MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4
1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính. 4
1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp. 4
1.1.2. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiêp. 6
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 6
1.2. Nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 8
1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 11
1.3. Phương pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp. 12
1.3.1. Phương pháp phân tích tài chính. 12
1.3.2. Nội dung và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp. 15
CHƯƠNG 2 28
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TÁC ĐÁ VIỆT NAM QUA NĂM 2009 VÀ NĂM 2010 28
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam. 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Chế Tác Đá Việt Nam. 28
2.1.2. Chức năng, nhiêm vụ, cơ cấu tổ chức, mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty. 29
2.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây. 36
2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Chế tác Đá Việt Nam qua năm 2009 và năm 2010. 37
2.2.1. Phân tích khái quát báo cáo tài chính của công ty qua hai năm 2009 và 2010. 37
2.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính của công ty. 50
2.2.3. Phân tích rủi ro tài chính. 57
2.2.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính (sử dụng đẳng thức Dupont). 60
2.2.5. Phân tích các đòn bẩy tài chính 67
2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính 72
CHƯƠNG 3 74
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN CHẾ TÁC ĐÁ VIỆT NAM 74
3.1. Đánh giá chung 74
3.2. Một số giải pháp củng cố tình hình tài chính tại công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam. 75
3.2.1. Biện pháp 1: Giảm lượng hàng tồn kho trong sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu nâng cao hiệu quả tài chính. 75
3.2.2. Biện pháp mở rộng qui mô sản xuất làm tăng doanh thu 80
3.2.3. Kết quả thực hiện biên pháp. 87
KẾT LUẬN 90
93 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3684 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị (đồng)
TT(%)
Giá trị (đồng)
TT(%)
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150)
16,434,728,784
31.28
9,606,554,480
22.31
6,828,174,304
71.08
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
2,189,380,166
4.17
1,076,755,324
2.50
1,112,624,842
103.33
1. Tiền
2,189,380,166
4.17
1,076,755,324
2.50
1,112,624,842
103.33
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
-
4,500,000,000
10.45
0
1. Đầu tư ngắn hạn
-
4,500,000,000
10.45
0
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
6,402,164,305
12.18
2,019,188,398
4.69
4,382,975,907
217.07
1. Phải thu khách hàng
5,778,891,089
11.00
1,986,534,536
4.61
3,792,356,553
190.9
2. Trả trước cho người bán
610,853,253
1.16
610,853,253
100
5. Các khoản phải thu khác
12,419,963
0.02
32,653,862
0.08
-20,233,899
(61.96)
IV. Hàng tồn kho
7,338,346,069
13.97
1,598,595,657
3.71
5,739,750,412
359.05
1. Hàng tồn kho
7,338,346,069
13.97
1,598,595,657
3.71
5,739,750,412
359.05
V. Tài sản ngắn hạn khác
504,838,244
0.96
412,015,101
0.96
92,823,143
22.53
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
74,430,577
0.14
77,010,292
0.18
-2,579,715
(3.35)
2. Thuế GTGT được khấu trừ
254,117,385
0.48
230,184,959
0.53
23,932,426
10.40
4. Tài sản ngắn hạn khác
176,290,282
0.34
104,819,850
0.24
71,470,432
68.184
B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260)
36,110,952,713
68.72
33,452,992,973
77.69
2,657,959,740
7.95
II. Tài sản cố định
34,634,455,527
65.91
31,626,239,914
73.45
3,008,215,613
9.51
1. Tài sản cố định hữu hình
34,543,775,018
65.74
31,610,639,914
73.41
2,933,135,104
9.28
- Nguyên giá
41,971,048,504
35,272,585,895
6,698,462,609
18.99
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(7,427,273,486)
(3,661,945,981)
-3,765,327,505
102.82
3. Tài sản cố định vô hình
12,000,000
0.02
15,600,000
0.04
-3,600,000
(23.08)
- Nguyên giá
18,000,000
18,000,000
0
0
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(6,000,000)
(2,400,000)
-3,600,000
150
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
78,680,509
0.15
-
V. Tài sản dài hạn khác
1,476,497,186
2.81
1,826,753,059
4.24
-350,255,873
(19.17)
1. Chi phí trả trước dài hạn
1,476,497,186
2.81
1,826,753,059
4.24
-350,255,873
(19.17)
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200)
52,545,681,497
100
43,059,547,453
100
9,486,134,044
22.03
(Nguồn: Phòng TC – KT)
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
Nhìn chung tại thời điểm 31/12/2010, tổng tài sản của công ty biến động tương đối lớn so với thời điểm 31/12/2009 cả về giá trị và tỷ trọng. Tổng tài sản tăng lên hơn 9,4 tỷ đồng tương ứng với 22,03%. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 71,08%, tài sản dài hạn tăng 7,95%. Nguyên nhân chủ yếu do các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, hàng tồn kho để có thể phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty và chính sách cho khách hàng thanh toán chậm để thu hút được khách hàng đến với công ty. Trong những năm mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty đã có tỷ lệ tăng trưởng và có lợi nhuận trong năm 2010.
