MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG TĨNH 1
1.1. Tổng quan về đô thị và giao thông đô thị . 1
1.1.1. Đô thị hoá và quá trình đô thị hoá. 1
1.1.2. Các thành phần cấu thành đô thị 2
1.1.3. Đặc điểm giao thông đô thị 2
1.2. Phương pháp luận quy hoạch giao thông tĩnh đô thị 4
1.2.1. Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh đô thị 4
1.2.2. Phương pháp luận quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh đô thị 7
1.2.3.Các chỉ tiêu tính toán nhu cầu đỗ xe : 9
1.3 Phương pháp xác định công suất và thiết kế công trình đỗ xe. 10
1.3.1 Các phương pháp tính toán nhu cầu đỗ xe trong quy hoạch giao thông tĩnh 10
1.3.3.Các mô hình tổ chức -thiết kế và quản lý giao thông tĩnh đô thị 14
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG GTĐT HÀ NỘI VÀ PHƯỜNG NHÂN CHÍNH 23
2.1 Tổng quan về Hà Nội 23
2.1.1: Điều kiện tự nhiên: 23
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội 24
2.2 Hiện trạng giao thông và giao thông tĩnh tại Hà Nội 25
2.2.1: Hiện trạng giao thông đô thị tại Hà Nội 25
2.2.2 Giao thông tĩnh Hà Nội 32
2.3. Giao thông và giao thông tĩnh Phường Nhân Chính 40
CHƯƠNG III: QUY HOẠCH GIAO THÔNG TĨNH KHU ĐÔ THỊ NHÂN CHÍNH 50
3.1. Định hướng phát triển giao thông vận tải hà nội đến năm 2020. 50
3.1.1. Định hướng phát triển không gian Hà Nội. 50
3.1.2. Định hướng phát triển giao thông Hà nội đến năm 2020 51
3.2. Xác định nhu cầu đỗ xe hiện tại và dự báo nhu cầu đỗ xe khu vực nghiên cứu 55
3.2.1. Xác định nhu cầu đỗ xe hiện tại ở khu vực nghiên cứu 55
3.2.2. Dự báo nhu cầu đỗ xe khu vực nghiên cứu 59
3.3. Đề xuất và đánh giá các phương án quy hoạch giao thông tĩnh cho khu đô thị Nhân Chính. 63
3.4. Đánh giá và lựa chọn phương án 81
3.4.1. Lựa chọn địa điểm, hình thức bố trí đỗ và công suất thiết kế 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
1. Kết luận 87
2. Kiến nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
99 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2642 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch giao thông tĩnh khu đô thị Nhân Chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vực có nhu cầu đỗ xe cao thì diện tích đỗ xe lại thấp và ngược lại.
Ví dụ: Quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng có nhu cầu đỗ xe lớn – mật độ phương tiện giao thông chiếm 60% toàn thành phố thì diện tích đỗ xe lại rất thấp (Quận Hoàn Kiếm diện tích đỗ xe chiếm 8%, Quận Hai Bà Trưng là 14%), trong khi đó khu vực ngoại thành có các bến đỗ diện tích lớn như Mỹ Đình, Hải Bối... thì chưa có nhiều xe vào đỗ. Khu vực nội thành Hà Nội không còn đất để xây dựng bến đỗ xe.
Ngoài hệ thống điểm đỗ xe công cộng hiện có, do Thành phố chưa đủ diện tích đỗ xe do vậy, trong thực tế đã phát sinh khoảng 150 điểm trông giữa xe của các tổ chức cá nhân tận dụng khai thác trên các diện tích đất lưu không, sân trường, bệnh viện, trụ sở, kho tàng ... để trông giữ xe tự phát nhưng thiếu sự kiểm soát của Nhà nước đã dẫn đến tình trạng mất trật tự trị an xã hội, gây ách tắc giao thông.
