Đồ án Phân tích thiết kế hướng đối tượng ứng dụng trong bài toán quản lý nhân sự - Tiền lương công ty thép Úc

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2

LỜI MỞ ĐẦU 4

Chương 1: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG 5

I.1. Ý tưởng 5

I.2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp hướng đối tượng 5

Chương 2: BÀI TOÁN QUẢN LÝ NHÂN SỰ - TIỀN LƯƠNG 7

II.1. Mô tả bài toán 7

II.1.1. Quản lý hồ sơ 7

II.1.1.1. Tuyển dụng 7

II.1.1.2. Đào tạo 7

II.1.1.3. Nghỉ việc - sa thải - về hưu 7

II.1.2. Quản lý lương 8

II.1.2.1. Tính lương 8

II.1.2.2. Tăng lương 9

II.1.2.3. Tạm ứng 9

II.1.3. Các bảo đảm xã hội cho người lao động 9

II.1.3.1. Ốm đau 9

II.1.3.2. Thai sản 9

II.2. Xác định mô hình nghiệp vụ 10

II.2.1. Các chức năng nghiệp vụ của hệ thống 10

II.2.1.1. Các tác nhân hệ thống 11

II.2.1.2. Các biểu đồ hoạt động của tiến trình nghiệp vụ 12

II.2.1.3. Mô hình miền lĩnh vực 16

II.2.2. Biểu diễn mô hình hệ thống nghiệp vụ 16

II.2.2.1. Mô hình ca sử dụng mức cao 17

II.2.2.2. Các mô hình ca sử dụng chi tiết 18

II.3. Phân tích hệ thống 21

II.3.1. Phân tích gói ca sử dụng “Quản lý hồ sơ nhân viên” 21

II.3.1.1. Ca sử dụng “Thêm hồ sơ” 21

II.3.1.2. Ca sử dụng “Tìm kiếm hồ sơ” 22

II.3.1.3. Ca sử dụng “Sửa chữa hồ sơ” 23

II.3.1.4. Ca sử dụng “Xóa hồ sơ” 24

II.3.2. Phân tích gói ca sử dụng “Quản lý lương” 26

II.3.2.1. Gói ca sử dụng “Tính lương” 26

II.3.2.2. Gói ca sử dụng “Làm thủ tục lên lương” 28

II.3.2.3. Gói ca sử dụng “Tạm ứng lương” 31

II.3.3. Phân tích gói ca sử dụng “Quản lý các phúc lợi xã hội” 34

II.3.3.1. Ca sử dụng “Tiếp nhận Đơn xin nghỉ phép” 34

II.3.3.2. Ca sử dụng “Lập Phiếu đề nghị tạm ứng” 35

II.3.3.3. Ca sử dụng “Tiếp nhận Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH” 36

II.3.3.4. Ca sử dụng “Lập danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH” 37

II.3.3.5. Ca sử dụng “Lập Phiếu đề nghị thanh toán hoàn tạm ứng” 38

II.4. Thiết kế hệ thống 40

II.4.1. Thiết kế hệ thống “Quản lý hồ sơ nhân viên” 40

II.4.2. Thiết kế hệ thống “Quản lý lương” 41

II.4.3. Thiết kế hệ thống “Quản lý các phúc lợi xã hội” 42

II.4.4. Biểu đồ thiết kế các lớp thực thể 43

KẾT LUẬN 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

 

 

