MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.
Phần I: Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 6
I.1. Bản chất và vai trò tiêu thụ sản phẩm 6
I.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 6
I.1.2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm 7
I.1.3. Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm 8
I.1.3.1. Nguyên tắc của công tác tiêu thụ sản phẩm 8
I.1.3.2. Các hoạt động chủ yếu của công tác tiêu thụ sản phẩm 9
I.1.3.3. Yêu cầu cơ bản đối với công tác tiêu thụ sản phẩm 16
I.1.3.4. Một số hoạt động xúc tiến và hỗ trợ công tác tiêu thụ 18
I.1.4. Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm 21
I.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm 21
I.2.1 Những nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài 21
I.2.1.1. Môi trường kinh tế 21
I.2.1.2. Môi trường văn hoá - xã hội 22
I.2.1.3. Môi trường tự nhiên 23
I.2.1.4. Môi trường chính trị, pháp luật 23
I.2.1.5. Môi trường công nghệ 24
I.2.1.6. Môi trường cạnh tranh 25
I.2.2. Những nhân tố thuộc về môi trường bên trong 26
I.2.2.1. Chính sách giá cả 26
I.2.2.2. Nhân tố về sản phẩm 27
I.2.2.3. Hoạt động phân phối 28
I.2.2.4. Hoạt động xúc tiến bán 28
I.3. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 28
I.4. Phân tích tình hình tiêu thụ 29
I.4.1. Khái niệm 29
I.4.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động tiêu thụ 30
I.4.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động tiêu thụ 30
I.4.4. Các phương pháp phân tích 31
Phần II: Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 33
II.1.Giới thiệu khái quát chung về công ty 33
II.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 33
II.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 35
II.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy 36
II.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy 36
II.1.3.2. Sơ đồ bộ máy quản lý 38
II.1.3.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 39
II.2.Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 42
II.2.1. Công tác tài chính 42
II.2.2. Đặc điểm về lao động 43
II.2.3. Đặc điểm về sản phẩm 44
II.2.4. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ xi măng 44
II.2.5. Tình hình tiêu thụ xi măng của công ty 45
II.3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2001 - 2005 46
II.4. Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 47
II.4.1. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty 1998 - 2003 47
II.4.2. Các nguồn cung ứng xi măng cho công ty 49
II.4.3. Tổ chức hoạt động bán hàng 51
II.4.4. Mạng lưới phân phối sản phẩm 53
II.4.5. Giá cả 58
II.4.6. Phân tích thị trường tiêu thụ xi măng 60
II.4.6.1. Thị trường xi măng 60
II.4.6.2. Phân tích sản phẩm cạnh tranh 62
II.4.7. Các hoạt động bổ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 64
II.5. Đánh giá công tác tiêu thụ xi măng của công ty 66
II.5.1. Những kết quả đạt được 66
II.5.2. Những tồn tại 67
Phần III: Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty 70
III.1. Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tới 70
III.1.1. Mục tiêu dài hạn 70
III.1.2. Cơ sở xây dựng mục tiêu trên 70
III.2. Giải pháp thứ nhất: Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 71
III.2.1. Căn cứ để đề ra giải pháp 71
III.2.2. Nội dung của giải pháp 71
III.2.3. Kết quả mang lại của giải pháp 72
III.3. Giải pháp thứ hai: Củng cố và phát triển hệ thống bán hàng 73
III.3.1. Căn cứ để đề ra giải pháp 73
III.3.2. Nội dung của giải pháp 73
III.3.3. Kết quả mang lại của giải pháp 75
III.4. Một số phương pháp khác 76
III.4.1. Tăng cường quảng cáo 76
III.4.2. Chú trọng bảo quản xi măng 77
KẾT LUẬN 78
79 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tình hình tiêu thụ và một số biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân tích các chỉ tiêu tổng hợp và phân tích các nhân tố tác động vào các chỉ tiêu ấy. Phân tích nhân tố được chia thành phân tích thuận và phân tích nghịch.
