Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Quảng Bình được hình thành từ năm
1989 với tên gọi là Xí nghiệp Khảo sát thiết kế Giao thông (Quyết định số 223/QĐ/UB
đến tháng 11/1995 đổi tên thành Công ty Tư vấn xây dựng giao thông Quảng Bình.
Thực hiện Nghị định số 28/CP ngày 07/5/1996 của Chính phủ về việc chuyển đổi một
số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, tháng 12/2004 Ủy ban nhân tỉnh ra
Quyết định số 89/2004/QĐ-UB ngày 15/12/2004 về việc chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà
nước thành Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Quảng Bình.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3557 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông tin và vốn công ty. Vốn công ty được hiểu là văn hóa công ty, ban lãnh đạo, sự
liên kết và làm việc nhóm.
4.2. Các công cụ hỗ trợ khác
4.2.1. Mô hình PEST để phân tích môi trường vĩ mô.
Hình 5: Mô hình PEST
(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược - Đại học Help, Malaysia)
12
4.2.2. Phân tích môi trường ngành: Áp dụng mô hình PORTER (là phần lõi hình
elip trong hình 5).
4.2.3. Phân tích môi trường bên trong: Áp dụng Ma trận SWOT.
CHƢƠNG II
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu sơ đồ nghiên cứu
Để triển khai đồ án này một cách khoa học, quá trình nghiên cứu được chia thành
5 bước. Mỗi bước sẽ dần tiếp cận sâu vào vấn đề đang nghiên cứu như sau :
Chi tiết công việc Nguồn cung cấp
Phƣơng pháp
Công cụ tiến hành
BƢỚC 1
Lý thuyết - dàn
ý
- Tổng hợp các tài liệu về lý thuyết
quản trị chiến lược.
- Lập danh mục thông tin cần thu
thập theo sơ đồ Delta Project
- Phác thảo kế hoạch thu thập
thông tin cho từng mục
- Giáo trình do nhà
trường cung cấp
- Sách về quản trị
và tài liệu liên quan
- Nguồn internet.
- Giáo trình: đã có
- Tài liệu tham
khảo: Tra cứu thư
viện & hiệu sách
- Sử dụng máy tính
để lấy dữ liệu.
BƢỚC 2
Thông tin Vĩ
mô - Ngành
- Thu thập thông tin vĩ mô: Quốc
tế, tình hình chính sách - pháp luật,
xã hội - dân số, công nghệ...
- Thu thập thông tin Ngành: Chỉ số
tăng trưởng ngành, tiềm năng tăng
trưởng, thông tin về DN cạnh
tranh; nguồn cung cấp...
- Tra trong niên
giám thống kê Việt
Nam
- Tài liệu tham
khảo
- Tài liệu chuyên
ngành về ngành
GTVT.
- Mạng intenet
- Các chuyên gia
trong trong ngành
- Phương pháp
quan sát
- Phương pháp
phỏng vấn, trao đổi
- Sử dụng máy tính
để tra cứu thông tin.
BƢỚC 3
Thông tin về
Công ty CP Tư
vấn XDGT QB
- Thông tin chung về Công ty CP
Tư vấn XDGT QB.
- Thông tin chuyên về các bộ phận
khảo sát, thiết kế công trình giao
thông của Công ty CP Tư vấn
XDGT QB:
+ Tổ chức của bộ phận: Tổ chức
hành chính.
+ Công nghệ áp dụng, quy mô
khảo sát, thiết kế.
+ Quy trình khảo sát, thiết kế hiện
tại.
+ Tình hình khảo sát, thiết kế hiện tại.
+ Kế hoạch kinh doanh sắp tới.
- Tài liệu giới thiệu
về công ty và
website công ty.
- Hội đồng quản trị
- Giám đốc, phó
giám đốc điều hành
công ty.
- Các phòng ban
liên quan tới công
tác khảo sát, thiết
kế công trình giao
thông.
- Phương pháp
quan sát.
- Phương pháp trao
đổi, phỏng vấn.
- Sử dụng máy tính
để tra cứu thông tin.
- Các quy trình, quy
phậm của ngành về
khảo sát, thiết kế.