Tài sản ngắn hạn chiếm 22,28% trong tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2009, tăng lên 32,28% thời điểm 31/12/2010. Tài sản ngắn hạn thời điểm 31/12/2010 tăng lên 6.828.174.304 đồng so với thời điểm 31/12/2009 tương ứng với 71.08%. Tài sản ngắn hạn tăng lên chủ yếu do các nguyên nhân sau.
Trong các khoản làm tăng tài sản ngắn hạn phải kể đến khoản hàng tồn kho. Trong thời gian 31/12/2009 là gần 1,6 tỷ đồng, đến thời điểm 31/12/2010 tăng lên hơn 7,3 tỷ đồng tăng lên 5,7 tỷ đồng tương ứng tăng 359,05%. Nguyên nhân làm hàng tồn kho tăng chủ yêu do tích trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất dở dang và thành phẩm trong kho chưa giao cho khách hàng. Hàng tồn kho của công ty tăng cho thấy công ty đã đi vào ổn định sản xuất cần phải tích trữ nguyên vật liệu để chủ động hơn trong việc sản xuất, các đơn đặt hàng của các khách hàng cũng tăng lên đáng kể nên các sản phẩm đang chế tác chưa giao cho khách hàng còn tương đối lớn.
Các khoản phải thu ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2010 cũng tăng tương đối lớn so với 31/12/2009 là gần 4,4 tỷ đồng tương ứng tăng 217,07%. Nguyên nhân chủ yếu khoản phải thu từ các khách hàng 31/12/2010 tăng lên so với 31/12/2009 là gần 3,8 tỷ đồng tương ứng tăng 190,9%, trả trước cho người bán thời điểm 31/12/2010 tăng lên 610 triệu đồng tương ứng 100% so với 31/12/2009. Công ty mới đi vào hoạt động và sản xuất kinh doanh chưa có nhiều khách hàng, và đặc thù là sản xuất vật liệu xây dựng nên khoản phải thu tại công ty tương đối cao. Từ đây có thể thấy tình hình tài chính của công ty cũng tương đối ổn định khi cho khách hàng thanh toán chậm.
Tài sản ngắn hạn tăng còn do tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm 31/12/2010 tăng lên so với thời điểm 31/12/2009 là 1,1 tỷ đồng tương ứng 103,33%. Ta thấy lượng tiền mặt tại công ty tương đối cao như vậy cũng không được tốt vì gây ứ đọng vốn, lãng phí. Công ty nên có cách dự trữ tiền trong két sao cho hợp lý nhất để đảm bảo ổn định tình hình tài chính và có thể sinh lợi.
Tài sản dài hạn tại thời điểm 31/12/2010 chiếm 68,72% tổng tài sản, 31/12/2010 chiếm 77,69% tuy tỉ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản có giảm nhưng giá trị của tài sản dài hạn tăng. Tài sản dài hạn 31/12/2010 tăng lên hơn 2,6 tỷ đồng tương ứng với 7,95%. Nguyên nhân tài sản dài hạn tăng do tài sản cố định hữu hình tăng do công ty đã đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất. Điều này chứng tỏ Công ty đã đầu tư vào mua sắm thiết bị nhằm tăng sản lượng. Từ đây có thể thấy được năng lực sản xuất của công ty, hứa hẹn khả năng phát triển tốt trong năm tiếp theo.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Tổng nguồn vốn cho thấy quy mô mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ và khả năng huy động vốn từ nguồn khác nhau nó cũng phản ánh quy mô của doanh nghiệp.
