Đồ án Quản lý điểm sinh viên Khoa

1 Contents

2 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI: - 6 -

3 THU THẬP YÊU CẦU - 6 -

3.1 MỔ TẢ CHUNG: - 6 -

3.2 QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ ĐIỂM ĐƯỢC DIỄN RA NHƯ SAU: - 7 -

3.3 CÁCH TÍNH ĐIỂM ĐÁNH GIÁ BỘ PHẬN ĐIỂM HỌC PHẦN : - 8 -

3.4 CÁCH TÍNH ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG - 9 -

3.5 XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP: - 10 -

3.6 MÔ TẢ BÀI TOÁN - 11 -

3.7 CƠ CẤU TỔ CHỨC: - 12 -

3.8 YÊU CẦU: - 12 -

3.8.1 Chức năng: - 12 -

3.8.2 Yêu cầu hệ thống - 13 -

4 PHÂN TÍCH - 13 -

4.1 PHÂN TÍCH YÊU CẦU NGHIỆP VỤ: - 13 -

4.1.1 Các thừa tác viên nghiệp vụ: - 13 -

4.1.2 Các usercase nghiệp vụ: - 14 -

4.1.3 Lược đồ usercase nghiệp vụ: - 18 -

4.2 PHÂN TÍCH YÊU CẦU HỆ THỐNG: - 18 -

4.2.1 Danh sách tác nhân: - 18 -

4.2.2 Danh sách usecase: - 19 -

4.2.3 Lược đồ usecase: - 21 -

5 THIẾT KẾ 35

5.1 CÔNG NGHỆ 35

5.2 GIAO DIỆN 36

5.3 LƯỢT ĐỒ TRÌNH TỰ CHI TIẾT 39

5.3.1 Lượt đồ trình tự đăng nhập 39

5.3.2 Lượt đồ trình tự nhập điểm 40

5.3.3 Lượt đồ trình tự xem điểm 41

5.4 ĐẶT TẢ CLASS 41

5.4.1 Các lớp thực thể: 41

5.4.2 Các lớp giao diện và xử lý: 42

5.5 LƯỢT ĐỒ CƠ SỞ DỮ LIỆU 43

5.5.1 Mô tả các thuộc tính dữ liệu: 44

6 HIỆN THỰC 47

6.1 SƠ ĐỒ TRIỂN KHAI 47

6.2 PHÁT SINH MÃ 47

6.3 XÂY DỰNG PHẦN MỀM 47

6.4 GIẢI PHÁP ĐÓNG GÓI 47

6.5 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN 47

7 KẾT LUẬN 47

8 PHỤ LỤC 47

8.1 DANH MỤC CÁC HÌNH 47

8.2 DANH MỤC CÁC BẢNG 47

8.3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 47

9 TÀI LIỆU 48

10 DANH SÁCH NHÓM 48

10.1 DANH SÁCH NHÓM 48

10.2 PHÂN CHIA CÔNG VIỆC: 48

 

 

 

