Đồ án Phân tích thực trạng thực hiện và đề xuất hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 ở công ty cổ phần thép Hòa Phát

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THEO ISO 9000 3

1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9000 3

1.1.1 Khái niệm về chất lượng 3

1.1.2 Các giai đoạn phát triển của chất lượng 3

1.1.3 Chi phí chất lượng 5

1.1.4 Các nguyên tắc quản lý chất lượng 6

1.1.5 Hệ thống thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9000 7

1.1.6. Lợi ích của việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 8

1.2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP ÁP DỤNG THÀNH CÔNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9000 10

1.2.1 Các điều kiện về sản xuất kinh doanh 10

1.2.2 Các điều kiện về công nghệ 10

1.2.3 Các điều kiện về nguồn lực 11

1.2.4 Một số điều kiện khác 12

1.3 CÁC BƯỚC ĐỂ TRIỂN KHAI XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9000 13

1.3.1 Phân tích tình hình và lập kế hoạch triển khai : 13

1.3.2 Viết các tài liệu 14

1.3.3 Thực hiện và cải tiến 14

1.3.4 Chứng nhận 14

1.3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001:2000 TẠI CÔNG TY THÉP HÒA PHÁT 17

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THÉP HÒA PHÁT 17

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty. 17

2.1.2 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến quản lý chất lượng của Công ty Cổ Phần Thép Hoà Phát. 17

2.1.3 Cơ sở để công ty lựa chọn và triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 :2000 21

2.2 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001 Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP HOÀ PHÁT 23

2.2.1 Quá trình xây dựng và nội dung chính bộ tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 tại công ty 23

2.2.2 Nội dung và các điều khoản áp dụng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 25

2.2.3 Nội dung các quy trình và tình hình thực hiện tại công ty cổ phần thép Hòa Phát 27

2.2.4 Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001 :2000 tại công ty cổ phần thép Hòa Phát . 36

2.3.5 Các điểm không phù hợp tại các bộ phận trong quá trình thực hiện hệ thống quản lý theo ISO 9001-2000 40

2.5.6 Một số nguyên nhân chính đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao HTQLCL 42

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001:2000 Ở CÔNG TY THÉP HÒA PHÁT 45

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN VIỆC ÁP DỤNG HTQLCL ISO 9001 :2000 Ở CÔNG TY THÉP HÒA PHÁT. 45

3.2 CÁC BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở CÔNG TY THÉP HÒA PHÁT 46

3.2.1 Biện pháp thứ 1: Sửa đổi Quy Trình Phân Tích Dữ Liệu 46

3.1.2 Biện pháp thứ 2: Quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, đào tạo lại và bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên. 51

