Đồ án Phân tích vai trò cộng đồng và đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN

LỜI CẢM ƠN

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH - BẢN ĐỒ

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

 

PHẦN I: MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Đặt vấn đề 2

1.2 Tính cấp thiết của đề tài 3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Nội dung nghiên cứu 4

1.5 Phương pháp nghiên cứu 4

1.6 Đối tượng nghiên cứu 6

1.7 Giới hạn đề tài 6

 

CHƯƠNG 2:

CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN

CỘNG ĐỒNG

2.1 Cộng đồng là gì? 8

2.2 Vai trò cộng đồng nói chung 9

2.3 Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường 10

2.4 Giáo dục môi trường (GDMT) trong cộng đồng 12

2.4.1 Định nghĩa 12

2.4.2 Mục đích GDMT 12

2.4.3 Vai trò, nhiệm vụ và phương hướng GDMT 12

2.4.4 Mối quan hệ giữa môi trường và con người 13

2.4.5 Hiện trạng công tác GDMT tại Việt Nam 14

2.4.6 Chương trình hỗ trợ cộng đồng bảo vệ môi trường 14

2.5 Phát triển cộng đồng (PTCĐ) 16

2.5.1 Khái niệm PTCĐ 16

2.5.2 Mục đích PTCĐ 16

2.5.3 Quan điểm, mục tiêu, quy tắc hành động 17

 