13
BƢỚC 4
Phân tích
thông tin
- Phân tích về môi trường vĩ mô :
- Phân tích về môi trường ngành :
- Phân tích về định hướng chung
của Công ty CP Tư vấn XDGT QB
- Phân tích về bộ phận khảo sát,
thiết kế công trình giao thông
- Sử dụng mô hình PEST
- Sử dụng mô hình Porter
- Sử dụng mô hình Delta Project, SM
- Sử dụng phần mềm excel để thống kê,
kết hợp phần mềm autocad để diễn họa...
BƢỚC 5
Kiểm tra để bổ
xung thông tin
nếu cần
- Xem xét việc đánh giá thông tin
đã đủ để thiết lập nên mô hình
Delta Project hiện tại chưa.
- Nếu chưa đủ thông tin: xác định
cụ thể thông tin thiếu để bổ xung.
Quay trở về Bước 3.
- Sử dụng mô hình Delta Project, SM
- Đánh giá bằng việc so sánh giữa thông
tin cần trong 2 mô hình trên với thông tin
đã thu thập được.
2. Triển khai thu thập dữ liệu
Về chi tiết thông tin của mỗi lĩnh vực (vĩ mô, ngành, Công ty CP Tư vấn XDGT
QB) rất khác nhau nhau nhưng phương pháp thu thập dữ liệu được tiến hành cùng một
phương pháp. Bao gồm việc thu thập dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Mỗi dạng dữ
liệu được tiến hành với việc thu thập thông tin, dạng thông tin thu được, đối tượng tiếp
cận theo các cách cụ thể như sau :
2.1. Dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp được xác định thông qua các phương pháp thống kê và phân tích
hàng năm của Công ty CP Tư vấn XDGT QB. Các dữ liệu này được thu nhập từ các bộ
phận chức năng của Công ty như: Khảo sát thiết kế 1; Khảo sát thiết kế 2; Kế hoạch kỹ
thuật; Kế toán; Tổ chức hành chính…bao gồm:
- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm (nguồn: phòng Kế hoạch kỹ
thuật).
- Báo cáo dự báo tăng trưởng của ngành Tư vấn thiết kế công trình giao thông
(nguồn cung cấp: phòng Kế hoạch kỹ thuật).
- Báo cáo kế hoạch nhân lực của công ty (nguồn cung cấp: phòng Tổ chức hành
chính).
- Báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh (Công ty
TNHH Tư vấn XD Trường Sơn, Công ty Cổ phần Tư vấn 533 (nguồn cung cấp: phòng
Kế hoạch kỹ thuật).
- Báo cáo tài chính các năm của công ty (nguồn cung cấp: Phòng kế toán)...
14
2.2. Dữ liệu sơ cấp
Do thời gian hạn hẹp nên chỉ tập trung thu thập dữ liệu sơ cấp qua phương pháp trao
đổi và lấy ý kiến chuyên gia qua thảo luận nhóm: Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia qua
thảo luận nhóm. Thảo luận nhóm sẽ được thực hiện với nhóm các thành viên ở các lĩnh
vực nhưng cùng có chung mục đích nghiên cứu về quản trị chiến lược doanh nghiệp.
Trao đổi ý kiến với nhóm lãnh đạo của công ty Cổ phần TVXD GT Quảng Bình
gồm ông Từ Ngọc Quý giám đốc, ông Nguyễn Mạnh Thắng, ông Phạm Xuân Hợp phó
giám đốc cùng với các ông bà Phạm Hồng Nhật, Phan Thị Nhật Lệ là trưởng các phòng
Khảo sát thiết kế 1 và phòng Kế toán của công ty.
3. Phân tích dữ liệu thu thập đƣợc
Sau khi thông tin được tổng hợp lại, việc tiến hành đánh giá phân tích sẽ áp dụng
các phần lý thuyết đã nêu ở chương 1. Thông tin sẽ được sử dụng, phân loại, đối chiếu
so sánh theo trình tự từ môi trường vĩ mô đến môi trường ngành, sau cùng là chiến lược
hiện tại của bộ phận khảo sát, thiết kế công trình giao thông của Công ty CP Tư vấn
XDGT QB. Tương ứng với từng phần phân tích sẽ áp dụng các mô hình lý thuyết cũng
như phần mềm hỗ trợ nếu cần.
