MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Chương 1: QUÁ TRÌNH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT CÀ PHÊ 2
1.1. Phương pháp chế biến cà phê 2
1.1.1. Phương pháp khô: 3
1.1.2. Phương pháp ướt: 3
1.1.3. Phương pháp nửa ướt 3
1.2. Quy trình sản xuất cà phê 4
Chương 2: THỐNG KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ 7
2.1. Công nghệ chế biến khô 7
2.2. Công nghệ chế biến ướt 7
2.3. Chất thải trong nhà máy sản xuất cà phê 7
2.3.1. Ô nhiễm của nước thải 7
a. Nước thải chế biến 7
b. Nước thải vệ sinh 9
c. Nước thải sinh hoạt 9
2.3.2.Ô nhiễm do khí thải 10
2.3.3. Chất thải rắn 10
a. Rác thải sinh hoạt 10
b. Chất thải rắn từ hoạt động chế biến 11
c. Chất thải nguy hại 11
Chương 3: BIỆN PHÁP XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT HỮU CƠ TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 12
3.1. Khối lượng, độ ẩm, công thức của hổn hợp chất thải 12
3.2. Các phương pháp xử lý chất thải trong nhà máy chế biến cà phê 13
3.2.1. Phương pháp 1: rác thải và nước thải xử lý riêng 13
a. Rác thải 13
b. Nước thải 15
3.2.2. Phương pháp 2: Nước thải và vỏ cà phê được xử lý chung 17
Chương 4: TÍNH KHẢ THI VÀ SỰ CHẤP NHẬN CỦA XÃ HỘI ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TÁI SỬ DỤNG 19
4.1. Những chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương liên quan đến vấn đề tái sử dụng chất thải hữu cơ của Cơ sở 19
4.2. Sự chấp nhận và nhu cầu của thị trường 19
4.3. Khó khăn và giới hạn của phương án quản lý và tái sử dụng chất thải hữu cơ đã đề xuất 20
4.3.1. Phương pháp 1 20
4.3.2. Phương pháp 2 21
Chương 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 22
5.1. Kết luận 22
5.2. Kiến nghị 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
23 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2718 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quản lý và tái sữ dụng chất hữu cơ trong nhà máy chế biến cà phê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh khối lượng xe đầy tải, sau khi đổ cà phê vào hồ tiếp nhận, xe quay trở ra, đi qua trạm cân thứ 2 cũng với trọng tải 5 tấn/cân để xác định khối lượng xe trống. Từ đó nhân viên trong nhà điều hành trạm cân có thể xác định được khối lượng cà phê mỗi xe vận chuyển đưa vào xưởng chế biến.
Tại hồ tiếp nhận, cà phê được chứa cùng với nước, được dẫn vào hố thu của bơm hút qua 1 rãnh sâu 700 mm, rộng 500 mm, sau đó được bơm lên xi phông bằng bơm hút với lưu lượng 20 tấn/h qua ống nhôm 150 mm. Xi phông có kích thước 2,5 m x 5 m x 1 m, làm nhiệm vụ tiếp nhận, rửa cà phê tươi, loại bỏ tạp chất (rác, dây cột, lá cây…) bằng thanh gạt lắp 2 bên thành bể và cung cấp cà phê cho các máy xay qua 4 ống nhôm 120 mm. Trên xi phông có ống 150 mm dẫn nước từ bể xi phông tuần hoàn về hồ tiếp nhận.
Cà phê từ Xi phông được dẫn vào 4 máy xát vỏ công suất 5 tấn/h/máy, qua 4 máy bóc vỏ với cùng công suất. Tại đây vỏ và hạt cà phê được tách riêng. Vỏ cà phê theo ống dẫn bằng vít tải, dẫn lên phễu róc nước, vào xe thu gom chở đến khu vực đổ bỏ. Hạt cà phê sau khi qua máy bóc vỏ được dẫn sang 4 lồng phân loại. Tại lồng phân loại, cà phê xanh, chưa xát vỏ được nằm lại trong lồng, qua máng dẫn đễn phễu róc nước bằng vít tải, sau đó chứa trong xe thu gom, đưa ra sân phơi và được đóng bao thành cà phê loại 2. Cà phê đã được xát vỏ, lọt qua khe hở của lồng phân loại, theo máng dẫn vào máy đánh nhớt, tách hoàn toàn nhót trên từng hạt cà phê, hạt sau khi được đánh nhớt theo vít tải dẫn lên 2 phễu chứa, vào xe thu gom, ra sân phơi. Tại tất cả các máy xáy vỏ, bóc vỏ, lỗng phân loại, máy đánh nhớt đều phải cung cấp nước để máy hoạt động hiệu quả.
