Đồ án Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự trữ vật tư nguyên vật liệu tại công ty Sứ Thanh Trì

Việc xác định nhu cầu vật tư nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất của công ty do phòng kế hoạch đầu tư và một phần phòng kinh doanh của công ty đảm nhiệm, trên cơ sở phân tích tính toán các số liệu thống kê từ các kỳ trước và tập hợp từ các nguồn thông tin liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm trong kỳ tới và các kỳ kế tiếp. Cơ sở để xác định nhu cầu vật tư nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chủ yếu dựa vào:

- Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm về các chỉ tiêu kinh tế (sản lượng, doanh thu, lợi nhuận.).

- Các đơn đặt hàng của các cửa hàng đại lý và các khách hàng quen

- Các hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm được ký kết đối với các đối tác mới

- Năng lực sản xuất của công ty.

- Dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm sứ vệ sinh.

- Khả năng cung cấp khuôn mẫu.

- Định mức tiêu hao vật tư cho sản phẩm.

- Nguồn cung cấp vật tư.

- Kết quả phân tích tình hình sử dụng vật tư kỳ trước.

 

doc84 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự trữ vật tư nguyên vật liệu tại công ty Sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2800G với lượng thuỷ tinh lỏng <0,35% - Thạch anh: ở dạng hạt nhỏ có màu trắng sữa, hơi đục, phớt xám xanh, không lẫn các tạp chất lạ. Độ ẩm < 1%, kích thước hạt < 0,1mm. Bảng 2-8: Tiêu chuẩn thành phần hoá đối với Thạch anh. Thành phần ôxit SiO2 Al2O3 Fe2O3 MKN Hàm lượng % > 96 < 0,5 < 1,5 0,1 - 1 (Nguồn : Phòng kỹ thuật KCS ) Mẫu bột nung tại 12000C: Mẫu không chảy, trắng, bóp nhẹ tơi. - Đất sét: Mầu trắng phớt xám, phớt lục, phớt hồng và ánh mỡ. Không được lẫn mùn thực vật, cát, đất thổ nhưỡng. Độ ẩm <15%. Bảng 2-9: Tiêu chuẩn thành phần hoá đối với Đất sét. Thành phần ôxit SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO K2O Na2O MKN Hàm lượng % 58 - 66 22 - 26 < 2 < 1 < 1 1 - 2 0,1 - 0,5 6 - 10 (Nguồn : Phòng kỹ thuật KCS ) Lượng còn trên sàng 41 (mm) 2500G với lượng thuỷ tinh lỏng < 1,5% . 2.3.3. Bảo quản vật tư. 2.3.3.1. Công tác bảo quản vật tư nguyên vật liệu tại nhà máy. Xuất phát từ yêu cầu thực tế sản xuất tức là phải cung cấp vật tư đầy đủ về số lượng và chất lượng theo yêu cầu để đảm bảo không gián đoạn quá trình sản xuất và chất lượng vật tư trong quá trình dự trữ nhằm khai thác tối đa công suất của các dây chuyền công nghệ, sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn đồng thời chi phí cho việc bảo quản, vận chuyển vật tư trong sản xuất của công ty là nhỏ nhất. Xuất phát từ các vấn đề trên thì công ty sứ Thanh Trì tiến hành tổ chức bố trí hệ thống kho tàng dự trữ vật tư cho sản xuất của công ty theo một số yêu cầu sau: Để đảm bảo được các yêu cầu trên và tuân thủ theo yêu cầu dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra và mỹ thuật kho tàng, công ty sứ Thanh Trì đã bố trí hệ thống kho theo từng phân xưởng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất một cách nhanh chóng, kịp thời và giảm được chi phí vận chuyển. Tất cả các phân xưởng sản xuất chính của công ty đều được bố trí kho dự trữ vật tư đáp ứng vật tư cho phân xưởng ấy. Hiện nay công ty có 3 kho vật tư đó là kho vật tư chính và kho này được tách thành 2 kho, một kho cung cấp cho dây chuyền DCI