Đồ án Quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại Công ty TNHH May mặc và Giặt tẩy Bến Nghé – huyện Thuận An – Bình Dương

MỤC LỤC

 

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

Chương 1 – MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.1.1 Đặt vấn đề 1

1.1.2 Tầm quan trọng 1

1.1.3 Ý nghĩa chọn đề tài 2

1.2. Tình hình nghiên cứu 2

1.3. Mục tiêu đề tài 3

1.4. Nội dung nghiên cứu 3

1.5. Phương pháp nghiên cứu 3

1.4.1. Phương pháp tiếp cận quá trình 3

1.4.2. Phương pháp khảo sát thực tế 4

1.4.3. Phương pháp thu thập thông tin 4

1.4.4. Phương pháp phân tích – so sánh 4

1.4.5. Phương pháp chuyên gia 4

1.6. Phạm vi nghiên cứu 4

1.7. Kết cấu đồ án 5

Chương 2 – TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14000

2.1. Tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 6

2.1.1. Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO14000 6

2.1.2. Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 6

2.1.3. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 7

2.2. Tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 8

2.2.1. Giới thiệu hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 8

2.2.2. Mô hình ISO 14001 9

2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng ISO 14001:2004 ở Việt Nam 10

2.3.1. Thuận lợi 10

2.3.2. Khó khăn 13

Chương 3 – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ

3.1. Giới thiệu chung về Công ty 16

3.1.1. Vị trí, quy mô Công ty 16

3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 16

3.1.3. Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự 17

3.2. Hoạt động sản xuất 18

3.2.1. Sản phẩm và công suất 18

3.2.2. Thiết bị máy móc và nguyên liệu đầu vào của Công ty 19

3.2.3. Dây chuyền công nghệ sản xuất quần áo 23

3.2.4. Dây chuyền công nghệ giặt tẩy quần áo 24

3.3. Các nguồn phát sinh ô nhiễm tại Công ty 25

3.3.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí 25

3.3.2. Nguồn phát sinh nước thải 28

3.3.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn 31

3.3.4. Các sự cố do hoạt động của Công ty 32

Chương 4 – KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004

4.1. Khảo sát 33

4.2. Kết quả khảo sát 33

Chương 5 – XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ

5.1. Xác định phạm vi của HTQLMT và thành lập ban môi trường 43

5.1.1. Phạm vi HTQLMT của Công ty 43

5.1.2. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường và thành lập ban môi trường 43

5.2. Xây dựng chính sách môi trường 44

5.2.1. Các vấn đề cần xem xét khi xây dựng chính sách môi trường 44

5.2.2. Xây dựng chính sách môi trường 45

5.2.3. Hình thức phổ biến 45

5.2.4. Kiểm tra lại chính sách môi trường 48

5.3. Xác định khía cạnh môi trường và đánh giá tác động môi trường 48

5.3.1. Xác định khía cạnh môi trường 48

5.3.2 Đánh giá khía cạnh môi trường và xác định khía cạnh môi trường đáng kể 50

5.4. Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác 60

5.5. Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường 61

5.5.1. Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường 61

5.5.2. Phương pháp thiết lập 63

5.5.3. Triển khai thực hiện 63

5.5.4. Quản lý, duy trì mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý 64

5.6. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 64

5.7. Năng lực, đào tạo và nhận thức 64

5.7.1. Đào tạo nhận thức về HTQLMT 65

5.7.2. Đào tạo theo vị trí công việc 65

5.7.3. Đào tạo đáp ứng các tình trạng khẩn cấp 66

5.7.4. Đào tạo đánh giá viên nội bộ 66

5.7.5. Đào tạo cho cấp lãnh đạo 66

5.8. Thông tin liên lạc 67

5.8.1. Cách thực hiện 67

5.8.2. Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc 67

5.9. Hệ thống tài liệu 69

5.10. Kiểm soát tài liệu 70

5.11. Kiểm soát điều hành 70

5.11.1. Kiểm soát nguyên – vật liệu 70

5.11.2. Kiểm soát năng lượng điện 71

5.11.3. Kiểm soát chất thải rắn 72

5.11.4. Kiểm soát hóa chất 73

5.11.5. Kiểm soát nước thải 75

5.11.6. Kiểm soát khí thải và bụi 76

5.11.7 Kiểm soát tiếng ồn 76

5.11.8. Kiểm soát tai nạn lao động 77

5.12. Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình huống khẩn cấp 77

5.13. Giám sát 78

5.14. Đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác 79

5.15. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa 79

5.16. Kiểm soát hồ sơ 79

5.17. Đánh giá nội bộ 80

5.18. Xem xét của lãnh đạo 81

Chương 6 – ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ

6.1. Đánh giá khả năng áp dụng dựa trên yêu cầu của tiêu chuẩn 82

6.2. Đánh giá khả năng áp dụng dựa trên thực trạng của Công ty TNHH May mặc và Giặt tẩy Bến Nghé 86

