LỜI MỞ ĐẦU 26
Phần I. Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm 28
I.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 28
I.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 28
i.3 Mục đích và ý nghĩa của công tác tiêu thụ sản phẩm 29
i.3.1 Mục đích của tiêu thụ sản phẩm 29
I.3.2 ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm 30
I.4 Nội dung cơ bản của công tác tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp 31
I.4.1 Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 31
I.4.2 Xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 32
I.5 Nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường. 32
I.5.1 Nghiên cứu thị trường 32
I.5.1.2 Xử lý thông tin 33
I.5.1.2 Ra quyết định 34
I.5.1.4 Dự báo thị trường 34
I.6 Marketing – Mix trong tiêu thụ sản phẩm 34
I.6.1 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm gắn với chiến lược Marketing – Mix 34
I.6.1 Chính sách sản phẩm 35
I.6.2 Chính sách giá 37
I.6.3 Chính sách phân phối hàng hoá 40
I.6.5 Chính sách xúc tiến bán hàng 42
I.6.5.1 Quảng cáo 42
I.6.5.2 Marketing trực tiếp 43
I.6.5.3 Tổ chức các chương trình khuyến mại 44
I.6.5.4 Mở rộng quan hệ với công chúng 45
I.6.5.5 Bán hàng trực tiếp 45
I.7 Phân tích và đánh giá hiệu quả công tác tiêu thụ 46
I.8 Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 47
I.8.1 Các nhân tố ngoài doanh nghiệp 47
I.8.1.1 Cơ chế quản lý 47
I.8.1.2 Khoa học kỹ thuật 47
I.8.1.3 Chính trị và pháp luật 48
I.8.1.4 Môi trường văn hoá xã hội 48
I.8.1.5 Nhân tố cạnh tranh 48
I.8.2 Các nhân tố bên trong của doanh nghiệp 48
PHẦN II. THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY VẬN TẢI- XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ. 50
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VẬN TẢI- XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ. 50
( thuộc Tổng Công ty lương thực miền Bắc) 50
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển. 50
2.1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty. 53
2.1.3 Công nghệ sản xuất và kết cấu sản xuất. 53
2.1.3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Sữa đậu nành. 54
2.1.3.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Sữa đậu nành. 54
2.1.3.3 Kết cấu sản xuất của Công ty. 55
2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty. 56
2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số năm gần đây. 60
2.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY. 61
2.3 ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY. 63
2.4 PHÂN TÍCH CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY. 64
2.4.1 Đối thủ cạnh tranh 65
2.4.2 Khách hàng của công ty. 67
2.5 TỔ CHỨC BỘ MÁY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY. 68
2.6 Phân tích tổng quan tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 70
26.1 Phân tích tình hình thực hiện kê hoach tiêu thụ sản phẩm 70
2.6.2 Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm 71
2.6.3 Phân tích kết quả theo khu vực thị trường. 75
2.6.5 Phân tích kết quả tiêu thụ theo từng loại kênh. 79
2.7 Đánh giá tồn kho. 81
2.8 Tổ chức vận chuyển hàng hoá. 81
2.9 Marketing – Mix trong tiêu thụ sản phẩm. 81
2.9.1 Chính sách sản phẩm. 81
2.9.2 Chính sách giá cả. 84
2.9.3. Tổ chức mạng lưới phân phối 90
2.9.3.1. Tổ chức kênh tiêu thụ 90
2.9.4 Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ 92
2.10 ĐÁNH GIÁ CHUNG 93
2.10.1 Những thành công mà Công ty đạt được trong công tác tiêu thụ sản phẩm 93
2.10.2 Những hạn chế còn tồn tại 94
2.10.3 Những nguyên nhân tác động đến kết quả tiêu thụ 95
PHẦN III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY VẬN TẢI- XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ. 96
3.1 Định hướng phát triển của Công ty. 96
3.2 Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty vận tải- xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà. 99
92 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty vận tải – xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể nhận thấy,với nguồn vốn lớn như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty có một ưu thế so với các doanh nghiệp khác trong việc chủ động khai thác nguồn vật tư, đầu tư mở rộng sản xuất, tạo lòng tin với khách hàng, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm cho Công ty. Tuy nhiên vấn đề đầu tư mở rộng sản xuất đang là một trong những chiến lược trọng điểm mà Công ty đã, đang và sẽ thực hiện hoàn chỉnh hơn trong những kỳ kinh doanh tiếp theo.
2.4 Phân tích công tác nghiên cứu thị trường của công ty.
Nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm và bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng phải tiến hành. Đảm nhiệm chức năng này phần lớn là do các cán bộ ở phòng tiếp thị mà bộ phận chủ yếu chịu trách nhiệm về công việc này là do bộ phận lập kế hoạch thị trường. Ngoài ra về phía Công ty thì giám đốc, các phó giám đốc, trưởng phòng tiếp thị cũng xuống tận các địa bàn các chi nhánh đại lý để xem xét và thu thập thông tin về khách hàng và thị trường để có hướng điều chỉnh và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ của Công ty.
Thông qua 3 trung tâm, 2 cửa hàng và 3 đại lý trên toàn quốc mà tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, gửi các báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình tiêu thụ sản phẩm của đơn vị mình phụ trách cho Công ty. Các cán bộ phòng tiếp thị thông qua các nguồn này cùng báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty và tiếp tục tiến hành phân tích, đánh giá nhu cầu của khách hàng đối với từng thị trường. Điều này tiết kiệm được chi phí không phải điều tra, giám sát các đại lý để có số liệu và thông tin sát thực.
Công ty cũng tham gia vào hội trợ triển lãm hàng tiêu dùng chất lượng cao để điều tra thông tin về thị trường và qua đó cũng từ sự phản hồi của khách hàng đối với các sản phẩm của Công ty mà Công ty sẽ có những chính sách hợp lý, hoàn chỉnh về sản phẩm để phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của con người, và qua đó Công ty cũng đánh giá chính xác hơn về năng lực sản xuất của mình và sự tín nhiệm của khách hàng đối với các sản phẩm và với Công ty. Tuy nhiên hoạt động này của Công ty không được tiến hành thường xuyên nên kết quả tích cực thu được từ hoạt động này còn chưa thật sự tốt.
Phòng tiếp thị của Công ty cũng đã làm việc khá cụ thể về công tác nghiên cứu thị trường nhưng hiệu quả của công việc này còn chưa cao, chưa phản ánh đúng với năng lực của Công ty. Các sản phẩm như Gạo chỉ cung ứng cho xuất khẩu theo chỉ tiêu của Tổng công ty còn tiêu thụ ở trong nước thì chiếm rất ít, các sản phẩm về nước giải khát: Sữa đậu nành, bia, mỳ ăn liềnchỉ tiêu thụ chủ yếu ở địa bàn Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc còn ở các địa bàn khác thì hầu như không có. Đây cũng chính là hạn chế mà công ty đang gặp phải trong việc mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm, cần khẳng định hơn nữa vị trí của mình trong kinh doanh để cho sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng nhiều hơn. Nguyên nhân của các hạn chế này một phần là do trình độ của các nhân viên trong phòng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tích cực trong công việc.
2.4.1 Đối thủ cạnh tranh
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, do đặc điểm sản phẩm là các sản phẩm phổ biến, bình dân nên trên thị trường Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, đơn cử về đối thủ cạnh tranh của một số sản phẩm chính:
- Về sản phẩm Gạo: Gạo là mặt hàng thiết yếu, trên thị trường có rất nhiều nhà cung ứng nên phần lớn gạo tiêu thụ trên thị trường nội địa đều do tư thương nắm giữ, thị phần của Công ty chỉ chiếm khoảng 10-15% trên thị trường miền Bắc. Công ty không chỉ cạnh tranh với các Công ty lương thực nổi tiếng như:, thậm chí cạnh tranh với các thương nhân, các đại lý bán buôn, bán lẻ trên thị trường. Còn trên thị trường xuất khẩu, Công ty xuất khẩu gạo sang các thị trương chính là Cu ba, Irắc, và gần đây còn xang thị trường Inđonêxia, đây chính là mặt hàng mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho Công ty. Tuy nhiên việc này cũng gặp nhiều khó khăn, công ty phải cạnh tranh với gạo của Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc đây là các sản phẩm giá cả cũng vừa phải,chất lượng cao và điều quan trọng là họ đã nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng của các thị trường mà họ đã và đang có ý định xuất khẩu, chính vì vậy mà hiện nay công ty đang phải cạnh tranh gay gắt. Đây là nguyên nhân dẫn đến hạn chế tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
- Về Sữa đậu nành: Hàng năm Công ty sản xuất và tiêu thụ được một số lượng lớn trên địa bàn Hà Nội, Thái Bình, Hà Tây đây là mặt hàng bình dân nhưng có nhiều công dụng thơm ngon, mát bổ, giá rẻ và đặc biệt là Công ty đã có được sự tin cậy từ phía khách hàng về sản phẩm của mình và vì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được Công ty quan tâm sâu sắc. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở sản xuất Sữa đậu nành, chính vì vậy mà các đối thủ cạnh tranh của Công ty là rất nhiều, Công ty nhìn nhận đối thủ cạnh tranh của mình bằng cách là cạnh tranh lành mạnh với các sản phẩm có cùng công nghệ sản xuất như Công ty TNHH Sữa đậu nành 409, cơ sở sản xuất Sữa đậu nành Quang Thịnh, còn đối với các sản phẩm Sữa đậu nành cao cấp như Sữa đậu nành Solya của Vinamill, Sữa đậu nành Delta và một số hãng cao cấp khác thì Công ty không thể cạnh tranh nổi vì đây là các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ chất lượng cao và do các hãng nổi tiếng trên thị trường sản xuất mà hơn cả là các hãng này đã được người tiêu dùng biết đến và tin cậy qua hàng loạt sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng như Vinamillmà họ đã tạo dựng được từ phía khách hàng.