và một kho cung cấp cho dây chuyền DCII. Hai kho này có nhiệm vụ cung cấp cho các bộ phận nghiền hồ và nghiền men của hai dây chuyền với sức chứa kho DCI khoảng 1500 tấn, DCII khoảng 600 tấn. Kho vật liệu phụ (các loại máy móc thiết bị vật tư thay thế, vật tư rẻ tiền mau hỏng như gôm, dấu ấn, ống dưỡng... ) và kho thứ 3 là kho bao bì giấy gỗ, phụ kiện. Ngoài ra trong các kho dự trữ vật tư này còn được bố trí thành các khoang chứa các loại vật tư khác nhau do các yêu cầu của các loại vật tư trong quá trình bảo quản như về các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, thời gian phong hoá và các tính chất lý hoá khác. Kho vật tư chính chứa các loại vật tư như Đất sét, Cao lanh, Feldspart, Thạch anh, thuỷ tinh lỏng, các loại màu, CMC được bố trí cạnh khu nghiền men và nghiền hồ của Nhà máy và được bố trí thành nhiều khoang nhỏ để chứa các loại vật tư. Kho vật tư phụ chứa các vật tư phụ như phụ tùng máy móc thiết bị thay thế, các vật tư phụ nhập ngoại còn các vật tư nhập nội thì khi các phân xưởng sản xuất gửi đơn xuất vật tư thì phòng Kế hoạch sẽ tiến hành nhập, các vật tư này có sẵn trên thị trường. Kho vật tư phụ này được bố trí ở phía sau của công ty và nó có diện tích khoảng 150 m2. Kho phụ kiện và bao bì giấy gỗ bố trí trong phân xưởng KCS, kho này có diện tích khoảng 200 m2. Các vật tư trong kho này dùng để lắp vào phần sứ sau khi đã qua công đoạn kiểm tra, phân loại như các loại nắp nhựa, phụ kiện lắp vào các loại chậu rửa, xí bệt, két nước... để sản phẩm xuất kho hoàn chỉnh và cho ra thị trường tiêu thụ. Phương thức vận chuyển vật tư trong công ty chủ yếu là do tổ bốc xếp hàng hoá trong công ty chịu trách nhiệm, ngoài ra khi có các lô hàng có trọng lượng lớn thì công ty vận chuyển bằng các xe nâng. Trong công ty hiện đang có hai tổ chuyên bốc xếp mỗi tổ gồm 15 người. Một tổ thuộc sự quản lý của phân xưởng gia công và tạo hình còn một tổ thuộc sự quản lý của phòng kế hoạch đầu tư. Những lúc mà vật tư chuyển đến công ty vào ban đêm thì phòng kế hoạch phối hợp với người quản lý phân xưởng gia công và tạo hình báo trước cho các tổ trưởng bốc xếp để cử người bốc xếp vật tư. 2.3.3.2. Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà kho. Kho nguyên vật liệu của nhà máy được bố trì khá hợp lý thuận tiện cho việc chuyên trở và bốc dỡ nguyên vật liệu. Các kho được bố trí thành các khoang chứa rộng và thực hiện sắp xếp nguyên vật liệu theo kiểu ngăn xếp, nguyên vật liệu nào được nhập kho trước sẽ được xuất trước và có đủ thời gian cho một số loại nguyên vật liệu có đủ thời gian phong hoá như Đất sét hay Feldspart. Mỗi lần nhập kho NVL, quản lý kho sẽ thực hiện việc ghi chép NVL nhập kho, ghi rõ ngày tháng nhập nhằm đảm bảo việc xuất kho NVL cho sản xuất. Xem phụ lục số 1 : Sơ đồ bố trí nhà kho nguyên vật liệu 2.3.4. Xuất nhập vật tư nguyên vật liệu 2.3.4.1. Qui chế xuất nhập vật tư nguyên vật liệu. Quy chế nhập vật tư: Nhập vật tư bao gồm vật tư chính, vật tư thay thế đột xuất cho máy móc thiết bị, nhập vật tư phụ, nhập nhiên liệu, nhập hoá chất, nhập khuôn sản xuất. - Vật tư chính và hoá chất trước khi nhập hàng bên bán phải gửi mẫu trước để phòng thí nghiệm kiểm tra xem có đạt thông số kỹ thuật không, nếu đạt thì lô vật tư đó mới được nhập. Vừa qua phòng KCS đã đưa ra bài phối liệu cho sử dụng phối hợp các loại cao lanh, peldpat, CaCO3... đã tạo điều kiện cho việc chọn lựa các nhà cung cấp trong thời gian nhất định. Các loại nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất đều được thử 100% (kiểm tra nhanh và bán sản xuất). Tuy có khó khăn về kho bãi nhưng việc sắp xếp khoa học các loại nguyên vật liệu và đưa nguyên vật liệu vào trong sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, việc kiểm tra gắt gao các loại nguyên liệu đã phong hoá để đưa vào sản xuất đã góp phần ổn định thông số hồ đổ rót trong một thời gian dài. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào luôn được quan tâm, các vật tư ngoại đều có tường trình so sánh giá cả và các điều kiện bán hàng để tìm ra nhà cung ứng tốt nhất. Xuất vật tư. - Xuất vật tư chính theo hạn mức: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất bộ phận nghiền nguyên liệu lên kế hoạch nạp liệu cho từng máy. Mỗi lần nạp liệu được ghi vào phiếu nạp liệu, hết tháng căn cứ vào phiếu nạp liệu phụ trách bộ phận làm phiếu xuất hạn mức. Phòng kế hoạch sản xuất so sánh với định mức vật tư ký xác nhận và chuyển sang phòng tài vụ làm thủ tục xuất. - Xuất vật tư phụ theo hạn mức: căn cứ kế hoạch được giao các bộ phận làm phiếu đề nghị tạm lĩnh vật tư, phiếu lĩnh vật tự theo hạn mức được phòng kế hoạch duyệt, sau hết tháng căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch, phòng kế hoạch sẽ quyết toán vật tư với các bộ phận - Xuất vật tư đột xuất phục vụ sản xuất: - Xuất nhiên liệu theo hạn mức: + Xuất gas, xuất dầu: Hàng tháng phòng KHSX và phụ trách bộ phận, thủ kho ghi chỉ số gas, dầu trong téc. Tính toán trọng lượng, ký xác nhận và gửi số liệu về phòng kế hoạch để ký xác nhận xuất và chuyển sang phòng tài vụ làm thủ tục xuất. + Xuất xăng cho xe ô tô con:Vào ngày 30 của tháng, đại diện phòng KHSX, thủ kho ghi công tơ mét của xe, tính toán xăng theo định mức, gửi số liệu về phòng kế hoạch để ký xác nhận. - Xuất hoá chất theo định mức: - Xuất khuôn sản xuất: Hàng tháng căn cứ vào từng đợt giao khuôn tay giữa: tổ khuôn, đổ rót, phòng thí nghiệm, quản đốc phân xưởng lập biên bản giao khuôn. Đây là số chính thức và làm cơ sở để quyết toán 30% còn lại của bộ phận khuôn thạch cao. - Xuất vật tư hành chính Cơ chế quản lý vật tư chặt chẽ mà hiện nay công ty đang áp dụng nó sẽ đảm bảo việc theo dõi và giám sát tình hình nguyên vật liệu một cách thường xuyên, để kịp thời cung cấp đúng số lượng và chất lượng vật tư cho sản xuất. Tuy nhiên, việc kết hợp giữa kế hoạch sản xuất và cung ứng vật tư đôi lúc vẫn chưa được đồng bộ: vật tư của nhiều nhà sản xuất cùng về một lúc gây nên sự căng thẳng cho công tác kiểm tra và không tránh khỏi nhầm lẫn. Để có thể cung ứng kịp thời vật tư cho sản xuất đòi hỏi sự phối hợp của tất cả các bộ phận có liên quan, đặc biệt phòng kế hoạch đầu tư , bộ phận sản xuất và tiêu thụ. 2.3.4.2. Nhập nguyên vật liệu chính. Mỗi lô nguyên liệu, nhiên liệu chuyển về Công ty, sau khi có kết quả kiểm tra xác nhận đảm bảo yêu cầu của phòng Kỹ thuật, thủ kho sẽ kiểm tra xác nhận số lượng lô nguyên liệu, nhiên liệu và cho xếp vào vị trí quy định. Thủ kho sẽ lập phiếu đề nghị nhập vật tư, phiếu này phải có xác nhận của người nhập và nhân viên kế toán của Công ty. Vào cuối tháng hay sau mỗi lô hàng, thủ kho phải tập hợp đầy đủ hồ sơ nhập vật tư gồm: + Phiếu đề nghị nhập vật tư. + Phiếu kiểm tra nguyên liệu nhập kho của phòng kỹ thuật + Hoá đơn tài chính của nhà thầu phụ. Khi đã tập hợp đầy đủ hồ sơ nhập vật tư, thủ kho sẽ gửi bộ hồ sơ này lên trưởng phòng Kế hoạch đầu tư kiểm tra xem xét, ký xác nhận và sau đó chuyển sang phòng Tài chính kế toán để lập phiếu nhập vật tư. Các phiếu nhập vật tư này phải được kế toán trưởng và Giám đốc Công ty phê duyệt. 