Trên cơ sở phần Nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán năm 2010 của công ty ta có bảng tỷ trọng các loại nguồn vốn so với tổng nguồn vốn của công ty như sau:
Bảng 2.3. Bảng cơ cấu nguồn vốn
NGUỒN VỐN
31/12/2010
31/12/2009
Chênh lệch
Giá trị
TT (%)
Giá trị
TT (%)
Giá trị
TT(%)
A.NỢ PHẢI TRẢ
(300 = 310+330)
7,412,756,059
14.11
3,588,129,632
8.33
3,824,626,427
106.59
I.Nợ ngắn hạn
5,652,080,059
10.76
1,252,211,432
2.91
4,399,868,627
351.37
1. Vay và nợ ngắn hạn
704,270,400
1.34
667,405,200
1.55
36,865,200
5.52
2. Phải trả người bán
3,740,209,815
7.12
451,636,284
1.05
3,288,573,531
728.15
3. Người mua trả tiền trước
99,850,000
0.19
99,850,000
4. Thuế và các khoản phải nôp Nhà nước
589,971,067
1.12
13,033,998
0.03
576,937,069
4426.40
5. Phải trả người lao động
267,649,920
0.51
115,843,437
0.27
151,806,483
131.04
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
250,128,857
0.48
4,292,513
0.01
245,836,344
5,727.10
II. Nợ dài hạn
1,760,676,000
3.35
2,335,918,200
5.42
(575,242,200)
(24.63)
4. Vay và nợ dài hạn
1,760,676,000
3.35
2,335,918,200
5.42
(575,242,200)
(24.63)
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430)
45,132,925,438
85.89
39,471,417,821
91.67
5,661,507,617
14.34
I. Vốn chủ sở hữu
45,132,925,438
85.89
39,471,417,821
91.67
5,661,507,617
14.34
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
40,000,000,000
76.12
40,000,000,000
92.89
0
0.00
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
(36,752,651)
(0.07)
(82,769,528)
(0.19)
46,016,877
(55.60)
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
5,169,678,089
9.84
(445,812,651)
(1.04)
5,615,490,740
(1,259.61)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440=300+400)
52,545,681,497
100
43,059,547,453
100
9,486,134,044
22.03
(Nguồn: Phòng TC – KT)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty trong hai năm 2009 và 2010 ta thấy. Nguồn vốn của công ty tại 31/12/2010 tăng so với 31/12/2009 là hơn 9,4 tỷ đồng tương ứng tăng 22,03% so với 31/12/2009 điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của công ty đang được mở rộng.
Trong tổng nguồn vốn thì:
Nợ phải trả 31/12/2010 là hơn 7,4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 14,11%, 31/12/2009 là gần 3,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 8,33%. Như vậy nợ phải trả của công ty 31/12/2010 tăng so với 31/12/2009 là 3,8 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ là 106,59% nguyên nhân là do:
Nợ ngắn hạn tăng từ 1,2 tỷ đồng 31/122009 lên 5.6 tỷ đồng 31/12/2010, tăng lên 4,4 tỷ đồng tương ứng tăng 351%. Tăng chủ yếu là do khoản mục phải trả người bán tăng khá cao 31/12/2010 là 3,7 tỷ đồng chứng tỏ công ty đang chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty 31/12/2009 là 39,4 tỷ đồng, tại 31/12/2010 là 45,1 tỷ đồng. Nhưng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn lại giảm đi từ 91,67 % 31/12/2009 xuống còn 88,89% 31/12/2010. Nhưng tỷ trọng này vẫn tương đối cao. Cho thấy công ty chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để kinh doanh.
Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
Căn cứ vào bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty ở phần trên ta có bảng tóm tắt cơ cấu tài sản và nguồn vốn như sau:
Bảng 2.4. Bảng tóm tắt cơ cấu tài sản và nguồn vốn
STT
chỉ tiêu
ĐVT
31/12/2010
31/12/2009
Chênh lệch
1
Tỷ trọng TSNH/ Tổng tài sản
%
31.28
22.31
8.97
2
Tỷ trọng TSDH/ Tổng tài sản
%
68.72
77.69
-8.97
3
Tỷ trọng nguồn vốn NH/ Tổng NV
%
14.11
8.33
5.78
4
Tỷ trọng nguồn vốn DH/ Tổng NV
%
85.89
91.67
-5.78
(Nguồn: TC – KT)
Từ bảng tỷ trọng đã tính ở trên ta có biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ tài sản và nguồn vốn
31/12/2010 31/12/2009
Nhận xét:
Từ biểu đồ trên ta thấy 31/12/2009 tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng 22,31% trong tổng tài sản, trong khi đó nguồn vốn ngắn hạn chiếm 8,33% trong tổng nguồn vốn nhỏ hơn so với tỷ trọng của tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi hoàn toàn nguồn vốn ngắn hạn và được tài trợ phần lớn là nguồn vốn dài hạn. Điểu này cho thấy công ty có khả năng tự chủ về mặt tài chính là rất tốt. Nhưng sử dụng chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu công ty sẽ không chiếm dụng vốn từ thị trường tài chính và nhà cung cấp.