Bảng 2.3. Hiện trạng các điểm, bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn Hà Nội
TT
Quận (Huyện)
Số bến, điểm
Tổng DT (m2)
Sức
chứa (xe)
Diện tích đỗ trên (m2)
Tên bến
Hè, đường
Bến đỗ XD theo quy Hoạch
1
Hoàn Kiếm
63
21.190
1.513
21.190
2
Hai Bà Trưng
27
15.038
1.034
15.038
0
3
Ba Đình
26
39.848
1.215
23.173
16.657
Ngọc Khánh
4
Đống Đa
11
8.416
385
8.416
5
Tây Hồ
2
320
28
320
6
Hoàng Mai
2
26.717
400
4800
21.917
Kim Ngưu
7
Cầu Giấy
11
41.148
1.236
20.248
20.900
DV, NTL
8
Long Biên
1
12.993
180
12.993
Gia Thuỵ
9
Từ Liêm
2
93.000
1530
93.000
MĐ 1+2
10
Đông Anh
1
20.000
160
20.000
Hải Bối
Tổng
146
27.610
7681
93.185
185.425
7
(Nguồn: Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội2008)
Bảng 2.4. Danh mục các bãi đỗ xe năm 2008
Quận
Số bãi đỗ
Tổng diện tích bãi đỗ (m2)
Hoàn Kiếm
83
2287,2
Ba Đình
29
3621,1
Hai Bà Trưng
51
2033,4
Đống Đa
45
2678,6
Tây Hồ
9
182,4
Cầu giấy
16
502
Long Biên
8
147
Thanh Trì
2
40
Từ Liêm
1
20
Hoàng Mai
1
12840
Thanh Xuân
17
494,5
Tổng :
262
24846,2
(Sở GTVT 2008 )
Tỷ lệ của các bãi đỗ vỉa vè và lòng đường ở các quận huyện Hà Nội vào khoảng 10-15% còn phần nhu cầu còn lại do các bãi đỗ trong khuôn viên và ngoài trời công cộng hay tư nhân đáp ứng. Nói cách khác, phần lớn nhu cầu đỗ xe sẽ được đáp ứng bởi các bãi đỗ ngoài trời và trong khuôn viên. Do năng lực của các bãi đỗ ở lòng đường sẽ giảm do nhu cầu giao thông tăng nên tỷ phần của các bãi đỗ ngoài trời và trong khuôn viên sẽ tăng và sẽ cần có sự đầu tư của cả nhà nước và tư nhân vào các công trình này.
Hà Nội hiện nay, trên các đường phố, chỗ nào có thể đậu xe đều đã sử dụng hết công suất. Diện tích đất không còn, chính quyền thành phố tính đế việc đào sâu vào lòng thành phố, hay tận dụng diện tích trên không để làm bãi đỗ. Khu vực nội thành chật hẹp đang có giải pháp xây dựng bãi đỗ xe cao tầng và bãi đỗ xe ngầm.
Việc quy hoạch, bố trí các công trình giao thông tĩnh hiện nay còn nhiều bất hợp lý. Hầu hết các bãi đỗ xe, gửi xe ô tô tập trung tại khu vực trung tâm thành phố điều này dẫn tới tình trạng một số khu vực tập trung với mật độ cao ngược lại một số khu vực gần như không có các dịch vụ giao thông tĩnh. Các khu vực vành đai đô thị chưa thiết kế được hệ thống các điểm trung chuyển, đầu cuối để giảm áp lực giao thông trong khu vực nội thành. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc chuyển tải hành khách và hàng hoá tại các tuyến vành đai của thành phố. Một số công trình có quỹ đất rộng nhưng bố trí vào những vị trí không thuận lợi làm giảm hiệu quả trong khai thác.
Kết quả phân tích mật độ các công trình giao thông tĩnh dành cho đỗ xe trong khu vực nội đô cho thấy: Hầu hết các điểm đỗ tập trung ở khu vực phố cổ, các khu vực xung quanh phố cổ có mật độ tương đối thấp, các khu vực mới phát triển trong vài chục năm trở lại đây hầu như rơi vào tình trạng “trắng” bãi đỗ xe. Trên các đường vành đai chưa đảm bảo về mật độ và quy mô, đặc biệt trên vành đai II và III của thành phố chỉ có một vài bãi đỗ xe tải như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Láng Thượng.... tuy nhiên số lượng còn quá ít, đồng thời cơ sở hạ tầng nghèo nàn không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu. Thực trạng bố trí các điểm, bãi đỗ xe được thể hiện qua sơ đồ hình vẽ sau:
Hình 2.2. Hiện trạng điểm đỗ xe của thành phố Hà Nội
Ghi chú (Nguồn: Công ty khai thác điểm đỗ)
Khu vực “trắng bãi đỗ”
Khu vực có mật độ bãi đô cao
Khu vực có mật độ bãi đỗ trung bình
Từ sơ đồ trên chúng ta thấy rằng: Hầu hết các điểm đỗ tập trung ở khu vực phố cổ, các khu vực xung quanh phố cổ có mật độ tương đối thấp, các khu vực mới phát triển trong vài chục năm trở lại đây hầu như rơi vào tình trạng “trắng” bãi đỗ xe. Trên các đường vành đai chưa đảm bảo về mật độ và quy mô, đặc biệt trên vành đai II và III của thành phố chỉ có một vài bãi đỗ xe tải như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Láng Thượng.... tuy nhiên số lượng còn quá ít, đồng thời cơ sở hạ tầng nghèo nàn không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu.