Cà phê sau chế biến ướt gọi là cà phê thóc. Cà phê thóc sau khi phơi khô (hoặc sấy khô) đạt độ ẩm 12 – 14% thì đem đi xát lớp vỏ cứng bên ngoài, đánh bóng, loại bỏ lớp vỏ lụa sau đó được đóng bao thành cà phê loại 1.
Với dây chuyền chế biến cà phê ướt như trên, lượng nước sử dụng để chế biến trung bình khoảng 3 m3/tấn cà phê quả tươi và lượng vỏ cà phê thải ra 400 kg/tấn cà phê quả tươi.
Công suất của nhà máy 130 tấn/ngày, vào ngày cao điểm công suất của nhà máy có thể lên đến 150 tấn/ngày. Sản xuất trong thời gian 45 ngày.
Lưu lượng nước thải trung bình: 130 tấn/ngày x 3 m3/tấn = 390 m3/ngày.
Lưu lượng lước thải lớn nhất: 150 tấn/ngày x 3 m3/tấn = 450 m3/ngày.
Khối lượng vỏ cà phê thải trung bình: 130 tấn/ngày x 400kg/tấn = 52000 kg/ngày = 52 tấn/ngày.
Khối lượng vỏ cà phê thải lớn nhất: 150 tấn/ngày x 400 kg/tấn = 60000 kg/ngày = 60 tấn/ngày.
(Theo số liệu của Công ty cà phê Eapok - 2009)
Chương 2: THỐNG KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ
2.1. Công nghệ chế biến khô
Việc chế biến cà phê của các nông hộ (70% diện tích cà phê là của các nông hộ) chủ yếu là chế biến khô. Quá trình này được bà con nông dân đặt máy xát ngay tại các khu dân cư nên không những gây nhiều tiếng ồn, khói, bụi mà còn thải ra môi trường nhiều chất thải rắn khác như vỏ, hạt cà phê vỡ, tạp chất...
2.2. Công nghệ chế biến ướt
Quy trình chế biến ướt cần một lượng nước khá lớn để thực hiện các công đoạn như rữa, phân loại quả, xát tươi, đánh nhớt, rửa nhớt... Theo thiết kế kỹ thuật, để sản xuất ra 1 tấn cà phê nhân cần từ 7 đến 10 mét khối nước. Trung bình 3 - 5m3/tấn quả tươi, lưu lượng nước thải khoảng 30 - 200m3/ngày/đêm đối vói các cơ sở vừa và nhỏ; 150 - 600 m3/ngày - đêm đối với các cơ sở lớn. Một cơ sở sản xuất trong thời kỳ cao điểm, lượng nước thải ra lên đến 1.500 đến 2.000 mét khối nước/ngày đêm. Nước thải này trực tiếp thải ra ao hồ, sông suối. Trong nước thải của chế biến cà phê này có cả chất thải rắn, hàm lượng các chất hữu cơ cao (từ các vỏ quả cà phê bị nát, từ lớp nhớt bị máy đánh tan...) nên mức độ gây ô nhiễm lớn cả về mùi và thành phần lý hoá của nước (kể cả nước mặt và nước ngầm). Trong công nghệ này, khoảng 4,5 kg cà phê tươi, sẽ cho 1,28 kg cà phê thóc khô, còn lại là vỏ và bả cà phê.
Theo Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đắc Lắc
2.3. Chất thải trong nhà máy sản xuất cà phê
2.3.1. Ô nhiễm của nước thải
a. Nước thải chế biến
Nước thải sản xuất: quá trình sản xuất của nhà máy tiêu thụ 3 m3 nước/tấn nguyên liệu.
Lưu lượng nước thải trung bình: 130 tấn/ngày x 3 m3/tấn = 390 m3/ngày
Lưu lượng lước thải lớn nhất: 150 tấn/ngày x 3 m3/tấn = 450 m3/ngày
(Theo số liệu của Công ty cà phê Eapok - 2009)
Nguồn gốc nước thải chế biến cà phê nhân của công ty xuất phát từ các công đoạn sau:
Rửa thô: Đây là giai đoạn nước thải sinh ra có thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, các chất ô nhiễm không cao. Nước thải trong giai đoạn này không đáng kể.