Vào 31/12/2010 tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng lên chiếm 31,28% trong tổng tài sản. Nguồn vốn ngắn hạn cũng tăng lên nhưng không bằng tỷ trọng của tài sản ngắn hạn. Như vậy ta cũng có thể thấy được 31/12/2010 tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn và một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên cơ cấu tài sản của công ty nguồn vốn dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn tại thời điểm 31/12/2010. 31/12/2010 công ty đã thực thi chính sách cho khách hàng thanh toán chậm nên tài sản dài hạn của công ty tăng nhanh hơn nợ ngắn hạn.
Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty trong giai đoạn mới thành lập như vậy là khá an toàn và có khả năng tài chính. Vào thời điểm 31/12/2010 Công ty cơ cấu tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đang trở về trạng thái cân bằng, như vậy cơ cấu nguồn vốn và tài sản để có thể có thể tận dụng được vốn vay từ các ngân hàng và các nhà cung cấp. Về cơ cấu nguồn vốn công ty tự chủ là rất tốt nhưng mà lợi nhuận của công ty sẽ không được cao.
Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty nhằm tìm hiểu nguồn gốc, thực trạng và xu hướng của doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Nó giúp ta nhận thức được nguồn gốc và khả năng tạo ra lợi nhuận và những xu thế của cúng trong tương lai.
Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2010 phụ lục 1.2 ta có bảng tỷ trọng báo cáo kết quả kinh doanh so với doanh thu thuần.
Bảng 2.5. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2009 -2010
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2010
Năm 2009
Chênh lệch
Tuyệt đối
%
1
2
3
4
5
6
1. DTBH & CCDV
1
29,442,017,229
9,746,456,057
19,695,561,172
202.08
2. Các khoản giảm trừ
2
-
-
3. Doanh thu thuần bán hàng và CCDV
10
29,442,017,229
9,746,456,057
19,695,561,172
202.08
4. Giá vốn hàng bán
11
19,494,444,071
6,758,732,983
12,735,711,088
188.43
5. Lợi nhuận gộp bán hàng và CCDV
20
9,947,573,159
2,987,723,074
6,959,850,085
232.95
6. Doanh thu về hoạt động tài chính
21
328,764,739
92,776,966
235,987,773
254.36
7. Chi phí tài chính
22
411,893,402
321,077,894
90,815,508
28.28
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23
182,948,044
191,798,155
(8,850,111)
(4.61)
8. Chi phí bán hang
24
921,172,542
283,987,308
637,185,234
224.37
9. Chi phí quản lý
25
3,360,810,287
2,536,147,909
824,662,378
32.52
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
5,582,461,666
(60,713,071)
5,643,174,737
(9,294.83)
11. Thu nhập khác
31
977,720,703
72,589,343
905,131,360
1,246.92
12. Chi phí khác
32
210,201,417
11,876,272
198,325,145
1,669.93
13. Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
767,519,286
60,713,071
706,806,215
1,164.17
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
50
6,349,980,952
-
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
734,490,952
19,927,726
714,563,226
3,585.77
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
-
-
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
60
5,615,490,740
(19,927,726)
5,635,418,466
(28,279.29)
(Nguồn: TC – KT)
Nhận xét:
Từ bảng kết quả trên ta đưa ra những nhận xét sau:
Doanh thu thuần trong năm 2010 đạt trên 29 tỷ đồng, tăng gần 20 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 202%. Giá vốn hàng bán năm 2008 là gần 7 tỷ đồng, năm 2010 giá vốn hàng bán là trên 19 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là hơn 12 tỷ đồng tương ứng tăng 188%. Như vậy ta có thể thấy tốc độ tăng doanh thu thuần lớn hơn so với tốc độ tăng giá vốn hàng bán, đây là dấu hiệu rất tốt đối với công ty.
Ta thấy tốc độ tăng doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán nên ta thấy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng rất lớn so với năm 2009 là gần 7 tỷ đồng tương ứng với 233%.
