Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả đã thực hiện áp dụng thang bảng lương hệ số cấp bậc theo đúng chức năng ngành nghề quy định tại NĐ 26CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Thủ tướng Chính Phủ.
Thực hiện đảm bảo được mức lương tối thiểu 210.000đ/hệ số cao hơn mức tối thiểu quy định của Nhà nước, ổn định phần nào đời sống CBCNV trong Công ty.
Ngoài quỹ lương giao khoán cho các đơn vị công ty còn dự phòng 15% trong tổng số quỹ lương Tổng Công ty than Việt Nam giao cho Công ty để trả cho CBCNV vào các ngày học, họp, lễ tết.
90 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích và hoàn thiện công tác tiền lương ở công ty bia và nước giải khát Cẩm Phả - Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời gian 75 phút, cho tiếp hoa cánh vào đun sôi tiếp 15 phút để lắng tách cặn. Sau đó dịch đường được bơm qua máy lạnh nhanh vào thùng lên men chính, quá trình bơm vào men chính duy trì ở nhiệt độ 8 - 100C.
Bước 4: Lên men:
a. Lên men chính:
Dịch đường trong thùng men chính hạ xuống 10 - 120C, cho sữa men hoặc (men nhãn giống từ Phòng nhân giống), dịch đường được xục bổ sung ô xy. Quá trình lên men chính được lên men trong thời gian 6 ngày, nhiệt độ 10 ¸ 120C, khi độ đường còn sót lại từ 3,5 ¸ 40C ta cho chuyển sang lên men phụ.
b. Lên men phụ:
Dịch bia non được chứa trong các thùng lên men phụ ở nhiệt độ từ 1 ¸ 20C với áp suất 0,5 ¸ 0,7 at, thời gian lớn hơn 15 ngày.
Bước 5: Lọc trong Bia:
Thiết bị lọc trong là máy lọc khung bản.
Bia ở thùng men phụ được lọc trong qua máy lọc vào các thùng nạp CO2 (bão hoà CO2)
Bước 6: Bão hoà CO2:
Mục đích của bão hoà CO2 là bổ sung lượng CO2 trong Bia bị thất thoát qua quá trình lọc.
Kỹ thuật bão hoà CO2: Nhiệt độ các thùng bão hoà 1 - 20C áp suất từ 3 ¸ 3,5 at; thời gian từ 4 ¸ 6h.
Bước 7: Kiểm tra chất lượng, chiết box
Sau khi bão hoà CO2 xong, Bia phải đảm bảo độ trong; hàm lượng CO2, độ đường sót, độ a xít, hàm lượng rượu bậc cao, đặc biệt là phải không có độc tố trong Bia.
Sau khi kiểm tra kỹ thuật, bia phải đảm bảo chất lượng. Bia được chiết vào box, thùng bảo ôn giao tiêu thụ. Đến đây kết thúc quá trình sản xuất Bia.
4.2.Công nghệ sản xuất nước khoáng.
a. Quy trình sản xuất nước khoáng lọc:
Nước khoáng được bơm từ giếng khoan lên bể chứa và được lọc, khử trùng bằng đèn cực tím, sau đó được lọc qua máy vi lọc và được khử trùng bằng ô zôn một lần nữa và nước lọc được đóng vào chai sau đó dán nhãn, nhập kho thành phẩm rồi xuất xưởng đi tiêu thụ.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC KHOÁNG LỌC:
NGUỒN NƯỚC
BỂ CHỨA NƯỚC
LỌC KHỬ TRÙNG (TIA CỰC TÍM)
LỌC QUA MÁY VI LỌC
CHIẾT CHAI
DÁN NHÃN
KHO THÀNH PHẨM
XUẤT XƯỞNG
Bơm
KHỬ TRÙNG BẰNG ÔZÔN
b. Quy trình sản xuất nước khoáng có ga
Nước khoáng được bơm từ giếng khoan lên bể chứa, sau đó được lọc và khử trùng bằng đèn tia cực tím 2 lần trong 1 giờ, sau đó được làm lạnh ở nhiệt độ 1¸ 20C, Khi đạt nhiệt độ, ta tiến hành bão hoà CO2 sao cho hàm lượng CO2 bão hoà trong nước khoáng ³ 2g/lít, sau đó lọc qua máy vi lọc rồi chiết chai, dán nhãn, đóng két "hộp" nhập kho xuất xưởng.