3.2.3 Biện pháp thứ 3: Kiểm tra, giám sát và đánh giá hệ thống 54

3.2.4 Biện pháp thứ 4: Động viên và thưởng phạt 55

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích thực trạng thực hiện và đề xuất hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 ở công ty cổ phần thép Hòa Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uộc công ty phải có một hệ thống quản lý chất lượng vừa phải được chứng nhận của các tổ chức chứng nhận quốc tế vừa phải đáp ứng các yêu cầu của công ty, do đó ban lãnh đạo công ty đã thống nhất chọn bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 để đưa vào xây dựng và áp dụng. 2.2 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001 Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP HOÀ PHÁT 2.2.1 Quá trình xây dựng và nội dung chính bộ tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 tại công ty Quá trình xây dựng Tháng 3 năm 2003, Công ty Thép Hoà Phát đã tiến hành triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 - 2000.Quá trình nghiên cứu và xây dựng hệ thống ISO 9001:2000 của công ty như sau: Công ty chọn một tổ chức tư vấn đó là: Tổ chức DNV ( Det norske veritas management system certificate). Ban lãnh đạo công ty và bên tư vấn cùng nhau thống nhất chọn tiêu chuẩn ISO 9001 :2000 là phù hợp nhất với quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty. Lập kế hoạch xây dựng và áp dụng ISO 9001 :2000 Kế hoạch xây dựng và áp dụng ISO 9001:2000 Tên công ty: Công ty cổ phần thép Hoà Phát Bắt đầu: 3/2004 Ban hành: 01/06/2004 Thời gian thực hiện: 10 tháng Kết thúc:tháng 12/2004 TT Nội dung thực hiện Trách nhiệm Thời gian thực hiện Ghi chú 1 Giai đoạn chuẩn bị 1.1 Đánh giá thực trạng công ty DNV + CTy Tháng 3 1.2 Lập ban chỉ đạo ISO 9000 CTy Tháng 3 1.3 Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo CTy Tháng 3 1.4 Lập kế hoạch thực hiện DNV + CTy Tháng 3 1.5 Nhận thức về ISO 9001:2000 DNV + Cty Tháng 3 1.6 Đào tạo viết văn bản HTCL DNV + Cty Tháng 3 2 Xây dựng văn bản HTCL DNV + Cty Tháng 4 - 7 3 Giai đoạn triển khai áp dụng 3.1 Phổ biến các tài liệu DNV + Cty Tháng 6 - 11 3.2 Phổ biến ISO 9001:2000 cho nhân viên DNV + Cty Tháng 6 - 11 3.3 Xem xét và cải tiến HTCL DNV + Cty Tháng 6 - 11 4 Giai đoạn đánh giá chất lượng 4.1 Hướng dẫn đánh giá HTCL DNV Tháng 6 4.2 Lập kế hoạch và đánh giá HTCL DNV + CTy Tháng 6 - 11 4.3 Xem xét kết quả đánh giá DNV + CTy Tháng 6 - 11 4.4 Xem xét của lãnh đạo DNV + CTy Tháng 11 - 12 5 Giai đoạn chứng nhận 5.1 Chọn cơ quan chứng nhân DNV + CTy Tháng 11 5.2 Đánh giá trước chứng nhận BVQI + CTy Tháng 11 5.3 Chuẩn bị đánh giá chứng nhận DNV + CTy Tháng 11 - 12 5.4 Đánh giá chứng nhận CQCN Tháng 12 Bảng 2.2: Quá trình xây dựng và áp dụng ISO 9001:2000 tại công ty thép Hòa phát Đến tháng 12 năm 2004 công ty đã hoàn thành việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 :2000. 2.2.2 Nội dung và các điều khoản áp dụng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Mục đích của sổ tay chất lượng Mục đích cơ bản của Sổ tay chất lượng là mô tả đầy đủ về hệ thống Quản lý chất lượng của Công ty, làm tài liệu hướng dẫn việc thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng. Đưa ra cam kết lãnh đạo Công ty về chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu, mong muốn của khách hàng, qua đó tạo sự thoả mãn cho khách hàng đối với các sản phẩm. Xác định các bộ phận trong Công ty có quan hệ trực tiếp đến hệ thống chất lượng. Xác định trách nhiệm và quyền hạn của các cán bộ chủ chốt trong Công ty. Đưa ra chính sách chung theo yêu cầu của từng chương thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 để định hướng và xây dựng các quy trình, các hướng dẫn cụ thể đối với từng công việc. => Chính sách chất lượng của công ty: “Công ty Cổ Phần Thép Hoà Phát – Nhà sản xuất thép cốt bê tông cán nóng hàng đầu tại Việt Nam cam kết: Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Liên tục cải tiến các quá trình và ứng dụng công nghệ mới. Xác lập một môi trường làm việc tiên tiến, hiện đại và không ngừng đào tạo nâng cao tay nghề cho mọi thành viên trong công ty. Liên tục duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Nhằm đảm bảo duy trì và phát triển liên tục về chất lượng, công ty huy động tất cả các thành viên cùng mọi nguồn lực tham gia xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000” Các điều khoản áp dụng Bảng đối chiếu hệ thống đảm bảo chất lượng với các điều khoản của bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 công ty xây dựng và áp dụng TT Các yếu tố của hệ thống đảm bảo chất lượng được áp dụng tại Công ty Chương mục trong ISO 9001:2000 1 Trách nhiệm lãnh đạo 5 2 Kiểm soát tài liệu, dữ liệu 4.2.3 3 Kiểm soát hồ sơ chất lượng 4.2.4 4 Xem xét của lãnh đạo 5.6 5 Quản lý nguồn nhân lực 6 6 Lập kế hoạch tổ chức sản xuất 7.1 7 Xem xét, đáp ứng yêu cầu của khách hàng 7.2 8 Theo dõi đo lường sản phẩm, kiểm soát dụng cụ đo lường 7.5.1; 7.6; 8.2.4 9 Quản lý thiết bị 6.3 10 Tiếp nhận, lưu kho,bao gói, bảo quản, giao hàng 7.5.5 11 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp 8.3 12 Đánh giá chất lượng nội bộ 8.2.2 13 Khắc phục, phòng ngừa và cải tiến 8.5 14 Kế hoạch chất lượng chuẩn 5.4 Bảng 2.3: Thống kê các điều khoản trong ISO 9001:2000 công ty áp dụng Tên và số hiệu của các quy trình công ty xây dựng TT Tên quy trình Số hiệu 1 Sổ tay chất lượng STCL 2 Quy trình kiểm soát tài liệu,dữ liệu QT.01 3 Quy trình kiểm soát hồ sơ chất lượng QT.02 4 Quy trình xem xét của lãnh đạo QT.03 5 Quy trình quản lý nguồn nhân lực QT.04 6 Quy trình lập kế hoạch tổ chức sản xuất QT.05 7 Quy trình xem xét, đáp ứng yêu cầu khách hàng QT.06 8 Quy trình mua sắm QT.07 9 Quy trình theo dõi đo lường sản phẩm, kiểm soát dụng cụ đo lường QT.08 10 Quy trình quản lý thiết bị QT.09 11 Quy trình tiếp nhận, lưu kho, bảo quản, giao hàng QT.10 12 Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp QT.11 13 Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ QT.12 14 Quy trình khắc phục, phòng ngừa và cải tiến QT.13 15 Kế hoạch chất lượng chuẩn KHCL Bảng 2. 4: Thống kê các quy trình công ty ban hành Phạm vi áp dụng và cấu trúc của hệ thống chất lượng Phạm vi áp dụng của hệ thống chất lượng theo TC ISO 9001:2000 tại Công ty Cổ Phần Thép Hoà Phát và áp dụng cho toàn bộ trong quá trình sản xuất và kinh doanh các loại thép cốt bê tông cán nóng. + Cấu trúc của hệ thống chất lượng: HTCL của Công ty được thể hiện dưới dạng văn bản bao gồm bộ tư liệu hạ tầng. Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3 Tầng 4 Sổ tay chất lượng KHCL, Quy trình Hướng dẫn Mẫu, hồ sơ CL, Tài liệu có nguồn gốc ngoài Hình 2.4: Phân cấp hệ thống tài liệu tại công ty Sổ tay chất lượng: Tài liệu công bố chính sách chất lượng và mô tả hệ thống chất lượng của Công ty. Quy trình: Là một phần tài liệu của HTCL, chỉ ra các bước công việc và nội dung cần phải làm, ai làm, làm như thế nào, vào khi nào đối với một quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra trong Công ty. Hướng dẫn: Là một phần tài liệu của HTCL, chỉ ra cách thức tiến hành một công việc cụ thể nào đó. Biểu mẫu: Là một phần tài liệu của HTCL, là những biểu mẫu thống nhất sử dụng nhằm thống nhất cách ghi chép, cung cấp đủ thông tin cần thiết và tiết kiệm thời gian. Hồ sơ chất lượng: Tài liệu cung cấp những bằng chứng khách quan của các hoạt động hay kết quả đã được thực hiện. 2.2.3 Nội dung các quy trình và tình hình thực hiện tại công ty cổ phần thép Hòa Phát Quy trình kiểm soát tài liệu, dữ liệu