Trong cả hai năm 2009 và 2010 công ty đã đầu tư tài chính ra bên ngoài rất ít nên doanh thu không cao, không có hiệu quả. Năm 2010 chi phí hoạt động tài chính tăng so với năm 2009 là 90 triệu đồng tương ứng tăng 28,28%.
Trong năm 2010 chi phí bán hàng của công ty tăng lên rất mạnh cho thấy công tác quảng cáo, maketting, chi phí nhân viên bán hàng được công ty rất quan tâm để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ... so với năm 2009 là hơn 637 triệu đồng tương ứng tăng 224%. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong năm 2010 tăng so với năm 2009 là hơn 824 triệu đồng tương ứng tăng 32%.
Mặc dù các khoản chi phí trên đều tăng, nhưng ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010 tăng mạnh hơn so với năm 2009 là hơn 5,6 tỷ đồng. điều này chứng tỏ Ban lãnh đạo công ty có chiến lược, quyết sách đúng đắn cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và cần phát huy nhiều hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Thu nhập khác năm 2010 của Công ty tăng lên rất mạnh hơn 900 triệu đồng tăng hơn 10 lần so với năm 2009. Thu nhập khác chủ yếu là thu nhập từ cho thuê tài sản cố định dẫn đến chi phí khác cũng tăng trong năm 2010 so với năm 2009 là gần 200 triệu đồng chủ yếu là chi phí khấu hao tài sản cố định cho thuê. Điều này cho thấy lợi nhuận trước thuế của công ty trong năm 2010 tăng hơn 6 tỷ đồng so với năm 2009 dẫn tới lợi nhuận sau thuế của công ty tăng hơn 5,6 tỷ đồng.
Phân tích doanh thu.
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hàng năm đều từ nguồn chủ yếu là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ dưới đây là Bảng tổng hợp doanh thu của công ty trong năm 2009 và 2010.
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp doanh thu
chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
So sánh
Số tiền (đ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (đ)
Tỷ trọng (%)
tuyệt đối
%
1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
9,746,456,057
98.33
29,442,017,229
95.75
19,695,561,172
202.08
2. Doanh thu hoạt động tài chính
92,776,966
0.94
328,764,739
1.07
235,987,773
254.36
3. Thu nhập khác
72,589,343
0.73
977,720,703
3.18
905,131,360
1246.92
Tổng doanh thu
9,911,822,366
100
30,748,502,671
100
20,836,680,305
210.22
Nhận xét:
Nhìn vào bảng tổng hợp doanh thu ở trên ta thấy tổng hợp doanh thu trong năm 2010 của công ty tăng gần 21 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 210%. Nguyên nhân chủ yếu làm tổng doanh thu tăng là doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng. Năm 2010 Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 19.695.561.172 đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 202%, nhưng ta thấy tỷ trọng doanh thu thuần lại giảm từ 98,33% năm 2009 xuống 95,75% năm 2010 điều này chứng tỏ công ty không chỉ mở rộng sản xuất kinh doanh cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà công ty còn tập trung vào các hoạt động kinh doanh khác. Doanh thu thuần chủ yếu tăng doanh thu hợp đồng xây dựng và doanh thu cung cấp dịch vụ.
Phân tích chi phí
Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta có bảng tổng hợp chi phí kinh doanh trong hai năm như sau.
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp chi phí kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tuyệt đối
%
1. Giá vốn hàng bán
6,758,732,983
68.19
19,494,444,071
79.90
12,735,711,088
188.43
2. Chi phí tài chính
321,077,894
3.24
411,893,402
1.69
90,815,508
28.28
3. Chi phí bán hàng
283,987,308
2.87
921,172,542
3.78
637,185,234
224.37
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp
2,536,147,909
25.59
3,360,810,287
13.77
824,662,378
32.52
5. Chi phí khác
11,876,272
0.12
210,201,417
0.86
198,325,145
1669.93
Tổng chi phí
9,911,822,366
100
24,398,521,719
100
14,486,699,353
146.16
Nhận xét:
Từ bảng tổng hợp chi phí ở trên ta thấy tổng chi phí năm 2010 tăng hơn 14,46 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng với tốc độ tăng 146%. Tổng chi phí tăng chủ yếu là do giá vốn hàng bán năm 2010 tăng 12,73 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng với tốc đọ tăng 188%. Giá vốn hàng bán trong năm 2010 còn tăng về tỷ trọng, năm 2009 chiếm tỷ lệ 68,19% tổng chi phí tăng lên 79,9% trong năm 2010. Giá vốn hàng bán tăng chủ yếu do giá vốn hợp đồng xây dựng và giá vốn của dịch vụ chế tác đá.