2.3.4.3. Xuất nguyên vật liệu chính. Căn cứ vào số mẻ nghiền trong tháng và bài phối liệu tương ứng, phụ trách bộ phận sẽ tính toán lượng nguyên vật liệu đã sử dụng trong tháng và lập phiếu đề nghị xuất nguyên vật liệu. Phiếu đề nghị xuất nguyên vật liệu này sẽ được Giám đốc nhà máy kiểm tra xem xét trước khi trình duyệt Giám đốc Công ty. Sau khi được Giám đốc Công ty duyệt, phiếu xuất nguyên vật liệu sẽ được gửi lên phòng tài chính kế toán lập phiếu xuất nguyên vật liệu. Phu lục số 2: Mẫu phiếu đề nghị xuất vật tư các tháng đầu năm 2007 2.3.5. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu. 2.3.5.1. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu nói chung . Bảng2-10: Sản lượng sản phẩm của công ty sứ Thanh trì qua các năm Đơn vị : Sản phẩm TT Sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 KH TH % KH TH % 1 Thân bệt 170.000 125.761 73,97 140.740 140.740 100,00 2 Két nước 150.000 133.432 88,95 117.354 117.354 100,00 3 Chậu rửa 150.000 169.899 113,26 150.441 148.936 98,91 4 SP khác 45.000 60.612 134,69 57.388 57.388 100,00 5 Chân chậu 35.000 31.708 90,59 34.413 34.413 100,00 6 Bệt liền 2.543 2.846 2.846 100,00 Tổng sứ 550.000 523.957 95,26 507.719 502.677 99,68 (Nguồn:B/c tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty). Theo số liệu bảng trên ta thấy tổng số sản phẩm sứ hoàn thành theo kế hoạch như sau: năm 2005 mức độ hoàn thành 95,26%, năm 2006 mức độ hoàn thành 99,67%. Việc thực hiện kế hoạch sản suất của công ty sứ Thanh Trì không đạt kế hoạch qua các năm và không ổn định. Năm 2005 có sự giảm nhiều số lượng sản phẩm theo kế hoạch so với các năm khác. Nguyên nhân chính do lỏng lẻo khâu tổ chức quản lý trong sản xuất dẫn đến chất lượng sản phẩm không đạt được theo kế hoạch và giảm sản lượng thành phẩm. Chất lượng sản phẩm cuối lò đạt 86% giảm 3% so với kế hoạch. Các nguồn cung cấp nguyên vật liệu không được kiểm soát chặt chẽ cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Một yếu tố quan trọng việc đảm bảo thiết bị nguyên vật liệu theo yêu cầu của kế hoạch không được quan tâm chặt chẽ nên ảnh hưởng đến việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản suất. Do kịp thời nắm bắt được các nhược điểm và khắc phục kịp thời nên sang năm 2006 ban giám đốc công ty đã kiên quyết điều chỉnh chất lượng về quản lý và quy trình công nghệ nên số lượng sản phẩm hoàn thành theo kế hoạch đã đạt 99,67% so với kế hoạch. Đây chứng tỏ xu hướng ổn định và phát triển của công ty trong các năm kế tiếp . 264850 142600 235290 56940 36760 12706.5 713 2300 1 Biểu đồ xuất NVL (kg) trong tháng 10/2006 Đất sét Cao lanh Feldspart Quartz Bột sứ Thuỷ tinh lỏng Phụ gia BaCO3 + N60A Bi nghiền cao nhôm (Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư) Xem phụ lục 3: biểu đồ chi tiết nạp liệu hàng ngày nguyên vật liệu và tình hình sử dụng máy sản xuất trong tháng. Qua các số liệu bảng dưới đây ta thấy khối lượng nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất không biến động mạnh qua các năm. Lượng nguyên vật liệu sử dụng không vượt