Mục đích và phạm vi : - Thống nhất cách thức biên soạn, xem xét phê duyệt, kiểm soát phân phối và thu hồi, lưu hồ sơ hoặc huỷ bỏ đối với các tài liệu công ty, tài liệu bên ngoài và các tài liệu dữ liệu khác thuộc hệ thống quản lý chất lượng của công ty, nhằm đảm bảo mọi tài liệu, dữ liệu đều được kiểm soát, có sẵn tại trí cần dùng và không sử dụng tài liệu lỗi thời. - Quy trình này áp dụng cho tất cả các tài liệu và dữ liệu có liên quan đến hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty. Tình hình thực hiện Công ty đã thiết lập và duy trì các thủ tục để kiểm tra các tài liệu thuộc HTCL bao gồm cả tài liệu có nguồn gốc từ bên ngoài. Việc kiểm soát tài liệu bao gồm: Các tài liệu thuộc hệ thống trước khi ban hành đều được những người có chức năng xem xét phê duyệt và đóng dấu kiểm soát. Tài liệu luôn sẵn có tại những nơi tiến hành công việc có ảnh hưởng đến hoạt đông của hệ thống. Có danh mục tài liệu hiện hành để kiểm soát tình trạng soát xét, sửa đổi tài liệu, tránh sử dụng nhầm lẫn những tài liệu đã lỗi thời. Bản danh mục tài liệu hiện hành được P. H.Chính - Nhân Sự lưu giữ và cập nhật. Các tài liệu sai, đã lỗi thời phải được huỷ bỏ ngay tại nơi phát hành hay sử dụng. Mọi tài liệu lỗi thời được lưu lại theo quy định phải được nhận biết khác so với tài liệu đang sử dụng. Mọi thay đổi của tài liệu được xem xét và phê duyệt và được ghi vào sổ theo dõi thay đổi do chính bộ phận đã xem xét và phê duyệt trước đây thực hiện. Quy trình kiểm soát hồ sơ chất lượng Mục đích và phạm vi : Hướng dẫn và qui định một cách thống nhất trình tự kiểm soát hồ sơ chất lượng của Công ty đảm bảo tất cả hồ sơ chất lượng được cất giữ, bảo quản, lưu giữ một cách khoa học; đảm bảo dễ nhận biết, truy cập khi cần thiết; đồng thời kiểm soát được các hồ sơ lỗi thời. Quy trình này áp dụng cho tất cả các loại hồ sơ chất lượng dưới dạng văn bản viết. Các bằng chứng chứng minh cho việc thực hiện các yêu cầu của hệ thống chất lượng không tồn tại dưới dạng văn bản (ví dụ trong ổ cứng, đĩa mềm, đĩa CD .) không thuộc phạm vi điều chỉnh của qui trình này. Nhưng phải đảm bảo tất cả các bằng chứng đó phải được lưu giữ ở môi trường phù hợp, sắp xếp khoa học đảm bảo dễ tìm, dễ thấy và có khả năng nhận biết được khi hết thời hạn lưu. Tình hình thực hiện Công ty đã duy trì các thủ tục để phân biệt, lập danh mục, truy cập, sử dụng, lưu trữ, bảo quản và huỷ bỏ hồ sơ chất lượng. Khi có yêu cầu của hàng, mọi hồ sơ liên quan đều sẵn có có khách hàng hoặc đại diện của khách hàng đánh giá kiểm tra trong thời gian đã thoả thuận. Hồ sơ chất lượng được lưu theo các QT/HD liên quan tại các bộ phận liên quan trong khoảng thời gian đã được quy định rõ trong các QT/HD và được bảo quản trong môi trường khô ráo, sạch sẽ, tiện cho việc tra cứu sử dụng. Quy trình xem xét của lãnh đạo Mục đích và phạm vi : Quy trình này quy định phương pháp thống nhất trong việc xem xét của lãnh đạo về hệ thống chất lượng nhằm đảm bảo rằng hệ thống chất lượng đang được thực hiện phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Quy trình này áp dụng cho các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống chất lượng. Tình hình thực hiện BGĐ Công ty đã xem xét sự hoạt động của toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng định kỳ ít nhất mỗi năm 2 lần, khi cần thiết có thể tổ chức đột xuất. Cuộc họp xem xét của lãnh đạo bao gồm các vấn đề: Kết quả đánh gia chất lượng nội bộ gần nhất Các phản hồi của khách hàng và các bên có liên quan Hoạt động của các quá trình và sự phù hợp của sản phẩm Kết quả các hành động khắc phục, phòng ngừa Kết quả thực hiện các quyết định của cuộc họp xem xét lãnh đạo lần trước Các thay đổi có khả năng ảnh hưởng đến HTQLCL Các đề xuất cải tiến Các báo cáo thống