Đồ án Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở nhà máy cơ khí ô tô - Uông Bí

Để đánh giá chung về tình trạng tài sản cố định của nhà máy ta xem xét và căn cứ theo chức năng hoạt động của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Tài sản cố định của nhà máy chỉ có loại tài sản cố định dùng trong sản xuất không có loại tài sản dùng ngoài sản xuất. Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu trình sản xuất kinh doanh. Sau mỗi kỳ về hiện vật bị hao mòn dần, về giá trị hao mòn được chuyển dần về giá trị sản phẩm như vậy tài sản cố định càng tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh thì càng cũ đi, số trích khấu hao càng lớn.

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7094 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở nhà máy cơ khí ô tô - Uông Bí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương pháp tuyến tính cố định x 1 hệ số nhất định. Tck = Tk x Hs Trong đó : Tk : Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố định. Hs : Là hệ số Các nhà kinh tế ở các nước thường dùng hệ số như sau : - TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 3 - 4 năm thì hệ số là 1,5 - TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 5 -6 năm thì hệ số là 2 - TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm thì hệ sốlà 2,5 MKH 1 2 3 4 5 NSD MKH Có thể biểu diễn phương pháp khấu hao này theo đồ thị sau : Ví dụ 4 : Một TSCĐ có giá trị ban đầu là 100.000.000đ, dự kiến thời gian sử dụng là 5 năm. Vậy tỷ lệ khấu hao bình quân tính theo phương pháp tuyến tính cố định là: Tk = 1/5 x 100 = 20% và số khấu hao hàng năm là cố định và bằng 20 triệu đồng. Theo phương pháp số dư giảm dần thì tỷ lệ khấu hao cố định sẽ là : TKH = 20% x 2 = 40%/năm Kết quả báng tính khấu hao hàng năm của TSCĐ trên Bảng số 02 Năm Mức khấu hao hàng năm Mức khấu hao luỹ kế Giá trị còn lại 1 100 x 40% = 40 40 60 2 60 x 40% = 24 64 36 3 36 x 40% = 14,4 78,8 21,6 4 21,6 x 40% = 8,64 87,04 12,96 5 12,96 x 40% = 5,184 92,224 7,776 Qua bảng khấu hao trên ta thấy, số tiền trích khấu hao hàng năm được giảm dần theo bậc thang luỹ thoái. Trong trường hợp biết nguyên giá tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản ở một năm xác định, ta có thể tính được tỷ lệ khấu hao hàng năm của phương pháp này theo công thức sau đây : Tkh = 1 . Trong đó : Tkh : Tỷ lệ khấu hao hàng năm Gci : Giá trị còn lại của TSCĐ cuối năm thứ i NG : Nguyên giá ban đầu của TCCĐ i : Là thứ tự của năm tính khấu hao (i = 1, n) Chẳng hạn : ở cuối năm thứ 4 (Theo ví dụ trên) ta có : Tkh = 1- hay 40% + Nhận xét : Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần : - Ưu điểm : Khả năng thu hồi vốn nhanh và phòng ngừa được hiện tượng mất giá do hao mòn vô hình. - Nhược điểm : Số tiền khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng không đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy móc. Người ta thường giải quyết tồn tại bằng cách: khi chuyển sang giai đoạn nửa cuối của thời gian phục hồi của tài sản cố định, ta có thể sử dụng phương pháp tuyến tính cố định. Mức trích khấu hao bình quân trong những năm cuối của thời gian sử dụng tài sản cố định sẽ bằng tổng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại. Bằng cách này sẽ thu hồi đủ vốn ban đầu. 