- Về Bia: Công ty chỉ sản xuất bia hơi, không có bia chai hay bai lon, chính vì lẽ đó mà bia của công ty chỉ tiêu thụ được trên thị trường gần nơi sản xuất , không mang đi xa được và chỉ bán cho các khách hàng bình dân có thu nhập trung bình và giá của một lít bia vào khoảng 2500đ á 3000đ / lít. Công ty chỉ cạnh tranh với các sản phẩm như bia của cơ sở sản xuất 8/3, bia Bách Khoa vì đây là các sản phẩm có cùng công nghệ sản xuất và giá của các sản phẩm này cũng chỉ xấp xỉ nhau và công ty cạnh tranh bằng các phương thức bán hàng, cạnh tranh bằng uy tín mà khách hàng đã biết đến qua các sản phẩm mang nhãn hiệu Lương thực.
- Về các sản phẩm khác như mỳ ăn liền, cháodo công ty sản xuất hàng năm cũng tiêu thụ được khối lượng lớn. Mỳ ăn liền, cháo ăn liền của Công ty mang nhãn hiệu Food Hà Nội từ lâu đã được người tiêu dùng đón nhận, tuy nhiên Công ty phải cạnh tranh với các hãng sản xuất cùng loại khác như Mỳ Miliket, VIFON và một vài hãng sản xuất tư nhân nữa. Vậy mà các sản phẩm của Công ty hàng năm vẫn tiêu thụ được một khối lượng rất lớn đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng cho Công ty.
Tóm lại, trong điều kiện hiện nay Công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với rất nhiều đối thủ đang có mặt và các đối thủ còn tiềm ẩn trên thị trường. Do đặc điểm của sản phẩm là bình dân và phổ biến cho nên hầu hết các sản phẩm cùng loại của công ty đều đang được bày bán trên thị trường rất nhiều, giá rẻ, mà thực tế thì các sản phẩm của công ty lại chưa được người tiêu dùng biết đến nên khâu tiêu thụ sản phẩm của công ty còn chậm và chủ yếu tập trung ở các thị trường truyền thống, đây cũng là một trong những hạn chế mà công ty cần phải có những chính sách cụ thể để giải quyết để cho công tác tiêu thụ sản phẩm được nhanh hơn và đồng thời mở rộng thị trường mới.
2.4.2 Khách hàng của công ty.
Công ty vận tải – xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà là Công ty có địa điểm chính đóng tại Hà Nội, đồng thời khu vực Miền Bắc cũng là thị trường tiêu thụ trọng điểm của Công ty. Khu vực này có tổng doanh thu chiếm 45% trong tổng doanh thu của Công ty.
Với đặc điểm của sản phẩm là những mặt hàng thông dụng, phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của mọi người nên có thể nói khách hàng của công ty là mọi tầng lớp trong xã hội, không hạn chế một ai, không phân biệt giới tính, độ tuổi, thu nhập. Thông qua các trung tâm và đại lý trên toàn quốc, các sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng đón nhận tuy nhiên số lượng sản phẩm tiêu thụ còn ở mức thấp, và khách hàng biết đến sản phẩm của công ty còn hạn chế và chủ yếu ở các thị trường, Hà Nội, Thái Bình. Việc xuất khẩu gạo của công ty còn phụ thuộc vào chỉ tiêu của tổng công ty và thị trường xuất khẩu là Cuba, Irắc, Liên Xô cũ và gần đây còn xuất khẩu sang thị trường Inđônêxia.