quá nhiều so với kế hoạch đã đề ra. Nhưng tại năm 2006 khối lượng nguyên vật liệu thực tế sử dụng tăng so với kế hoạch trong đó lượng tăng mạnh là Thạch anh 67.997 kg tương đương 120,33% so với kế hoạch. Các nguyên vật liệu còn lại đều tăng từ 100,7% đến 106%. Do vậy làm tăng chi phí nguyên vật liệu dẫn đến tăng giá thành sản phẩm và làm giảm lợi nhuận của công ty. Nguyên nhân trong quá trình sản xuất của công ty phải qua nhiều công đoạn sản xuất. Trong qúa trình sản xuất phế phẩm sinh ra tại phân xưởng đổ rót tăng lên và chất lượng giảm 0,38% dẫn đến hiện tượng nứt mộc của sản phẩm sau khi ra khỏi lò nung. Chất lượng khâu lò nung giảm 0,13%. Do vậy chất lượng chung tuy cao hơn năm 2005 nhưng vẫn chưa đạt như mong muốn. Bảng2-11: Tình hình sủ dụng nguyên vật liệu của công ty sứ Thanh trì Đơn vị : Kg. TT Nguyên vật liệu Thực hiện năm 2004 Thực hiện năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006 Kế hoạch Thực hiện Tuyệt đối Tương đối % 1 Feldpart 2.641.385 2.639.385 2.316.124 2.422.582 106.458 104.60 2 Cao lanh 1.869.002 1.869.002 1.630.212 1.727.798 97.586 105.99 3 Đất sét 4.314.352 4.314.352 3.987.807 4.201.187 213.380 105.35 4 Thạch anh 503.556 503.556 334.462 402.459 67.997 120.33 5 BaCO3 4.333 4333 4.075 4.230 155 103.81 6 Thủy tinh 45.035 45.035 51,001 51.386 385 100.76 7 Phụ gia 17.621 17.621 16.783 17.859 1.075 106.41 8 Men 563.890 563.890 526.974 562.854 35.880 106.81 9 Thạch cao 1.151.184 1.151.184 1.013.090 1.069.436 56.345 105.56 Tổng 11.110.359 11.108.359 9.880.528 10.459.790 579.262 105.86 (Nguồn:B/c tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty). 2.3.5.2. Nhu cầu vật tư và thực hiện định mức vật tư. - Dựa vào kế hoạch sản xuất năm ( kế hoạch sản lượng, kế hoạch doanh thu, kế hoạch gía trị tổng sản lượng) - Công nghệ sản xuất - Định mức vật tư - Nguồn cung cấp vật tư - Kết quả sử dụng tình hình tiêu hao vật tư kỳ trước Dựa vào các căn cứ trên mà công ty xây dựng được kế hoạch vật tư hàng năm. Định mức tiêu hao vật tư: Là lượng nguyên vật liệu cần thiết tối đa để sản xuất ra đơn vị sản phẩm trong điều kiện kinh tế kỹ thuật cho trước. Hiện nay ở công ty đang áp dụng định mức tiêu hao vật tư như sau: Để xây dựng lên định mức công ty áp dụng kết hợp cả 2 phương pháp: Tính toán kết hợp với phương pháp thống kê kinh nghiệm. Tính toán: Dựa vào các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm và phương pháp công nghệ gia công để tính toán. Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm (Theo tiêu chuẩn TCVN – 543691- tương đương tiêu chuẩn sứ vệ sinh của Châu Âu). - Hình dáng: Bề mặt được phủ một lớp men bóng đều - Độ hút nước: 0,5% - Khả năng chịu trọng tải: 200 Kg/ sp - Độ trắng của men: 70 % so với BaSO4 Tiêu chuẩn của nguyên, nhiên liệu: - Cao lanh ở dạng hạt có màu trắng phớt vàng, đôi khi lẫn nhiều vảy thạch anh màu trắng trong. Yêu cầu về độ ẩm, kích thước hạt, thành phần khoáng, thành phần hóa. - Peldspar ở dạng hạt có màu trắng đục, xanh, trắng xám, tinh thể nổi ban. Các yêu cầu về kích thước hạt, độ ẩm, thành phần khoáng, thành phần hóa. - Các yêu cầu về thành phần trị số kỹ thuật đối với các loại nguyên nhiên như thạch anh, đất sét, gas, điện... Thành phần tính vào định mức: - Định mức tiêu hao nguyên liệu tính ở độ ẩm khô tuyệt đối và đã tính đến hao hụt qua các khâu sản xuất và tỷ lệ phế phẩm. Khâu đổ rót, sấy