MỤC LỤC
PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
I. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 4
1.1.Các khái niệm về chất lượng sản phẩm 4
1.2.Quản lý chất lượng 4
1.3.Sự hình thành chất lượng sản phẩm 6
1.4.Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 6
II.Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng 8
2.1.Lập kế hoạch chất lượng 8
2.2.Tổ chức thực hiện 9
2.3.Kiểm tra kiểm soát chất lượng 9
2.4.Điều chỉnh và cải tiến 10
III.Quản trị chất lượng trong các khâu của quá trình sản xuất 10
3.1.Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế 10
3.3.Quản lý chất lượng khâu thiết kế công nghệ 12
3.4.Quản trị chất lượng trong khâu quản lý lao động 12
3.6.Quản trị chất lượng trong khâu quản lý sản xuất 13
4.2.Phương pháp kiểm tra chất lượng toàn diện ( Total Quanlity Control - TQC) 14
4.3.Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện (Total Quanlity Management - TQM) 15
4.4.Một số phương pháp khác 15
V. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm 16
5.1.Hệ số phẩm cấp bình quân: 16
5.2.Tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng: 16
5.3.Các chỉ tiêu sản phẩm sai hỏng:(chỉ tính cho một loại sản phẩm) 16
VI. Vai trò của chất lượng trong nền kinh tế thị trường 17
VII. Chi phí chất lượng 19
7.1.Chi phí trực tiếp: 19
7.2.Chi phí chất lượng gián tiếp 21
VIII. Các công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng 21
8.1.Phiếu kiểm tra 21
8.2.Biểu đồ cột 21
8.4.Lưu đồ: 22
8.5.Biểu đồ kiểm tra 22
8.6.Biều đồ nhân quả 23
PHẦN HAI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở XÍ NGHIỆP DƯỢC 120 23
I. Sơ lược về xí nghiệp dược phẩm 120 23
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp dược phẩm 120 23
Bộ máy quản lý của xí nghiệp Dược phẩm 120 25
II. Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Dược phẩm 120 25
2.1.Phân tích các hoạt động Marketing 25
2.2.Phân tích tình hình lao động tiền lương 27
2.3.Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định 31
2.1.Cơ cấu bộ máy quản lý chất lượng ở xí nghiệp dược phẩm 120 35
2.2. Chu trình hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng 37
2.4. Các quy định của quy chế quản lý chất lượng thuốc 39
III.Giới thiệu sản phẩm của xí nghiệp 120 43
1.Yêu cầu chung vệ sinh và kỹ thuật an toàn lao động 43
1.1.Chế độ vệ sinh công nghiệp: 43
1.2.Quy định về sản xuất và pha chế 44
1.3.Kỹ thuật an toàn lao động 44
2.Thuốc Metronidazol 45
3.Thuốc Vitamin B12 52
III. Các loại lỗi trong quá trình sản xuất 59
3.1.Thuốc viên 59
3.2.Thuốc tiêm 63
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 120 69
I. Đặt vấn đề 69
II. Một số biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm 71
2.1.Giải pháp về nhà xưởng và thiết bị 71
2.2. Nhân sự 72
2.3.Thuốc viên nén 73
2.4. Thuốc tiêm 75
2.5. Các tiêu chuẩn của GMP về sản xuất dược phẩm 80
KẾT LUẬN 86
87 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích thực trạng và một số biện pháp nâng cao chất lượng ở xí nghiệp Dược phẩm 120, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng đều.