6.2.1. Giảm thiể ô nhiễm không khí 86

6.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm nước thải 88

6.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn 89

6.2.4. Các biện pháp an toàn lao động và ứng cứu sự cố 89

6.3. Nhận xét 91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7497 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại Công ty TNHH May mặc và Giặt tẩy Bến Nghé – huyện Thuận An – Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ûa HTQLMT, bao gồm: CSMT còn phù hợp không? Các kết quả đánh giá nội bộ và đánh giá mức độ tuân thủ. Kết quả thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Trao đổi thông tin với các bên hữu quan bên ngoài, kể cả khiếu nại. Các hành động khắc phục và phòng ngừa. Các đề xuất cải tiến môi trường. Lên kế hoạch thực hiện các hoạt động môi trường trong thời gian tới. Hiện tại, công ty đã thực hiện xem xét của lãnh đạo về vấn đề môi trường. CHƯƠNG 5 - XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ 5.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN MÔI TRƯỜNG 5.1.1 Phạm vi HTQLMT của Công ty Phạm vi của HTQLMT bao gồm: Các hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất và các phòng ban liên quan trong toàn Công ty. Các vấn đề về nước thải, khí thải, rác thải sau khi đã ra khỏi phạm vi của công ty được yêu cầu kiểm soát bởi quy định pháp luật về môi trường. 5.1.2 Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường và thành lập Ban môi trường Bất cứ một hệ thống quản lý nào cũng cần có một cơ cấu tổ chức để vận hành. Do đó, công ty cần xây dựng một Ban môi trường để theo dõi, vận hành và duy trì HTQLMT. Giám đốc sẽ chọn các đại diện lãnh đạo về môi trường chịu trách nhiệm điều hành và theo dõi HTQLMT của toàn công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng cần tuyển nhân viên có chuyên môn về môi trường làm việc tại phân xưởng để hỗ trợ cho ĐDLĐ. ĐDLĐ chịu trách nhiệm xây dựng một cơ cấu quản lý môi trường cho toàn công ty trong đó xác định: Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về quản lý môi trường của từng phòng ban và bộ phận sản xuất trong phân xưởng. Và vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về quản lý môi trường phải gắn liền với vai trò, trách nhiệm, quyền hạn vốn có của các cá nhân, phòng ban trong phân xưởng. Trình lên Giám đốc phê duyệt và ban hành dưới dạng văn bản. Các thành viên trong Ban môi trường phải có kiến thức về vấn đề môi trường, mỗi phòng ban và bộ phận phải có ít nhất một thành viên tham gia. Các thành viên trong ban môi trường phải tham gia đầy đủ các buổi họp, các khóa học cũng như cập nhật đầy đủ các thông tin về môi trường của Công ty, từ đó phổ biến đến các thành viên còn lại trong phòng ban và bộ phận của mình. Ban môi trường gồm các thành viên: ĐDLĐ có thể chọn từ 3 phó giám đốc. Trưởng/ phó các phòng ban (phòng hành chính nhân sự, xưởng sản xuất, phòng quản an toàn lao động và quản lý môi trường, phòng tài chính – kế toán, phòng kinh doanh – kế hoạch). 5.2 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG 5.2.1 Các vấn đề cần xem xét khi xây dựng chính sách môi trường Khi tiến hành xây dựng CSMT cho Công ty, ban lãnh đạo công ty cần cân nhắc các vấn đề sau: Bản chất, quy mô và các tác động đến môi trường của các hoạt động sản xuất tại Công ty. Mức độ thỏa mãn khách hàng mà Công ty muốn hướng đến. Chính sách thể hiện rõ cam kết tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường. Chính sách thể hiện rõ cam kết thực hiện HTQLMT phù hơp tiêu chuẩn ISO 14001 và cải tiến liên tục hệ thống. Chính sách phải rõ ràng, ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. CSMT là một phương tiện thông tin về HTQLMT của xưởng trong nội bộ cũng như bên ngoài cho nên chính sách không nên quá dài ( không quá một trang). Chính sách nên cô đọng ở ba ý chính: tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức áp dụng, ngăn ngừa ô nhiễm và cam kết cải tiến liên tục. Chính sách phải được lãnh đạo cao nhất phê duyệt. Sự phê duyệt của lãnh đạo cao nhất sẽ đem lại hiệu lực cho CSMT, làm cho mọi người cùng tuân thủ và thực hiện. Ngoài ra, lãnh đạo cao nhất cần quy định thời điểm CSMT bắt đầu có hiệu lực. Ban lãnh đạo cần phải xem xét lại CSMT theo định kỳ. Bởi lẽ, CSMT có thể chỉ phù hợp trong một giai đoạn nhất định, khi có sự thay đổi về hoạt động sản xuất thì tình hình môi trường cũng sẽ thay đổi theo. Do đó, CSMT sẽ không còn phù hợp và cần xem xét, điều chỉnh lại. 5.2.2 Xây dựng chính sách môi trường cho Công ty TNHH May mặc và Giặt tẩy Bến Nghé Công ty TNHH May mặc và Giặt tẩy Bến Nghé là công ty chuyên hoạt động sản xuất hàng may mặc để xuất khẩu với 100% vốn nước ngoài. Công ty nhận thức ngày càng cao nhu cầu của khách hàng và cộng đồng về một môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn cũng như nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mình. Ban lãnh đạo công ty đã phối hợp với các xưởng thiết lập, thực hiện và duy trì những cam kết về môi trường như sau: Luôn quan tâm và cải thiện những vấn đề môi trường trong phạm vi của Công ty. Luôn cập nhật và tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước liên quan đến các khía cạnh môi trường của Công ty. Sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng và nguyên vật liệu nhằm : giảm lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, giảm các chất độc hại đối với môi trường, không sử dụng lãng phí nguyên liệu, điện, nước… Áp dụng, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo vệ môi trường tại phân xưởng. Liên tục cập nhật các thông tin về môi trường và phổ biến cho toàn phân xưởng. Thường xuyên đào tạo nâng cao nhận thức cho cán bộ – công nhân viên về bảo vệ môi trường. 5.2.3 Hình thức phổ biến Đảm bảo tất cả cán bộ – công nhân viên trong Công ty đều được phổ biến và hiểu được CSMT. Hình thức phổ biến như sau: Đối với cán bộ - công nhân viên trong toàn Công ty Phổ biến CSMT cho toàn thể công nhân viên trong toàn Công ty. Tổ chức các buổi họp công bố CSMT. Lãnh đạo cao nhất truyền đạt, giải thích CSMT cho đại diện của các phòng/ban và bộ phận. Trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm truyền đạt và giải thích lại cho nhân viên trong bộ phận của mình. Quản đốc và nhân viên môi trường có trách nhiệm truyền đạt và giải thích CSMT đến toàn bộ công nhân trong công