Đồ án Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần tư vấn Thiết Kế - Xây Dựng và Thương Mại MUN

MỤC LỤC

Lời cám ơn 6

Tóm tắt nội dung 6

Bố cục đồ án 6

Chương I Mục đích nghiên cứu 7

1.1 Mục đích nghiên cứu và lý do chọn công ty MUN 7

1.2 Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu 7

1.3 Kết quả dự kiến 7

Chương II Tổng quan lý thuyết 8

2.1 Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược 8

2.2 Năm nhiệm vụ chiến lược của quản trị chiến lược 8

2.3 Các công cụ sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lược 9

Chương III Phương pháp nghiên cứu 11

3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 11

3.2 Quy trình nghiên cứu 11

Chương IV Phân tích chiến lược hiện thời của công ty MUN 13

4.1 Giới thiệu công ty MUN 13

4.2 Thực trạng chiến lược hiện thời của bộ phận sản xuất gỗ

nội thất của công ty MUN

Định vị chiến lược trong tam giác chiến lược 13

Sứ mệnh và mục tiêu 13

Cấu trúc ngành 14

Vị thế cạnh tranh 16

Mô hình SWOT của bộ phận gỗ MUN 20

Chương trình hành động chiến lược của công ty 21

Kế hoạch hành động chiến lược 21

Bản đồ chiến lược hiện thời của công ty 23

Ma trận phối hợp các hoạt động hiện thời 24

Rút kinh nghiệm và phản hồi 25

Chương V Đánh giá chiến lược hiện thời của công ty MUN 26

5.1 Sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược 26

5.2 Tính hiệu quả của chiến lược 26

5.3 Khó khăn giữa việc gắn kết chiến lược với môi trường 26

5.4 Khó khăn trong triển khai chiến lược 27

Chương VI Đề xuất 28

6.1 Quan điểm đề xuất 28

6.2 Đề xuất điều chỉnh chiến lược phát triển công ty MUN 28

Thời gian và lộ trình chiến lược 28

Giải pháp tài chính 29

Học hỏi và phát triển 29

Chương VII Kết luận 30

Ý nghĩa của các kết quả đạt được 30

Hướng phát triển tiếp theo 30

 

 