- Phân tích nhân tố thuận là phân tích các chỉ tiêu tổng hợp sau đó mới phân tích các chỉ tiêu hợp thành nó
- Phân tích nhân tố nghịch là phân tích từng nhân tố của chỉ tiêu tổng hợp, rồi trên cơ sở đó chúng ta mới tiến hành phân tích các chỉ tiêu tổng hợp.
I.3.4.3. Các phương pháp phân tích khác.
- Phương pháp cân đối: Được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch và ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối về lượng của yếu tố với lượng các mặt yếu tố và quá trình tiêu thụ và trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố.
- Phương pháp phân tích chi tiết.
+ Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu: các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phân tích. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sư biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rât nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được.
+ Chi tiết theo thời gian: các kết quả tiêu thụ bao giờ cũng là một quá trình trong từng khoảng thời gian nhất định. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp cho việc đánh giá kết quả tiêu thụ được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc tiêu thụ.
+ Chi tiết theo điệ điểm và phạm vi kinh doanh: kết quả hoạt động tiêu thụ do nhiều bộ phận, theo phạm vi và địa điểm phát sinh khác nhau tạo nên. Việc chi tiết này nhằm đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ của từng bộ phận, phạm vi và địa diểm khác nhau, nhằm khai thác các mặt mạnh và khắc phục các mặt yếu kém của các bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau.
Phần II
Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng.
II.1. Giới thiệu khái quát chung về công ty vật tư Kỹ Thuật xi măng.
II.1. 1. Quá trình hình thành và phát triển.
Tên giao dịch: Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng .
Trụ sở giao dịch: Km6 - Đường Giải Phóng
Quận Thanh Xuân,Thành Phố Hà Nội.
Điện thoại: 8642410
Fax: 8642586
Số tài khoản: 102010000018010
Ngân Hàng Công Thương, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng là một đơn vị thành viên trong Tổng Công ty Xi măng Việt Nam có trụ sở tại vị trí Km số 6 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Là đơn vị kinh tế quốc doanh, hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty là quá trình hoàn thiện và phù hợp với nhiệm vụ tổ chức lưu thông cung ứng xi măng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong thời kỳ phát triển đất nước.
- Ngày 12/02/1993, Bộ Xây Dựng ra quyết định số 023A về việc thành lập Xí nghiệp Vật tư Kỹ thuật Xi măng Việt Nam ( thuộc liên hiệp các xí nghiệp xi măng nay đổi thành Tổng Công ty Xi măng Việt Nam).
- Ngày 30/09/1993, Bộ Xây Dựng ra quyết định số 445/BXD - TCLĐ về việc đổi tên Vật tư Kỹ thuật Xi măng thành công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng, trực thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam.
- Ngày 10/7/1995, theo quyết định số 833/TCT - HĐQL của chủ tịch Hội đồng quản lý Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Công ty được giao nhiệm vụ lưu
thông, kinh doanh - tiêu thụ xi măng trên địa bàn thành phố Hà Nội theo phương thức kinh doanh làm tổng đại lý cho hai Công ty là: Công ty xi măng Hoàng Thạch và Công ty xi măng Bỉm Sơn, đồng thời chuyển giao tổ chức chức năng nhiệm vụ, tài sản và lực lượng cán bộ công nhân viên của hai chi nhánh này tại Hà Nội cho Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng.
- Ngày 23/05/1998, theo quyết định số 605/XMVN - HĐQT của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, hai trung tâm tiêu thụ xi măng tại địa bàn 3 huyện phía bắc Hà Nội (Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn) của công ty Vật tư kỹ thuật xi măng giao cho Công ty Vật tư - Vận tải xi măng quản lý.
- Ngày 23/05/1998, theo quyết định số 606/XMVN - HĐQT của Tổng Công ty xi măng Việt Nam về việc chuyển giao, tổ chức, nhiệm vụ, tài sản và lực lượng cán bộ công nhân viên các chi nhánh công ty xi măng Bỉm Sơn tại Hà Tây, tại Hoà Bình cho công ty Vật tư kỹ thuật xi măng quản lý và Công ty đã đổi tên các chi nhánh đó thành:
+ Chi nhánh Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng tại Hà Tây .