tráng men: 26% Phế phẩm nung : 22% Mất khi nung: 6% Định mức tiêu hao điện năng bao gồm điện sản xuất trực tiếp, phục vụ và phụ trợ (kể cả điện chiếu sáng ở phân xưởng). Dựa vào những thống kê kinh nghiệm và số lượng sản phẩm đã hoàn thành ở kỳ trước. Bảng 2-12: Định mức tiêu hao vật tư (ĐV tính: 1 kg sứ) STT Tên vật tư ĐVT Định mức tiêu hao I 1 2 3 4 5 6 7 Nguyên vật liệu chính Cao lanh Peldpat Thạch anh Đất sét BaCO3 Thuỷ tinh lỏng Men Kg ,, ,, ,, ,, ,, ,, ,, 0,3 0,495 0,135 0,57 0,0009 0,0067 0,1010 II 1 2 Vật liệu phụ Bi nghiền Thạch cao Kg ,, ,, 0,0033 0,1300 III 1 2 Nhiên liệu Gas Dầu hoả Kg ,, ,, 0,2580 0,7770 IV Điện năng Kwh 0,7610 (Nguồn: phòng kế hoach đầu tư) Các cách tính định mức như sau: Mỗi một mẻ nghiền nguyên vật liệu trong máy nghiền được 10 tấn bao gồm Cao lanh, đất sét, Feldspart, Thạch anh, BaCO3, trong đó: Cao lanh: 13% Đất sét: 39% Feldspart: 37% Thạch anh: 8% BaCO3: 3% Mỗi mẻ nghiền mất 6h, mỗi mẻ nghiền hồ thì đổ được 650 sản phẩm sứ vệ sinh các loại. Dựa vào bảng qui đổi trọng lượng sản phẩm ta tính được tổng số kg sứ. Như bảng tính trọng lượng qui đổi tổng trọng lượng tinh của 650 sản phẩm là 7450 kg è Số vật tư tiêu hao cho 1kg sứ = 10.000/7450 =1,34 kg Trong đó: Cao lanh = 13%*1,34 = 0,1742 kg Đất sét = 39%*1,34 = 0,5226 kg Feldspart = 37%*1,34 = 0,5958 .. Kết hợp cả hai phương pháp trên công ty đặt ra mức tiêu hao nguyên vật liệu. Hiện nay, định mức này đang được công ty áp dụng và so với trước lượng tiêu hao nguyên vật liệu giảm đi rất nhiều. Dựa vào bảng định mức tiêu hao và kế hoạch sản xuất tính ra lượng nguyên vật liệu cần cung cấp cho sản xuất. Thông thường công ty chỉ tính lượng nguyên vật liệu dự trữ cho một tháng vì nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho công ty khá dồi dào, cộng với tình hình kho bãi có hạn và việc dữ trữ như trên của công ty nó giảm được lượng vốn lưu động tồn đọng. 2.3.5.3. Phân tích tình hình sử dụng định mức tiêu hao vật tư nguyên vật liệu. Định mức tiêu hao vật tư nguyên vật liệu trong sản xuất của công ty : - Trong sản xuất sứ vệ sinh định mức tiêu hao nguyên liệu tính ở độ ẩm khô tuyệt đối và đã tính đến hao hụt qua các khâu sản xuất và tỷ lệ phế phẩm: + Khâu đổ rót, sấy, tráng men: 26% + Phế phẩm nung: 22% + Mất khi nung: 6% Bảng 2 -13: Định mức tiêu hao vật tư cho 1 kg sứ thành phẩm STT Nguyên vật liệu ĐVT Định mức tiêu hao vật tư Thực hiện năm 2004 Thực hiện năm 2005 Thực hiện năm 2006 1 Feldpar Kg 0.495 0.446 0.4476 0.4557 2 Cao lanh Kg 0.3 0.2726 0.2829 0.2762 3 Đất sét Kg 0.57 0.518 0.5075 0.5422 4 Thạch anh Kg 0.135 0.1028 0.1037 0.0973 5 BaCO3 Kg 0.0009 0.0008 0.0006 0.0007 6 Thủy tinh Kg 0.0067 0.0078 0.0077 0.0091 7 Phụ gia Kg 0.0026 0.0024 0.0021 0.0021 8 Men Kg 0.101 0.11 0.1118 0.1102 9 Thạch cao Kg 0.13 0.15 0.141 0.145 Tổng cộng 1.7412 1.6104 1.6049 1.6385 (Nguồn: Báo cáo dự kiến kế hoạch sản xuất năm 2007 ) Qua số liệu bảng trên ta thấy kết quả thực hiện định mức vật tư của các năm đều thấp hơn định mức tiêu hao. Năm 2004 thực hiện định mức bằng 92,48% so với kế hoạch, năm 2005 là 92,17% và năm 2006 là 94,10%. Đây là kết quả đáng khả quan cho thấy tình hình sử dụng nguyên vật liệu có chiều hướng tốt. Công ty đã thực hiện tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn nguyên vật liệu. Do đó sẽ giúp giảm chi phí nguyên vật liệu và giảm giá thành sản phẩm Từ đó sẽ tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Nhưng bên cạnh đó một số nguyên vật liệu có giá thành cao và chiếm tỷ trong lớn trong nguồn nguyên vật liệu lại có phần gia tăng định mức như men . Trong năm 2004 định mức men tăng so với kế hoạch là 108,9 % , năm 2005 tăng so với kế hoạch là 110,6% và năm 2006 là 109% . Nguyên nhân do chất lượng nhiệt độ tại các vị trí lò nung không đảm bảo, phòng Kỹ thuật đã cải tiến lại bài men để thích hợp với nhiệt độ của lò nung hiện tại. Do vậy làm tiêu hao đáng kể lượng men trên bề mặt sản phẩm. Để khắc phục, công ty cần đầu tư đại tu và thay thế các thiết bị lò nung nhằm đảm bảo đường cong nung bám sát theo đồ thị cài đặt. 2.4. Phân tích công tác lập kế hoạch sản xuất, xác định nhu cầu nguyên vật liệu. 2.4.1. Lập kế hoạch sản xuất Việc xác định nhu cầu vật tư nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất của công ty do phòng kế hoạch đầu tư và một phần phòng kinh doanh của công ty đảm nhiệm, trên cơ sở phân tích tính toán các số liệu thống kê từ các kỳ trước và tập hợp từ các nguồn thông tin liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm trong kỳ tới và các kỳ kế tiếp. Cơ sở để xác định nhu cầu vật tư nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chủ yếu dựa vào: - Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm về các chỉ tiêu kinh tế (sản lượng, doanh thu, lợi nhuận...). - Các đơn đặt hàng của các cửa hàng đại lý và các khách hàng quen - Các hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm được ký kết đối với các đối tác mới - Năng lực sản xuất của công ty. - Dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm sứ vệ sinh. - Khả năng cung cấp khuôn mẫu. - Định mức tiêu hao vật tư cho sản phẩm. - Nguồn cung cấp vật tư. - Kết quả phân tích tình hình sử dụng vật tư kỳ trước. Bảng 2.14 : Dự kiến sản phẩm tiêu thụ năm 2007 công ty sứ Thanh trì TT Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2007 Sản phẩm Đơn vị Trong nước Xuất khẩu Tổng 1 Xí bệt SP 110,950.00 59,050.00 170,000.00 2 Két nước SP 130,250.00 33,750.00 164,000.00 3 Chậu rửa SP 115,280.00 29,720.00 145,000.00 4 Chân chậu SP 19,410.00 34,590.00 54,000.00 5 Sản phẩm khác SP 42,250.00 7,750.00 50,000.00 6 Bệt liền SP 6,130.00 1,370.00 7,500.00 7 Tổng SP 424,270.00 166,230.00 590,500.00 ( Nguồn : Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu ) Bảng 2.15 : Kế hoạch sản suất năm 2007 của công ty sứ thanh trì Kế hoạch sản xuất sản phẩm năm 2007 TT Sản phẩm Tồn kho cuối năm 2006 Kế hoạch tiêu thụ năm 07 Lượng tồn kho có khả năng tiêu thụ Kế hoạch sản xuất 1 Xí bệt 48,850.00 170,000.00 26,000.00 144,000.00 2 Két nước 46,278.00 164,000.00 39,000.00 125,000.00 3 Chậu rửa 43,259.00 145,000.00 24,500.00 120,500.00 4 Chân chậu 15,524.00 54,000.00 10,500.00 43,500.00 5 Sản phẩm khác 5,341.00 50,000.00 1,500.00 48,500.00 6 Bệt liền 1,114.00 7,500.00 800.00 6,700.00 7 Tổng 160,366.00 590,500.00 102,300.00 488,200.00 (Nguồn: Kế hoạch sản xuất năm 2007 của công ty Sứ Thanh Trì). 