doc88 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích vai trò cộng đồng và đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển trên các loại đất phèn mặn, diện tích 42,945 ha chiếm 22,42% quỹ đất nông nghiệp ngoại thành thành phố HCM cụ thể: Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập mặn theo con nước: 370 ha. Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập mặn theo con nước: 2.570 ha. Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, ngập mặn theo con nước: 2.390 ha. Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều bã hữu cơ, ngập mặn theo con nước: 4.870 ha. Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập mặn thường xuyên 3.995 ha. Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, nhiều bã hữu cơ, ngập mặn thường xuyên nước: 1.470 ha. Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều bã hữu cơ, ngập mặn thường xuyên 27.2800 ha. Hình 3: Sự phân tầng của Rừng ngập mặn Cần Giờ 3.2 Tài nguyên thiên nhiên - sinh vật: Hầu hết rừng ngập mặn đã bị huỷ diệt trong chiến tranh, hiện đang được khôi phục và bảo vệ rất tốt và đang trở thành một trong những khu rừng ngập mặn đẹp nhất Đông Nam Á. Việc thiết lập Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là yêu cầu cấp thiết để bảo tồn một loại hệ sinh thái đặc biệt về khả năng chịu đựng và phục hồi của đa dạng sinh vật sau khi bị tác động nặng nề trong chiến tranh. Tổng diện tích RNMCG là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha. Trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ có tới 440 loài động vật gồm 63 loài phiêu sinh, 45 loài cá, 37 loài chim, 8 loài bò sát, lưỡng thê, thú trong đó có một số loại quý hiếm như: Sấu hoa cà, rái cá lông mượt, bồ nông chân xám, chồn, cáo, rắn, trăn Thực vật, các loài chủ yếu như bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi – bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng và các loại nước lợ như bần chua, dừa lá, ráng 3.2.1 Thực vật: Hệ sinh thái động vật của rừng phòng hộ Cần Giờ khá phong phú. Số lượng các loài thực vật Cần Giờ có 28 loài so với 35 loài thuộc rừng ngập mặn cả nước. Thực vật phù du có hơn 130 loài tảo. RNMCG chiếm 33.000 ha bằng 56,7% diện tích toàn huyện. Rừng tràm nhỏ hơn nhiều so với rừng đước. Ngoài ra còn có dừa nước, bạch đàn, chà lá, mắm trắng, mắm đen, bần chua 3.2.1.1 Thực vật nguyên sinh: Diễn thế thực vật RNMCG phân bố theo kiểu: bần đắng - đước - vẹt - giá. Giai đoạn tiên phong: bần đắng phát triển trên bãi lầy hội tụ. Giai đoạn cố định: đước đôi chiếm ưu thế, phân bố rộng. Nơi ngập triều thấp: xen lẫn với bần đắng. Nơi ngập triều trung bình: xen lẫn với vẹt, tách, xu, mắm lưỡi đồng. Giai đoạn cuối: vẹt dù, mắm, giá, chà là phát triển trên cao, ít ngập. 3.2.1.2 Thực vật thứ sinh: RNMCG trước kia với diện tích rừng rậm là 40.000 ha, hội đoàn đước đôi chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có hội đoàn phụ là mắm trắng - bần trắng, đước đôi - vẹt tách, đước đôi - xu. Song song đó là hội đoàn chà là. Có hai hội đoàn phụ là chà là - vẹt dù xen kẽ với cóc và chà là - giá. Lúc chiến tranh, Mỹ rải chất độc màu da cam nên RNMCG bị thoái hóa, cạn kiệt thậm chí biến mất. Chỉ còn mắm, giá, sú, bần, cóc, chà là và các loài cây bụi chùm như ráng đại, chùm gọng, chùm lé là còn sống sót và trở nên dày đặc. Sau 1975 được sự chỉ đạo của thành phố, RNMCG được trồng mới, khôi phục lại để có sự cân bằng sinh thái. 3.2.2 Động vật: 3.2.2.1 Động vật nuôi: Trên cạn: có các loại gia súc gia cầm như: chó, mèo, heo, gà, vịt ... Dưới nước: phần lớn nuôi tôm, cua đồng thời phát triển nuôi sò, nghêu, cá sấu hoa cà, đồi mồi ... 