b.Quản lý Giao thông Tĩnh
Về khai thác vận hành.
- Việc triển khai thực hiện, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo các quy chế, quy định của Nhà nước chưa triệt để.
- Do quy mô nhỏ lẻ, phân tán dẫn đến hiệu quả khai thác không cao.
- Chưa tạo ra sự phối hợp giữa hệ thống mạng lưới giao thông và hệ thống giao thông tĩnh và hệ thống vận tải.
Thực trạng tổ chức quản lý.
Mô hình tổ chức quản lý các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông tĩnh được trình bày trong hình 2.3:
Hình 2.3. Mô hình tổ chức quản lý điểm, bến, bãi đỗ xe hiện nay
Tổng công ty Vận tải Hà Nội
Công ty quản lý bến xe
Công ty khai thác điểm đỗ
Đơn vị trực thuộc
Đơn vị trực thuộc
Đơn vị trực thuộc
Đơn vị trực thuộc
Đơn vị trực thuộc
Đơn vị trực thuộc
UBND thành phố Hà Nội
Sở GTCC
Thành phố HN
c. Đánh giá hiện trạng mạng lưới điểm, bãi đỗ xe trên thành phố Hà Nội hiện nay.
Về quỹ đất
Toàn bộ quỹ đất sử dụng khai thác, kinh doanh làm nơi đỗ xe công cộng rất thấp, mới chỉ đạt khoảng 0.45% so với đất xây dựng đô thị. Theo kinh nghiệm của các nước đang phát triển và các nước trong khu vực, tỷ lệ đất đô thị dành cho nhu cầu đỗ xe trong khoảng 6-7% tuỳ theo mức độ cơ giới hoá và sở hữu phương tiện giao thông cá nhân. Như vậy, so với tiêu chuẩn này thì tỷ lệ quỹ đất dành cho phát triển giao thông tĩnh của thành phố Hà Nội còn quá thấp.
Theo tính toán của Sở Giao thông công chính thì toàn bộ diện tích trên mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu của điểm đỗ, cho khoảng 150 ngàn xe ô tô ở Hà Nội, chưa kể đến lượng ô tô các tỉnh khác đến và đi hàng ngày.
Hệ thống điểm đỗ dành cho xe nội đô thuộc ban quản lý hè phố có 48 vị trí với tổng diện tích là 9.341m2 nhưng chưa được hoàn thiện thường là tận dụng lòng đường làm điểm đầu cuối, ngoài ra là chung với các bến xe khách. Hà Nội mới có một số điểm đỗ dành riêng cho xe buýt công cộng như: Nam Thăng Long, Kim Mã, Thanh Xuân. Các điểm dừng đỗ lớn khác như: Gia Lâm, Giáp Bát, Hà Đông, Ngọc Khánh, Mỹ Đình... Hiện chưa có đơn vị quản lý đất dự phòng.
Về số lượng các điểm và bãi đỗ
-Thiếu nhiều các điểm và bãi đỗ xe chính thức: có vị trí và khuôn viên xác định, có đủ diện tích và các công trình phụ trợ.
Ngoài hệ thống điểm đỗ xe công cộng hiện có, do Thành phố chưa đủ diện tích đỗ xe do vậy, trong thực tế đã phát sinh khoảng 150 điểm trông giữa xe của các tổ chức cá nhân tận dụng khai thác trên các diện tích đất lưu không, sân trường, bệnh viện, trụ sở, kho tàng... để trông giữ xe tự phát nhưng thiếu sự kiểm soát của Nhà nước đã dẫn đến tình trạng mất trật tự trị an xã hội, gây ách tắc giao thông.
