Đồ án Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và thiết kế một số giải pháp hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng - VVMI

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 1

1.1.1. Một số khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh 1

1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 2

1.2. Giá thành sản phẩm 8

1.2.1. Khái niệm giá thành 8

1.2.2. Phân loại giá thành 9

1.2.3. Phân biệt chi phí và giá thành 10

1.3. Các phương pháp tính giá thành 13

1.3.1. Phương pháp tính giá thành kế hoạch 13

1.3.2. Phương pháp tính giá thành thực tế 13

1.4. Phân tích giá thành sản phẩm 14

1.4.1. Lựa chọn phương pháp phân tích 14

1.4.2. Nội dung phân tích 16

1.5. Các phương hướng hạ giá thành sản phẩm 18

1.5.1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 18

1.5.2. Tăng năng suất lao động 19

1.5.3. Khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị 19

1.5.4. Giảm lãng phí trong sản xuất 20

1.5.5. Tiết kiệm chi phí SXC, chi phí QLDN và chi phí BH 20

1.6. Kết luận chương 1 và nhiệm vụ chương 2 21

 

 

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

VẬT LIỆU XÂY DỰNG - VVMI

 

2.1. Đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh gần đây của doanh nghiệp 22

2.1.1. Giới thiệu khái quát doanh nghiệp 22

2.1.2. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp 24

2.1.3. Một số kết quả sản xuất kinh doanh gần đây của doanh nghiệp 25

2.2. Kế hoạch giá thành của doanh nghiệp 3

2.2.1. Kế hoạch yếu tố chi phí nguyên nhiên vật liệu 3

2.2.2. Kế hoạch yếu tố chi phí nhân công 3

2.2.3. Kế hoạch yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ 3

2.2.4. Kế hoạch yếu tố chi phí thuê ngoài 3

2.2.5. Kế hoạch yếu tố chi phí khác bằng tiền 3

2.3. Quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế ở doanh nghiệp 3

2.2.1. Tập hợp chi phí và tính giá thành chi phí nguyên nhiên vật liệu 3

2.2.2. Tập hợp chi phí và tính giá thành chi phí nhân công 3

2.2.3. Tập hợp chi phí và tính giá thành chi phí khấu hao TSCĐ 3

2.2.4. Tập hợp chi phí và tính giá thành chi phí thuê ngoài 3

2.2.5. Tập hợp chi phí và tính giá thành chi phí khác bằng tiền 3

2.4. Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành ở Công ty 3

2.4.1. Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành qua các năm 2006 và 2007 3

2.4.2. Phân tích chung về biến động giá thành thực tế qua các năm 2006 và 2007 3

2.4.3. Nhận xét chung về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của Công ty 3

2.5. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành TSL của Công ty 3

2.5.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tổng sản lượng của Công ty qua các năm 2006 và 2007 3

2.5.2. Phân tích biến động giá thành tổng sản lượng thực tế của Công ty qua các năm 2006 và 2007 3

2.5.3. Nhận xét chung về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tổng sản lượng của doanh nghiệp 3

2.6. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành ĐVSP của Công ty 3

2.6.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành ĐVSP của Công ty qua các năm 2006 và 2007 3

2.6.2. Phân tích biến động giá thành ĐVSP thực tế của Công ty qua các năm 2006 và 2007 3

2.6.3. Nhận xét chung về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành ĐVSP của doanh nghiệp 3

2.7. Phân tích tình hình thực hiện yếu tố chi phí nguyên nhiên vật liệu 3

2.7.1. Phân tích yếu tố chi phí nguyên nhiên vật liệu 3

2.7.2. Phân tích yếu tố nhiên liệu 3

2.7.3. Phân tích yếu tố động lực 3

2.7.3. Nhận xét chung về yếu tố nguyên nhiên vật liệu 3

2.8. Phân tích tình hình thực hiện yếu tố chi phí thuê ngoài 3

2.9. Phân tích tình hình thực hiện yếu tố chi phí khác bằng tiền 3

2.10. Phân tích khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 3

2.10.1. Phân tích khoản mục chi phí bán hàng 3

2.10.2. Phân tích khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp 3

2.10.3. Nhận xét chung 3

 

 

 

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG - VVMI

 

 