doc45 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 6504 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích thiết kế hướng đối tượng ứng dụng trong bài toán quản lý nhân sự - Tiền lương công ty thép Úc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn đối với Th.S Nguyễn Thị Thanh Thoan – Bộ môn Công nghệ thông tin – Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng, người đã dành cho em rất nhiều thời gian quý báu, trực tiếp hướng dẫn tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm thực tập tốt nghiệp và làm đồ án tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong Bộ môn Công nghệ thông tin - Trường ĐHDL Hải Phòng, chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo tham gia giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường, đã đọc và phản biện đồ án của em giúp em hiểu rõ hơn các vấn đề mình nghiên cứu, để em có thể hoàn thành đồ án này. Em xin cảm ơn GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị Hiệu trưởng Trường Đại học Dân lập Hải Phòng, Ban giám hiệu nhà trường, Bộ môn tin học, các Phòng ban nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian học tập và làm tốt nghiệp. Tuy có nhiều cố gắng trong quá trình học tập, trong thời gian thực tập cũng như trong quá trình làm đồ án nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý quý báu của tất cả các thầy giáo, cô giáo cũng như tất cả các bạn để kết quả của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày 2 tháng 7 năm 2008 Sinh viên Trần Thu Hà MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Phương pháp luận phát triển các hệ thống thông tin luôn là một trong những chủ đề quan trọng nhất của công nghệ thông tin. Trải qua một giai đoạn tiến hoá lâu dài, phát triển theo cách tiếp cận hướng đối tượng đã dần dần chiếm ưu thế và ngày càng trở nên phổ biến và đã được chuẩn hoá trong công nghiệp phần mềm. Cùng với sự ra đời của ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất UML và nhiều công cụ hỗ trợ như Rational Rose, AgroUMLphương pháp luận phát triển phần mềm hướng đối tượng đã được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp phần mềm trên khắp thế giới. Ngôn ngữ UML hiện thời vẫn đang được phát triển để đáp ứng cho nhiều yêu cầu và nhiều dạng hệ thống khác nhau như hệ phân tán, hệ nhúng Đồ án nhằm giới thiệu về phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng và ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất. Đồng thời tìm hiểu hiện trạng, nghiên cứu hệ thống quản lý nhân sự - tiền lương tại Công ty Thép Úc SSE. Áp dụng phương pháp phân tích hướng đối tượng để giải quyết bài toán này. Thử nghiệm công cụ UML và Rational Rose để hỗ trợ thiết kế. Tiến hành phân tích và cài đặt chương trình thử nghiệm. Đồ án bao gồm hai chương: Chương 1: Trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài. Bao gồm : Trình bày khái niệm phân tích thiết kế hệ thống thông tin. Các hướng tiếp cận chủ yếu. Trình bày về phương pháp phân tích hướng đối tượng với UML. Giới thiệu công cụ Rational Rose và ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0. Chương 2: Giải quyết bài toán Quản lý Nhân sự - Tiền lương gồm: Giới thiệu Công ty Thép Úc. Mô tả chi tiết hoạt động nghiệp vụ công việc Quản lý Nhân sự - Tiền lương. Phát triển mô hình nghiệp vụ bằng mô hình ca sử dụng từ mức tổng quát đến chi tiết bằng công cụ UML. Phân tích và thiết kế hệ thống với sự hỗ trợ của Rational Rose, sau đó dùng ngôn ngữ Visual Basic 6.0 để cài đặt chương trình thử nghiệm. Cuối cùng là phần kết luận và hướng phát triển của đề tài. Chương 1: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG I.1. Ý tưởng Lối tiếp cận hướng đối tượng là một lối tư duy về vấn đề theo lối ánh xạ các thành phần trong bài toán vào các đối tượng ngoài đời thực. Chúng ta chia ứng dụng thành các thành phần nhỏ, gọi là các đối tượng, chúng tương đối độc lập với nhau. Sau khi xây dựng xong các đối tượng thì chắp chúng lại với nhau để tạo thành ứng dụng cần thiết. Mỗi đối tượng bao hàm trong nó cả dữ liệu và các xử lý tiến hành trên các dữ liệu này được gọi là bao gói thông tin. Nhờ các thông báo để thực hiện các chức năng lớn hơn các đối tượng độc lập. I.2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp hướng đối tượng a. Ưu điểm: Tính tái sử dụng là ưu điểm quan trọng bậc nhất của phương pháp phân tích và thiết kế hướng đối tượng, các đối tượng được tạo ra một lần và có thể được sử dụng nhiều lần sau đó. Vì các đối tượng đã được thử nghiệm trong lần sử dụng trước, nên khả năng tái sử dụng đối tượng có tác dụng giảm thiểu lỗi và các khó khăn trong việc bảo trì, giúp tăng tốc độ thiết kế và phát triển phần mềm. Các đối tượng là độc lập tương đối, vì vậy việc sửa đổi đối tượng này sẽ không gây ảnh hưởng lan truyền sang đối tượng khác. Các đối tượng trao đổi thông tin với nhau bằng cách truyền thông điệp làm cho việc liên kết giữa các đối tượng lỏng lẻo, có thể ghép nối tuỳ ý, dễ dàng bảo trì, nâng cấp. Các đối tượng có thể sử dụng lại do tính kế thừa và có thể mở rộng các đối tượng mà không ảnh hưởng đến các đối tượng khác đang hoạt động. Phương pháp phân tích và thiết kế hướng đối tượng thực hiện theo các thuật ngữ và khái niệm của phạm vi lĩnh vực ứng dụng, nên nó tạo sự tiếp cận tương ứng giữa hệ thống và vấn đề thực ngoài đời. Do hệ thống được chia thành các phần nhỏ độc lập, sau khi xây dựng xong chúng được ghép lại với nhau nên đảm bảo được sự đầy đủ thông tin khi giao dịch. Tăng cường tính mở rộng: việc mở rộng chức năng có thể được thực hiện qua việc tạo lớp con. Vì vậy không ảnh hưởng đến cấu trúc thông tin đã có. Hơn thế nữa phần mềm trở nên linh động hơn hẳn. Phuơng pháp hướng đối tượng giúp xử lý các vấn đề phức tạp trong phát triển phần mềm và tạo ra các thế hệ phần mềm có khả năng thích ứng và bền chắc. b. Nhược điểm: Mặc dù phương pháp hướng đối tượng được phát triển có nhiều ưu điểm giải quyết được các thách thức của những hệ thống phức tạp, thường xuyên thay đổi, nhưng cũng chưa phải đã chiếm ưu thế tuyệt đối với những nhược điểm sau : Trước hết, chưa có những hệ quản trị cơ sở dữ liệu hướng đối tượng chuẩn để hỗ trợ cho việc phân tích thiết kế hướng đối tượng. Sự trừu tượng hóa cao cùng với những khó khăn trong khâu phân tích, thiết kế làm hạn chế việc vận dụng phương pháp này vào thực tế. Do dựa vào cấu trúc thông tin thay vì chức năng. Nếu cấu trúc này thay đổi thì việc xây dựng lại một hệ thống khác là không tránh khỏi. Do đó phương pháp này thiếu linh động đối với sự thay đổi thông tin. Chương 2: BÀI TOÁN QUẢN LÝ NHÂN SỰ - TIỀN LƯƠNG II.1. Mô tả bài toán Bài toán quản lý nhân sự Công ty Thép Úc gồm các vấn đề chính: + Quản lý hồ sơ nhân viên + Quản lý lương + Quản lý các phúc lợi xã hội. II.1.1. Quản lý hồ sơ II.1.1.1. Tuyển dụng Hàng năm, căn cứ vào Kế hoạch tuyển dụng toàn công ty, Phòng