+ Chi nhánh Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng tại Hoà Bình.
- Ngày 21/03/2000, theo quyết định số 97/XMVN - HĐQT của Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng nhận thêm các chi nhánh của Công ty Vật tư Vận tải xi măng tại địa bàn các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai,Vĩnh Phúc. Được bàn giao cho công ty quản lý và công ty đổi tên các chi nhánh đó thành:
+ Chi nhánh Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng tại Lào Cai
+ Chi nhánh Công tyVật tư kỹ thuật xi măng tại TháI Nguyên.
+ Chi nhánh Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng tại Phú Thọ.
+ Chi nhánh Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng tại Vĩnh Phúc.
- Ngày 27/03/2002, quyết định số 85/XMVN- HĐQT của Tổng công ty xi măng Việt Nam về việc chuyển chi nhánh Hà Tây, Hoà Bình sang cho Công ty xi măng Bỉm Sơn quản lý kể từ ngày 1/04/2002. Như vậy, kể từ ngày 1/04/2002 Công tyVật tư kỹ thuật xi măng có 4 chi nhánh đặt tại các tỉnh: Lào Cai,Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và một xí nghiệp vận tải
Hiện nay, Công ty có trên 700 lao động, với những bước tiến triển nhảy vọt qua từng thời kỳ công ty đã chứng minh cho sự đầu tư đúng hướng của mình bằng kết quả hoạt động kinh doanh.
II.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng.
Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng có các chức năng nhiệm vụ sau:
- Tổ chức, lưu thông, kinh doanh, tiêu thụ xi măng trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh được phân công.
- Công ty thực hiện mua xi măng của các công ty xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hải Phòng, Hoàng Mai, tổ chức vận chuyển xi măng từ các công ty sản xuất đó đến các địa bàn tiêu thụ sau: Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch hàng năm phù hợp với nhiệm vụ của Tổng công ty giao và nhu cầu của thị trường.
- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác mua và bán hàng hoá .
- Thực hiện chỉ đạo điều hành nhằm đảm bảo cân đối bình ổn giá cả thị trường xi măng tại các địa bàn được giao và thực hiện dự trữ khi cần thiết .
- Thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo quy định của bộ lao động. Quản lý các hoạt động về đổi mới hiện đại hoá công nghệ trang thiết bị và phương thức tổ chức quản lý để mở rộng sản xuất phù hợp với tình hình của công ty.
- Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, các báo cáo khác theo định kỳ theo quy định của nhà nước và Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, đồng thời chịu trách nhiệm về tính sát thực của báo cáo đó.
- Chịu sự kiểm tra của Tổng Công ty, tuân thủ các quy định về thanh tra của các cơ quan tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Công ty có nghĩa vụ thực hiện chung các chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác của nhà nước và của Tổng công ty.
- Tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động của đơn vị để tổ chức các dịch vụ kinh doanh, cung cấp cho nhà máy xi măng, đại lý tiêu thụ một số mặt hàng, vật tư, vật liệu xây dựng.
II.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Vật tư kỹ thuật xi măng.
II.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.
Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng có 726 cán bộ công nhân viên làm nhiệm vụ quản lý, vận tải, tiêu thụ xi măng. Cơ cấu của Công ty được tổ chức theo cơ chế trực tuyến chức năng, đứng đầu là giám đốc, sau đó là hai phó giám đốc phụ trách về xây dựng cơ bản và kinh doanh. Dưới hai phó giám đốc là hệ thống phòng ban chức năng của công ty gồm:
1. Phòng kinh tế kế hoạch.
2. Phòng tài chính kế toán.
3. Phòng QLDA và KTĐT.
4. Phòng tổ chức lao động.
5. Phòng quản lý thị trường.
6. Văn phòng công ty.
7. Phòng điều độ quản lý kho.
8. Phòng tiêu thụ.
9. Xí nghiệp vận tải.
10. Các chi nhánh.
Hiện nay, công ty có 4 chi nhánh và một xí nghiệp vận tải.