Xay vỏ: Trong giai đoạn này nước thải sinh ra ít nhưng có thành phần rất đậm đặc, có độ đục và lượng cặn cao, cụ thể COD = 32.894 mg/l, BOD = 19.463 mg/l, SS = 1.720, pH ở mức thấp. COD vượt gấp 411 lần cho phép so với tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5945:2005, loại B), BOD vượt gấp 389 lần cho phép so với tiêu chuẩn cho phép, SS vượt gấp 17 lần cho phép so với tiêu chuẩn. Nồng độ ô nhiễm của nước thải cao là do nước thải chứa nhiều chất bẩn bám dính hạt cà phê (cát, đất, bụi, …), các hạt cà phê xanh còn sót lại, xác vỏ cà phê, hạt cà phê bị nát trong quá trình xay.. Ngoài ra, giai đoạn này còn thải ra lượng vỏ lớn làm cho nước thải có lượng rác rất đáng kể. – Theo số liệu của Công ty môi trường Ngọc Lân.
Đánh nhớt, rửa sạch: Đây là giai đoạn phát sinh nước thải đáng chú ý nhất của quy trình chế biến. Nước thải phát sinh từ giai đoạn này có thành phần hữu cơ cao, ngoài ra còn có độ nhớt lớn. Phần nhớt là phần chất nhầy bọc quanh hạt cà phê. Thành phần chủ yếu của nó là prôtêin, đường và péctin. Phần nhớt rất khó bị phân huỷ. Trong nước thải cà phê phần nhớt này thường kết tủa thành một lớp đen trên bề mặt. Tác nhân gây ô nhiễm nữa là đường sinh từ nhớt hoặc phần ngoài của quả cà phê. Trong quá trình lên men, đường bị phân huỷ thành rượu và khí các-bô-níc. Sau đó,rượu được biến thành axít axêtíc, và vì thế mà độ pH của nước bị giảm. Độ pH của nước thải cà phê thường ở khoảng 3,8. Nước thải giai đoạn này có thành phần hữu cơ tương đối cao. Có nồng độ chất ô nhiễm cũng khá cao, cụ thể COD = 10.447 mg/l, BOD = 7.825 mg/l, SS = 2.753, pH ở mức thấp. COD vượt gấp 130 lần cho phép so với tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5945:2005, loại B), BOD vượt gấp 157 lần cho phép so với tiêu chuẩn cho phép, SS vượt gấp 28 lần cho phép so với tiêu chuẩn. Nồng độ ô nhiễm của nước thải cao là do nước thải chứa nhiều thịt quả cà phê bị tan rã từ quá trình ngâm enzym. – Theo số liệu của Công ty môi trường Ngọc Lân.
Hương liệu tự nhiên: Đây là các hoá chất tạo màu đỏ cho quả cà phê. Chúng không có hại đến sức khoẻ hay môi trường, nhưng chúng làm nước thải cà phê có màu xanh đậm hoặc đen, làm mất cảnh quan môi trường.
Bảng 2.3.1. Thành phần nước thải chế biến cà phê công ty cà phê Eapok – 2009
STT
Chỉ tiêu
Nước thải sản xuất
Nguồn loại B
QCVN 24 - 2009
1
pH
4
5,5 – 9
2
TDS (mg/l)
712
100
3
BOD (mg/l)
8900
50
4
COD (mg/l)
11200
100
5
Ntổng (mg/l)
174
30
6
P (mg/l)
5,0
6
7
Coliform
106
5000
8
Độ màu (Pt-Co)
10.000
70
b. Nước thải vệ sinh: phát sinh từ công đoạn vệ sinh các thiết bị chế biến.
c. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt thải khu vực văn phòng, từ các khu vệ sinh, v.v… có chứa các thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD), chất chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh gây bệnh. Trong thời vụ thu hoạch, số lượng cán bộ công nhân viên của xưởng chế biến là 40 người, ước tính mỗi người thải 100 l/người.ngày. Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh: 40người x 100 l/người.ngày = 4000 l/ngày = 4 m3/ngđ
(Theo số liệu của Công ty cà phê Eapok - 2009)
2.3.2.Ô nhiễm do khí thải
Khí thải sinh ra do hoạt động của các máy sấy (máy sấy chỉ sử dụng trong điều kiện thời tiết xấu) và các loại phương tiện như xe xúc, xe vận chuyển.
Bảng 2.5 Chất lượng không khí trong khu vực sản xuất
Chất ô nhiễm
Đơn vị
Kết quả
Bụi
mg/m3
176
SO2
mg/m3
89,5 - 210,5(*)
NOx
mg/m3
89,5
CO
mg/m3
1,8
Aldehyde
mg/m3
2,8
Nguồn: Công ty cà phê Eapok, 2009.
(*) : hàm lượng SO2 tính theo hai hai loại dầu trong bảng
- NO2 (0,4%S): 89,5 mg/m3
- NO4 (1,5%S): 210,5 mg/m3
2.3.3. Chất thải rắn
a. Rác thải sinh hoạt
Rác thải từ sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên và công nhân vận hành thải ra mỗi ngày rác thải có hàm lượng hữu cơ cao, dễ phân hủy như thức ăn thừa, các loại rác thải từ việc sinh hoạt khác như: bao nilông, thùng carton. Trong thời vụ thu hoạch, số lượng cán bộ công nhân viên của xưởng chế biến là 40 người, ước tính mỗi người thải khoảng 0,2 kg/người.ngày. Tổng lượng chất thải rắn sinh họat phát sinh:
40 người x 0,2 kg/người.ngày = 8 kg/ngày.
(Theo số liệu của Công ty cà phê Eapok - 2009)
Lượng rác này sẽ được thu gom trong các thùng ra, sau đó giao cho đơn vị dịch vụ công cộng địa phương xử lý hoặc đốt bỏ.
b. Chất thải rắn từ hoạt động chế biến
Chất thải rắn từ hoạt động chế biến chủ yếu là vỏ cà phê, bả cà phê, bao bì chứa nguyên liệu, cành, que còn sót khi thu hoạch.
Vỏ cà phê:
Khối lượng vỏ cà phê thải trung bình:
130 tấn/ngày x 400kg/tấn = 52000 kg/ngày = 52 tấn/ngày
Khối lượng vỏ cà phê thải lớn nhất:
150 tấn/ngày x 400 kg/tấn = 60000 kg/ngày = 60 tấn/ngày
(Theo số liệu của Công ty cà phê Eapok - 2009)
Như vậy khối lượng vỏ cà phê thải ra là rất lớn. Thành phần chủ yếu của lớp vỏ quả là nước, gluxit và protein, các chất này không tham gia vào quá trình hình thành chất lượng sản phẩm mà còn gây khó khăn như thối rữa, làm kéo dài thời gian phơi sấy. Do đó vỏ quả cần phải loại bỏ. Ngoài ra, lớp vỏ thịt, thành phần chủ yếu là pectin, cũng không có lợi cho các quá trình chế biến tiếp theo nên cũng cần phải loại bỏ.
Thịt quả cà phê thu được trong quá trình chế biến cà phê chiếm 40% trọng lượng toàn bộ quả cà phê. Thịt quả cà phê có độ ẩm cao (80- 85%), giàu hydratcacbon, protein các vitamin, và các nguyên tố khoáng nên rất thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật. Chính vì vậy phế phụ phẩm này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở những nơi không có biện pháp xử lý. Bên cạnh đó, thịt quả cà phê còn chứa một số chất kháng dinh dưỡng như tannin và caffein đã làm hạn chế việc sử dụng nó làm thức ăn chăn nuôi.
c. Chất thải nguy hại
Giẻ lau nhiễm dầu, dầu thải, ắc-quy thải, … các chất này được gom lại cho dịch vụ cộng đồng xử lý.
Chương 3: BIỆN PHÁP XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT HỮU CƠ TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
3.1. Khối lượng, độ ẩm, công thức của hổn hợp chất thải
Khối lượng vỏ cà phê phát sinh:
Mvỏ = 130 tấn/ngày × 0,4 tấn vỏ/tấn nguyên liệu = 52 tấn vỏ/ngày
Lượng vỏ cà phê sau quá trình sản xuất có độ ẩm W1 = 55%
Khối lượng nước trong vỏ cà phê phát sinh sau quá trình sản xuất:
Mnước = 52 × 0,55 = 28,6 tấn/ngày
Khối lượng thực vỏ cà phê khô sau quá trình sản xuất thải ra:
Mkhô = 52 – 28,6 = 23,4 tấn/ngày
Lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất
V = 130 tấn/ngày × 3 m3/tấn nguyên liệu = 390 m3/ngày
Khối lượng nước phát sinh:
Mnước = V.D = 390 m3/ngày (D = 1000 kg/m3)
3.2. Các phương pháp xử lý chất thải trong nhà máy chế biến cà phê
3.2.1. Phương pháp 1: rác thải và nước thải xử lý riêng
a. Rác thải
Bảng 3.3.1.1: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nhân và trong vỏ cà phê
Nguồn: Công ty TNHH Sinh Học Tâm Nông Việt
Vỏ cà phê
- Là nguyên liệu tốt để có thể lên men, sản xuất rượu vang hoặc cồn: vỏ cà phê tươi 15kg, 1kg nho chín (tận dụng nguồn nấm men tự nhiên ở vỏ trái nho) và 1kg đường. Trải từng lớp vỏ cà phê 5cm, một ít nho, đường khoảng 1cm vào bình ủ cho đến hết, sau đó cho vào bình và đậy kín nắp lại, để ở nhiệt độ 25ºC khoảng 6-10 tuần là có thể chiết lấy rượu. Sau khoảng 45 ngày lên men, loại rượu thành phẩm này mùi thơm cay, vị ngọt nhẹ, nếu để lâu hơn sẽ có chất lượng tốt hơn. Hơn tám tháng chế biến, những chai rượu vang được kiểm nghiệm cho kết quả ngoài sự mong đợi với các chỉ tiêu chất lượng: màu vàng sẫm, hơi đục, thơm dịu không còn mùi nồng của vỏ cà phê, cụ thể độ chua 4,1, độ rượu 11,3%, đường khử 2,0g/lít, chất khô 28g/lít, khoáng 3,4g/lít. Theo “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý phế thải chế biến ướt cà phê” của Phan Thị Thanh Hoài, Đặng Ngọc Huê, Nguyễn Nữ Quỳnh Giang, Ngô Nữ Quỳnh Như và Nguyễn Bá Dũng (ĐH Tây Nguyên).
- Sản xuất phân hữu cơ vi sinh:
Nguyên liệu: Vỏ quả cà phê 1.000kg (4 m3); phân chuồng 100kg (tùy khả năng từng nông hộ bà con có thể trộn toàn bộ lượng phân chuồng có); phân urê 07kg; phân lân 25kg; Rỉ đường (đường đen) 02kg; vôi 25kg; chế phẩm men vi sinh 02kg. Toàn bộ kinh phí đầu tư cho 1.000kg (4m3) là 581.000 đồng.
Các bước tiến hành như sau:
Hoạt hoá men: Tiến hành hoạt hóa men vi sinh bằng cách cho 02kg chế phẩm vi sinh vào 200 lít nước, bổ sung 02 lít rỉ đường hoặc 02 kg đường đen, khuấy đều cho tan trước khi tiến hành ủ từ 3 – 5 giờ. Sau đó tưới dung dịch đã được hoạt hóa vào đống ủ.
Phối trộn nguyên liệu và ủ: vỏ cà phê được tưới nước bảo đảm đủ ẩm từ 50 – 60 % (lấy một nắm bóp chặt thấy rỉ nước ra kẽ tay là được) cho toàn bộ khối ủ và trộn đều với phân chuồng, phân lân, phân urê (đảo như trộn bê tông cho đều) và rải từng lớp vỏ đã trộn như trên dầy 15 - 20cm tưới dung dịch đã được hoạt hóa đều lên bề mặt, tiếp tục rải lớp vỏ khác và tưới dung dịch hoạt hóa cho đến hết khối lượng vỏ cần ủ. Tiến hành lên luống cao 1,3 – 1,5 m, bề rộng luống từ 2,3 – 3 m, chiều dài đống ủ tùy thuộc vào khối lượng nguyên liệu. Dùng bạt hay rơm rạ tủ đống ủ để giữ ẩm và giữ nhiệt cho đống ủ. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm đống ủ sau 25 – 30 ngày tiến hành đảo trộn đống ủ và tưới nước bổ sung nếu đống ủ thiếu ẩm (độ ẩm 50 – 60 %). Sau ủ 03 tháng vỏ cà phê đã hoai mục toàn bộ khối vỏ chuyển mầu đen vo trên đầu ngón tay nhuyễn như mùn là có thể sử dụng để bón cho cây trồng. Qua thực tế nghiên cứu các nhà khoa học đã xác định hàm lượng chất dinh dưỡng trong sản phẩm ủ từ vỏ cà phê như sau:
STT
Chỉ tiêu
Phân hữu cơ sinh học chế biến từ vỏ cà phê
Phân chuồng lại tốt
01
pH
8,22
7,60
02
Hữu cơ (%)
28,07
32,45
03
N (%)
1,95
1,54
04
P2O5 (%)
0,84
0,89
05
K2O (%)
4,09
1,23
06
Ca2+
36,82
36,60
07
Mg2+
26,72
22,37
Theo Trung Tâm Nông Nghiệp Di Linh
Bã cà phê: sản xuất khí sinh học, enzym, phân bón, thức ăn gia súc và là giá thể tốt để trồng một số loại nấm như Shiitake, Pleurotus, Ganoderma lucidum.
- Làm phân bón: Khi đã được chế biến để làm phân bón, bã cà phê chứa rất nhiều dinh dưỡng: 0.5% là nitơ, 0.15% là phốtpho, và 0.5% là kali – vì thế nó rất phù hợp cho việc dùng làm phân bón hữu cơ.
- Trồng nấm: Bã cà phê có thể được dùng để trồng nấm. Sau 2 ngày lên men, phần bã này được tiệt trùng, ép nước và phơi khô, sau đấy trộn với bào tử nấm và cho vào các bao ni-lông. Sau 3 – 4 tuần, nấm mọc và cho thu hái.
- Thức ăn gia súc, gia cầm: Bã cà phê chứa nhiều dinh dưỡng nên nó có thể được phơi khô để dùng làm thức ăn chăn nuôi.
- Tạo ra nguồn nhiên liệu sinh học mới: Bã cà phê có thể mang lại một nguồn nhiên liệu sinh học rẻ, dồi dào và thân thiện với môi trường. Bã cà phê chứa từ 11 đến 20 phần trăm dầu, bằng nguyên liệu sản xuất dầu sinh học truyền thống như hạt cải dầu, cây dầu cọ, và đậu tương. Bã cà phê đã sử dụng còn lại từ sản xuất cà phê thường được đổ đi hay được dùng để điều hoà đất. Tuy nhiên các nhà khoa học ước tính bã cà phê có thể thêm vào 1285,2 triệu lít dầu diesel sinh học cho nguồn cung dầu của thế giới. Để xác minh lại điều này, các nhà khoa học đã thu thập bã cà phê từ một dây chuyền sản xuất cà phê đa quốc gia và tách dầu. Sau đó, họ sử dụng một quy trình rẻ tiền để chuyển 100 phần trăm dầu từ bã cà phê thànhh dầu sinh học.
b. Nước thải
Thuyết minh công nghệ:
Nước thải sinh ra từ các khâu chế biến của nhà máy được tách rác bằng thiết bị tách rác băng tải. Sau khi loại bỏ rác, nước thải chảy đến bể gom kết hợp quá trình lắng sơ bộ. Tại đây, nước thải được lưu lại với thời gian 1 (một) giờ nhằm loại bỏ sơ bộ lượng cặn trong nước.
Nước thải được bơm đến bể điều hoà. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng, thành phần tính chất nước thải và nhiệt độ nước thải, tránh tình trạng quá tải vào các giờ cao điểm. Do đó giúp cho hệ thống xử lý làm việc ổn định đồng thời giảm kích thước các công trình đơn vị phía sau. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống phân phối khí nhằm mục đích xáo trộn và giảm một phần các chất hữu cơ có trong nước thải.
Nước thải tiếp tục được bơm đến bể sinh học kỵ khí vật liệu đệm (UAF) 2 (hai) cấp nhờ vào hai bơm chìm đặt tại bể điều hoà. Bể sinh học kỵ khí có vật liệu đệm cố định, các vật liệu rắn trơ là giá thể cố định cho vi sinh kị khí sống bám trên bề mặt. Giá thể là vật liệu sợi xơ dừa, có độ bền cao trong nước thải. Tỉ lệ riêng diện tích bề mặt/thể tích của vật liệu thông thường dao động trong khoảng 100-220 m2/m3. Trong bể sinh học tiếp xúc áp dụng quá trình sinh trưởng sinh học bám dính (Attached Growth). Bể sinh học kỵ khí vật liệu tiếp xúc, là giá thể cho vi sinh vật sống bám. Nước thải được phân bố đều hướng từ dưới lên. Quần thể vi sinh sống bám trên giá thể tạo nên màng nhầy sinh học có khả năng hấp phụ và phân hủy chất hữu cơ trong nước thải. Quần thể vi sinh này có thể bao gồm vi khuẩn hiếu khí, kị khí và tùy tiện, nấm, tảo và các động vật nguyên sinh. Ngoài ra còn có giun, ấu trùng côn trùng, ốc,…Vi khuẩn tùy tiện chiếm đa số. Phần bên ngoài lớp màng nhầy (khoảng 0.1-0.2mm), là loại vi sinh hiếu khí. Khi vi sinh phát triển, chiều dày càng ngày càng dày hơn, vi sinh ở lớp ngoài tiêu thụ hết lượng oxy khuếch tán trước khi oxy thấm vào bên trong. Vì vậy, gần sát bề mặt giá thể, môi trường kị khí hình thành.
Nước thải sau khi qua bể sinh học kỵ khí vật liệu đệm được dẫn sang bể sinh học hiếu khí bùn hoạt tính. Trong bể hiếu khí bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan chuyển hóa thành bông bùn sinh học – quần thể vi sinh vật hiếu khí – có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực. Nước thải chảy liên tục vào bể sinh học song song là khí được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt tính (oxy hòa tan DO>2mg/l), cung cấp oxy cho vi sinh phân hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện này, vi sinh sinh trưởng tăng sinh khối và kết thành bông bùn.
VSV + C5H7NO2 (chất hữu cơ) + 5O2 –> 5CO2 + 2H2O + NH3 + VSV mới (1)
Bể này đòi hỏi chọn hình dạng bể, trang thiết bị sục khí thích hợp. Bể này có dạng chữ nhật, hàm lượng bùn hoạt tính và nhu cầu oxy đồng nhất trong toàn bộ thể tích bể. Bể này có ưu điểm chịu được quá tải rất tốt. METCALF and EDDY (1991) đưa ra tải trọng thiết kế khoảng 0.8-2.0 kgBOD5/m3. Ngày với hàm lượng bùn 2.500 – 4.000 mg/L, tỉ số F/M 0.2-0.6. Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải gọi là dung dịch xáo trộn (mixed liquor). Hỗn hợp này chảy đến bể lắng bùn sinh học.
Bể lắng bùn sinh học có nhiệm vụ lắng và tách bùn ra khỏi nước thải. Bùn sau khi lắng có hàm lượng SS = 8.000 – 10.000mg/L, một phần sẽ tuần hoàn trở lại bể sinh học (25-75% lưu lượng) để giữ ổn định mật độ cao vi khuẩn tạo điều kiện phân hủy nhanh chất hữu cơ, đồng thời ổn định nồng độ MLSS = 3500 mg/l. Các thiết bị trong bể lắng gồm ống trung tâm phân phối nước, hệ thống thanh gạt bùn – motour giảm tốc và máng răng cưa thu nước. Độ ẩm bùn dao động trong khoảng 98.5 – 99.5%. Lưu lượng bùn dư Qw thải ra mỗi ngày được bơm về sân phơi bùn.
Do tính chất của nước thải là có hàm lượng chất lơ lửng cao, sau quá trình xử lý sinh học sẽ không đạt tiêu chuẩn nên sẽ được tiến hành keo tụ. Tại bể keo tụ, hóa chất keo tụ được bổ sung vào liên tục để quá trình keo tụ xảy ra hoàn toàn. Sau quá trình keo tụ, các bông cặn sẽ hình thành. Kết bông lại và lắng khá nhanh nhờ sự hỗ trợ của chất trợ keo tụ là polymer. Nước thải sau đó được dẫn sang bể lắng bùn hoá lý để tiến hành tách pha. Phần bùn dễ lắng sẽ được lắng xuống đáy bể và được thu gom liên tục nhờ hệ thống gạt gom bùn được lắp đặt trong bể. Phần nước trong sau lắng sẽ tràn qua máng thu nước răng cưa và tiếp tục chảy vào bể khử trùng để diệt vi khuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
3.2.2. Phương pháp 2: Nước thải và vỏ cà phê được xử lý chung
Khi trộn hỗn hợp vỏ cà phê và nước thải
Khối lượng nước có trong hỗn hợp
= 390 + 28,6 = 418,6 tấn/ngày
Khối lượng hỗn hợp:
= 418,6 + 23,4 = 442 tấn/ngày
Độ ẩm của hỗn hợp
W2 = = = 94,7 %
Với độ ẩm của hỗn hợp chất thải đạt 94,7%, chọn phương án công nghệ xử lý chất thải là xử lý kỵ khí theo phương pháp ướt, trong bồn ủ có lắp đặt cánh khuấy để đảm bảo hiệu quả của quá trình xử lý.
Hình 3.3.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý chất thải cà phê Eapok – 2009
Thuyết Minh Công Nghệ
Nước thải sau quá trình chế biến cà phê, theo mạng lưới thoát nước chảy về bể gom. Tại đây có lắp đặt 2 máy bơm, bơm nước thải lên bể trộn, trộn với vỏ cà phê. Vỏ cà phê sau được vận chuyển lên bể trộn bằng máy xúc.
Tại bể trộn có lắp đặt máy khuấy làm nhiệm vụ trộn đều hỗn hợp nước thải – vỏ cà phê. Sau khi trộn đều, hỗn hợp này được bơm sang bồn ủ dạng mẻ.
Bồn ủ dạng mẻ được nạp liệu 1 lần gồm hỗn hợp nước thải – vỏ cà phê và các chất phụ gia, điều chỉnh pH để quá trình ủ diễn ra nhanh hơn. sau đó đậy nắp kín lại ủ trong 30 ngày. Lượng khí sinh ra trong quá trình ủ được dẫn qua hệ thống xử lý khí, thu hồi CH4 chạy máy phát điện. Hỗn hợp bùn sau 30 ngày ủ được bơm sang bể chứa bùn và được sử dụng như phân bón cho cây cà phê dưới dạng lỏng. Tại bồn ủ có lắp đặt cánh khuấy, giúp duy trì tính đồng nhất của hỗn hợp chất thải, tách khí ra khỏi bùn ướt...