3.3. Phương pháp khấu hao giản dần kết hợp với phương pháp khấu hao bình quân : Để khắc phục nhược điểm của phương pháp khấu hao giảm dần cũng như phương pháp khấu hao bình quân người ta sử dụng kết hợp cả hai phương pháp trên. B C 1 2 3 4 5 ND Đặc điểm của phương pháp này là : Trong những năm đầu sử dụng tài sản cố định (Thông thường là 70% thời gian sử dụng TSCĐ), người ta sử dụng phương pháp khấu hao giảm dần còn những năm cuối (30% thời gian sử dụng TSCĐ còn lại), thì thực hiện phương pháp khấu hao bình quân, có thể minh hoạ phương pháp theo sơ đồ sau : MKH A AC : Phương pháp khấu hao giảm dần kết hợp với phương pháp tuyến tính cố định AB : Phương pháp khấu hao giảm dần BC : Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định Ví dụ : Từ ví dụ của phương pháp khấu hao theo số dư giản dần kết hợp với phương pháp khấu hao bình quân ta có bảng tính số tiền khấu hao hàng năm như sau : Bảng 03 Năm Mức khấu hao hàng năm Mức khấu hao kỹ kế Giá trị còn lại 1 100 x 40% = 40 40 60 2 60 x 40% = 24 64 36 3 36 x 40% = 14,4 78,8 21,6 4 21,6 : 2 = 10,8 89,2 10,8 5 21,6 : 2 = 10,8 100 Tổng 100 3.4. Phương pháp khấu hao đảo : Theo phương pháp này số tiền trích khấu hao hàng năm được tính trên cơ sở nhân tỷ lệ khấu hao mỗi năm với nguyên giá của tài sản cố định và cố thể xác định bằng công thức tổng quát sau : MKT = TKT x NG Trong đó : MKT : Số tiền khấu hao TSCĐ ở năm thứ T (T = 1, n) TKT : Tỷ lệ khấu hao TSCĐ của năm thứ T NG : Nguyên giá TSCĐ Tỷ lệ khấu hao mỗi năm theo phương pháp này là tỷ lệ giảm dần được xác định bằng cách lấy số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định chi cho tổng số thứ tự năm sử dụng tài sản cố định. Số năm phục vụ còn lại của TSCĐ Tỷ lệ khấu hao mỗi năm (%) TKT = x 100 Tổng số thứ tự năm sử dụng Có thể biểu diễn phương pháp khấu hao tổng số qua đồ thị sau đây: MKH 1 2 3 4 5 NSD Chẳng hạn : Lấy lại ví dụ trên ta có bảng tính số tiền khấu hao, theo phương pháp tổng hợp như sau : Bảng số: 04 Năm Số năm SD còn lại Tỷ lệ khấu haô mỗi năm Mức trích khấu hao 1 5 5/15 = 0,333 = 33,3% 100 x 33,3% = 33,3 2 4 4/15 = 0,266 = 26,6% 100 x 26,6% = 26,6 3 3 33/15 = 0,200 = 20% 100 x 20% = 20 4 2 2/15 = 0,133 = 13,3% 100 x 13,3% = 13,3 5 1 1/15 = 0,066 = 6,6% 100 x 6,6% = 6,6 ồ 15 99,8 ằ 100 Theo phương pháp này, tỷ lệ khấu hao hàng năm ở năm thứ t có thể được xác định theo công thức sau : TKHt = Trong đó : TKHt : Tỷ lệ khấu hao ở thời điểm cần tính khấu hao t T : Thời gian dự kiến của TSCĐ t : Thời điểm (năm) cần tính tỷ lệ khấu hao Ví dụ : Để xác định tỷ lệ khấu hao ở năm thứ 4 ta có : TKH4 = Bảng so sánh kết quả các phương pháp khấu hao TSCĐ Bảng số : 05 Năm Phương pháp tuyến tính cố định Phương pháp số dư giảm dần Phương pháp số dư giảm dần kết hợp với tuyến tính cố định Phương pháp tổng số Mức KH hàng năm Luỹ kế Mức KH hàng năm Luỹ kế Mức KH hàng năm Luỹ kế Mức KH hàng năm Luỹ kế 1 20 20 40 40 40 40 33,3 33,3 2 20 40 24 64 24 64 26,6 59,9 3 20 60 14,4 78,4 14,4 78,4 20 79,9 4 20 80 8,64 87,04 10,8 89,2 13,3 93,2 5 20 100 5,184 92,224 10,8 100 6,6 ằ100 Nhận xét : Ưu điểm của việc sử dụng phương pháp khấu hao nhanh là giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Doanh nghiệp vừa có thể tập trung được vốn để thực hiện việc đổi mới máy móc thiết bị kịp