ty. CSMT được đưa vào chương trình đào tạo khoảng 3 tháng/lần. Dán nội dung CSMT, biểu ngữ có nội dung môi trường tại những nơi mà tất cả nhân viên đều có thể nhìn thấy như: xung quanh khu vực làm việc, căn tin, các bảng thông báo, cửa ra vào… Công bố CSMT trên mạng nội bộ, internet hoặc ghi đính kèm với thư điện tử. Phía sau thẻ nhân viên và phong bì phát lương có in nội dung CSMT của Công ty. Cần kiểm tra nhận thức của nhân viên về CSMT của phân xưởng bằng cách đột xuất hỏi họ có biết CSMT hay không và nó ảnh hưởng như thế nào đến công việc của họ,… Đối với nhân viên mới nhận vào cần đưa CSMT vào hợp đồng lao động và tổ chức cho họ học CSMT của Công ty trước khi ký hợp đồng. Đối với các bên liên quan: Đối với nhà thầu cần phải có cam kết thực hiện CSMT của Công ty trước khi ký hợp đồng. Ngoài ra, CSMT cũng cần được công bố rộng rãi ra cộng đồng bằng cách đưa CSMT vào báo cáo cho các bên hữu quan, tài liệu quảng bá của Công ty, đưa lên trang web của Công ty hay in lên business card … Các bên liên quan phải cam kết thực hiện CSMT trước khi ký hợp đồng. 5.2.4 Kiểm tra lại chính sách môi trường Ban giám đốc hoặc ĐDLĐ cần xem xét lại CSMT của Công ty ít nhất 1lần/năm. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì công ty phải kiểm tra để cải tiến nội dung chính sách cho phù hợp. Lưu hồ sơ sau khi kiểm tra. 5.3 XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Để đáp ứng điều khoản 4.3.1 Khía cạnh môi trường, Công ty Bến NGhé cần phải: Thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục quy định và hướng dẫn cách xác định KCMT, các tác động của các khía cạnh này và tiêu chí để xác định KCMT đáng kể. Triển khai thực hiện xác định các KCMT trong phạm vi toàn Công ty. Đánh giá tác động của các KCMT đã xác định. Xác định KCMT đáng kể. 5.3.1 Xác định khía cạnh môi trường Khía cạnh môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất của Công ty. Việc xác định các định các KCMT dựa trên quy trình sản xuất và các hoạt động xảy ra trong phạm vi Công ty. Các KCMT phải được xem xét trong ba trường hợp: Bình thường: các hoạt động diễn ra hằng ngày. Bất thường: trường hợp làm việc định kỳ không liên tục, đột xuất hay ngoài dự kiến như các hoạt động bảo trì, sự cố hư hỏng máy móc … Khẩn cấp: trường hợp rủi ro, nguy hiểm ngoài dự kiến như cháy nổ, rò rỉ hay tràn đổ hoá chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường. Xác định các tác động đến môi trường của từng hoạt động, thông thường gồm có: Cạn kiệt tài nguyên. Ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí … Góp phần gây biến đổi môi trường: hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzône, mưa axít, … Góp phần gây mất cân bằng sinh thái. Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Bảng 5.1 Bảng tổng hợp các KCMT đáng kể tại Công ty Bến Nghé. STT KCMT đáng kể Khu vực liên quan Hoạt động liên quan Cá nhân, bộ phận liên quan 1 Khí thải Toàn Công ty - Các phương tiện ra vào xuất, nhập hàng. Cán bộ – công nhân viên làm việc tại Công ty. 2 Bụi (bụi vải và bụi cát) Xưởng may Cắt, ráp, ủi, đóng thùng Công nhân xưởng may Xưởng giặt tẩy Tẩy phun bằng cát, ngâm làm mềm nguyên liệu. Công nhân xưởng giặt 2 Hơi và mùi dung môi Tẩy quần áo Ngâm một số hóa chất làm mềm nhằm tăng khả ngăn bền cho sợi Công nhân phụ tầy giặt 3 Nước thải Xưởng may Hơi nước từ quá trình ủi quần áo Công nhân làm việc tại các xưởng Xưởng giặt tẩy - nước thải từ quá trình giặt, ngâm mềm vải, hấp, Các lavabo và nhà vệ sinh Vệ sinh cá nhân Tất cả công nhân viên của công ty. Căntin - Chế biến thức ăn - Vệ sinh nhà ăn Nhân viên căntin, những người ra vào căn tin. 4 Chất thải nguy hại (giẻ dính hóa chất lau chùi máy móc, chai lọ đựng hóa chất,…) Máy móc cơ khí, thiết bị sản xuất công ty Bảo trì máy móc, thiết bị Nhân viên bộ phận kỹ thuật Xưởng giặt tẩy - hóa chất ngâm mềm và bền vải. Công nhân tổ công nhật Văn phòng Sử dụng các thiết bị văn phòng (máy in, máy photocopy…) Nhân viên thuộc các phòng ban Hệ thống xử lý nước thải Cho hóa chất, nén bùn,… Nhân viên bộ phận kỹ thuật 5 Chất thải rắn sản xuất (vải dư, bị lỗi, bao bì hỏng,…) Xưởng may Khâu cắt, đóng gói Công nhân xưởng may Xưởng giặt tẩy Phun cát Công nhân giặt tẩy - Kho thành phẩm - Kho nguyên liệu Nhập và lưu nguyên liệu, sản phẩm. Nhân viên nhà kho Văn phòng Sử dụng các thiết bị văn phòng phẩm Tất cả nhân viên các phòng ban 6 Chất thải rắn sinh hoạt Nhà ăn - Chế biến thức ăn - Vệ sinh nhà ăn Nhân viên phụ trách nhà ăn Toàn phân xưởng Vệ sinh cá nhân Tất cả công nhân viên của phân xưởng 7 Tiếng ồn Xưởng may May, cắt thành phẩm Công nhân làm việc tại công ty Xưởng giặt tẩy Quạt làm khô, sấy Công nhân làm việc tại công ty 5.3.2 Đánh giá khía cạnh môi trường và xác định khía cạnh môi trường đáng kể Công ty cần thiết lập hệ thống các tiêu chí để đánh giá các KCMT và xác định các KCMT đáng kể. Thủ tục nhận diện, đánh giá các KCMT và các KCMT đáng kể được thể hiện (phụ lục 2) Bảng 5.2 Các Khía Cạnh Môi Trường Tại Công ty TNHH May mặc và Giặt tẩy Bến Nghé Vị trí Hoạt động Đầu vào Đầu ra Khía cạnh môi trường Tác động môi trường KHU VỰC SẢN XUẤT Xưởng may Cắt và may chi tiết quần áo Vải, giấy, kim chỉ, keo Điện Dầu bôi trơn Vải rẻo, hàng bị lỗi Nhiệt Dầu thừa Sử dụng nguyên vật liệu Tiêu thụ năng lượng điện Nguy cơ chạm điện, cháy nổ Tiêu hao nguyên, nhiên liệu Tiêu hao năng lượng Aûnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Kiểm tra và đóng nút Nút quần áo các loại Quần áo thành phẩm Nút vỡ, lỗi Quần áo bị lỗi không đúng kỹ thuật Sử dụng nguyên vật liệu Tiếng ồn Tiêu hao nguyên liệu Tạo thành chất thải rắn Quá trình ủi Nước, dầu, điện Nước thải nổi hơi Nhiệt thừa Sử dụng năng lượng Hơi nước, nước thải Tiêu thụ tài nguyên năng lượng Oâ nhiễm môi trường không khí, nước Xếp, đóng thùng Bao nilon, thùng carton, băng keo Bao nilon, giấy, keo thừa Tạo chất thải rắn Tiêu hao năng lượng và tài nguyên Xưởng giặt tẩy Tổ công nhật Giai đoạn hấp và ngâm nước mềm Điện Nước Nồi hấp Hòa chất Nhiệt, hơi nòng Nước thải Hơi hóa chất Tiêu thụ điện Nhiệt độ Tiêu hao năng lượng điện Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí Ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường làm việc của công nhân. Giặt tẩy – quạt – sấy Dòng điện Cát Máy móc, thiết bị Bụi Nhiệt, hơi nóng Tiếng ồn Máy móc, dẻ lau Tiêu thụ năng lượng điện Tiêu thụ nguyên, nhiên liệu Nhiệt độ Tại nạn lao động Tiêu hao năng lượng, tài nguyên. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân Hoạt động Đầu vào Đầu ra Khía cạnh môi trường Tác động môi trường KHU VỰC VĂN PHÒNG Thiết lập văn bản trên máy tính và in văn bản Điện Máy tính Máy in Giấy Mực in Giấy thải Mực in thải Đĩa vi tính, board mạch hư. Tiêu thụ điện Ánh sáng màn hình máy vi tính CTR tái chế (giấy) CTR nguy hại. Tiêu hao tài nguyên. Ảnh hưởng đến sức khỏe nhân viên. Gây ô nhiễm môi trường đất. Sử dụng và bảo trì máy lạnh Điện Máy lạnh Khí thải Máy lạnh hư và không còn sử dụng Tiêu thụ điện Rò rỉ khí R12 CTNH Tiêu hao tài nguyên Ô nhiểm môi trường không khí Ô nhiễm môi trường đất Sử dụng máy fax, máy photocopy Điện Giấy Mực in Giấy thải Mực in thải Khí thải từ máy photo Tiêu thụ điện Tiêu thụ nguyên vật liệu Phát sinh khí thải Tiêu hao năng lượng Tiêu hao tài nguyên Ô nhiễm môi trường không khí Ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Sử dụng văn phòng phẩm Giấy, bút Kẹp giấy Kim bấm Bóng đèn, pin Giấy thải Bút, kẹp giấy,… thải Bóng đèn, pin hư Tiêu thụ tài nguyên CTNH Chất thải sinh hoạt. Tiêu hao tài nguyên Gây ô nhiễm môi trường đất, nuớc. Sinh hoạt công nhân viên Điện Nước Vật dụng sinh hoạt Nước thải sinh hoạt Chất thải sinh hoạt Tiêu thụ năng lượng điện Tiêu thụ tài nguyên Phát sinh CTR Tiêu hao năng lượng Tiêu hao tài nguyên Gây ô nhiễm môi trường đất. KHO VẬT TƯ Nhập, xuất và lưu trữ nguyên vật liệu Sử dụng điện, máy tính Thùng giấy Hóa chất Nhiên liệu Bao bì, thùng chứa Các loại nguyên liệu sản xuất: vải, cát, keo, hóa chất, dây thun,… Trang thiết bị bảo hộ lao động. Các nguyên vật liệu hư hỏng. Bốc hơi dung môi Tiếng ồn Tiêu thụ điện Chất thải rắn Sự cố cháy nổ Sự cố đổ tràn hóa chất Tiếng ồn Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Thiệt hại về tài sản và tính mạng con người. KHU VỰC CANTEEN Chế biến thức ăn Thực phẩm và gia vị Gas Nước Điện Thức ăn chín Nguyên liệu thải Gas rò rỉ Nước thải Tiêu thụ nguyên vật liệu Tiêu thụ nhiên liệu Tiêu thụ điện, nước Phát sinh CTR Phát sinh nước thải Rò rỉ gas Nguy cơ cháy nổ Tiêu hao nguyên vật liệu Tiêu hao nhiên liệu Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí Nguy cơ cháy nổ Thu dọn khay Khay chứa thức ăn thừa Thùng chứa thức ăn thừa Nước Khay sạch Thức ăn thừa Nước thải Tiêu thụ nước Phát sinh chất thải thực phẩm (hữu cơ) Tiêu hao tài nguyên Ô nhiễm môi trường đất, nước Vệ sinh Giẻ lau bàn Giẻ lau nhà Nước Rác thực phẩm Giẻ lau bẩn Nước thải Tiêu thụ nước Phát sinh chất thải Gây ô nhiễm môi trường đất, nước Bảng 5.3 Bảng Đánh Giá Các KCMT Của Công ty TNHH May mặc và Giặt tẩy Bến Nghé Hoạt động Khía cạnh Tình trạng Tiêu chí đánh giá Trọng số Tổng điểm Kết luận PL RR TS MĐ HA Cắt – may – ráp quần áo Sử dụng nguyên vật liệu N 1 1 1 1 1 1 5 ĐK Tiêu thụ năng lượng điện N 0 1 1 1 1 1 4 ĐK Chất thải nguy hại N 1 1 1 1 0 1 4 ĐK Tiếng ồn N 1 1 1 1 0 1 4 ĐK Nhiệt độ N 1 0 1 0 1 1 3 ĐK Nguy cơ chạm điện, cháy nổ E 1 1 0 1 0 2 6 ĐK Tai nạn lao động E 1 1 0 1 1 2 8 ĐK Đóng nút – ủi Tiêu thụ năng lượng điện N 0 1 1 0 1 1 3 KĐK Tiêu thụ nguyên liệu N 0 1 1 1 0 1 3 ĐK Tiếng ồn N 1 1 1 1 0 1 4 