3.2.2.2 Động vật hoang: Lớp côn trùng: ong, kiến vàng, gián nước ... Lớp giáp xác: tôm, tép, còng, cua, ghẹ ... Lớp thân mềm: sòø nghêu, ốc hầu ... Lớp cá: có thòi lòi, cá nóc, cá dứa, cá hú, cá bạc má, cá thu ... Lớp lưỡng thể: ếch, nhái, cóc ... Lớp bò sát; cá sấu, rắn lục, trăn ... Lớp chim: cò trắng, le le, bìm bịp ... Lớp thú : khỉ, heo rừng, chồn, nai ... Hình 4, 5, 6: Vẹt dù bông đỏ (Bruguiera gymnorrhi za) với hoa-trái của cây. Số lượng động - thực vật trên cho ta thấy sự đa dạng sinh vật của một môi trường chuyển tiếp giữa đất liền và biển. Đây là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái, nơi hội tụ cả đa dạng sinh vật biển và đất liền. Đây chính là một phòng thí nghiệm sống để nghiên cứu về khả năng chịu đựng, phục hồi của các tổ hợp gen, khả năng phát tán và định cư của các dạng sống và năng suất sinh sản sau khi bị đảo lộn bởi tác động của con người. Đước đôi Đưng Rhizophora apiculata BL R.Mucronata Lamrk Giá (lá đỏ) Vẹt trụ Excoecaria agallocha L Hình 7, 8, 9, 10: Một số loài thực vật của RNMCG Hình 11, 12, 13: Mắm đen (A.officinalis L), hoa và trái của cây So với các nước Đông Nam Á thì hầu hết các loài thực vật chủ yếu của rừng ngập mặn nhiệt đới đều có mặt ở rừng Cần Giờ. Thảm thực vật này là môi trường sống cho nhiều loài động vật, theo thống kê năm 1999 như sau: Khu hệ động vật không xương sống, thuỷ sinh có 70 loài, thuộc 44 họ (Cua biển, tôm sú, tôm bạc, tôm thẻ, sò huyết), phân bố hầu hết ở lưu vực các con sông, vùng trũng trong rừng; Khu hệ cá 137 loài, thuộc 39 họ (Cá chìa vôi, cá ngát, cá bông lau, cá dứa), phân bố trên các sông rạch nước lợ; Khu hệ lưỡng thê, bò sát có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát (Kỳ đà nước - varanus salvator, Hổ mang chúa - ophiophagus hannah , trăn gấm - python molurus, tắc kè - gekko gekko) sống trong các khu rừng mới phục hồi, dày kín; Khu hệ chim có 130 loài, 47 họ, 17 bộ (Bồ nông chân xám, diệc xám, vạc, già đãy, giang sen), thường thấy ở các đầm nước trong rừng; Khu hệ thú có 19 loài thú, thuộc 13 họ, 7 bộ (Heo rừng, mèo rừng, khỉ đuôi dài, cầy vòi đốm, nhím, rái cá) phân bố ở các khu rừng rậm. Mèo cá Rái cá Felis viverrrina Bennett Lutra Lutra Cầy Viverridae Hình 14, 15, 16 : Các loài động vật sống trong RNMCG Hình 17: Một loài chim nước sống tại RNMCG 3.3 Đặc điểm kinh tế – xã hội : 3.3.1 Đặc điểm dân cư: Dân số trong toàn huyện tính đến cuối năm 2000 là 58.500 người với khoảng 11.400 hộ dân tập trung chủ yếu thị trấn Cần Thạnh, các trung tâm xã dọc theo đường giao thông. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở Cần Giờ hiện nay là khoảng 1,4% năm giảm rất nhiều so với trước đây. Mật độ dân cư trung bình của huyện thuộc loại thưa nhất ở các tỉnh phía Nam (83 người/km2). Dân cư được bố trí theo cụm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hoá và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nguồn lao động của huyện có 35.000 người chiếm tỷ lệ khá cao so với dân số (gần 60%). Tuy nhiên lực lượng lao động khá dồi dào này chưa được khai thác hết, số người chưa có việc làm ổn định còn khá cao, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động. Lao động trong ngành ngư nghiệp chiếm phần lớn nhất (trên 10.500 người). Lao động trong ngành nông nghiệp gần 7.000 người và ngành công nghiệp là khoảng 2.300 người. Một đặc điểm đáng quan tâm trong cơ cấu lực lượng lao động của huyện là tuy diện tích rừng và đất rừng rất lớn nhưng số lao động thuộc ngành lâm nghiệp chỉ khoảng 850 người ( chiếm chỉ gần 3% tổng lao động). 