pdf36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần tư vấn Thiết Kế - Xây Dựng và Thương Mại MUN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý chung). - Báo cáo kế hoạch nhân lực của công ty (nguồn cung cấp: bộ phận quản lý nhân lực). - Báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh (Công ty Gỗ Giang, Dafuco, Phố Xinh. Nguồn cung cấp: Bộ phận Kinh doanh ). Dữ liệu sơ cấp: do thời gian hạn hẹp nên chỉ tập trung thu thập dữ liệu sơ cấp qua hai phương pháp đó là phỏng vấn trực tiếp và lấy ý kiến chuyên gia qua thảo luận nhóm: Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn sẽ được thực hiện với ông Giám đốc điều hành của công ty. Nội dung phỏng vấn sẽ chuyên sâu vào trong bốn tiêu chí: Tài chính; Khách hàng; Nội bộ; Đào tạo và phát triển. Thời gian phỏng vấn vào cuối buổi làm việc, thời lượng phỏng vấn: 10 phút. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia qua thảo luận nhóm :Thảo luận nhóm sẽ được thực hiện với nhóm 5 thành viên ở các lĩnh vực nhưng cùng có chung mục đích nghiên cứu về quản trị chiến lược doanh nghiệp. Số lần thảo luận là 2 lần trong vòng 20 phút cho mỗi lần. Lần 3 sẽ là lần kết luận cho nội dung phỏng vấn và xin ý kiến chuyên gia để đánh giá kết quả phỏng vấn phục vụ vấn đề đang quan tâm: Và đánh thực trạng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty MUN. 3.2.3 Phân tích dữ liệu thu thập được Sau khi thông tin được tổng hợp lại, việc tiến hành đánh giá phân tích sẽ áp dụng các phần lý thuyết đã nêu ở chương 2. Thông tin sẽ được sử dụng, phân loại, đối chiếu so sánh theo trình tự từ môi trường vĩ mô đến môi trường ngành, sau cùng là chiến lược hiện tại của bộ phận sản xuất gỗ nội thất công ty MUN. Tương ứng với từng phần phân tích sẽ áp dụng các mô hình lý thuyết cũng như phần mềm hỗ trợ nếu cần. Môi trƣờng vĩ mô: Sử dụng mô hình PEST Môi trƣờng ngành: Sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.PORTER để phân tích môi trường ngành xây dựng, cụ thể hơn là ngành cung cấp trang thiết bị gỗ nội thất dân dụng. Phân tích môi trƣờng bên trong: Mục đích chính của phân tích môi trường bên trong là nhận diện các nguồn tiềm năng đang có tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Tiến hành phân tích: Điểm mạnh, điểm yếu, của công ty MUN và các cơ hội, thách thức mà tổng công ty gặp phải. Qua phân tích SWOT từ đó để khai thác điểm mạnh, nắm bắt cơ hội vượt qua những thách thức, khắc phục điểm yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Phân tích chiến lƣợc hiện tại: sử dụng mô hình Delta Project, bản đồ chiến lược để xem xét. 13 CHƢƠNG 4 : PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC HIỆN THỜI CỦA CÔNG TY MUN 4.1 Giới thiệu công ty MUN Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế - Xây dựng và Thương mại MUN ( viết tắt là công ty MUN ) là một công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh lực xây dựng. Tiền thân công ty MUN là một đơn vị chuyên về thiết kế kiến trúc – nội thất công trình, hoạt động từ năm 2005. Bộ phận thiết kế này hiện nay vẫn đang hoạt động và là bộ phận có nguồn nhân lực tốt, kinh nghiệm với nhiều công trình ở thu đô Hà Nội như chuỗi nhà hàng Myway; chuỗi quán BobelTea; thiết kế nội thất ngân hàng Bắc Á (số 9 Đào Duy Anh), hàng loạt nhà biệt thự, nhà 7 đến 9 tầng ở Hà Nội và các Hồ Chí Minh và các thành phố khác. Từ năm 2008, Công ty MUN đã mở rộng quy mô hoạt động với số vốn đăng ký kinh doanh 5 tỷ. Ngoài lĩnh vực thiết kế ban đầu, công ty mở thêm bộ phận sản xuất gỗ nội thất và bộ phận xuất nhập khẩu trang thiết bị gỗ nội thất. Với uy tín sẵn có trước đây