Vì các sản phẩm của xí nghiệp liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của con người nên đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất được quan tâm hàng đầu. Việc đảm bảo chất lượng được tiến hành từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất, đó là nguyên liệu được kiểm nghiệm rất kỹ theo đúng tiêu chuẩn của bộ y tế quy định thì mới được đưa vào sản xuất. Tuy vậy, việc kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu được kiểm tra một cách xác suất do xí nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng hoặc theo kế hoạch của Bộ Quốc Phòng nên xí nghiệp không dự trữ nguyên vật liệu nhiều, mà nguyên vật liệu được nhập kho cùng một lô do vậy chất lượng tương đối đồng đều. Quá trình sản xuất trải qua nhều công đoạn, sau mỗi công đoạn đều phải kiểm tra chất lượng vì đây là quá trình sản xuất liên tục các công đoạn có liên quan chặt chẽ với nhau, kết quả của công đoạn trước là đầu vào của công đoạn sau. Do sản phẩm của xí nghiệp có kích cỡ tương đối nhỏ thêm vào đó mỗi lần sản xuất có thể được một số lượng sản phẩm tương đối lớn nên việc kiểm tra chất lượng chỉ cần tiến hành bằng cách kiểm tra mẫu trong mỗi mẻ sản xuất do vậy mà công việc đảm bảo chất lượng rất tốt do khối lượng công việc không quá nhiều. Do đặc điểm của quá trình sản xuất thuốc chủ yếu là khâu nhào trộn các hoá chất, tá dược nên khi một công đoạn nào không đạt yêu cầu thì sẽ được quay trở về công đoạn trước làm lại cho đến khi đạt yêu cầu thì thôi do vậy xí nghiệp ít có bán thành phẩm hỏng. Các sản phẩm hỏng chủ yếu tập trung vào khâu đóng gói, đối với thuốc viên thì việc này có thể khắc phục được với chi phí tương đối nhỏ, còn đối với thuốc tiêm thì việc khắc phục là rất khó do bị thất thoát thêm vào đó thành phần của các hoá chất và tá dược không đạt yêu cầu mà công việc đảm bảo đủ các thành phần là rất khó do vậy khi mà bán thành phẩm thuốc tiêm bị hỏng thì chi phí tương đối lớn. Các công cụ kiểm tra chất lượng được Bộ Quốc Phòng đầu tư tương đối lớn đồng thời đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng đều đều tốt nghiệp Đại học Dược nên việc đảm bảo chất lượng chính xác, có hiệu quả.
Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của xí nghiệp hiện nay thực hiện theo phương pháp quản lý chất lượng đồng bộ (TQM) và thông qua phương pháp quản lý này thì tất cả các phòng ban của xí nghiệp đều htam gia vào quá trình quản lý chất lượng. Sau một thời gian thực hiện xí nghiệp có được chứng chỉ GMP do WHO cấp.
Sản phẩm của xí nghiệp tương đối nhiều và đa dạng, do khuôn khổ của đồ án có hạn không thể phân tích hết chất lượng của các sản phẩm nên em chỉ đi phân tích một số loại sản phẩm có tỷ lệ sai hỏng lớn nhất, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm của xí nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.4. Các quy định của quy chế quản lý chất lượng thuốc
2.4.1.Quy định chung
Hạn dùng thuốc là khoảng thời gian được ấn định cho một loại thuốc mà trong thời gian này thuốc được bảo quản trong điều kiện quy định phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
Hạn dùng thuốc thường được ghi bằng số hoặc bằng chữ trên nhãn thuốc nhằm chỉ rõ sau thời gian này thuốc không còn giá trị sử dụng.
Thuốc đạt chất lượng là thuốc đạt các chỉ tiêu chất lượng đã đăng ký theo tiêu chuẩn dược điển hoặc tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Thuốc không đạt chất lượng là thuốc không đạt bất kỳ một chỉ tiêu chất lượng nào theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.
Thuốc giả mạo là những sản phẩm có ý đồ lừa đảo:
- Không có hoặc có ít dược chất
- Có chứa được chất khác với tên được ghi trên nhãn
- Nhãn, bao gói, giống hay gần giống nhãn và bao gói của một thuốc khác.
Một thuốc được coi là thuốc giả mạo khi vi phạm một trong các ý trên đây va có ý đồ lừa đảo.
Tiêu chuẩn chất lượng thuốc là một văn bản kỹ thuật có tính pháp lý, quy định các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, phương pháp kiểm nghiệm, yêu cầu về bao gói, vận chuyển, bảo quản và các vấn đề khác liên quan đến chất lượng thuốc.
Phạm vi ứng dụng của quy chế: Thuốc bao gồm thuốc và nguyên liệu làm thuốc dùng cho người, đã được cục quản lý Dược Việt Nam cho phép sử dụng và lưu hành.
Đối tượng áp dụng của quy chế: Các cơ sở kinh doanh dược phẩm bao gồm: sản xuất, buôn bán, xuất nhập khẩu thuốc của nhà nước, tư nhân và các cơ sở có vốn đầu tư của nước ngoài hoạt động kinh doanh Dược trên lãnh thổ Việt Nam.
Đơn vị đo lường và trang thiết bị, dụng cụ đo lường dùng trong nghành Dược theo quy định chung của bộ Khoa học – Công nghệ - Môi trường (Tổng cục tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng).
2.4.2.Kiểm tra chất lượng thuốc
Kiểm tra chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc là việc xác định sự phù hợp các chỉ tiêu chất lượng thuốc cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng với các yêu cầu quy định.
Kiểm tra chất lượng thuốc thuốc nhằm mục đích xác định những sai lệch, khuyết tật để quyết định nghiệm thu hay loại bỏ lô thuốc, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục sai lệch, khuyết tật, đánh giá mức độ chất lượng đạt được.