3.3.2 Đặc điểm kinh tế: 3.3.2.1 Ngư nghiệp: Đã từ nhiều năm nay, kinh tế biển đối với Cần Giờ đóng vai trò quan trọng nhất và là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản huyện. Năm 2000 tổng sản lượng ngư nghiệp (kể cả đánh bắt và nuôi trồng) đạt 44.800 tấn thuỷ sản các loại (tăng 42% so với năm 1999) với giá trị sản xuất đạt 471.250 triệu đồng. Sản lượng các loại hải sản chính gồm: tôm xuất khẩu là 901 tấn, nhuyễn thể (chủ yếu là nghêu) là17.608 tấn, các loài hải sản khác là 26.292 tấn. Những tiềm năng về ngư nghiệp hiện đang được khai thác chủ yếu gồm khai thác biển và nuôi trồng thuỷ sản. Khai thác biển: Các bãi cá và ngư trường được xác định là khai thác chính của Cần Giờ nằm trong vùng biển Đông Nam Bộ, có 05 bãi cá, 04 bãi tôm, 03 bãi mực đang được đánh bắt khai thác. Sản lượng đánh bắt hàng năm đạt khoảng 11.000 tấn, chiếm 53% sản lượng thuỷ sản của toàn huyện, trong đó có khoảng 8.000 tấn cá thực phẩm, 3.000 tấn cá tạp, 700 tấn tôm, 300 tấn cá có khả năng xuất khẩu. Hoạt động đánh bắt tại Cần Giờ gồm đánh bắt xa bờ, gần bờ và trên sông rạch. Hoạt động đánh bắt xa bờ được huyện quan tâm phát triển (có khoảng 105 chiếc với tổng công suất 21.550 CV), hỗ trợ vốn cho các hộ đầu tư phương tiện đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên hiện đang có xu hướng một số hộ dân không tích cực đầu tư theo phương tiện đánh bắt xa bờ. So với năm 1999 năng lực đánh bắt giảm (10% năm 2000 so với năm 1999), chu kỳ hoạt động giảm (8 chuyến/phương tiện/ năm). Lợi nhuận thu được thường khoảng 10 – 30% doanh thu. So với hiệu quả của nuôi trồng thuỷ sản hiện nay tại Cần Giờ là khoảng 40 – 60% vốn đầu tư thì hiệu quả của của đánh bắt xa bờ có vẻ như thấp hơn nhiều. Có thể đây là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động đánh bắt xa bờ giảm xuống trong năm qua (2000). Số phương tiện đánh bắt ven bờ và gần bờ khá phong phú bao gồm khoảng 540 chiếc ghe máy các loại, 998 khẩu đáy các loại. Hoạt động đánh bắt gần bờ và tại các cửa sông tuy tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân Cần Giờ nhưng sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực cho nguồn lợi thuỷ sản vùng cửa sông. Theo đánh giá của nhiều ngư dân thì số lượng và chất lượng hải sản đánh bắt được ngày càng kém. Xu hướng chuyển đổi hợp lý sang nuôi trồng thuỷ sản cần được khuyến khích và hỗ trợ. 3.3.2.2 Nuôi thuỷ sản: Thuỷ sản chủ yếu được nuôi tại Cần Giờ là nuôi nghêu, sò huyết và nuôi tôm sú. Hiện nay ở Cần Giờ có 2.000 ha đất bãi biển đang nuôi nghêu và gần 500 ha đất bãi bồi ven sông nuôi sò huyết. Diện tích bãi nuôi nghêu đang có xu hướng tiếp tục gia tăng. Nhìn chung nghêu thịt nuôi tại Cần Giờ có sự tăng trưởng ổn định, đạt kích cỡ thu hoạch theo đúng chu kỳ nuôi. Hoạt động nuôi nghêu và thu hoạch nghêu trong những năm vừa qua đã tạo việc làm ổn định cho một lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương. Tuy nhiên, do giá nghêu thương phẩm còn thấp, sức mua chậm nên sản lượng sản xuất nghêu còn khiêm tốn (đến cuối năm 2000 chỉ đạt 17.600 tấn so với 24.000 tấn đề ra theo kế hoạch). Nghề nuôi sò huyết còn mới (chỉ thả 40 ha) do giá giống cao và khan hiếm. Trong hai năm 1999 - 2000 nghề nuôi tôm sú phát triển lại tại Cần Giờ rất rầm rộ. Kết thúc vụ 1999 - 2000 (tháng 3/2000) có 440 ha mặt nước được đưa ra vào nuôi tôm, trong đó luân canh trên ruộng muối là 193 ha, ruộng lúa là 174 ha. Năng suất nuôi tôm trên ruộng muối 257 kg/ha, trên ruộng lúa 350 kg/ha, trong đầm 979 kg/ha. Kết quả thu hoạch đạt lãi từ 40 – 60% vốn đầu tư. Việc được mùa tôm trong các vụ gần đây đang tạo nên một phong trào nuôi tôm thâm canh với đầu tư kỹ thuật nuôi hiện đại. Cả huyện có 1.696 hộ nuôi tôm. Nhiều diện tích đất lúa không hiệu quả đã và đang được chuyển thành các đầm tôm công nghiệp. Hình 18: Nuôi tôm ở Cần Giờ Tuy nhiên năng suất chưa ổn định, nguy cơ chết tôm hàng loạt vẫn chưa được xác định. Có thể kết kuận là nuôi tôm và nuôi nghêu đang và sẽ là nguồn lợi kinh tế chính của phần lớn các