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC KHOÁNG CÓ GA
BỂ CHỨA
NGUỒN NƯỚC GIẾNG KHOAN
Bơm
LỌC KHỬ TRÙNG (TIA CỰC TÍM)
LÀM LẠNH 1 ¸ 20C
MÁY LỌC VI LỌC
BÃO HOÀ CO2
DÁN NHÃN
CHIẾT CHAI
XUẤT XƯỞNG
KHO THÀNH PHẨM
5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
* Tầm quan trọng của bộ máy tổ chức:
Trong một doanh nghiệp, quá trình sản xuất, quy trình công nghệ là quan trọng và cần thiết. Nhưng chỉ có công nghệ tốt mà tổ chức Bộ máy quản lý chưa tốt thì sản xuất cũng không có hiệu quả cao.
Vì vậy tổ chức bộ máy quản lý sản xuất trong doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng, về tổ chức quản lý sao cho thật tốt là rất cần thiết bởi nó góp phần vào quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Từ khi chế độ bao cấp không còn nữa, Công ty chuyển sang hạch toán độc lập đã nhận thực được vấn đề này, đã chú trọng đến khâu tổ chức quản lý, xác lập lại mô hình, phân công và giao nhiệm vụ cho mỗi phòng ban, Xí nghiệp đồng thời doanh nghiệp uỷ quyền cho các cấp quản trị và cho cán bộ điều hành để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả nhất.
Mô hình bộ máy của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ
CỦA CÔNG TY BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT CẨM PHẢ
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÒNG
KỸ THUẬT
PHÒNG
TỔNG HỢP
PHÒNG
KH - VT
PHÒNG
KTTC
GIÁM ĐỐC
NHÀ MÁY BIA VIỆT ĐỨC
PHÂN XƯỞNG NẤU
PHÂN XƯỞNG
CHIẾT LỌC
PHÂN XƯỞNG
CƠ ĐIỆN
PHÂN XƯỞNG PHỤC VỤ
PHÂN XƯỞNG NƯỚC KHOÁNG
PHÒNG T.THỤ VÀ THỊ TRƯỜNG
PHÂN XƯỞNG
LÊN MEN
GIÁM ĐỐC
XÍ NGHIỆP TIÊU THỤ
* Bộ máy của Công ty được tổ chức như sau:
+ Ban lãnh đạo.
+ Phòng tổng hợp.
+ Phòng KTTC.
+ Phòng kế hoạch vật tư.
+ Phòng kỹ thuật.
+ Nhà máy Bia Việt Đức.
+ Xí nghiệp tiêu thụ.
Ngoài ra Công ty còn có tổ chức quần chúng xã hội như Đảng, Công đoàn, nữ công, Đoàn thanh niên, các tổ chức này có trách nhiệm đôn đốc mọi người trong Công ty thực hiện nhiệm vụ chính trị, đồng thời cùng phục vụ quyền lợi chung của mỗi CBCNV trong toàn Công ty theo hệ thống.
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ máy tổ chức quản lý của Công ty.
- Giám đốc Công ty:
Là người hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cao nhất, đại diện toàn quyền của Công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước nhà nước, Tổng công ty than Việt Nam về toàn bộ sự phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống CBCNV.
- Giám đốc Nhà máy Bia Việt Đức:
Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về nhà máy cũng như công tác quản lý nhân lực, quản lý điều hành quy trình công nghệ theo tiêu chuẩn kỹ thuật và sản xuất, hoàn thành sản phẩm bia đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường.
- Giám đốc Xí nghiệp tiêu thụ:
Quản lý và điều hành Xí nghiệp theo chỉ thị của Giám đốc Công ty về nhân lực, trang thiết bị, thị trường tiêu thụ sản phẩm, sản xuất nước khoáng theo tiêu chuẩn cho phép đáp ứng thị trường người tiêu dùng.
- Phòng tổng hợp:
+ Giúp giám đốc soạn thảo các văn bản, quy định, quy chế, chế độ.
+ Quản lý toàn bộ số CBCNV toàn Công ty, điều động thuyên chuyển CBCNV theo yêu cầu đã được giám đốc phê duyệt.
+ Thực hiện kế hoạch nâng lương, nâng bậc, đề bạt, kỷ luật theo quy định hiện hành của nhà nước, Tổng công ty than Việt Nam.
+ Xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương, kế hoạch sửa chữa thiết bị vận tải hàng năm của Công ty.
+ Giải quyết các chế độ chính sách.