kê cho việc phân tích dữ liệu và các biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Quy trình quản lý nguồn nhân lực Mục đích và phạm vi : Qui định một trình tự thống nhất trong việc quản lý nguồn nhân lực. Đảm bảo sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu qủa nhất, không ngừng thoả mãn các yêu cầu về nhân lực cho sự phát triển của Công ty. Quy trình này áp dụng cho quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực. Quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Quản lý, sử dụng, điều chỉnh nguồn nhân lực. Tình hình thực hiện Căn cứ vào CSCL, MTCL mà công ty đề ra, chiến lược phát triển lâu dài của công ty, công ty đã xây dựng chính sách nguồn nhân lực để thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý, sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý, có hiệu quả nhất: Mọi nhân viên trước khi vào làm cho công ty đều phải tuân theo thủ tục tuyển dụng theo nhu cầu của công ty , đảm bảo việc đáp ứng đúng trình độ, tay nghề cho công việc. Mọi CBCNV thấu hiểu trách nhiệm, quyền hạn của mình và tuân thủ thực hiện đầy đủ, chính xác theo văn bản mô tả công việc và hướng dẫn công việc. Mọi CBCNV được tổ chức đào tạo, hướng dẫn và nắm vững nghề nghiệp, nâng cao kiến thức tay nghề, đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Mọi CBCNV thấu hiểu về hoạt động của HTQLCL, thực hiện đúng và duy trì hệ thống hoạt động có hiệu quả. Mọi CBCNV được làm việc trong môi trường trong sạch, lành mạnh và an toàn. Mọi CBCNV được khuyến khích phát huy tinh thần sáng tạo, các sáng kiến cải tiến, tham gia xây dựng HTCL ngày càng tốt hơn. Công ty luôn duy trì các thủ tục để xác định nhu cầu đào tạo và đào tạo tất cả các nhân viên làm việc trong các lĩnh vực ảnh hưởng đến chất lượng. Các nhân viên làm việc ở các vị trí đặc biệt phải được đào tạo đủ kiến thức, kinh nghiệm để thực hiện được công việc. Nhân viên ở tất cả mọi cấp của Công ty đều được bình đẳng, có quyền được đào tạo một cách thích hợp để đảm đương nhiệm vụ được giao. Mọi nhân viên khi bắt đầu vào làm việc cho Công ty đều được đào tạo theo quy định của Công ty: giới thiệu về nội quy, quy định của Công ty, học về an toàn lao động, môi trường, vệ sinh lao động, giới thiệu về HTCL của Công ty, hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm, nhiệm vụ của mình. Đánh giá chất lượng nội bộ để phát hiện và khắc phục những thiếu sót của HTCL và nguồn nhân lực đảm bảo cho việc duy trì, cải tiến HTCL. Quy trình lập kế hoạch và tổ chức sản xuất Mục đích và phạm vi : Quy định phương pháp thống nhất trong việc lập kế hoạch và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo số lượng hàng hoá, chủng loại hàng hoá, chất lượng hàng hoá, thời gian giao hàng và các yêu cầu khác của khách hàng. Áp dụng cho dây chuyền cán thép cốt bê tông của Nhà máy cán thép Hoà Phát. Tình hình thực hiện Công ty đảm bảo việc lập kế hoạch tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của khách hàng, phù hợp với công nghệ sản xuất của thiết bị và năng lực của các nguồn lực khác. Việc lập kế hoạch sản xuất dựa trên các hợp đồng với khách hàng, nhu cầu của thị trường, yêu cầu về chất lượng sản phẩm và chủng loại sản phẩm mà thiết bị có khả năng đáp ứng. Trong quá trình sản xuất theo kế hoạch, việc thoả mãn các yêu cầu của khách hàng về số lượng, chủng loại, chất lượng được kiểm soát chặt chẽ thông qua KHCL, kiểm tra đo lường sản phẩm, bao gói, bảo quản, giao hàng. Quy trình xem xét đáp ứng yêu cầu khách hàng Mục đích và phạm vi : Quy định thống nhất các bước thực hiện và duy trì các thủ tục liện quan đến việc bán hàng nhằm: Hướng tới khách hàng Xác định và xem xét các yêu cầu của khách hàng, hiểu rõ các yêu cầu của khách hàng Giải quyết các thông tin liên quan