Nhân sự - Hành chính tổ chức thi tuyển vào các vị trí khác nhau cho các ứng viên trong và ngoài công ty. Trong trường hợp tuyển dụng đột xuất, lãnh đạo các phòng ban/ Xưởng sản xuất phải lập Đề nghị tuyển dụng đột xuất gửi về phòng Nhân sự - Hành chính. Ứng viên trúng tuyển được kí hợp đồng, sau thời gian thử việc, Lãnh đạo các phòng ban/ Xưởng sản xuất đánh giá ứng viên theo mẫu Kết quả đánh giá sau thử việc hoặc chuyển đổi vị trí công tác gửi về Phòng Nhân sự - Hành chính để thực hiện các thủ tục tiếp theo. Khi nhân viên mới được vào làm, Phòng Nhân sự-Hành chính phải cập nhật hồ sơ nhân viên. II.1.1.2. Đào tạo Các Phòng ban/ Xuởng sản xuất gửi Yêu cầu đào tạo hàng năm (nếu có) về phòng Nhân sự - Hành chính. Phòng Nhân sự - Hành chính làm việc với bên liên quan để tổ chức khóa đào tạo. Trường hợp đào tạo / bổ sung đột xuất lãnh đạo Phòng ban/ Xưởng sản xuất xác định nhu cầu đào tạo chuyên biệt mà chưa được đưa vào kế hoạch đào tạo nhưng rất cần thiết và gửi Đề xuất đào tạo bổ sung về Phòng Nhân sự - Hành chính để giải quyết. II.1.1.3. Nghỉ việc - sa thải - về hưu Nếu bị sa thải, Phòng Nhân sự - Hành chính trả lại hồ sơ cho nhân viên. Nhân viên tự nghỉ việc, Phòng Nhân sự - Hành chính sẽ hủy hồ sơ. Trường hợp về hưu, Phòng Nhân sự - Hành chính sẽ chuyển hồ sơ của nhân viên về phòng BHXH thành phố Hải Phòng. Trường hợp chuyển đổi vị trí công tác, Phòng Nhân sự - Hành chính bổ sung thêm giấy tờ cần thiết như : thông báo thay đổi tình trạng nhân sự, thông báo tăng lương hoặc quyết định kỷ luật,vào hồ sơ của nhân viên. II.1.2. Quản lý lương II.1.2.1. Tính lương Hàng tháng, các Phòng ban gửi Bảng chấm công về Phòng Nhân sự - Hành chính để tính lương cho CBCNV theo công thức sau: Lương thời gian = lương cơ bản/26 * số công Lương thêm giờ = lương cơ bản/26/8 * số giờ làm viêc * x Trong đó: x = 150% nếu làm thêm giờ vào ngày thường x = 200% nếu làm thêm giờ vào ngày chủ nhật x = 300% nếu làm thêm giờ vào ngày lễ trùng với chủ nhật. Phụ cấp làm đêm = lương cơ bản /26 * số công * 35% Phụ cấp thâm niên = lương cơ bản * y Trong đó: y = 10% (làm việc từ 5 năm đến dưới 10 năm) y = 15% (làm việc trên 10 năm) Phụ cấp trách nhiệm (dành cho quản lý), phụ cấp đi lại, phụ cấp độc hại (dành cho nhân viên làm trong môi trường độc hại), và các phụ cấp khác phụ thuộc vào Ban giám đốc quyết định Các khoản khấu trừ trực tiếp : BHXH = lương cơ bản * 5%. BHYT = lương cơ bản * 1%. Thuế thu nhập (nếu có) . Tổng thu nhập = lương thời gian + lương thêm giờ + phụ cấp - BHXH - BHYT – thuế thu nhập (nếu có). Sau khi lập Bảng thanh toán lương, Phòng Nhân sự - Hành chính chuyển sang Kế toán để kiểm tra, ký xác nhận. Sau đó Kế toán sẽ chuyển cho ngân hàng để trả lương vào tài khoản cho CBCNV. II.1.2.2. Tăng lương Tăng lương do bù giá hoặc do hoạt động kinh doanh tốt: Ban giám đốc gửi Quyết định tăng lương cho Phòng Nhân sự-Hành chính quyết định tăng lương cho tất cả CBCNV trong Công ty. Tăng lương cho cá nhân do được thăng cấp: các Phòng ban đưa danh sách những CBCNV được thăng cấp lên Phòng Nhân sự-Hành chính, Phòng Nhân sự-Hành chính làm Quyết định thay đổi tình trạng nhân sự và gửi cho Ban giám đốc kí duyệt. Sau đó, Phòng Nhân sự-Hành chính lưu bản gốc để cập nhật phục vụ cho việc tính lương, gửi một bản sao cho Kế toán và CBCNV có tên trong danh sách. II.1.2.3. Tạm ứng Khi CBCNV có nhu cầu tạm ứng, CBCNV làm giấy Đề nghị tạm ứng lương, gửi cho Trưởng