2.4.2. Dự tính nhu cầu nguyên vật liệu Dựa vào kế hoạch sản xuất sản phẩm trong năm 2007, sản lượng tồn kho tính đến ngày 31/12/2006 kết hợp với lượng tồn kho có khả năng tiêu thụ được ta xác định được khối lượng nguyên vật liệu kế hoạch cho sản xuất sản phẩm năm 2007 thông qua trọng lượng tinh và trọng lượng qui đổi sản phẩm. Bảng 2-16: Trọng lượng quy đổi của sản phẩm sản xuất năm 2007 Trọng lượng quy đổi sản phẩm TT Sản phẩm Số lượng (SP) Trọng lượng tinh (kg) Trọng lượng qui đổi (kg) 1 Xí bệt 144,000.00 17.00 2,448,000.00 2 Két nước 125,000.00 13.00 1,625,000.00 3 Chậu rửa 120,500.00 9.00 1,084,500.00 4 Chân chậu 43,500.00 8.60 374,100.00 5 Sản phẩm khác 48,500.00 7.00 339,500.00 6 Bệt liền 6,700.00 32.00 214,400.00 7 Tổng 488,200.00 6,085,500.00 (Nguồn: Kế hoạch sản xuất năm 2007 của công ty Sứ Thanh Trì). Bảng 2-17 : Kế hoạch dùng vật tư chính cho sản xuất năm 2007 Kế hoạch dùng vật tư năm 2007 TT Nguyên liệu Trọng lượng qui đổi (kg) Định mức tiêu hao (kg) Khối lượng vật tư (kg) Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) 1 Feldpar 6,085,500.00 0.495 3,012,322.50 484.50 1,459,470,251.25 2 Cao lanh 6,085,500.00 0.3 1,825,650.00 589.00 1,075,307,850.00 3 Đất sét 6,085,500.00 0.57 3,468,735.00 409.09 1,419,024,801.15 4 Thạch anh 6,085,500.00 0.135 821,542.50 712.50 585,349,031.25 5 BaCO3 6,085,500.00 0.0009 5,476.95 5,455.00 29,876,762.25 6 Thuỷ tinh 6,085,500.00 0.0067 40,772.85 1,428.57 58,246,870.32 7 Phụ gia 6,085,500.00 0.0026 15,822.30 6,815.38 107,834,986.97 8 Men 6,085,500.00 0.101 614,635.50 6,614.70 4,065,629,441.85 9 Thạch cao 6,085,500.00 0.13 791,115.00 2,700.00 2,136,010,500.00 10 Tổng 10,596,072.60 10,936,750,495.05 (Nguồn: Kế hoạch sản xuất năm 2007 của công ty Sứ Thanh Trì). 2.5. Phân tích dự trữ và tồn kho . Bảng2.18 : Tình hình dự trữ tài sản lưu động năm 2006 Đơn vị : VNĐ Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% 1.Hàng mua đang đi đường 250.321.125 340.061.650 1.28 89.740.525 35.9 2.Nguyên vật liệu tồn kho 3.301.815.191 14.67 3.164.607.680 11.90 -137.207.511 -4.2 3.Công cụ dụng cụ trong kho 3.050.963.311 13.56 3.575.648.774 13.45 524.685.463 17.2 4.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 283.735.998 1.26 395.357.467 1.49 111..621.469 39.3 5.Thành phẩm tồn kho 4.154.636.108 18.46 5.338.503.464 20.08 1.183.867.356 28.5 6.Hàng hóa tồn kho 5.934.153.452 26.37 8.688.810.134 32.68 2.754.656.682 46.4 7.Hàng gửi đi bán 5.089.872.704 22.62 3.410.817.854 12.83 -1.679.054.850 -33.0 8.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -1.403.049.702 -6.23 0.00 1.403.049.702 -100.0 9.Chi phí trả trước 1.841.943.849 8.18 1671214214 6.29 -170729635 -9.3 10.Chi phí chờ KC 0.00 0.00 0 Tổng cộng 22.504.392.036 98.8877 2.658.5021.237 100.00 4.080.629.201 18.13 (Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán - Phòng tài chính kế toán). Theo kết quả phân tích bảng trên cho thấy tổng số tài sản lưu động dự trữ thực tế của công ty tăng 2,657 tỷ với số tương đối tăng 18,13%. Trong đó nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ so với đầu năm giảm 0,137 tỷ với số tương đối giảm 4,2%. Điều này cho thấy lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ giảm không đáng kể. Nhìn vào bảng ta thấy lượng nguyên vật liệu tồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDATN2007.doc
  • docbiatrong.doc
  • xlskê hoạch sx.xls
  • xlsMuc luc chi phi gia thanh.xls
  • docmuc luc.doc
  • docNhan xet cua giao vien duyet.doc
  • docNhan xet cua giao vien HD.doc
  • docNV thiet ke tôt nghiep.doc
  • docPhu luc HD Xuat nhap NVL.doc
  • docSo do kho NVL.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
  • xlsXuat vat tu102006.xls
Tài liệu liên quan