đến khách hàng, mọi thay đổi, bổ sung, các phản hồi trong qúa trình sản xuất kinh doanh, các khiếu nại, kiến nghị của khách hàng. Quy trình này áp dụng đối với tất cả các yêu cầu của khách hàng căn cứ vào khả năng thực tế của Công ty để thoả mãn các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Áp dụng đối với tất cả các bộ phận liên quan trong Công ty Tình hình thực hiện Công ty đã tiến hành lập các hợp đồng bán hàng trong đó có xem xét kỹ các yêu cầu của khách hàng về số lượng, chủng loại, chất lượng, thời gian giao hàng và các yêu cầu khác trên cơ sở các nguồn lực hiện có của Công ty nhằm xác nhận khả năng đáp ứng được mong muốn của khách hàng và tạo chữ tín trên thương trường. Tìm hiểu các nhu cầu, ý kiến khách hàng và giải quyết một số các phản hồi của khách hàng. Quy trình mua hàng Mục đích và phạm vi : Áp dụng và thực hiện quá trình mua hàng và thuê ngoài gia công chế tạo nhằm đảm bảo đánh giá và kiểm soát được Nhà cung ứng cũng như đánh giá và kiểm soát được các sản phẩm đặt mua và thuê gia công, đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của Công ty và của các bên liên quan (nếu có). Áp dụng cho tất cả hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất của công ty Tình hình thực hiện Công ty tiến hành đặt mua hàng đúng theo yêu cầu chất lượng của sản phẩm chính cũng như các mặt hàng phục vụ cho sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng của vật tư đầu vào, đảm bảo cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn quy định. - Việc mua sắm căn cứ vào các yêu cầu: Nhu cầu cho sản xuất và phục vụ cho sản xuất. Hàng mua vào phải đảm bảo các đặc tính kỹ thuật cần thiết Xác định các thông tin, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, các yêu cầu đối với nhà cung cấp. Xác định mức dự trữ cần thiết các loại vật tư cho sản xuất Hàng mua về phải được kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào khi nhập kho. Quy trình theo dõi đo lường sản phẩm và kiểm soát dụng cụ đo lường Mục đích và phạm vi : Quy định phương pháp thống nhất trong việc tiến hành kiểm tra và thử nghiệm để đảm bảo các loại sản phẩm đầu vào, bán thành phẩm và thành phẩm đáp ứng được các yêu cầu đề ra. - Quy định phương pháp thống nhất trong việc kiểm soát các thiết bị kiểm tra đo lường và thử nghiệm nhằm đảm bảo chúng có độ chính xác đạt yêu cầu. Áp dụng đối với việc kiểm tra sản phẩm đầu vào, thành phẩm, bán thành phẩm tại Nhà máy. Áp dụng cho việc kiểm soát các thiết bị, dụng cụ kiểm tra, đo lường và thử nghiệm được sử dụng tại nhà máy. Tình hình thực hiện - Công ty đã tiến hành các công việc để đảm bảo trong quá trình sản xuất, các thiết bị công nghệ tạo ra sản phẩm đều được kiểm soát, đặc biệt là các thông số ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tại vị trí các máy đều có hướng dẫn công việc, hướng dẫn vận hành, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. - Công ty trong quá trình sản xuất, từ khâu đầu vào là nguyên vật liệu đến sản phẩm cuối cùng đều được kiểm tra, kiểm soát bằng các phương pháp đo lường theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của nguyên vật liệu, của bán thành phẩm và được thể hiện trong hồ sơ chất lượng. - Công ty đã tiến hành kiểm tra đo lường chất lượng sản phẩm theo kỹ thuật là hoàn toàn chính xác bằng việc kiểm tra, kiểm soát định kỳ các phương tiện, dụng cụ đo lường. Hiệu chuẩn dụng cụ thiết bị đo lường theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Quy trình quản lý thiết bị Mục đích và phạm vi : Kiểm soát được tất cả các thiết bị trong nhà máy một cách hệ thống để đảm bảo thiết bị đó luôn hoạt động tốt, phục vụ đầy đủ, kịp thời cho sản xuất. Sử dụng máy móc thiết bị chính xác, hiệu quả, an toàn, ngăn ngừa hỏng hóc, không an