Tóm lại: Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty đã có nhiều hoạt động nhưng kết quả còn chưa cao, chưa thực hiện được một cách triệt để, đồng bộ, còn có nhiều hạn chế cần khắc phục như:
- Công ty chưa có bộ phận chuyên trách về khâu nghiên cứu thị trường, đội ngũ nghiên cứu chưa nhiều, trình độ không đồng đều, chưa có chuyên môn sâu.
- Các hội nghị khách hàng chưa được tổ chức thường xuyên trong năm, các cuộc tổ chức nếu có diễn ra còn mang tính hình thức, chưa có tính thuyết phục, chưa khơi dậy được ý thức của khách hàng.
- Công ty chưa thật sự đi sâu vào nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, của thị trường chính vì vậy mà chưa có chính sách sản phẩm cụ thể.
Để thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm, Công ty cần có một chính sách sản phẩm hợp lý, đồng thời phải chú trọng hơn nữa đến khâu chất lượng sản phẩm, chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm phải thích nghi được với thị hiếu của khách hàng.
2.5 Tổ chức bộ máy tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Công ty kinh doanh vận tải – xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà là một doanh nghiệp Nhà nước vừa sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về lương thực, thực phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và cung ứng xuất khẩu gạo theo chỉ tiêu của Tổng công ty giao cho. Trong cơ chế thị trường hiện nay, Công ty gặp phải không ít khó khăn nhưng công ty vẫn vượt qua và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Điều này có thể nói công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty hoạt động khá tốt, việc tổ chức thực hiện các kế hoạch tiêu thụ tương đối chặt chẽ.
Phòng tiếp thị
PGĐ kinhdoanh
Tổ quản lý vật tư
Phòng kinh doanh
Tổ tiếp thị
Tổ kho
Bộ phận lập kế hoạch thị trường
Tổ tiêu thụ
Bộ phận XNK
Công tác tiêu thụ là phần quan trọng nhất của Công ty, nó phải được chuẩn bị có hệ thống, có lôgic và phải có sự chuẩn bị đồng bộ, nếu không thì công tác tiêu thụ sẽ dẫn đến tắc nghẽn, tồn đọng và kéo theo nó là cả một chuỗi các hoạt động ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và tồn tại của Công ty. Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt như vậy của công tác tiêu thụ sản phẩm, công ty Vĩnh Hà đã tổ chức công tác tiêu thụ của Công ty mình khá đầy đủ và có hệ thống.
Công ty có một phó giám đốc kinh doanh là người chuyên cố vấn cho giám đốc và thực hiện các nhiệm vụ được giao về sản xuất kinh doanh như xây dựng các chiến lược kinh doanh, tìm các biện pháp để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tìm các đối tác để hợp tác làm ăn.
- Phòng kinh doanh: Có 8 người, có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tham mưu cho phó giám đốc để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, quản lý toàn bộ mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty, giới thiệu sản phẩm làm công tác quảng cáo.
- Phòng tiếp thị: Có 6 người có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm mọi cách để đưa sản phẩm hành hoá đến với người tiêu dùng, đồng thời thu thập thông tin phản hồi từ phía khách hàng.
- Bộ phận XNK cũng đóng một vai trò quan trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty, bộ phận này làm việc chưa thật sự hiệu quả chính vì vậy mà cho đến nay Công ty vẫn chưa có một lô hàng trực tiếp xuất khẩu mà Công ty chỉ cung ứng xuất khẩu theo chỉ tiêu của Tổng công ty. Tuy nhiên bộ phận này cũng phải đi thu mua các sản phẩm, hàng hoá đủ để đáp ứng nhu cầu của Tổng Công ty và thậm chí còn để tiêu thụ nội địa. Ngoài ra cũng phải kiểm tra, quản lý tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ, cùng các phòng kinh doanh, tiếp thị nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trong các kỳ kinh doanh tiếp theo của Công ty.