thời, vừa giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình. Nhà nước có thể cho phép áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để tính chi phí khấu hao trong việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, để tạo điều kiện cho DN thu hồi vốn nhanh. Điều đó được coi như là một biện pháp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu DN thực hiện khấu hao theo phương pháp này thì giá thành sản phẩm ở những năm đầu của thời hạn khấu hao phải chịu khoản chi phí khấu tương đối lớn và sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh. Các phương pháp "khấu hao nhanh" nêu trên đều có cùng một ưu điểm là thu hồi vốn nhanh nên có thể tránh được sự mất giá do hao mòn vô hình. Vì vậy các phương pháp khấu hao nhanh có thể áp dụng phổ biến ở những DN có trình độ trang bị máy móc hiện đại như ngành điện tử, tin học. Việc nghiên cứu các phương pháp khấu hao tài sản cố định là một căn cứ quan trọng giúp cho DN lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình, đảm bảo cho việc thu hồi, bảo toàn và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn cố định, đồng thời cũng là căn cứ cho việc lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp. 2.4.4. Chế độ khấu hao Tài sản cố định : Việc phản ánh tăng hay giảm nguyên giá tài sản cố định trong kỳ được thực hiện tại thời điểm tăng hay giảm TSCĐ đó trong tháng. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ tăng, giảm, ngừng tham gia hoạt động kinh doanh (đưa vào cất giữ theo quy định của Nhà nước, chờ thanh lý...) trong tháng, được trích hoặc thôi trích khấu hao từ tháng tiếp theo. Ngoài ra theo quy định của chế độ tài chính hiện hành các DN có quyền sử dụng các TSCĐ để cầm cố, thế chấp , cho thuê (thuê hoạt động)... nhưng DN vẫn phải tính và trích khấu hao với những TSCĐ này vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Đối với những TSCĐ thuê hoạt động, doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo các quy định trong hợp đồng thuê. Doanh nghiệp không trích khấu hao đối với những TSCĐ này, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Đối với những TSCĐ thuê tài chính, doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao như đối với TSCĐ thuộc sở hữu của mình và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng thuê TSCĐ. 2.5. Công tác sửa chữa tài sản cố định: Sửa chữa TSCĐ có ý nghĩa lớn, thể hiện trên các mặt sau: - TSCĐ ảnh hưởng đến năng suất lao động, đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra, đến việc đáp ứng yêu cầu của quá trình tổ chức sản xuất. - Bảo dưỡng, sửa chữa tốt TSCĐ sẽ làm tăng thời gian sử dụng có ích góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Bản thân các loại TSCĐ, nhất là máy móc thiết bị hiện đại, tự động hoá cao một bộ phận chi tiết hỏng sẽ làm toàn bộ dây chuyền ngừng hoạt động. - Do đặc điểm nền kinh tế nước ta hiện nay, sản xuất thủ công xen lẫn với cơ khí, máy móc nhiều loại, nhiều kiểu do nhiều nước sản xuất nên việc bảo dưỡng, sửa chữa rất là quan trọng và phức tạp. Việc sửa chữa TSCĐ trong doanh nghiệp phần lớn được tiến hành theo chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch. Khái niệm : Chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch là tổng hợp các biện pháp tổ chức, kỹ thuật, phục vụ bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa. Những biện pháp đó được tiến hành theo kế hoạch làm giảm hao mòn, ngăn ngừa sự cố, đảm bảo hoạt động bình thường của TSCĐ. Đặc điểm : Đặc điểm cơ bản của chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch là lấy sửa chữa dự phòng làm chính thức là không đợi TSCĐ hỏng mới sửa chữa mà sửa chữa trước khi TSCĐ hỏng bởi vì ta đã biết TSCĐ hao mòn không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với thời gian sử dụng mà đến điểm vượt giới hạn X nào đó TSCĐ sẽ hao mòn rất nhanh. Một số đặc điểm nữa của chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch là công việc sửa chữa dự phòng theo kế hoạch là cứ đến ngày tháng quy định là đưa TSCĐ ra sửa chữa và xác định nội dung trước khi tiến hành sửa chữa. Nội dung của chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch : Nội dung bao gồm : Bảo dưỡng kiểm tra định kỳ và sửa chữa lớn, vừa, nhỏ. - Bảo dưỡng máy móc thiết bị bao gồm việc tra, thay dầu mỡ, giữ gìn, tôn trọng nội quy bảo quản, vận hành mày. Nhiệm vụ bảo dưỡng chủ yếu do người được giao nhiệm vụ vận hành đảm nhận. - Kiểm tra định kỳ là căn cứ vào tiến độ kiểm tra đã được quy định trong kế hoạch và định kỳ xem xét máy, qua đó phát hiện ra những bộ phận hư hỏng cần sửa chữa hoặc thay thế. Nhiệm vụ kiểm tra định kỳ do cán bộ kỹ thuật phối hợp với người vận hành thực hiện. - Sửa chữa máy móc thiết bị được chia thành 3 loại : Sửa chữa nhỏ thường xuyên, sửa chữa bảo dưỡng các cấp, trung tu đại tu. + Sửa chữa nhỏ thường xuyên : là việc sửa chữa thay thế một số chi tiết hư hóc nhỏ không cơ bản của thiết bị. + Sửa chữa bảo dưỡng các cấp : các thiết bị ngoài việc sửa chữa thường xuyên phải tiến hành bảo dưỡng từ cấp 1, cấp 2, cấp 1000 giờ, cấp 2000 giờ. Trung tu, đại tu : Thiết bị qua các kỳ bảo dưỡng với thời gian sử dụng nhiều, thiết bị kém hoạt động cần phải thay thế một số bộ phận hoặc một số cụm chi tiết lớn và quan trọng để khối phục năng lực hoạt động của thiết bị. - Cấc hình thức tổ chức sửa chữa : + Sửa chữa phân tán : Tự các phân xưởng tổ chức sửa chữa lấy. Ưu điểm của hình thức này là kết hợp được giữa sửa chữa với sản xuất và được tiến hành kịp thời nhưng nhược điểm là không tận dụng hết khả năng của công nhân sửa chữa hoặc ngược lại không đảm bảo hết khối lượng sửa chữa. + Sửa chữa tập trung : Mọi việc sửa chữa do một bộ phận của doanh nghiệp đảm nhận. Ưu điểm là tận dụng dược khả năng của công nhân, chuyên môn hoá hoạt động sửa chữa. Nhưng lại có nhược điểm là không kết hợp được giữa sản xuất và sửa chữa. + Sửa chữa hỗn hợp : Tận dụng ưu điểm và khắc phục nhược điểm của 2 hình thức sữa chữa trên, trong đo sữa chữa nhỏ thường xuyên do đơn vị quản lý tài sản tự sửa chữa, còn sửa chữa bảo dưỡng các cấp và trung đại tu do phân xưởng sửa chữa của doanh nghiệp đảm nhận. 2.6. Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng tài sản cố định: Để đánh giá và làm rõ được tình trạng tài sản của một doanh nghiệp thì cần phải phân tích đánh giá các chỉ tiêu chủ yếu sau: - Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ: Tỷ suất này cho thấy số vốn tự có của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ là bao nhiêu. Doanh nghiệp nào có khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh thì tỷ suất này thường lớn hơn 1 và sẽ là điều mạo hiểm khi doanh nghiệp đi vay ngắn hạn để mua sắm TSCĐ, vì TSCĐ thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh lâu dài nên không thể thu hồi nhanh chóng được và không trực tiếp hoạt động để sinh lời và lợi nhuận tạo ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu do lưu chuyển của tài sản lưu động. Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = Giá trị TSCĐ - Hệ thống hao mòn của TSCĐ: chỉ tiêu này biểu hiện mức độ hao mòn của TSCĐ và phản ánh TSCĐ mạnh hay yếu. Giá trị hao mòn Hệ số hao mòn = Nguyên giá TSCĐ - Hệ số sử dụng TSCĐ : Chỉ tiêu này phản ánh mức độ TSCĐ được sử dụng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó huy động tốt TSCĐ vào sản xuất kinh doanh. Nguyên giá TSCĐ sử dụng trong SXKD Hệ số sử dụng TSCĐ = Tổng nguyên giá TSCĐ Hệ số sử dụng số lượng máy móc thiết bị hiện có (HSL) Số thiết bị làm việc thực tế bình quân HSL = Số thiết bị hiện có bình quân Hệ số này phản ánh khái quát tình hình huy động số lượng máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp vào hoạt động. * Tình hình sử dụng về thời gian : Sử dụng tốt thời gian làm việc của máy móc thiết bị là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, để đánh giá hiệu quả tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất cần tính và so sánh các chỉ tiêu sau đây : - Hệ số sử dụng thời gian cố định : Thời gian làm việc thực tế của thiết bị Hệ số sử dụng thời gian chế độ = Thời gian làm việc theo chế độ - Hệ số sử dụng thời gian kế hoạch : Thời gian làm việc thực tế Hệ số sử dụng thời gian kế hoạch = Thời gian làm việc kế hoạch Trong đó : + Thời gian làm việc theo chế độ là thời gian làm việc của máy móc thiết bị theo chế độ quy định, nó phụ thuộc vào chế độ trong ca máy, số ca làm việc trong một ngày đêm và số ngày làm việc theo chế độ quy định trong một kỳ phân tích. + Thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị sản xuất là thời gian máy tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, bao gồm cả thời gian chuẩn bị cho máy móc làm việc. + Thời gian làm việc có ích của máy móc thiết bị sản xuất là thời gian máy dùng vào sản xuất ra sản phẩm hợp quy cách bằng thời gian làm việc thực tế trừ đi thời gian chuẩn bị, thời gian làm ra sản phẩm hỏng. + Để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị về thời gian phải tìm mọi biện pháp để giảm được tối đa thời gian chuẩn bị, thời gian sản xuất ra sản phẩm nâng cao thời gian máy làm việc có ích. * Tình hình sử dụng về công suất : - Hệ thống sử dụng công suất : Công suất thực tế của thiết bị Hệ số sử dụng công suất thiết bị = Công suất thiết kế * Tình hình sử dụng tổng hợp máy móc thiết bị : Hệ số sử dụng Hệ số sử dụng Hệ số sử dụng Hệ số sử dụng = x x tổng hợp MMTB số lượng MMTB Thời gian MMTB công suất MMTB Như vậy : Hệ số sử dụng tổng hợp MMTB chịu sự ảnh hưởng theo quan hệ tích số của 3 nhân tố, nó cho thấy để khai thác hiệu quả máy móc thiết bị cần khai thác đồng thời và triệt để cả ba mặt : Số lượng, thời gian, và năng suất. Sơ đồ sử dụng máy móc thiết bị: Về số lượng Tổng số máy móc thiết bị hiện có Đã lắp Chưa lắp Đang hoạt động Không hoạt động Về thời gian Tổng số giờ máy làm việc chế độ Tổng số giờ máy làm việc chế độ Tổng số giờ máy ngừng làm việc theo kế hoạch Tổng số giờ máy làm việc thực tế Tổng số giờ máy ngừng làm việc ngoài kế hoạch Về công suất Công suất thiết kế Công suất kế hoạch Công suất thực tế Tiềm năng chưa được sử dụng của máy móc thiết bị Như vậy: Để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị phải tận dụng hết tối đa vế số lượng máy hiện có, quỹ thời gian làm việc của máy móc và công suất của máy móc thiết bị. Trong sơ đồ trên : + Vấn đề tận dụng thời gian và làm việc chỉ đặt ra đối với máy móc thiết bị đang hoạt động. + Vấn đề tận dụng công suất để đặt ra đối với thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị. Qua sơ đồ trên cũng cho ta thấy để tăng hiệu quả sử dụng sử dụng máy móc thiết bị phải phải chú ý cả 3 mặt : - Tận dụng tối đa số máy hiện có bằng cách đưa vào sử dụng những MMTB chưa lắp, không hoạt động, xử lý những MMTB không cần dùng chờ thanh lý. Tận dụng quỹ thời gian máy bằng cách giảm thiểu thời gian máy ngừng ngoài kế hoạch. - Trong thời gian máy được sử dụng tối đa công suất của máy thông qua qua đó nâng cao tay nghề của công nhân, đồng bộ hoá năng lực sản xuất của các khâu khác nhau trong dây truyền sản xuất. 2.7. Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị: Để phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị ta so sánh giữa số lượng MMTB làm việc thực tế với số lượng MMTB theo kế hoạch (H). Số lượng MMTB thực tế sử dụng H = x 100 Số lượng MMTB theo kế hoạch Hệ số này phản ánh việc huy động MMTB voà sử dụng có hoàn thành kế hoạch hay không. Nếu không hoàn thành kế hoạch phải tìm ra các nguyên nhân để khắc phục từ đó nâng cao hiệu quả MMTB. - Tình hình sử dụng MMTB ảnh hưởng rất lớn đến tổng sản lượng sản xuất của đơn vị, để thấy rõ hơn sự ảnh hưởng này ta lần lượt nghiên cứu từng ảnh hưởng của từng nhân tố (số lượng, thời gian, công xuất của MMTB) đến sản lượng sản xuất của đơn vị cụ thể như sau : Q =T x h x P Trong đó : Q : Tổng sản lượng sản xuất ra T : Số lượng MMTB P : Công suất của MMTB h : Thời gian làm việc của MMTB Quy định : Q1, T1, h1, P1 là số liệu kỳ thực hiện. Tkh, Pkh, hkh là số liệu kỳ kế hoạch. ảnh hưởng của số lượng MMTB đến tổng sản lượng sản xuất của đơn vị. Q1 = T1hkhPkh - TkhhkhPkh ảnh hưởng nhân tố thời gian làm việc của MMTB đến tổng sản lượng sản xuất ra của đơn vị là : Q2 = T1h1 P0 - T1 h0 P0 ảnh hưởng của nhân tố máy móc đến tổng sản lượng sản xuất ra của đơn vị : Q3 = T1 h1 P1 - T1 h1 P0 Tổng hợp ảnh hưởng của 3 nhân tố đến giá trị tổng sản lượng của đơn vị là: Q = Q1 + Q2 + Q3 Từ việc xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổng sản lượng ra ta biết được ảnh hưởng nhân tố nào là không tốt từ đó tìm biện pháp khắc phục. Chương III Phân tích tình hình tài sản cố định ở nhà máy 3.1 Hiện trạng tài sản cố định ở nhà máy Nhà máy cơ khí ô tô Uông Bí là một doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty than Việt Nam. Với đặc thù sản phẩm của ngành cơ khí nói chung và của nhà máy nói riêng. Tài sản cố định của nhà máy được đánh giá lại vào năm 1997 theo quyết định 1062 của Bộ tài chính. Tính đến 0h ngày 01 tháng 01 năm 2002 theo báo cáo kiểm kê thì tình hình chung của tài sản cố định của nhà máy là : - Tổng nguyên giá tài sản cố định : 16.048.437.929đồng. - Hao mòn tài sản cố định : 6.468.352.579 