docx50 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6381 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quản lý điểm sinh viên Khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay nhiều lớp học, thông tin lớp học gồm tên lớp, khóa học, năm bắt đầu, năm kết thúc và có duy nhất một mã lớp. Mỗi lớp có một hay nhiều sinh viên, mỗi sinh viên khi nhập học sẽ cung cấp thông tin về họ tên, ngày sinh, nơi sinh, phái, địa chỉ và được cấp cho một mã sinh viên. - Trong quá trình được đào tạo tại trường, sinh viên phải học các môn học mà khoa phân cho lớp, thông tin về môn học gồm mã môn học, tên môn học, số tín chỉ, giáo viên phụ trách môn học đó. Đối với mỗi môn học, học sinh có các điểm sau: + Điểm thi giữa kì: nếu điểm từ 5 trở lên thì đạt, ngược lại phải thi lại lần 2, nếu thi lần 2 không đạt phải học lại. + Điểm đề tài: nếu điểm từ 5 trở lên thì đạt, ngược lại không được thi cuối kì và phải học lại. + Điểm cuối kì: nếu điểm từ 5 trở lên thì đạt, ngược lại phải thi lại lần 2, nếu thi lần 2 không đạt thì học lại thi lại, nếu vẫn không đạt phải học lại với lớp dưới và lấy điểm lại từ đầu. + Điểm tổng kết môn học: điểm trung bình môn được tính dựa vào 3 điểm trên (20% giữa kì, 30% đề tài, 50% cuối kì). Điểm trung bình được dùng để xếp loại học lực cho môn đó. - Sau khi hoàn thành các môn học được giao, sinh viên sẽ thi các môn thi tốt nghiệp. Nếu điểm từ 5 trở lên thì đạt, ngược lại phải thi lại. Nếu các môn thi tốt nghiệp đều đạt sinh viên sẽ được tổng kết thành điểm tốt nghiệp và đánh giá học lực. - Đối với sinh viên học tại trường, mỗi người có thể xem điểm các môn học của mình hay xem các môn học của từng học kì mà mình sẽ được học. Quá trình quản lý điểm được diễn ra như sau: Dựa vào quy chế học và thi theo tín chỉ của trường ĐH Công nghiệp: Sau khi thi và có điểm của các môn thi. Điểm của các môn thi được chuyển tới phòng giáo vụ khoa, nhiệm vụ của phòng là nhập điểm của từng môn học đó vào cơ sở dữ liệu. Thang điểm tối đa của mỗi môn học là thang điểm 10. Sau mỗi kỳ học thì giáo vụ khoa sẽ tiến hành sắp xếp phân loại sinh viên. Đối với những sinh viên khá giỏi thì tiến hành khen thưởng. Tổ chức thi lại đối với những sinh viên được điểm dưới 4 trong lần thi thứ nhất. Nếu sau lần thi thứ hai sinh viên đó vẫn bị điểm dưới 4 thì tổ chức học lại cho sinh viên. Nếu sau khi học lại mà điểm thi của sinh viên đó vẫn dưới 4 thì xét sinh viên đó học lại. Phân loại sinh viên để từ đó đề ra phương hướng dạy và học tập của khoa sao cho kết quả học tập và dạy học trong kỳ tới đạt nhiều thành tích cao hơn kỳ vừa qua. Đánh giá học phần: Đối với những học phần không làm tiểu luận điểm học phần tính như sau: Đ.HP = 60%Đ.KTHP + 20%Đ.GHP + 20%Đ.TBKTTK Trong đó: Đ.HP: Điểm tổng kết học phần Đ.KTHP: Điểm thi kết thúc học phần (>=4 mới tính các điểm khác) Đ.GHP: Điểm thi giữa học phần Đ.TBKTTK: Điểm trung bình kiểm tra thường kỳ Đối với những học phần có làm tiểu luận, áp dụng hình thức đánh giá như sau: Đ.TBMH = 20%Đ.GK + 30%Đ.TL + 50%Đ.KTMH Trong đó: Đ.TBMH: Điểm trung bình môn học Đ.GK: Điểm giữa kỳ môn học Đ.TL: Điểm tiểu luận Đ.KTMH: Điểm thi kết thúc môn học Chú ý: Trường hợp những sinh viên thi lại (kể cả thi giữa học phần, kết thúc môn, tiểu luận). Nếu >=5,5 thì chỉ tính phần thi đó bằng 5,5 các phần điểm khác được bảo lưu. Đối với học sinh có điểm thi <=5,5 được thi lại 1 lần để cải thiện điểm Trường hợp những sinh viên thi lại (kể cả thi giữa học phần, kết thúc môn học tiểu luận). Nếu >5 thì chỉ tính phần thi đó bằng 5, các phần điểm khác được bảo lưu. Cách tính điểm đánh giá bộ phận điểm học phần : Điểm đánh giá bộ phận và điểm kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần đối với trọng số tương ứng, điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau : + Loại đạt gồm : A (8,5 - 10): Giỏi B (7,0 - 8,4): Khá C (5,5 – 6,9 ): Trung bình D (4,0 – 5,4 ): Trung bình yếu + Loại không đạt F (dưới 4,0): Kém (thi lại) Việc xếp loại mức điểm F ngoài trường hợp như đã nêu. Còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy, có quyết định phải nhận mức F Cách tính điểm trung bình chung Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích luỹ, mức điểm chữ của mỗi học phần phải được quy đổi qua điểm số như sau: A tương ứng với 4 B tương ứng với 3 C tương ứng với 2 D tương ứng với 1 F tương ứng với 0 - Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích luỹ được tính theo công thức sau, lấy đến 2 số thập phân: Công thức : Trong đó: A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình trung tích luỹ ai: Điểm học phần thứ i ni: Số tín chỉ của học phần thứ i n: Tổng số học phần Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích luỹ để xét thôi học, xếp hạng học lực sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi. Xét và công nhận tốt nghiệp: - Đầu học kỳ cuối khoá, các sinh viên được đăng ký làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp, hoặc học thêm một số học phần chuyên môn được quy định như sau : + Làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp: Áp dụng cho sinh viên có điểm TBC đối với khối kinh tế đạt điểm 7,5 trở lên, khối công nghệ đạt điểm 7,0 trở lên. Đồ án khoá luận tốt nghiệp là học phần có khối lượng không quá 7 tín chỉ cho trình độ đại học và 5 tín chỉ cho trình độ cao đẳng. + Sinh viên không được giao làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp: phải đăng ký học thêm 7 tín chỉ cho trình độ đại học và 5 tín chỉ cho trình độ cao đẳng ở những học phần chuyên môn, để tích luỹ đủ số tín chỉ quy định cho chương trình. Sinh viên được tạo điều kiện làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp kết hợp với thời gian thực tập chuyên môn cuối khoá. Sinh viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được xét tốt nghiệp + Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập. + Tích luỹ đủ số học phần theo quy định cho chương trình đào tạo: với khối lượng là 140 - 150 tín chỉ cho trình độ đại học 4 năm và 100 - 110 tín chỉ cho trình độ cao đẳng 3 năm. + Điểm trung bình tích luỹ của toàn khoá học đạt từ 2,00 trở lên Cấp bằng tốt nghiệp. Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo chính (đơn nghành hoặc song nghành). Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích luỹ của toàn khoá học như sau: + Loại xuất sắc đạt điểm trung bình chung tích luỹ từ 3,60 đến 4,00 + Loại giỏi đạt điểm trung bình chung tích luỹ từ 3,20 đến 3,59 + Loại khá đạt điểm trung bình chung tích luỹ từ 2,50 đến 3,19 + Loại trung bình đạt điểm trung bình chung tích luỹ từ 2,00 đến 2,49 Mô tả bài toán Bài toán Quản lý điểm đặt ra các vấn đề cơ bản như sau: Thể hiện được mô hình tổ chức quản lý sinh viên theo khóa, theo lớp, theo các loại hình đào tạo; Quản lý các môn học của các lớp theo học kỳ và kết quả học tập của sinh viên đối với các môn học đó. Hệ thống còn phải cho phép tạo ra các báo cáo từ kết quả học tập của sinh viên nhằm phục vụ công tác điều hành huấn luyện như: Tổng kết kết quả học