+ Chi nhánh Công ty vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Thái Nguyên.
+ Chi nhánh Công ty vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Phú Thọ.
+ Chi nhánh Công ty vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Vĩnh Phúc.
+ Chi nhánh Công ty vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Lào Cai.
+ Xí nghiệp vận tải.
Tại thành phố Hà Nội Công ty có phòng tiêu thụ xi măng quản lý 5 trung tâm bán xi măng trên các địa bàn quận huyện. Mỗi trung tâm quản lý các cửa hàng và các đại lý bán xi măng.
II.1.3.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Các phòng ban xí nghiệp chi nhánh hoạt động theo chức năng được giám đốc phân công. Đây là bộ máy tham mưu giúp cho ban giám đốc thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra.
Giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng kế toán do tổng giám đốc công ty xi măng Việt nam bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước tổng công ty về sự hoạt động của công ty mình.
Ban giám đốc.
- Giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty có quyền điều hành cao nhất, do hội đồng quản trị Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc kinh doanh.
Trực tiếp chỉ đạo việc kinh doanh, tiêu thụ của chi nhánh, xí nghiệp vận tải và phòng tiêu thụ xi măng. Thay mặt giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng.
+ Quản lý khâu vận tải xi măng, công tác định mức trong khâu vận tải và trong từng cửa hàng, chất lượng sản phẩm, kỹ thuật giao nhận, bốc xếp, lưu kho. Quy trình quy phạm, các quy chế an toàn của công ty. Phụ trách công tác đào tạo, cải tiến công tác kỹ thuật và công tác sửa chữa lớn.
- Phó giám đốc xây dựng cơ bản: Chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng.
Các phòng ban của công ty:
- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ:
+ Giúp giám đốc công ty sử dụng quản lý vốn và cơ sở vật chất có hiệu quả nhất. Lập kế hoạch tài chính của công ty.
+ Đảm bảo chu chuyển vốn và quay vòng vốn nhanh. Tổ chức hạch toán toàn diện mọi nghiệp vụ kinh doanh, giám sát mọi hoạt dộng bằng đồng tiền của công ty.
+ Hướng dẫn kiểm tra các phòng ban trong công ty thực hiện tốt công tác hạch toán, kế toán, ghi chép sổ sách thống kê số liệu đầy đủ kịp thời.
Mối quan hệ và quyền hạn:
+ Có mối quan hệ với các phòng ban khác theo từng công tác nghiệp vụ có liên quan.
+ Đề suất với giám đốc công ty thanh toán những khoản chi phí hợp lý.
- Văn phòng công ty: Có nhiệm vụ:
+ Tham mưu cho Giám đốc về công tác văn phòng, hành chính quản trị, đối nội đối ngoại.
+ Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức, trang thiết bị hành chính, các tài liệu, các văn phòng phẩm.
+ Chịu trách nhiệm bảo quản, sử dụng con dấu, đúng quy định của nhà nước và Giám đốc phân công.
+ Bảo đảm mọi sinh hoạt bình thường trong công ty.
+ Đôn đốc, kiểm tra các bộ phận thực hiện các nội quy, quy chế của Công ty.
+ Được ký tên đóng dấu đi đường của cán bộ công nhân viên chức thuộc văn phòng công ty và khách đến liên hệ công tác.
- Phòng kinh tế kế hoạch: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các mặt sau:
+ Xây dựng và kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm và đề ra phương hướng kinh doanh của công ty và giao kế hoạch cho các chi nhánh của công ty. Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị.
+ Nắm bắt diễn biến của thị trường để xây dựng, các cơ chế kinh doanh tiêu thụ về giá bán, chi nhánh bán hàng, khuyến mại, xây dựng các mức cước phí trung chuyển.
+ Thực hiện các hợp đồng mua xi măng từ các công ty sản xuất.
+ Ký các hợp đồng cho thuê các kho chứa hàng của công ty mà hiện nay chưa dùng.
- Phòng quản lý thị trường: Giúp cho giám đốc về các công tác sau:
+ Điều tra nắm bắt tình hình thị trường trên các địa bàn hoạt động: Hà nội và các vùng lân cận.