toàn do sử dụng, vận hành máy móc thiết bị không đúng quy cách. Kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Đảm bảo các thiết kế mới, cải tiến, thay đổi được quản lý, không gây ra sự không thích hợp với dây chuyền thiết bi Áp dụng đối với tất cả các loại thiết bị trong Nhà máy sản xuất thép cốt bê tông cán nóng (trừ các thiết bị văn phòng). Tình hình thực hiện Đối với các thiết bị công nghệ, thiết bị phụ trợ phục vụ cho sản xuất, công ty đã định kỳ trung tu sửa chữa, bảo dưỡng và kiểm soát chặt chẽ bằng hồ sơ thiết bị, lý lịch máy, các loại phụ tùng thay thế được kiểm tra định kỳ để sửa chữa, bảo dưỡng, hoặc chế tạo mới được thể hiện bằng việc kiểm soát các bản vẽ và biểu mẫu kiểm tra nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động tốt, thời gian dừng máy ít nhất, tạo ra sản phẩm tốt nhất. Quy trình tiếp nhận, lưu kho, bao gói, bảo quản và giao hàng Mục đích và phạm vi : Quy định thống nhất phương pháp tiếp nhận, lưu kho, bảo quản, giao hàng nhằm đảm bảo không làm suy giảm chất lượng hàng hoá và thông suốt trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Áp dụng cho việc tiếp nhận, lưu kho, bảo quản, giao hàng trong toàn nhà máy. Tình hình thực hiện Công ty đã xây dựng và duy trì các thủ tục về xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản và giao hàng để đảm bảo: Có phương pháp xếp dỡ hợp lý tránh hư hỏng, suy giảm chất lượng sản phẩm Có mặt bằng kho tàng quy hoạch hợp lý đề phòng hư hỏng suy giảm chất lượng sản phẩm, dễ kiểm tra, kiểm soát. Sản phẩm phải được bao gói (đóng bó) hợp lý tránh làm hư hỏng sản phẩm, suy giảm chất lượng và có phiếu kiểm tra. Sản phẩm được bảo quản bằng các phương pháp thích hợp. Sản phẩm giao cho khách hàng bảo toàn chất lượng như khi kiểm tra ban đầu. Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp Mục đích và phạm vi : Mục đích của quy trình là thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát thống nhất, chặt chẽ trong việc xác định, xử lý và phân loại các sản phẩm không phù hợp nhằm tránh sử dụng nhầm lẫn. Áp dụng cho tất cả các công đoạn của quy trình sản xuất về việc phân loại và nhận biết sản phẩm. Kiểm soát toàn bộ nguyên vật liệu, vật tư - thiết bị – phụ tùng đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm không phù hợp phát hiện trong quá trình kiểm tra, thử nghiệm. Kiểm soát các sản phẩm do khách hàng trả lại hoặc yêu cầu sửa lại . Những khuyết tật của sản phẩm xuất hiện nhiều lần được phát hiện từ kết quả thống kê. Tình hình thực hiện Công ty đã xác lập và duy trì thủ tục để thực hiện việc kiểm soát sản phẩm không phù hợp, nhằm đảm bảo các sản phẩm không phù hợp được nhận biết và tách ra khỏi các sản phẩm phù hợp nhằm trách việc sử dụng nhầm lẫn hoặc đưa tiếp vào công đoạn sau hoặc giao cho khách hàng. Các sản phẩm không phù hợp được sắp xếp theo trạng thái kiểm tra sau khi được kiểm tra, biện pháp xử lý sự không phù hợp bao gồm : Làm lại hoặc sửa lại nhằm đạt được yêu cầu tiêu chuẩn Được chấp thuận khi đã được sự thoả thuận Đưa xuống loại thấp hơn Loại bỏ Các sản phẩm không phù hợp được kiểm tra ghi chép và lưu hồ sơ, đồng thời thực hiện biện pháp khắc phục và phòng ngừa sự lặp lại. Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ Mục đích và phạm vi : Quy trình này quy định việc xem xét độc lập và có hệ thống các điều khoản nhằm xác định xem các hoạt động và kết quả liên quan đến hệ thống chất lượng có đáp ứng được các quy định đã đề ra cũng như các quy định này có được thực hiện một cách hiệu quả và thích hợp để đạt được các mục tiêu chất lượng của Công ty hay không. áp dụng trong quá trình đánh giá chất lượng nội bộ đối với Hệ thống chất lượng mà Công ty đang áp dụng. Tình hình thực hiện Công ty đã xác lập và duy trì các thủ tục