Tất cả các thuốc, thuộc bất cứ nguồn gốc nào, phải được kiểm tra chất lượng, có đạt các tiêu chuẩn mới được sản xuất, lưu hành và sử dụng cho người bệnh.
Cơ sở pháp lý để kiểm tra chất lượng
Các quy định của pháp luật có liên quan đến đảm bảo chất lượng thuốc.
Đối với thuốc có số đăng ký là tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký và đã được Bộ Y tế xét duyệt.
Đối với thuốc xuất khẩu, nhập khẩu mà chưa có số đăng ký, căn cứ vào các tiêu chuẩn chất lượng đã được đăng ký trong các hợp đồng kinh tế. Các tiêu chuẩn chất lượng này không được thấp hơn tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam hay được dược điển của các nước tiên tiến khác lần in mới nhất dược điển Anh, dược điển Mỹ.
Nội dung kiểm tra chất lượng thuốc
Các tổ chức quản lý, kiểm tra của nhà nước về chất lượng thuốc tiến hành kiểm tra các đơn vị sản xuất, buôn bán, tồn trữ thuốc theo các nội dung sau:
Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến đảm bảo chất lượng thuốc.
Kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, đo lường và kiểm tra chất lượng.
Kiểm tra việc thực hiện, yếu tố đảm bảo chất lượng thuốc.
Kiểm tra mẫu thuốc theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.
Các đơn vị sản xuất, buôn bán, tồn trữ thuốc phải tự kiểm tra chất lượng theo các nội dung sau:
Kiểm tra việc chuẩn bị sản xuất: chất lượng nguyên liêu, vật liệu, phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất.
Kiểm tra việc thực hiện quy trình công nghệ sản xuất.
Kiểm tra bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm.
Kiểm tra thành phẩm trước khi nhập kho, xuất xưởng.
Kiểm tra việc chấp hành các quy định về nhập kho, bảo quản, tồn trữ, cấp phát, đảm bảo chất lượng thuốc.
Hệ thống tổ chức kiểm tra chất lượng thuốc
Phòng kiểm tra chất lượng thuốc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh là bộ phận tự kiểm tra chất lượng của cơ sở.
Phạm vi kiểm tra chất lượng thuốc:
Nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất thuốc.
Các thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói.
Các điều kiện đảm chất lượng thuốc:
Tài liệu kỹ thuật chất lượng
Trang bị trong sản xuất, đo lường, kiểm nghiệm, việc bảo dưỡng và kiểm định các thiết bị này.
Hóa chất, thuốc thử, chất chuẩn.
Việc tuân thủ quy trình sản xuất và quy trình công nghệ.
Quy định bảo quản, bao gói, vận chuyển sản phẩm.
Điều kiện kiểm tra chất lượng thuốc.
Việc chấp hành các quy chế, chế độ có liên quan đến đảm bảo chất lượng thuốc.
Kết luận các mẫu thuốc đã kiểm tra chất lượng
Đối với các mẫu thuốc do cơ quan quản lý, kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc lấy mẫu theo đúng “quy chế lấy mẫu thuốcđể xác định chất lượng”được ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng bộ Y tế số 262/BYT – QĐ ngày 23/02/1995 và đảm bảo tính đại diện cho cả lô thuốc thì kết luận chất lượng có giá trị pháp lý đối với cả lô thuốc.
Đối với các mẫu thuốc do tập thể hoặc cá nhân gửi đến Viện kiểm nghiệm, Phân viện kiểm nghiệm, Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm tỉnh, thành phố trực htuộc trung ương để xác định chất lượng chỉ có giá trị pháp lý đối với mẫu gửi tới. Cơ sở gửi mẫu có thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng phải báo cáo và đề xuất hướng xử lý thuốc không đạt chất lượng thuốc cho cơ quan quản lý trực tiếp và cục quản lý Dược Việt Nam.
Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc phải giữ bí mật theo quy định trước khi được phép công bố.
Phiếu trả lời kết quả kiểm nghiệm thuốc của cơ quan kiểm tra chất lượng theo mẫu quy định.
2.4.3.Quy định việc lấy mẫu thuốc, lưu mẫu và hồ sơ tài liệu liên quan
Việc lấy mẫu thuốc để xác định chất lượng thuốc phải theo đúng “quy chế lấy mẫu để xác định chất lượng” do bộ Y tế ban hành.