Chi phí hoạt động tài chính năm 2010 tăng hơn 90 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 28% điều này chứng tỏ chính sách chiến lược của công ty đang thay đổi. Công ty đang từ từ tìm các nguồn tài trợ chủ yếu từ bên ngoài doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng của công ty tăng lên đáng kể, trong năm 2010 tăng 637 triệu đồng tăng tương ứng 224%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 hơn 800 triệu đồng tương ứng tăng 32%. Điều này cho thấy đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.
Phân tích lợi nhuận.
Dựa vào báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2010 ta có bảng tổng hợp lợi nhuận như sau:
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp lợi nhuận
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
So sánh
Tuyệt đối
%
1. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
2,987,723,074
9,947,573,159
6,959,850,085
232.95
2. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(60,713,071)
5,582,461,666
5,643,174,737
(9,294.83)
3. Lợi nhuận khác
60,713,071
767,519,286
706,806,215
1164.17
4. Tổng lợi nhuận trước thuế
-
6,349,980,952
5. Lợi nhuận sau thuế
(19,927,726)
5,615,490,740
5,635,418,466
-28279.29
Nhận xét:
Nhìn vào bảng tổng hợp lợi nhuận của công ty ta thấy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng gần 7 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 232%. Ta có thể thấy là tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tố độ tăng giá vốn hàng bán, điều này cho thấy năm 2010 công ty bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh rất hợp lý.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010 đạt trên 5,58 tỷ đồng tăng so với năm 2009 trên 5,6 tỷ đồng. Nguyên nhân làm lợi nhuận thuần tăng là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tuy rằng các loại chi phí khác cũng tăng nhưng tỷ lệ tăng các chi phí không tăng nhanh bằng tốc độ tăng doanh thu. Nên làm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm 2010 tăng lên.
Lợi nhuận khác tăng lên đáng kể, năm 2010 tăng trên 767 triệu đồng so với năm 2009 nên lợi nhuận trước thuế đã thay đổi tương ứng tăng hơn 10 lần.
Từ các mức tăng lợi nhuận kể trên làm tổng lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng hơn 20 lần tương ứng tăng 5,6 tỷ đồng. Có thể nói hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010 đã mang lại lợi nhuận dương cho công ty sau 4 năm đi vào sản xuất kinh doanh.
2.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính của công ty.
a. Phân tích khả năng quản lý tài sản.
Phân tích khả năng quản lý tài sản là đánh giá cường độ sử dụng và sức sản xuất của tài sản trong năm. Từ các số liệu tính toán, để nâng cao tỷ số hoạt động thì cần tác động vào khâu nào để cải tiến chất lượng kinh doanh là cơ sở quan trọng để đạt hiệu quả lợi nhuận cao.
Vòng quay hàng tồn kho.
Để biết được hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho của công ty chúng ta đi xem xét thông số vòng quay hàng tồn kho.
Bảng 2.9. Bảng tính vòng quay hàng tồn kho.
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2009
Năm 2010
1
Doanh thu thuần
Đồng
9,746,456,057
29,442,017,229
2
Hàng tồn kho bình quân
Đồng
1,277,875,880.5
4,468,470,863
2.1
Hàng tồn kho đầu kì
Đồng
957,156,104
1,598,595,657
2.2
Hàng tồn kho cuối kì
Đồng
1,598,595,657
7,338,346,069
3
Vòng quay HTK= (1)/(2)
vòng
7.63
6.59
Nhận xét:
Nhìn vào bảng tính Vòng quay hàng tồn kho của Công ty ta thấy năm 2010 một đồng vốn doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho tạo ra 6,59 đồng doanh thu. Trong năm 2010 vòng quay hàng tồn kho là 6,59 vòng giảm so với năm 2009. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vòng quay hàng tồn kho trong năm giảm là do lượng hàng tồn kho bình quân năm 2010 tăng cao. Lượng hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, thành phẩm chưa xuất kho điều này cho thấy trong năm 2010 công ty đã chủ động dự trữ nguyên vật liệu để chủ động trong việc sản xuất kinh doanh hơn. Vào thời điểm cuối năm công ty vẫn đang sản xuât các đơn hàng nhưng chưa hoàn thành để bàn giao cho khách hàng. Từ đây ta có thể thấy công ty đang chủ động hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng công ty cần phải chú trọng hơn nữa để làm tăng vòng quay hàng tồn kho để tiêu thụ hàng hóa nhanh hơn trong kì kinh doanh tiếp theo.