- Phòng kế toán tài chính:
Tham mưu giúp việc cho giám đốc quản lý các hoạt động tài chính của Công ty, kiểm tra nắm bắt tình hình sản xuất thông qua công tác tài chính, chỉ đạo tập hợp toàn bộ các thông tin, cung cấp số liệu cho điều hành hoạt động sản xuất kinh. Cân đối thu chi tài chính, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những tiêu cực lãng phí, thực hiện nghiệp vụ kế toán theo quy định của nhà nước.
- Phòng kế hoạch vật tư:
+ Tham mưu giúp giám đốc.
+ Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh để xây dựng kế hoạch hàng năm về các chỉ tiêu kinh tế của Công ty.
+ Quản lý công tác vật tư, cung cấp, cấp phát và sử dụng vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
- Phòng kỹ thuật:
Tham mưu giúp việc cho giám đốc, quản lý kỹ thuật, quy trình, công nghệ, chất lượng sản phẩm từ khi bắt đầu sản xuất cho đến khi kết thúc.
6. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Để đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ta phải phân tích các chỉ tiêu thực hiện năm 2001 của Công ty.
BẢNG 4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU NĂM 2001
SỐ
TT
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM 2001
CHÊNH LỆCH
Kế hoạch
Kế hoạch
Mức ±
%
1
Sản lượng tiêu thụ
1.900.000
1.962.409
+62.409
103,28
- Bia
Lít
1.500.000
1.955.883
+455.883
130,39
- Nước khoáng
Chai
8.500.292.400
9.486.496.363
+986.203.963
111,60
2
Tổng doanh thu
Đồng
7.381.500.000
7.484.100.000
+102.600.000
101,39
- Bia
"
1.118.792.400
1.458.818.163
340.025.763
130,39
- Nước khoáng
"
3
Tổng số CBCNV
Người
150
156
+06
104,00
4
Tổng quỹ lương
Đồng
958.102.056
1.334.719.904
97.664.389
107,89
5
Thu nhập bình quân
Đ/người
574.400
8.555.896
308.860
103,74
6
Nộp NSNN
Đồng
1.890.368.504
1.916.643.890
26.275.386
101,39
7
Lợi nhuận sau thuế
Đồng
+300.000.000
+288.795.007
-11.204.993
96,27
Qua bảng trên ta thấy:
- Sản lượng bia tiêu thụ thực hiện tăng so với kế hoạch vượt 62.409 lít đạt tỷ lệ 103,28%.
- Sản lượng nước khoáng thực hiện so với kế hoạch tăng 986.203.963 đồng đạt tỷ lệ 111,60%.
- Tổng quỹ lương so với kế hoạch là 97.664.389 đồng đạt tỷ lệ 107,89%.
- Tiền lương thu nhập thực hiện so với kế hoạch tăng 308.860 đồng đạt tỷ lệ 103,64%.
* Qua phân tích một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất của Công ty ta thấy Công ty có mức thực hiện hầu như tăng so với kế hoạch. Mặc dù các chỉ tiêu tăng so với kế hoạch nhưng chỉ tiêu lợi nhuận không tăng mà chỉ đạt 96,27% so với kế hoạch đặt ra là do nguyên nhân:
- Chi phí quản lý và chi phí bán hàng của Công ty quá lớn.
Cbh : 1.349.721.113 đồng.
Cql : 863.124.584 đồng.
- Doanh thu từ kinh doanh dịch vụ giảm so với kế hoạch đạt 56,58%.
Thu nhập bình quân của CBCNV thấp. Do số lao động tăng, chi phí tăng. Đây cũng là điều mà Công ty và bản thân đang có những giải pháp khắc phục.
Nhìn chung qua kết quả SXKD của Công ty năm 2001, ta thấy các chỉ tiêu kinh tế đều tăng so với kế hoạch đề ra. Nhờ đó mà tập thể CBCNV có đủ công ăn việc làm ổn định cuộc sống, tuy nhiên thu nhập bình quân của CBCNV chưa đạt được như mong muốn. Song đã từng bước ổn định và có biện pháp khắc phục những tồn tại để phát triển công ty trong tương lai.
* Công tác quản lý vật tư thiết bị của Công ty trong tương lai.