hộ dân ở Cần Giờ, phù hợp với điều kiện sinh thái và trình độ của nhân dân địa phương. Bất kỳ sự xáo trộn nào gây tác động xấu đến điều kiện môi trường dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn lợi thuỷ sản Cần Giờ đều bị ngăn cấm. Hình 19, 20: Thu hoạch tôm 3.3.2.3 Nông nghiệp: Tại Cần Giờ có ba loại hình sản xuất nông nghiệp chính gồm trồng lúa, trồng cói và cây ăn trái. Trồng lúa Lúa được trồng tập trung ở bốn xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam thôn Hiệp, Lý Nhơn. Ở những nơi này đất thường xuyên bị mặn xâm nhập, cho nên hầu hết diện tích lúa trước đây chỉ trồng được một vụ. Năm 1999, tổng diện tích trồng lúa gieo cấy trên địa bàn huyện đạt 3.687 ha. Trong nhiều năm qua năng suất chưa bao giờ đạt quá 3tấn/ha. Năm 2000 diện tích gieo cấy giảm hơn 400 ha (so với năm 1999). Tuy nhiên do áp dụng giống lúa mới trên 60% diện tích gieo cấy và đầu tư thuỷ lợi nội đồng nên năng suất thu hoạch cả hai vụ đều đạt mức cao nhất từ trước đến nay (lúa hè thu là 3,1 tấn/ha, lúa mùa 3,3 tấn/ha). Trồng cói: Cần Giờ có gần 100 ha cói có năng suất cao, chất lượng khá tốt. Năng suất thu hoạch bình quân đạt khoảng 2 tấn cói khô/ha. Trong thời gian cuối giá cói thương phẩm có xu hướng tăng, đặc biệt năm 2000 giá cói tăng khá đột biến bình quân từ 70 -80% (từ 1.200 - 1.400 đồng lên đến 700 - 800 đồng/kg). Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm thường xuyên không ổn định. Cây ăn trái: Cây ăn trái được trồng tại các vùng đất cao gần biển chủ yếu tại hai xã là Cần Thạnh và Long Hoà chủ yếu là xoài và mãng cầu với khoảng 300 ha trong đó diện tích vườn xoài chiếm phần lớn. So với các vùng trồng cây ăn trái ở những nơi khác thì năng suất và thu nhập từ các vườn cây ăn trái tại Cần Giờ rất hạn chế. Có thể do điều kiện thời tiết không thuận lợi, thường có những đợt gió biển và mưa sớm làm ảnh hưởng đến thời kỳ trái non nên tỷ lệ đạt trái chín thường thấp. 3.3.2.4 Chăn nuôi: Do thiếu nguồn nước ngọt, điều kiện môi trường và hạn chế về nguồn thức ăn ngành chăn nuôi tại Cần Giờ không phát triển, Huyện chỉ đề mức kế hoạch đạt 15-17% tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong nhiều năm qua nghề chăn nuôi chưa đảm bảo các điều kiện và chưa bao giờ đạt mức kế hoạch này. 3.3.2.5 Nghề muối: Nghề làm muối tại Cần Giờ chủ yếu tập trung vào hai xã Lý Nhơn, Thạch An và thị trấn Cần Thạnh. Diện tích ruộng muối toàn huyện khoảng 1.400 ha trong đó có một số diện tích muối được hình thành trong rừng ngập mặn. Hiện có khoảng 600 hộ (2.230 lao động) làm nghề muối tại Cần Giờ. Năng suất muối rất thấp, chỉ khoảng 18 tấn/ha so với mức trung bình nhiều năm tại Cần Giờ là 53 tấn/ha. Để tăng hiệu quả, một số hộ đã tiến hành luân canh nuôi tôm trên ruộng trong những tháng mùa mưa và đạt hiệu quả khá rõ rệt. 3.3.2.6 Lâm nghiệp: Toàn huyện có hơn 33.000 ha rừng và đất rừng. Ngành lâm nghiệp của huyện có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ với diện tích rừng phòng hộ hiện nay lên đến 26.651 ha. Rừng sản xuất chỉ chiếm một phần nhỏ (khoảng 600 ha). Thực tế trong nhiều năm qua rừng Cần Giờ phát triển rất tốt và đóng vai trò môi trường quan trọng đối với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, tuy nhiên hiệu quả kinh tế lâm nghiệp đối với người dân Cần Giờ chưa rõ nét. Số lao động lâm nghiệp tại Cần Giờ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ, chỉ gần 3% tổng lao động toàn huyện. Do phát triển mạnh và có tính tự phát ngành nuôi tôm, rừng phòng hộ Cần Giờ ở một số khu vực đang bị xâm phạm. Hiện nay đã có 250 ha đầm tôm trong rừng (nhiều nhất là ở Lý Nhơn, tam Thôn Hiệp, Thạch An). Trong tương lai xu hướng lấn rừng để nuôi tôm sẽ phát triển nếu không có biện pháp quy