Lưu mẫu thuốc: Các thuốc đã được kết luận chất lượng phải được lưu mẫu. Mẫu thuốc lưu phải được liêm phong và bảo quản trong điều kiện quy định.
Thời gian lưu mẫu:
Đối với các cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc mẫu thuốc được lưu ít nhất 3 tháng sau khi hết hạn dùng của thuốc.
Đối với các cơ quan kiểm nghiệm thời gian lưu mẫu không được dưới 2 năm kể từ ngỳa lấy mẫu hoặc cơ sở gửi mẫu tới.
Đối với đơn vị nhận mẫu đăng ký thuốc thì sau khi thuốc được cấp số đăng ký phải lưu mẫu trong 6 tháng kể từ ngày cấp số đăng ký.
Lưu hồ sơ, tài liệu:
Hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác kiểm tra chất lượng đều phải lưu giữ theo quy định.
Thời gian lưu trữ hồ sơ, tài liệu và xử lý khi hết thời gian lưu trữtheo các quy định hiện hành.
2.4.4.Xử lý các vi phạm về chất lượng thuốc
Mức độ vi phạm về chất lượng thuốc phụ thuộc vàomức độ nghiêm trọng của sai sót và phản ứng không mong muốn của thuốc, mức độ vi phạm về chất lượng thuốc được phân loại như sau:
Mức 1: Thuốc bị vi phạm chất lượng gây nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người dùng thuốcm tổn thương nghiêm trọng hoặc gây chết người.
Mức 2: Thuốc bị vi phạm chất lượng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và độan toàn khi sử dụng.
Mức 3: Thuốc bị vi phạm chất lượng nhưng không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng tới hiệu qủa điều trị và độ an toàn khi sử dụng.
Thu hồi thuốc:
Cục quản lý dược Việt Nam ra thông báo thu hồi thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong phạm vi toàn quốc.
Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành:
Ra thông báo thu hồi trong phạm vi quản lý đối với những thuốc do cơ quan quản lý và kiểm tra chất lượng thuốc ở địa phương kiểm tra không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Thực hiện thông báo thu hồi của cục quản lý Dược Việt Nam, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và báo cáo về cục Quản lý Dược Việt Nam.
Khi phát hiện thuốc của đơn vị không đạt chất lượng, có nhầm lẫn hoặc sự cố, thủ trưởng các cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc phải ra quyết định thu hồi đồng thời báo cho cơ quan quản lý trực tiếp,cục Quản lý Dược Việt Nam về lý do, nguyên nhân và hậu qủa do lô thuốc đó gây ra.
Hủy thuốc:
Các thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng tùy thuốc tùy theo mức độ vi phạm có được tái hoặc đem hủy. Cơ sở có thuốc bị vi phạm chất lượng muốn tái chế phải làm đơn đề nghị kèm theo quy trình tái chế và phải được sự đồng ý bằng văn bản của cục Quản lý Dược Việt Nam.
Các thuốc giả mạo, thuốc quá hạn dùng, mẫu thuốc lưu khi hết thời gian lưu đều phải phân hủy.
Việc hủy thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải đúng các quy định tại các điều khoản về hủy thuốc trong các quy chế thuốc đọc, quy chế quản lý thuốc hướng thần và danh mục thuốc hướng thần, quy chế quản lý thuốc gây nghiện và danh mục thuốc gây nghiện.
Thủ trưởng các đơn vị có thuốc hủy phải ra quyết định thành lập hội đồng hủy thuốc. Hội đồng có ít nhất 3 người, trong đó phải có cán bộ phụ trách đơn vị.
Hủy thuốc phải đảm bảo an toàn lâu dài cho người, súc vật và tránh ô nhiễm môi truwongf theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hủy thuốc xong phải báo cáo kèm theo biên bản hủy thuốc lên cơ quan quản lý trực tiếp.
Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân nào vi phạm các quy định của quy chế này hoặc lợi dụng chức vị quyền hạn để làm trái hoặc cản trở việc thực hiện quy chế thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
III.Giới thiệu sản phẩm của xí nghiệp 120
Vì là xí nghiệp trực thuộc Bộ Quốc Phòng nên nhiệm vụ chính của xí nghiệp là sản xuất thuốc phục vụ cho nhu cầu quân đội, nhưng xí nghiệp cũng sản xuất thuốc phục vụ cho nhu cầu dân sinh khi có những đơn đặt hàng từ bên ngoài. Vì vậy sản phẩm của xí nghiệp bao gồm hàng Quốc Phòng và hàng kinh tế. Sản phẩm của xí nghiệp bao gồm các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị và thuốc bổ ở dạng thuốc viên và thuốc tiêm. Sau đây em xin trình bày một số sản phẩm tiêu biểu.
1.Yêu cầu chung vệ sinh và kỹ thuật an toàn lao động
1.1.Chế độ vệ sinh công nghiệp:
Phòng dùng làm nơi sản xuất phải được vệ sinh sạch sẽ và ngăn lắp.
Sau mỗi ca làm việc phải vệ sinh dụng cụ pha chế và sấy khô. Nền nhà và máy móc pha chế phải được vệ sinh sạch sẽ.
Người trực tiếp làm việc phải có điều kiện tiêu chuẩn về sức khoẻ, có trình độ chuyên môn đủ đảm nhiệm các yêu cầu kỹ thuật trong pha chế.
Người trực tiếp sản xuất phải đội mũ, đeo khẩu trang, mặc quần áo công tác và đi găng tay cao su. Móng tay phải được cắt ngắn, đi dép dành riêng cho khu vực sản xuất. Không nói chuyện trong khi làm việc.
Hạn chế đi lại trong khi sản xuất. Không có nhiệm vụ miễn vào pha chế. Không được phép sử dụng máy khi không có nhiệmvụ.
1.2.Quy định về sản xuất và pha chế
Nguyên liệu và tá dược đưa vào pha chế phải có phiếu kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Cân đong pha chế phải đúng quy trình quy phạm.
Phải tuân nghiêm ngặt chế độ kiểm tra, kiểm soát trong suốt quá trình pha chế
Sản phẩm chỉ được đóng gói khi có phiếu kiểm nghiệm bán thành phẩm đạt yêu cầu.
Đóng gói kín, dán nhãn đúng quy chế.
Thành phẩm chỉ được nhập kho khi có phiếu kiểm nghiệm đạt chất lượng
1.3.Kỹ thuật an toàn lao động
Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ và quy trình sản xuất công nghiệp.
Công nhân không được giao nhiệm vụ không được tự động sử dụng máy móc thiết bị, người đứng máy không được nhờ người khác không có trách nhiệm sử dụng.Người đứng máy, pha chế phải trong tình trạng sức khoẻ tốt, không được uống bia ruợu.
Người sản xuất quần áo đầu tóc phải gọn gàng, phải đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang. Khi tiếp xúc tực tiếp với thuốc phải đi găng tay.
Trong khi làm việc không được nói chuyện riêng, không đùa nghịch, ăn uống Khi xảy ra tai nạn lao động phải báo cáo ngay cho tổ trưởng sản xuất và đem ngay người bị tai nạn đến phòng y tế của công ty để cứu chữa kịp thời.
Mỗi thiết bị máy móc phải có nội quy sử dụng và chế độ bảo quản thích hợp.
Trước khi làm việc phải kiểm tra an toàn thiết bị, nếu có hiện tượng bất thườngphải ngừng ngay và báo cáo với người phụ trách. Không được sử dụng khi chưa an toàn.
Các máy móc thiết bị có bánh răng, rây curoa, puly phải có phưuơng tiện bảo vệ che chắn. Các thiết bị có áp kế phải đảm bảo tốt, nhạy, an toàn.
Không được sử dụng quá công suất máy, muốn cải tiến bộ phận nào phải thông qua hội đồng công ty.
Tuyệt đối không được lau chùi, sửa chữa máy khi máy đang làm việc.
Khi sửa chữa máy phải ngắt mạch điện. Thiết bị để ở nơi ẩm cần đặc biệt chú ý đề phòng điện giật. Trước khi ra về tắt tất cả các van nước, cầu dao điện phải ở vị trí an toàn.
Trong khi làm việc không được rời vị trí. Khi bàn giao máy phải ghi đầy đủ tình hình máy móc vào hồ sơ bàn giao.