Môi trường vĩ mô: Sử dụng mô hình PEST
Môi trường ngành: Sử dụng mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.PORTER để
phân tích môi trường ngành, cụ thể hơn là khảo sát, thiết kế công trình giao thông.
Phân tích môi trường bên trong - Phân tích SWOT: Mục đích chính của phân tích
môi trường bên trong là nhận diện các nguồn tiềm năng đang có tạo ra lợi thế cạnh
tranh bền vững của doanh nghiệp. Tiến hành phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, của
Công ty và các cơ hội, thách thức mà Công ty gặp phải. Qua phân tích SWOT từ đó để
khai thác điểm mạnh, nắm bắt cơ hội vượt qua những thách thức, khắc phục điểm yếu
để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Phân tích chiến lược hiện tại: Sử dụng mô hình Delta Project, bản đồ chiến lược
để xem xét.
Quá trình nghiên cứu đồ án này về cơ bản tiến hành theo trình tự như 5 bước đã
trình bày ở phần 1. Phương pháp tiến hành rõ ràng, có hệ thống và như vậy sẽ giảm
thiểu công việc của Bước 5 (bước đối chiếu việc kết quả mong muốn và thông tin thu
thập). Phương pháp này chắc chắn sẽ giúp cho việc triển khai đồ án có kết quả tốt.
15
CHƢƠNG III
PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC HIỆN THỜI CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG QUẢNG BÌNH
I. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tƣ vấn Xây dựng Giao thông Quảng Bình
1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty.
Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Quảng Bình được hình thành từ năm
1989 với tên gọi là Xí nghiệp Khảo sát thiết kế Giao thông (Quyết định số 223/QĐ/UB
đến tháng 11/1995 đổi tên thành Công ty Tư vấn xây dựng giao thông Quảng Bình.
Thực hiện Nghị định số 28/CP ngày 07/5/1996 của Chính phủ về việc chuyển đổi một
số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, tháng 12/2004 Ủy ban nhân tỉnh ra
Quyết định số 89/2004/QĐ-UB ngày 15/12/2004 về việc chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà
nước thành Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Quảng Bình.
2. Thực trạng chiến lƣợc hiện thời của Công ty Cổ phần Tƣ vấn Xây dựng
Giao thông Quảng Bình.
2.1. Định vị chiến lƣợc trong tam giác chiến lƣợc:
Xét về tổng thể, do Công ty là một đơn vị tư vấn thiết kế công trình giao thông
nên định hướng kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Giao thông Quảng
Bình theo hướng giải pháp toàn diện cho khách hàng (tương ứng với góc bên trái
trong tam giác chiến lược).
2.2. Sứ mệnh và mục tiêu:
Sứ mệnh của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Giao thông Quảng Bình đó là
"Giao thông thông minh ứng dụng trong đời sống xã hội, Đi lại an toàn, thuận tiện và
xanh ".
Mục tiêu của bộ phận khảo sát, thiết kế công trình giao thông của Công ty đó là
trở thành thương hiệu được "Tin cậy nhất" trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế công trình
giao thông của toàn khu vực Miền trung Việt Nam.
Giá trị cốt lõi: "Đi lại an toàn, thuận tiện và xanh ".
2.3. Vị trí cạnh tranh
Giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy phát triển KT-XH, điều
này càng có ý nghĩa, bắt đầu ngay từ khâu quy hoạch, khảo sát, thiết kế.
