A-Phần mở đầu 1
I-Lý do chọn đề tài 1
II- Lịch sử đề tài 1
III-Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2
IV-Bố cục khóa luận 3
B-Phần nội dung 4
ChuơngI- Hình tượng thơ và quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 4
I-Hình tượng thơ Nguyễn Trọng Tạo 4
1-Khái niệm hình tượng thơ 4
2-Hình tượng thơ Nguyễn Trọng Tạo 4
2.1-Hình tượng nhân vật trữ tình 5
2.2-Hình tượng thiên nhiên 9
II-Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 16
1-Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người 16
2-Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 16
2.1-Con người cô đơn 17
2.2-Con người đồng hiện quá khứ - hiện tại - tương lai 20
Chương II-Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 24
I- Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 24
1-Khái niệm không gian nghệ thuật 24
2- Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 25
2.1-Không gian trần thế 25
2.2-Không gian vĩnh hằng 28
II-Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 32
1-Khái niệm thời gian nghệ thuật 32
2-Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 33
2.1-Thời gian trần thế 34
2.2-Thời gian vĩnh hằng 37
Chương III- Ngôn ngữ và giọng điệu thơ Nguyễn Trọng Tạo 41
I-Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo 41
1-Khái niêm ngôn ngữ thơ 41
2-Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo 42
2.1-Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo là ngôn ngữ "hòa giải" giữa cái mới và cái cũ 42
2.2- Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo là ngôn ngữ đặc biệt giàu nhạc tính, đầy sự ngân rung khác người. 47
II- Giọng điệu thơ Nguyễn Trọng Tạo 50
1-Khái niệm giọng điệu tác phẩm văn học 50
2-Giọng điệu thơ Nguyễn Trọng Tạo 50
2.1-Giọng thơ suy tư, ngẫm ngợi 50
2.2-Giọng thơ tưng tửng, ngu ngơ 53
C-Phần kết luận 56
D-Tài liệu tham khảo 57
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2987 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phong cách thơ của Nguyễn Trọng Tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,134] Người nghệ sĩ khi chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn và một trường nhìn nhất định. Chính yếu tố này sẽ chi phối đến việc cảm thụ không gian của tác giả. Ngoài không gian vật thể, địa lý, còn xuất hiện không gian tâm lý trong văn hoc .
Nhìn chung, không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của hiên thực cuộc sống như: thời gian, xã hội, đạo đức hoặc mang tính địa điểm, tính phạm vi. Không gian nghệ thuật còn góp phần trong việc thể hiện một cách tích cực hoặc hạn chế những nét tính cách của con người. Ví dụ như trong một không gian thoải mái, tự do con người được vùng vẫy với chính mình, ở đó họ cũng bộc lộ con người thật của mình, cũng như những suy nghĩ, ước mơ hay khát vọng của bản thân. Ngược lại, nếu không gian chi phối họ thì phần nào đó họ phải thay đổi cách sống cho phù hợp, phải điều chính những suy nghĩ cá nhân để thích nghi. Ngôn ngữ không gian nghệ thuật rất đa dạng và nhiều phạm trù: cao - thấp, xa - gần, trên - dưới...tuỳ thuộc vào ý đồ của tác giả song mục đích chính là, sử dụng để biểu hiện các phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã hội, trong đó con người là tâm điểm.
Như vậy không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại. Mặt khác đó là phương tiện để tác giả xây dựng thế giới nghệ thuật của mình. Khám phá thế giới nghệ thuật thơ không thể không khai thác không gian nghệ thuật ở phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của nó. Nó là mấu chốt quan trong giúp người đọc hình dung được người nghệ sĩ đang đứng điểm nhìn nào để đánh giá sự việc. Xét cho cùng nếu không có không gian nghệ thuật thì văn cũng như thơ mất đi một hình thức quan trọng khi xây dựng thế giới nghệ thuật.
2-Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo
Không gian nghệ thuật cũng như thời gian nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng của thế giới nghệ thuật. Không gian trong thơ được cảm nhận qua con mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc của người nghệ sĩ. Những không gian nghệ thuật tô điểm cho thơ vẻ đẹp từ điểm nhìn thẩm mỹ của thi nhân. Nhà thơ Sóng Hồng đã từng nhận xét: "Thơ có khả năng bao quát sâu rộng không gian và thời gian mà nhiều nghệ thuật khác không có ...Thơ là nghệ thuật kỳ diệu của trí tưởng tượng". Không gian trong thơ Nguyễn Trọng Tạo có thể thấy nổi bật là không gian trần thế và không gian vĩnh hằng - đây là sự kết hợp kỳ diệu trong thơ anh.
2.1-Không gian trần thế
2.1.2- Không gian trần thế trong thơ Nguyễn Trọng Tạo được xây dựng từ nhiều bình diện, nhiều góc độ địa lý, xã hội tạo nên một bức tranh vô biên. Đó là "đường phố", là "rừng già", là "phố phường xộn xạo chợ lấn bờ"...- một không gian mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp đâu đó, mà bạn cũng thấy chợt lạ, chợt xa trong tầm mắt bạn. Nguyễn Trọng Tạo đi hoài rồi ung dung đưa cái trần thế đa chiều ấy vào thơ. Nó biểu hiện với những vẻ màu đậm nhạt khác nhau và người đọc có thể cảm nhận bằng tâm cảm cho thơ, cho đời.
Trong thơ Nguyễn Trọng Tạo, nói đến không gian trần thế trước hết phải nói đến những không gian địa phương dưới cái nhìn thâm trầm, giàu xảm xúc của một con người vốn đã lưu lạc nhiều nơi:
người về Hà Tĩnh xa Vinh
nửa thân trong nớ nửa mình trong ni
cầm lòng sao cứ vân vi
mây thì nặng trĩu núi thì nhẹ tênh
(Cầm lòng)
Nếu như không gian trần thế trong thơ Trần Hoàng Phố là không gian trong "cõi biến động lịch sử, cõi bể dâu phận người", là "tiếc thương cõi tình và những cánh chim hạc tuổi trẻ" thì không gian trần thế trong thơ Nguyễn Trọng Tạo lại là những không gian riêng - chung khác nhau mà khi soi vào người ta tưởng mình đã từng bắt gặp, từng đi qua hay thậm chí đã từng trải mình vào trong đó. Đó là Đà Lạt mùa thu:
đồi núi. Thông xanh. Villa. Biệt thự
áo ấm. Dù hoa. Má đỏ. Tóc mềm
những con đường. Những con đường. Cao. Thấp
ngày bốn mùa. Đà Lạt. Chập chùng. Em
(Mùa thu áo ấm )
Mọi thứ: "đồi núi" - "thông xanh" - "villa" - "áo ấm" hay "má đỏ" và "những con đường" đã đan dệt vào nhau, vẽ nên một bức tranh gợi mở bao cảm giác quen mà lạ, xa mà thương với Đà Lạt. Rồi đó còn là Quy Nhơn với không gian biển trắng xóa bạc đầu những con sóng gợi lên bao nổi niềm khó tả:
hoa li vàng cọ chân anh như nhắc
một chiều buồn sóng trắng biển Quy Nhơn
(Không đề )
Không gian trần thế đó còn là một không gian Huế - một không gian không còn vẻ hiền lành và đằm thắm mà trở nên ồn ào và xộn xạo. Nguyễn Trọng Tạo không nhìn Huế từ chiều sâu văn hoá. Anh đã từng sống ở Huế chín năm, và bây giờ dù đang ở Hà Nội nhưng hằng năm anh vẫn về thăm Huế. Trong cơn say tỉnh, Nguyễn Trọng Tạo đã viết nhiều thơ về Huế nhưng anh cảm thấy xót xa khi đối diện với một cõi trần thế xô bồ. Ẩn đằng sau những câu thơ ấy vẫn là một tấm lòng yêu Huế, nhớ Huế - rất lặng lẽ mà âm thầm:
sông Hương se lạnh chừng co lại
phố phường xộn xạo chợ lấn bờ
rượu ngon quán Mệ người thưa uống
bia nổ nhà hàng nhạt tiếng thơ
(Huế 2)
Tạo dựng không gian trần thế trong thơ là cách mà Nguyễn Trọng Tạo muốn bứt mình thoát khỏi những không gian quy phạm truyền thống. Anh có một cái nhìn mới, một cái nhìn riêng về "cõi nhân gian bé tí". Không gian trần thế là biểu hiện cái nhìn nhạy cảm với cuộc đời và những khả năng tiên cảm chính xác về con người, cảnh vật. Không mấy khi ta gặp cảnh "lang thang chợ vắng sân ga không tàu" hay "giông giữa ngày xuân bão giữa ngày hè - cao nguyên ngả nghiêng sụt lỡ" như trong thơ Nguyễn Trọng Tạo. Với cách quan sát và miêu tả tinh tế, anh đã tạo dựng nên những không gian trần thế mang nhiều vẻ trái ngược nhau: khi vui - khi buồn; khi ồn ào - khi lặng lẽ... Ở trong thơ anh không chỉ có những khung cảnh, cảnh tượng gợi hình ngay trước mắt, có khi đó còn là những không gian ảo, những không gian mà khi đối diện ta phải vận dụng và phát huy trí tưởng tượng cũng như niềm yêu nghệ thuật mới thấu rõ được:
không gian trắng tinh khôi lót tã
môi chúm chím đào son đầu xoè mũ ngai vàng
(Xứ đầu tiên )
hay có khi là một không gian tràn ngập tiếng cười, thấp thoáng hình ảnh của mỹ nhân:
giêng vừa động cửa cỏ mở chân trời
lay phay mưa bụi hiện nét em cười
anh đóng khung tranh mạ vàng treo chơi
(Bức tranh giêng )
Nguyễn Trọng Tạo coi cuộc đời là một cõi đi về - chấp nhận làm người lưu đày dài hạn nơi trần gian. Song anh thường cố gắng để hiểu, để ngấm vào hồn cái trần thế đa chiều ấy, dù biết: "cõi thế gian tội lỗi ? Đắng cay lẫn nhọc nhằn" (Trẩy hội ngày giáng sinh - Trần Hoàng Phố ). Chưa bao giờ, anh sợ lấm bụi trần, rồi cứ đi, cứ ngao du mãi với con người và cuộc đời trong cõi trần thế, ngay cả khi đang ngủ:
trong giấc ngủ ta thấy ta lang thang mây trời
Ngọc Hoàng ngủ gật
Chúa một bên và Phật một bên
những nhà thơ chìm đắm biển thơ tình
những nhà báo xô vào ga đĩa bay
(Mộng du )
Đọc các tập thơ của Nguyễn Trọng Tạo, chắc chắn không khó để cảm nhận một nổi buồn vời vợi trên "những con đường", "dòng sông","cánh đồng" hay "khu nhà", "góc phố". Đó hoàn toàn là những cảm nhận thực tế của nhà thơ trước cuộc đời, trước nhân thế. Với tình yêu lớn Nguyễn Trọng Tạo dành cuộc đời anh cũng dễ có những cảm giác chạnh lòng mất mát, những cảm xúc bất chợt. Dường như anh muốn ôm cả nhân gian, muốn mình là kẻ đồng hành trung thành trên những nẻo đường nhân thế. Tôi cho đó cũng là điều dễ hiểu.
2.1.2- Để xây dựng được một không gian trần thế với hình thức đa chiều như vậy, Nguyễn Trọng Tạo đã dùng "máy quay đa năng"- máy quay của tâm hồn, vận dụng tất cả các giác quan để thu lại những hình ảnh của đời sống. Anh đã tiến từ xa đến gần để trông thấy "cõi nhân gian" đầy màu sắc, đường nét, âm thanh. Chúng ta lắng lại để nghe anh chiêm nghiệm về cái thời đã qua, để xem không gian mà anh vẽ ra ở đây có phải là không gian của thời anh đã sống? một thời khó khăn, gian khổ:
xe đến công trường bay mù mịt cát
màu hoa thường lấm bụi suốt mùa khô
lúa ngậm đồng lụt bão đến xô bồ
nhà đang dựng thiếu xi măng thiếu gạch
bao đám cưới chưa có phòng hạnh phúc
mây ngổn ngang lam lũ những dáng người
(Tản mạn thời tôi sống )
Nhà thơ đã đứng từ xa rồi từ từ lại gần để miêu tả không gian trần thế rất thực về một thời đã qua. Từ "công trường" đến "cánh đồng", từ "mái nhà" đến "căn phòng"…tất cả có gì như tất bật, hối hả mà thiếu thốn, khó khăn vô cùng. Nhưng cũng có gì như tự hào, hạnh phúc vì cuộc sống có ý nghĩa, có niềm tin và khát vọng vươn lên phía trước .
Có khi Nguyễn Trọng Tạo lại đứng từ trên cao nhìn xuống để quan sát cõi trần thế. Và những lúc như vậy, tự anh không thể thoát ra khỏi những vướng bận đời thường của mình:
Đời phiêu bạt mấy tầng mây
trèo lên chót đỉnh nhìn ngây phố nhà
nào ngờ cỏ đã đơm hoa
găm vào ta vết xót xa tận lòng
(Cỏ may trên sân thượng )
Cũng có khi nhà thơ chĩa máy quay từ trong ra ngoài, từ gần ra xa, từ "vòi rượu cần" ra tận "đêm" và kéo dài ra cả tiếng trống chiêng, cả Tây Nguyên bao la, mênh mông:
mắt tôi thấy vòi rượu cần đích thực
bị bỏ quên. Và rượu cháy trần
đêm mãi uống loé lên ngàn chớp sáng
tiếng tơ rưng, dàn điện tử, trống chiêng
(Nhịp điệu Tây Nguyên )
Rõ ràng, một "tiếng tơ rưng", một "tiếng chiêng" cũng đã đủ để gợi nên cái mênh mông của núi rừng Tây Nguyên. Xây dựng không gian trần thế, Nguyễn Trọng Tạo luôn cố gắng xây dựng những gì thật nhất, gần nhất và cần nhất trên cơ sở mối quan hệ giữa cõi trần và cảm xúc của con người. Anh đã từng tâm sự: "Muốn tránh cho văn học khỏi nhợt nhạt tôi nghĩ rằng chỉ có con đường là không né tránh sự thật". ("Nguyễn Trọng Tạo, và những câu trả lời không dễ dàng", trích Viêtnam.net).
Không gian trần thế trong thơ Nguyễn Trọng Tạo giăng mắc một nổi buồn, dường như đó là một cõi thế gian chập chùng nhiều nước mắt và nụ cười. Xét cho cùng thì Nguyễn Trọng Tạo muốn đan xen, hoà quyện giữa thế sự và cõi tâm tình của con người. Tác giả đã xây dựng và xoay chuyển không gian trần thế từ nhiều phía, nhiều chiều khác nhau để khắc họa nên cõi thế gian đa dạng và phong phú. Ở đó con người và cảnh vật hòa vào nhau, duy trì nhau, tương tác nhau. Ở đó ta cũng trông thấy một gương mặt rất hiền mà cũng đầy bụi trần - một gương mặt lắm men say dành cho cõi đời mà cũng khắc khoải, hoài nghi và cô đơn giữa thế gian. Nói chung càng đi sâu vào không gian trần thế trong thơ Trọng Tạo "người đọc càng khám phá thêm những miền tâm trạng mới, làm phong phú thêm chất lượng tâm hồn người. Cái mà nhà thơ tưởng mất đi lại là phù sa bù đắp cho tâm tưởng ta thêm phì nhiêu và đó chính là cái mà ta được"...("Thơ tình Nguyễn Trọng Tạo - bức tranh tình không năm tháng", trích Việtnam.net)
2.2- Không gian vĩnh hằng
2.2.1- Điểm nổi bật và dễ nhận thấy nhất khi đối diện với một cõi vĩnh hằng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo chính là một cõi cô đơn vô tận. Không gian vĩnh hằng là một không gian bất biến, không thay đổi, trong đó con người cảm nhận và thể hiện chính mình. Có thể nói hành trình đến với chốn vĩnh hằng là hành trình của nỗi cô đơn trong con người Nguyễn Trọng Tạo. Bởi thế nên điều dễ nhận thấy nhất khi bắt gặp không gian vĩnh hằng trong thơ anh là nỗi cô đơn thấm đẫm, chan chứa sự huyễn hoặc, mông lung và chới với…
mặt trời vầng trăng ngôi sao mắt ướt
ngực núi phồng căng dòng sông duỗi chân vào bao la
một bài ca xa thật xa tận miền quê ấu thơ
(Sônnê không định trước )
Cái "bao la" mà nhà thơ vẽ ra gợi nên bao hoài cảm, đồng vọng về một "miền quê ấu thơ". Có một điều khác với không gian trần thế là không gian vĩnh hằng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo không hướng chúng ta tới một tâm điểm nào rõ ràng cả. Tất cả đều xa mờ, ảo ảnh, mơ màng - không dễ nắm bắt, không dễ nhận thấy, thậm chí có khi khó hiểu, khó hình dung:
dáng tôi đi trong ruột đá không cùng
tôi đi từ Địa ngục tới Thiên đường
từ Xác đá tới Linh hồn của đá
ôi Ăng - kô! thăng trầm bao thế kỷ
đỉnh máu xương hoá đá dựng lâu đài
(Ăng - kô)
Nếu như trong cõi trần thế, con người hòa hợp, gần gũi giữa thiên nhiên, tạo vật thì trong không gian vĩnh hằng, con người có cảm giác nhỏ bé và cô độc. Nguyễn Trọng Tạo không có ý làm nổi bật lên khát vọng chiếm lĩnh không gian như một số nhà thơ khác, anh đơn giản chỉ xem không gian vĩnh hằng là nơi để giải bày một hồn thơ ngất ngưởng, bơ vơ:
mưa trắng đường mưa nắng ngất ngư
ai đem lụa trải tận xa mờ
có khi người chết nghìn năm trước
hồn vẫn bồng bềnh những giấc mơ
(Có khi)
Một con đường "mưa trắng", "nắng ngất ngư" lại có "lụa trải tận xa mờ" gợi lên một không gian bồng bềnh, rất khó xác định. Những câu thơ của Nguyễn Trọng Tạo cho ta thấy sự cô đơn và khát vọng hoà nhập luôn đan cài vào nhau. Nhưng ngược lại trong thực tế không mấy khi điều đó được song hành cùng nhau thế nên nhà thơ mới có cách nghĩ khác biệt rằng: "có khi người chết nghìn năm trước - hồn vẫn bồng bềnh trong giấc mơ". Đôi khi một chút "sương khói" cũng gợi lên cả một cõi mờ xa:
cây chiều trút lá mong manh áo
sương khói qua cầu ướt mi cong
(Huế 2)
Nguyễn Trọng Tạo đã hóa thân vào không gian bao la để tìm về với bản ngã thật của mình. Anh tìm mãi một chốn nương thân trong đó rồi cuối cùng cũng không xóa đi được sự cô đơn của một phận người, lại thấy nổi sầu dâng cao hơn:
nổi buồn than đá trong veo
dòng sông sánh lại mái chèo ngẩn ngơ
(...)
thấy con đường nhựa ba chiều
thấy mình sững giữa cô liêu không người
(Bức tranh đen)
Có lẽ chỉ có trong thơ Nguyễn Trọng Tạo ta mới bắt gặp một "dòng sông sánh lại", một "con đường nhựa ba chiều". Ở đây chúng ta thấy có sự chuyển động không gian từ: "dòng sông" đến "con đường" nhưng sự cô đơn vẫn còn đọng lại, phủ lên không gian dâng thành một nổi sầu vô cùng. Con đường đi về của Nguyễn Trọng Tạo không đồng nhất một nẻo, hay một cõi xác định. Anh đã đứng ở góc độ con người cô đơn để nhìn vào không gian, thổi vào không gian linh hồn cô đơn. Nguyễn Trọng Tạo không mong, không muốn tất cả rồi sẽ tan biến như ảo ảnh trong ngọn gió của hư vô, mà sự đi về trong cõi sống, sự hiển hiện của không gian vĩnh hằng là cách để níu giữ lại cuộc đời. Bởi như G.S Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng nhiệm vụ của người nghệ sĩ là nhiệm vụ thiêng liêng và đầy khó khăn vì "sự có mặt của họ trên đời làm gì nếu không để phát hiện cái đẹp, để thấu hiểu nó và tìm cách vĩnh cửu hóa, bất tử nó bằng sáng tạo nghệ thuật". [6,27-28]
2.2.2- Ngoài cái huyễn hoặc, mông lung, chới với, không gian vĩnh hằng còn gắn với cõi nhớ, gắn với tình yêu trong cuộc đời của con người. Không gian vĩnh hằng cũng có thể xem là không gian của kỷ niệm, chấp chới gọi về quá khứ. Con người xem tình yêu là vĩnh hằng thì cõi nhớ cũng là vĩnh hằng, kỷ niệm cũng là vĩnh hằng, mộng ước cũng là vĩnh hằng...
tận đáy đêm khuya hồn gặp em về
ôm làn hơi ấm xiết ghì đê mê
(Người đang yêu )
Với Nguyễn Trọng Tạo, không gian vĩnh hằng vận động không ngừng trong vòng tròn nổi buồn, hoài niệm rất thơ. Chính vì thế, người đọc thấy được cái "quen" trong cái "lạ", thấy cái "gần" trong cái "xa". Con người trong không gian vĩnh hằng không gần gũi mà có cái gì như "siêu hình", "siêu hình" trong ký ức, trong tâm tưởng:
trên mặt hồ tĩnh lặng
trên thành quách rêu phong
người từ trời cao xuống
người từ nước hiện lên
(Hoa ơi ta yêu nàng)
Không chỉ có "mặt hồ tĩnh lặng", không chỉ có "thành quách rêu phong" mà còn có:
trên con đường nắng sáng
trên đèo dốc mù sương
(Hoa ơi ta yêu nàng)
Dường như cái gì trong không gian lúc này cũng mông lung, chấp chới màu hoài niệm, chứa đựng cái gì như mờ ảo, lấp lánh giữa hai bờ hư thực, rợn ngợp cả sự mêng mông, bao la. Trời đất, ánh sáng hay đỉnh mù sương...đều là những chấm phá sắc sảo của thi nhân khi tô vẽ không gian vĩnh hằng mang màu hoài niệm. Đôi khi đó chỉ là không gian hoàn toàn tưởng tượng:
trong ly rượu chói chang
trong căn phòng huyền ảo
trong lặng yên giông bão
trong tĩnh táo mơ màng
(Hoa ơi ta yêu nàng )
Đó chính là một cõi vĩnh hằng mà Nguyễn Trọng Tạo đi về - một cõi vĩnh hằng có "lưng cỏ mọc xuyên trái tim sỏi đá - mây trắng bay tháp nhọn mắt ta nhìn". Có khi đó là một "lối xưa đã khép màu trời trinh nguyên" hay là một "sông xưa đã lấp mấy triền dâu xanh" (Tình rơi). Đôi khi ta không hình dung đó đích thực là một không gian như thế nào, chỉ cảm nhận nó mang trong đó một tâm sự, một nỗi hoài niệm xa xăm:
bên tầng tháp cổ rêu mờ
cánh chim thiên di mỏi mệt
bay hoài câu hát ngu ngơ
(Diễm xưa)
Nhà thơ Hoàng Cầm sau khi đọc tập "Đồng dao cho người lớn" của Nguyễn Trọng Tạo đã nhận xét: "Rõ ràng thơ Nguyễn Trọng Tạo đi thẳng ngay vào cái thực đang có để rồi phiêu diêu, tản mạn trong hư vô để lại cho tôi cái cảm giác gió lạnh đầu mùa mơn man da thịt, hòa vào một nổi tiếc nhớ xót xa ảo diệu về một điều gì quá đẹp đã trôi qua, đã đi xa và xa xa mãi, không tài nào cầm lại được mà có lẽ thay, nó vẫn cứ đôi khi hiện rõ trước mắt mình". ("Đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo", Hoàng Cầm) Tôi cho rằng đây là một nhận xét xác đáng của một người hiểu và yêu mến thơ Nguyễn Trọng Tạo.
Phản ánh hiện thực cuộc sống là chức năng của văn học nhưng mỗi người nghệ sĩ có một cách phản ánh khác nhau theo cách cảm nhận riêng của mình như một người đã nói, đại ý là: tôi vẽ không như tôi thấy mà như tôi nghĩ. Ở đây chúng ta thấy rõ ràng Nguyễn Trọng Tạo đã vẽ, đã dựng nên không gian bằng những gì mà anh suy nghĩ, anh cảm nhận về cuộc đời. Dù đôi khi đó là một không gian "không trắng không xanh không đen", "không xuân không hạ không thu" hay "không thanh không âm không màu sắc, không buồn vui"...Chỉ có một cách để hiểu được những không gian đó là nhập vào nỗi buồn, nổi hoài niệm hay cô đơn trong chính trái tim của tác giả.
Cảm nhận bao quát lại, chúng ta thấy không gian trần thế thiên về tả ,còn không gian vĩnh hằng thiên về gợi. Song cả hai đều giăng mắc một nổi buồn, một nổi cô đơn và hoài niệm và trong đó con người là chủ thể. Tuy có khi xa khi gần, khi hiện hữu, khi siêu hình, song con người vẫn là trung tâm của mọi quan sát và miêu tả. Mong muốn của Nguyễn Trọng Tạo khi xây dựng không gian nghệ thuật là muốn vươn tới vẻ đẹp đích thực của đời sống, muốn giải thoát mình khỏi nổi cô đơn. Mọi không gian mà Nguyễn Trọng Tạo xây nên đều là hành trình mà anh đi từ cõi lòng mình ra cõi đời, như anh nói trong bài hát "Làng quan họ quê tôi "(1978) rằng: "mỗi chiếc lá đều ghi lời tự nguyện"...
Mai Hương đã nhận xét về Nguyễn Trọng Tạo rằng: "Thơ khơi vào nỗi niềm, vào chiều sâu nhân bản, do vậy có sức lay động thấm thía. Nét riêng của thơ ông trước hết là sự đan xen hoà quyện nhuần nhị giữa thế sự và tâm tình riêng". [5,537] Với Nguyễn Trọng Tạo, anh luôn tâm niệm mọi thứ rồi sẽ tan biến đi như là cát bụi mà nói như một người đã nói thì chỉ có "sự đi về giữa hai cõi vĩnh hằng và trần thế là điểm xuất phát của một tâm linh thơ". Tôi cho rằng chẳng có cách cảm nào bằng cách cảm của chính tâm hồn, chính trái tim mình. Và rõ ràng, khi nhìn nhận sự thành công của một người nghệ sĩ hẳn nhiên chúng ta cần cảm và hiểu được tận sâu trong trái tim họ đã mong muốn gì cho cuộc đời và yêu cuộc đời như thế nào? Không gian nghệ thuật mà Nguyễn Trọng Tạo xây dựng nên trong thơ dù thực hay mộng đều chan chứa một tình yêu cuộc sống. Anh tha thiết với cuộc đời, lựa chọn cho mình con đường lao động nghệ thuật phần nào cũng là vì vậy. Anh đã nhận được những tình cảm yêu mến, trân trọng từ phía bạn đọc cũng như đồng nghiệp. Những vần thơ trong bài "Góc cỏ" mà Trương Nam Hương viết tặng Nguyễn Trọng Tạo phần nào đã thể hiện điều này trong hồn thơ anh:
Trong im lặng biếc xanh của cỏ
Cơ man nào là bụi và chúng sinh
Có ánh mắt khóc cười khép mở
Trong im lặng biếc xanh của cỏ
Cơ man sương và lá đêm
Có thổn thức đợi mùa…để vỡ…
(Góc cỏ - Trương Nam Hương)
II-Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo
1-Khái niệm thời gian nghệ thuật
Thời gian là một phạm trù triết học, là đại lượng xác định quá trình tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Cùng với không gian, thời gian là hình thức khẳng định sự tồn tại của vật chất. Điều này đồng nghĩa với hình tượng văn học chỉ có thể xác định trong không gian - thời gian.
Cũng như không gian nghệ thuật "sự miêu tả trần thuật của văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian nghệ thuật, một hình tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật".[7,272]
Trong thực tế, thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ, bằng lịch.... và có tính chất đặc biệt là luôn vận động theo quy luật một chiều. Còn dưới lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ thì thời gian nghệ thuật "hoạt động tự do" hơn. Nó có thể đảo ngược, có thể quy về quá khứ, có thể bay xa tới tương lai, có thể biến đổi mọi thứ. Bởi thế nên thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau và nó gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật dưới cảm nhận chủ quan của tác giả. Hay nói cách khác thời gian nghệ thuật là "hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó".[7,272]
Muốn hiểu một tác phẩm văn học ta phải đặt nó trong mối tương quan thời gian mà nó thể hiện. Ở đó thời gian được dùng làm phương tiện để phản ánh đời sống, thể hiện cảm xúc, tư tưởng. Tức là nó thể hiện sự cảm thấy của con người trong thế giới. Có thời gian gắn liền với biến cố cốt truyện như cổ tích, thời gian nghệ thuật được xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức như tiểu thuyết, có tác phẩm thời gian dừng lại ở điểm nhìn trong quá khứ, cũng có thời gian gắn với sự vận động của thời đại, lịch sử hay thời gian có tính "vĩnh viễn" như trong thần thoại.
Tùy theo mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển lịch sử, người nghệ sĩ cảm thụ theo cách riêng của mình về phương thức tồn tại của con người trong thế giới, tạo thành "hệ quy chiếu" hay những kiểu thời gian xác định có tính tiêu đề để miêu tả đời sống trong tác phẩm.
Mỗi thể loại văn học có một kiểu thời gian nghệ thuật riêng. Đây là cơ sở quan trọng để tìm hiểu cấu trúc bên trong của hình tượng văn học. Đối với tác giả, nó là phương tiện để người nghệ sĩ phản ánh đời sống, tư tưởng. Với người đọc, thời gian nghệ thuật là tín hiệu để khám phá bản chất hiện tượng. Còn trong phương diện nghệ thuật thì thời gian nghệ thuật là phương thức nghệ thuật cần khai thác để làm sáng tỏ nội dung tư tưởng của tác phẩm.
2-Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo
Tương ứng với hai kiểu không gian thì trong thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng có hau kiểu thời gian:
*Thời gian trần thế
*Thời gian vĩnh hằng
2.1-Thời gian trần thế
2.1.1- Thời gian trần thế trong thơ Nguyễn Trọng Tạo được khai thác từ nhiều điểm nhìn. Đây là thời gian hiện thực, thời gian đời sống nên thiên về tính chất hiện tại, cụ thể, cảm tính:
rồi thời gian qua đi rồi tuổi trẻ qua đi
ai sau tôi ở vào thời sắp đến
thời không còn khổ đau thời không còn nghèo túng
đọc thơ tôi xin bạn chớ cau mày
(Tản mạn thời tôi sống)
"Thời gian qua đi" mà nhà thơ cảm nhận là thời gian thực, đó là thời gian của đời sống, một thời gian luôn vận động không ngừng, không bao giờ đứng đợi một ai:
chỉ còn tượng mồ phủ đầy lá dại
chỉ còn thời gian nắng mưa dầu dãi
(Tượng mồ)
"Thời gian nắng mưa dầu dãi" là một cách diễn đạt tuy khác với cách diễn đạt trước nhưng không ngoài ý miêu tả sự trôi đi của thời gian. Nguyễn Trọng Tạo như cảm thấy từng bước đi của nó và phảng phất một nổi buồn, một sự xót xa. Trước đây Xuân Diệu đã có một cách cảm thời gian rất khác người, đó là khi thời gian chưa tới hay đang tới mà ông đã có cảm giác tiếc nuối vì thời gian sẽ qua đi:
Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
(Vội vàng- Xuân Diệu)
Và tôi cho rằng Nguyễn Trọng Tạo cũng tỏ ra không kém gì thi nhân ta xưa trong cách cảm thời gian:
cầm lòng một mái thời gian
một đàn lẻ một trang động tình
(Cầm lòng)
Không phải ngẫu nhiên thời gian trần thế thường trùng với thời gian trần thuật. Trần thuật là tường thuật, là trình bày những sự việc, hiện tượng đang xảy ra. Thời gian trần thuật cũng vậy. Đó là thời gian sự kiện. Thời gian sinh hoạt, gắn liền với hiện tại và thế hiện hiện tại. Cho nên có khi câu thơ chỉ ngầm ám chỉ thời gian nhưng dường như đang đi vào miêu tả cặn kẽ thời gian:
ngày bóc tờ lịch
gián vào đời tôi
ngày bóc đời tôi
gián vào đen đỏ
(Thời gian )
Nguyễn Trọng Tạo đã lấy "cái tôi nội cảm" của mình làm thước đo, để chủ quan hóa thời gian. Sự hăm hở của nhà thơ bao gồm lòng nhiệt tình, yêu sống và nhận thức về sự hữu hạn của đời người nên mới có một cách nghĩ ngộ nghĩnh là "cắt tóc thời gian" và tự xem mình là "tội đồ" của thời gian:
cắt tóc thời gian
thời gian mọc ra
dài ra. Cắt ngắn. Dài ra
(Tội đồ của thời gian)
Tuy nhiên cái hay, cái mới của Nguyễn Trọng Tạo không phải là cách cảm nhận thời gian trần thế để thể hiện những gì đang diễn ra mà muốn lưu giữ, nắm bắt lấy những khoảnh khắc đó, giữ lấy những "giọt thời gian" hay "hạt thời gian" quý giá của cuộc đời:
từng giọt thời gian ngưng thành mai vàng
tích tắc nhịp tim sao ta bàn hoàn
ôi xuân đã sang sao người chẳng tới
từng hạt thời gian gieo vàng mong đợi
(Thời gian 2)
Cái cảm giác muốn lưu giữ, nắm bắt thời gian cứ kéo dài ra mãi. Cảm nghĩ của nhà thơ chính là nguồn mạch cảm xúc từ rễ sâu bám vào lòng đất để cảm nhận thời gian là do "buồn vui" kết thành:
thôi người ơi đừng khóc rụng rơi bông vàng
buồn vui làm ngọc kết thành thời gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hình tượng thơ và quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nguyễn Trọng Tạo.doc