MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần I: Những vấn đềlý luận vềvốn lưu động trong doanh nghiệp 2
I. Vốn lưu động trong doanh nghiệp 2
1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiêp 2
2. Vai trò của vốn lưu động đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp 3
3. Phân loại vốn lưu động 4
4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng 6
II. Sựcần thiết phải nâng cao hiệu quảsửdụng vốn lưu động và
các chỉtiêu đánh giá hiệu quảsửdụng vốn lưu động trong
doanh nghiệp. 7
1. Sựcần thiết phải nâng cao hiệu quảsửdụng vốn lưu động
trong doanh nghiệp 7
2. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảsửdụng vốn lưu động trong
doanh nghiệp 8
III. Một sốbiện pháp cơbản nhằm nâng cao hiệu quảsửdụng
vốn lưu động trong doanh nghiệp. 13
1. Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. 13
2. Quản trịvốn tồn kho dựtrữ17
3. Quản trịcác khoản phải thu. 18
4. Quản trịvốn tiền mặt. 19
Phần II: Thực trạng sửdụng vốn lưu động ởCông ty Gốm xây dựng
Hữu Hưng 22
I. Đặc đểm chung của Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng 22
1. Quá trình hình thành và phát triển 22
2. Đặc điểm quy trình công nghệsản xuất sản phẩm. 23
3. Đặc điểm cơcấu và tổchức quản lý 26
4. Đặc điểm tổchức bộmáy Kếtoán. 27
II. Tình hình sửdụng vốn lưu động ởCông ty Gốm xây dựng
Hữu Hưng 30
1. Phân tích khái quát vềcơcấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo
nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty. 30
1.1. Phân tích khái quát vềcơcấu nguồn vốn 30
1.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh tại Công ty. 32
2. Phân tích tình hình quản lý và sửdụng vốn lưu động ởCông ty
34
2.1. Phân tích khái quát vềkết cấu vốn lưu động 34
2.2. Phân tích tình hình quản trịhàng tồn kho 35
2.3. Phân tích tình hình các khoản phải thu 37
2.4. Phân tích tình hình quản trịvốn bằng tiền và một sốTSLĐ
khác 40
2.5. Phân tích các chỉtiêu đánh giá hiệu quảsửdụng vốn lưu động
của Công ty. 41
III. Đánh giá tình hình sửdụng vốn lưu động tại Công ty Gốm xây
dựng Hữu Hưng trong thời gian qua. 44
1. Một sốthành tựu. 44
2. Những tồn tại và nguyên nhân 46
Phần III: Một sốbiện pháp nhằm nâng cao hiệu quảsửdụng vốn
lưu động của Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng. 48
1. Biện pháp thứnhất: Giải phóng hàng tồn kho, xác lập mức dự
trữhàng tồn kho tối ưu. 48
2. Biện pháp thứhai: Cân đối giữa nợngắn hạn và nợdài hạn,
giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, xác lập cơ
cấu nguồn tài trợtối ưu. 50
3. Biện pháp thứba: Tăng cường công tác quản lý TSLĐ. 51
4. Biện pháp thứtư: Bổsung tiền mặt đểnâng cao khảnăng
thanh toán. 52
5. Biện pháp thứnăm: Lập dựphòng giảm giá hàng tồn kho và
dựphòng nợphải thu khó đòi. 53
6. Biện pháp thứsáu: Làm tốt công tác kếhoạch hoá tài chính,
cụthểlà kếhoạch huy động và sửdụng vốn lưu động. 55
Kết luận 57
Danh mục tài liệu tham khảo 58
78 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng COSEVCO 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty đã đầu tư thêm vào
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Chương
# SVTH: Hoàng Thị Dụng Trang: 31
TSLĐ. Điều này sẽ tạo ra những thuận lợi cho Công ty trong việc mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Đi sâu phân tích, ta thấy trong cơ cấu Nợ phải trả thì Nợ ngắn hạn
chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với Nợ dài hạn. Đặc biệt Nợ ngắn hạn năm 2005
tăng 8,54% trong khi Nợ dài hạn lại giảm 8,69%. Trong cơ cấu nguồn vốn của
Công ty thì Nợ phải trả chiếm chủ yếu, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng không
đáng kể. Cụ thể tỉ suất tự tài trợ của Công ty 2 năm qua như sau:
Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn CSH Tổng nguồn vốn
Năm 2004:
Tỷ suất tự tài trợ = 4.695.028 x100% = 4,32% 108.626.698
Năm 2005:
Tỷ suất tự tài trợ = 5.118.939 x100% = 4,68% 109.404.082
Như vậy, tỷ suất tự tài trợ của Công ty rất thấp trong những năm vừa
qua. Tuy rằng năm 2005 hệ số này có cao hơn năm 2004 chút ít nhưng qua
các hệ số trên vẫn phản ánh Công ty bị phụ thuộc vào các chủ nợ, bị ràng
buộc và chịu sức ép của các khoản nợ vay. Điều này chứng tỏ mức độ độc lập
về tài chính của Công ty còn thấp, sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng tự chủ
trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.2.1.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh tại Công ty
Như chúng ta đã biết, để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
cần có tài sản gồm TSLĐ và TSCĐ. Để hình thành 2 loại tài sản này phải có
các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn
dài hạn.
Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ, phần dư
của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư để hình thành
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Chương
# SVTH: Hoàng Thị Dụng Trang: 32
TSLĐ. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hoặc giữa TSLĐ với
nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên.
Công thức:
VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ
Hoặc: VLĐ thường xuyên = TSLĐ - Nguồn vốn ngắn hạn (Nợ ngắn hạn)
Vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp là nguồn vốn
ổn định, có tính chất vững chắc, phải thuộc quyền sử dụng lâu dài của doanh
nghiệp. Đây là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài
chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết hai điều cốt yếu:
Một là: Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn không?
Hai là: TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc
bằng nguồn vốn dài hạn không?
Ngoài khái niệm vốn lưu động thường xuyên ở trên, để nghiên cứu tình
hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh người ta còn dùng chỉ
tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên để phân tích.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn mà doanh
nghiệp cần để tài trợ cho một phần TSLĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản
phải thu (TSLĐ không phải là tiền).
Công thức:
Nhu cầu VLĐ thường xuyên = Tồn kho và các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết : Nợ ngắn hạn đă đủ tài trợ cho hàng tồn kho và
các khoản phải thu hay chưa?
Với các công thức trên ta tính được vốn lưu động thường xuyên và nhu
cầu vốn lưu động thường xuyên ở Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng
Cosevco 11 như sau:
− Về vốn lưu động thường xuyên: Ta tính được vốn lưu động thường
xuyên ở Công ty trong 3 năm qua ở bảng sau:
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Chương
# SVTH: Hoàng Thị Dụng Trang: 33
Bảng 3: Bảng tính vốn lưu động thường xuyên
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1. Vốn chủ sở hữu 4.132.566 4.695.028 5.118.940
2. Nợ dài hạn 48.357.925 46.399.256 42.366.305
3.Tài sản cố định 64.934.528 64.245.574 63.021.957
VLĐ thường xuyên: (1)+(2)-(3) -12.444.037 -13.151.290 -15.536.712
Bảng trên cho thấy, cả 3 năm vừa qua, VLĐ thường xuyên của Công ty
đều âm. Nghĩa là:
Nguồn vốn dài hạn (Nợ Dài hạn + Vốn chủ sở hữu) < TSCĐ
Hay TSLĐ < Nguồn vốn ngắn hạn (Nợ ngắn hạn)
Điều này chứng tỏ hai điều sau: Nguồn vốn dài hạn của Công ty không
đủ đầu tư cho TSCĐ. Công ty phải đầu tư vào TSCĐ một phần vốn ngắn hạn.
TSLĐ của Công ty không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn. Cán
cân thanh toán của Công ty mất thăng bằng, Công ty phải dùng một phần
TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trong trường hợp này giải pháp
cho Công ty là tăng cường huy động nguồn vốn dài hạn hợp pháp hoặc giảm
quy mô đầu tư dài hạn hoặc thực hiện đồng thời cả hai giải pháp đó.
