MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản 3
1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp 3
1.1.2. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.2.1. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghịêp 3
1.2.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.3. Nguồn tài liệu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 4
1.4. Các phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 5
1.4.1. Phương pháp so sánh 5
1.4.2. Phương pháp thay thế liên hoàn 6
1.5. Nội dung và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 6
1.5.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính 6
1.5.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 7
1.5.1.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 9
1.5.2. Phân tích hiệu quả tài chính 10
1.5.2.1. Phân tích khả năng quản lý tài sản 10
1.5.2.2. Phân tích khả năng sinh lời 12
1.5.3. Phân tích rủi ro tài chính 13
1.5.3.1. Phân tích tình hình công nợ và khoản phải thu 13
1.5.3.2. Phân tích khả năng thanh toán 14
1.5.3.3. Phân tích khả năng quản lý nợ 14
1.5.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính 15
1.5.4.1. Đẳng thức Dupont thứ nhất 15
1.5.4.2. Đẳng thức Dupont thứ hai 15
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG - TIN HỌC BƯU ĐIỆN 16
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Viễn Thông - Tin học Bưu điện 16
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 16
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của công ty 17
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty 19
2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý 19
2.1.3.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh 21
2.1.4. Đánh giá chung về tình hình công ty và sự cần thiết của đề tài 22
2.1.4.1. Đánh giá chung về tình hình công ty 22
2.1.4.2. Sự cần thiết của đề tài 23
2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty 24
2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính 24
2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 24
2.2.1.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 34
2.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính 39
2.2.2.1. Phân tích khả năng quản lý tài sản 39
2.2.2.2. Phân tích khả năng sinh lời 45
2.2.3. Phân tích rủi ro tài chính 49
2.2.3.1. Phân tích tình hình công nợ và khoản phải thu 50
2.2.3.2. Phân tích khả năng thanh khoản 51
2.2.3.3. Phân tích khả năng quản lý nợ 52
2.2.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính của công ty 52
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG - TIN HỌC BƯU ĐIỆN 56
3.1. Căn cứ của việc đề xuất các giải pháp 56
3.1.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty 56
3.1.2. Phương hướng phát triển của công ty 57
3.2. Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty 59
3.2.1. Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ 59
3.2.2. Biện pháp 2: Đẩy mạnh công tác tiêu thụ 66
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên 2,7% trong tổng nguồn vốn.
Tương đồng với nợ dài hạn thì nợ khác cũng tăng từ 0,29% cuối năm 2004 tăng lên 0,6% năm 2005 rồi lại giảm xuống còn 0,25%.
Ngược lại với nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn. Từ 21,23% ở cuối năm 2004 lên 26,29% vào cuối năm 2005 nhưng lại giảm xuống 12,42% ở cuối năm 2006. Cuối năm 2005 việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu là do cả nguồn vốn, quỹ và nguồn kinh phí, quỹ khác đều tăng lên so với năm 2004 nhưng sang năm 2006 lại giảm xuống đồng loạt cả nguồn vốn, quỹ và nguồn kinh phí, quỹ khác.
Điều này là do cả nguồn vốn, quỹ và nguồn kinh phí, quỹ khác của năm 2006 đều giảm lên so với các năm trước. Đây là dấu hiệu cho thấy mức độ tự chủ, độc lập về mặt tài chính của công ty cho đến nay là rất thấp so với các năm trước.
Bảng 2.6: Hệ số tự tài trợ của công ty năm 2004 - 2006
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Hệ số tự tài trợ
21,22%
26,29%
12,42%
Như vậy, hệ số tự tài trợ của công ty trong ba năm đều nhỏ hơn 50% và có xu hướng giảm vào cuối năm 2006 chứng tỏ độ tự chủ về mặt tài chính của công ty thấp, công ty phải huy động hầu hết nguồn vốn từ bên ngoài.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn như trên cho ta thấy mối quan hệ giữa các khoản mục nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn, tuy vậy để biết sự biến động của các khoản mục giữa các năm ta xem xét bảng sau:
Bảng 2.7: Tình hình tăng giảm nguồn vốn (ĐVT: 1000đ)
Chỉ tiêu
Cuối năm 2005/2004
Cuối năm 2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ
%
Tỷ
Trọng %
Số tiền
Tỷ lệ
%
Tỷ
trọng
%
1
8=4-2
8*100/2
10=5-3
11=6-4
12*100/4
13=7-5
A. Nợ phải trả
-14.575.077
-12,03
-5,07
202.753.463
190,32
13,87
I. Nợ ngắn hạn
-15.995.692
-13,27
-6,07
194.299.631
185,82
12,28
II. Nợ dài hạn
1.003.081
975,21
0,70
8.437.119
762,89
1,94
III. Nợ khác
417.533
93,41
0,31
16.721
1,93
-0,35
B. Nguồn vốn CSH
5.371.092
16,46
5,07
5.859.574
15,42
-13,87
I. Nguồn vốn, quỹ
5.157.996
16,69
4,85
5.627.197
15,60
-13,15
II. Nguồn KP, quỹ khác
213.095
12,36
0,22
232.378
12,00
-0,73
Tổng nguồn vốn
-9.203.985
-5,99
0,00
208.613.046
144,33
0,00
(Nguồn số liệu: Phòng TCKT công ty CT - IN)
Năm 2005 nợ phải trả giảm 12,03% tương ứng với 14.575.007.000đ trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng 16,46% tương ứng với 5.371.092.000đ so với năm 2004. Nợ ngắn hạn năm 2005 giảm 13.27% tương ứng với 15.995.692.000đ và tỷ trọng khoản này cũng giảm xuống 6,07%. Nguyên nhân chính làm nợ phải trả giảm là do nợ ngắn hạn giảm và khoản mục chủ yếu làm nợ ngắn hạn giảm là do người mua trả tiền trước giảm mạnh từ 26.025.502.954đ xuống còn 7.218.810.977đ.
Bên cạnh đó vay ngắn hạn lại tăng do nhu cầu thanh toán trước cho nhà cung cấp cũng tăng từ 8.481.163.197đ lên 11.438.486.263đ. Khoản mục phải trả cho người bán tăng không đáng kể nhưng nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ ngắn hạn cho thấy công ty đã biết tận dụng nguồn vốn bên ngoài để mở rộng kinh doanh và điều đó là rất tốt cho công ty. Qua tìm hiểu thực tế thì tất cả các khoản vay ngắn hạn của công ty cuối năm 2005 là tốt vì không có khoản nợ đọng từ các năm trước.
Ngược lại với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn tăng 975,21% tương ứng với 1.003.081.000đ và một phần nhỏ nợ khác cũng tăng 417.533.000đ so với năm 2004. Nợ dài hạn tăng và là do vay dài hạn tăng và khoản vay này dùng để trả trước cho công ty NERA và công ty Fizisu, điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng nguồn vốn chưa tốt, dùng nợ dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn sẽ phải trả chi phí cao và làm lợi nhuận giảm.
Cuối năm 2005 nguồn vốn chủ sở hữu mà tuyệt đại bộ phận là nguồn vốn quỹ tăng lên với tỷ lệ 16,69%. Trong nguồn vốn quỹ chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh và lợi nhuận chưa phân phối, đáng chú ý là quỹ đầu tư phát triển tăng nhiều do công ty cấp quỹ ngiên cứu khoa học và đào tạo cho bộ phận nghiên cứu phần mềm, và một số cán bộ quản lý. Điều này cho thấy công ty rất chú trọng vào đầu tư nâng cao trình độ quản lý và đầu tư chiều sâu để chuẩn bị nhân lực chất lượng cho tương lai.
Năm 2006 nợ phải trả tăng mạnh với giá trị 202.753.463.000đ tương ứng với tốc độ tăng 190,320% và điều này dẫn đến tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tăng 13,87%. Nguyên nhân chính làm tăng nợ phải trả là nợ ngắn hạn tăng với giá trị 194.299.631.000đ. Trong khoản mục nợ ngắn hạn thì phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng lớn với giá trị 195.606.752.771đ. Phải trả cho người bán ở dây chủ yếu là phải trả cho công ty RFS, SIEMENS, HARISS, NERA, và Công ty FPT. Những khoản phải trả này là do vào đầu năm 2006 công ty nhập khẩu hàng hoá và linh kiện. Điều này cho thấy công ty đang chiếm dụng vốn từ bên ngoài là chủ yếu. Bên cạnh phải trả cho người bán thì vay ngắn hạn cũng tăng lên từ 11.438.486.263đ lên đến 25.094.612.820đ và nguồn vốn này tài trợ cho tài sản lưu động.
Nợ dài hạn cũng tăng 762,89% so với năm 2005 và nguồn vốn này dùng để tài trợ cho tài sản lưu động của công ty nhưng như vậy thì chi phí vốn sẽ cao và làm giảm lợi nhuận. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng 5.859.574.000đ tuy nhiên tỷ trọng của nó lại giảm xuống 13,87% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng không ổn định.
Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
TSCĐ và ĐTNH
87,43%
Nguồn vốn ngắn hạn
78,71%
TSCĐ và ĐTDH 12,57%
Nguồn vốn DH 21,23%
Tài sản (31/12/2004)
Nguồn vốn (31/12/2004)
TSCĐ và ĐTNH
84,36%
Nguồn vốn ngắn hạn
73,71%
TSCĐ và ĐTDH 15,64%
Nguồn vốn DH 26,29%
Tài sản (31/12/2005)
Nguồn vốn (31/12/2005) (31/12/2005)
TSCĐ và ĐTNH
89,67%
Nguồn vốn ngắn hạn
87,58%
TSCĐ và ĐTDH 10,33%
Nguồn vốn DH 12,42%
Tài sản (31/12/2006)
Nguồn vốn (31/12/2006) (31/12/2006) (31/12/2006)
Trong cả ba năm nguồn vốn ngắn hạn đều lớn hơn rất nhiều nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn dài hạn không những tài trợ cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
Nếu công ty sử dụng vốn vay dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thì vừa sai mục địch vừa lãng phí chi phí vốn. Và điều đó đã xảy ra ở công ty bởi công ty đã dùng một phần nhỏ nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Đây là nguyên nhân làm cho cơ cấu vốn chưa tối ưu, cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn chưa hợp lý.
2.2.1.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (ĐVT: 1000đ)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
Trọng
1
2
3
4
5
6
7
Doanh thu BH&CCDV
135.819.439
122.552.626
157.700.509
Các khoản giảm trừ
7.290.000
1. Doanh thu thuần BH &CCDV
135.819.439
100%
122.545.336
100%
157.700.509
100%
- DT bán thành phẩm
6.653.672
4,90
11.739.036
9,58
3.275.216
2,08
- DT cung cấp dịch vụ
44.898.095
33,06
49.593.525
40,47
53.453.413
33,90
- DT bán hàng hoá
84.267.673
62,04
61.212.775
49,95
100.989.879
64,04
2. Giá vốn hàng bán
110.003.707
80,99
95.394.603
77,84
123.212.141
78,13
- GV bán thành phẩm
5.176.639
3,81
10.004.622
8,16
2.655.294
1,68
- GV cung cấp dịch vụ
24.488.351
18,03
30.237.275
24,67
37.279.679
23,64
- GV bán hàng hoá
79.859.207
58,80
55.137.718
44,99
83.277.168
52,81
3. Lợi nhuận gộp về BH & CCDV
25.815.733
19,01
27.150.733
22,16
34.488.368
21,87
4. Doanh thu HĐTC
390.143
0,29
163.157
0,13
168.242
0,11
5. Chi phí hoạt động tài chính
678.282
0,50
1.193.197
0,97
2.551.071
1,62
Trong đó: Chi phí lãi vay
646.028
0,48
980.603
0,80
2.101.169
1,33
6. Chi phí bán hàng
2.979.477
2,19
2.057.548
1,68
2.806.727
1,78
7. Chi phí QLDN
12.080.475
8,89
13.112.780
10,70
17.289.041
10,96
8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
10.467.642
7,71
10.950.365
8,94
12.009.770
7,62
9. Thu nhập khác
185.602
0,14
264.122
0,22
753.887
0,48
10. Chi phí khác
260.113
0,19
187.267
0,15
887.887
0,56
11. Lợi nhuận khác
40.704
0,03
58.855
0,05
134.001
0,08
12. Tổng lợi nhuận trước thuế
10.426.938
7,68
11.009.220
8,98
11.875.770
7,53
13.Thuế TNDN phải nộp
1.459.771
1,07
1.541.291
1,26
1.681.135
1,07
14. Lợi nhuận sau thuế
8.967.167
6,60
9.467.929
7,73
10.194.635
6,46
(Nguồn số liệu: Phòng TCKT công ty CT - IN)
Phân tích doanh thu
Năm 2004 doanh thu có giá trị 135.819.439.000đ, năm 2005 do có khoản giảm trừ là hàng hoá bị trả lại nên làm cho doanh thu thuần giảm xuống còn 122.545.336.000đ. Nhưng sang năm 2006, công ty không có khoản giảm trừ nào chứng tỏ chất lượng sản phẩm, hàng hoá của công ty được nâng cao, có uy tín tốt trên thị trường.
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2005 là 122.545.336.000đ giảm so với năm 2004 là 13.274.103.000đ tương ứng với tỷ lệ giảm 9,77%. Sang năm 2006 doanh thu thuần của công ty là 157.700.509.000đ tăng tương ứng với tỷ lệ 28,69% so với năm 2005.
Qua bảng phân tích 2.8 và bảng 2.9 ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2005 giảm so với năm 2004 nhưng lại tăng lên vào năm 2006. Vậy để tìm hiểu doanh thu tăng và giảm qua các năm do loại doanh thu nào và do nguyên nhân gì ta sẽ phân tích cụ thể sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có ba loại: doanh thu bán hàng hoá, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu bán thành phẩm, doanh thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu là doanh bán hàng hoá.
Năm 2005 doanh thu bán hàng hoá chiếm 49,95% giảm 24.721.489.000đ tương ứng với tỷ lệ giảm 30,96%. Trong đó doanh thu bán hàng hoá chủ yếu là doanh thu do mặt hàng viễn thông, mặt hàng tin học chiếm tỷ trọng rất thấp. Nhân tố làm giảm doanh thu là do doanh thu từ mặt hàng viễn thông giảm mạnh. Nhưng sang năm 2006 thì doanh thu bán hàng hoá lại tăng với tỷ lệ 64,98% tương ứng với giá trị 39.777.104.000đ và chiếm 64,04% trong tổng doanh thu. Nguyên nhân làm tăng doanh thu bán hàng hoá là do doanh thu mặt hàng viễn thông tăng mạnh, nhưng so với sự tăng quy mô đột biến mà cụ thể là hàng tồn kho mặt hàng viễn thông thì doanh thu vẫn chưa tương xứng và thậm chí là rất thấp với mức tăng đó, điều này chứng tỏ công ty chưa có chính sách bán hàng hợp lý, cần có biện pháp để tăng doanh thu bán hàng hoá hơn nữa.
Ngược lại với việc giảm doanh thu bán hàng hoá thì doanh thu cung cấp dịch vụ và bán thành phẩm năm 2005 lại tăng cụ thể là: Doanh thu cung cấp dịch vụ chiếm 40,47 tăng 5.748.924.000đ với tỷ lệ 23,48% so với năm 2004, năm 2006 doanh thu này tiếp tục tăng với tỷ lệ 7,78% với giá trị là 3.859.888.000đ. Như vậy doanh thu cung cấp dịch vụ tăng ổn định qua các năm, Doanh thu này chủ yếu là cung cấp dịch vụ cho các bưu điện trong nước vì vậy phải phụ thuộc nhiều vào kế hoạch sữa chữa cũng như nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị của từng đơn vị
Năm 2005 doanh thu bán thành phẩm tăng 5.085.0364.000đ tương ứng với tốc độ tăng 76,43% nâng tỷ trọng từ 4,9% lên 9,5% trong tổng doanh thu thuần. Nhưng sang năm 2006 doanh thu này lại giảm xuống 8.463.820.000đ với tỷ lệ giảm 72,10% và chỉ đạt 2,8% trong tổng doanh thu thuần. Nguyên nhân làm giảm mạnh doanh thu này là do hiện tại có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và hệ thống đại lý của công ty hoạt động kém hiệu quả.
Phân tích giá vốn hàng bán
Giá vốn năm 2004 là 110.003.707.000đ chiếm 81% doanh thu thuần, năm 2005 là 95.394.603.000đ chiếm 77,8% và năm 2006 là 123.212.141.000đ chiếm 78,1% doanh thu thuần
Năm 2005 giá vốn hàng bán giảm với giá trị 14.609.104.000đ tương ứng với tốc độ giảm 13,28% và tỷ trọng giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu thuần giảm. Tốc độ giảm giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần do các nguyên nhân sau:
Giá vốn bán hàng hoá năm 2005 giảm 24.721.489.000đ so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ 30,96% trong khi đó doanh thu giảm 27,36%, chiếm tỷ trọng 44,09% trong tổng doanh thu cho thấy công ty đã tiết kiệm được chi phí do giá cả thị trường giảm. Sang năm 2006 giá vốn bán hàng hoá tăng 28.139.450.000đ với tốc độ 51,03% chiếm tỷ trọng 52,81% trong tổng doanh thu, bên cạnh đó doanh thu bán hàng hoá tăng nhanh hơn với tốc độ 64,98%, giá vốn bán hàng hoá tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu do năm 2006 công ty tìm được nhà cung cấp với giá cạnh tranh hơn, đây là điều kiện thuận lợi để công ty tăng lợi nhuận trong lĩnh vực bán hàng hoá.
Giá vốn cung cấp dịch vụ năm 2005 chiếm tỷ trọng là 24,67% tăng 6,64% so với năm 2004. Với tỷ lệ tăng là 23,48% trong khi đó tỷ lệ tăng doanh thu chỉ đạt 10,46%. Sở dĩ giá vốn cung cấp dịch vụ tăng là do giá cả tất cả các nguồn đầu vào đều tăng mạnh trong năm 2005. Chi phí khấu hao tăng do năm 2005 công ty mua 2 ôtô chuyên dùng để lắp đặt và cung cấp dịch vụ. Đến năm 2006 giá cung cấp dịch vụ tăng nhẹ nhưng tỷ trọng giá vốn giảm từ 24,67% xuống 23,64% nhưng tỷ lệ tăng giá vốn cung cấp dịch vụ là 23,29% trong khi đó tỷ lệ tăng doanh thu từ lĩnh vực này chỉ đạt 7,78% nguyên nhân chính cũng tương tự như trong năm 2005.
Giá vốn bán thành phẩm tăng mạnh trong năm 2005 chiếm 8,16% trong tổng doanh thu tăng 4,35% so với năm 2004 lý do chính là tiền lương nhân công tăng theo quyết định mới của nhà nước. Sang năm 2007 giá vốn bán thành phẩm chỉ chiếm 1,68% do doanh thu của lĩnh vực này giảm mạnh.
Bảng 2.9: Tình hình tăng giảm kết quả HĐKD (ĐVT: 1000 đồng)
Chỉ tiêu
2005/2004
2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ %
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ %
Tỷ trọng
1
8=4-2
8*100/2
10=5-3
12=6-4
12*100/4
13=7-5
1. Doanh thu thuần BH và CCDV
-13.274.103
-9,77
0,00
35.155.173
28,69
0,00
- DT bán thành phẩm
5.085.364
76,43
4,68
-8.463.820
-72,10
-7,50
- DT cung cấp dịch vụ
4.695.430
10,46
7,41
3.859.888
7,78
-6,57
- DT bán hàng hoá
-23.054.898
-27,36
-12,09
39.777.104
64,98
14,09
2. Giá vốn hàng bán
-14.609.104
-13,28
-3,15
27.817.538
29,16
0,29
- GV bán thành phẩm
4.827.983
93,26
4,35
-7.349.328
-73,46
-6,48
- GV cung cấp dịch vụ
5.748.924
23,48
6,64
7.042.404
23,29
-1,03
- GV bán hàng hoá
-24.721.489
-30,96
-13,80
28.139.450
51,03
7,81
3. Lợi nhuận gộp về BH - CCDV
1.335.000
5,17
3,15
7.337.635
27,03
-0,29
4. Doanh thu HĐTC
-226.986
-58,18
-0,15
5.085
3,12
-0,03
5. Chi phí hoạt động TC
514.915
75,91
0,47
1.357.874
113,80
0,64
Trong đó: Chi phí lãi vay
334.575
51,79
0,32
1.120.566
114,27
0,53
6. Chi phí bán hàng
-921.929
-30,94
-0,51
749.179
36,41
0,10
7. Chi phí QLDN
1.032.305
8,55
1,81
4.176.261
31,85
0,26
8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
482.723
4,61
1,23
1.059.405
9,67
-1,32
9. Thu nhập khác
78.520
42,31
0,08
489.765
185,43
0,26
10. Chi phí khác
-72.846
-28,01
-0,04
700.620
374,13
0,41
11. Lợi nhuận khác
18.151
44,59
0,02
75.146
127,68
0,04
12. Tổng lợi nhuận trước thuế
582.282
5,58
1,31
866.550
7,87
-1,45
13.Thuế TNDN phải nộp
81.520
5,58
0,18
139.844
9,07
-0,19
14. Lợi nhuận sau thuế
500.762
5,58
1,12
726.706
7,68
-1,26
(Nguồn số liệu: Phòng TCKT công ty CT - IN)
Phân tích chi phí
Tỷ trọng doanh thu hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu thuần và giảm dần qua các năm nhưng chi phí hoạt động tài chính lại tăng dần trong ba năm trở lại đây. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty. Cụ thể: Năm 2005 doanh thu hoạt động tài chính giảm với tỷ lệ 58,18% dẫn đến tỷ trọng cũng giảm 0,15% nhưng tốc độ tăng chi phí hoạt động tài chính lại là 75,19% đồng thời làm tăng tỷ trọng trong tổng doanh thu thuần là 0,47% (điều này được thể hiện rõ trong bảng 2.9).
Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu thuần nhưng cũng có sự biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2004 chiếm tỷ trọng 2,19% nhưng sang năm 2005 lại giảm xuống 1,26% đến năm 2006 lại giảm xuống còn 1,78%. Điều này khá hợp lý vì năm 2005 hoạt động bán hàng giảm theo quy mô hẹp lại của công ty, nhưng sang năm 2006 hoạt động bán hàng của công ty đã có tiến triển hơn tuy nhiên vẫn chưa đủ mạnh.
Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng doanh thu thuần và là chi phí lớn nhất, có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2005 chi phí này tăng đáng kể với giá trị 1.032.305.000đ và đến năm 2006 chi phí này tăng rất cao với giá trị 4.176.261.000đ tương ứng tỷ lệ tăng 31,85%. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2006 doanh nghiệp triển khai rất nhiều dự án, nhu cầu về các thiết bị dùng cho quản lý, nhân viên quản lý cũng tăng và tỷ lệ tăng này làm tổng chi phí tăng và làm giảm lợi nhuận thuần của doanh nghiệp.
Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế năm 2005 tăng 500.762.000đ tương ứng với 5,58% so với năm 2004 và dẫn đến tỷ trọng tăng 1,12%. Năm 2006 tăng 7,68% tương ứng với 726.706.000đ tuy nhiên tỷ trọng của tổng lợi nhuận sau thuế lại giảm mạnh 1,26%. Tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế là thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu trong năm 2006. Công ty cần phải có biện pháp để cải thiện tình hình này.
Nhận xét chung:
Cơ cấu tài sản nguồn vốn của công ty chưa tối ưu, hàng tồn kho mà chủ yếu là hàng hoá tồn kho do chính sách bán hàng kém linh động và chưa hợp lý. Và đây là nguyên nhân dẫn đến vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh.
Khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong đó hầu hết là khoản phải thu khách hàng do công ty bị chiếm dụng.
Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm cho thấy độ tự chủ của công ty về mặt tài chính thấp.
Doanh thu và giá vốn hàng bán tăng nhưng tỷ lệ tăng giá vốn nhanh hơn doanh thu dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận của công ty sau thuế thấp
Phân tích hiệu quả tài chính
Phân tích khả năng quản lý tài sản
Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu phân tích khả năng quản lý tài sản
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
Chênh lệch
Lượng
Tỷ lệ
1. Doanh thu thuần
Tr.đồng
122.545.336
157.700.509
35.155.173
28,69
2. Giá vốn hàng bán
Tr.đồng
95.394.603
123.212.141
27.817.538
29,16
3. Tổng tài sản bình quân
Tr.đồng
149.137.275
248.841.806
99.704.531
66,85
3a. Tài sản lưu động bình quân
Tr.đồng
128.165.555
219.296.422
91.130.867
71,10
3b. Tài sản cố định bình quân
Tr.đồng
20.971.721
28.545.384
7.573.663
36,11
4. Khoản phải thu bình quân
Tr.đồng
48.962.635
61.755.659
12.793.024
26,13
5. Hàng tồn kho bình quân
Tr.đồng
63.176.993
148.737.397
85.560.404
135,43
6. Vòng quay tài sản lưu động
Vòng
0,96
0,72
-0,24
-24,79
7. Vòng quay tài sản cố định
Vòng
5,84
5,52
-0,32
-5,46
8. Vòng quay tổng tài sản
Vòng
0,82
0,63
-0,19
-22,87
9. Vòng quay hàng tồn kho
Vòng
1,94
1,06
-0,88
-45,34
10. Kỳ luân chuyển HTK
Ngày
185,59
339,54
153,94
82,95
11. Vòng quay khoản phải thu
Vòng
2,50
2,55
0,05
2,03
12. Kỳ luân chuyển KPT
Ngày
143,84
140,98
-2,86
-1,99
a. Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay HTK =
Doanh Thu thuần
Hàng Tồn KhoBQ
Kỳ luân chuyển HTK =
Số ngày trong kỳ
Vòng quay HTK
Từ bảng 2.12 ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2005 phản ánh một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho góp phần tạo ra 1,94 đồng doanh thu thuần. Năm 2006, vòng quay hàng tồn kho giảm xuống 1,06 phản ánh một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho tạo ra 1,06 đồng doanh thu thuần. Vòng quay hàng tồn kho năm 2006 giảm làm cho kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên 153,94 ngày.