16
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Không có thiết kế thì không có xây dựng cơ
bản. Thiết kế tốt thì xây dựng cơ bản có cơ sở làm tốt". Ngành giao thông vận tải là
ngành có tốc độ tăng trưởng cao từ 16,7% - 17,2%/năm (theo niên giám thống kế tỉnh
Quảng Bình, 2010), ngành thu hút nhiều nhân lực, giải quyết tốt an sinh xã hội, tạo cơ
sở hạ tầng để phát triển các ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
2.3.1. Môi trƣờng vĩ mô
Môi trường vĩ mô bao gồm sáu phân đoạn: kinh tế, công nghệ, văn hóa xã hội,
nhân khẩu học, chính trị luật pháp và toàn cầu. Những thay đổi trong môi trường vĩ
mô có thể có tác động trực tiếp đến bất kỳ lực lượng nào đó trong ngành, do đó, làm
biến đổi sức mạnh tương đối đến các thế lực khác và với chính nó, cuối cùng là làm
thay đổi tính hấp dẫn của ngành (Giới, Quản trị chiến lược, P95, 2009). Để thấy rõ
những đặc điểm thay đổi của môi trường vĩ mô có thể tác động trực tiếp đến bản thân
công ty, cũng như bất kỳ đối thủ nào từ đó xác định các hành động đáp ứng lại những
thay đổi trong ngành, chúng ta phân tích những điều đó dựa trên mô hình PEST để
biết được môi trường vĩ mô ảnh hưởng ở cấp độ nào đến hoạt động của Công ty.
- Môi trường kinh tế: Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao
và liên tục trong nhiều năm với mức tăng trưởng từ 5% - 8%/năm. Tuy nhiên cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2009 đã làm cho mức tăng trưởng chậm lại và
chỉ còn đạt từ 5% - 6% trong năm 2010. Ngoài ra, do ảnh hưởng của ngoại cảnh như
biến đổi khí hậu gây nên bão, lũ rất nhiều ảnh hưởng đến biến đổi địa hình, địa vật so
với hiện trạng ban đầu nên công tác tư vấn khảo sát ở hiện trường củng gặp nhiều khó
khăn ảnh hưởng đến sản xuất của Công ty CP Tư vấn XDGT Quảng Bình.
- Môi trường công nghệ: Việc ứng dụng công nghệ mới như internet, định vị
toàn cầu và các máy móc thiết bị hiện đại đã giúp nâng cao chất lượng công việc, tăng
năng suất đồng thời giảm giá thành sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trong ngành tư vấn
nói chung và công tác khảo sát thiết kế công trình giao thông nói riêng.
- Môi trường xã hội - dân số: Với thuận lợi của nguồn nhân lực trẻ, dồi dào. Chất lượng
cuộc sống người dân được nâng cao, nhu cầu về phương tiện giao thông tăng nhanh đòi hỏi
kết cấu hạ tầng giao thông không ngừng mở rộng và đi trước một bước. Đội ngũ kỹ sư và
công nhân kỹ thuật lành nghề ngày càng được nâng cao và đáp ứng tốc độ phát triển của
ngành.
17
- Môi trường chính trị, pháp luật và toàn cầu: Nền chính trị luôn giữ được ổn
định, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt
động sản xuất kinh doanh. Việt Nam đã hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới và
đã tạo ra được sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước cạnh
tranh. Tuy nhiên mặt hạn chế bộc lộ ra khá rõ đó là các quy tắc, quy định về pháp lý
của việt nam chưa đáp ứng kịp và đang phải tập trung bổ sung, điều chỉnh và xây
dựng các bộ Luật đang còn thiếu, chưa hoàn thiện ảnh hưởng đến việc hành nghề của
các doanh nghiệp đó thực sự là rất cần thiết. Với môi trường quốc tế mặc dù ảnh
hưởng đến cục bộ ngành tư vấn khảo sát là không lớn nhưng nhìn chung về tổng quan
của toàn bộ ngành GTVT thì lại rất lớn mà hiện hữu nhất đó là sự ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng đến nền kinh tế
Việt Nam và trong đó có các doanh nghiệp trong ngành GTVT chịu nhiều thiệt hại về
sản xuất và đầu tư.
2.3.2. Cơ cấu ngành
Để đánh giá về cơ cấu ngành và rút ra được cơ hội - thách thức trong ngành ta sẽ
sử dụng mô hình 5 yếu tố của M.Porter.
Khách hàng: Mức độ tăng trưởng về xây dựng cầu đường khu vực Miền trung nói
chung và khắp cả nước nói riêng trong những năm qua là rất lớn. Từ năm 2006 đến nay,
cả nước đã mở mới được 11.874 km đường giao thông nông thôn và nâng cấp được
32.546 km; xây dựng 2.365 cầu/ 53.352md cầu các loại và 14.125/353.140 m cống.