+ Theo dõi sự biến động cung cầu và giá cả xi măng trên thị trường Hà Nội. Tham gia tổ chức xây dựng mạng lưới bán lẻ xi măng.
+ Kết hợp cùng với cơ quan quản lý thị trường thành phố giữ ổn định và làm lành mạnh hoá thị trường.
+ Kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy chế của Công ty tại các đơn vị mình.
- Phòng tổ chức lao động: Tham mưu cho giám đốc về các mặt sau:
+ Công tác tổ chức quản lý cán bộ và lao động tiền lương
+ Soạn thảo các nội quy, quy chế quản lý, quyết định, công văn, chỉ thị.
+ Điều động và tuyển dụng lao động
+ Thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên chức: tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng, đề xuất khen thưởng...
+ Công tác bảo hộ lao động.
+ Xây dựng và thực hiện chương trình kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ CNV tại chỗ hay gửi đi đào tạo ở các trường nghiệp vụ.
- Phòng quản lý dự án và kỹ thuật đầu tư:
+ Giúp cho giám đốc về công tác đầu tư xây dựng cơ bản, thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá trong kho.
+ Phụ trách mua sắm, sửa chữa thiết bị.
- Xí nghiệp vận tải: Có nhiệm vụ :
+ Thực hiện vận chuyển xi măng từ các nhà máy sản xuất và tại các ga, cảng về các kho, cửa hàng và các đại lý, công trình.
+ Quản lý các đội xe và xưỏng sửa chữa, bảo đảm số đầu xe hoạt động theo kế hoạch giao.
+ Quản lý bảo quản các vật tư phụ tùng sửa chữa thay thế.
- Phòng quản lý điều độ kho: Tham mưu cho giám đốc về các mặt sau:
+ Tổ chức quản lý hệ thống kho tàng, bến bãi của công ty.
+ Tổ chức việc tiếp nhận xi măng từ các công ty sản xuất và đưa hàng hoá về các địa bàn tiêu thụ theo kế hoạch .
+ Đảm bảo xuất nhập khẩu xi măng, điều phối hàng hoá, dự trữ theo qui định. Tổ chức ký kết và thực hiện các hợp đồng vận chuyển
+ Quan hệ giao dịch nhận và đối chiếu hàng hóa với các công ty đầu nguồn thông qua các trạm đại diện đầu nguồn của công ty. Tuân thủ các qui định về luân chuyển hoá đơn, chứng từ. Theo dõi chặt chẽ hàng đi trên đường.
+ Lập báo cáo thống kê, báo chính xác lượng hàng vận chuyển từ nơi sản xuất về công ty và lượng hàng vận chuyển trong nội bộ Công ty
Phòng điều độ quản lý kho có 5 trạm đầu nguồn gồm: trạm Hoàng Thạch, trạm Bỉm Sơn, trạm Bút Sơn, trạm Hải Phòng và trạm Hoàng Mai.
- Phòng tiêu thụ: Tham mưu cho giám đốc về các mặt công tác sau:
+ Quyết định việc tiêu thụ hàng hoá của các công ty và đảm bảo cho việc tiêu thụ xi măng của công ty trên địa bàn Hà Nội và địa bàn khác.
+ Tổ chức và quản lý hoạt động của các cửa hàng, đại lý của công ty.
+ Đẩy mạnh việc tiêu thụ và mở rộng mạng lưới tiêu thụ xi măng.
+ Nắm và phản ánh các thông tin cần thiết về cung cầu, giá cả các loại xi măng trên địa bàn Hà Nội cho giám đốc biết.
+ Thống kê lượng báo các xuất nhập tồn hàng ngày tại cửa hàng.
Phòng tiêu thụ quản lý 5 trung tâm đó là: trung tâm số 1, 3, 5,7, 9.
Dưới các trung tâm là mạng lưới cửa hàng công ty và đại lý.
II.2. Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
II.2.1. Công tác tài chính của Công ty.
Trong năm 2003 vừa qua doanh thu của Công ty đạt 1.513 tỷ đồng, nộp ngân sách 19.5 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 12.2 tỷ đồng.
Khả năng tài chính của Công ty không lớn nhưng tốc độ luân chuyển nhanh, có khả năng tự chủ trong hoạt động tài chính.
Bảng 1: Tài sản và nguồn vốn qua các năm.
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
A.Tài sản
133.800.943.691
149.270.529.560
177.050.998.843
Tài sản LĐ và ĐTNH
107.455.877.289
128.955.226.970
125.264.679.103
Tài sản CĐ và ĐTDH
26.345.066.402
20.315.302.521
51.786.319.740
B. Nguồn vốn
133.800.943.691
149.270.529.560
145809.935.447
Nợ phải trả
83.137.132.465
100.070.593.940
94.023.615.707
Vốn chủ sở hữu
50.663.811.046
49.199.938.560
51.786.319.740
Nguồn: Phòng tài chính kế toán.
II.2.2. Đặc điểm về lao động.
Do luôn có sự biến về tổ chức nên đặc điểm về lao động luôn có sự thay đổi về lượng người lao động. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần làm việc của Cán bộ công nhân viên trong Công ty và tất yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Nhưng bù lại Công ty lại có đội ngũ lãnh đạo và Cán bộ nhân viên có bề dày trong hoạt động kinh doanh.
Cho đến nay tổng số lao động của Công ty là 726 người trong đó:
- Bộ phận lao động trực tiếp là: 439 người chiếm 61%.
- Bộ phận lao động gián tiếp là: 287 người chiếm 39 %.
Đặc điểm chất lượng lao động:
21% có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học.
19% có trình độ THCN.
60% là lao động phổ thông, bộ đội xuất ngũ chuyển ngành.
Hợp đồng lao động có thời hạn là 45 người chiếm 6,2% tổng số lao động toàn Công ty.
II.2.3. Đặc điểm sản phẩm.
Hiện nay, Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng kinh doanh chủ yếu 5 loại xi măng : Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hải Phòng và Hoàng Mai. Đây là những loại xi măng có chất lượng và uy tín trên thị trường Việt Nam.
Đối với xi măng Bỉm Sơn, chỉ tiêu chất lượng được phản ánh như sau:
Thời gian đông kết được: + Bắt đầu không sớm hơn 45 phút.
+ Kết thúc không muộn hơn 10 giờ.
Giới hạn biểu nén: + Sau 3 ngày / 16N /mm.
+ Sau 28 ngày /30N /mm.
Sau khi sản xuất xi măng tất cả các cơ sở sản xuất đều có trách nhiệm kiểm tra chất lượng về thành phần hóa học và cơ lý. Mặc dù vậy, một đặc thù của xi măng là loại hút nước và khí CO trong không khí gây hiện tượng vón cục, đóng rắn chậm, cường độ giảm.
Cụ thể ở Việt Nam: Sau 3 tháng chất lượng xi măng giảm 15% - 30%.
Sau 6 tháng chất lượng xi măng giảm 20% - 30%.
Sau 1 năm chất lượng xi măng giảm 25% - 40%.
Do vậy, sản phẩm xi măng đòi hỏi phải được dự trữ và bảo quản có kỹ thuật hợp lý.
II.2.4. Đặc điểm thị trường tiêu thụ xi măng của Công ty.
Địa bàn của Công ty khá rộng gồm 17 tỉnh thành phía Bắc: Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang và là đơn vị thường xuyên uy tín đối với người tiêu dùng do mối quan hệ rộng, lâu dài với những nhãn hiệu: xi măng Hoàng Thạch, xi măng Bỉm Sơn, xi măng Bút Sơn người tiêu dùng không lo hàng giả, hàng kém chất lượng. Địa bàn rộng là ưu thế của Công ty trong việc quảng bá sản phẩm. Thị phần của Công ty luôn lớn hơn so với các Doanh nghiệp kinh doanh xi măng ở phía Bắc đặc biệt là thị trường Hà Nội do được hưởng nhiều ưu đãi và có các bạn hàng truyền thống. Do vậy thị phần của Công ty đang ngày càng lớn mạnh chiếm khoảng 50%, có vị thế đáng kể trong việc cung ứng vật tư phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, địa bàn rộng gây khó khăn cho Công ty trong việc quản lý. Hơn nữa, đối với những khu vực hệ thống giao thông không thuận tiện phải qua nhiều lần trung chuyển, thời gian vận chuyển lâu, do đó sẽ làm cho chi phí tăng và tất yếu sẽ làm giá xi măng cao hơn so với những khu vực khác. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty so với các xi măng địa phương. Đồng thời quá trình vận chuyển nếu bảo quản không tốt sẽ làm giảm chất lượng xi măng.
II.2.5.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Bảng 2: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua các năm.
Chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
2003
Số lượng bán ra
Tấn
1.065.419
1.662.048
2.220.245
Doanh thu
Triệu đồng
734.739
1.147.732
1.513.000
Nộp ngân sách
Triệu đồng
11.200
14.255
19.500
Lợi nhuận
Triệu đồng
8.200
11.259
12.200
Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch
Qua số liệu trên cho thấy: Sản phẩm của Công ty đã chứng tỏ được thế mạnh bởi sự đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt, giá cả ổn định, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nên thị trường tín nhiệm.
Bảng 3: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2003.
Loại xi măng
KH mua vào, bán ra
Thực hiện mua vào
Thực hiện bán ra
Sản lượng (tấn)
% so
với KH
% so với
năm 2002
Sản lượng
(tấn)
% so
với KH
% so với
năm 2002
Tổng số
1.800.000
2.234.923
124,2
134,5
2.220.245
123,3
133,5
XM Hoàng Thạch
900.000
1.169.463
130,0
124,6
1.169.135
129,9
125,0
XM Bỉm Sơn
100.000
100.436
100,4
155,7
101.175
101,2
159,1
XM Bút Sơn
600.000
697.912
116,3
130,0
686.194
114,3
127,3
XM Hải Phòng
100.000
120.425
120,4
127,8
117.339
117,3
118,1
XM Hoàng Mai
100.000
143.641
134,6
549,8
143.479
143,4
529,6
XM trắng HP
3.046
297,3
2.923
330,2
Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch.
Tuy nhiên sản lượng xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Mai tiêu thụ còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa thực sự quan tâm đẩy mạnh tiêu thụ, tiếp thị, quảng cáo hai chủng loại này trên thị trường.
II.3. kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2001- 2005.
- Căn cứ vào dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong những năm tới.
- Căn cứ vào dự báo kế hoạch đầu tư xây dựng sẽ được triển khai xây dựng trên địa bàn Công ty quản lý.
Công ty dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm 2001 - 2005 như sau:
Bảng 4: Kế hoạch sản lượng xi măng tiêu thụ và chỉ tiêu tài chính
2001-2005.
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
cả 5 năm
1
Sản lượng bán ra
1.180.000
1.480.000
1.575.000
1.875.000
2.085.000
8.195.000
2
DT thực hiện
871.987
1.025.951
1.091.806
1.299.769
1.445.343
5.680.856
3
Gía vốn hàng bán ra
683.918
857.795
912.857
1.086.734
1.028.448
4.749.752
4
Chi phí kinh doanh
133.715
167.710
178.476
212.471
236.280
928.640
5
Tổng lợi nhuận
4.880
5.076
5.206
5.403
5.570
26.135
Bán xi măng
380
476
506
603
670
2.635
Hoạt động khác
4.500
4.600
4.700
4.800
4.900
23.500
6
Nộp ngân sách
10.834
13.589
14.461
17.215
19.144
75.243
Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch.
II.4. Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
II.4.1. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 1998 - 2003.
Hiện nay, trên thị trường xi măng có ba loại sản phẩm của ba thành phần tham gia.
- Xi măng lò quay của Tổng Công ty xi măng Việt Nam.
- Xi măng lò quay của các Liên doanh.
- Xi măng lò đứng của các ngành và địa phương.