-Quản lý Nhà nước về các điểm và bãi đỗ xe hạn chế. Các điểm không chính thức, tự phát chiếm tỷ trọng cao, hệ thống điểm đỗ và bãi đỗ xe cho các loại xe lớn (xe tải, xe du lịch) thiếu rất nghiêm trọng, hầu hết các điểm đỗ hiện nay chỉ phù hợp với xe con và xe loại nhỏ.
Về bố trí mạng lưới các điểm, bãi đỗ xe công cộng
-Mạng lưới các bãi, điểm đỗ xe không hợp lý về mật độ và khoảng cách. Quá trình xây dựng luôn chạy theo nhu cầu, ngay cả trong việc xác định vị trí và quy mô quỹ đất. Một thực tế mà ai cũng nhìn thấy là bãi đỗ xe của Hà Nội vừa thiếu, vừa phân bố không hợp lý, khu vực có nhu cầu đỗ xe cao thì diện tích đỗ xe rất thấp và ngược lại. Một số quận như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng mật độ phương tiện giao thông chiếm 60% toàn thành phố nhưng diện tích đỗ xe ở Hoàn Kiếm mới chiếm 9%, ở Hai Bà Trưng là 19%, trong khi những bãi đỗ xe lớn như Mỹ Đình lại chỉ hoạt động hết công suất khi có những sự kiện thể thao lớn. Trong 4 quận nội thành cũ, dân cư tập trung đông, mới chỉ có hai bến đỗ tĩnh là Ngọc Khánh (Ba Đình) và Đền Lừ (Hai Bà Trưng).
-Hệ thống các bãi và điểm đỗ khu vực ngoại vi được quy hoạch và xây dựng gắn kết với tổ chức giao thông đô thị hầu như chưa có. Đây là hạn chế lớn cho công tác phân phổi tải, tổ chức giao thông theo không gian và thời gian.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các điểm, bãi đỗ xe
-Các hạng mục tối thiểu được xây dựng song đang bị xuống cấp.
-Các biện pháp tổ chức giao thông bên ngoài bãi đỗ xe chưa được thực hiện tốt. Trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông, ách tắc và ùn tắc giao thông trong khu vực bãi chưa hiệu quả.
-Hiện nay hạ tầng kỹ thuật của các bãi đỗ xe trên địa bàn Hà Nội còn hạn chế về hạng mục công trình. Các công trình hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tiện nghi cho khách hàng hầu như không có, như là bưu điện, dịch vụ y tế, thông tin…
Về tổ chức quản lý
Hệ thống các điểm, bến bãi đỗ xe chưa được quản lý thống nhất. Hiện có nhiều đơn vị và cả tư nhân tham gia trong lĩnh vực kinh doanh các điểm, bãi đỗ xe. Quản lý nhà nước lại rất hạn chế, chỉ kiểm soát được từ 40-50% trong vận tải hành khách, 20% trong vận tải hàng hoá và 15% trong cung ứng dịch vụ đỗ.
Nhiều dự án xây dựng bến bãi đỗ xe hiện đại vẫn còn bỏ ngỏ. Cho đến nay, ngoại trừ bãi đỗ xe ngầm và cao tầng Hoàng Cầu vừa được khởi công, các dự án được đánh giá là hiện đại, lớn như bãi đỗ xe ngầm dưới mặt phố Hàng Khoai, bãi đỗ ngầm ở vườn hoa Chí Linh… vẫn chỉ là dự án.
2.3. Giao thông và giao thông tĩnh Phường Nhân Chính
1.Vị trí:
Phường Nhân Chính thuộc quận Thanh Xuân nằm về phía Tây Hà Nội:
Phía Bắc giáp Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy.
Phía Nam Giáp phường Thanh Xuân Trung và Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân.
Phía Đông giáp Phường Thượng Đình, Quận Thanh Xuân.
Phía Tây và Tây Nam giáp Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân.