Tổng số vốn huy động được là 13.942 t đồng; Huy động được hơn 48 triệu ngày công
lao động. Ngành Giao thông vận tải đã và đang triển khai dự án giao thông nông thôn 3
tại 33 tỉnh miền Bắc, miền Trung và Duyên hải Nam Trung bộ với tổng mức vốn đầu tư
150 triệu USD để xây dựng khoảng 2.150 - 4.150 km đường giao thông nông
thôn...(trích bài phát biểu của Bộ trường Bộ GTVT nhân k niệm 65 năm thành lập
ngành). Theo đó công tác khảo sát, thiết kế các công trình giao thông luôn có t lệ tăng
trưởng tương ứng và là nhân tố quan trọng trong bước đầu hình thành nên các dự án đầu
tư xây dựng công trình giao thông. Hiện nay số lượng công ty hoạt động trong lĩnh vực
khảo sát, thiết kế các công trình giao thông ở khu vực miền trung có quy mô chuyên
nghiệp chưa nhiều, hầu hết là các Công ty với quy mô nhỏ vậy nên nhu cầu còn rất cao.
Mặt khác để đạt được tiêu chí đề ra của các Dự án đầu tư hiện nay chủ đầu tư (khách
18
hàng) thường yêu cầu Doanh nghiệp khảo sát, thiết kế có đủ năng lực kinh nghiệm theo
yêu cầu là rất ít do vậy sức ép về nhu cầu công việc là chưa cao mà ngược lại đây chính
là một nhóm ngành đang rất tiềm năng hiện nay.
Sản phẩm thay thế: Đối với công việc khảo sát, thiết kế công trình giao thông tuy
nằm trong định vị về giải pháp khách hàng nhưng với tính chất đặc thù thì việc tạo nên
sản phẩm thay thế gần như không có và rất ít xảy ra.
Nhà cung cấp: Do đặc thù công việc chủ yếu dự vào con người nên nguồn nhân
lực là vấn đề cốt lỏi của doanh nghiệp. Các nhà cung cấp chính về nhận lực đó là các
trường đại học chuyên ngành, các nhân lực có kinh nghiệm trên thị trường...đối với các
nhà cung cấp khác ít ảnh hưởng và thường nằm trong diện hẹp như: các thiết bị phục vụ
khảo sát, cung cấp các số liệu ...trọng thực tế so với thị trường là rất nhỏ nên khó gây ra
tình trạng thiếu hụt hoặc mức độ tăng giá làm tăng giá thành sản phẩm nên đây không
phải là yếu tố gây sức ép cho lĩnh vực này.
Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Hiện nay, trên thị trường tư vấn thiết kế giao thông
nói chung và khu vực miền trung nói riêng có rất nhiều đối thủ như: Công ty tư vấn xây
dựng trường sơn, công ty cổ phần tư vấn xây dựng 533...tuy nhiên các công ty đều có
quy mô và đặc trưng riêng nên tính cạnh tranh rất khó đánh giá được ví dụ công ty có
quy mô nhỏ gọn thì chi phí và nhận lực ít nên họ có thể làm theo sự vụ nhỏ lẽ còn đối
với doanh nghiệp lớn thì các dự án đầu tư lớn và có tính lâu dài là mục tiêu chính của
các doanh nghiệp này.
Các đối thủ tiềm ẩn: Do Việt Nam đang trên đà phát triển, ngành xây dựng giao
thông là nền tảng cơ sở hạ tầng quan trọng nên được ưu tiên đầu tư nhiều vậy nên
ngành tư vấn về khảo sát thiết kế công trình giao thông trở thành một ngành rất tiềm
năng. Các đối thủ tiềm ẩn đầu tiên là các Doanh nghiệp thuộc tổng công ty của nhà
nước có vốn và nhân lực lớn, họ nhận được ưu đải hơn các công ty TNHH hay công ty
cổ phần trong việc tiếp cận các dự án có tầm quốc gia và của vùng miền có quy mô lớn.
