. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN / VỐN ĐẦU TƯ - Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN QTDA.doc
  • xlsBANG BIEU.xls
Tài liệu liên quan