BIỂU 5: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY
TT
DANH MỤC TSCĐ
GIÁ TRỊ
% đã trích
% còn lại
Nguyên giá
KH đã trích
Giá trị còn lại
1
Nhà cửa
3.285.986.908
999.827.901
2.286.159.007
30,42%
2
Vật kiến trúc
1.904.049.912
576.494.780
1.327.555.132
30,27%
3
Máy móc thiết bị công tác
9.673.289.157
6.019.774.101
3.653.524.056
62,23%
4
Thiết bị động lực
368.880.000
223.504.224
145.375.776
60,68%
5
Phương tiện vận tải
654.888.000
410.505.378
244.382.622
62,68%
6
Dụng cụ đo lường thí nghiệm
18.100.000
5.150.000
12.950.000
28,45%
7
Dụng cụ quản lý
136.047.234
67.981.644
68.065.590
49,96%
8
Tài sản chờ thanh lý
18.600.000
18.600.000
100%
Cộng
16.396.854.772
8.321.838.028
8.075.016.744
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT CẨM PHẢ.
Tiền lương là hình thức biểu hiện cụ thể lợi ích kinh tế của cá nhân và tập thể người lao động do đó tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động.
Chế độ tiền lương theo cấp bậc quy định là quan hệ tỷ lệ đúng đắn giữa người lao động trí óc và người lao động chân tay, giữa các khu vực sản xuất và điều kiện lao động, khí hậu, giá cả sinh hoạt khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện khối lượng công việc và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của từng người mà xếp vào mức lương khác nhau.
Căn cứ vào Nghị định số 26CP ngày 23 tháng 4 năm 1993 của Chính Phủ về việc ban hành hệ số quan hệ tiền lương, phụ cấp và mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp nhà nước.
Căn cứ vào danh mục ngành nghề hiện có của Công ty.
1. Phân tích quản lý và sử dụng quỹ tiền lương của Công ty.
* Công tác lập kế hoạch quỹ lương:
Công ty căn cứ vào chỉ tiêu sản lượng cụ thể của kỳ kế hoạch đã được Tổng công ty than Việt Nam giao để làm cơ sở xây dựng quỹ tiền lương như:
- Sản lượng tiêu thụ.
- Doanh thu.
- Chi phí sản xuất.
- Giá trị gia tăng bình quân/1 lao động.
Căn cứ vào năng suất, thiết bị, công nghệ, lập kế hoạch bố trí cho từng kế hoạch sao cho hợp lý.
Công ty lập kế hoạch quỹ lương dựa trên định mức lao động, định mức khoán sản lượng, doanh thu được xây dựng ngay từ đầu năm.
Quỹ lương bao gồm: Lương cấp bậc công việc và các khoản phụ cấp quỹ tiền lương kỳ kế hoạch của Công ty được xác định theo công thức sau:
SVKH = [Ldp x TLmin x (HCB + Hpc) + Vgt] x 12
Trong đó:
SKH : Tổng quỹ lương xác định.
Ldp : Lao động định biên kỳ kế hoạch.
TLmin : Mức lương tối thiểu do doanh nghiệp lựa chọn.
HCB : Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân.
Hpc : Hệ số phụ cấp các loại bình quân được tính trong đơn giá tiền lương
tổng hợp
Vgt : Quỹ lương của cán bộ gián tiếp mà số lao động này chưa được tính
trong định mức lao động tổng hợp.
12 : Thời gian xây dựng kế hoạch trong 12 tháng căn cứ vào văn bản quy định của Nhà nước đối với các doanh nghiệp hiện nay và căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Tổng công ty than Việt Nam về quản lý sử dụng quỹ tiền lương, Công ty phân bổ, sử dụng quỹ tiền lương như sau:
+ Quỹ lương dự phòng : 7%
+ Quỹ lương bổ sung : 6%
+ Quỹ lương thêm giờ : 2%
+ Số còn lại : 85%
Công ty thực hiện giao khoán quỹ lương cho các đơn vị, phòng ban trong công ty nhằm thực hiện tiền lương gắn liền với sức lao động để mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty. Cũng như khuyến khích CBCNV trong Công ty lao động đạt năng suất, tăng cao thu nhập cho họ. Dưới đây là bảng kế hoạch bố trí lao động và giao khoán quỹ lương tháng 7 năm 2001 cho các đơn vị trong Công ty.
Qua biểu II.1 ta có nhận xét ưu nhược điểm của việc tính quỹ lương giao khoán cho các đơn vị trong công ty.
* Ưu điểm:
Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả đã thực hiện áp dụng thang bảng lương hệ số cấp bậc theo đúng chức năng ngành nghề quy định tại NĐ 26CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Thủ tướng Chính Phủ.