Tuy vậy, công tác quản lý không khoa học, chi phí sản xuất lớn nên hiệu quả đến người
sản xuất chưa hẳn đã lớn hơn các doanh nghiệp cở vừa và nhỏ ở địa phương, mặt khác
do đặc thù công việc phụ thuộc vào địa hình và khu vực nên việc thông thạo và tính tức
thời đối với các doanh nghiệp lớn và ở xa thường yếu hơn rất nhiều so với các doanh
nghiệp ở địa phương và khu vực.
19
2.4. Phân tích nội bộ doanh nghiệp.
2.4.1. Tổ chức nhân sự
Hình 6: Cơ cấu các phòng ban của công ty
(nguồn: phòng tổ chức hành chính công ty)
Công ty CP TVXD Giao thông Quảng Bình có Tổng số cán bộ, kỹ sư, công nhân
kỹ thuật hiện nay trong công ty là 61 người. Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức
theo hình 6. Bao gồm Giám đốc, các phó giám đốc, các phòng gián tiếp và các phòng
chuyên môn nghiệp vụ trong đó:
Bộ phận trực tiếp có 49 cán bộ chiếm 80,3%, được chia thành 4 phòng, gồm phòng
Khảo sát thiết kế 1, phòng Khảo sát thiết kế 2, phòng Thí nghiệm địa chất công trình - vật
liệu xây dựng và phòng Tư vấn giám sát. Bộ phận gián tiếp có 12 cán bộ chiếm 19,7%,
gồm lãnh đạo công ty và 3 phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế hoạch kỹ thuật và
phòng Kế toán. Mặc dù có lợi thế về nhân lực củng như bộ máy tinh gọn hoạt động hiệu
quả nhưng vẩn còn một số hạn chế nhất định như do đóng trên địa bàn là tỉnh nhỏ nên rất
khó tiếp cận nguồn nhân lực có trình độ cao, việc tiếp cận và tuyển dụng các kỹ sư có
chuyên môn giỏi là rất ít. Đối với công tác đào tạo, do tỉnh ta và các tỉnh lân cận không
KHẢO SÁT
THIẾT KẾ 1
KHẢO SÁT
THIẾT KẾ 2
TƢ VẤN
GIÁM SÁT
THÍ NGHIỆM
ĐCCT-VLXD
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC, PHÓ GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH
TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
KẾ TOÁN
KẾ HOẠCH-
KỸ THUẬT
BAN KIỂM SOÁT
20
có các trường Đại học kỹ thuật, do đó rất khó nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ
(Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty CP TVXD Giao thông Quảng Bình)
2.4.2. Quá trình sản xuất
Là đơn vị tư vấn nên sản phẩm của Công ty cần hoàn thiện khi các khâu trong
chuổi các hoạt động được liên kết chặt chẻ và kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, cụ
thể như sau:
- Bộ phận khảo sát: Bao gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất và đây là công
đoạn đầu tiên của một chuổi các công việc tiếp theo cho một dự án. Công đoạn này góp
phần không nhỏ đến tiến độ và chất lượng của mỗi một công trình. Đặc điểm công việc
của bộ phận khảo sát là phần lớn thời gian làm việc ngoài hiện trường, thời gian xử lý ở
văn phòng không nhiều.
- Bộ phận thiết kế:
Sản phẩm của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng giao thông (tức là các đồ án thiết
kế công trình) có tính đặc thù là mang hàm lượng chất xám cao, đa dạng, tổng hợp
nhiều lĩnh vực từ kỹ thuật, kinh tế, công nghệ, mỹ thuật đến môi trường và văn hóa. Bộ
phận thiết kế là nơi đầu tư nhiều năng lực nhất để thực hiện các yêu cầu của một đồ án
thiết kế. Khối lượng công việc nhiều, chất lượng hồ sơ thiết kế đảm bảo là yêu cầu cao
nhất của phòng này.