Mật độ dân số: 19.324 người/km2
Diện tích: 1,604523 km2
Dân số: 31.000 Người
2. Hiện trạng sử dụng đất.
- Diện tích: 1,604523 km2
- Dân số: 31.000 Người
Bảng 2.5. Số lịêu sử dụng đất tại Phường Nhân Chính
Loại Đất
Tổng diện tích (m2)
tỷ lệ
Chỉ tiêu
( m2/Người)
1.Đất ở
532732
33,2
19,73
2.Đất công trình công cộng cấp phường
75698
4,72
2,8
a/ Đất công trình công cộng
17101
1,07
0,63
b/ Đất nhà trẻ, trường học
58597
3,65
2,17
3. Đất CX mặt nước
29531
1,84
1,09
4. Đất đường, bãi đỗ xe
413245
25,76
15,31
a/ Đất đường chính, nhánh
311844
19,44
11,55
b/ Đất đường nội bộ
89737
5,59
3,32
c/ Đất đỗ xe
11664
0,73
0,43
5. Đất CC, CQ không thuộc QL Của phường
142366
8,87
5,27
6. Đất di tích tưởng niệm
15964
0,99
0,59
7. Đất y tế
604
0,04
0,02
8. Đất dân dụng chờ dự án
149293
9,3
5,53
9. Đất cx mặt nước thành phố
59781
3,73
2,21
10. Đất xí nghiệp
38731
2,41
1,43
11. Đất cách ly
1202
0,07
0,04
12. Đất hỗn hợp
97442
6,07
3,61
13. Đất chờ dự án thành phố
18131
1,13
0,67
14. Đất an ninh quốc phòng
20739
1,29
0,77
15. Đất ao hồ, kênh mương
9063
0,56
0,34
Tổng cộng
1604523
100
59,4
Hình 2.4 : Bản đồ quy hoạch chi tiết Phường Nhân Chính
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu cơ bản dự kiến đạt được đạt được
Các chỉ tiêu
Chỉ tiêu quy hoạch đạt được( m2/Người)
-Chỉ tiêu đất đô thị :
59,43
- Chỉ tiêu đất dân dụng :
58,32
+ Đất đơn vị ở
38,94
+ Đất công cộng thành phố và khu ở
8,03
+ Đất cây xanh thành phố và khu ở
3,31
+ Đất đường giao thông:
15,31
-Bình quân diện tích đất trường học nhà trẻ / 1 học sinh
10,93 ( Số hs = 5400 )
3.Địa chất:
theo tài liệu đánh giá của chuyên gia Liên Xô (cũ) lập năm 1981 trên tổng thể Hà Nội, quận Thanh Xuân nằm trong 3 vùng địa chất chính:
-Vùng I-2a gồm khu vực Khương Mai.
-Vùng I-1a gồm khu vực Nhân Chính, Thượng Đình, Thanh Xuân
-Vùng I-2c gồm khu vực Phương Liệt, Khương Đình
Các vùng địa chất này được đánh giá là thuận lợi cho xây dựng. Như vậy phường Nhân Chính là một trong những khu vực địa chất thuật lợi cho xây dựng các công trình.
4. Hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Mạng Lưới Đường :
Đường cấp khu vực và phân khu vực
Tuyến đường vành đai 3 Được xây dựng ở phía tây với mặt cắt ngang điển hình rộng 68m ( Đoạn từ đường Láng Hạ- Thanh Xuân đến đường Nguyễn Trãi có mặt cắt ngang >68m )
Đường vành đai 2,5 ( Đường Nguyễn Trãi – Nhân Chính – Yên Hòa – Xuân Đỉnh ) có mặt cắt ngang điển hình rộng 40m ( 6 làn xe).
Tuyến đường Láng Hạ - Thanh Xiaan có mặt cắt ngang rộng 40 -53 m ( 6 làn xe )
Các tuyến đường phân khu vực gồm tuyến đường 30m trong khu vực Trung Hòa – Nhân Chính, Tuyến đường Nguyễn Tuân kéo dài
Tuyến đường ven sông Tô Lịch với mặt cắt ngang điển hình rộng 15,5m
Đường Nhánh
Các tuyến đường nhánh có mặt cắt ngang rộng từ 13,5m – 22m ( 2-3 làn xe )
Trục Bắc Nam : Trục đường Quan Hoan mở rộng theo quy hoạch Quận Thanh Xuân với mặt cắt ngang là 17 - 20 m
San nền:
Cao độ nền thiết kế Hmax = 6,55 ÷ 6,60m, Hmin = 6,10 ÷ 6,15m; hướng dốc nền thoải dần về hai bên tuyến đường.
Độ dốc nền (đảm bảo tự thoát) i nền = 0,004
San nền sơ bộ nhằm tạo mặt bằng xây dựng và dùng phương pháp đường đồng mức thiết kế với độ chênh cao ∆h=0,05.