tập theo kỳ, theo năm, theo khóa; In Danh sách thi lại; In Bảng điểm học kỳ; In Bảng điểm cá nhân… Ngoài các chức năng chính như trên, hệ thống này còn cần thêm một số chức năng khác như: cập nhật các loại danh mục dữ liệu (danh mục lớp, danh mục loại hình đào tạo, danh mục ngành học …); các chức năng sao lưu và phục hồi dữ liệu; các chức năng trợ giúp … Có thể mô tả sơ lược các công việc chính (đối với 1 khóa học) trong hệ thống quản lý điểm của một khoa như sau: - Với mỗi lớp đã có cập nhật danh sách sinh viên của lớp - Với mỗi học kỳ cần cập nhật danh sách môn học, danh sách các lớp học phần sẽ mở trong kỳ. - Khi có kết quả các lớp học phần -> Cập nhật điểm môn học / lớp - Tổng kết kết quả học tập học kỳ, năm học, khóa học .. - Thống kê điểm. Cơ cấu tổ chức: Một trường đại học mỗi năm tiếp nhận nhiều sinh viên đến trường nhập học và trong quá trình học tập nhà trường sẽ quản lý các kết quả học tập của từng sinh viên. Trong trường có nhiều khoa ngành khác nhau, mỗi khoa có một phòng giáo vụ là nơi cập nhật thông tin của sinh viên, lớp, môn học….. - Mỗi khoa có một hay nhiều lớp học, thông tin lớp học gồm tên lớp, khóa học, năm bắt đầu, năm kết thúc và có duy nhất một mã lớp. Mỗi lớp có một hay nhiều sinh viên, mỗi sinh viên khi nhập học sẽ cung cấp thông tin về họ tên, ngày sinh, nơi sinh, phái, địa chỉ và được cấp cho một mã sinh viên. - Trong quá trình được đào tạo tại trường, sinh viên phải học các môn học mà khoa phân cho lớp, thông tin về môn học gồm mã môn học, tên môn học, số tín chỉ, giáo viên phụ trách môn học đó. - Sau khi hoàn thành các môn học được giao, sinh viên sẽ thi các môn thi tốt nghiệp. Yêu cầu: Chức năng: Xây dựng hệ thống Quản lý điểm phục vụ công tác quản lý điểm trong một khoa của các trường ĐH và CĐ với các yêu cầu sau: · Chức năng người dùng Người dùng là sinh viên, phụ huynh, giáo viên… là những người có nhu cầu xem thông tin điểm của các sinh viên. Họ chỉ có quyền xem điểm · Chức năng quản trị Có 2 nhóm vai trò: quản trị viên, quản lý viên. Họ phải đăng nhập vào hệ thống để sử dụng chức năng quản trị. Quản trị viên có các chức năng: - Như người dùng bình thường - Được quyền tạo, thay đổi, xóa thông tin các khóa học - Quyền tạo, thay đổi, xóa thông tin các ngành học - Quyền tạo, thay đổi, xóa thông tin người dùng - Quyền tạo, thay đổi, xóa thông tin các hệ đào tạo - Quyền tạo, thay đổi, xóa thông tin các lớp học - Quyền tạo, thay đổi, xóa thông tin học kỳ - Quyền tạo, thay đổi thông tin giáo viên - Quyền sao lưu phục hồi cơ sở dữ liệu Quản lý viên có các chức năng: - Được quyền tạo, thay đổi, xóa thông tin các sinh viên - Quyền tạo, thay đổi, xóa điểm của các sinh viên - Quyền tạo, thay đổi, xóa môn học - Quyền thống kê in ấn. Yêu cầu hệ thống - Giao diện trực quan, tiện dụng - Có thể sử dụng 24/24 , đáp ứng hàng trăm lượt truy cập cùng lúc - Hệ thống chạy trên nền web , người dùng truy cập thông qua trình duyệt mọi lúc mọi nơi - Có chức năng gửi email tới người dùng - Có khả năng bảo mật, phân quyền truy cập tốt, mỗi loại người dùng chỉ có thể sử dụng một số chức năng riêng - Việc tính toán điểm phải chính xác ,đáng tin cậy , độ sai số cho phép là 0.001 - Phải có tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng đầy đủ trên web PHÂN TÍCH Dựa vào những thông tin thu thập trên , phần dưới sẽ tiến hành phân tích yêu cầu nghiệp vụ và hệ thống Phân tích yêu cầu nghiệp vụ: Các thừa tác viên nghiệp vụ: Dựa vào cơ cấu tổ chức và sử dụng ta có các thừa tác