đồng. - Giá trị còn lại : 5.494.770.567đồng. Tài sản cố định của nhà máy được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 8: Chi tiết tài sản cố định của nhà máy tính đến 0h ngày 01 tháng 01 năm 2002. TT Tên tài sản cố định Đơn vị Số lượng A1 Nhà cửa Cái 02 1 Nhà xưởng chính Cái 01 2 Nhà đúc (Xưởng ác quy mới) Cái 01 3 Nhà ác quy tàu điện Cái 01 4 Nhà lắp ráp đèn mỏ Cái 01 5 Nhà ép nhựa Cái 01 6 Nhà rèn Cái 01 7 Nhà giao ca Cái 01 8 Nhà kho vật tư Cái 03 9 Nhà văn phòng Cái 01 10 Nhà ở tập thể Dãy 05 11 Nhà trẻ Cái 01 A2 Vật kiến trúc 1 Tường vây m 2000 2 Đường ô vào nhà máy m 1500 3 Hệ thống cấp nước sản xuất ác quy m 800 4 Bể nước công nghiệp Cái 01 A3 Máy móc thiết bị truyền dẫn 1 Trạm biến áp 320 KV/ 6/ 04 - 320 KVA Trạm 01 A4 Máy móc thiết bị công tác I Máy tiện 1 Máy tiện I K 02 số 138 Cái 04 2 Máy tiện 1 A 616 Cái 04 3 Máy tiện 1M 63 Cái 02 4 Máy tiện Trung Quốc CA Cái 02 II Máy doa mai 1 Máy doa xy lanh 278 - H Cái 01 2 Máy doa biên 2610 (YPb - BIM) Cái 01 3 Máy đánh bóng xy lanh 3b - 833 Cái 01 4 Máy doa ngang 2A 614 - 1 Cái 01 5 Máy mai trục cơ 3A - 423 Cái 01 6 Máy mai tròn 3A - 130 Cái 01 7 Máy mài phẳng 3b - 740 Cái 01 III Máy khoan 1 Máy khoan đứng 2A Cái 02 2 Máy khoan cần 2H - 55 Cái 01 IV Máy phay bào 1 Máy phay đứng 6M 12T Cái 01 2 Máy phay răng 5A 312 Cái 01 3 Máy cán ren Kp W 25 x 100 Cái 01 4 Máy phay vạn năng 6M 82 Cái 01 5 Máy phay ngang 6M 82 Cái 01 6 Máy bào 7M 36 Cái 01 V Máy gia công gỗ Cái 02 1 Máy bào gỗ CT 3 - 5 Cái 01 2 Máy bào gỗ C14 Cái 01 VI Máy gia công áp lực 1 Máy đột nhập liên hợp Hb 633 Cái 01 2 Máy CP ma sát/ 1232 Cái 01 3 Máy búa Mb 134 Cái 01 4 Máy búa Mb 412 Cái 01 5 Dầm cầu trục chạy điện 8T Cái 01 6 Lò tôi cao tần GP - 60 Cái 01 7 Băng thử công suất E40 Cái 01 8 Hệ thống mạ Ni - Cr Cái 01 9 Máy ép than trục khuyên Cái 01 10 Máy hàn kempomat Cái 01 VII Máy móc sản xuất ác quy 1 Máy trộn màu Cái 01 2 Máy đập nhựa SP 250 Cái 01 3 Máy phun ép nhựa Sz 800w Cái 01 4 Máy phun ép nhựa XS 250/ 1600 Cái 01 5 Máy phun ép nhựa XSZy 500 Cái 01 6 Máy sấy nhựa 161. A.1 Cái 01 7 Máy thủy lực YTD 71.45A Cái 01 8 Máy đột JG 23 - 40A Cái 01 9 Máy nén khí W 10/A Cái 01 10 Máy đột JG 23 - 16A Cái 01 11 Khuôn mẫu sản xuất mũ lò Bộ 01 12 Khuôn mẫu sản xuất đèn mỏ Bộ 01 13 Trang thiết bị kiểm nghiệm mũ lò đèn Bộ 01 14 Máy điều chỉnh điện áp chỉnh lưu ZSJ - 160 Cái 01 15 Máy điều chỉnh điện áp cảm ứng Cái 01 16 Tủ chỉnh lưu ZHF - 600 - 1230 Cái 01 17 Tủ điện trở điều chỉnh BL. 7/ 31 Cái 01 18 Tủ điều khiển xoay chiều XLF Cái 01 19 Tủ điều khiển một chiều XL 21 - G Cái 01 20 Hệ thống trang thiết bị điều chế dung dịch Bộ 01 21 Hệ thống trang thiết bị điều chế nước Bộ 01 22 Thiết bị thải cục bộ Bộ 01 23 Hệ thống trang thiết bị xử lý rác thải Bộ 01 24 Hệ thống thiết bị hàn tổ cực Bộ 01 25 Hệ thống thiết bị gia nhiệt nước Bộ 01 26 Hệ thống thiết bị hàn và thử khí Bộ 01 27 Trang thiết bị chuyên lắp ráp Bộ 01 28 Trang thiết bị thử nghiệm ắc quy Bộ 01 A5 Phương tiện vận tải 1 Xe Kpa 3257 - 142 - 2884 Cái 01 2 Xe Ipa W50L - 14l - 0935 Cái 01 3 Xe Ifa W50L - 14L - 3952 Cái 01 4 Xe Ba Đình - 14L - 1157 Cái 01 5 Xe U oát 469 - 14L 0575 Cái 01 6 Xe DAEWWOO 14L - 3619 Cái 01 A6 Dụng cụ quản lý 1 Máy photocoppy Cái 01 2 Máy vi tính Cái 07 Tổng giá trị phần máy móc