Kỳ thu nợ bán chịu.
Phân tích kỳ thu nợ nhằm đánh giá thời gian thu hồi vốn của Công ty.
Bảng 2.10. Bảng tính kỳ thu nợ bán chịu
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2009
Năm 2010
1
Doanh thu thuần
Đồng
9,746,456,057
29,442,017,229
2
Khoản phải thu bình quân
Đồng
2,092,862,835
4,210,676,351.50
2.1
Số đầu kỳ
Đồng
2,166,537,272
2,019,188,398
2.2
Số cuối kỳ
Đồng
2,019,188,398
6,402,164,305
3
KỲ thu nợ bán chịu =(2)*360/(1)
Ngày
77.30
51.49
Nhận xét:
Từ bảng tính kì thu nợ của công ty năm 2010 giảm xuống 51,49 ngày so với 77,3 ngày năm 2009. Điều này có thể hiểu được là do công ty đã thắt chặt chính sách bán hàng. Để bán được hàng và giảm lượng hàng tồn kho công ty đã cho khách mua hàng chịu để thu hút được nhiều khách hàng. Đây là một chính sách bán hàng táo bạo, nó sẽ giúp giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho và thúc đẩy sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên nếu không có những bước đi thích hợp thì đây sẽ là nhân tố gây bất ổn đến hoạt động của công ty. Cho khách hàng nợ dài ngày sẽ làm cho công ty bị chiếm dụng vốn, khả năng sinh lợi vì thế cũng sẽ giảm theo.
Vòng quay tài sản ngắn hạn.
Phân tích vòng quay tài sản ngắn hạn cho biết tốc độ chu kỳ kinh doanh của công ty.
Bảng 2.11. Bảng tính vòng quay tài sản ngắn hạn
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2009
Năm 2010
1
Doanh thu thuần
Đồng
9,746,456,057
29,442,017,229
2
Tài sản ngắn hạn bình quân
Đồng
8,377,795,400
13,020,641,632
2.1
Số đầu kỳ
Đồng
7,149,036,320
9,606,554,480
2.2
Số cuối kỳ
Đồng
9,606,554,480
16,434,728,784
3
Vòng quay TSNH = (1)/(2)
Vòng
1.16
2.26
Nhận xét:
Nhìn vào bảng vòng quay tài sản ngắn hạn ta thấy vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2010 là 2,26 vòng tăng so với năm 2009 1,1 vòng. Điều này là tốt, cho thấy tài sản ngắn hạn năm 2010 có tốc độ luân chuyển cao, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cao hơn. Vòng quay tài sản năm 2010 là 2,26 vòng có nghĩa là năm 2010 với 1 đồng công ty đầu tư vào tài sản ngắn hạn 2,26 đồng doanh thu.
Vòng quay tài sản dài hạn.
Phân tích vòng quay tài sản dài hạn nhằm phân tích khả năng sử dụng tài sản cố định của công ty trong việc sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.12. Bảng tính vòng quay tài sản dài hạn
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2009
Năm 2010
1
Doanh thu thuần
Đồng
9,746,456,057
29,442,017,229
2
Tài sản dài hạn bình quân
Đồng
31,309,022,714.50
34,781,972,843.00
2.1
Số đầu kỳ
Đồng
28,313,008,697
33,452,992,973
2.2
Số cuối kỳ
Đồng
33,452,992,973
36,110,952,713
3
Vòng quay TSDH= (1)/(2)
Vòng
0.31
0.85
Nhận xét:
Nhìn vào bảng tính vòng quay tài sản dài hạn ta thấy vòng quay tài sản dài hạn năm 2010 tăng so với năm 2009 là 0,85 vòng. Điều này cho thấy, công ty đã đầu tư rất nhiều vào máy móc thiết bị, cơ sở vật chất cũng như phương tiện vận tải song hiệu quả vẫn chưa cao. Công ty cần chú trọng trong việc quản lý, sử
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đồ án tốt ngiệp chuyên ngành tài chính kế toán trường bách khoa Hà Nội.doc