viên nghiệp vụ sau: - Sinh viên: là khách nói chung, là những người có nhu cầu xem thông tin điểm của các sinh viên. Họ chỉ có quyền xem điểm - Quản trị viên : có tất cả các quyền của hệ thống (bao gồm cả khách và quản lý viên), nhóm này còn có thêm các chức năng quản lý người dùng, quản lý khóa, quản lý lớp - Quản lý viên: là các giáo viên và giáo vụ khoa. có tất cả các quyền của khách, nhóm này có thêm các chức năng: quản lý môn học, quản lý điểm thi, quản lý sinh viên Các usercase nghiệp vụ: a) Use case Duong_QuanLyHeThong: - Nghiệp vụ quản lý hệ thống dành cho quản trị viên, xác lập hệ thống, quản lý tài khoản người dùng b) Use case Duong_QuanLySinhVien: - Nghiệp vụ quản lý sinh viên cho phép nhân viên quản lý dùng để cập nhật thông tin của sinh viên như thêm sinh viên mới, xóa thông tin sinh viên, sửa thông tin sinh viên. - Nhân viên quản trị cũng thao tác được với nghiệp vụ này. c) Use case Duong_QuanLyLop: - Nghiệp vụ quản lý lớp học cho phép nhân viên quản lý dùng để cập nhật thông tin của lớp học như thêm lớp học mới, xóa thông tin lớp học, sửa thông tin lớp học. - Nhân viên quản trị cũng thao tác được với nghiệp vụ này. d) Use case Duong_QuanLyMonHoc: - Nghiệp vụ quản lý môn học cho phép nhân viên quản lý dùng để cập nhật thông tin của môn học như thêm môn học, xóa thông tin môn học, sửa thông tin môn học. - Nhân viên quản trị cũng thao tác được với nghiệp vụ này. e) Use case Duong_QuanLyDiem: - Nghiệp vụ quản lý lớp học cho phép nhân viên quản lý dùng để cập nhật điểm cho sinh viên như nhập điểm thi, đểm tiểu luận, điểm đồ án cho sinh viên, sửa điểm cho sinh viên. - Nhân viên quản trị cũng thao tác được với nghiệp vụ này. f) Use case Duong_XemDiem: - Nghiệp vụ xem điểm cho phép sinh viên truy cập vào hệ thống để xem kết quả học tập của mình. g) Use case Duong_QuanLyHeThong: - Bao gồm việc quản lý tài khoản, cấu hình hệ thống…. Lược đồ usercase nghiệp vụ: Phân tích yêu cầu hệ thống: Danh sách tác nhân: STT Tác nhân Mô tả (vài dòng) 1 Sinh Viên Là những sinh viên có nhu cầu xem kết quả học tập ở khoa mà mình đang học. Có thể gọi chung là Khách 2 Quản lý viên Là những người có quyền quản lý như giáo viên, được quyền đăng nhập vào web để thực hiện những chức năng như quản lý môn học, quản lý điểm thi, quản lý sinh viên, thống kê và báo cáo. 3 Quản trị viên Là nhân viên quản trị hệ thống, được quyền đăng nhập vào web để thực hiện những chức năng như quản lý khóa học, quản lý lớp học, quản lý người dùng. Ngoài ra quản trị còn có thể thực hiện được những chức năng của quản lý. Danh sách usecase: STT Usecase Mô tả (vài dòng) 1 Xem Điểm Hệ thống cho sinh viên xem bảng điểm của mình sau khi nhập đúng mã số sinh viên. 2 Đăng Nhập Người dùng cần nhập đúng tài khoản và mật khẩu của mình để có thể thưc hiện các thao tác cập nhật thông tin cho hệ thống. 3 Kiểm tra tài khoản Hệ thống kiểm tra tài khoản nhập có chính xác với tài khoản từ cơ sở dữ liệu hay không 4 Kiểm tra mật khẩu Hệ thống kiểm tra mật khẩu nhập có chính xác với mật khẩu từ cơ sở dữ liệu hay không 5 Đăng xuất Cho phép người dùng hủy bỏ tình trạng đăng nhập với hệ thống 6 Quản lý sinh viên Chức năng này được người dùng sử dụng để cập nhật thông tin của sinh viên như thêm thông tin cá nhân sinh viên mới hay xóa những thông tin của sinh viên hay sửa thông tin cá nhân. 7 Quản lý môn học Chức năng này được người dùng sử dụng để cập nhật thông tin của môn học như thêm thông tin môn học mới hay xóa môn học hay sửa thông tin môn học