hoạch môi trường và ngăn chặn. 3.3.2.7 Thương mại dịch vụ: Ngành kinh doanh thương mại - dịch vụ tại Cần Giờ chưa phát triển so với các quận huyện khác của thành phố. Do đời sống và thu thập của người dân chưa cao nên sức mua hạn chế. Giá trị sản xuất ngành thương nghiệp dịch vụ (kể cả du lịch) năm 2000 chỉ khoảng 90 tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 19% tổng giá trị sản xuất. Càng ngày càng có nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia, dịch vụ. Hiện có khoảng hơn 900 hộ kinh doanh cá thể. Tại khu du lịch 30/4 đã hình thành một cụm dịch vụ tương đối lớn với 68 cá nhân, hộ và tổ chức kinh doanh tham gia phục vụ du lịch. 3.3.2.8 Du lịch Ngành du lịch hiện đang được đánh giá là một thế mạnh của huyện Cần Giờ và đang được quan tâm phát triển. Du lịch sinh thái trên cơ sở lợi thế của rừng ngập mặn Cần Giờ được xem là hướng chủ đạo. Tuy nhiên trong những năm qua hoạt động du lịch vẫn đang ở mức cầm chừng, thăm dò và thử nghiệm chứ chưa thu được hiệu quả kinh tế rõ rệt. Các địa điểm thu hút khách du lịch chính dự kiến là khu du lịch 30/4 dọc theo bãi biển; Lâm viên Cần Giờ và khu du lịch Vàm Sát. Lượng khách du lịch đến Cần Giờ tăng rõ rệt so với những năm trước đây (năm 2000 tăng lên đến 2.000.000 lượt khách nhưng vẫn là con số khiêm tốn so với những điểm du lịch khác. Hình 21: Đầm cá sấu, một trong những nơi tham quan khá thú vị cho du khách Hình 22: RNMCG là nơi cư trú của nhiều loài dơi Hình 23: Một số loài chim nước sống ở RNMCG 3.3.2.9 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) : CN-TTCN không phải là ngành chủ đạo nên hoạt động công nghiệp ở Cần Giờ không phát triển mạnh, tổng giá trị sản xuất CN-TTCN năm 1999 chỉ đạt khoảng 16 tỷ và năm 2000 là 25 tỷ. Sản xuất muối hột đứng đầu trong tổng giá trị sản lượng, chiếm 80%. Cơ cấu ngành nghề đơn giản gồm sửa chữa tàu thuyền, sản xuất nước đá, sản xuất muối hột, chế biến hải sản. Các cơ sở sản xuất đều có quy mô nhỏ thuộc tư doanh. Công nghiệp quốc doanh chỉ chiếm 2,67% giá trị sản xuất CN-TTCN. Huyện đang nổ lực đẩy mạnh ngành công nghiệp theo tăng cường công nghiệp chế biến hải sản, khai thác lợi thế về nguồn nguyên liệu hải sản sẵn có tại địa phương. Theo quy hoạch phát triển KT-XH của TP. HCM, một số cụm CN nhỏ sẽ được xây dựng ở Bình Khánh, Dần Xây (Hào Võ) và Cần Thạnh chủ yếu phục vụ chế biến thuỷ sản và hậu cần cho giao thông thuỷ, cảng cá. 3.4 Cơ sở hạ tầng 3.4.1 Giao thông vận tải : Từ nhiều năm trước hệ thống đường bộ Cần Giờ kém phát triển là trở ngại lớn cho việc phát triển KT-XH huyện Cần Giờ. Hiện nay hệ thống đường bộ đã cải thiện rất nhiều, trục đường chính Nhà Bè- Cần Giờ dài 36km đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 1985. Con đường này vẫn đang tiếp tục được đầu tư xây dựng. Dự án trải nhựa đường Nhà Bè-Cần Giờ và xây dựng cầu Dần Xây đã cơ bản hoàn thành. Các đường nông thôn cũng được hình thành với chất lượng tương đối tốt nối liền các ấp về trung tâm huyện và thành phố. Hiện có 6/7 xã có đường bộ với tổng chiều dài 150 km, chỉ có xã đảo Thạnh An vẫn phải qua lại bằng đường thuỷ. 3.4.2 Điện năng và thông tin liên lạc: Từ năm 1990, Cần Giờ đã có điện lưới quốc gia. Tính đến nay có 5.300 hộ dân được sử dụng mạng lưới điện quốc gia, nếu tính cả các hộ mắc chung thì có 83% hộ đã có điện sử dụng. Hệ thống thông tin liên lạc về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc ở khắp huyện. Tỷ lệ các hộ dân có điện thoại tăng nhanh, trung bình 10 hộ có một điện thoại. 