Áp dụng đúng kỹ thuật an toàn lao động vào trong công việc sẽ làm cho các rủi ro trong công việc ít xảy ra đông thời sẽ lamg cho môi trường làm việc sạch sẽ không có bụi bẩn trong phòng làm việc. Điều này sẽ làm cho trong quá trình sản xuất thuốc không bị nhiễm khuẩn do con người do vậy sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.Thuốc Metronidazol
Thuốc đạt chất lượng khi đạt các tiêu chuẩn sau:
tính chất: Màu trắng
Hàm lượng: Hàm lượng của Metronidazol đạt 95,0 – 105, 0%
Độ hòa tan
Độ rã
Đồ bền
Hình thức: Viên nén hình trụ dẹt
Đặc điểm trang thiết bị
STT
Tên máy
Nơi sản xuất
Số lượng
Đặc điểm kỹ thuật
Công suất
1
Máy sấy tần sôi
Thái Lan
1
Inox
11KW
2
Máy trộn lập phương
Việt Nam
1
Inox
1,5KW
3
Máy nhào trộn CH 150
Trung Quốc
1
Inox
3,5KW
4
Máy dập viên ZP 19
Trung Quốc
1
19 chày
2KW
5
Máy sát hạt đứng
Trung Quốc
1
Inox
5,5KW
6
Lưới sát hạt
Việt Nam
1
Inox
7
Máy xay
Việt Nam
1
Inox
3,5KW
8
Chậu, thùng, xúc hạt
Việt Nam
Inox
9
Máy ép vỉ UHLMAN
Đức
1
8,5KW
10
Máy hút bụi
1
Bảng 2.12: Máy móc thiết bị phân xưởng viên
(Nguồn:Phòngkế hoạch vật tư)
Qua bảng trên ta thấy máy móc thiết bị của xí nghiệp cũng tương đối hiện đại, quy trình sản xuất thực hiện chủ yếu trên máy móc do vậy chất các sai sót sẽ ít đi rất nhiều, đồng thời mức độ đồng nhất của nguyên vật liệu tương đối cao tạo ra thuốc có chất lượng tốt hơn. Như vậy các lỗi tạo ra chủ yếu do sự vận hành của con người.
2.1.Công thức 1 viên nén
Dạng bào chế: Viên nén
Hàm lượng: 250 mg
Công thức bào chế cho một viên thuốc:
Metronidazol: 250mg
Tinh bột: 200mg
Talc: 63 mg
Magnesi Stearat: 3 mg
2.2.Định tính và định lượng
Công bố về định tính: Chế phẩm phải có phản ứng định tính của Metronidazol (C9H6N3O3).
Công bố về định lượng: Hàm lượng của Metronidazol trong chế phẩm phải đạt từ 95,0% - 105,0% hàm lượng ghi trên nhãn.
2.3.Dạng bào chế của thuốc: Viên nén hình trụ dẹt, màu trắng.
2.4.Bảo quản:Trong bao bì kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng
2.5.Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
2.6. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất thuốc viên
Mô tả quá trình sản xuất
Lệnh sản xuất
Xử lý nguyên liệu
Cân
Tá dược dính
Trộn bột kép
Nhào ẩm tạo hạt
Xát hạt
Sấy hạt
Sửa hạt, trộn trơn bóng
Dập viên
Bao bì đóng gói ngoài
Màng nhôm, PVC
KN
KN
KN
KN
KS
KS
KS
KS
KS
KS
KS
KNBTP
Ép vỉ
Đóng gói
Nhập kho
KS
KS
KS
KNBTP
KNTP
Hình 2.3: Quy trình sản xuất thuốc viên nén Metronidazol
(Nguồn: Phòng đảm bảo chất lượng)
I. Pha chế: Tính toán công thức cho mẻ pha 100.000 viên
Công thức pha chế:
Metronidazol (100%): 25 kg
Tinh bột: 18 kg
Talc: 6 kg
Công thức điều chế tá dược tính cho 100.000 viên:
Tinh bột: 2 kg
Nước: 14 lít
Công thức trộn hạt khô cho 100.000 viên:
Talc: 0,3 kg
Magnesi Stearat: 0,3 kg
II.Chuẩn bị
Hoá chât:
Hoá chất lĩnh ở kho về (theo mẻ pha) đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm (đối chiếu với phiếu kiểm nghiệm), được xử lý như sau: Mở các thùng lấy hoá chất xay qua máy xay Inox với lưới rây cỡ 200 đến hết, để hoá chất vừa xay xong trong túi PE sạch, buộc kín, có nhãn đúng quy chế.
Xử lý tá dược:
Tất cả các tá dược đều được sát riêng qua rây cỡ 200, để riêng mỗi loại trong một túi PE sạch, có nhãn đúng quy chế, buộc kín.
Riêng Talc để trộn hạt khô phải sấy ở nhiệt độ 60oC trong 3 giờ, sau khi để nguội mới cho vào túi PE sạch có nhãn, buộc kín để bảo quản.
Dụng cụ:
Dụng cụ phải được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo trước khi làm.Thiết bị được làm sạch, khô và kiểm tra độ an toàn về vận hành phải đại đạt yêu cầu từ hôm trước.
Đồ bao gói:
Kiểm tra tiêu chuẩn màng nhôm, PVC, hộp trung gian theo phiếu kiểm nghiệm, số lượng theo lệnh sản xuất.