3.1. Định hướng chiến lược của doanh nghiệp 3

3.2. Giải pháp 1: Các biện pháp về kỹ thuật công nghệ khoan - nổ mìn 3

3.2.1. Mục tiêu của giải pháp 3

3.2.2. Căn cứ thực hiện của giải pháp 3

3.2.3. Nội dung của giải pháp 3

3.2.4. Kế hoạch triển khai giải pháp 3

3.2.5. Dự tính kinh phí thực hiện giải pháp 3

3.2.6. Lợi ích của giải pháp 3

3.3. Giải pháp 2: Các biện pháp đồng bộ hoá dây chuyền bốc xúc, vận tải, nghiền sàng 3

3.3.1. Mục tiêu của giải pháp 3

3.3.2. Căn cứ thực hiện của giải pháp 3

3.3.3. Nội dung của giải pháp 3

3.3.4. Kế hoạch triển khai giải pháp 3

3.3.5. Dự tính kinh phí thực hiện giải pháp 3

3.3.6. Lợi ích của giải pháp 3

 

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và thiết kế một số giải pháp hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng - VVMI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp và chi phí bán hàng. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên, tiết kiệm các khoản chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. - Hoàn thiện phương pháp làm việc để nâng cao năng suất lao động của nhân viên quản lý, bán hàng,... 1.6. kết luận chương 1 và nhiệm vụ chương 2: Như vậy, Chương 1 của đồ án với tiêu đề “Cơ sở lý thuyết về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm” thể hiện các nội dung sau: Nêu một cách khái quát về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm theo các tiêu thức khác nhau với các yêu cầu và mục đích khác nhau của công tác quản lý. Nêu các phương pháp tính giá thành: phương pháp tính giá thành kế hoạch, phương pháp tính giá thành thực tế. Trình bày các phương pháp thường dùng và các nội dung yêu cầu của công tác phân tích giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Đưa ra các phương hướng và các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Nhiệm vụ đặt ra trong Chương tiếp theo là: vận dụng các nội dung lý thuyết của Chương 1 vào việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng - VVMI. Xác định được các mặt còn yếu kém, chưa hoàn thiện trong công tác quản trị chi phí, giá thành sản phẩm của Công ty. Nội dung phân tích trong Chương 2 phải bám sát với cơ sở thực hiện đồ án thông qua việc tìm hiểu, khảo sát và thu thập số liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây của doanh nghiệp. Chương 2. Phân tích TìNH HìNH THựC HIệN Kế HOạCH giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng - VVMI 2.1. Đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh gần đây của doanh nghiệp: 2.1.1. Giới thiệu khái quát doanh nghiệp: Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng - VVMI tiền thân là Xí nghiệp sản xuất và cung ứng Vật liệu xây dựng trực thuộc Công ty than Nội Địa - Tổng công ty than Việt Nam (nay là Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam); đơn vị được thành lập vào tháng 3 năm 2002. Ngày 01/06/2006 đơn vị chuyển đổi mô hình tổ chức thành Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Than Nội Địa nằm trong công ty mẹ cấp trên là Công ty TNHH một thành viên Than Nội Địa. Tháng 4 năm 2007 đơn vị đổi tên là Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng - VVMI trực thuộc công ty mẹ là Công ty TNHH một thành viên công nghiệp mỏ Việt Bắc - TKV. Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng - VVMI có trụ sở tại xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn; Điện thoại: 025 850261; Fax: 025 851927. Nhiệm vụ chính của Công ty là khai thác, chế biến đá cung cấp làm phối liệu đốt cùng với than Na Dương để khử khí lưu huỳnh phục vụ vận hành nhà máy Nhiệt điện Na Dương. Một phần phục vụ nhu cầu đá xây dựng tại thị trường tỉnh Lạng Sơn. Công suất khai thác chế biến của mỏ là 300.000 tấn thành phẩm/năm (Trong đó cấp cho nhà máy nhiệt điện 200.000 tấn; cấp cho thị trường xây dựng 100.000tấn). Quy mô tổ chức của Công ty hiện nay: Tổng số cán bộ công nhân viên chức toàn Công ty: 93 người. Trong đó: - Cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ trình độ đại học: 14 - NV quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ trình độ CĐ và trung học: 11 - NV phục vụ (nấu ăn, bảo vệ, thống kê): 12 - Công nhân kỹ thuật: 56 Sơ đồ tổ chức của Công ty [Phòng Tổ chức hành chính-Bảo vệ] Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc điều hành Phó GIáM Đốc Phòng TCHC-BV Phòng TK-KT-TC Phòng KH-VT Phòng KT-AT-CĐ Phân xưởng khai thác Tổ cấp dưỡng Tổ xúc, gạt Tổ sửa chữa Tổ nghiền, sàng Tổ lái xe Tổ khoan, nổ mìn Trong đó: TCHC-BV: Tổ chức hành chính - Bảo vệ TK-KT-TC: Thống kê - Kế toán - Tài chính KH-VT: Kế hoạch - Vật tư KT-AT-CĐ: Kỹ thuật - An toàn - Cơ điện Quy trình công nghệ khai thác chế biến sản phẩm của Công ty [Phòng Kỹ thuật - An toàn - Cơ điện]: Khảo sát địa hình, địa chất theo thiết kế Khoan - Nổ mìn Xúc chuyển Xúc bốc Bán cho hộ tiêu thụ Vận tải Nghiền sàng Phá đá quá cỡ Phá đá quá cỡ Bãi thải Sản xuất đá hộc Kho chứa 2.1.2. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp: Năm 2002 - 2003 đơn vị làm công tác chuẩn bị sản xuất, giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai, đầu tư cơ bản, xây dựng cơ sở vật chất. Từ năm 2004 mới chính thức tổ chức sản xuất. Trước năm 2006 do tiến độ cấp đá vào nhà máy nhiệt điện chậm dự án, sản lượng tiêu thụ thấp, chi phí cố định và khấu hao cơ bản phát sinh lớn, không cân đối với kết quả sản xuất kinh doanh nên Công ty than Nội Địa điều phối cấp bù lỗ. Từ năm 2006 Công ty đã cân đối được kết quả sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất kn doanh ngày cằng phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày một cải thiện hơn. Trước tháng 4/2006 đơn vị hạch toán trực thuộc Công ty than Nội Địa thực hiện theo hình thức khoán quản trị chi phí. Từ tháng 7/2006 thành lập Công ty cổ phần đơn vị tổ chức hạch toán độc lập theo luật Doanh nghiệp. 2.1.3. Một số kết quả sản xuất kinh doanh gần đây của doanh nghiệp: a. Kết quả thực hiện kế hoạch của một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2006 và 2007: Kết quả thực hiện kế hoạch của một số chỉ tiêu chủ yếu gồm: Sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lương bình quân và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty được trình bày trên bảng 2.1.3. Bảng 2.1 Kết quả thực hiện kế hoạch một số chỉ tiêu chủ yếu Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực hiện So sánh Năm 2006 Sản lượng tiêu thụ tấn 250.000 291.804 116,72% Doanh thu 1000đ 19.400.000 22.566.962 116,32% Lương bình quân đ/ng/th 2.500.000 2.500.000 100,00% Kết quả SXKD (lãi +, lỗ -) 1000đ 500.000 854.455 170,89% Năm 2007 Sản lượng tiêu thụ tấn 246.000 286.790 116,58% Doanh thu 1000đ 18.700.000 20.273.889 108,42% Lương bình quân đ/ng/th 2.700.000 2.700.000 100,00% Kết quả SXKD (lãi +, lỗ -) 1000đ 800.000 969.391 121,17% [Phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính] Qua bảng trên thấy rằng, năm 2006 và 2007 Công ty đều thực hiện vượt các kế hoạch đã đề ra. Sản lượng tiêu thụ và doanh thu thực tế có mức tăng so với kế hoạch ổn định qua các năm 2006 và 2007. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2006 đạt tỷ lệ vượt kế hoạch rất cao, cụ thể là 70,89%; năm 2007 tỷ lệ này thấp hơn nhưng vẫn đạt mức cao 21,17%. b. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động SXKD các năm 2006 và 2007: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp với một số chỉ tiêu chính như: doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp, các loại chi phí, lợi nhuận trước thuế và sau thuế... Thông qua báo cáo này, biết được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập bảng phân tích như sau: Bảng 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 và 2007 ĐVT: đồng VN Chỉ tiêu Năm So sánh 2007/2006 2006 2007 Tuyệt đối % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 22.566.961.533 20.273.888.750 -2.293.072.783 89,84 2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 22.566.961.533 20.273.888.750 -2.293.072.783 89,84 3. Giá vốn hàng bán 9.077.898.990 8.400.389.341 -677.509.649 92,54 4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 13.489.062.543 11.873.499.409 -1.615.563.134 88,02 5. Doanh thu hoạt động tài chính 12.130.632 9.204.680 -2.925.952 75,88 6. Chi phí tài chính 608.045.546 447.300.068 -160.745.478 73,56 - Trong đó: Chi phí lãi vay 608.045.546 447.300.068 -160.745.478 73,56 7. Chi phí bán hàng 11.095.731.413 9.601.044.046 -1.494.687.367 86,53 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 949.661.881 936.158.385 -13.503.496 98,58 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 847.754.335 898.201.590 50.447.255 105,95 10. Thu nhập khác 8.036.100 71.189.357 63.153.257 885,87 11. Chi phí khác 1.335.375 -1.335.375 12. Lợi nhuận khác 6.700.725 71.189.357 64.488.632 1062,41 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 854.455.060 969.390.947 114.935.887 113,45 14. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 854.455.060 969.390.947 114.935.887 113,45 [Nguồn: Phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính] Qua bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên, rút ra một số nhận xét như sau: So với năm 2006, năm 2007 doanh thu của đơn vị về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 2.293.072.783 đồng; giá trị doanh thu năm 2007 chỉ đạt 89,84% so với năm 2006. Nguyên nhân của việc giảm doanh thu này chủ yếu xuất phát từ việc sản lượng đá cung cấp cho Nhiệt điện Na Dương giảm, do năm 2007 Nhiệt điện Na Dương đã hoạt động ổn định (năm 2006 là năm Nhiệt điện Na Dương vận hành thử tải nên tiêu thụ sản lượng đá cao hơn). Năm 2007 sản lượng sản xuất và tiêu thụ đá giảm, do đó giá vốn hàng bán cũng giảm so với năm 2006; giá vốn hàng bán năm 2007 bằng 92,54% so với năm 2006, mức giảm tuyệt đối là 677.509.649 đồng. Mức giảm của giá vốn hàng bán thấp hơn mức giảm của doanh thu, điều này thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2007 không tốt bằng năm 2006. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 giảm 1.615.563.134 đồng; chỉ đạt 88,02% so với năm 2006. Lợi nhuận gộp có tỷ lệ giảm cao hơn tỷ lệ giảm của doanh thu là do giá vốn hàng bán có tỷ lệ giảm thấp hơn hơn tỷ lệ giảm doanh thu. Chi phí bán hàng năm 2007 có giá trị bằng 86,53% so với năm 2006; mức giảm tuyệt đối của chi phí bán hàng là 1.494.687.367 đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp năm 2007 giảm 13.503.496 đồng so với năm 2006; về giá trị chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 bằng 98,58% so với năm 2006. Tỷ lệ giảm chi phí quản lý doanh nghiệp cũng thấp hơn tỷ lệ giảm doanh thu, điều này thể hiện bộ máy quản lý của doanh nghiệp vận hành còn chưa tốt. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 đạt giá trị 898.201.590 đồng; bằng 105,95% so với năm 2006, với mức tăng tuyệt đối là 50.447.255 đồng. Lợi nhuận tăng do doanh nghiệp đã giảm được chi phí bán hàng (tỷ lệ giảm của chi phí bán hàng cao hơn tỷ lệ giảm của doanh thu). Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2007 so với năm 2006 đạt tỷ lệ 113,45%, mức tăng lợi nhuận tuyệt đối là 114.935.887 đồng. Như vậy, mặc dù năm 2007 có nhiều biến động lớn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: sản lượng tiêu thụ giảm, giá cả của một số yếu tố sản xuất tăng (điện, xăng dầu). Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đạt được kết quả sản xuất kinh doanh khá tốt, lợi nhuận sau thuế tăng 13,45% so với năm 2006. Mặt khác, đời sống của cán bộ công nhân viên vẫn được đảm bảo và từng bước được cải thiện so với năm 2006. 2.2. kế hoạch giá thành của doanh nghiệp: 2.2.1. Kế hoạch yếu tố chi phí nguyên nhiên vật liệu: a. Yếu tố chi phí nguyên vật liệu: Kết hợp với hệ thống đơn giá của từng vật liệu thực tế trên thị trường năm trước và khối lượng công việc của từng khâu năm tiếp theo ta xác định nhu cầu vật tư và giá trị của từng vật liệu theo công thức: Nhu cầu vật tư tiêu hao: N = ∑Đ*Ki (đơn vị vật liệu) Giá trị vật liệu thực hiện: GVL = ∑P*N (đ) Trong đó: N: Nhu cầu vật tư tiêu hao. Đ: Định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm công việc. Ki: Khối lượng sản phẩm, công việc thực hiện thứ i. P: Đơn giá vật tư. b. Yếu tố chi phí nhiên liệu: Để tính nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất ta căn cứ vào bảng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên; định mức tiêu hao nhiên liệu theo quy định của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Kết hợp với đơn giá nhiên liệu trên thị trường ta xác định giá trị nhiên liệu theo kế hoạch sản xuất bằng công thức sau: GNL = ∑Ki*Đ*P Trong đó: GNL: Giá trị nhiên liệu. Ki: Khối lượng sản phẩm, công việc thực hiện thứ i. Đ: Định mức tiêu hao nhiên liệu. P: Đơn giá một đơn vị nhiên liệu. c. Yếu tố chi phí động lực: Động lực tính theo định mức là: W = Đ*K*P Trong đó: W: Chi phí động lực. Đ: Định mức tiêu hao động lực cho một tấn đá. K: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong năm. P: Đơn giá 1Kw điện. 2.2.2. Kế hoạch yếu tố chi phí nhân công: a. Yếu tố chi phí tiền lương: VKH = [Lđb*TLmin*(Hcb + Hpc) + Vvc]*12 (1) Trong đó: Lđb: Số lao động định biên. TLmin: Mức lao động tối thiểu để công ty xây dựng đơn giá tiền lương theo nghị 26 chi phí là 450.000 đồng. TL min đc = Lương tối thiểu điều chỉnh. TL min đc = TL min x (1 + k1 + k2) (2) Trong đó: k1 là hệ số điều chỉnh vùng k1 = 0,1 k2 là hệ số điều chỉnh ngành : k2 = 0,2. Căn cứ vào kế hoạch lao động và nghị định số 26 chi phí công ty áp dụng hệ số cấp bậc công việc bình quân toàn Xí nghiệp là: Hpc = 3,0 Hpc = Hkv + Htn + Hcv + Hca3 + Hđh (CT - d3) Trong đó : Hkv : Phụ cấp khu vực : Hkv = 0,2 Htn : Phụ cấp trách nhiệm : Htn = 0,02 Hcv : Phụ cấp chức vụ : Hcv = 0,01 Hca3 : Phụ cấp ca 3 : Hca3 = 0,1 Hđh : Phụ cấp độc hại : Hđh = 0,05 Vvc : Quỹ tiền lương viên chức quản lý chưa tính vào định mức lao động tổng hợp, vì Xí nghiệp thuộc Công ty Đông bắc nên không tính quỹ này, (Đơn vị trực thuộc công ty không có quỹ này). b. Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Theo thông tư số 58 TC/HCSN ngày 24/7/1998 của bộ tài chính hướng dẫn phương pháp nộp bảo hiểm thì tổng mức đóng góp BHXH là 20% tiền lương cơ bản, trong đó : - 15% đóng góp của doanh nghiệp tính vào giá thành sản phẩm. - 5% đóng góp của người lao động. Theo hướng dẫn của bộ y tế quy định mức đóng góp BHYT trong đó doanh nghiệp phải trích 2% tiền lương tính vào giá thành sản phẩm và 1% đóng góp của người lao động. Kinh phí công đoàn trích nộp 2% tiền lương tính vào giá thành sản phẩm. Vậy tổng mức lương đóng góp vào bảo hiểm xã hội được tính vào giá thành sản phẩm là 19% tiền lương cơ bản. Tổng quỹ lương cơ bản của công ty tham gia bảo hiểm năm 2004 là: Lương cơ bản = (Hệ số lương x lương min) x 12 = 290.000 x 3,07 x 223 x 12 = 2.382,6 triệu đồng Vậy tổng chi phí bảo hiểm xã hội năm 2004 được tính vào giá thành là: 0,19 x 2.382,6 = 452,7 triệu đồng. 2.2.3. Kế hoạch yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: Căn cứ vào tình hình TSCĐ hiện có của doanh nghiệp và kế hoạch đầu tư, mua sắm TSCĐ trong năm tiếp theo. Tỷ lệ trích khấu hao căn cứ theo các quy định của nhà nước. 2.2.4. Kế hoạch yếu tố chi phí thuê ngoài: Công ty tính toán và dự kiến giá trị yếu tố chi phí thuê ngoài dựa vào mức chi năm trước và tình hình thực tế tại Công ty; với mục tiêu giảm tối đa chi phí thuê ngoài nhằm giảm giá thành sản phẩm. 2.2.5. Kế hoạch yếu tố chi phí khác bằng tiền: Chi phí khác bằng tiền gồm các chi phí cơ bản: lãi vay ngân hàng; chi phí giao dịch, khánh tiết, hội nghị, … Kế hoạch các yếu tố chi phí đó như sau: - Lãi vay ngân hàng: ta xác định chi phí trả lãi ngân hàng các khoản tiền Công ty vay theo công thức : Lv = T*r*12 (đ/năm). Trong đó: T là tổng mức tiền vay, theo kế hoạch dự kiến Công ty phải vay năm đó và số tiền vay năm trước chưa trả hết; r là tỷ suất vay trong tháng, theo quy định của ngân hàng. - Chi phí giao dịch, khánh tiết, hội nghị được kế hoạch theo quy định của nhà nước và căn cứ vào kế hoạch doanh thu. 2.3. Quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế ở doanh nghiệp: 2.3.1. Tập hợp chi phí và tính giá thành chi phí nguyên nhiên vật liệu: a. Yếu tố chi phí nguyên vật liệu: Được tính toán theo phương án kỹ thuật - sản xuất, các chỉ tiêu công nghệ được duyệt và các định mức tiêu hao do Nhà nước, các bộ ngành ban hành. Chi phí nguyên vật liệu bao gồm: - Các loại vật liệu được sử dụng trong quá trình khai thác đá như: vật liệu nổ, phụ kiện nổ,... - Vật tư phụ tùng thay thế trong quá trình vận hành thiết bị như: răng gầu xúc, xăm lốp ôtô, bình điện, ... - Vật liệu dùng cho bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên các thiết bị máy móc như: dầu nhờn, mỡ máy, sắt thép,… - Các loại vật tư khác bao gồm các loại vật liệu ngoài các loại ở trên và dùng chung cho sản xuất trong toàn phân xưởng: kim loại đen, màu, đèn điện các loại, vật liệu xây dựng,... b. Yếu tố chi phí nhiên liệu: Bao gồm các loại nhiên liệu phục vụ quá trình khai thác, sản xuất đá như xăng dầu... Chi phí nhiên liệu được tính toán trên cơ sở khối lượng, thời gian công tác và định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng loại xe trong điều kiện cụ thể của từng loại công việc,... c. Yếu tố chi phí động lực: Bao gồm các loại chi phí về điện năng được sử dụng trong quá trình sản xuất và phục vụ chiếu sáng. Việc tính chi phí điện năng dựa trên mức tiêu hao điện năng tổng hợp và theo đơn giá quy định của Nhà nước ở từng thời kỳ. 2.3.2. Tập hợp chi phí và tính giá thành chi phí nhân công: a. Yếu tố chi phí tiền lương: Chi phí tiền lương của Công ty bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc xác định chi phí lương phải dựa trên cơ sở: - Có định mức lao động. - Có đơn giá lương. b. Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn: được tính trên cơ sở quỹ lương của Công ty theo các chế độ hiện hành của Nhà nước. 2.3.3. Tập hợp chi phí và tính giá thành chi phí khấu hao TSCĐ: Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp phải được huy động vào hoạt động sản xuất - kinh doanh và trích đủ khấu hao theo quy định của Nhà nước để thu hồi vốn. Khi xác định chi phí khấu hao tài sản cố định phải chú ý những vấn đề sau: - Thời gian trích khấu hao: xác định dựa trên 4 căn cứ. + Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế. + Hiện trạng tài sản cố định: thời gian tài sản cố định qua sử dụng, thế hệ tài sản cố định, tình trạng thực tế của TS. + Tuổi thọ kinh tế của TS. + Đúng với khung thời gian sử dụng tài sản cố định của Nhà nước. - Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng = 2.3.4. Tập hợp chi phí và tính giá thành chi phí thuê ngoài: Các khoản chi phí thuê ngoài như chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, chi phí vận chuyển hàng hoá, chở công nhân, chi phí thuê công nhân và các dịch vụ mua thuê ngoài khác phải được tính trên cơ sở phương án sản xuất và hợp đồng đã được duyệt. 2.3.5. Tập hợp chi phí và tính giá thành chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí ngoài các chi phí ở trên như: Thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, chi phí tiếp tân, khách tiết, quảng cáo, tiếp thị, chi phí giao dịch, hội nghị, tuyển dụng, tập quân sự... 2.4. Phân tích chung tình hình thực hiện Kế HOạCH giá thành của doanh nghiệp: 2.4.1. Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành qua các năm 2006 và năm 2007: Giá thành tổng sản lượng, sản lượng và giá thành đơn vị kế hoạch và thực tế của Công ty được trình bày trên bảng 2.3. Bảng 2.3 Giá thành kế hoạch và thực tế năm 2006 và 2007 TT Nội dung Năm 2006 So sánh TH/KH(%) Năm 2007 So sánh TH/KH(%) KH TH KH TH 1 GT TSL (1000đ) 18.907.697 20.688.947 109,42 17.425.000 18.579.901 106,63 2 Sản lượng (tấn) 250.000 291.804 116,72 246.000 286.790 116,58 3 GT đơn vị SP (đ/tấn) 75.631 70.900 93,75 70.833 64.786 91,46 [Nguồn: Phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính] Qua bảng phân tích trên, thấy rằng giá thành tổng sản lượng thực tế của Công ty năm 2006 và 2007 đều cao hơn kế hoạch. Điều này có thể do công tác lập kế hoạch của Công ty chưa bám sát với thực tế; cũng có thể là do việc tăng sản lượng thực tế so với kế hoạch. Năm 2006 và 2007 tỷ lệ tăng giá thành tổng sản lượng lần lượt là 9,42% và 6,63%; trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng về sản lượng của Công ty năm 2006 và 2007 tương ứng là 16,72% và 16,58%. Như vậy việc giá thành tổng sản lượng thực tế cao hơn kế hoạch là do sản lượng thực tế tăng so với kế hoạch. Xét giá thành đơn vị sản phẩm, nhận thấy Công ty đã thực hiện giảm được giá thành đơn vị sản phẩm so với kế hoạch. Mức tăng giảm tổng giá thành thực hiện so với tổng giá thành kế hoạch được xác định như sau: * Năm 2006, giá thành tổng sản lượng thực tế của Công ty tăng so với kế hoạch như sau: - Số tuyệt đối: 20.688.947 - 18.907.697 = 1.781.250 (ngàn đồng) - Số tương đối: 1.781.250/18.907.697 = 9,42% Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến mức tăng tổng giá thành trên: Do sản lượng tiêu thụ: Số tuyệt đối: (291.804- 250.000)* 75.631 = 3.161.678.324 (đồng) Số tương đối: 3.161.678.324/18.907.697.000 = 16,72% Do giá thành đơn vị: Số tương đối: (70.900 – 75.631)*291.804 = -1.380.524.724 (đồng) Số tuyệt đối: -1.380.524.724/18.907.697.000 = -7,30% * Năm 2007, giá thành tổng sản lượng thực tế của Công ty tăng so với kế hoạch như sau: - Số tuyệt đối: 18.579.901 - 17.425.000 = 1.154.901 (ngàn đồng) - Số tương đối: 1.154.901/17.425.000 = 6,63% Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến mức tăng tổng giá thành trên: Do sản lượng tiêu thụ: Số tuyệt đối: (286.790- 246.000)* 70.833 = 2.889.278.070 (đồng) Số tương đối: 2.889.278.070 /17.425.000 = 16,58% Do giá thành đơn vị: Số tương đối: (64.786 – 70.833)*286.790 = -1.734.219.130 (đồng) Số tuyệt đối: -1.734.219.130/17.425.000.000 = -9,95% 2.4.2. Phân tích chung về biến động giá thành thực tế qua các năm 2006 và năm 2007: Giá thành tổng sản lượng, sản lượng và giá thành đơn vị thực tế của Công ty được các năm 2006 và năm 2007 thể hiện trên bảng 2.4. Bảng 2.4 Biến động giá thành thực tế năm 2006 và 2007 TT Nội dung Giá thành thực tế So sánh 2007/2006 Năm 2006 Năm 2007 Tuyệt đối % 1 GT TSL (1000đ) 20.688.947 18.579.901 -2.109.046 89,81 2 Sản lượng (tấn) 291.804 286.790 -5.014 98,28 3 GT đơn vị SP (đ/tấn) 70.900 64.786 -6.114 91,38 [Nguồn: Phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính] Qua bảng 2.4 nhận thấy, giá thành tổng sản lượng thực tế năm 2007 giảm so với năm 2006, giá trị giảm là 2.109.046.000 đồng, tỷ lệ giảm tương đối là 10,19%. Giá thành tổng sản lượng thực tế giảm năm 2007 giảm so với năm 2006 như vậy, một phần là do sản lượng thực tế của Công ty năm 2007 giảm so với năm 2006. Sản lượng thực tế năm 2007 của Công ty đạt 286.790 tấn, bằng 98,28% so với năm 2006; mức giảm sản lượng tuyệt đối là 5.014 tấn. Nguyên nhân thứ hai làm giá thành tổng sản lượng thực tế của Công ty năm 2007 giảm so với năm 2006 có thể là Công ty đã thực hiện tiết kiệm được chi phí. Vấn đề này sẽ được phân tích rõ hơn khi tiến hành phân tích chi tiết các nội dung chi phí trong giá thành sản phẩm. Cũng từ bảng 2.4, thấy rằng năm 2007 Công ty đã thực hiện giảm được giá thành đơn vị sản phẩm so với năm 2006. Mức giảm tuyệt đối giá thành đơn vị là 6.114 đồng; tương ứng với mứ giảm tương đối là 8,62%. Tình hình thực hiện giá thành thực tế năm 2007 so với năm 2006 có các kết quả tăng giảm như sau: Số tuyệt đối: 18.579.901 - 20.688.947 = -2.109.046 (ngàn đồng) Số tương đối: -2.109.046 /20.688.947 = -10,19% Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến mức giảm tổng giá thành trên: Do sản lượng sản xuất: Số tuyệt đối: (286.790 - 291.804)*70.900 = -355.496.200 (đồng) Số tương đối: -355.496.200/20.688.947.000 = -1,72% Do giá thành đơn vị: Số tuyệt đối: (64.786 - 70. 900)*286.790 = -1.753.434.060 (đồng) Số tương đối: -1.753.434.060/20.688.947.000 = -8,47 % Qua phân tích trên ta có bảng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến giá thành sản phẩm của Công ty như sau: Bảng 2.5 Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến giá thành phẩm NHÂN tố SS TH 2006/KH 2006 SS TH 2007/KH 2007 SS TH 2007/TH 2006 Tuyệt đối (đ) % Tuyệt đối (đ) % Tuyệt đối (đ) % Sản lượng 3.161.678.324 16,72 2.889.278.070 16,58 -355.496.200 -1,72 Giá thành đơn vị -1.380.524.724 -7,30 -1.734.219.130 -9,95 -1.753.434.060 -8,47 Cộng 1.781.250 9,42 1.154.901 6,63 -2.109.046 -10,19 2.4.3. Nhận xét chung về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của Công ty: 2.5. Phân tích tình hình thực hiện Kế HOạCH giá thành tổng sản lượng của công ty: 2.5.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tổng sản lượng của Công ty qua các năm 2006 và 2007: Giá thành tổng sản lượng của Công ty bao gồm các yếu tố chi phí như sau: nguyên nhiên vật liệu (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực); nhân công (tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn); khấu hao TSCĐ; chi phí thuê ngoài; chi phí khác bằng tiền; chi phí phân bổ TK 142 và TK 242; chi phí lãi vay ngân hàng. Bảng tổng hợp các yếu tố chi phí tạo nên giá thành tổng sản lượng được trình bày trên bảng 2.6. Bảng 2.6 Giá thành TSL kế hoạch và thực tế năm 2006 và 2007 TT Yếu tố chi phí Năm 2006(1000đ) SS Năm 2007(1000đ) SS KH TH KH TH I Nguyên nhiên VL 2.669.255 2.572.159 96,36 2.380.724 2.761.621 116,00 Nguyên vật liệu 1.097.991 1.231.690 112,18 1.073.072 1.312.531 122,32 Nhiên liệu 955.545 935.533 97,91 947.281 1.025.619 108,27 Động lực 615.719 404.936 65,77 360.371 423.471 117,51 II Nhân công 2.587.592 3.110.140 120,19 2.922.313 3.108.531 106,37 Tiền lương 2.324.138 2.843.660 122,35 2.598.851 2.817.584 108,42 BHXH, BHYT, KPCĐ 263.454 266.480 101,15 323.462 290.947 89,95 III Khấu hao TSCĐ 2.372.682 2.384.183 100,48 1.440.009 1.420.820 98,67 IV Chi phí thuê ngoài 9.241.382 11.002.264 119,05 9.554.625 10.062.308 105,31 V Chi phí khác bằng tiền 1.023.076 857.545 83,82 889.652 964.19

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung do an_0403.doc
  • docMuc luc.doc
  • docPhan dau do an.doc
Tài liệu liên quan