Thực hiện đảm bảo được mức lương tối thiểu 210.000đ/hệ số cao hơn mức tối thiểu quy định của Nhà nước, ổn định phần nào đời sống CBCNV trong Công ty.
Ngoài quỹ lương giao khoán cho các đơn vị công ty còn dự phòng 15% trong tổng số quỹ lương Tổng Công ty than Việt Nam giao cho Công ty để trả cho CBCNV vào các ngày học, họp, lễ tết...
* Nhược điểm:
Quỹ lương mang tính chất đồng đều không khuyến khích được công nhân trực tiếp sản xuất cũng như bộ phận giao nhận sản phẩm, do đó chưa phát huy được hết năng lực trình độ của người lao động làm cho Công ty sản xuất kinh doanh chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2. Phân tích phương pháp trả lương theo hệ số cấp bậc công việc.
Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả hiện nay đã và đang áp dụng trả lương theo hệ số cấp bậc như sau:
BẢNG II.2.
THANG BẢNG LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
(BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT)
NHÓM
BẬC
MỨC LƯƠNG
I
II
III
IV
V
VI
Nhóm I (Hệ số)
1,28
1,42
1,62
1,82
2,82
2,73
Nhóm II (Hệ số)
1,35
1,50
1,70
1,90
2,41
2,92
Nhóm III (Hệ số)
1,40
1,58
1,78
2,01
2,54
3,28
Nhóm I: Áp dụng cho mức bình thường như: đẩy két bia và nước giải khát trong dây chuyền sản xuất, dán nhãn dập nút, giao nhận sản phẩm.
Nhóm II: Áp dụng cho nhóm độc hại như: đun hoa, nấu lọc mạch nha, xay gạo, malt, vận hành máy, lên men, ủ, cất, phân tích cồn, chưng cất hương liệu.
Nhóm III: Áp dụng cho mức đặc biệt nặng nhọc, độc hại như: ép, sữa men, hạ nhiệt độ lọc trong phòng lạnh, bơm bia, đo độ và điều chỉnh lên men trong hầm lạnh.
BIỂU II.3 BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ QUẢN LÝ
NHÓM
BẬC
MỨC LƯƠNG
Đặc biệt
I
II
III
IV
1. Giám đốc (Hệ số)
2. Phó giám đốc (Hệ số)
6,7¸7,06
7,52¸6,03
4,98¸5,26
4,32¸4,60
3,66¸3,94
3. Kế toán trưởng (Hệ số)
6,03¸6,34
4,98¸5,26
4,32¸4,60
3,66¸3,94
3,14¸3,28
BIỂU II.4 BẢNG LƯƠNG CHUYÊN VIÊN KINH TẾ - KỸ SƯ
VÀ NHÂN VIÊN PHỤC VỤ
CHỨC DANH
HỆ SỐ
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
NHÓM 3
1,78
2,02
2,26
2,50
2,74
2,98
3,23
3,48
NHÓM 4
1,46
1,58
1,70
1,82
1,94
2,06
2,18
2,30
2,42
2,55
2,68
2,81
NHÓM 5
1,22
1,31
1,40
1,49
1,58
1,67
1,76
1,85
1,94
2,03
2,12
2,28
NHÓM 6
1,00
1,09
1,18
1,27
1,36
1,45
1,54
1,63
1,72
1,81
1,90
1,98
Nhóm 3: Gồm 8 bậc áp dụng cho chuyên viên kinh tế, kỹ sư.
Nhóm 4: Gồm 12 bậc áp dụng cho cán sự, kỹ thuật viên.
Nhóm 5: Gồn 12 bậc áp dụng cho nhân viên văn thư.
Nhóm 6: Gồm 12 bậc áp dụng cho nhân viên phục vụ.
Ngoài hệ số lương cấp bậc quy định, CBCNV còn được hưởng các khoản phụ cấp khác như:
+ Phụ cấp khu vực: Hệ số 0,2 tính theo mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp lựa chọn.
+ Phụ cấp trách nhiệm: Hệ số 0,1 ¸ 0,3 tính theo mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp lựa chọn.
+ Phụ cấp ca 3: Tính theo 30 ¸ 35% lương ngày của mức lương tối thiểu do doanh nghiệp lựa chọn.
3. Phân tích đơn giá tổng hợp cho sản phẩm và quỹ lương giao khoán tại Công ty.
Căn cứ để tính toán là: Kế hoạch sản xuất, định mức sản lượng ca máy hoạt động, số lao động định biên, cấp bậc công việc, các khoản phụ cấp từng tổ đội để tính toán tương ứng với sản lượng được giao cho máy móc thiết kế.