phòng kí. Sau đó gửi Đề nghị tạm ứng lương tới Phòng Nhân sự - Hành chính để kí xác nhận, Phòng Nhân sự- Hành chính gửi cho Ban giám đốc kí duyệt. Cuối cùng được gửi cho Kế toán để tạm ứng tiền cho CBCNV. II.1.3. Các bảo đảm xã hội cho người lao động II.1.3.1. Ốm đau Khi CBCNV nghỉ ốm thì được hưởng lương ốm là: Lương ốm = Luơng cơ bản * 75% Phòng Nhân sự-Hành chính căn cứ vào Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do các CBCNV mang tới lập ra biểu Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH gửi cho BHXH thành phố để thanh toán. II.1.3.2. Thai sản Trước khi nghỉ, CBCNV làm Đơn xin nghỉ phép có chữ kí của Trưởng phòng, gửi cho Phòng Nhân sự-Hành chính. Phòng Nhân sự - Hành chính lập Phiếu đề nghị tạm ứng, chuyển cho Kế toán kèm theo Đơn xin nghỉ phép của CBCNV. CBCNV được tạm ứng lương nghỉ thai sản bằng bốn tháng lương cơ bản cộng với hai tháng lương tối thiểu chung theo Nhà nước. Sau khi đi làm lại, CBCNV gửi Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cùng với bản sao Giấy khai sinh của con cho Phòng Nhân sự-Hành chính. Phòng Nhân sự- Hành chính lập Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH gửi cho BHXH. Phòng Nhân sự- Hành chính lập Phiếu đề nghị thanh toán hoàn tạm ứng gửi cho Kế toán để thanh toán hoàn tạm ứng. II.2. Xác định mô hình nghiệp vụ II.2.1. Các chức năng nghiệp vụ của hệ thống Ta có thể xác định các chức năng nghiệp vụ của hệ thống như sau: Tham chiếu Chức năng R1 Quản lý tuyển dụng R2 Quản lý đào tạo R3 Quản lý hồ sơ nhân viên R31 Thêm hồ sơ R32 Tìm kiếm hồ sơ R33 Sửa chữa hồ sơ R34 Xóa hồ sơ R4 Quản lý lương R41 Tính lương R411 Tiếp nhận Bảng chấm công R412 Lập Bảng thanh toán lương R42 Làm thủ tục lên lương R421 Tiếp nhận Quyết định lên lương R422 Tiếp nhận danh sách CBCNV được thăng cấp R423 Lập Quyết định thay đổi tình trạng nhân sự R43 Tạm ứng lương R431 Tiếp nhận Đề nghị tạm ứng lương R432 Duyệt Đề nghị tạm ứng lương R5 Quản lý các phúc lợi xã hội R51 Tiếp nhận Đơn xin nghỉ phép R52 Lập Phiếu đề nghị tạm ứng R53 Tiếp nhận Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH R54 Lập Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH R55 Lập Phiếu đề nghị thanh toán hoàn tạm ứng II.2.1.1. Các tác nhân hệ thống Hệ thống quản lý nhân sự - tiền lương bao gồm các tác nhân sau: Tác nhân Vai trò CBCNV Là đối tượng để quản lý. Phòng ban Là đối tượng tham gia, phối hợp thực hiện các công việc được giao. Ban giám đốc Đưa ra các yêu cầu đối với tất cả các công việc. Kế toán Thực hiện các vấn đề liên quan đến việc chi trả tiền lương, tạm ứng, bảo hiểm cho CBCNV. Cơ quan BH Thực hiện việc thu chi tiền bảo hiểm cho công ty. II.2.1.2. Các biểu đồ hoạt động của tiến trình nghiệp vụ Hình 2.1: Sơ đồ tiến trình nghiệp vụ Quản lý tuyển dụng Hình 2.2: Sơ đồ nghiệp vụ Quản lý đào tạo Hình 2.3. Sơ đồ nghiệp vụ Quản lý lương Hình 2.4. Sơ đồ nghiệp vụ Quản lý các phúc lợi xã hội II.2.1.3. Mô hình miền lĩnh vực Hình 2.5. Mô hình miền lĩnh vực II.2.2. Biểu diễn mô hình hệ thống nghiệp vụ Đối với hệ thống quản lý nhân sự - tiền lương ta xác định được các ca sử dụng và tác nhân như sau: Gói ca sử dụng Các ca sử dụng chi tiết Tác nhân 1. Quản lý hồ sơ nhân viên UC1. Thêm hồ sơ UC2. Tìm kiếm hồ sơ UC3. Sửa chữa hồ sơ UC4. Xóa hồ sơ CBCNV 2. Quản lý lương UC4. Tính lương UC4.1. Tiếp nhận Bảng chấm công UC4.2. Lập Bảng thanh toán lương UC5. Làm thủ tục lên lương UC5.1. Tiếp nhận