III.Tiến hành pha chế:
Cân:
Cân hoá chất và tá dược lần lượt theo công thức trên, để riêng mỗi loại sau khi cân trong mỗi chậu, trong quá trình tính toán, cân đong phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, vào sổ pha chế và hồ sơ lô theo đúng quy định của xí nghiệp.
Tạo bột kép:
Cho lần lượt các nguyên liệu đã cân vào máy nhào CH150, nhào trong 15 phút để được khối bột kép đồng nhất.
III.3.Điều chế tá dược dính:
Hoà tinh bột vào nước sau đó dùng nồi inox nấu thành hồ chín, để nguội.
Nhào ẩm tạo hạt:
Mở lắp thùng máy nhàođang chứa khối bột kép cho khoản 14 kg hồ đã được điều chế vào khối bột thuốc này, đậy nắp máy nhào, nhào trong khoảng 15 phút được khối ẩm đều, cho khối ẩm ra khỏi máy (khối tá dược dính cho vào có thể ít hoặc nhiều hơn một chút tù thuộc vào tính chất của từng lô hoá chất đem pha, độ ẩm và thời tiết môi trường).
Sát hạt: Thực hiện trên máy sát hạt Trung Quốc qua lưới rây cỡ 1250.
Sấy hạt:
Hạt sát xong được sấy bằng máy sấy tầng sôi, sấy ở nhiệt độ 55oC trong 60 phút, trong quá sấy cứ 15 phút dừng máy đảo hạt một lần. Hạt sấy khô được cho ra làm nguội rồi bảo quản trong túi PE sạch có nhãn đúng quy chế, buộc kín. Cân và ghi sổ hạt khô thu được vào sổ pha chế và hồ sơ lô theo quy định của xí nghiệp. Chuyển số hạt khô này sang phòng trộn để trộn tá dược trơn bóng.
Trộn hạt:
Sửa hạt: tiến hành sửa hạt đã sấy khô qua rây 1250
Trộn tá dược trơn bóng: Cho hạt khô và tá dược vào thùng nhào lập phương để trộn trơn bóng trong 5 phút, sau đó bảo quản trong túi PE sạch, có nhãn đúng quy chế, buộc kín. Cân số hạt cốm thu được sau khi trộn ghi vào sổ pha chế và hồ sơ lô theo quy định của xí nghiệp.
Kiểm nghiệm bán thành phẩm.
IV.Dập viên
Dập viên bằng máy dập ZP19 hoặc ZP33 tuỳ phân xưởng bố trí.
Dập tráng máy bằng hạt B (hạt tá dược) để ổn định vận hành máy.
Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm hạt cốm thuốc, tính khối lượng trung bình viên sao cho hàm lượng viên đạt 100%.
Cho cốm thuốc vào phễu máy dập, dùng tay quay bánh đà của máy dập để điều chỉnh độ nén và khối lượng viên theo yêu cầu đã tính toán, đến khi ổn định về khối lượng viên, độ chắc, độ rã của viên thì bật máy cho dập đại trà. Trong khi dập thường xuyên theo dõi độ chắc, độ rã và khối lượng trung bình của viên.
Viên dập đạt yêu được làm sạch ngay trong bột thuốc bám trên bề mặt bằng máy hút bụi, sau đó bảo quản trong túi PE sạch, có nhãn rõ ràng, buộc kín. Cân số viên đạt yêu thu được, ghi vào sổ dập viên và hồ sơ lô theo quy định của xí nghiệp.
Kiểm nghiệm bán thành phẩm viên.
V.Đóng gói
Ép vỉ:
Phòng ép vỉ phải có điều hoà nhiệt độ và máy hút ẩm, duy trì nhiệt độ phong từ 20 – 25oC, độ ẩm phòng từ 50 – 55%. Viên chỉ được ép vỉ khi đã đạt tiêu chuẩn sau khi có kết luận kiểm nghiệm bán thành phẩm.
Vỉ thuốc ép ra phải đảm bảo chất lượng kỹ thuật, vỉ thuốc làng lặn, không có viên sứt vỡ trong vỉ, trên vỉ in rõ số lô, hạn dùng theo quy chế. Đảm bảo 100% số vỉ ép ra được kiểm soát.
Vào kiện:
Các vỉ đạt yêu được cho vào hộp ngay trên dây truyền, kèm theo đơn hướng dẫn sử dụng.
Vào kiện, dán nhãn đầu hòm đúng quy chế.
Ghi hồ sơ lô theo đúng quy định của xí nghiệp.