hay chọn môn học cho lớp. 8 Quản lý điểm Chức năng này được người dùng sử dụng để cập nhật kết quả học tập cho sinh viên như thêm mới điểm hay sửa điểm. 9 Báo cáo Chức năng này được người dùng sử dụng để xem danh sách sinh viên hay bảnng điểm của sinh viên. 10 Quản lý khóa học Chức năng này được người dùng sử dụng để cập nhật thông tin của khóa học như thêm thông tin khóa học mới hay xóa khóa học hay sửa thông tin khóa học. 11 Quản lý lớp học Chức năng này được người dùng sử dụng để cập nhật thông tin của lớp học như thêm thông tin lớp học mới hay xóa lớp học hay sửa thông tin lớp học. 12 Quản lý người dùng Chức năng này được người dùng sử dụng để cập nhật thông tin cho người dùng như thêm người dùng mới hay sửa thông tin người dùng. (Người dùng là những người sử dụng hệ thống như nhân viên quản trị, giáo viên) Lược đồ usecase: – Lược đồ use case tổng quát: – Lược đồ use case chi tiết theo từng tác nhân: * Quản lý viên: * Quản trị viên: * Sinh viên: Đặc tả usecase: Đối với từng usecase thực hiện các bước bên dưới UseCase DangNhap Luồng sự kiện chính B1: Trên giao diện quản trị hệ thống, người dung chọn đăng nhập B2: Hệ thống hiển thị giao diện đăng nhập, yêu cầu người dùng nhập username và password B3: Người sử dụng nhập username và password, chọn đồng ý đăng nhập B4: Hệ thống tiếp nhận thông tin, kiểm tra username và password của người dùng B5: Nếu hợp lệ, hệ thống chấp nhận đăng nhập, hiển thị thông báo đăng nhập thành công. B6: Kết thúc UseCase Luồng sự kiện rẽ nhánh Luồng 1: B1: Tại giao diện đăng nhập, người dùng không muốn tiếp tục, chọn hủy bỏ B2: Kết thúc Use Case Luồng 2: B1: Hệ thống kiểm tra thông tin đăng nhập không chính xác B2: Hệ thống từ chối đăng nhập, hiển thị thông báo B3: Kết thúc Use Case Luồng 3: B1: Hệ thống kết nối cơ sở dữ liệu để kiểm tra thông tin, quá trình kết nối không thành công, không thực hiện kiểm tra được B2: Hiển thị thông báo lỗi B3: Kết thúc Use Case Sơ đồ hoạt động miêu tả UsecaseDangNhap UseCase XemDiem Luồng sự kiện chính B1: Trên giao diện hệ thống, người dùng nhập mã sv để xem điểm B2: Hệ thống sẽ trả về thông tin điểm của sinh viên đó Luồng sự kiện rẽ nhánh B1: Hệ thống kiểm tra mã sinh viên không chính xác B2: Hiển thị thông báo lỗi B3: Kết thúc Use Case Sơ đồ hoạt động miêu tả UsecaseXemDiem UseCase QuanlyDiem: Luồng sự kiện chính: Usecase này bắt đầu khi người dùng muốn thêm, chỉnh sửa điểm của sinh viên theo môn học và theo lớp nào đó. Hệ thống yêu cầu người dùng chọn lớp, môn học và học kỳ, dựa theo các thông tin vừa được chọn đó, danh sách các sinh viên thỏa mãn 3 yêu cầu đó được hiện ra để người dùng thao tác Thêm mới B1: Người dùng sẽ tiến hành nhập điểm cho từng sinh viên B2: Hệ thống chờ cho đến khi người dùng nhấn nút lưu để lưu lại thông tin đó B3: Hệ thống thông báo thành công. B4: Kết thúc Usecase Sơ đồ hoạt động miêu tả UsecaseThemdiem Sửa đổi thông tin B1: Người dùng chọn chức năng sửa điểm B2: Hệ thống hiện ra danh sách điểm theo lớp, theo học kỳ và năm học. B3: Người dùng tiến hành sửa đổi thông tin điểm của sinh viên cần sửa điểm. B4: Người nhấn nút lưu sửa đổi. B5: Hệ thống thông báo cập nhật thành công. B6: Kết thúc usecase Sơ đồ hoạt động miêu tả UsecaseSuadiem Luồng sự kiện rẽ nhánh Luồng 1: B1: Khi tiến hành sửa đổi thông tin, người dùng không muốn tiếp tục (không muốn lưu lại các thông tin sửa đổi đó), chọn chức năng khác B2: Kết thúc UseCase UseCase QuanlyMonhoc Luồng sự kiện chính: UseCase này bắt đầu khi người quản