Để bộ phận XNK hoạt động thật sự có hiệu quả và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cho Công ty thì trong năm tới bộ phận này nói riêng và toàn Công ty nói chung sẽ phải tìm mọi biện pháp để tự mình trực tiếp xuất khẩu mà không phải qua Tổng Công ty thì lúc đó Công ty làm ăn mới thực sự có hiệu quả, doanh thu tiêu thụ sẽ tăng cao vì rằng ta ²mua tận gốc và bán tận ngọn².
2.6 Phân tích tổng quan tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
26.1 Phân tích tình hình thực hiện kê hoach tiêu thụ sản phẩm
Việc phân tích này cho phép ta đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty, giữa thực tế tiêu thụ so với kế hoạch đặt ra. Qua đó đánh giá được công tác dự báo nhu cầu của thị trường và nỗ lực của Công ty trong việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Từ năm 1999 trở về trước, việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty cũng khá hiệu quả, phần lớn lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế gần với kế hoạch đặt ra nhưng vẫn còn có những sản phẩm thì lượng tiêu thụ chỉ đạt một phần nhỏ, vậy lượng tiêu thụ này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong giai đoạn 2000-2002, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty có nhiều tiến triển hơn, hầu hết các sản phẩm tiêu thụ đều vượt mức kế hoạch đặt ra. Điều đó đánh giá được hiệu quả của công tác tiêu thụ của Công ty và đặc biệt là bộ phận xây dựng kế hoạch thị trường làm việc khả quan hơn, dự báo về nhu cầu thị trường của Công ty chính xác hơn.
Bảng tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm qua các năm.(bảng trang bên)
2.6.2 Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm
Nếu lấy năm 1999 làm gốc, ta có thể thấy : Tổng giá trị sản phẩm trên thị trường đều tăng qua các năm. Điều này khẳng định được sự phù hợp của sản phẩm với người tiêu dùng và khả năng cạnh tranh của Công ty với các đối thủ khác, nó đánh dấu sự ổn định của thị trường tiêu thụ. Đặc biệt là mặt hàng gạo, mỳ ăn liền và sữa đậu nành, đây là các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số sản lượng sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bảng kết quả tiêu thụ theo khối lượng sản phẩm sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu
ĐVT
1999
2000
2001
2002
I. KD lương thực
1.Mua vào
Tấn thóc
14.900
34.210
40.000
42.450
2. Bán ra
Tấn gạo
15.800
34.192
37.280
40.255
- Bán nội địa
Tấn
3.191
7.958
8.520
9.105
- Cung ứng XK
Tấn
12.609
26.243
28.760
31.150
II. SXKD mặt hàng khác
1. Phân bón
Tấn
37
49
59
80
2. Mỳ ăn liền
Tấn
1.480
1.570
1.812
1.920
3. Cháo ăn liền
Tấn
30
42
50
56
4. Bia
1000 lít
217
215
200
200
5. Sữa đậu nành
1000 lít
228,6
380
442
474
6. DVkho bãi
Triệu
1.800
1.963
5.115
4.390
Nhận xét: Qua bảng số liệu kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty ta có thể thấy các loại sản phẩm đều có mức tăng khá cao qua các năm, nhất là đối với các sản phẩm chính như gạo, sữa, mỳ.
- Về sản phẩm Gạo: Trong năm 1999, với sản lượng thóc mua vào là 14.900 tấn, tăng 108,9% so với kế hoạch, sản lượng gạo tiêu thụ năm 2000 so với năm 1999 là tăng 18.392 tấn, tương ứng với tăng 116,4%. Trong đó gạo tiêu thụ nội địa tăng 149,38% tương ứng với tăng 4.767 tấn, gạo cung ứng xuất khẩu tăng108,12%, tương ứng với tăng 13.634 tấn gạo so với năm 1999. Năm 2001 sản lượng tiêu thụ gạo vẫn tiếp tục tăng nhưng số lượng tăng là không đáng kể, sản lượng gạo bán ra tăng 3.080 tấn, tăng ứng với 9,03% so với năm 2000. Trong đó gạo tiêu thụ nội địa tăng 562 tấn, tăng ứng với 7,06% so với năm 2000, tiêu thụ xuất khẩu tăng 2517 tấn, tăng tương ứng với 9,6% so với năm 2000. Năm 2002, mặt hàng này vẫn tiếp tục tăng, tổng sản lượng gạo bán ra tăng 2975 tấn, tăng tương ứng với 7, 98% so với năm 2001, trong đó gạo tiêu thụ nội địa tăng 585 tấn , tăng ứng với 6,86%, gạo xuất khẩu tăng 2390 tấn, tăng ứng với 8, 31% so với năm 2001.