Chương 4: TÍNH KHẢ THI VÀ SỰ CHẤP NHẬN CỦA XÃ HỘI ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TÁI SỬ DỤNG
4.1. Những chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương liên quan đến vấn đề tái sử dụng chất thải hữu cơ của Cơ sở
Các nhà máy thường ngại xử lý nước thải vì họ phải bỏ tiền ra lắp đặt thiết bị xử lý và lại tốn thêm tiền bảo dưỡng, điều hành. Lãi từ việc tái sử dụng các chất thải thường không đủ bù lỗ. Để buộc các nhà chế biến cà phê phải xử lý nước thải, ở một số quốc gia, nhà nước ra luật kiểm tra chất lượng nước thải và phạt các nhà máy không tuân thủ theo đúng qui định. Ở nước ta Nhà nước đã ban hành QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp và Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để xử lý các đối tượng vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên việc xử phạt các công ty, nhà máy này vẫn chưa đủ tính răng đe.
Hiện nay các nhà máy chỉ xây dựng hệ thống xử lý cho có để ứng phó với cơ quan chức năng như Công ty TNHH MTV Cà phê – Cao su Nghệ An, Công ty Cà phê Thái Hòa, Công ty Cà phê Ea Pốk … Hệ thống xử lý nước thải không phù hợp với công suất nước thải ra nên thải trực tiếp ra ngoài sông suối còn vỏ cà phê tập kết lại một chổ một phần bán cho người dân làm phân bón phần còn lại thì để tự nhiên cho nó phân hủy tạo ra nước rích và mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Cùng với đó là thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của cơ quan chức năng và những người lãnh đạo nhà máy trong việc xử lý chất thải cà phê điển hình nhất là Công ty Chế biến Cà phê - Cao su Nghệ An,…
Đối với chất thải từ hoạt động sản xuất cà phê, hiện nay đã có nhiều nghiên cứu xử lý chất thải từ cà phê nhầm tái sử dụng vừa góp phần giảm ô nhiễm vừa đem lại lợi ích cho người dân như Phan Thị Thanh Hoài, Đặng Ngọc Huê, Nguyễn Nữ Quỳnh Giang, Ngô Nữ Quỳnh Như và Nguyễn Bá Dũng (ĐH Tây Nguyên) vừa đoạt giải nhất cuộc thi “Phát minh xanh Sony 2004” với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý phế thải chế biến ướt cà phê”,... Việc ứng dụng các công nghệ này đã các Trung tâm nông nghiệp huyện Duy Linh tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm khuyến nông Đắc Lắc và Dự án phát triển nông thôn Đắc Lắc, các Sở tài nguyên và môi trường tuyên truyền phổ biến hỗ trợ cho người dân ứng dụng các công nghệ trên vào trong thực tế.
4.2. Sự chấp nhận và nhu cầu của thị trường
Đối với việc chế tạo rượu nho, thức ăn gia súc từ vỏ cà phê đòi hỏi quy trình sản xuất phức tạp, chi phí cao, thời gian dài, sản phẩm sau khi tạo ra có giá thành thấp hơn so với chi phí sản xuất nên ít được áp dụng và phát triển.
Tác dụng tích cực của phân hữu cơ vi sinh ủ từ vỏ cà phê: Tăng cường cải tạo kết cấu đất giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ ẩm và chất dinh dưỡng trong đất cung cấp cho cây sử dụng. Cung cấp chất hữu cơ, côn trùng, vi sinh vật có ích và một số nguyên tố vi lượng giúp đất tơi xốp, kích thích sự phát triển bộ rễ giúp cây xanh tốt. Cung cấp dinh dưỡng, đặc biệt là Kali ( 04% ) cho cây trồng làm giảm chi phí phân bón hoá học. Hạn chế phát tán mầm bệnh, nấm Trichoderm là nấm đối kháng ức chế nấm bệnh gây thối rễ tơ làm vàng lá trên cây cà phê và giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường nông thôn do vỏ cà phê. Từ 1 tấn vỏ cà phê, phân chuồng và các loại phân bón ban đầu nông hộ đã có được từ 4 – 5 m3 phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây trồng với tổng kinh phí thực hiện để ủ 1 tấn vỏ cà phê là 581.000 đồng. Kinh phí này có thể biến động tùy theo lượng phân chuồng mà nông hộ sử dụng và nếu nông hộ có sẵn phân chuồng thì kinh phí chỉ là 281
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nội dung.doc
- Bia 1.doc