Báo phòng kiểm nghiệm lấy mẫu kiểm nghiệm thành phẩm. Thành phẩm chỉ được nhập kho khi có kết quả kiểm nghiệm thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tiêu chuẩn cơ sở
Màng nhôm:
Chỉ tiêu
Yêu cầu kỹ thuật
Phương pháp thử
Kết quả
Hình thức
Phải đạt yêu theo đúng mẫu nhãn đã được đăng ký
Bằng cảm quan
Đạt
Nội dung nhãn
Phải đúng mẫu và đạt yêu cầu của từng loại thuốc
Bằng cảm quan
Đạt
Chiều rộng
Kích thước theo yêu câu của từng mặt hàng, sai số ± 0.15 cm
Dùng thước kỹ thuật đo 4 vị trí
Đạt
Độ dày
Kích thước theo yêu câu của từng mặt hàng, sai số ± 0.02 cm
Dùng thước kẹp Panme
Đạt
Độ phẳng nhẵn
Phải phẳng nhẵn, không châm kim, gẫy, nhàu nát. Các lớp màng phải tách được dễ dàng, không dính.
Bằng cảm quan
Đạt
Màu sắc
Màu sắc phải đồng nhất và đạt theo đúng mẫu đã được đăng ký
Đo bằng mắt thường
Đạt
Độ dính khi ép
Phải đạt yêu cầu
Dùng mỏ hàn đã cắm điện được 10 phút sau đó hàn lên miếng màng nhôm, PVC hai thứ đó phải dính vào nhau và không được bóc tách dễ dàng
Đạt
Bảng 2.13: Yêu cầu và phương pháp kiểm tra màng nhôm
b.Màng PVC
Chỉ tiêu
Yêu cầu kỹ thuật
Phương pháp thử
Kết quả
Hình thức
Các cuộn PVC phải được bọc giấy cẩn thận, bề mặt cuộn và hai đầu cuộn phải phẳng nhẵn, các mép PVC không được lượn sóng hay rách, quăn. Các cuộn PVC không được mốc, bẩn.
Bằng cảm quan
Đúng
Màu sắc
Đạt độ đồng nhất và đạt theo yêu cầu của từng mặt hàng.
So với mẫu chuẩn
Đạt
Chiều rộng
Kích thước theo yêu cầu của từng mặt hàng, sai số ±0,15 cm
Dùng thước kỹ thuật để đo ở 4 vị trí
Đạt
Độ dày
Kích thước theo yêu cầu của từng mặt hàng, sai số ±0,002 cm
Dùng thước kẹp Panme để đo
Đạt
Độ dính khi ép
Phải đạt theo yêu cầu
Dùng mỏ hàn đã cắm điện được 10 phút sau đó hàn lên miếng màng nhôm, PVC hai thứ đó phải dính vào nhau và không được bóc tách dễ dàng
Đạt
Bảng 2.14: Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm tra màng PVC
(Nguồn: Phòng đảm bảo chất lượng)
c.Tiêu chuẩn bán thành phẩm viên nén Metronidazol 250mg
Cốm
Hình thức cốm:
Tiêu chuẩn kỹ thuật: Cốm màu trắng ngà, đều màu, khô tơi, không có bụi bẩn. Kích thước hạt tương đối đồng đều, không có qua nhiều bột mịn, hạt phải có độ chắc thích hợp.
Phương pháp thử: bằng cảm quan
Độ ẩm:
Tiêu chuẩn kỹ thuật: < 5%
Phương pháp thử: Xác định cân bằng hàm lượng ẩm
Định lượng cốm:
Tiêu chuânt kỹ thuật: Hàm lượng Metronidazol (C6H9N3O3)
Phương pháp thử: Nghiền một lượng cốm trong cối sứ thành bột mịn. Cân một lượng cốm 0,2kg (tương ứng khoảng 100mg Metronidazol) cho vào bình định mức 200ml, thêm khoảng 100ml acid hydroclorid 0,1N, lắc kỹ, thêm acid hydroclorid 0,1N vừ đủ đến vạch. Lắc đều, lọc, bỏ 20ml dịch lọc đều, hút chính xác 2ml dịch lọc cho vào bình định mức 100ml thêm dung dịch acid hydroclorid 0,1N vừa đủ đến vạch, lắc đều. Đo độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch này ở bước sóng cực đại 277nm, cốc dày 1cm. Mẫu trắng là acid hydroclorid 0,1N, lấy A (1%, 1cm) của Metronidazol ở bước sóng cực đại 277nm là 377 để tính hàm lượng cốm.
Viên nén:
Hình thức viên:
Tiêu chuẩn kỹ thuật: Viên nén màu trắng ngà hình trụ, không có các vết bẩn trên mặ