định kỳ việc xem xét, đánh giá chất lượng nội bộ để đảm bảo xác nhận HTCL đang hoạt động hiệu quả. Công ty đã việc thực hiện đánh giá chất lượng định kỳ cho toàn bộ hệ thống chất lượng. Việc đánh giá chất lượng nội bộ do đội ngũ đánh giá viên được đào tạo và đã được cấp chứng chỉ, đủ năng lực để thực hiện công việc đồng thời đội ngũ đánh giá viên hoàn toàn độc lập với các hoạt động được đánh giá. Kết quả đánh giá chất lượng nội bộ được QMR báo cáo trong cuộc họp đánh giá chất lượng nội bộ và gửi biên bản đến các bộ phận liên quan để thực hiện kịp thời các biện pháp khắc phục và phòng ngừa những điểm không phù hợp phát hiện trong quá trình đánh giá. - QMR đã kiểm tra việc thực hiện các biện pháp khắc phục và phòng ngừa của các bộ phận và báo cáo kết quả tới BGĐ công ty Quy trình phân tích dữ liệu Mục đích và phạm vi : Thống nhất phương pháp thu nhập, phân tích số liệu nhằm theo dõi việc thực hiện các cam kết và chỉ tiêu do Công ty đề ra trong chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng; từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục - phòng ngừa cần thiết. Phòng Quản lý chất lượng, phòng Tổ chức - đào tạo kết hợp với các phòng ban, phân xưởng hoặc bộ phận liên quan. Tình hình thực hiện Công ty đã thiết lập và duy trì thủ tục quy định về việc áp dụng kỹ thuật thống kê và phân tích dữ liệu thống kê để xác định tình trạng chất lượng của sản phẩm, xác nhận khả năng của các quá trình và đặc tính của sản phẩm. - Kỹ thuật thống kê được sử dụng trong công việc: Thống kê các chỉ tiêu đề ra trong CSCL và MTCL: khiếu nại khách hàng, tỉ lệ phế phẩm, thời gian dừng máy ... Thống kê tình hình đào tạo công nhân Thống kê khuyết tật sản phẩm Phân tích dữ liệu tìm nguyên nhân và lập phiếu khắc phục và phòng ngừa Quy trình khắc phục, phòng ngừa và cải tiến Mục đích và phạm vi : Quy trình nhằm: Đưa ra các biện pháp khắc phục các nguyên nhân hiện có của sự không phù hợp trong quá trình sản xuất. Đưa ra các phương pháp phòng ngừa các nguyên nhân tiềm tàng gây nên sự không phù hợp trong quá trình sản xuất. Đưa ra các phương pháp cải tiến quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm các loại chi phí, thoả mãn nhu cầu của khách hàng và cải thiện môi trường làm việc. Áp dụng cho: Sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất. Sai sót trong hoạt động mua và bán hàng. Khiếu nại của khách hàng. Các khuyết tật của sản phẩm từ kết quả thống kê. Những điểm không phù hợp phát hiện trong quá trình đánh giá chất lượng nội bộ và cuộc họp xem xét của lãnh đạo. Cải tiến những gì hiện có: Phương pháp làm việc Quan hệ công việc Môi trường làm việc Thiết bị, công cụ làm việc Tình hình thực hiện Công ty đã xác lập và duy trì thủ tục để thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến liên tục nhằm loại bỏ các nguyên nhân gây ra sự không phù hợp và những nguyên nhân tiềm ẩn có nguy cơ gây ra sự không phù hợp, tránh việc lặp lại sự không phù hợp. Công ty đã tiến hành xem xét các thông tin để thực hiện biện pháp khắc phục phòng ngừa: khiếu nại khách hàng, sản phẩm không phù hợp phát hiện trong quá trình kiểm tra, các báo cáo đánh giá chất lượng nội bộ. Các hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến đã được kiểm soát nhằm đảm bảo hành động có hiệu quả. 2.2.4 Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001 :2000 tại công ty cổ phần thép Hòa Phát . Sau hai năm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 :2000, công ty thép Hòa Phát đã có những thành công nhất định mang lại hiệu quả và duy trì được chứng nhậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDo an ve ISO tai cong ty thep Hoa Phat.doc
  • docBIA 1.doc
  • docBIA 2.doc
  • docnhiem vu thiet ke tot nghiep tho.doc
Tài liệu liên quan