trị hệ thống muốn thêm mới,chỉnh sửa hoặc tạm xoá bỏ thông tin về môn học nào đó. Hệ thống yêu cầu người dùng nhập vào các thông tin hoặc một trong các thông tin sau:mã học phần, mã môn học,tên môn,số tín chỉ. Người dùng chọn tác vụ muốn thực hiện: Thêm môn B1: Hệ thống yêu cầu người dùng nhập các thông tin cần thiết của môn. Các thông tin bao gồm: Mã môn, tên môn. B2: Hệ thống chờ cho đến khi người dùng nhấn nút lưu để lưu lại thông tin môn học B3: Hệ thống thông báo thêm mới thành công. B4: Kết thúc Usecase Sơ đồ hoạt động miêu tả Thêm môn học Sửa đổi thông tin B1. Hệ thống yêu cầu người dùng nhập thông tin của môn cần cập nhật, bao gồm một hoặc các thông thông tin sau: tên môn. B2. Hệ thống hiển thị thông tin của môn cần cập nhật. B3. Người dùng sửa đổi thông tin môn vừa được hiển thị B4. Người dùng nhấn nút lệnh cập nhật thông tin. B5. Hệ thống thông báo cập nhật thành công. B6. Kết thúc Usecase Sơ đồ hoạt động miêu tả Sửa thông tin môn học Tạm xoá bỏ thông tin B1. Hệ thống yêu cầu người dùng chọn môn học cần xoá bỏ khỏi hệ thống. B2 Hệ thống yêu cầu người dùng xác nhận việc tạm xoá bỏ thông tin B3. Người dùng xác nhận xoá thông tin của môn B4. Hệ thống tạm xoá thông tin của môn học đó B5. UseCase kết thúc. Sơ đồ hoạt động miêu tả Xóa bỏ môn học Luồng sự kiện rẽ nhánh Luồng 1: B1. Tại giao diện thêm mới thông tin, người dùng không muốn tiếp tục, chọn chức năng khác B2. UseCase kết thúc. Luồng 2: (Không thêm mới thông tin được) B1. Một thông báo trùng khoá sẽ được hệ thống thông báo đến người dùng khi mã môn mà người dùng nhập vào trùng với mã môn đã có trong cơ sở dữ liệu B2. Kết thúc UseCase. Luồng 3: (Xoá môn không thành công) B1. Tại giao diện xoá bỏ thông tin, người dùng chọn huỷ bó, hệ thống sẽ huỷ bỏ thao tác xoá thông tin môn học đó B2. Kết thúc UseCase. UseCase QuanlyLop Luồng sự kiện chính: UC này bắt đầu khi người quản trị hệ thống muốn thêm mới,chỉnh sửa hoặc tạm xoá bỏ thông tin về một lớp nào đó. Hệ thống yêu cầu người dùng nhập vào các thông tin sau đó người dùng chọn tác vụ muốn thực hiện: Thêm lớp B1: Trên giao diện quản trị hệ thống, người dùng chọn thêm lớp B2: Hệ thống hiển thị giao diện thêm lớp, yêu cầu người dùng nhập các thông tin liên quan B3: Người sử dụng nhập thông tin, chọn đồng ý lưu thông tin vừa nhập B4: Hệ thống tiếp nhận thông tin, kiểm tra dữ liêu của người dùng. Nếu hợp lệ, hệ thống chấp nhận lưu lớp vừa nhập, hiển thị thông báo lưu thành công B5: Kết thúc Use Case Sửa đổi thông tin B1: Trên giao diện quản trị hệ thống, người dùng chọn sửa thông tin lớp B2: Hệ thống hiển thị giao diện sủa thông tin lớp, yêu cầu người dùng nhập các thông tin cần sửa. B3: Người sử dụng nhập thông tin, chọn đồng ý lưu nội dung sửa vừa nhập B4: Hệ thống tiếp nhận thông tin, kiểm tra dữ liêu của người dùng B5: Nếu hợp lệ, hệ thống chấp nhận lưu kết quả vừa sửa đổi, hiển thị thông báo sửa thành công B6: Kết thúc Use Case Xoá tạm thông tin một lớp B1: Trên giao diện thêm lớp, người dùng chọn xóa thông tin lớp B2: Hệ thống hiển thị hỏi người sử dụng có đồng ý xóa hay không. B3: Người sử dụng chọn đồng ý, hệ thống sẽ tạm thời xóa bỏ thông tin lớp B4: Kết thúc Use Case Khôi phục thông tin một lớp B1: Trên giao diện chính, người dùng chọn quản lý lớp và chọn chức năng khôi phục thông tin lớp B2: Hệ thống hiển thị giao diện, người sử dụng chọn lớp cần khôi phục và bấm nút đồng ý. B3: Hệ thống sẽ khôi phục lại lớp đó B4: Kết thúc Use Case Luồng sự kiện rẽ nhánh B1: Một thông