ĐK Nhiệt độ N 1 1 1 1 0 1 4 ĐK Nước thải N 1 0 1 0 1 1 3 ĐK Chất thải nguy hại N 1 1 1 1 0 1 4 ĐK Dán nhán – đóng gói Tiêu thụ năng lượng điện N 0 0 1 0 1 1 2 KĐK Tiêu thụ nguyên vật liệu N 0 1 1 1 0 1 3 ĐK Tiếng ồn N 1 0 0 0 1 1 2 KĐK Chất thải N 1 1 1 1 0 1 4 ĐK Tai nạn lao động N 1 1 0 1 1 1 4 ĐK Hấp Tiêu thụ năng lượng điện N 0 0 1 0 1 1 2 KĐK Tiếng ồn N 1 0 0 0 1 1 2 KĐK Nước thải N 1 1 1 1 0 1 4 ĐK Nhiệt độ N 1 1 1 1 1 1 5 ĐK Ngâm nước mềm Tiêu thụ năng lượng điện N 0 0 1 0 1 1 2 KĐK Sử dụng hóa chất N 1 1 1 1 0 1 4 ĐK Hơi dung môi N 1 1 1 1 0 1 4 ĐK Nước thải N 1 1 1 1 1 1 5 ĐK Tẩy (phun cát) Tiêu thụ năng lượng điện N 1 1 1 1 0 1 4 ĐK Bụi E 1 2 1 1 1 1 6 ĐK Nhiệt độ N 1 1 1 1 1 1 5 ĐK Quạt – sấy Tiêu thụ năng lượng điện N 1 1 1 0 0 1 3 ĐK Nhiệt độ N 0 1 0 1 0 1 2 KĐK Tiếng ồn N 1 1 0 1 1 1 4 ĐK KHU VỰC VĂN PHÒNG Sử dụng các thiết bị văn phòng Sử dụng nguyên vật liệu N 0 0 1 0 1 1 2 KĐK Tiêu thụ điện, nước N 0 0 1 0 1 1 2 KĐK CTR nguy hại N 1 1 1 1 0 1 4 ĐK CTR không nguy hại N 1 0 1 0 0 1 2 KĐK Thắp sáng Tiêu thụ năng lượng điện N 0 1 1 0 1 1 3 ĐK Chất thải nguy hại N 1 1 1 1 0 1 4 ĐK Sinh hoạt của nhân viên Tiêu thụ điện, nước N 0 0 1 0 1 1 2 KĐK Chất thải sinh hoạt N 1 0 1 1 0 1 3 ĐK Nước thải sinh hoạt N 1 0 1 1 1 1 4 ĐK KHO VẬT TƯ Xuất nhập hàng Tiếng ồn N 1 0 0 0 1 1 2 KĐK Chất thải rắn không nguy hại N 1 0 0 0 0 1 1 KĐK Khí thải N 1 1 0 1 1 1 4 ĐK Lưu trữ Tiêu thụ năng lượng điện N 0 0 1 0 1 1 2 KĐK Chất thải rắn nguy hại N 1 1 1 1 0 1 4 ĐK Đổ tràn hóa chất E 1 1 0 1 1 2 8 ĐK Nguy cơ cháy nổ E 1 1 0 1 0 2 6 ĐK CANTEEN Chế biến thức ăn Tiêu thụ nguyên vật liệu N 0 0 1 0 1 1 2 KĐK Tiêu thụ điện, nước N 0 0 1 0 1 1 2 KĐK Tiêu thụ gas N 1 0 1 0 1 1 3 ĐK CTR sinh hoạt N 1 0 1 1 0 1 3 ĐK Nước thải N 1 0 1 1 1 1 4 ĐK Rò rỉ gas, nguy cơ cháy nổ E 1 1 0 1 1 2 8 ĐK Vệ sinh nhà ăn Tiêu thụ nước N 0 0 1 0 1 1 2 KĐK CTR sinh hoạt N 1 0 1 1 0 1 3 ĐK Nuớc thải N 1 0 1 1 1 1 4 ĐK Bảo trì, sửa chữa máy móc Tiêu thụ nhiên liệu A 1 0 1 0 1 1,5 4,5 ĐK Tiếng ồn A 1 1 1 1 0 1,5 6 ĐK Khí thải A 1 1 0 1 1 1,5 6 ĐK Chất thải nguy hại A 1 1 0 1 1 1,5 6 ĐK Nguy cơ chạm điện, cháy nổ E 1 1 0 1 1 2 8 ĐK Ghi chú: N (Normal): Điều kiện bình thường A (Abnormal): Điều kiện bất bình thường E (Emergency): Tình trạng khẩn cấp PL: Yêu cầu pháp luật/ khác. RR: Mức đợ rủi ro với con người và bên hữu quan TS: Tần suất tác đợng mơi trường MĐ: Mức đợ tác đợng đới với mơi trường: đất, nước, khơng khí, tài nguyên thiên nhiên HA: Hình ảnh uy tín của cơng ty. 5.4 CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục xác định yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ liên quan đến các KCMT của mình. Các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác này áp dụng cho các KCMT có liên quan đến các hoạt động, sản phẩm của công ty. Danh mục văn bản pháp luật và yêu cầu khác (Xem chi tiết phụ lục 2). Quy trình đáp ứng yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác. Hình 5.1 Diễn giải quy trình trên (xem chi tiết phụ lục 7) 5.5 XÂY DỰNG MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 5.5.1 Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường Từ danh sách các KCMT đáng kể và CSMT, tổ chức sẽ thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường thích hợp cho các KCMT ý nghĩa. Để thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu đề ra, tổ chức sẽ tiến hành xây dựng một hoặc nhiều chương trình môi trường. Để một chương trình môi trường đạt hiệu quả cần xác định trách nhiệm thực hiện cho mỗi phòng/ban hay cá nhân, xác định phương pháp thực hiện và thời gian hoàn thành nhiệm vụ. 5.5.1.1 Thiết lập mục tiêu Khi thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, phân xưởng cần quan tâm đến các vấn đề sau: Yêu cầu của CSMT. Các KCMT đáng kể. KCMT đáng kể cho biết vấn đề quan trọng về môi trường mà phân xưởng phải xem xét đến khi thiết lập mục tiêu. Không phải tất cả các KCMT đáng kể đều phải lập mục tiêu mà chỉ lập đối với những KCMT cấp thiết, còn những khía cạnh còn lại phải đề xuất các giải pháp theo dõi và kiểm soát. Các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác. Kết quả đánh giá tác động môi trường. Quan điểm của các bên hữu quan. Các yêu cầu tài chính: mục tiêu phải phù hợp với yêu cầu tài chính của phân xưởng. Xem xét các kết quả từ cuộc họp xem xét lãnh đạo trước đó. Nguồn lực cần thiết để đáp ứng mục tiêu đề ra. Các yêu cầu về mặt kinh doanh. Phân xưởng có thể đưa mục tiêu môi trường vào kế hoạch kinh doanh hàng năm nhằm đảm bảo các mục tiêu này đồng bộ với hệ thống quản lý của phân xưởng. Phạm vi mà điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho phép. 5.5.1.2 Thiết lập chỉ tiêu Khi thiết lập chỉ tiêu phải xuất phát từ các yêu cầu của mục tiêu, cần phải đề ra và đáp ứng được những mục tiêu của phân xưởng. Chỉ tiêu phải được cụ thể hoá thành giá trị khi có thể để nâng cao một cách liên tục thành tích hoạt động môi trường. 5.5.1.3 Các điểm cần lưu ý khi thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu Mục tiêu và chỉ tiêu phải có giới hạn hợp lý và có thể đo được. Mục tiêu nào phù hợp với tài chính, nguồn lực, thời gian và nhân sự của phân xưởng thì thực hiện trước. Không nên xây dựng tất cả mục tiêu ngay lần đầu tiên mà cần từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế. Các mục tiêu và chỉ tiêu phải được xem xét lại định kỳ và khi cần thiết để phù hợp với các thay đổi. Các mục tiêu phải được lập thành văn bản và đào tạo cho mọi người biết họ phải làm gì để hỗ trợ hoàn thành mục tiêu. Có nhiều cách thực hiện như: thông báo bằng văn bản, triển khai đào tạo theo nhiều nhóm nhỏ trong từng phân xưởng. 5.5.1.4 Xây dựng chương trình môi trường Chương trình môi trường là các kế hoạch hoạt động để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung chinh.doc
  • docLoi cam doan (4).doc
  • pdfLoi cam doan (4).pdf
  • docLoi cam on (5).doc
  • pdfLoi cam on (5).pdf
  • docMuc luc(6).doc
  • pdfMuc luc(6).pdf
  • pdfNoi dung chinh.pdf
  • docNhan xet GVHD.doc
  • pdfNhan xet GVHD.pdf
  • docNhiem vu do an (3).doc
  • pdfNhiem vu do an (3).pdf
  • docPhu luc.doc
  • pdfPhu luc.pdf
  • docTai lieu tham khao.doc
  • pdfTai lieu tham khao.pdf
  • docThiet ke dia CD.doc
  • pdfThiet ke dia CD.pdf
  • docTrang bia chinh+phu(1,2).DOC
  • pdfTrang bia chinh+phu(1,2).pdf
Tài liệu liên quan