Việc cạnh tranh trên thị trường hiện nay chủ yếu là về giá và các hình thức quảng cáo, khuyến mại sản phẩm. Tình trạng gian lận thương mại diễn ra khá phổ biến dẫn đến tính chất cạnh tranh trên thị trường rất phức tạp và quyết liệt. Từ năm 1998 sản lượng tiêu thụ xi măng của Công ty luôn tăng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Thống kê sản lượng tiêu thụ xi măng từ năm 1998 - 2003.
Đơn vị tính: Tấn
Năm
Chủng loại
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Hoàng Thạch
Mua
383.059
390.654
590.280
727.191
938.754
1.169.463
Bán
384.637
401.277
582.581
720.980
934.630
1.169.135
Bỉm Sơn
Mua
184.213
189.643
138.518
81.286
64.572
100.436
Bán
181.822
192.234
138.922
82.048
63.615
101.175
Hải Phòng
Mua
190
-
46.501
89.221
95.399
120.425
Bán
190
-
46.043
86.269
100.162
117.339
Bút Sơn
Mua
5.018
101.591
243.200
174.807
537.097
697.912
Bán
4.502
100.794
239.557
176.116
538.627
686.194
Hoàng Mai
Mua
-
-
-
-
26.233
143.641
Bán
-
-
-
-
25.014
143.479
Tổng mua
579.480
681.888
1.018.499
1.072.505
1.661.995
2.231.877
Tổng bán
571.151
694.255
1.007.103
1.065.419
1.662.048
2.217.322
Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch
Năm 1998 là năm nền kinh tế đất nước phải chịu cuộc khủng hoảng tài chính Châu á từ năm 1997 để lại. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm sút, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm (5,8%), thu nhập người dân thấp. Điều này làm cho nhu cầu tiêu dùng xi măng bị giảm. Đồng thời trên thị trường lại xuất hiện nhiều loại xi măng càng làm cho vấn đề tiêu thụ xi măng của Công ty trở lên khó khăn. Nhưng do nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong công tác tiêu thụ cùng với sự chỉ đạo kịp thời của Tổng Công ty và đội ngũ lãnh đạo của Công ty, sản lượng tiêu thụ xi măng năm 1998 vẫn tăng so với năm 1997 (123.104 tấn) là 22%. Sản lượng năm 2002 tăng vọt so với năm 2001 (tăng 56%) và tăng 23% so với kế hoạch, năm 2003 tăng so với năm 2002 (tăng 33,4%), so với năm 2001 (tăng 108%).
Nguyên nhân tác động trực tiếp là nền kinh tế có mức tăng trưởng mạnh, GDP đạt 7,04%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10,3% làm cho nhu cầu tiêu thụ xi măng trên các địa bàn tăng mạnh.
Qua bảng cho thấy xi măng Hoàng Thạch có sản lượng tiêu thụ lớn nhất, luôn chiếm tỷ trọng cao do loại này có mặt trên thị trường sớm từ năm 1980, chất lượng tốt tạo được uy tín trên thị trường và do nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Xi măng Bút Sơn dần được người tiêu dùng ưa chuộng, xi măng Bỉm Sơn sản lượng tiêu thụ có xu hướng giảm, nhưng đến năm 2003 lại tăng lên đáng kể.
Riêng xi măng Hoàng Mai là sản phẩm mới ra nhập thị trường nên sản lượng tiêu thụ năm 2002 còn thấp, đến năm 2003 sản lượng tăng lên. Mặc dù vậy vấn đề đặt ra đối với Công ty là chú trọng các biện pháp đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Mai.
Kết quả tiêu thụ sản phẩm qua các năm chứng tỏ Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng là đơn vị có hướng hoạch đinh sát thực tế luôn tự hoàn thiện mình, có chỗ đứng và nhiều cơ hội cho bước phát triển lâu dài. Là đơn vị kinh doanh có hiệu quả, sản lượng của Công ty thực sự đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường và trở thành một nguồn cung cấp quan trọng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Do an - thi xinh.doc
- so do quan ly - thi xinh..doc