báo trùng khoá sẽ được hệ thống thông báo đến người dùng khi mã lớp mà người dùng nhập vào trùng với mã lớp đã có trong hệ thống B2: Kết thúc UseCase Dựa vào lượt đồ User case hệ thống ta xác định được các lớp thực thể: THIẾT KẾ Công nghệ Dựa vào yêu cầu, ta xây dựng hệ thống chạy trên nền web theo mô hình Client-Server. Client chính là các trình duyệt phía người dùng Server: là hệ thống Windows Server sử dụng IIS để chạy web ASP.NET Framwork 2.0 Giao tiếp giưa Client và server là giao tiếp HTTP Ngoài ra để dễ bảo trì và mở rộng nên hệ thống phát triển theo mô hình 3 tầng Giao diện Trang chủ (FormGiaoDien) Trang đăng nhập: (FormDangNhap) Trang chức năng quản lý: (FormChinh) Trang quản lý điểm: (FormNhapDiem) Sinh viên Xem điểm : (FormXemDiem) Lượt đồ trình tự chi tiết Lượt đồ trình tự đăng nhập Lượt đồ cộng tác Đăng nhập: : Duong_FormGiaoDien : Duong_FormDangNhap : Duong_Kiemtradangnhap : Du... : Duong_FormChinh 1: Chon chuc nang dang nhap 3: Nhap username + password 4: submit() 10: Reset() 2: Navegate to() 5: Gui username + password 9: Navigate_to() 6: kiem tra username va password 7: Navigate_to() 8: Navigate_to() Lượt đồ trình tự nhập điểm Lượt đồ trình tự xem điểm Đặt tả Class Các lớp thực thể: Các lớp giao diện và xử lý: Lượt đồ cơ sở dữ liệu Từ lượt đồ lớp thực thể ta chuyển qua lượt đồ cơ sở dữ liệu với các bảng chính sau Mô tả các thuộc tính dữ liệu: Bảng Lớp: STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả Chú thích Malop Nchar 10 Khoá chính Mã lớp Tenlop Nvarchar 50 Tên lớp MaNganh Nchar 10 Khóa ngoại Mã ngành MaBDT Nchar 10 Khóa ngoại Mã bậc đào tạo Maloaihinhdt Nchar 10 Khoá ngoại Mã loại hình đào tạo GhiChu Nvarchar 100 Ghi chú thông tin Bảng sinh viên: STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả Chú thích Masv Nchar 10 Khoá chính Mã sinh viên (không chứa ký tự đặc biệt) Hodem Nvarchar 100 Họ đệm Tensv Nvarchar 200 Tên sinh viên Ngaysinh Varchar 50 Ngày sinh Gioitinh Nchar 5 Giới tính Quequan Nvarchar 50 Quê quán Malop Nchar 10 Khoá ngoại Mã lớp (không chứa ký tự đặc biệt) Dienthoai Varchar 15 Điện thoại Anh Varchar 500 Ảnh của sinh viên Ghichu Nchar 500 Ghi chú Enable Bit Ẩn / Hiện Bảng Điểm: STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả Chú thích 1 MaLopHP Nchar 10 Khóa chính Mã lớp học phần 2 Masv Nchar 10 Khoá chính Mã số sinh viên (không chứa ký tự đặc biệt) 3 MaNH Nchar 10 Khoá chính Mã năm học (không chứa ký tự đặc biệt) 4 Mahk Nchar 10 Khoá ngoại Mã học kỳ 5 Diemthuongky float 8 Điểm thường kỳ 6 Diemgiuaky float 8 Điểm giữa kỳ 7 Diemtieuluan float 8 Điểm tiểu luận 8 Diemketthucmon float 8 Điểm thi kết thúc môn học 9 DiemTBM float 8 Điểm trung bình 10 Diemchu Nchar 10 Điểm chữ 11 DiemThang4 Int 4 Thang điểm 4 12 Xeploai Nvarchar 100 Xếp loại học tập 13 LanThi Nvarchar 50 Lần thi 14 GhiChu Nvarchar 50 Ghi Chú 15 Enable Bit Ẩn / Hiện Bảng Người dùng: STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả Chú thích MaNV int 4 Khoá chính Mã nhân viên hệ thống username Char 10 Tên sử dụng đăng nhập (không chứa ký tự đặc biệt) pass Char 10 Mật khẩu dùng để đăng nhập hoten Nvarchar 100 Tên người SD diachi Nvarchar 100 Địa chỉ Ngaysinh Varchar 50 Ngày sinh dienthoai Varchar 15 Điện thoại Gioitinh Nchar 10 Giới tính Email Varchar 50 Địa chỉ email Anh Varchar 200 ảnh người sử dụng Quyen NVarchar 100 Quyền đăng nhập Active bit 1 Kích hoạt HIỆN THỰC Sơ đồ tri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQuản lý điểm sinh viên Khoa.docx