Vòng quay hàng tồn kho giảm là do doanh thu thuần tăng và giá trị hàng tồn kho bình quân tăng. Dùng phương pháp thay thế liên hoàn ta xác định được mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố là doanh thu thuần và giá trị hàng tồn kho tới vòng quay hàng tồn kho bình quân, cụ thể như sau:
- Do doanh thu thuần:
157.700.509/63.176.993 – 122.545.336/63.176.993 = 0.56
- Do hàng tồn kho bq :
157.700.509/ 148.737.379 - 157.700.509/63.176.993 = -1,44
Như vậy, doanh thu thuần tăng 35.155.173.000 đồng làm vòng quay hàng tồn kho tăng 0,56 vòng nhưng giá trị hàng tồn kho bình quân tăng 85.560.386.000 đồng làm vòng quay giảm mạnh 1,44 vòng. Qua đó cho thấy hàng tồn kho tăng mạnh là nhân tố chính làm giảm vòng quay hàng tồn kho và do đó làm tăng kỳ luân chuyển hàng tồn kho.
Bảng 2.13: Bảng tỷ trọng hàng tồn kho (ĐVT: 1000 đồng)
Chỉ tiêu
31/12 2006
31/12/2005
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
Hàng tồn kho
240.342.531
57.132.227
183.210.304
320.68%
1. Nguyên vật kiệu tồn kho
188.387
439.804
-251.417
-57,16%
2. Công cụ dụng cụ
20.239
22.290
-2.051
-9,2%
3. Chi phí SX,KD dở dang
23.127.259
15.060.331
8.066.928
53,56%
4. Thành phẩm
1.816.734
1.374.846
441.888
32,14%
5. Hàng hoá
209.538.398
30.498.524
179.039.874
587,04%
6. Hàng hoá gửi bán
7.895.505
10.199.065
-2.303.560
-22,58%
7. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
-2.243.991
-462.633
-1.781.358
385,05%
(Nguồn số liệu: Phòng TCKT công ty CT - IN
Từ bảng 2.13 ta thấy giá trị hàng tồn kho năm 2006 tăng183.210.304.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 320,58%. Nguyên nhân chủ yếu làm giá trị hàng tồn kho mạnh và chiếm phần lớn giá trị hàng tồn kho như vậy là do hàng hoá tồn kho tăng đột ngột với giá trị 179.039.874.000đ với tỷ lệ tăng 587.04%, chi phí sản xuất và kinh doanh dở dang cũng tăng với tỷ lệ 53,56% và một phần nhỏ thành phẩm tồn kho góp phần làm tăng hàng tồn kho. Việc tăng hàng tồn kho tốt hay xấu đối với doanh nghiệp ta phải xem xét cụ thể thời điểm phát sinh hàng tồn kho và kế hoạch dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Trên thực tế giá trị hàng hoá tồn kho năm 2006 chủ yếu có hai loại mặt hàng: Mặt hàng thuộc lĩnh vực Viễn Thông chiếm 80% tổng giá trị hàng hoá tồn kho
Mặt hàng thuộc lĩnh vực tin học chiếm 20% tổng giá trị hàng hoá tồn kho
Sở dĩ mặt hàng thuộc lĩnh vực Viễn thông chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do hai nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu là do hàng hoá được nhập về nhiều theo kế hoạch của công ty nhưng do chính sách bán hàng chưa hiệu quả nên bị ứ đọng nhiều, nguyên nhân tiếp theo là do một phần hàng hoá có chất lượng kém và lỗi mốt tồn đọng từ nhiều năm. Mặt hàng thuộc lĩnh vực tin học chiếm phần nhỏ nhưng cũng có một phần hàng hoá chất lượng kém và lỗi mốt nhưng chủ yếu vẫn là hàng hoá nhập chất lượng tốt và chờ xuất bán
Tóm lại việc tăng giá trị hàng tồn kho đột biến làm giảm vòng quay hàng tồn kho là một dấu hiệu không tốt bởi vì mặt hàng của công ty mang tính công nghệ cao và sau một thời gian nhất định hàng hoá sẽ bị lỗi mốt và giảm giá rất nhanh, nên nếu để tồn đọng quá nhiều trong thời gian qua lâu sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty.