- Bộ phận thí nghiệm địa chất công trình - vật liệu xây dựng:
Song hành với khảo sát địa chất và thiết kế, bộ phận thí nghiệm đã thực hiện thí
nghiệm địa chất công trình toàn bộ các công trình lớn nhỏ mà công ty đã thực hiện. Kết
quả thí nghiệm địa chất công trình chính xác, giúp cho kỹ sư thiết kế lựa chọn kết cấu
công trình phù hợp, góp phần giảm kinh phí đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Ngoài công việc chính là thí nghiệm địa chất công trình, bộ phận thí nghiệm còn đảm
nhận công tác thiết kế cấp phối các vật liệu xây dựng như mác vữa, mác BTXM, mác
BTN, cấp phối đá dăm, kiểm tra các sản phẩm xây dựng như đo E, đo K, nén mẫu.v.v…
- Bộ phận Tư vấn giám sát:
Công tác giám sát thi công các công trình giao thông là một công việc mà các đơn
vị tư vấn thiết kế đảm nhận rất thuận lợi, nó phù hợp với năng lực và nghề nghiệp của
công ty trên cơ sở đội ngũ cán bộ đã có kinh nghiệm trong khảo sát thiết kế và giám sát
tác giã các công trình.
21
- Các phòng gián tiếp: Phòng Kế hoạch kỹ thuật: Là phòng đầu mối của công ty
chuyên lập và xúc tiến ký kết, thanh lý các hợp đồng kinh tế, lập và trình duyệt kinh phí
khảo sát thiết kế, lập hồ sơ đấu thầu, hồ sơ đề xuất chỉ định thầu, chia lương khoán cho
các bộ phận, đồng thời rất chú trọng trong công tác nghiệm thu thanh toán khi hoàn
thành công trình. Phòng kế toán: Thực hiện công tác thanh toán, thu nợ và đảm bảo ổn
định tài chính phục vụ cho công ty hoạt động thường xuyên và kịp thời. Phòng Tổ chức
hành chính: Là một phòng tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác nội chính,
đồng thời thực hiện đảm bảo các chế độ chính sách của cán bộ, người lao động như hợp
đồng lao động, BHXH, BHYT.
2.4.3. Cơ sở vật chất, thiết bị
Công ty đã có đầy đủ các trang thiết bị máy móc, phương tiện xe máy với hơn 100
loại thiết bị có đủ năng lực để thực hiện những công trình lớn, kỹ thuật phức tạp. Với
lợi thề về thiết bị đây là một thế mạnh rất lớn mà công ty có được xuất phát từ sự tích
lủi lâu dài và qua các năm như phương tiện vận tải, hệ thống các máy móc chuyên
dụng, máy khoan sâu, khoan đá, thiết bị thí nghiệm kéo thép, phân tích mẫu, ép
mẫu…được thể hiện rõ hơn trong bảng sau:
Bảng Năng lực máy móc thiết bị của công ty.
Tên thiết bị ĐVT Số lượng Nước sản xuất chủ yếu
Máy khoan XJ-100 Cái 10 SX TQ
Máy khoan UKB Cái 5 SX Nhật, Đức, TQ
Khoan tay có giá Cái 5 SX Nhật, Đức, TQ
Máy khoan XI-1 Cái 4 SX Nhật, Đức, TQ
Cần Bencenman Cái 5 SX Nhật, Đức, TQ
Máy xuyên tiêu chuẩn Cái 2 SX Nhật, Đức.
Bộ thí nghiệm CBR Cái 2 SX Nhật, Đức.
TN độ chặt hiện trờng bằng
phểu
Cái 4 SX Nhật, Đức, TQ
Máy uốn kéo nén vạn năng
WE 600B
Cái 3 SX Nhật, Đức, TQ
Máy xuyên tiêu chuẩn. Cái 3 SX Nhật, Đức.
Thí nghiệm cơ học đất (Rây,
cân, máy cắt, máy nén)
Cái 4 SX Nhật, Đức.
Máy nén cố kết 1 trục Cái 2 SX Nhật, Đức, TQ
Máy nén tam liên 1 trục Cái 2 SX Nhật, Đức, TQ
Máy cắt ứng lực tự động Cái 2 SX Nhật, Đức, TQ
Bộ xác định t trọng Cái 4 SX Nhật, Đức, TQ
Máy đo thẩm thấu S-246 Cái 2 SX Nhật, Đức, Thuỵ sĩ
22
Máy kinh vĩ điện tử Cái 4 SX Nhật, Đức, Thuỵ sĩ
Máy điện tử TC 600 Cái 4 SX Nhật, Đức
Máy kinh vĩ Ni-Ne Cái 8 SX Nhật, Đức
Máy thu bình Ni 030 Cái 8 SX Nhật, Đức
Máy kinh vĩ theo 020 Cái 10 SX Nhật, Đức
Máy kinh vĩ đen ta 10A Cái 6 SX Nhật, Đức
Máy kinh vĩ điện tử Moden 20 Cái 4 SX Nhật, Đức
Máy hồi âm đo sâu Cái 2 SX Nhật, Đức, Thuỵ sĩ
(Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty)
2.4.4. Tài chính của công ty
Tài chính của công ty hiện nay khá mạnh tổng nguồn vốn khoảng 9 t đồng với số
lượng cán bộ công nhân và đặc thù công tác tư vấn thiết kế nên chi phí bỏ ra ban đầu rất
ít chưa đến 15% giá trị sản phẩm. Để nắm rõ hơn chúng ta sẽ tiến hành xem xét một số
chỉ tiêu tài chính của công ty qua các năm 2007, 2008 và năm 2009 như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Tổng tài sản có 11.260 10.809 8.513
2 Tài sản có lưu động 10.034 9.745 7.659
3 Tổng số tài sản nợ 11.260 10.809 8.513
4 Tổng số nợ lưu động 7.962 6.857 3.556
5 Lợi nhuận trước thuế 996 1.106 1.654
6 Lợi nhuận sau thuế 714 796 1.191
7 Doanh thu từ dịch vụ tư vấn 7.447 9.062 9.337
8 Tổng doanh thu 7.500 9.098 9.412
(Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty)
Qua các số liệu trên ta so sánh giữa các năm 2007, 2008 và 2009 ta thấy được với
các T số tổng nợ = Tổng nợ/Tổng tài sản = 1. Doanh thu: 9.412/9.098 triệu đồng, lợi
nhuận do hoạt động kinh doanh là 1.191/796 triệu đồng, cổ tức trả 12%/15%. Doanh
thu bình quân trên một cán bộ là 122 triệu đồng/người/năm, so với các công ty cổ phần
tư vấn khác ở trong tỉnh và các tỉnh thì với doanh thu bình quân như vậy chúng ta cũng
nằm trong tốp doanh thu khá.
2.4.5. Hoạt động Marketing.
Ở Công ty hoạt động này chủ yếu tập trung vào công tác tiếp xúc với chủ đầu tư
nhằm nhận được công việc. Trong những năm qua cơ chế chính sách có nhiều thay đổi
23
nên việc mở rộng thêm các hoạt động kinh doanh như thành lập thêm phòng tư vấn
giám sát củng như bộ phận chuyên quản lý dự án đầu tư công ty đã xác định được vai
trò quan trọng của công tác thị trường cụ thể là hoạt động Marketing nên đã không
ngừng quảng bá năng lực của công ty thông qua các buổi bảo vệ dự án và qua báo chí
đài phát thành truyền hình trong tỉnh và khu vực. Tuy chưa có bộ phận chuyên công tác
về Marketing những giám đốc công ty củng đã bổ sung nhân sự cho phòng Kế hoạch kỹ
thuật và kiêm thêm công tác này. Bước đầu hoạt động thị trường đã mang lại những kết
quả đáng kể điều này được minh chứng qua t lệ sản lượng thực hiện từ các công trình
nhận thêm mới không những ở trong tỉnh mà ở các tỉnh lân cận qua đó nâng sản lượng
doanh thu ngày một tăng, từ 7,4 t đồng năm 2007 lên 9,4 t đồng năm 2009. Tuy
nhiên, điểm yếu ở đây là trình độ năng lực của các cán bộ làm công tác này, họ chưa có
kinh nghiệm vậy nên việc đào tạo con người là một yếu tố then chốt ở công ty.
2.5. Mô hình phân tích SWOT:
Cơ hội Thách thức
- Thị trường rộng, tiềm năng
- Khách hàng có nhu cầu ngày càng
cao về thẩm mỹ và chất lượng
- Đối thủ cạnh tranh có phân khúc rõ
ràng, riêng phân khúc các công trình
vừa và nhỏ chưa có nhiều công ty
mạn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông quảng bình.pdf