thiết bị công tác là : 8.044.780.303đ Tổng giá trị phần nhà cửa vật kiến trúc là : 4.648.544.317đ Tổng giá trị phần phương tiện vận tải là : 817.055.000đ Tổng giá trị thiết bị dụng cụ quản lý là : 177.342.309đ Tài sản cố định khác (tài sản cố định vô hình + phúc lợi công cộng) là : 2.396.716.000đ Do đầu tư thêm giá trị sản xuất ắc quy của Trung Quốc vào năm 1998. Vì vậy giá trị tài sản cố định vô hình của nhà máy chiếm 2.319.770.000đ là tiền thuê chuyên gia công nghệ. 3.2. Đánh giá chung về tình trạng tài sản cố định của nhà máy Để đánh giá chung về tình trạng tài sản cố định của nhà máy ta xem xét và căn cứ theo chức năng hoạt động của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Tài sản cố định của nhà máy chỉ có loại tài sản cố định dùng trong sản xuất không có loại tài sản dùng ngoài sản xuất. Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu trình sản xuất kinh doanh. Sau mỗi kỳ về hiện vật bị hao mòn dần, về giá trị hao mòn được chuyển dần về giá trị sản phẩm như vậy tài sản cố định càng tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh thì càng cũ đi, số trích khấu hao càng lớn. Hệ số hao mòn tài sản cố định được xác định như sau: Số tiền đã trích khấu hao TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ = x 100 Nguyên giá của TSCĐ 6.468.352.579 Hệ số hao mòn TSCĐ = x 100 = 40,30% 16.048.437.929 Hệ số này cho thấy tài sản cố định của nhà máy là còn mới chiếm 59,7% tổng giá trị đầu tư ban đầu. Nhưng trên thực tế để đánh giá chính xác hơn về tình trạng tài sản cố định của nhà máy. Riêng phần giá trị của máy móc sản xuất ắc quy mới được đầu tư chiếm: Tổng nguyên giá máy móc sản xuất ắc quy : 6.105.300.615đ Giá trị hao mòn lũy kế : 610.530.048đ Giá trị còn lại của máy móc sản xuất ắc quy : 5.494.770.567đ 610.530.048 Hệ số hao mòn TSCĐ = x 100 = 9,9% (Máy móc sản xuất ắc quy) 6.105.300.615 Những máy móc thiết bị dùng cho chế tạo và sửa chữa sản phẩm cơ khí hầu hết có thời gian sử dụng tương đối lâu (từ những năm bao cấp), nhưng do khó khăn chung của những mỏ khai thác than trong khu vực, không thực hiện những kế hoạch sửa chữa trung, đại tu xe máy theo kế hoạch đề ra. Vì vậy những máy móc này vẫn được nhà máy tu sửa và sử dụng được, nhà máy vẫn tiến hành khai thác đặc điểm của những máy móc thiết bị máy lạc hậu về công nghệ - công xuất thấp - khả năng tự động hóa cao. TSCĐ mới đưa vào sử dụng năm 2001 Hệ số đổi mới TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ cuối năm 6.105.300.615 = x 100 = 38,04% 16.048.437.929 - Nhận xét: Hệ số đổi mới TSCĐ = 38,04 nói lên nhà máy đã chú trọng công tác đổi mới TSCĐ đầu tư thêm dây truyền công nghệ sản xuất ắc quy. Nguyên giá TSCĐ - Mức trang thiết bị TSCĐ = cho một đơn vị lao động Số lao đồng bình quân = - Nhận xét : Mức trang thiết bị TSCĐ cho một đơn vị lao động của nhà máy rất cao đạt 70.237.720đ/ 1 đơn vị lao động. Tiềm năng về trang bị kỹ thuật TSCĐ của nhà máy là rất lớn. 3.3. Phân tích cơ cấu TSCĐ: Bảng 9 : Kết cấu TSCĐ của nhà máy TT Phân loại theo kết cấu Nội dung 1 Nhà cửa - vật kiến trúc Bao gồm nhà làm việc - nhà xưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình sử dụng tài sản cố định và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở nhà máy cơ khí ô tô - Uông Bí.DOC
Tài liệu liên quan