Nguyên nhân của tiêu thụ tăng là do nhu cầu về gạo trên thị trường là rất lớn, gạo không chỉ là mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng Việt Nam, hàng ngày ai cũng phải cần đến gạo nên thị trường tiêu thụ là rất lớn. Mặt khác, gạo xuất khẩu tăng là do người tiêu dùng càng ngày càng tin tưởng vào sản phẩm của Công ty và hơn cả là đội ngũ cán bộ Marketing trong công ty làm việc khá hiệu quả nên đã tăng được tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty, nếu Công ty có nhiều đầu tư hơn nữa cho công tác này thì kết quả tiêu thụ sẽ còn tăng thêm nữa.
- Về sản phẩm sữa đậu nành, sản lượng sản xuất và tiêu thụ cũng tăng vượt mức hàng năm so với kế hoạch đặt ra. Năm 2000 sản lượng sữa tiêu thụ là 380.000 lít, tăng 115,4 nghìn lít so với năm 1999 tăng 66,22%. Năm 2001, lượng tiêu thụ tăng 62000 lít tăng tương ứng với 10,31% so với năm 2000 và năm 2002 thì lượng tiêu thụ chỉ tăng 32000 lít tưng ứng với tăng 7,23% so với năm 2001. Sản lượng tiêu thụ tăng đều qua các năm cho thấy Công ty không những giữ vững được thị trường tiêu thụ, ổn định sản xuất mà ở đây chất lượng sản phẩm và uy tín của Công ty cũng được người tiêu dùng nhìn nhận. Tuy nhiên để nâng cao sản lượng sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Công ty cần chú trọng hơn nữa đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ, thâm nhập thị trường mới, quan tâm hơn nữa các công tác hỗ trợ tiêu thụ và cải tiến công nghệ.
- Với sản phẩm bia. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm này hầu như là không có biến động gì. Năm 2000 lượng tiêu thụ là 215.000 lít chỉ tăng 2000 lít so với năm 1999, năm 2001 thì lượng tiêu thụ giảm 25000 lít so với năm 2000, năm 2002 tiếp tục giảm 8000 lít so với năm 2001. Có thể nhận thấy rằng mặc dù lượng sản xuất vẫn giữ nguyên nhưng lượng tiêu thụ lại giảm, nguyên nhân làm cho lượng tiêu thụ giảm là do bia của Công ty chỉ có duy nhất một loại đó là bia hơi, nên thị trường tiêu thụ bia chỉ duy nhất ở Hà Nội mà không vận chuyển đi xa được nên sức tiêu thụ giảm. Mặt khác, giảm còn do nguyên nhân về công nghệ sản xuất đã lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao cho nên sức cạnh tranh trên thị trường đối với các đối thủ là rất kém. Công ty cần đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm tiến tới mở rộng thị trường tiêu thụ và lúc đó thì công tác tiêu thụ sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Một số mặt hàng sản xuất và kinh doanh khác như mỳ ăn liền, cháo ăn liền, phân bónthì sản lượng sản phẩm tiêu thụ đều tăng vượt mức so với kế hoạch đặt ra. Năm 2000 lượng tiêu thụ Mỳ ăn liền tăng 270 tấn,tăng ứng với 18,24% so với năm 1999, năm 2001 tăng 62 tấn, tăng ứng với 3,54% so với năm 2000 và năm 2002 sản lượng tiêu thụ tăng 108 tấn, tăng ứng vơi 5,96% so với năm 2001. Đối với Cháo ăn liền, lượng tiêu thụ cũng tăng, năm 2002 tăng 12%, tăng tương ứng với 6 tấn so với năm 2001. Kinh doanh phân bón cũng tăng, năm 2002 lượng tiêu thụ phân tăng 21 tấn tăng 35,59% so với năm 2001.
Mặc dù là các sản phẩm hỗ trợ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty nhưng sản phẩm này hàng năm cũng tiêu thụ được với số lượng lớn và đem lại cho Công ty khá nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên các sản phẩm này chỉ tiêu thụ được chủ yếu ở khu vực thị trường Miền Bắc và cụ thể là ở Hà Nội, Thái Bình và Hà Tây nên khả năng tiêu thụ còn bị hạn chế. Để đẩy mạnh tiêu thụ, tăng thị phần của Công ty thì công ty cần phải quan tâm hơn nữa đến Công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường, đưa các sản phẩm của Công ty không chỉ có mặt trên thị trường các tỉnh miền Bắc mà phải tiến sâu đến địa bàn các tỉnh miền Trung và Nam.
- Kinh doanh dịch vụ của Công ty cũng không ngừng phát triển, đội xây dựng của Công ty làm việc rất hiệu quả, với công việc tư vấn và thiết kế thi công công trình, năm 2002 đội xây dựng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Trung tâm lương thực cầu giấy, khu trung cư Kim ngưu và tiến hành tu sửa hàng loạt các công trình khác, tiết kiệm cho Công ty hàng tỷ đồng. Để tận dụng triệt để diện tích đất sử dụng Công ty tiến hành cho thuê kho bãi, hàng năm công việc này cũng đem lại cho Công ty hàng trăm triệu đồng.
Để khẳng định sự phát triển của Công ty và phản ánh thực chất công tác tiêu thụ sản phẩm và tình hình biến động của nó trên thị trường trong những năm vừa qua, chúng ta hãy xem cơ cấu giá trị của từng loại sản phẩm trong tổng doanh thu của Công ty.
Bảng cơ cấu giá trị của từng loại sản phẩm qua các năm.
Năm
Tên sản phẩm
Năm 2000
Năm2001
Năm 2002
Doanh thu
(Triệu đồng)
Tỷ lệ(%)
Doanh thu
(Triệu đồng)
Tỷ lệ(%)
Doanh thu
(Triệu đồng)
Tỷ lệ(%)
I. KD lương thực
1. Bán ra
119.006,32
84,65
132.078
84,76
151.795
86,03
- Bán nội địa
25.581,24
18,19
28.542
18,32
31.867,5
18,06
- Cung ứng XK
93.425,08
66,45
103.536
66,44
119.927,5
67,97
II. SXKD mặt hàng khác
21.589,52
15,35
23.749,3
15,25
24.682,66
13,97
1. Phân bón
93,1
0,07
117
0,075
157,28
0,089
2. Mỳ ăn liền
14.629,3
10,4
15.445,5
9,91
16.774,58
9,51
3. Cháo ăn liền
540,12
0,38
647,5
0,42
740
0,42
4. Bia
602
0,428
590
0,38
630
0,36
5. Sữa đậu nành
1.520
1,08
1.834,3
1,18
1.990,8
1,13
6. DVkho bãi
4205
2,99
5.115
3,275
4390
2,79
Tổng doanh thu
140.595,84
100
155.827,3
100
176.477,66
100
Nhận xét. Nhìn vào bảng ta có thể thấy tất cả các sản phẩm đều tăng về giá trị hàng bán và có mức tăng khá cao, nhất là kinh doanh lương thực tăng 130.71,68 triệu năm 2001 và tăng 19.717 triệu năm 2002. Các sản phẩm khác đều tăng nhưng mỳ ăn liền tăng mạnh hơn năm 2001 tăng 816,2 triệu và tăng gần 1.350 triệu năm 2002, dịch vụ kho bãi cũng tăng không kém , tăng 910 triệu năm 2001 nhưng dịch vụ này lại giảm gần 700 triệu năm 2002. Các sản phẩm sữa đậu nành, cháo, phân bón cũng tăng nhưng không đáng kể, riêng sản phẩm bia thì không có gì biến động . Trong thời gian tới, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Công ty cần phải đẩy mạnh xuất khẩu, tìm cách để tự mình có thể trực tiếp xuất khẩu mà không phải qua Tổng công ty thì lúc đó doanh thu sẽ tăng lên rất nhiều. Ngoài ra, Công ty còn phải tiến hành nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thì lúc đó Công ty mới chiếm lĩnh và mở rộng được thị trường.
2.6.3 Phân tích kết quả theo khu vực thị trường.
- Thị trường nội địa: Thị trường trong nước tuy rộng lớn với 77 triệu dân lại có sức mua cao nhưng đối với Công ty đây lại là thị trường cạnh tranh quyết liệt. Hầu hết các sản phẩm của Công ty chỉ tiêu thụ được ở thị trường miền Bắc mà thị trường chính là Hà Nội, Thái Bình và Hà Tây.
Tại thị trường Hà Nội, sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở đây chiếm tỷ trọng trên 50% trong doanh số của Công ty. Thị trường Thái Bình chiếm khoảng 30-40% và còn lại là ở thị trường Hà Tây và một phần trăm rất nhỏ được tiêu thụ ở các tỉnh lân cận khác như Quảng Ninh, Thanh Hoá. Qua 2 đại lý tiêu thụ đặt tại Thái Bình và Hà Tây, qua 3 trung tâm và 2 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm Công ty đã phân phối sản phẩm đến với người tiêu dùng, nhưng với mạng lưới phân phối như vậy sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn hạn chế, chưa phát huy hết khả năng của Công ty.
Bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm theo khu vực nội địa.
Chỉ tiêu
ĐVT
2000
2001
2002
2001/2000
(%)
2002/2001
(%)
* KV Hà Nội
1. Gạo
Tấn
5.570,6
5.538
6.828,75
99,4
123,30
2. Sữa đậu nành
1000 lít
76
154,7
165,90
203,5
107,23
3. Bia
1000 lít
215
196
195,5
91,16
99,74
4. Cháo ăn liền
Tấn
14,7
20
25,2
136,05
126,0
5. Mỳ ăn liền
Tấn
612,5
815,4
672
133,12
82,41
6.Phân bón
Tấn
4,9
5,9
4
120,4
67,79
*KV Thái Bình
1. Gạo
Tấn
795,8
1278
910,5
160,59
71,24
2. Sữa đậu nành
1000 lít
228
221
284,4
96,92
128,68
3. Cháo ăn liền
Tấn
12,6
17,5
14
138,88
80,0
4. Mỳ ăn liền
Tấn
612,5
453
672
73,95
148,34
5.Phân bón
Tấn
24,5
32,45
40
132,44
123,26
*KV Hà Tây
1. Gạo
Tấn
1.591,6
1704
1.365,75
107,06
80,14
2. Sữa đậu nành
1000 lít
38
66,3
23,7
174,47
35,74
3. Cháo ăn liền
Tấn
14,7
12,5
16,8
85,0
143,4
4. Mỳ ăn liền
Tấn
525
543,6
576
103,54
105,96
5.Phân bón
Tấn
19,6
20,65
326
105,35
174,33
Bảng kết quả tiêu thụ tại thị trường xuất khẩu
Thị trường XK
ĐVT
2000
2001
2002
2001/2000
(%)
2002/2001
(%)
Irắc
Tấn gạo
14.433,6
18.513
16.384,9
128,26
88,5
Cuba
Tấn gạo
7.872,9
9.433,28
10.217,2
119,8
108,31
Liên Xô cũ
Tấn gạo
1.312,15
632,72
809,9
48,22
128,0
Inđonêxia
Tấn gạo
2.626,43
2.837,6
3.738
108,04
131,73
Nhìn vào bảng kết quả tiêu thụ theo khu vực ta có thể thấy tất cả các khu vực đều có sự tăng trưởng đáng khích lệ, sức tiêu thụ tăng ở mọi loại hình sản phẩm.
+ Khu vực Hà Nội là nơi tiêu thụ chính của Công ty, năm 2002 sản lượng gạo tiêu thụ nội địa tại thị trường Hà Nội tăng 23,35 so với năm 2001, tăng tương ứng với 1290,75 tấn. Sản phẩm sữa đậu nành tăng 103,5% so với năm2001, tăng ứng với 78,7 nghìn lít sữa. Cháo ăn liền tăng 5,2 tấn, tăng ứng với 26% so với năm 2001. Đây là một thị trường siêu lợi nhuận. Tuy nhiên trên thị trường này Công ty cũng chịu sức ép lớn là hàng cùng thị trường một số Công ty lương thực và thực phẩm tư nhân như .cũng sản xuất một số sản phẩm cùng loại với giá rẻ hơn cạnh tranh quyết liệt. Đồng thời những sản phẩm của các hãng cao cấp và các sản phẩm ngoại nhập của Trung Quốc, Thái Lan cũng bày bán khá rộng rãi khiến cho sức tiêu thụ giảm khá mạnh.
Đối vơi những sản phẩm của Trung Quốc và Thái Lan hiện đang bày bán trên thị trường rất nhiều, tuy nhiên Công ty có lợi thế là người việt nam dùng hàng việt nam thì đúng với thị hiếu và sở thích hơn nên sản phẩm của Công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4061.doc