Để xác định, định mức tiêu hao trong ca, định mức hoạt động trong tháng của các thiết bị, định mức lao động 1 ca được thể hiện theo công thức sau:
Tổng công tiêu hao trong 1 tháng cho một thiết bị
=
(Casp x ĐBlđsp) + (CaKT x ĐBlđKT) + (Casc x ĐBLĐsc)
Trong đó:
Casp : Số ca sản xuất trong tháng.
ĐBLĐsp : Định mức công tiêu hao trong một ca sản phẩm.
CaKT : Số ca kỹ thuật trong tháng.
ĐBLĐKT : Định mức công tiêu hao trong một ca kỹ thuật.
Casc : Số ca sửa chữa trong tháng.
ĐBsc : Định mức công tiêu hao trong một ca sửa chữa.
Kết quả định mức tiêu hao lao động cho 1 thiết bị trong tháng được thể hiện trong bảng II.5
* Xác định mức lao động quản lý:
Căn cứ vào quy mô sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh số thiết bị Công ty đang quản lý, từ đó định mức số lao động quản lý cho từng đơn vị lại trong Công ty cho phù hợp theo yêu cầu sản xuất.
* Tính mức lương tối thiểu (Lmindn) năm 2001: Công ty áp dụng mức lương là 235.000đồng.
Mức lương tối thiểu của Công ty giao khoán cho các đơn vị được xác định theo công thức:
Lmin(dn) =
VKH - Vđn
Vcđ
Trong đó:
Lmin(dn) : Mức lương tối thiểu doanh nghiệp xác định.
VKH : Tổng quỹ lương theo đơn giá Tổng công ty duyệt.
Vđh : Là quỹ tiền lương dự phòng 15%
Vcđ : Là Quỹ lương tính theo tổng số lao động, hệ số lương trung bình
(có cả phụ cấp và mức lương chế độ)
(bảng)
Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh kế hoạch:
Công ty sau khi đã để lại 15% quỹ lương dự phòng, bổ sung thêm giờ số còn lại 85% tổng quỹ lương căn cứ vào năng lực của từng thiết bị, số lao động định biên và căn cứ hệ số NĐ 26CP, hệ số phụ cấp (các loại) mức lương (Lmin) xác định để phân bổ giao khoán quỹ lương đến từng bộ phận tổ đội ngay từ tháng đầu.
* Tính quỹ lương công nhân sản xuất chính:
Công ty căn cứ vào quy chế trả lương cho công nhân chính theo số công làm ra sản phẩm hay tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể xác định quỹ lương cho công nhân nấu bia trong tháng, ta phải căn cứ vào số tiền làm ra sản phẩm, kỹ thuật và sửa chữa.
Tiền công làm ra sản phẩm:
63 công x 24.622 đồng = 1.551.186 đồng.
Tiền công cho công tác kỹ thuật:
9 công x 24.622 đồng = 221.598 đồng.
Tiền công cho sửa chữa:
18 công x 15.300 đồng = 275.400 đồng.
Vậy tổng số tiền công của công nhân nấu là:
1.551.186 + 221.598 + 275.400 = 2.048.184 đồng.
Tương tự như trên ta có thể tính cho các ngành nghề khác trong Công ty.
* Tính quỹ lương gián tiếp, phục vụ tiêu thụ:
Để tính quỹ lương cho khâu gián tiếp, phục vụ và tiêu thụ trước hết ta căn cứ vào công việc phục vụ cần cho kinh doanh của Công ty và số ngày công phục vụ trong tháng của từng công việc mà bố trí lao động hợp lý.
Ví dụ:
Tính quỹ lương cho bộ phận phục vụ tiêu thụ:
Tiền lương công nhân phục vụ bàn.
15 người x 26 công x 18.348đồng = 7.155.720 đồng.
Tiền lương công nhân cấp dưỡng:
03 người x 26 công x 18.300 đồng = 1.427.400 đồng.
Tiền lương công nhân viên bảo vệ:
06 người x 24 công x 18.640 đồng = 2.648.700 đồng.
Tiền lương công nhân vệ sinh môi trường:
03 người x 25 công x 13.592 đồng = 1.019.400 đồng.
Vậy tổng tiền lương của bộ phận phục vụ và tiêu thụ là:
7.155.720 đ + 1.427.400đ + 2.684.700đ + 1.019.400đ = 12.287.220đ.