3.4.3 Cung cấp nước: Cho đến nay cấp nước vẫn là vấn đề nan giải nhất đối với huyện Cần Giờ. Nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt và sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài bao gồm nước máy từ thành phố và nước ngầm từ Đồng Nai bằng xe bồn, xà lan cho hơn 1.100 hộ dân tại xã Cần Thạnh. Giá nước hiện nay vẫn rất cao, từ 15.000 - 30.000 đồng/m3 tuỳ vào địa điểm xa hay gần nguồn nước. Thành phố, huyện và các đơn vị nghiên cứu khoa học đã có nhiều nổ lực tìm giải pháp giảm giá thành và đảm bảo đủ nước ngọt cho Cần Giờ. Dự án lắp đặt đường ống nước ngọt từ thành phố hay từ Đồng Nai sang vẫn nằm trong giai đoạn nghiên cứu và khó có khả năng thực hiện được trong giai đoạn 2001 - 2003. 3.5 Y tế – Giáo dục: 3.5.1 Dịch vụ y tế: Ngân sách chi hàng năm cho ngành y tế bình quân 4 tỷ đồng. Dịch vụ y tế đảm bảo cơ bản dịch vụ sức khoẻ cho người dân, toàn huyện hiện có: 1 bệnh viện miễn phí: 50 giường. Phòng khám khu vực. 7 trạm y tế xã (4/ 7 xã có bác sĩ). Tổng số cán bộ nhân viên y tế 156 người, trong đó: 17 bác sĩ, 29 y sĩ, 28 nữ hộ sinh. 3.5.2 Giáo dục đào tạo: Hệ thống giáo dục huyện về cơ bản đã hoàn chỉnh có cả nhà trẻ, mẫu giáo, cấp I, II, III. Tuy nhiên, huyện Cần Giờ vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế trong ngành giáo dục đào tạo. Số trẻ em chưa đến trường hoặc nghỉ học sớm do hoàn cảnh gia đình còn khá nhiều. Hiện nay toàn huyện còn có khoảng 1.845 em từ 6 - 14 tuổi chưa được đến trường. Mặc dù đã có trường cấp III nhưng số lượng còn quá ít (chỉ có 2 trường tại Bình Khánh và Cần Thạnh), số giáo viên dạy cấp III còn thiếu. Mặt bằng văn hoá của dân cư còn thấp. Tính đến cuối năm 2000 mức học vấn của người dân trong huyện được đánh giá là lớp 5. Trung tâm dạy nghề của huyện hoạt động khó khăn do thiếu kinh nghiệm điều hành, cơ sở vật chất và giảng viên. Tóm lại : Tài nguyên tự nhiên và nhân văn đang là nguồn sống của đa số cư dân ở đây. CHƯƠNG 4 : VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ – & — 4.1 Lợi ích kinh tế và môi trường của RNMCG. 4.2 Điều tra về nhận thức, thái độ và vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ RNMCG. 4.2.1 Khảo sát về đời sống hiện tại của cộng đồng. 4.2.2 Khảo sát về nhận thức của của cộng đồng đối với RNMCG. 4.2.3 Khảo sát về tầm quan trọng của rừng đối với đời sống của cộng đồng. 4.2.4 Khảo sát về nguyên vọng bảo vệ tài nguyên rừng của cộng đồng. 4.2.5 Khảo sát về ý kiến của các cấp chính quyền về “ Vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ RNMCG ". 4.1 Lợi ích kinh tế và môi trường của RNMCG : 4.1.1 Lợi ích kinh tế : Theo Uỷ ban Quốc gia Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB), RNMCG được xem là khu rừng phục hồi đẹp nhất Đông Nam Á, đặc biệt còn rất ít trên thế giới. Rừng ngập mặn ở đây có những tổ hợp gen đặc biệt có thể sống và phát triển tốt trong điều kiện nước mặn, ngập nước triều mà các loại cây khác không thể sống được. Theo Nguyễn Cao Trí (2004), lợi ích của rừng, trước hết phải kể đến sản phẩm truyền thống là gỗ, củi. Ngoài việc cho gỗ củi, cây rừng ngập mặn còn có thể làm bột giấy, ván ghép, ván dăm, vỏ cây sản xuất tanin dùng trong thuộc da, nhuộm vải lưới, làm keo dán, cây phục hồi nhanh và có thể khai thác lâu dài. Có thể trồng dừa nước để lấy nhựa cây chế biến thành đường, 01 hecta có thể sản xuất được 5-7 tấn đường/năm. Nhiều loại cây trong rừng ngập mặn có thể làm thuốc như cây ô rô, cây lức, cây chùm gọng, cây xu, cây quao... Đối với các vùng rừng ngập mặn, một nguồn lợi quan trọng khác phải kể đến là nguồn lợi thuỷ sản, như đã nói trên, RNM Cần Giờ rất dồi dào tôm cá, có nhiều loài có giá trị kinh tế rất cao như cá mú, cá chẽm, cá đường, cá dứa, cá ngát, tôm thẻ, tôm sú, nghêu, sò huyết... Nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docphu luc.doc
  • docmuc luc.doc
  • docloi cam on-bang-hinh-bieu do.doc
  • docNhiem vu do an.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan