MỤC LỤC Trang
LỜI CẢM ƠN 4
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT GIỚI THIỆU HỆ THỐNG
I.Sơ lược về bệnh viện y học cổ truyền trung ương 6
1.1.1.Cơ cấu tổ chức bệnh viện 7
1.1.2.Quy trình khám chữa bệnh trong bệnh viên 9
II.Tổ chức quản lý của bệnh viện 10
1.2.1.Quản lý nhân viên bệnh viện(chủ yếu là Y,Bác sĩ) 11
1.2.2.Quản lý dữ liệu về bệnh nhân điều trị tại bệnh viện 11
1.2.3.Những yêu cầu cần giải quyết 11
III.Nhiệm vụ của hệ thống – hướng phát triển 12
1.3.1.Nhiệm vụ của hệ thống 12
1.3.2.Hướng phát triển của hệ thống quản lý bệnh nhân hiện nay 12
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ HỆ THỐNG
I.Phân tích hệ thống về mặt chức năng 13
2.1.1.Biểu đồ phân cấp chức năng 13
2.1.2.Biểu đồ luồng dữ liệu 15
II.Phân tích hệ thống về mặt dữ liệu 21
2.2.1.Mô hình thực thể/liên kết 21
2.2.2.Mô hình quan hệ 24
CHƯƠNG IiI: GIỚI THIỆU VỀ NGÔN NGỮ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG
I. Tổng quan về ngôn ngữ VB.Net 36
II. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Sever 2005 36
KẾT LUẬN 38
I. Kết luận 38
II. Nhận xét và đánh giá 38
III. Hướng phát triển đề tài 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
40 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3356 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quản lý bệnh nhân bệnh viện y học cổ truyền trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng: Nguyễn Thúy Hằng
Phòng vật tư kĩ thuật
Trưởng phòng: Ks. Nguyễn Đức Thắng
Phòng điều dưỡng
Phòng chỉ đạo ngành
Trưởng phòng: Bs. Trần Quốc Hùng
Trung tâm hợp tác quốc tế
Thư kí thường trực: Bs. Tạ Thu Thủy
Trung tâm quản trị mạng
Trung tâm đào tạo
1.1.2. Quy trình khám chữa bệnh trong bệnh viện
Bệnh nhân đến bệnh viện khám chữa bệnh theo quy trình sau:
Bước 1: Bệnh nhân đến nơi tiếp nhận bệnh nhân để xác lập việc khám bệnh và được chỉ định một vị trí khám bệnh (thường được phát một phiếu khám bệnh).
Bước 2: Bệnh nhân được một bác sĩ khám bệnh.
Bước 3: Sau khi khám bệnh xong, bệnh nhận thuộc một trong hai loại: điều trị tại nhà hay nhập viện:
Bước 3.1: Nếu bệnh nhân điều trị tại nhà thì bác sĩ cho một đơn thuốc, trên đó ghi đầy đủ tên thuốc, số lượng và cách dùng. Nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế thì đến nơi cấp thuốc bảo hiểm y tế để nhận thuốc và trả một phần giá thuốc theo quy định phần trăm trên thẻ bảo hiểm. Ngược lại, bệnh nhân phải trả tất cả chi phí khám bệnh và tự mua thuốc ở quầy thuốc.
Bước 3.2: Nếu bệnh nhân phải nhập viện thì bác sĩ khám bệnh cho một phiếu yêu cầu nhập viện, trên đó ghi đầy đủ thông tin về bệnh nhân, căn bệnh dự đoán và đưa đến khoa điều trị.
Bước 4: Tại khoa điều trị, bệnh nhân sẽ được chuẩn đoán và lập một bệnh án chi tiết. Trên bệnh án có ghi đầy đủ thông tin về bệnh nhân và căn bệnh mà bệnh nhân mắc phải. Quá trình điều trị bệnh nhân được thể hiện đầy đủ trên bệnh án. Trong một khoảng thời gian quy định tùy theo bệnh nhân, bệnh nhân sẽ được một bác sĩ khám và cho một đơn thuốc, trên đơn thuốc có ghi rõ tên thuốc, số lượng và cách dùng.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng các dịch vụ hỗ trợ khám bệnh như: Xét nghiệm, X_quang, siêu âm,… Việc sử dụng cũng theo chỉ định của bác sĩ khám chữa bệnh. Mỗi dịch vụ có giá tiền riêng.
Bước 5: Thanh toán viện phí: khi đến đăng kí khám chữa bệnh, bệnh nhân phải thanh toán một khoản lệ phí khám bệnh. Nếu sau khi khám sơ bộ và có yêu cầu nhập viện của bác sĩ thì bệnh nhân (nếu nhập viện) sẽ phải đóng một số tiền tạm ứng (tùy theo điều kiện,khả năng của từng bệnh nhân). Sau khi xuất viện nhân viên sẽ căn cứ vào số tiền tạm ứng trên, tính toán để biets được bệnh nhân đã thanh toán đầy đủ viện phí hay chưa. Nếu bệnh nhân có thẻ bảo bảo hiểm thì chỉ đóng phần trăm viện khí theo bảo hiểm bao gồm tiền thuốc và các dịch vụ hỗ trợ chữa trị và khám bệnh. Riêng tiền phòng thì bệnh nhân không được giảm. Khi xuất viện, bệnh nhân phải thanh toán toàn bộ số viện phí còn lại
Trong quá trình điều trị, nếu có bệnh nhân trốn viện, không thanh toán viện phí, bệnh viện lưu lại tất cả các thông tin về bệnh nhân trốn viện. Nếu sau khi chữa trị 3 ngày mà bệnh nhân không đóng tạm ứng tiền viện phí (hay tiền tạm ứng viện phí trước đó đã hết) thì khoa (phòng) nơi điều trị bệnh nhân trình ban lãnh đạo để xem xét giải quyết.
Bước 6: Theo chu kì mỗi tháng, bệnh viện xẽ thanh toán tiền viện phí với Bảo hiểm y tế.
II - TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN
Sau khi khảo sát hiện trạng của bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, em nắm bắt được những thông tin chính cần quản lý sau:
1.2.1 - Quản lý nhân viên bệnh viện(chủ yếu là Y, Bác sĩ)
- Mỗi nhân viên bệnh viện được quản lý các thông tin sau đây: Họ tên, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ, dân tộc, trình độ chuyên môn, đơn vị công tác, chức vụ, tôn giáo.
- Địa chỉ quản lý: Tỉnh(Thành phố), Quận(Huyện), Phường(xã), Số nhà, (Thôn)…
1.2.2 - Quản lý dữ liệu về Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện:
- Mỗi khi có bệnh nhân nhập viện lần đầu tiên, bệnh viện lưu những thông tin sau: Họ tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, đối tượng.
- Bệnh nhân được chia làm hai loại: Loại có bảo hiểm y tế và không có bảo hiểm y tế. Nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế thì quản lý: Số thẻ bảo hiểm y tế, thời gian hiệu lực, phần trăm bảo hiểm, nơi khám bệnh ban đầu. Nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế là công nhân viên của một tổ chức, cơ quan nào đó thì quản lý thêm tên, địa chỉ, điện thoại,fax của cơ quan công tác.
- Địa chỉ bệnh nhân và cơ quan quản lý: Số nhà, đường(thôn, ấp), xã(phường), quận(huyện), Tỉnh(Thành phố).
- Trong quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện, bệnh nhân có yêu cầu dùng thêm một số dịch vụ, chúng ta quản lý thêm trong quá trình đó bệnh nhân đã dùng những dịch vụ gì, chi phí là bao nhiêu?
- Quản lý hồ sơ, chứng từ về các khoản mà bệnh nhân phải đóng cho bệnh viện cũng như đã đóng cho bệnh viện(Tạm ứng)
1.2.3 - Những yêu cầu cần giải quyết:
- Bệnh nhân có những yêu cầu sau:
+ Tổng chi phí trong thời gian điều trị tại bệnh viện.
+ Tổng số tiền đã đóng.
+ Tổng số tiền mà bệnh nhân phải đóng.
+ Cần biết chi tiết các khoản phải đóng.
- Các bác sĩ cần biết những thông tin sau:
+ Cần biết rõ diễn biến bệnh của bệnh nhân mà mình đang điều trị.
+ Cần tìm kiếm một số trường hợp tương tự để tìm lấy một số giải pháp chữa trị hữu hiệu nhất.
+ Thống kê bệnh nhân theo từng loại bệnh
- Đối với nhân viên tài chính của bệnh viện:
+ Tổng số tiền Tạm ứng mà bệnh nhân đã đóng và chưa đóng(còn lại là bao nhiêu).
+ Tổng số bệnh nhân điều trị trong tháng có BHYT, và tổng chi phí của những bệnh nhân này để thanh toán với BHYT
III. NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG – HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1.3.1 - Nhiệm vụ của hệ thống:
Hệ thống quản lý nhân sự là một hệ thống giúp cho chúng ta quản lý bệnh nhân đã và đang điều trị tại bệnh viện, cũng như trong quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân tại bệnh viện. Quản lý việc thanh toán tạm ứng của bệnh nhân với bệnh viện cũng như của bệnh viện với bảo hiểm y tế, quản lý lượng bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện trong những khoảng thời gian xác định. Đồng thời chúng ta đi thống kê số lượng bệnh nhân mắc phải một số căn bệnh nào đó trong một thời gian trong năm để đưa ra phương pháp điều trị và đề phòng … Bên cạnh đó, chúng ta còn thống kê được một số căn bệnh mà Bộ Y tế và Nhà nước quan tâm.
1.3.2 - Hướng phát triển của hệ thống quản lý bệnh nhân hiện nay:
Ngày nay với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của máy tính đã làm thay đổi phong cách làm việc và quản lý của hầu hết các cơ quan tư nhân, cũng như nhà nước.
Trước kia, mọi thủ tục cũng như lưu trữ đều dựa trên giấy tờ do đó rất khó khăn trong việc tìm kiếm một hồ sơ về một người cũng như tìm kiếm một vấn đề nào đó trong rất nhiều hồ sơ lưu trữ, chưa kể đến việc thống kê theo một tiêu chí nào đó…
Ngày nay, với sự trợ giúp của máy tính, chúng ta có thể thực hiện công việc đó một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác. Với hệ thống quản lý bệnh nhân chúng ta có thể thực hiện công việc tìm kiếm bệnh nhân, cũng như việc thông kê bệnh nhân theo một tiêu chí mà ban lãnh đạo bệnh viện đưa ra một cách chính xác và hiệu quả…
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH - THIẾT KẾ HỆ THỐNG
I - PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ MẶT CHỨC NĂNG
2.1.1 - Biểu đồ phân cấp chức năng
Biểu đồ phân cấp chức năng là một loại biểu đồ diễn tả sự phân rã dần dần các chức năng từ đại thể đến chi tiết. Mỗi nút trong biểu đồ là một chức năng, và quan hệ duy nhất giữa các chức năng, diễn tả bởi các cung nối liền các nút, là quan hệ đạo hàm. Như vậy, biểu đồ phân cấp chức năng tạo thành một cấu trúc cây.
Các bước xây dựng:
Bước 1:
- GD1:Sử dụng phương pháp bottom up tìm các chức năng chi tiết.Từ kết quả của quá trình khảo sát ta có bảng ghi lại toàn bộ hoạt động của hệ thống.Gạch chân tất cả các động từ ,xét xem chúng có thể là chức năng của hệ thống không.
- GD2:Trong danh sách chức năng đã chọn ra ở giai đoạn 1 tìm và loại bỏ chức năng trùng lặp
- GD3:Trong danh sách GD2 gom nhóm các chức năng đơn giản do 1 người thực hiện lại .
- GD4:Trong dang sách các chức năng của giai đoạn 3 loại bỏ chức năng không có ý nghĩa với hệ thống.
- GD5:Sửa lại tên của chức năng trong GD4 cho hợp lí.
Bước 2 :
Sử dụng phương pháp top down để gom nhóm các chức năng chi tiết thành các chức năng cao hơn .
Một số định hướng trong việc gom nhóm các chức năng :
- Cung cấp sản phẩm.
- Quản lý sản phẩm
- Thực hiện nghiệp vụ
Sau khi khảo sát ta có thể nhận được các chức năng của hệ thống như sau
Tiếp nhận bệnh nhân
Chẩn đoán và điều trị
Thanh toán viện phí
Tìm kiếm , thống kê
Ngoài ra do vấn đề về an toàn thông tin nên cũng cần phải có chức năng quản lý người dùng
è Từ phân tích trên ta thu được biểu đồ phân cấp chức năng như sau:
Đặc điểm của biểu đồ phân cấp chức năng:
Cho một cách nhìn khái quát, dễ hiểu, từ đại thể đến chi tiết về các chức năng, nhiệm vụ cần thực hiện (thường ở mức diễn tả logic).
Rất dễ thành lập, bằng cách phân rã dần các chức năng từ trên xuống.
Có tính chất tĩnh, bởi chúng chỉ cho thấy các chức năng mà không cho thấy trình tự xử lý.
Thiếu vắng sự trao đổi thông tin giữa các chức năng.
Vì những lý do trên nên biểu đồ phân cấp chức năng thường được sử dụng làm bô hình chức năng trong bước đầu phân tích, hoặc cho các hệ thống đơn giản. Nếu hệ thống phức tạp thì biểu đồ phân cấp chức năng là quá sơ lược và còn thiếu sót nêu trên, nên không thể châm trước được. Khi đó chúng ta thường dùng biểu đồ luồng dữ liệu
2.1.2 Biểu đồ luồng dữ liệu
Biểu đồ luồng dữ liệu là một loại biểu đồ nhằm mục đích diễn tả một quá trình xử lý thông tin với các yêu cầu sau:
Sự diễn tả ở mức logic, nghĩa là nhằm trả lời câu hỏi: “Làm gì?” mà bỏ qua câu hỏi “làm như thế nào?”.
Chỉ rõ các chức năng (con) phải thực hiện để hoàn tất quá trình xử lý cần mô tả.
Chỉ rõ các thông tin được chuyển giao giữa các chức năng đó, và qua đó phần nào thấy được trình tự thực hiện của chúng.
Kỹ thuật phân mức:
Kỹ thuật này còn được gọi là “phân tích từ trên xuống”(top – down analysis) tiến hành phân tích chức năng của hệ thống bằng cách đi dần từ một mô tả đại thể đến những mô tả chi tiết thông qua nhiều mức. Sự chuyển dịch từ một mức tới mức tiếp theo thực chất là phân rã một chức năng thành một số chức năng con ở mức dưới.
Với biểu đồ luồng dữ liệu thì quá trình phân tích từ trên xuống lạ là quá trình thành lập dần dần các biểu đồ luồng dữ liệu diễn tả các chức năng của hệ thống theo từng mức. Mỗi mức là một tập hợp các biểu đồ luồng dữ liệu
Các bước xây dựng.
Bước 1
Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh (mức 0): Xác định giới hạn của hệ thống. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh gồm một chức năng duy nhất biểu thị toàn bộ hệ thống đang nghiên cứu, chức năng này được nối với tất cả tác nhân ngoài của hệ thống. Các luồng dữ liệu giữa chức năng với tất cả tác nhân ngoài chỉ thông tin vào ra của hệ thống.
Bước 2
Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh (mức 1) : Với mức đỉnh tác nhân ngoài của hệ thống ở mức khung cảnh được giữ nguyên với các thông tin vào ra. Hệ thống được phân rã thành các tiến trình mức đỉnh và là các chức năng chính bên trong hệ thống theo biểu đồ phân cấp chức năng mức 1. Xuất hiện thêm các kho dữ liệu và luồng thông tin trao đổi giữa các chức năng mức đỉnh.
Bước 3
Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh ( mức 2) : Thực hiện phân rã đối với mỗi tiến trình của mức đỉnh. Khi thực hiện phân rã ở mức này vẫn phải căn cứ vào biểu đồ phân cấp chức năng để xác định các tiến trình con sẽ xuất hiện trong biểu đồ luồng dữ liệu
Qua khảo sát và tìm hiểu hệ thống quản lý bệnh nhân của bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương ta có biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống như sau:
Biểu đồ luồng dữ liệu ở mức ngữ cảnh (mức 0): trong biểu đồ luồng dữ liệu ở mức ngữ cảnh chỉ có một chức năng là quản lý bệnh nhân. Các tác nhân của hệ thống gồm có: Bệnh nhân, khoa điều trị và phòng tài chính.
Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh(mức 1): Chức năng quản lý bệnh nhân được phân rã thành các chức năng: tiếp nhận bệnh nhân, chẩn đoán điều trị, thanh toán viện phí, tìm kiếm thống kê và quản lý người dùng. Ngoài ra ở đây còn xuất hiện thêm các tác nhân ngoài như khoa điều trị, phòng hành chính và toàn bộ kêt quả khám bệnh của bệnh nhân được lưu vào một tệp có tên là thông tin bệnh nhân (TT BN), tất cả các thông tin về bệnh nhân cũng được lưu trữ tại đây. Thông qua tệp này mà phòng tài chính sẽ gửi giấy thanh toán viện phí đến cho bệnh nhân và bảo hiểm y tế.
Chức năng tiếp nhận bệnh nhân: chức năng tiếp nhận bệnh nhân được phân ra thành ba chức năng nhỏ hơn là: cập nhập thông tin bệnh nhân, hướng dẫn khám bệnh và lập biên lai phí khám
Chức năng chẩn đoán điều trị: Lúc này chức năng khám bệnh được phân rã thành ba chức năng con: cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, cấp thuốc và lập bệnh án. Lúc này bệnh nhân đã có được kết quả khám bệnh. Trong biểu đồ trên hầu hết các chức năng được thực hiện một cách thủ công và được lưu lại trong tệp Thông tin bệnh nhân (TT BN). Như vậy khi bệnh nhân mua thuốc thì tại phòng cấp thuốc sẽ lưu lại đơn thuốc của bệnh nhân đã mua và tương tự như vậy khi bệnh nhân dùng dịch vụ cũng được lưu lại thông tin đó để phục vụ việc lưu trữ và thanh toán sau này. Sau khi bệnh nhân nhập viện thì tại khoa điều trị sẽ lập bệnh án cho bệnh nhân đó và cũng được lưu lại trong bệnh án ghi đầy đủ thông tin về bệnh nhân trong quá trình điều trị tại bệnh viện.
Chức năng thanh toán viện phí: Tương tự như hai chức năng trên, chức năng thanh toán viện phí cũng được chia ra làm ba chức năng con là: thu tạm ứng, thu tổng chi phí khám và thanh toán với bảo hiểm y tế.
Chức năng tìm kiếm thông kê:
Chức năng quản lý người dùng:
II. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ MẶT DỮ LIỆU
2.2.1 - Mô hình thực thể/liên kết
2.2.1.1 - Khái niệm mô hình thực thể liên kết?
Mô hình thực thể liên kết(Entity/Association Model) là mô hình dữ liệu do P.P Chen đưa ra năm 1976 và sau đó được dùng khá phổ biến trên thế giới. Nó có đặc điểm khá đơn giản và gần gũi với tư duy khách quan. Khi xem xét các thông tin, người ta thường gom cụm chúng xung quanh các vật thể.
2.2.1.2 - Các loại mô hình E/A
- Mô hình E/A kinh điển
Mô hình E/A kinh điển xuất phát từ ba khái niệm cơ bản: thực thể, liên kết và thuộc tính
+ Các thực thể: là một vật cụ thể hay trừu tượng, tồn tại thực sự và khá ổn định trong thế giới thực mà ta muốn phản ánh nó trong hệ thống thông tin.
+ Các thuộc tính: thuộc tính(property hay attribute) là một giá trị dùng để mô tả khía cạnh nào đó của thực thể.
+ Các liên kết: một liên kết(association) là một sự gom nhóm các thực thể trong đó mỗi thực thể có một vai trò nhất định.
- Mô hình thực thể/ Liên kết mở rộng
Đối với những hệ thống phức tạp khi phân tích và thiết kế người ta thường dùng đến mô hình E/A mở rộng. Do các điểm mở rộng n ày chịu ảnh hưởng từ xu hướng hiện đại của mô hình hóa hướng đối tượng, cũng như các hệ quản trị cơ sở dữ liệu hướng đối tượng. Các đặc điểm của của mô hình E/A mở rộng:
+ Các kiểu thuộc tính đa trị: Cho phép nhận giá trị có thể là một tập các giá trị.
+ Các kiểu thuộc tính phức hợp: Cho phép sử dụng các kiểu thuộc tính là tổ hợp.
+ Các kiểu thực thể con: xuất hiện bởi yêu cầu chuyên biệt hóa và khái quát hóa khi cần phân cấp các sự vật
- Mô hình E/A hạn chế
Mô hình E/A hạn chế tuy bị hán chết nhiều về các hình thức diễn tả(khó vận dụng), nhưng lại rất gần với môi hình quan hệ, do đó lại dễ dàng chuyển sang cài đặt với hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ hơn. Các đặc điểm của mô hình E/A hạn chế:
+ Trong mô hình E/A hạn chế chỉ có kiểu liên kết 1 – nhiều và được biểu diễn như sau
B
A
+ Trong mô hình E/A hạn chế, các kiểu liên kết 0/1 - nhiều được coi là trường hợp đặc biệt của liên kết 1 – nhiều.
Trong báo cáo này em chỉ sử dụng mô hình E/A hạn chế. Vì bất cứ mô hình E/A kinh điển hay E/A mở rộng nào cũng có thể biến đổi thành mô hình E/A hạn chế được, hơn nữa mô hình E/A hạn chế là mô hình gần với mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ nhất.
Tạm ứng
Mã tạm ứng
Lần tạm ứng
Số tiền
Ngày tạm ứng
Mã bệnh nhân
Bệnh
Mã bệnh
Tên bệnh
Sau khi phân tích hệ thống em đã đưa ra mô hình E/A hạn chế của bài toán như sau:
Vị trí
Mã vị trí
Tên vị trí
Bảo hiểm y tế
Mã bệnh nhân
Số thẻ BHYT
Ngày bắt đầu
Ngày kết thúc
Phần trăm
Phiếu khám bệnh
Mã khám bệnh
Mã bệnh nhân
Mã bệnh
Mã vị trí
Ngày KB
Nội dung KB
Chi phí KB
Mã nhân viên
Bệnh nhân
Mã bệnh nhân
Htên bệnh nhân
Ngày sinh
Giới tính
Địa chỉ
Nghề nghiệp
Đơn thuốc
Mã bệnh án
Mã bệnh nhân
Mã vị trí
Mã thuốc
Số lượng
Liều dùng
Thuốc
Mã thuốc
Tên thuốc
Đơn giá
Dịch vụ
Mã dịch vụ
Tên dịch vụ
Đơn giá
Dịch vụ dùng
Mã bệnh án
Mã bệnh nhân
Mã bệnh
Mã vị trí
Mã phòng bệnh
Mã dịch vụ
Lần dùng
Nhân viên
Mã nhân viên
Htên nhân viên
Ngày sinh
Giới tính
Địa chỉ
Trình độ chuyên môn
Kinh nghiệm
Bệnh án
Mã bệnh án
Mã bệnh nhân
Mã bệnh
Mã vị trí
Mã phòng bệnh
Ngày NV
Ngày XV
Tình trạng XV
Phòng bệnh
Mã phòng bệnh
Tên phòng bệnh
Đơn giá
2.2.2 - Mô hình quan hệ
2.2.2.1 - Khái niệm
Mô hình quan hệ do Codd đề xuất vào năm 1970 với ưu điểm sau:
+ Đơn giản: các dữ liệu được biểu diễn dưới một dạng duy nhất là quan hệ. Tức là, các bảng giá trị khá tự nhiên và dễ hiểu đối với người dùng không chuyên tin học.
+ Chặt chẽ: các khái niệm được hình thức hóa cao, cho phép áp dụng các công cụ toán học, các thuật toán.
+ Trừu tượng hóa cao: mô hình chỉ dừng lại ở mức quan niệm, nghĩa là độc lập với mức vật lý, với sự cài đặt, với các thiết bị. Nhờ đó làm cho tính độc lập giữa dữ liệu và chương trình cao.
+ Cung cấp ngôn ngữ truy nhập dữ liệu ở mức cao, dễ sử dụng và trở thành chuẩn.
2.2.2.2 - Các dạng chuẩn của lược đồ quan hệ
Một lược đồ quan hệ R là ở dạng chuẩn 1(1NF) nếu các miền thuộc tính của nó đều là các miền đơn(nghĩa là không cấu thành từ nhiều miền khác).
Một lược đồ quan hệ R là ở dạng chuẩn 2(2NF) nếu nó là 1NF và các phụ thuộc hàm giữa khóa và mỗi thuộc tính ngoài khóa đều là phụ thuộc hàm sơ đẳng. Nói cách khác, mọi thuộc tính ngoài khóa đều không phụ thuộc bộ phận vào khóa.
Một lược đồ quan hệ R là ở chuẩn 3(3NF) nếu là là 2NF và các phụ thuộc hàm giữa khóa và mỗi thuộc tính ngoài khóa đều là phụ thuộc hàm trực tiếp. Nói cách khác là không tồn tại phụ thuộc hàm giữa các thuộc tính ngoài khóa.
2.2.2.3 - Các lược đồ quan hệ của hệ thống.
Từ mô hình thực thể liên kết(mô hình E/A hạn chế ở trên) ta chuyển sang các lược đồ quan hệ như sau:
BỆNH(Mã bệnh, tên bệnh,triệu chứng, ghi chú).
VỊ TRÍ (Mã vị trí, tên vị trí,chức năng, ghi chú).
PHIẾU KHÁM BỆNH(Mã khám bệnh, mã nhân viênMã bệnh nhân, Mã bệnh, Mã vị trí, Ngày KB, Nội dung KB, Chi phí KB,)
BỆNH NHÂN(Mã bệnh nhân, Họ tên bệnh nhân, Ngày sinh, Giới tính, Địa chỉ, Nghề nghiệp,số thẻ bảo hiểm y tế, ghi chú)
BẢO HIỂM Y TẾ(Số thẻ BHYT, Họ tên, Ngày bắt đầu, Ngày kết thúc, phần trăm,ghi chú).
TẠM ỨNG(Mã tạm ứng, Lần tạm ứng, Số tiền, Ngày Tạm ứng, Mã bệnh nhân,ghi chú)
BỆNH ÁN(Mã bệnh án, Mã bệnh nhân, Mã bệnh, Mã vị trí, Mã nơi điều trị, Ngày nhập viện , Ngày xuất viện, Trình trạng xuất viện)
PHÒNG BỆNH(Mã phòng, Tên phòng, Đơn giá)
DỊCH VỤ DÙNG(Mã bệnh án, Mã bệnh nhân, Mã bệnh, Mã vị trí, Mã phòng, Mã dịch vụ, Lần dùng).
DỊCH VỤ(Mã dịch vụ, Tên dịch vụ, Đơn giá)
ĐƠN THUỐC(Mã bệnh án, Mã bệnh nhân, Mã bệnh, Mã vị trí, Mã thuốc, Số lượng, Liều dùng).
THUỐC(Mã thuốc, Tên thuốc, Đơn giá)
NHÂN VIÊN (Mã nhân viên, Họ tên nhân viên, Ngày sinh,Giới tính, Địa chỉ, Trình độ chuyên môn, Kinh nghiệm)
2.2.2.4 - Danh sách các bảng dữ liệu
Bảng BENH
Tên: BENH
Diễn giải: Bệnh
Danh sách thuộc tính:
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Kích thước
Mô tả
Mabenh
Char
4
Mã bệnh
Tenbenh
Nvarchar
30
Tên Bệnh
Trieuchung
Nvarchar
30
Triệu chứng
Ghichu
Nvarchar
30
Ghi chú
Giải thích:
Bảng này lưu trữ tất cả các bệnh hiện có.
Bảng VITRI
Tên: VITRI
Diễn giải: Vị trí
Danh sách các thuộc tính
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Kích thước
Mô tả
Mavitri
Char
2
Mã vị trí
Tenvitri
Nvarhcar
30
Tên vị trí
Chucnang
Nvarchar
30
Chức năng
Ghichu
Nvarchar
30
Ghi chú
Giải thích:
Bảng này lưu trữ thông tin về vị trí mà bệnh nhân được khám bệnh
Bảng PHIEUKHAMBENH
Tên: PHIEUKHAMBENH
Diễn giải: Phiếu khám bệnh
Danh sách các thuộc tính:
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Kích thước
Mô tả
MaKB
Char
9
Mã khám bệnh
Manv
Char
5
Mã nhân viên
MaBN
Char
9
Mã bệnh nhân
Mabenh
Char
5
Mã bệnh
Mavitri
Char
2
Mã vị trí
NgayKB
Date
Ngày khám bệnh
NoidungKB
Char
100
Nội dụng khám bệnh
ChiphiKB
Money
>0
Chi phí khám bệnh
Giải thích:
Bảng Phiếu khám bệnh là mối kết hợp giữa các thực thể bệnh nhân, bệnh, vị trí nên nó nhận tất cả ccs khóa của các cá thể tham gia vào mối kết hợp làm khóa chính, các giá trị của các trường này được lấy tương ứng từ các bảng tương ứng. Ngoài ra, nó còn có khóa riêng là Mã khám bệnh
Ngày khám bệnh không được sau ngày hiện tại.
Chi phí khám bệnh là khoản tiền mà bệnh nhân phải trả khi có yêu cầu khám bệnh. Khoản này không được nhỏ hơn 0.
Bảng BENHNHAN
Tên: BENHNHAN
Diễn giải: Bệnh nhân
Danh sách các thuộc tính:
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Kích thước
Mô tả
MaBN
Char
7
Mã bệnh nhân
HotenBN
Nvarchar
50
Họ tên bệnh nhân
Ngaysinh
Datetime
Ngày sinh
Gioitinh
Nvarchar
10
Giới tính
Diachi
Nvarchar
30
Địa chỉ
Nghenghiep
Nvarchar
30
Nghề nghệp
Sothebh
Char
10
Số thẻ bảo hiểm
Ghichu
Nvarchar
30
Ghi chú
Giải thích:
Bảng này lưu trữ tất cả các thông tin về bệnh nhân
Mã bệnh nhân gồm 7 kí tự. 2 kí tự đầu là kí hiệu bệnh nhân(BN) còn lại 5 kí tự sau là thứ tự bệnh nhân đến khám
Ngày sinh bệnh nhân không được sau ngày hiện tại và tuổi của bệnh nhân không được quá 150.
Bảng BAOHIEMYTE
Ten: BAOHIEMYTE
Diễn giải: Bảo hiểm y tế
Danh sách các thuộc tính:
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Kích thước
Mô tả
MaBN
Char
9
Mã bệnh nhân
SotheBHYT
Char
9
Số thẻ bảo hiểm y tế
Ngaybatdau
Datetime
Ngày bắt đầu
Ngayketthuc
Datetime
Ngày kết thúc
Phantram
Int
Phần trăm
Ghichu
Nvarchar
30
Ghi chú
Giải thích:
Bảng Bảo hiểm y tế lưu thông tin về BHYT của các bệnh nhân có thẻ BHYT
- Thực thể bảo hiểm y tế là thực thể chuyên biệt hóa của thực thể bệnh nhân nên nhận khóa của thực thể bệnh nhân là mã bệnh nhân làm khóa chính.
- Trường số thẻ BHYT là số thẻ BHYT để xác định số thẻ đó là của ai
- Trường ngày bắt đầu là ngày mà thẻ bảo hiểm y tế có hiệu lực. Ngày này không được sau ngày kết thúc và ngày hiện tại
- Trường ngày kết thúc là ngày mà thẻ bảo hiểm y tế không còn hiệu lực(ngày này thường cách ngày bắt đầu một năm).
- Trường phần trăm là một số nguyên nằm trong khoảng từ 1 đến 100
Bảng TAMUNG
Tên: TAMUNG
Diễn giải: Tạm ứng
Danh sách các thuộc tính:
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Kích thước
Mô tả
MaTU
Char
11
Mã tạm ứng
LanTU
Int
Lần tạm ứng
Sotien
Money
Số tiền
NgayTU
Date
Ngày tạm ứng
MaBN
Char
9
Mã bệnh nhân
Giải thích:
Bảng tạm ứng lưu trữ thông tin về số tiền mà bệnh nhân đã tạm ứng cho bệnh viện, số lần tạm ứng, mỗi lần số tiền là bao nhiêu.
Mã tạm ứng gồm 9 kí tự, 7 kí tự đầu là mã bệnh nhân lấy từ bảng bệnh nhân, hai kí tự tiếp theo là số lần mà bệnh nhân đó tạm ứng.
Lần tạm ứng là số tiền bệnh nhân đóng một phần viện phí trong thời gian điều trị tại bệnh viện.
Trường số tiền là số tiền bệnh nhân tạm ứng tương ứng với lần ở trên.
Ngày tạm ứng là ngày mà bệnh nhân đóng tạm ứng, ngày này phải sau ngày nhập viện, và phải trước hoặc trùng với ngày hiện tại.
Để xác định lần tạm ứng đó là của ai thì bảng này nhận mã bệnh nhân làm khóa ngoài.
Bảng BENHAN
Tên: BENHAN
Diễn giải: Bệnh án
Danh sách các thuộc tính:
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Kích thước
Mô tả
MaBA
Char
9
Mã khám bệnh
MaBN
Char
7
Mã bệnh nhân
Mabenh
Char
5
Mã bệnh
Mavitri
Char
2
Mã vị trí
Maphongbenh
Char
2
Mã phòng bệnh
NgayNV
Date
Ngày nhập viện
NgayXV
Date
Ngày xuất viện
TinhtrangXV
Char
100
Trình trạng xuất viện
Giải thích:
Bệnh án là mối kết hợp được sinh ra từ mối kết hợp Phiếu khám bệnh nên nó nhận tất cả các khóa chính của bảng Phiếu khám bệnh và nó có khóa riêng là Mã bệnh án. Ngoài ra, thực thể nơi điều trị cũng tham gia vào mối quan hệ này nên nó nhận thêm khóa của thực thể này làm khóa.
Ngày vào là ngày mà bệnh nhân nhập viện, ngày này không được sau ngày xuất viện hoặc sau ngày hiện tại.
Ngày xuất viện là ngày mà bệnh nhân được về nhà, ngày này cũng phải trước hoặc trùng với ngày hiện tại.
Tình trạng xuất viện là nhận xét của bác sĩ khi bệnh nhân xuất viện.
Bảng PHONGBENH
Tên PHONGBENH
Diễn giải: Phòng bệnh
Danh sách các thuộc tính:
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Kích thước
Mô tả
Maphongbenh
Char
4
Mã phòng bệnh
Tenphongbenh
Char
30
Tên phòng bệnh
Dongia
Money
Đơn giá
Giải thích:
Phòng bệnh là nơi mà bệnh nhân điều trị khi ở bệnh viện.
Đơn giá nơi điều trị luôn nhận giá trị lớn hơn 0
Bảng DICHVUDUNG
Tên: DICHVUDUNG
Diễn giải: Dịch vụ dùng
Danh sách các thuộc tính:
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Kích thước
Mô tả
MaBA
Char
9
Mã khám bệnh
MaBN
Char
7
Mã bệnh nhân
Mabenh
Char
5
Mã bệnh
Mavitri
Char
2
Mã vị trí
Maphongbenh
Char
4
Mã phòng bệnh
Madichvu
Char
2
Mã dịch vụ
Landung
Int
Lần dùng
Giải thích:
Thực thể dịch vụ dùng là chuyển từ mối kết hợp giữa bệnh án với dùng dịch vụ nên nó phải nhận tất cả các khóa chính của bệnh án làm khóa chính. Ngoài ra, nó còn nhận khóa của thực thể dịch vụ làm khóa chính(Mã dịch vụ).
Lần dùng là lần mà bệnh nhân đó dùng một loại dịch vụ
Bảng DICHVU
Tên: DICHVU
Diễn giải: Dịch vụ
Danh sách các thuộc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QLBV.doc
- Qu7843n l b7879nh vi7879n.doc