− Về nhu cầu vốn lưu động thường xuyên:
Bảng 4: Bảng tính nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
1. Các khoản phải thu 20.969.631 22.419.055 21.307.698
2. Hàng tồn kho 14.527.360 15.369.230 16.808.391
3. Nợ ngắn hạn 48.779.547 53.022.587 57.551.705
Nhu cầu VLĐ thường xuyên:(1)+(2)-(3) -13.282.556 -15.234.302 -19.435.617
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Chương
# SVTH: Hoàng Thị Dụng Trang: 34
Bảng trên cho thấy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 3 năm qua của
Công ty đều âm, tức là: Nợ ngắn hạn > Tồn kho & Các khoản phải thu.
Chứng tỏ Nợ ngắn hạn mà Công ty đã huy động từ bên ngoài thừa trang trải
các sử dụng ngắn hạn. Giải pháp lúc này là hạn chế vay ngắn hạn từ bên
ngoài.
Tóm lại, qua việc phân tích trên ta thấy tình hình đảm bảo nguồn vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn chưa tốt, cơ cấu nợ phải
trả còn bất hợp lý. Công ty đang xảy ra tình trạng nguồn vốn ngắn hạn thì
thừa, nợ ngắn hạn lớn trong khi nguồn vốn dài hạn lại thiếu không đủ đầu tư
cho các sử dụng dài hạn. Vì vậy Công ty cần đưa ra các giải pháp để điều
chỉnh lại cơ cấu nợ phải trả cũng như cơ cấu nguồn tài trợ để làm lành mạnh
hoá tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
Công ty.
2.2.2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Công ty:
2.2.2.1. Phân tích khái quát về kết cấu vốn lưu động:
Kết cấu vốn lưu động của Công ty ở các thời điểm khác nhau là không
giống nhau. Do vậy mục đích của việc phân tích này là thông qua sự biến
động đó để đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động trong Công ty. Đồng thời
thông qua việc so sánh tỉ trọng của các khoản mục tài sản lưu động trong tổng
số tài sản lưu động để thấy được đâu là nhân tố có ảnh hưởng trọng yếu đến
hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Bảng 5: Bảng cơ cấu vốn lưu động
ĐVT: 1000 đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Mức %
I. Vốn bằng tiền 1.335.295 3,01 1.739.299 3,57 +404.004 +30,26
II. Các khoản ĐTTCNH - - - - - -
III.Các khoản phải thu 22.419.055 50,51 21.307.698 45,94 -1.111.357 -4,96
IV. Hàng tồn kho 15.369.230 34,63 16.808.391 36,24 +1.439.161 +9,36
V. TSLĐ khác 5.257.545 11,85 6.526.738 14,07 +1.269.193 +24,14
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Chương
# SVTH: Hoàng Thị Dụng Trang: 35
Tổng số 44.381.125 100 46.382.126 100 +2.001.001 +4,51
Bảng phân tích trên cho biết:
Quy mô vốn lưu động năm 2005 so với năm 2004 tăng 2.001.001 nghìn
đồng, tỉ lệ tăng 4,51%. Cụ thể sự biến động từng khoản mục như sau:
− Vốn bằng tiền chiếm tỷ lệ nhỏ (chỉ hơn 3% tổng số vốn lưu động),
gây ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng thanh toán nhanh của Công ty. Năm
2005 tăng 404.004 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 30,265.
− Công ty không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
− Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất: năm 2004 chiếm
50,51%, năm 2005 giảm xuống còn 45,94% tổng số vốn lưu động. Lượng
giảm là 1.111.357 ngàn đồng, tỉ lệ giảm là 4,96%.
− Hàng tồn kho năm 2004 chiếm tỷ trọng 34,63% và tăng lên 36,24%
năm 2005. Lượng tăng là 1.439.160 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 9,36%.
− Tài sản lưu động khác năm 2004 chiếm tỷ trọng 11,85% và tăng lên
14,07% năm 2005.Lượng tăng là 1.269.193 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 24,14%.
Như vậy ta thấy 2 khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản phải
thu và hàng tồn kho. Tuy nhiên sự biến động lớn lại tập trung vào khoản mục
vốn bằng tiền và một số TSLĐ khác. Như vậy, trọng tâm trong công tác quản
lý và sử dụng vốn lưu động là tập trung vào hàng tồn kho và các khoản phải
thu, đồng thời cần chú ý đến sự biến động của vốn bằng tiền và TSLĐ khác.
2.2.2.2. Quản trị các khoản phải thu:
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường chiếm dụng vốn
lẫn nhau. Để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm thì bán chịu cũng là một biện
pháp khá hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bán chịu quá nhiều thì Công ty sẽ lâm vào
tình trạng thiếu vốn giả tạo. Hơn nữa, nếu không quản trị tốt các khoản phải
thu thì đây còn là nguyên nhân gây thất thoát vốn do không đòi nợ được.
Năm 2004, các khoản phải thu chiếm tới 50,51% tổng số vốn lưu động.
Tuy con số này đã giảm xuống còn 45,94% vào năm 2005 nhưng khoản mục
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Chương
# SVTH: Hoàng Thị Dụng Trang: 36
này vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn lưu động. Cụ thể ta hãy xem
xét tình hình quản trị các khoản phải thu ở Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây
dựng Cosevco 11 thông qua sự biến động các khoản phải thu ở bảng sau:
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Chương
# SVTH: Hoàng Thị Dụng Trang: 37
Bảng 6: Sự biến động các khoản phải thu
ĐVT: 1000 đồng
Các khoản phải thu
Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Mức %
1. P.thu của kh. hàng 20.948.756 93,44 19.483.513 91,44 -1.465.253 -6,99
2. Trả trước cho ng.bán 435.753 1,94 669.810 3,14 234.057 53,71
3. Thuế GTGT được kh.trừ 354.290 1,58 - 0,00 -354.290 -100
4. Các khoản ph.thu khác 680.247 3,04 1.154.375 5,42 474.128 69,70
Tổng số 22.419.055 100 21.307.698 100 -1.111.358 -4,96
Tổng số khoản phải thu của Công ty tại thời điểm 31/12/2005 là:
21.307.698 nghìn đồng. So với năm 2004 giảm một lượng là: 1.111.358 nghìn
đồng, tỷ lệ giảm là 4,96%. Các khoản phải thu giảm là do:
− Phải thu của khách hàng giảm 1.465.253 ngàn đồng, tỷ lệ giảm
6,99%. Đây là nguyên nhân chính làm các khoản phải thu của Công ty giảm
vì khoản phải thu của khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất (93,44%) trong tổng
các khoản phải thu.
− Thuế GTGT trong năm không được khấu trừ vì đã khấu trừ hết
trong
kỳ. Vì vậy làm giảm một lượng tiền đúng bằng năm 2004 là 354.290 nghìn
đồng, tỷ lệ giảm 100%.
Các khoản phải thu giảm là dấu hiệu tốt, góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động trong Công ty, chứng tỏ Công ty đã áp dụng chính sách
chiết khấu thanh toán trong công tác thu hồi nợ.
Để đánh giá rỏ hơn công tác quản trị các khoản phải thu ta cần đi vào
nghiên cứu hai chỉ tiêu sau đây:
Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu
Năm 2004:
Số vòng quay các
khoản phải thu =
44.733.074 = 2,07 vòng (20.969.631 + 22.419.055)/2
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Chương
# SVTH: Hoàng Thị Dụng Trang: 38
Năm 2005:
Số vòng quay các
khoản phải thu =
46.065.211 = 2,11 vòng (22.419.055 + 21.307.698)/2
Kỳ thu tiền bình quân = Thời gian kỳ phân tích Số vòng quay các khoản phải thu
Năm 2004:
Kỳ thu tiền
bình quân =
360 = 175 ngày 2,07
Năm 2005:
Kỳ thu tiền
bình quân =
360 = 171 ngày 2,11
Bảng 7: Tình hình quản trị và sử dụng các khoản phải thu
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005
Chênh lệch
Mức %
1. DTT (1000đ) 44.733.074 46.065.211 +1.332.157 2,98
2. BQ các khoản PT (1000đ) 21.694.343 21.863.377 +169.034 0,78
3. Vòng quay CKPT: (1)/(2) 2,07 2,11 +0,05
4. Kỳ thu tiền BQ: 360/(3) 175 171 -4
Như vậy, vòng quay các khoản phải thu năm 2005 so với năm 2004
quay nhanh hơn (cao hơn) 2,11 - 2,07 = 0,05 vòng, tuy không đáng kể nhưng
cũng chứng tỏ được Công ty đã cố gắng hơn trong việc nâng cao tốc độ thu
hồi các khoản phải thu. Điều này là do ảnh hưởng của các nhân tố:
+ Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần:
Δ DTT = 46.065.211 - 44.733.074 = 2,13 - 2,07 = +0,06 21.694.343 21.694.343
+ Ảnh hưởng của nhân tố bình quân các khoản phải thu:
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Chương
# SVTH: Hoàng Thị Dụng Trang: 39
Δ PTBQ =
46.065.211 - 44.065.211 = 2,11 - 2,12 = -0,01 21.863.377 21.694.343
Tổng hợp kết quả phân tích: +0,06 – 0,01 = +0,05
Kết quả phân tích trên cho thấy: Trong điều kiện số dư bình quân các
khoản phải thu không đổi như năm 2004, những nỗ lực gia tăng doanh số
trong năm 2005 đã làm tăng số vòng quay các khoản phải thu lên 0,06 vòng.
Tuy nhiên trong điều kiện doanh thu thuần không đổi như năm 2005, việc
quản lý không tốt công tác công nợ khách hàng đã làm chậm mất 0,01 vòng
quay trong một năm. Nguyên nhân chính ở đây cũng dễ nhận thấy qua bảng
phân tích trên. Đó là do tốc độ tăng doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng số
dư bình quân các khoản phải thu (2,98% so với 0,78%) nên số vòng quay tăng
nhanh hơn là điều dễ hiểu. Điều này cho thấy những nổ lực tăng doanh thu
của Công ty trong thời gian gần đây rất đáng được khích lệ.
Số ngày để thu hồi giảm 171 - 175 = -4 ngày. Các khoản phải thu được
thu hồi nhanh sẽ giúp Công ty có thêm một số vốn lưu động để bổ sung vào
quá trình sản xuất kinh doanh . Đây là nhân tố tích cực góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty .
Tuy nhiên chúng ta thấy rỏ rằng đối với một doanh nghiệp sản xuất thì
kỳ thu tiền bình quân như vậy là quá cao. Lý do là trong những năm gần đây
Công ty muốn chiếm lĩnh một thị phần lớn hơn nên thông qua chính sách bán
hàng trả chậm dẫn tới kỳ thu tiền bình quân cao. Điều này sẽ làm tăng gánh
nặng lãi vay ngân hàng, tăng các chi phí đòi nợ ... ảnh hưởng đến lợi nhuận
của Công ty. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần chú ý tới vấn đề này
trong hoạt động kinh doanh của mình. Một là, có thể áp dụng các chính sách
cổ động bán hàng hợp lý hơn nữa để tăng doanh thu. Hai là, phải thu hồi các
khoản phải thu khách hàng càng nhanh càng tốt. Có như thế mới tăng được
tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền, từ đó tăng tốc độ luân
chuyển vốn lưu động, góp phần tích cực trong vấn đề nâng cao lợi nhuận của
Công ty.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Chương
# SVTH: Hoàng Thị Dụng Trang: 40
Cân đối công nợ của công ty:
Để quản lý tốt các khoản phải thu và cũng như quản lý tốt vốn lưu động
của Công ty thì ta phải nắm bắt được các khoản nợ của Công ty qua các năm
thông qua hệ số sau:
Hệ số công nợ = Tổng nợ phải trả Tổng các khoản phải thu
Bảng 8: Hệ số công nợ của Công ty
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005
1. Tổng nợ phải trả 103.931.670 104.285.143
2.Tổng các khoản p.thu 22.419.055 21.307.698
Hệ số công nợ (1)/(2) 4,64 4,89
Nhận xét: Trong các năm qua khoản phải thu của Công ty không đủ để
thanh toán cho các khoản nợ phải trả (hệ số công nợ > 1). Do đó Công ty phải
dùng đến các khoản tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và giá trị hàng tồn
kho để thanh toán. Vì vậy, Công ty cần phải quản lý chặt chẽ các khoản phải
thu, đặc biệt là các khoản nợ khó đòi.
Từ kết quả phân tích trên đã đặt ra vấn đề cho Công ty là phải quản lý
hiệu quả hơn nữa công tác công nợ phải thu khách hàng. Thường xuyên kiểm
tra các sổ chi tiết và tổng hợp phải thu khách hàng, cần có biện pháp tích cực
đôn đốc thu hồi nợ kịp thời và đưa nhanh vào hoạt động kinh doanh của đơn
vị những khoản vốn trong thanh toán, vốn bị chiếm dụng nhằm tăng tốc độ
chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền hay tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu
động.
2.2.2.3. Quản trị hàng tồn kho:
Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất
kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ là bước đệm cần thiết cho
quá trình sản xuất liên tục của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường thì Công
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Chương
# SVTH: Hoàng Thị Dụng Trang: 41
ty không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua nguyên vật liệu đến đó mà luôn
phải có nguyên vật liệu dự trữ.
Tỷ trọng hàng tồn kho tính đến 31/12/2005 chiếm 36,24% tổng số vốn
lưu động (chỉ sau các khoản phải thu). Do vậy, công tác quản trị hàng tồn kho
cũng cần được quan tâm hàng đầu. Tình hình tăng giảm hàng tồn kho của
Công ty 2 năm vừa qua được phân tích ở bảng sau:
Bảng 9: Sự biến động hàng tồn kho
ĐVT: 1000 đồng
Hàng tồn kho
Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Mức %
1. NL, VL tồn kho 3.876.516 25,23 2.253.802 13,41 -1.62.714 -41,86
2. CCDC trong kho 2.225.796 14,48 1.664.669 9,90 -561.127 -24,21
3. CPSXKD dở dang 218859 1,42 153.805 0,92 -65.054 -29,72
4. Thành phẩm tồn kho 5.788.669 37,66 9.455.349 56,25 +3.666.680 +63,34
5. Hàng hoá tồn kho 39.685 0,26 29.954 0,18 -9.731 -24,52
7. Hàng gửi đi bán 3.219.704 20,95 3.250.872 19,34 +31.168 +0,97
8. Dự phòng giảm giá HTK - - - - - -
Tổng số 15.369.230 100 16.808.391 100 1.439.161 9,36
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Hàng tồn kho của Công ty tại thời điểm
31/12/2005 là 16.808.391 nghìn đồng. So với năm 2004 tăng một lượng là
1.439.161 nghìn đồng, tỉ lệ tăng 9,36%. Cụ thể hàng tồn kho tăng do:
− Thành phẩm tồn kho tăng 3.666.680 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 63,34%.
Đây cũng là khoản mục luôn chiểm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng tồn
kho (năm 2004 chiếm 37,66% và tăng lên 56,25 %). Dự báo được nhu cầu
Công ty đã mạnh dạn đầu tư sản xuất thêm một lượng lớn thành phẩm tồn
kho. Chính điều này đã ảnh hưởng đến hàng tồn kho nói riêng cũng như
TSLĐ nói chung của Công ty.
− Hàng gửi đi bán tăng 31.168 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 0,97%. Lý do ở
đây là Công ty đã tài trợ cho 2 chi nhánh văn phòng đại diện ở Hải Phòng và
Đà Nẵng mới được mở rộng trong năm 2005. Cũng chính vì là điểm bán hàng
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Chương
# SVTH: Hoàng Thị Dụng Trang: 42
mới nên hàng hóa bị ứ đọng hoặc Công ty đã cấp tín dụng cho khách hàng để
thu hút họ đến với đại lý của mình.
Như vậy, hàng tồn kho trong năm qua tăng chủ yếu là do thành phẩm
tồn kho tăng. Việc lượng thành phẩm tồn kho tăng đột biến và chiếm tỷ trọng
quá lớn trong cơ cấu vốn lưu động phần nào phản ánh công tác tiêu thụ sản
phẩm còn nhiều yếu kém của Công ty. Tuy nhu cầu thị trường về gạch men
trong những năm gần đây tăng cao nhưng Công ty vẫn còn gặp nhiều khó
khăn về giá cả và chất lượng nên chưa chiếm lĩnh được một thị phần đáng kể.
Do vậy Công ty cần xem xét lại xem có cần thiết phải đầu tư sản xuất quá
nhiều thành phẩm tồn kho như vậy hay không?
Để quản lý và sử dụng tốt hàng tồn kho ta cần quan tâm đến hai chỉ
tiêu: Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho.
Công thức:
Số vòng quay
hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Năm 2004:
Số vòng quay
HTK =
33.382.033 = 2,2 (14.527.360 + 15.369.230)/2
Năm 2005:
Số vòng quay
HTK =
34.255.631 = 2,1 (15.369.230 + 16.808.391)/2
Số ngày một vòng
quay hàng tồn kho =
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay hàng tồn kho
Năm 2004:
Kỳ luân chuyển
HTK =
360 = 164 ngày 2,2
Năm 2005:
Kỳ luân chuyển
HTK =
360 = 171 ngày 2,1
Bảng 10: Bảng phân tích tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Chương
# SVTH: Hoàng Thị Dụng Trang: 43
1. Giá vốn hàng bán 1000đ 33.382.033 34.255.631
2. Hàng tồn kho BQ 1000đ 14.948.295 16.088.811
3. Vòng quay HTK: (1)/(2) Vòng/năm 2,2 2,1
4. Kỳ luân chuyển HTK: 360/(3) Ngày 164 171
Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho giảm:
2,1 - 2,2 = -0,1 vòng. Điều này là do ảnh hưởng của các nhân tố:
+ Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán:
Δ GVHB = 34.255.631 - 33.382.033 = 2,3 - 2,2 = + 0,1 14.948.295 14.948.295
+ Ảnh hưởng của nhân tố hàng tồn kho bình quân:
Δ HTKBQ =
34.255.631 - 34.255.631 = 2,1 - 2,3 = - 0,2 16.088.811 14.948.295
Tổng hợp các kết quả phân tích: +0,1 – 0,2 = -0,1
Kết quả phân tích trên cho thấy: Trong điều kiện hàng tồn kho bình
quân không đổi như năm 2004, với việc tăng giá vốn hàng bán do giá cả
nguyên vật liệu đầu vào tăng và số lượng sản phẩm sản xuất tăng đã làm tăng
nhanh vòng quay hàng tồn kho lên 0,1 vòng. Tuy nhiên, trong điều kiện giá
vốn hàng bán không đổi như năm 2005, với việc tăng lượng hàng tồn kho đã
làm hàng tồn kho quay chậm mất 0,2 vòng. Nguyên nhân chính ở đây là do
tốc độ tăng hàng tồn kho nhanh hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán (7,63% so
với 2,62%) (hay nói cách khác lượng sản phẩm sản xuất không được bán ra
như ý muốn). Việc làm chậm vòng quay hàng tồn kho mất 0,1 vòng đã làm số
ngày một vòng quay tăng: 171 - 164 = 7 ngày. Điều này được đánh giá là
kém hiệu quả. Công ty đã không rút ngắn được số ngày một vòng quay hàng
tồn kho có nghĩa là không rút ngắn được việc chuyển đổi hàng hóa thành tiền
và có nguy cơ bị ứ đọng vốn. Tóm lại, hàng tồn kho năm 2005 tăng cả về quy
mô lẫn tỷ trọng đã ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Chương
# SVTH: Hoàng Thị Dụng Trang: 44
Công ty. Công ty cần xem xét lại mức dự trữ hàng tồn kho để làm giảm lượng
vốn bị ứ đọng, hạn chế chi phí lưu kho ...
2.2.2.4. Phân tích tình hình quản trị vốn bằng tiền và một số TSLĐ
khác:
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Chương
# SVTH: Hoàng Thị Dụng Trang: 45
Bảng 11: Tình hình tăng giảm vốn bằng tiền và một số TSLĐ khác
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 Chênh lệch Số tiền Số tiền Mức %
I. Vốn bằng tiền 1.335.295 1.739.299 404.004 30,26
1. Tiền mặt tại quỹ 1.239.848 430.730 -809.118 -65,26
2. Tiền gửi ngân hàng 26.447 398.308 371.861 1.406,08
3. Tiền đang chuyển 69.000 910.261 841.261 1.219,22
II. TSLĐ khác 5.257.545 6.526.738 1.269.193 24,14
1. Tạm ứng 739.300 635.112 -104.188 -14,09
2.Chi phí trả trước 177.048 - -177.048 -100,00
3.Chi phí chờ kết chuyển 3.124.759 4.791.611 1.666.852 53,34
4. Tài sản thiếu chờ xử lý 13.697 81.411 67.714 494,35
5. Các khoản CC, KC, KQ NH 1.202.740 1.018.605 -184.135 -15,31
Qua bảng phân tích trên cho biết : Vốn bằng tiền của Công ty tại thời
điểm 31/12/2005 là 1.739.299 nghìn đồng, tăng 404.004 nghìn đồng, tỷ lệ
tăng 30,26%. Năm 2004 vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng: 3,01% trong TSLĐ và
1,23% trong tổng tài sản . Năm 2005, vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng: 3,75%
trong TSLĐ và 1,59% trong tổng tài sản. Mặc dù vốn bằng tiền có xu hướng
tăng lên nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản lưu động cũng như
tổng tài sản. Lý do ở đây là vì lượng tiền nằm trong các khoản phải thu khách
hàng và thành phẩm tồn kho quá lớn. Điều này gây ra sự lãng phí về vốn lưu
động đồng thời ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty.