* Quỹ lương cán bộ quản lý:
Để xác định quỹ lương cho cán bộ nhân viên quản lý gián tiếp của Công ty, ta phải tính theo hệ số lương cấp bậc bình quân hiện hưởng, trong đó có cả phụ cấp (các loại) nếu có:
Ví dụ:
Tiền lương cho cán bộ quản lý Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả.
+ Cán bộ chỉ huy sản xuất.
Giám đốc Công ty: 01 người x 26 công = 26 công.
Phó giám đốc Công ty: 01 người x 26 công = 26 công.
Trưởng phòng kế toán: 01 người x 26 công = 26 công
Cộng: = 78 công
Cách xác định quỹ lương cho cán bộ quản lý được tính theo công thức sau:
Quỹ lương quản lý
=
Tổng số ngày công
(Hcbbq + Hpcpq). Lmindn
26
Trong đó:
Giám đốc hệ số lương: 5,26
Khu vực: 0,20
Phó giám đốc hệ số lương: 4,98
Khu vực: 0,20
Trưởng phòng kế toán hệ số lương: 3,23
Khu vực: 0,20
Trách nhiệm: 0,30
Quỹ lương quản lý
=
78 x
(4,49 + 0,30) . 235.000đ
= 3.376.950đ
26
Ví dụ:
Nhân viên kế toán:
Nhân viên 1: 1 người x 26 công = 26 công.
Nhân viên 2: 1 người x 26 công = 26 công.
Nhân viên 3: 1 người x 26 công = 26 công.
Cộng: = 78 công
Hệ số nhân viên kế toán 1: 2,42
Khu vực: 0,20
Hệ số nhân viên kế toán 2: 2,02
Khu vực: 0,20
Hệ số nhân viên kế toán 3: 1,82
Khu vực: 0,20
Quỹ lương NV kế toán
=
78 công x
(2,09 + 0,2) . 235.000đ
= 1.614.450đ
26
Quỹ lương quản lý
=
Quỹ lương cán bộ
+
Quỹ lương nhân viên
Quỹ lương quản lý = 3.376.950đ + 1.614.450đ = 4.991.400 đồng.
* Phương pháp tính quỹ lương giao khoán:
Đối với các đơn vị làm nhiệm vụ phục vụ cho sản xuất không trực tiếp làm ra sản phẩm (như phục vụ tiêu thụ, các phòng ban quản lý) mà kết quả sản xuất kinh doanh và tiền lương không có quan hệ chặt chẽ vơí nhau thì Công ty tiến hành trả lương theo hình thức khoán quỹ lương dựa trên định biên lao động hợp lý của các bộ phận này.
Tính quỹ lương giao khoán:
Căn cứ vào tiền lương một ngày công giao khoán đã được xác định cho các ngành nghề và số lượng lao động định biên cho các ngành nghề của đơn vị để tính toán.
Quỹ lương giao khoán được tính theo công thức:
S quỹ lương giao khoán
=
Quỹ lương CN chính
=
Quỹ lương phục vụ
+
Quỹ lương quản lý
Ví dụ: Tính đơn giá tổng hợp cho tổ nấu:
ĐGTH nấu =
S Quỹ lương (tháng)
=
66.740.000đ
= 42,15đ/lít
S Sản lượng KH (tháng)
158.333 lít
Tức là cứ 1 lít bia tiêu thụ thì tổ nấu được 42,15đ tiền lương.
Ví dụ:
Tính đơn giá tổng hợp cho tổ giao nhận.
ĐGTH =
S Quỹ lương (tháng)
=
6.744.500
= 9,52đ/1000DT
S Sản lượng KH (tháng)
708.357.700
Tức là cứ 1000đ doanh thu về thì tổ giao nhận sản phẩm được 9,52 đồng tiền lương.
Ví dụ:
Tính đơn giá tổng hợp cho bộ phận sản xuất nước khoáng:
ĐGTH =
S Quỹ lương (tháng)
=
6.373.200đ
= 50,99đ/chai
S Sản lượng KH (tháng)
425.000đ
Tức là cứ tiêu thụ 1 chai nước khoáng thì bộ phận này sẽ hưởng 50,99đ tiền lương.
Bảng II.7 Tính đơn giá tổng hợp tháng 7 năm 2001 cho các đơn vị trong Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả.