của bộ phận thiết kế, nên bộ phận sản xuất đồ gỗ nội thất có một điều kiện tốt trong việc thâm nhập thị trường. Qua hai năm hoạt động, bộ phận này đã liên tục tăng được doanh số với mức tăng trưởng 30%. Tuy nhiên, do quy mô vẫn ở mức nhỏ, đối tượng khách hàng vẫn có tính đơn lẻ, sản phẩm là nội thất gia đình và số ít là các quán – nhà hàng nên chưa được khách hàng chú ý cũng như không chiếm được thị phần trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất xứng với tiềm năng. Đến nay, sau 5 năm phát triển Công ty Mun đã có những phát triển mạnh mẽ. Riêng bộ phận thiết kế có 7 người với 3 kỹ sư cộng tác; bộ phận sản xuất có 20 nhân công, bộ phận quản lý và kinh doanh có 5 người. Tuy không thể so với các công ty lớn của nhà nước cũng như tập đoàn lâu năm khác, nhưng công ty MUN luôn tự hào đã đóng góp được nhiều sản phẩm cho cộng đồng. 4.2 Thực trạng chiến lƣợc hiện thời của bộ phận sản xuất gỗ nội thất của công ty MUN ( viết tắt là gỗ MUN ) 4.2.1 Định vị chiến lược trong tam giác chiến lược Xét về tổng thể, do tiền thân là một đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc – nội thất các công trình, nên định hướng kinh doanh của công ty MUN theo hướng giải pháp toàn diện cho khách hàng. Tuy nhiên, trong đề tài này ta chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là bộ phận sản xuất gỗ nội thất gỗ Nội thất của công ty, do vậy chỉ xét chiến lược định vị sản phẩm của bộ phận này. Hiện nay, định hướng cạnh tranh của gỗ MUN theo hướng sản phẩm tốt nhất ( tương ứng với góc bên phải trong tam giác chiến lược ). 4.2.2 Sứ mệnh và mục tiêu Sứ mệnh của công ty : Trong tài liệu của công ty MUN cũng như đã được nêu trong phần giới thiệu trên trang website của công ty MUN ( www.munvn.com ) là : Kiến tạo những không gian thông minh, những công trình kiến trúc hài hòa; sản xuất những sản phẩm tiện dụng, đẳng cấp. Niềm hạnh phúc trong tổ ấm, sự vững tin vào công trình trong chiến lược kinh doanh của khách hàng, sẽ mãi mãi là mục đích, là nền tảng cho động lực phát triển của MUN. Mục tiêu của bộ phận gỗ MUN đó là trở thành thương hiệu được ưa chuộng nhất trong lĩnh vực nội thất gia đình của các gia đình khu vực phía Bắc Việt Nam. Giá trị cốt lõi : tính sáng tạo, thẩm mỹ cao của sản phẩm. 14 4.2.3 Cấu trúc ngành Các yếu tố vĩ mô có liên quan đến ngành Ở đây sẽ áp dụng các yếu tố trong mô hình PEST để xem xét. Trên phạm vi quốc tế, lĩnh vực nội thất nói chung và gỗ nội thất gia dụng nói riêng rất phát triển và sôi động, có thể thấy điều này qua hội trợ triển lãm quốc tế mùa xuân – triển lãm chuyên về xây dựng và nội thất hàng năm tại Quảng Châu ( Trung Quốc ). Tại đó có tới hơn 100 quốc gia tham dự, diễn ra trong 1 tuần, thu hút hàng triệu người khắp nơi trên thế giới. Về Chính trị, Việt Nam với thể chế một Đảng cầm quyền nên đã tạo được một môi trường chính trị ổn định, vững vàng. Nhà nước cũng tích cực đổi mới cơ chế hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh, từ việc cấp đăng ký kinh doanh đến tạo các điều kiện về vận chuyển, xuất nhập khẩu, hải quan, cụ thể là đề án “ cải cách thủ tục hành chính “. Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn mở cửa,với tốc độ tăng trường cao (trong năm 2009 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam là 5,32% đây là một con số khá ấn tượng trong tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu). Đô thị hóa nhanh kéo theo lĩnh vực xây dựng – nội thất tăng trưởng theo. Về dân số, theo thống kê của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, vào 0 giờ ngày 1-4-2009 là 85.789.573 người ( www.na.gov.vn ), một thị trường rộng lớn. Trong đó 51% đang tuổi lao động, rất thuận lợi cho các ngành sử dụng lao động phổ thông. Xã hội Việt Nam từ lâu đã có thói quen sử dụng đồ gỗ làm các sản phẩm gia dụng, và hiện nay xu hướng đó vẫn luôn duy trì. Công nghệ sản xuất đồ gỗ ngày càng trở nên dễ tiếp cận với người sản xuất có thể mua hoặc nhập khẩu công nghệ. Theo đó,các linh phụ kiện cơ khí (cho ngành gỗ nội thất) được nhập khẩu về Việt nam ngày càng đa dạng,làm cho sản phẩm đồ gỗ có giá trị gia tăng cao hơn,mẫu mã cũng như chất lượng được cải thiện đáng kể. Các áp lực cạnh tranh trong ngành theo mô hình của M.Porter Khách hàng: Theo số liệu thống kê của Vụ kiến trúc Quy hoạch Xây dựng (Bộ xây dựng), tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tăng mạnh, tỉ lệ đô thị hóa năm 1999 là 23,6%, năm 2004 là 25,8%, dự báo năm 2010 sẽ tăng lên 33% và đến năm 2025 sẽ đạt đến 45%. Tính riêng trên địa bàn Hà Nội, theo ông Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Phí Thái Bình cho biết, năm 2010 thủ đô sẽ có thêm 2,5 triệu m2 nhà ở ( www.tinmoi.vn ). Đi kèm với xây dựng nhà ở, là quá trình hoàn thiện trang bị nội thất của các gia đình. Số lượng nhà xây mới tăng bao nhiêu, tỉ lệ sản phẩm các trang thiết bị nội thất cần cung cấp cho các công trình đó tăng tương ứng, trong đó có sản phẩm gỗ nội thất. Hiện nay số lượng công ty hoạt động trong lĩnh vực gỗ nội thất gia dụng ở khu vực phía bắc chủ yếu tập trung trên khu vực Hà Nội ( ở đây không xét tới các công ty chuyên cung cấp sản phẩm gỗ văn phòng hay nhu cầu khác ), có quy mô chuyên nghiệp là rất ít, hầu hết là các xưởng gia đình với quy mô nhỏ. Do vậy sản lượng toàn ngành chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực của khách hàng. Hơn nữa, nếu khách hàng đòi hỏi sản phẩm cao cấp thì số lượng doanh nghiệp thực sự có năng lực cung cấp sản phẩm như vậy càng ít hơn. Nên xét về sức ép từ nhu cầu thị trường cũng như khách hàng của ngành gỗ nội thất , nhóm gia dụng, là không cao. Trái lại, đây là một nhóm ngành đang rất tiềm năng. Sản phẩm thay thế: Trong văn hóa Á Đông, cũng như Việt Nam, sử dụng gỗ trong các sản phẩm nội thất đã có tính truyền thống. Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm sử dụng các loại vật liệu mới như sắt, inox, nhôm, kính cường lực, nhựa, mây tre … làm các sản phẩm nội thất như bàn, ghế, kệ… Tuy nhiên, nhóm 15 sản phẩm này lại tập trung vào hướng, một là các sản phẩm hàng loạt giá rẻ với kiểu dáng hạn chế ( ví dụ bàn ghế xếp Xuân Hòa, ghế nhựa Song Long ), nên khách hàng lựa chọn chủ yếu cho các nhà hàng và văn phòng. Hướng khác lại theo các sản phẩm cao cấp ( do công nghệ mới rất đắt ) như bàn kính, ghế da… Các sản phẩm này chủ yếu là nhập khẩu nên càng làm cho giá đắt hơn, vì vậy số lượng khách hàng lựa chọn các sản phẩm kiểu này không nhiều. Như vậy, trong lĩnh vực nội thất gia dụng hiện nay, các sản phẩm thay thế ( sử dụng vật liệu không phải gỗ ) tuy nhiều nhưng lại chưa tạo áp lực cạnh tranh đáng kể do tâm lý đại bộ phận khách hàng vẫn muốn lựa chọn sản phẩm được làm từ gỗ. Nhà cung cấp: Đối với lĩnh vực sản xuất gỗ nội thất gia dụng, có nhiều dạng nhà cung cấp như : cung cấp đinh vít, cung cấp dây truyền sản xuất, cung cấp vật liệu sơn, bả… Tỷ trọng các nguyên liệu trên trong sản phẩm gỗ không cao nên khó gây ra tình trạng thiếu vật tư, hoặc mức độ tăng giá các nguyên liệu đó cũng không làm tăng giá thành sản phẩm nên đây không phải là yếu tố gây sức ép cho lĩnh vực này. Còn lại, nhà cung cấp nguyên liệu quan trọng nhất là gỗ nguyên liệu. Hiện nay có hai nguyên liệu gỗ được sử dụng chủ yếu là gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp, đã bắt đầu được Việt Nam tự sản xuất nhưng giá thành vẫn cao ngang gỗ công nghiệp nhập khẩu và chất lượng chưa tốt bằng. Gỗ công nghiệp nhập khẩu chủ yếu từ Malaisia và Indonesia, thông qua các nhà phân phối. Do phụ thuộc vào nhập khẩu nên dễ gây tình trạng thừa thiếu khó kiểm soát, giá cũng thay đổi tùy theo điều kiện cung cấp. Gây nên sức ép khá lớn cho các nhà máy sản xuất. Về gỗ tự nhiên, do nguồn cung ngày càng hiếm, chất lượng không đồng đều, hầu hết Việt Nam phải nhập khẩu từ Lào, Nam Phi, Indonexia, nên giá có biên độ thay đổi khá lớn ngay trong một năm, và thường tăng theo năm. Do đó, các nhà phân phối dễ gây sức ép cho các đơn vị sản xuất, khiến cho việc định giá sản phẩm hoàn thiện khó khăn, khó cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Hiện nay, trên thị trường gỗ nội thất gia dụng Việt Nam, và xét hẹp hơn là thị trường phía khu vực phía bắc thì có các mô hình công ty cung cấp sản phẩm như sau : Các công ty nhập khẩu ( như Dafuco, Sbfurniture… ); Các công ty lớn sản xuất trên dây truyền ( như Hoàng Anh Gia Lai, Hưng Long ); Các xưởng sản xuất quy mô nhỏ có tính gia đình. Mỗi dạng công ty đều có những đặc trưng với ưu thế riêng và bất lợi riêng, nên tính cạnh tranh hiện nay khó đánh giá. Xét về các công ty nhập khẩu : hiện nay chủ yếu nhập khẩu từ Quảng Châu ( Trung Quốc ), Thái Lan và một số ít từ Châu Âu. Khách hàng mục tiêu là những gia đình có thu nhập cao ở Việt Nam nên số lượng ít, mặt khác, khách hàng không phải lúc nào cũng lựa chọn được cho phù hợp với không gian đã có của mình nên thường chỉ chọn được 1 trong bộ sản phẩm. Các công ty sản xuất trên dây truyền thì lợi thế về số lượng, nhưng mẫu mã cũng hạn chế. Khách hàng cũng có thể đặt hàng theo mẫu riêng nhưng phải yêu cầu số lượng nhiều. Những sản phẩm của các công ty này có giá thấp hơn các sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Hiện nay các công ty dạng này ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía bắc chưa nhiều, và đối tượng khách hàng chủ yếu của họ là các dự án như khách sạn, khu nghỉ dưỡng … không phải là khách hàng gia đình. Các công ty quy mô nhỏ : khách hàng mục tiêu là khách hàng đại trà thu nhập khá trở xuống, tầm giá có nhiều mức. Có lợi thế về khả năng đáp ứng linh hoạt các yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, kiểu dàng. Nhưng có nhược điểm là quy mô nhỏ nên không đáp ứng được các đơn hàng lớn, thời gian ngắn. 16 Các đối thủ tiềm ẩn: Do Việt Nam đang trên đà phát triển, ngành xây dựng bùng nổ kéo theo ngành gỗ nội thất trở thành một ngành rất tiềm năng. Khi đó, đối thủ tiềm ẩn đầu tiên là các Doanh nghiệp có vốn tài chính lớn, đang kinh doanh xuất nhập khẩu. Họ sẽ vào cuộc dễ dàng bằng cách thuê một mặt bằng ( ví dụ trong melinhPlaza) và nhập khẩu hàng nội thất về cung cấp cho thị trường. Đối thủ tiềm ẩn dạng công ty có quy mô sản xuất thì trước mắt, nếu xét trên thị trường khu vực phía Bắc, sẽ là các công ty sản xuất trong Nam, sẽ đưa thêm đại lý ra khu vực này. Đối thủ tiềm ẩn dạng quy mô gia đình : do đặc tính làng nghề, quản lý lỏng lẻo nên việc xây dựng một xưởng sản xuất ở địa phương không quá khó, không đòi hỏi vốn lớn. Quy mô sản xuất này sẽ có thêm nhiều đối thủ tiềm ẩn trong tương lai. Tóm tắt thông tin vĩ mô - cấu trúc ngành được thể hiện trong hình 6 . Hình 6 : Mô hình PEST với ngành gỗ nội thất gia dụng. ( Nguồn : tài liệu công ty MUN ) 17 4.2.4 Vị thế cạnh tranh Quy trình triển khai hoạt động ( chuỗi giá trị ) của bộ phận sản xuất gỗ công ty MUN được thể hiện trong Hình 7. Hình 7 : Chuỗi