Để quản lý và sử dụng tốt vốn bằng tiền Công ty cần quan tâm đến
Chu kỳ vận động tiền mặt. Chu kỳ vận động tiền mặt là độ dài thời gian từ
khi thanh toán các khoản mục hàng hóa đến khi thu được tiền từ các khoản
phải thu do việc bán hàng hóa.
Chu kỳ vận
động tiền mặt =
Kỳ luân chuyển
HTK +
Kỳ thu tiền
bình quân -
Kỳ thanh toán
bình quân
Kỳ thanh toán
bình quân =
360 x Các khoản phải trả bình quân
Giá vốn hàng bán
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Chương
# SVTH: Hoàng Thị Dụng Trang: 46
Bảng 12: Chu kỳ vận động tiền mặt
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005
1. Các khoản phải trả BQ 1000đ 103.215.760 104.108.407
2. Giá vốn hàng bán 1000đ 33.382.033 34.255.631
3. Kỳ thanh toán BQ: 360x(1)/2 Ngày 1.113 1.094
4. Kỳ luân chuyển HTK Ngày 164 171
5. Kỳ thu tiền BQ Ngày 175 171
6. CK vận động tiền mặt: (4)+(5)-(3) Ngày -774 -752
Mục tiêu của Công ty là rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt càng
nhiều càng tốt mà không có hại đến sản xuất kinh doanh của Công ty, lúc đó
lợi nhuận sẽ tăng lên. Còn nếu chu kỳ càng dài thì nhu cầu tài trợ từ bên ngoài
càng lớn và mỗi nguồn tài trợ đều mang một chi phí nên lợi nhuận sẽ giảm.
Một vấn đề khác rất đáng quan tâm của Công ty đó là khoản mục tài
sản thiếu chờ xử lý. Tuy nó chiếm tỷ trọng không đáng kể nhưng lại tăng đột
biến (tăng đến 494,35%) trong năm vừa qua cho ta thấy công tác quản lý vật
tư, tài sản của Công ty không tốt, ý thức bảo vệ tài sản của CBCNV còn kém
dẫn đến tình trạng mất mát vật tư, tài sản làm thất thoát vốn, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian
tới.
2.2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tại Công ty:
a. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu
động được đo bằng 2 chỉ tiêu là số lần luân chuyển của vốn lưu động trong
năm (L) và kỳ luân chuyển vốn (K):
*Số vòng quay vốn lưu động:
L = Doanh thu thuần = M Vốn lưu động BQ VLĐ
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Chương
# SVTH: Hoàng Thị Dụng Trang: 47
Năm 2004: 04,1
2/)124.381.44887.697.41(
074.733.44L =
+
= vòng
Năm 2005: 02,1
2/)126.382.46124.381.44(
211.065.46L =
+
= vòng
Số vòng quay vốn lưu động giảm: 1,02 - 1,04 = -0,02 vòng. Điều này là
do ảnh hưởng của các nhân tố:
+ Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần:
U DTT = 46.065.211 - 44.733.074 = 1,07 - 1,04 = +0,03 43.021.199 43.021.199
+ Ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân:
U VLĐBQ = 46.065.211 - 46.065.211 = 1,02 - 1,07 = -0,05 45.381.625 43.021.199
Tổng hợp kết quả phân tích: +0,03 - 0,05 = -0,02
Kết quả phân tích trên ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động dựa trên báo cáo tài chính Công ti Gốm xây dựng Hữu Hưng.pdf