Qua bảng II.7 ta thấy tổng quỹ lương giao khoán của toàn Công ty là 86.137.100đ/tháng với tổng số 150 người tham gia sản xuất kinh doanh. Tổng hệ số hiện hưởng 366,54.
Quỹ lương giao khoán cho mỗi đơn vị được tính theo công thức:
Quỹ lương đơn vị được thanh toán
=
Đơn giá tổng hợp sản phẩm
x
Tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm trong tháng
hoặc
Tổng doanh thu đạt được trong tháng
* Ưu điểm:
Việc tính toán quỹ lương giao khoán theo phương pháp này là việc tính toán theo đơn giá tổng hợp cho các đơn vị được thể hiện một cách rõ ràng cụ thể hàng tháng cho các đơn vị căn cứ vào sản lượng tiêu thụ hàng doanh thu để thu về. Căn cứ đơn giá tiền lương tổng hợp giao khoán là có thể biết được ngay quỹ lương của tổ mình.
Hình thức trả lương theo khoán sản phẩm sẽ khuyến khích người lao động quan tâm và có trách nhiệm đến kết quả lao động của đơn vị mình.
* Nhược điểm:
Chưa gắn chặt lương cán bộ quản lý vào đơn gia sản phẩm vì vậy chưa gắn chặt trách nhiệm của họ vào sản lượng và doanh thu của các đơn vị trong Công ty.
4. Phân tích phương pháp tính toán và chia lương:
Đặc điêm sản xuất là tất cả mọi sản phẩm đều do tổ sản xuất (lao động) và thiết bị tham gia kết hợp để sản xuất ra 1 sản phẩm hay tiêu thụ 1 sản phẩm. Việc phân phối tiền lương của từng cá nhân trong cùng 1 tổ, 1 đơn vị đều áp dụng theo hình thức chấm điểm.
Để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, đảm bảo sản xuất kinh doanh ngày càng cao về chất lượng và số lượng, Công ty định mức lao động và trả lương cho tổ đội và cá nhân như sau:
a) Tổ nấu:
+ Định biên: 10 người
Trong đó:
- Thợ cả (tổ trưởng) định biên 1 hệ số: 2,54
- Thợ chính định biên 5 người hệ số: 2,41
- Thợ phụ định biên 4 người hệ số: 2,01
* Mức điểm tối đa quy định cho từng loại thợ.
- Thợ cả: 10 điểm/ công.
- Thợ chính: 9 điểm/công.
- Thợ phụ: 8 điểm/công.
Nhưng thực tế hiện nay tổ nấu chấm điểm bình quân là:
Thợ cả = Thợ chính = Thợ phụ = 9điểm/công.
Quỹ lương
xác định
=
Đơn giá sản
phẩm tổng hợp
x
S Sản lượng thực
hiện trong tháng
S Quỹ tiền lương
sản phẩm tổ/tháng
=
S Quỹ lương
xác định
x
S Tiền lương phụ
cấp ca 3 cả tổ
Giá trị 1 điểm =
S Quỹ tiền lương sản phẩm (tổ)/tháng
S số điểm tập thể (tổ) /tháng
Tổng điểm tập thể (tổ) = Tổng điểm cá nhân cộng lại.
Tiền phụ cấp 1 công ca 3
=
S Quỹ tiền lương phụ cấp ca 3 tập thể (tổ)/tháng
S số công ca 3 thể (tổ) /tháng
Tiền lương cá nhân = (giá trị 1 điểm x Sđiểm cá nhân/tháng) + Tổng số tiền phụ cấp ca 3 cá nhân/tháng.
Tổng số tiền phụ cấp ca 3 cá nhân/tháng = Tiền phụ cấp 1 công ca 3 x S công ca 3 cá nhân/tháng.
Ví dụ:
- Trong tháng 7 năm 2001, sản lượng tiêu thụ thực tế là : 163.534 lít.
- Đơn giá tiền lương tổng hợp là: 42,15đ/lít.
- Quỹ tiền lương thực hiện là:
42,15đ x 163.534 lít = 6.829.958 đồng/tháng.
Cụ thể ta có bảng chia lương cho từng cá nhân trong tổ nấu tháng 7 năm 2001 trong bảng II.8 (trang sau)
(Bảng)
Ưu điểm:
Hình thức trả lương này dễ tính, dễ hiểu, đơn giản khi các định điểm cho từng cá nhân trả lương theo hình thức này mang tính chất đồng đều giữa thợ cả, thợ chính, thợ phụ, khuyến khích thợ bậc thấp, những c