Quyết định lên lương UC5.2. Tiếp nhận danh sách CBCNV được thăng cấp UC5.3. Lập Quyết định thay đổi tình trạng nhân sự UC6. Tạm ứng lương UC6.1. Tiếp nhận Đề nghị tạm ứng lương UC6.2. Duyệt Đề nghị tạm ứng lương Phòng ban Kế toán BGĐ, KT Phòng ban Kế toán Phòng ban Kế toán 3. Quản lý các phúc lợi xã hội UC7. Tiếp nhận Đơn xin nghỉ phép UC8. Lập Phiếu đề nghị tạm ứng UC9. Tiếp nhận GCN nghỉ việc hưởng BHXH UC10. Lập Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH UC11. Lập Phiếu đề nghị thanh toán hoàn tạm ứng CBCNV, KT Kế toán Phòng ban Cơ quan BH Kế toán II.2.2.1. Mô hình ca sử dụng mức cao a. Biểu đồ ca sử dụng Hình 2.6. Mô hình ca sử dụng mức tổng quát b. Mô tả khái quát các hệ con Hệ thống gồm ba hệ con: Quản lý hồ sơ nhân viên có tác nhân duy nhất là CBCNV. Có tác dụng thêm hồ sơ, tìm kiếm hồ sơ và sữa chữa thông tin và xóa hồ sơ của CBCNV. Quản lý lương thực hiện tính lương hàng tháng cho CBCNV, làm các thủ tục để tăng lương và tạm ứng lương. Quản lý các phúc lợi xã hội quản lý các bảo đảm xã hội cho người lao động như ốm đau, thai sản. II.2.2.2. Các mô hình ca sử dụng chi tiết Gói ca sử dụng “Quản lý hồ sơ nhân viên” Hình 2.7. Biểu đồ ca sử dụng gói “Quản lý hồ sơ nhân viên” Gói ca sử dụng “Quản lý lương” Hình 2.8. Biểu đồ ca sử dụng gói “Quản lý lương” c. Gói ca sử dụng “Quản lý các phúc lợi xã hội” Hình 2.9. Biểu đồ ca sử dụng gói “Quản lý các phúc lợi xã hội” d. Gói ca sử dụng “Tính lương” Hình 2.10. Biểu đồ ca sử dụng gói “Tính lương” e. Gói ca sử dụng “Làm thủ tục lên lương” Hình 2.11. Biểu đồ ca sử dụng gói “Làm thủ tục lên lương” f. Gói ca sử dụng “Tạm ứng lương” Hình 2.12. Biểu đồ ca sử dụng gói “Tạm ứng lương” II.3. Phân tích hệ thống II.3.1. Phân tích gói ca sử dụng “Quản lý hồ sơ nhân viên” II.3.1.1. Ca sử dụng “Thêm hồ sơ” Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng Hình 2.13. Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Thêm hồ sơ” Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng Hình 2.14. Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng “Thêm hồ sơ” II.3.1.2. Ca sử dụng “Tìm kiếm hồ sơ” Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng Hình 2.15. Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Tìm kiếm hồ sơ” Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng Hình 2.16. Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng “Tìm kiếm hồ sơ” II.3.1.3. Ca sử dụng “Sửa chữa hồ sơ” Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng Hình 2.17. Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Sửa chữa hồ sơ” Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng Hình 2.18. Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng “Sửa chữa hồ sơ” II.3.1.4. Ca sử dụng “Xóa hồ sơ” Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng Hình 2.19. Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Xóa hồ sơ” Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng Hình 2.20. Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng “Xóa hồ sơ” Mô hình phân tích gói ca “Quản lý hồ sơ” Hình 2.21. Mô hình phân tích gói ca “Quản lý hồ sơ” II.3.2. Phân tích gói ca sử dụng “Quản lý lương” II.3.2.1. Gói ca sử dụng “Tính lương” Ca sử dụng “Tiếp nhận Bảng chấm công” Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng Hình 2.22. Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng“Tiếp nhận Bảng chấm công” Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng Hình 2.23. Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng“Tiếp nhận Bảng chấm công” Ca sử dụng “Lập Bảng thanh toán lương” Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng Hình 2.24. Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Lập Bảng thanh toán lương” Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng Hình 2.25. Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng “Lập Bảng thanh toán lương” II.3.2.2. Gói ca sử dụng “Làm thủ tục lên lương” Ca sử dụng “Tiếp nhận Quyết định lên lương” Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng Hình 2.26. Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Tiếp nhận Quyết định lên lương” Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng Hình 2.27. Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng “Tiếp nhận Quyết định lên lương” Ca sử dụng “Tiếp nhận Danh sách CBCNV được thăng cấp” Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng Hình 2.28. Biểu đồ tuần tự thực thi ca “Tiếp nhận Danh sách CBCNV được thăng cấp” Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng Hình 2.29. Biểu đồ cộng tác thực thi ca “Tiếp nhận Danh sách CBCNV được thăng cấp” Ca sử dụng “Lập Quyết định thay đổi tình trạng nhân sự” Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng Hình 2.30. Biểu đồ tuần tự thực thi ca “Lập Quyết định thay đổi tình trạng nhân sự” Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng Hình 2.31. Biểu đồ cộng tác thực thi ca “Lập Quyết định thay đổi tình trạng nhân sự” II.3.2.3. Gói ca sử dụng “Tạm ứng lương” Ca sử dụng “Tiếp nhận Đề nghị tạm ứng lương” Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng Hình 2.32. Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Tiếp nhận Đề nghị tạm ứng lương” Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng Hình 2.33. Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng “Tiếp nhận Đề nghị tạm ứng lương” Ca sử dụng “Duyệt Đề nghị tạm ứng lương” Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng Hình 2.34. Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Duyệt Đề nghị tạm ứng lương” Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng Hình 2.35. Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng “Duyệt Đề nghị tạm ứng lương” Mô hình phân tích gói ca “Quản lý lương” Hình 2.36. Mô hình phân tích gói ca “Quản lý lương” II.3.3. Phân tích gói ca sử dụng “Quản lý các phúc lợi xã hội” II.3.3.1. Ca sử dụng “Tiếp nhận Đơn xin nghỉ phép” Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng Hinh 2.37. Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Tiếp nhận Đơn xin nghỉ phép” Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng Hinh 2.38. Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng “Tiếp nhận Đơn xin nghỉ phép” II.3.3.2. Ca sử dụng “Lập Phiếu đề nghị tạm ứng” Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng Hinh 2.39. Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Lập Phiếu đề nghị tạm ứng” Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng Hinh 2.40. Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng “Lập Phiếu đề nghị tạm ứng” II.3.3.3. Ca sử dụng “Tiếp nhận Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH” Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng Hinh 2.41. Biểu đồ tuần tự thực thi ca “Tiếp nhận GCN nghỉ việc hưởng BHXH” Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng Hinh 2.42. Biểu đồ cộng tác thực thi ca “Tiếp nhận GCN nghỉ việc hưởng BHXH” II.3.3.4. Ca sử dụng “Lập danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH” Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng Hình 2.43.Biểu đồ tuần tự thực thi ca “Lập ds người lao động hưởng trợ cấp BHXH” Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng Hình 2.44. Biểu đồ cộng tác thực thi “Lập ds người lao động hưởng trợ cấp BHXH” II.3.3.5. Ca sử dụng “Lập Phiếu đề nghị thanh toán hoàn tạm ứng” Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng Hình 2.45. Biểu đồ tuần tự thực thi ca “Lập Phiếu đề nghị thanh toán hoàn tạm ứng” Biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng Hình 2.46. Biểu đồ tuần tự thực thi ca “Lập Phiếu đề nghị thanh toán hoàn tạm ứng” Mô hình phân tích gói ca “Quản lý các phúc lợi xã hội” Hình 2.47. Mô hình phân tích gói ca “Quản lý các phúc lợi xã hội” II.4. Thiết kế hệ thống II.4.1. Thiết kế hệ thống “Quản lý hồ sơ nhân viên” Hình 2.48. Mô hình lớp thiết kế gói ca sử dụng “Quản lý hồ sơ nhân viên” II.4.2. Thiết kế hệ thống “Quản lý lương” Hình 2.49. Mô hình lớp thiết kế gói ca sử dụng “Quản lý lương” II.4.3. Thiết kế hệ thống “Quản lý các phúc lợi xã hội” Hình 2.50. Mô hình lớp thiết kế gói ca sử dụng “Quản lý các phúc lợi xã hội” II.4.4. Biểu đồ thiết kế các lớp thực thể Dựa vào hai mô hình thiết kế lớp của các gói ca Quản lý hồ sơ nhân viên, gói ca Quản lý lương và gói ca Quản lý các phúc lợi xã hội ta đưa ra mô hình lớp các thực thể như sau: Hình 2.51. Mô hình lớp thiết kế gói ca sử dụng “Quản lý Nhân sự - Tiền lương ” KẾT LUẬN Qua quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài “Phân tích thiết kế hướng đối tượng ứng dụng giải quyết bài toán quản lý Nhân sự - Tiền lương Công ty Thép Úc” bản thân em tự thấy mình đã thu được các kết quả sau: Hiểu biết thêm nhiều về phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng. Từ đó đã áp dụng để phân tích thiết kế bài toán Quản lý Nhân sự - Tiền lương với sự trợ giúp của Rational Rose. Có được kinh nghiệm thực tế khi được tham gia vào một dự án cụ thể, có thể áp dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn, đồng thời thu thập được rất nhiều những kiến thức khác từ quá trình làm đồ án. Thử nghiệm được công cụ UML và ngôn ngữ Rational Rose để hỗ trợ thiết kế hệ thống. Tiến hành phân tích, thiết kế hệ thống “Quản lý Nhân sự - Tiền lương” bằng phương pháp hướng đối tượng một cách hoàn thiện, đầy đủ. Cài đặt được một số modul để thử nghiệm bằng ngôn ngữ Visual Basic 6.0. Hệ thống cho phép các chức năng hoạt động độc lập nên khi nhu cầu thực tế có thay đổi về chức năng ta không cần thay đổi lại toàn cục hệ thống. Hệ thống quản lý Nhân sự - Tiền lương khi được xây dựng hoàn chỉnh với đầy đủ các hệ thống con sẽ được cài đặt lên mạng LAN của Công ty Thép Úc để mọi người trong công ty sử dụng thay thế cho các công việc làm thủ công bằng tay, mang lại hiệu quả trong việc quản lý cho Công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Vỵ (2002), Phân tích thiết kế các hệ thống thông tin hiện đại, hướng cấu trúc và hướng đối tượng, NXB Thống kê , Hà Nội. [2] Đoàn Văn Ban (2003), Phân tích thiết kế hướng đối tượng bằng UML, NXB Thống kê. [3] Đặng Văn Đức (2000), Phân tích hướng đối tượng bằng UML, NXB Giáo dục, Hà Nội . [4] [5] [6] [7]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTran Thu Ha_CT802.doc
  • pptTran Thu Ha_CT802.ppt
Tài liệu liên quan