Theo bảng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính (theo Quyết định 2090 của ngân hàng ĐT & PT Việt Nam) doanh nghiệp ngành thương mại và dịch vụ có quy mô vừa thì vòng quay hàng tồn kho của công ty trong hai năm 2005 và 2006 đều đạt 20 điểm trên thang điểm 100.
b. Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu =
Doanh Thu thuần
Khoản phải thuBQ
Kỳ luân chuyển KPT =
360 ngày
Số vòng quay KPT
Từ bảng 2.12 ta thấy cứ một đồng vốn đầu tư vào khoản phải thu tạo ra 2,5 đồng doanh thu thuần ở năm 2005 và tạo ra 2,55 đồng doanh thu thuần ở năm 2006. Như vậy, vòng quay khoản phải thu tăng 0,05 vòng trong năm 2006. Vòng quay khoản phải thu tăng làm kỳ luân chuyển khoản phải thu giảm từ 143,84 ngày xuống còn 140,98 ngày giảm 2,86 ngày so với năm 2005.
Vòng quay khoản phải thu tăng là do doanh thu thuần tăng từ 122.545.336.000 đồng năm 2005 lên 157.700.509.000 đồng năm 2006 và khoản phải thu bình quân tăng từ 48.962.635.000 đồng lên 61.755.659.000 đồng. Khoản phải thu bình quân tăng chủ yếu là do trong năm 2006 công ty chưa thu được các khoản phải thu của khách hàng: LG/VCX - S-Phone, công ty GPC, Công ty VDC, Học Viện Bưu chính Viễn Thông, SIEMENS – AG, Trung tâm điều độ hệ thống điện Miền Nam…
Dùng phương pháp thay thế liên hoàn ta xác định được mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố trên tới vòng quay khoản phải thu như sau:
- Do doanh thu thuần:
157.700.509/48.962.635 – 122.545.336/48.962.635 = 0.72
- Do khoản phải thu bình quân:
157.700.509/61.755.659 – 157.700.509/48.962.635 = -0,67
Như vậy, doanh thu thuần tăng 35.155.173.000 đồng làm vòng quay khoản phải thu tăng 0,72 vòng và giá trị khoản phải thu bình quân tăng 12.793.024.000 đồng làm vòng quay khoản phải thu giảm 0,67. Do đó, doanh thu thuần tăng là nguyên nhân chủ yếu làm tăng vòng quay khoản phải thu và làm kỳ luân chuyển khoản phải thu giảm 2,86 ngày.
Kỳ luân chuyển các khoản phải thu của công ty dài như vậy phản ánh yếu kém trong việc thu hồi các khoản phải thu, làm công ty bị chiếm dụng vốn, khả năng sinh lợi thấp. Theo bảng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính (theo Quyết định 2090 của ngân hàng ĐT & PT Việt Nam) doanh nghiệp ngành thương mại và dịch vụ có quy mô vừa thì vòng quay khoản phải thu của công ty trong hai năm 2005 và 2006 đều đạt 20 điểm trên thang điểm 100.
Qua đây ta thấy công ty có chính sách bán chịu táo bạo và là tất yếu khách quan trong cơ chế cạnh tranh gay gắt hiện nay, là công cụ tốt để mở rộng thị phần và tăng doanh thu. Tuy nhiên Công ty cần có biện pháp thu hồi nợ mà vừa phải đủ sức thu hút khách hàng nhưng vẫn đảm bảo việc thanh toán trong ngắn hạn.
Vòng quay tài sản lưu động
Vòng quay TSLĐ =
Doanh Thu thuần
TSLĐBQ
Từ bảng 2.12 cho thấy, vòng quay tài sản lưu động năm 2005 là 0,96 vòng đã giảm xuống 0,72 vòng vào năm 2006. Do giá trị tài sản lưu động bình quân tăng 91.130.867.000 đồng từ 128.165.555.000 đồng lên 219.296.422.000 đồng và do doanh thu thuần năm 2006 tăng 35.155.336.000 đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty CP Viễn thông - Tin học Bưu điện.DOC