giá trị của bộ phận gỗ công ty MUN ( Nguồn : tài liệu công ty MUN ) Các bước của quá trình sản xuất tại phân xưởng mộc được thể hiện trong Hình 8. Hình 8 : Quy trình sản xuất sản phẩm gỗ của công ty MUN ( Nguồn : tài liệu công ty MUN ) Trong cả hai hình vẽ 7 và 8, ta đều nhận thấy bộ phận Thiết kế mẫu có vai trò rất quan trọng trong quy trình sản xuất cũng như chuỗi giá trị gia tăng của công ty MUN. Ta sẽ đánh giá vị thế cạnh tranh của công ty MUN dựa trên phân tích điểm mạnh yếu của từng khâu đoạn tạo nên sản phẩm, từ đó sẽ thấy được điểm mạnh nổi trội của công ty. Trong phần phân tích có sử dụng các bản so sánh năng lực của MUN với đối thủ cạnh tranh ở cùng phân khúc khách hàng. Một cột là năng lực của các đối thủ tầm trung, một cột là của đối thủ mạnh nhất. Marketting – quản lý chung: Phần so sánh năng lực bộ phận này của gỗ MUN được thể hiện trong hình 9. Bộ phận này của công ty MUN mạnh hơn mức trung bình của thị trường nhưng vẫn yếu hơn đối thủ đang dẫn đầu thị trường. Đặc biệt trong việc quảng bá sản phẩm trên các kênh truyền thông, cơ sở bày bán sản phẩm cũng như phân phối ra phạm vi xa. Về mặt tiềm lực tài chính, tuy khá mạnh so với mặt bằng chung nhưng vẫn chỉ bằng khoảng 70% so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. 18 Tiêu chí so sánh Đặc điểm của tiêu chí MUN Trung bình thị trƣờng Đối thủ mạnh nhất Marketing – hệ thống showroom và đại lý Nhân lực Tổng số NV 3 1 6-7 Trình độ Đại học 1 0 2-3 Khác 2 1 4 Thị phần và Thương hiệu Thị phần khoảng 4% 1-2% 8-12% Thương hiệu đang định hình không khá rõ Các chương trình quản cáo Truyền hình không không không Sóng phát thanh không không có Tạp chí trên 1 báo không có Website có không có Quảng cáo online có không có Hệ thống showroom riêng Số lượng 1 cơ sở không 1 cơ sở Vị trí Hà Nội không Hà Nội Tổng diện tích 160m2 không 300m2 Hệ thống đại lý hoặc nhà PP Số lượng 2 cơ sở 1 cơ sở 5 cơ sở Phạm vi Hà Nội Hà Nội HN và lân cận Quản lý – tài chính kế toán Nhân lực Tổng số NV 3 1 3-4 Trình độ Đại học 1 0 1 Cao đẳng 2 1 1 Khác 0 0 1-2 Năm kinh nghiệm trung bình 4 năm 3 năm 5 năm Giá trị tài sản Tính theo VND 4 tỷ 2-3 tỷ 6-7 tỷ Số vốn lưu động Tính theo VND 1 tỷ 4-500 triệu 2 tỷ Hình 9 : Bảng so sánh năng lực Marketting-quản lý của MUN với đối thủ ( Nguồn : tài liệu công ty MUN ) Khảo sát – thiết kế sản phẩm: Phần so sánh năng lực bộ phận này của gỗ MUN được thể hiện trong hình 10. Tiêu chí so sánh Đặc điểm của tiêu chí MUN Trung bình thị trƣờng Đối thủ mạnh nhất Nhân lực Tổng số NV 5 1 2-3 Trình độ Đại học 3 0 1-2 Năm kinh nghiệm 5 năm 3 năm 4 năm Trang thiết bị Số lượng đầy đủ máy tính máy tính Công nghệ mới nhất Bình thường Bình thường Phần mềm chuyên dụng Phần mềm Thiết kế Đầy đủ TK cơ sở TK cơ sở Phần mềm đặc biệt có không không Tính bảo mật có không không Khả năng cập nhật. ( để nâng cấp tính năng TK ) có không không Hình 10 : Bảng so sánh năng lực thiết kế của MUN với đối thủ ( Nguồn : tài liệu công ty MUN ) 19 Với tiềm lực sẵn có về lĩnh vực thiết kế bao gồm: nhân lực nhiều kinh nghiệm, nắm vững công nghệ thiết kế đồ họa, máy tính đủ khả năng phục vụ việc thiết kế với công nghệ 3D, nhiều tư liệu … Đây thực sự là một thế mạnh nổi trội của công ty so với các doanh nghiệp sản xuất có quy mô tương đương. Đặc biệt, trong ngành nội thất gia dụng, yếu tố thẩm mỹ hiện nay có vai trò hàng đầu, với nhiều khách hàng nó được xếp cao hơn cả độ bền của sản phẩm. Một đặc điểm nổi bật nữa là với ưu thế về công nghệ tin học, công ty bảo đảm được tính bảo mật của các thiết kế, giúp cho sản phẩm giữ được tính độc đáo, đúng như yêu cầu đặt ra của bộ phận quản trị : sản phẩm có kiểu dáng riêng của công ty MUN. Sản xuất sản phẩm tại phân xƣởng: Quy trình sản xuất sản phẩm gỗ nội thất cơ bản theo Hình 7. So sánh năng lực của khâu sản xuất giữa công ty MUN và các đối thủ cạnh tranh được thể hiện trong Hình 11. Tiêu chí so sánh Đặc điểm của tiêu chí MUN Trung bình thị trƣờng Đối thủ mạnh nhất Nhân lực Tổng số NV 18-25 11-17 30-37 Quản lý xưởng 2 1 5 Thợ chính 6-8 4-6 10-12 Thợ phụ 10-15 6-10 15-20 Trình độ Đào tạo chính quy 8 3-4 nhiều Năm kinh nghiệm 7 5 8 Trang thiết bị Máy tính – mạng có không có Máy cắt 1. Đài loan 1. Việt Nam 2. Nhật Máy bào 2. Đài loan 1. Việt Nam 3. Nhật Máy đột 1. Đài loan 1. Việt Nam 1. Đài loan Máy ép 1. Đài loan 1. Việt Nam 1. Đài loan Máy CRT 3D không không có Khác – dụng cụ hỗ trợ sản xuất Tương đối đầy đủ Không đồng bộ Đầy đủ Buồng phun Đạt chuẩn Thủ công Hiện đại Công nghệ Hiện đại Thủ công Hiện đại Cung cấp vật tư Tính ổn định Cao Không cao Cao Khối lượng cung Ổn định Ko xác định Ổn định Vị trí Gần Ko xác định Gần Quy trình quản lý sản xuất - SP ISO Đang xây dựng Không có quy trình đạt ISO Sản lượng m3 gỗ/năm Kho bãi diện tích 150m2 < 50m2 200-300m2 Hình 11 : Bảng so sánh khâu sản xuất của MUN với đối thủ ( Nguồn : tài liệu công ty MUN ) Hiện nay, công ty MUN khá vượt trội hơn mặt bằng chung về khâu sản xuất về cả nhân lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng. Mặt khác, công ty đang tích cực tiếp tục hoàn thiện các quy trình sản xuất để tối đa hóa hiệu quả. Một lợi thế nữa đó là các nguồn cung cấp ở gần nơi sản xuất, nên góp phần tạo được tính ổn định và giá nguyên liệu rẻ hơn với nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên yếu điểm của bộ phận này vẫn là quy mô nhỏ, chưa xây dựng hoàn chỉnh quy trình sản xuất theo chuẩn ISO. 20 Vận chuyển và lắp đặt: Tương quan giữa công ty MUN và các đối thủ trong khâu đoạn này được thể hiện trong Hình 12. Tiêu chí so sánh Đặc điểm của tiêu chí MUN Trung bình thị trƣờng Đối thủ mạnh nhất Nhân lực Tổng số NV 6 Vận tải 2 0 6 Lắp đặt sp 4 4 8 Trang thiết bị Đóng bao bì không không có Xe tải 500Kg 1 chiếc không >2 chiếc Xe tải trên 1 tấn không không có Quy trình Lắp đặt có có có Biên bản bàn giao có có có Kiểm tra có không có Nghiệm thu – lấy ý kiến khách hàng có không không Chế độ bảo hành có không có Hình 12 : Bảng so sánh khâu vận chuyển-lắp đặt của MUN với đối thủ ( Nguồn : tài liệu công ty MUN ) Trong khâu đoạn này, công ty MUN yếu hơn đối thủ cạnh tranh mạnh nhất ở tính cơ động và chủ động do thiếu trang bị ( xe vận tải ). Tuy nhiên, công ty MUN lại tốt hơn trong quy trình sau lắp đặt, đó là có việc lấy ý kiến khách hàng trực tiếp, đó là cơ sở để bộ phận thiết kế và các khâu đoạn có thể rút kinh nghiệm, học hỏi và phất triển. Mô hình SWOT của bộ phận gỗ MUN: căn cứ vào hai mục 4.2.3 và 4.2.4, ta có thể lập được mô hình này như Hình 13. Cơ hội (O) Thách thức (T) - Thị trường rộng, tiềm năng - Khách hàng có nhu cầu ngày càng cao về thẩm mỹ và chất lượng - Đối thủ cạnh tranh có phân khúc rõ ràng, riêng phân khúc nội thất gia dụng chưa có nhiều công ty mạnh. - Nhà cung cấp nhiều, đã có nguồn cung vật liệu trong nước - Lĩnh vực này đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn, dài hạn. - Có nhiều đối thủ tiềm ẩn - Để chiếm lĩnh thị trường cần có đại lý với mặt bằng rộng do sản phẩm cồng kềnh. - Thị hiếu thay đổi nhiều Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) - Bộ phận tạo dáng sản phẩm nhiều kinh nghiệm và có chuyên môn tốt - Phân tích bản vẽ tốt nên giảm sai sót - Cơ sở sản xuất nằm gần nơi cung cấp nguyên liệu, và gần nơi cung cấp thợ lành nghề. - Công ty có định hướng phát triển khá rõ, luôn xác định học hỏi và hoàn thiện quy trình sản xuất theo hướng tốt hơn. - Quy mô nhỏ, tài chính hạn chế - Thị phần nhỏ, quản bá còn hạn chế - Chưa có tiêu chuẩn ISO trong quy trình sản xuất - Cơ sở hạ tầng chưa đủ lớn, chưa hiện đại và hoàn thiện - Chưa chủ động nhiều trong khâu vận tải, thiếu năng lực vận tải nếu mở rộng phạm vi cung cấp. Hình 13 : mô hình SWOT của công ty MUN ( Nguồn : tài liệu công ty MUN ) 21 4.2.5 Chương trình hành động chiến lược của bộ phận gỗ công ty MUN Hoạt động hiệu quả: Với chiến lược cạnh tranh dựa trên sản phẩm tốt nhất, mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh của bộ phận xưởng gỗ MUN là tối đa hóa quy trình nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm mà MUN hướng tới trên hai khía cạnh. Khía cạnh thẩm mỹ và chức năng của sản phẩm (thường tác động trực quan tới khách hàng – gây ấn tượng tức thời ) : để làm được điều này, quy trình khảo sát, tiếp xúc khách hàng và lên phương án thiết kế được thiết kế chặt chẽ, có quy trình và văn bản tương ứng đi kèm với từng khâu. Để sản phẩm được chuyển thành bản vẽ sản xuất, phải có chữ ký xác nhận mẫu của khách hàng, bản khảo sát thực tế với chữ ký của cả người khảo sát và người phụ trách. Khía cạnh bền vững của sản phẩm (thường cảm nhận lâu dài): được thiết lập bằng các quy trình quản lý sản xuất như các quy định, chỉ tiêu, đo lường chất lượng. Việc kết nối giữa bộ phận thiết kế và sản xuất sẽ tận dụng tối đa công nghệ thông tin, chuyển giao bản vẽ bằng mail qua mạng internet sẽ giúp tối đa được thời gian giao tiếp dù các nhân viên ở đâu, và thời điểm bất kỳ. Khách hàng mục tiêu: Chiến lược kinh doanh của bộ phận gỗ MUN đã phân tích rằng, với lợi thế sẵn có về uy tín của bộ phận thiết kế, cần phải tận dụng tối đa khách hàng sẵn có từ bộ phận này. Khách hàng của bộ phận thiết kế có nhu cầu về gỗ nội thất theo thiết kế riêng đa phần là nhà ở gia đình (nhà biệt thự, nhà lô phố, chung cư), một phần là các nhà hàng – quán café, rất ít khách hàng là văn phòng hay dạng khác. Dựa vào báo cáo tài chính của công ty MUN, ta cũng thấy gần 70% doanh số của bộ phận gỗ MUN là các sản phẩm cung cấp cho nhóm nhà ở gia đình, 20 % là nhóm nhà hàng – quán, 10% là các nhóm khác.Như vậy ta có thể kết luận về khách hàng mục tiêu hiện nay của bộ phận gỗ nội thất công ty MUN là : nhóm sản phẩm cho nhà ở gia đình. Đổi mới và cải tiến: Bộ phận sản xuất tiến tới đạt chuẩn và xây dựng theo chuẩn ISO sẽ tối ưu hóa việc sản xuất. Nhưng để có thể luôn đáp ứng được thị hiếu khách hàng ngày càng phức tạp, một cách nhanh chóng, ban giám đốc luôn xác định lấy công nghệ phần mềm làm giải pháp tối ưu. Để làm được điều đó, việc nâng cấp các phần mềm thiết kế sao cho trực quan nhanh chóng, đào tạo đội ngũ nhân viên thiết kế cập nhận các phần mềm nói trên. Mặt khác khâu đào tạo chuyên môn cho nhân viên thiết kế luôn được coi trọng vì đây là khâu tạo được nhiều giá trị nhất trong chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm. 4.2.6 Kế hoạch hành động chiến lược Mục tiêu dài hạn do hội đồng quản trị đưa ra là trở thành thương hiệu gỗ nội thất gia dụng lớn nhất miền Bắc Việt Nam ở phân khúc tầm trung. Để đạt được, kế hoạch cụ thể sẽ do giám đốc bộ phận sản xuất gỗ lập, phổ biến tới từng phòng ban. Phòng quản lý – marketing, chịu trách nhiệm về kết hoạch quản bá từng bước mở rộng thị phần, cân đối tài chính để mở thêm showroom và các đại lý. Phòng thi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty CPTV Thiết Kế - Xây Dựng và Thƣơng Mại MUN.pdf
Tài liệu liên quan