Giao thông đường xóm cũ :
Mạng lưới đường làng ngõ xóm được thiết kế trên cơ sở mở rộng tối đa trục đường làng hiện có, ngoài ra còn xây dựng mới một số ngõ mới qua các khu vực có mật độ dân cư thấp, bảo đảm các yêu cầu về mặt cắt thông xe, cứu thương, cứu hỏa, các hạ tầng kỹ thuật điện, nước thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng, không vi phạm các quy định hiện hành, không xâm phạm các di tích
Các nút giao thông quan trọng :
nút giao giữa Láng Hạ - Thanh Xuân với đường vành đai 3 và đường vành đai 2,5. Nút giao giữa đường vành đai 2,5 với đường Nguyễn Trãi.
Các nút giao được điều khiển bằng đèn tín hiệu bao giồm : Lê Văn Lương – Hoàng Đạo Thúy; Lê Văn Lương – Nguyễn Tuân
Bãi đỗ xe:
Trong khu vực làng xóm bãi đỗ xe được tổ chức dọc các tuyến đường nhánh và lối vào nhà kết hợp với các khu cây xanh trong lõi làm bãi đỗ xe tạm thời.
Đối với nhà vườn, các công trình dịch vụ - thương mại, hành chính – chính trị phải có bãi đỗ xe trong công trình
Giao thông công cộng:
Dọc các tuyến đường từ phân cấp khu vực, cấp khu vực trở lên bố trí các tuyến xe buýt chạy qua. Khoảng cách điểm dừng đỗ xe buýt từ 300 – 350m
Các cầu qua sông :
Cầu mọc đã được xây dựng từ lâu . Ngoài ra còn có cầu Nhân Chính đang được xây dựng
Một số chỉ tiêu chính: Mật độ mạng lưới đường 7,24 km/ km2 ( Tính đến đường nội bộ mặt cắt ngang 8,5m )
Đánh Giá Chung:
Mạng lưới đường thành phố trong phạm vi quy hoạch hầu như đã được xác định và đang được hình thành theo quy hoạch chung, tuy nhiên việc xây dựng chưa hoàn tất. Các tuyến đường này khi xây dựng đều đã được bố trí tương đối hoàn chỉnh các thành phần đường như lòng đường xe chạy, dải phân cách giữa hè, hệ thống đèn chiếu sáng… Các đường còn lại hầu hết là đường liên xã, xóm, trong khu nhà ở, ven sông… Mặt đường được trải nhựa, bê tông xi măng… do dân tự xây lấy. Việc xây dựng các tuyến đường nói chung còn manh mún, vụn vặt theo từng đoạn đường, chưa hoàn chỉnh.
Mật độ đường giao thông trong quận còn quá thấp, không đảm bảo chỉ tiêu đất đường và đất giao thông tĩnh cũng như các công trình phục vụ giao thông. Do vậy việc đi lại một số nơi trong phường còn gặp nhiều khó khăn.
5.Hệ thống bãi đỗ xe và hiện trạng về đỗ xe trên đường và hè phố trên Phường Nhân Chính.
Qua khảo sát thực tế tại phường nhân chính đa số các tòa nhà cao tầng, các công trình dịch vụ - thương mại, hành chính – chính trị đa số đều có hầm để xe hoặc tự xắp xếp được khu vực để xe cho khách và nhân viên trong cửa hàng. Tuy nhiên đối với các công trình dịch vụ - thương mại nhỏ thì đa số các cửa hàng đều tận dụng lòng đường vỉa hè làm nơi đỗ xe phục vụ khách hàng và nhân viên trong cửa hàng.
Hiện Phường Nhân Chính có 2 điểm đỗ xe ô tô do Sở GTCC quản lý
Ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex chi nhánh hà nội- trước nhà 18t1-18t2 đường lê văn lương với kích thước: 10 x 2 = 20m2.
Ngân hàng nn&ptnt chi nhánh trung yên trước tòa nhà 17t4 phố hoàng đạo thúy với kích thước 20 x 2 = 40m2.
Xung quanh các điểm đỗ xe này thì có các vạch kẻ cho phép đỗ xe máy ( Với hình thức miễn phí ). Đa số các xe ô tô có nhu cầu đỗ đều phải sử dụng vỉa hè lòng đường là chính.
Nguyên tắc sắp xếp để xe ô tô dưới lòng đường :
- Đường 2 chiều: Lòng đường rộng tối thiểu 10,5m xắp xếp một bên; nếu ≥14m có thể xắp xếp 2 bên.
- Đường 1 chiều: Chỉ sắp xếp bên phải phần xe chạy lòng đường rộng tối thiểu 7,5m
Nguyên tắc xắp xếp để xe đạp, xe máy, ô tô trên hè : Với điều kiện vỉa hè rộng từ 3m trở lên chừa lại lối đi tối thiểu cho người đi bộ 1,5m.
Bảng 2.7. Bảng hiện trạng giao thông, giao thông tĩnh phường Nhân Chính
Đường
Chiều dài (m)
Mặt cắt ngang đường (m)
Chiều dài đường thuộc KVNC
Bố trí ô tô dưới lòng đường
Bố trí ô tô Trên vỉa hè
Khuất Duy Tiến
1700
~68m
800
1 bên
1 bên
Lê Văn Lương
1900
40-53
1700
2 bên
2 bên
Nguyễn Tuân
500
8-21
200
1 bên
Xe máy
Hoàng Minh Giám
400
40
150
2 bên
2 bên
Hoàng Đạo Thúy
1100
40
700
2 bên
1 bên
Vũ Trọng Phụng
800
8-21
180
1 bên
1 bên
Nguyễn Ngọc Vũ
1500
15,5
500
1 bên
1 bên
Lê Văn Thêm
700
8,5-10
300
Xe máy
Xe máy
Nguyễn Thị Định
250
8,5-10
250
Xe máy
Xe máy
Nguyễn Thị Thập
500
8,5-10
500
Xe máy
Xe máy
Phố Quan Nhân
1000
5-7m
710
Xe máy
Xe máy
Ngụy Như Kon Tum
1100
7->10
1100
Xe máy
Xe máy
Tổng
7090
Từ bảng trên chúng ta có thể nhận thấy rằng đa số các đường thuộc địa phận Phường Nhân Chính có mặt cắt ngang, lòng đường và vỉa hè tương đối rộng đáp ứng yêu cầu quy định để xe dưới lòng đường và trên vỉa hè theo quyết định 20/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 của UBND Thành phố Hà Nội:
Chiều dài lòng đường có thể xắp xếp để cả ô tô ở 2 bên là : 2550m
Chiều dài lòng đường chỉ có thể xắp xếp để cả ô tô ở một bên là : 1680m
Chiều dài vỉa hè có thể để ô tô cả 2 bên là: 1850 m
Chiều dài vỉa hè chỉ có thể để ô tô ở một bên là: 2180m
Chiều dài lòng đường có thể xắp xếp xe máy ở 2 bên là: 2860m
Chiều dài vỉa hè có thể xắp xếp xe máy ở 2 bên là : 3060m
Số lượng cửa hàng kinh doanh trên địa bàn Phường Nhân Chính có nhu cầu tổ chức giao thông tĩnh cho khách hàng cũng như của đơn vị.
Theo tính toán chiều dài mặt đường : 7090 x 2 – 500 =13680m. Tuy nhiên Phường Nhân Chính không phải là phường có mật độ cửa hàng kinh doanh dầy đặc lượng cửa hàng chỉ chiếm 40 % chiều dài mặt đường => Chiều dài mặt đường mở cửa hàng kinh doanh là :
13680 x 40% = 5472 m
Trung bình chiều dài mặt tiền mỗi cửa hàng là 4m => số cửa hàng là 1368 cửa hàng.
Hiện trạng đỗ xe tại Phường Nhân Chính được thể hiện thông qua hình sau:
Hình 2.5. : Giao thông tĩnh khu vực thương mại phường nhân chính
Hình 2.6. Điểm đỗ xe tự phát của người dân, các cửa hàng kinh doanh
Đối với các cửa hàng kinh doanh lớn trong các khu thương mại lớn đa số có thể đáp ứng nhu cầu đỗ xe của khách với lực lượng bảo vệ và trông giữ xe phục vụ một cách chuyên nghiệp tạo sự thoải mái và an tâm cho khách hàng về phương tiện của mình. Tuy nhiên những giờ cao điểm kinh doanh của cửa hàng lượng khách quá lớn vượt khỏi nhu cầu đáp ứng của cửa hàng nên đa só tận dụng vỉa hè trước của hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đõ xe của khác hàng.
Với các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ đa số các cửa hàng không có khu vực đỗ xe cho khách hàng mà thường tận dụng vỉa hè lòng đường phục vụ nhu cầu đỗ xe của khác hàng. Lực lượng bảo vệ lại thường là nhân viên của cửa hàng tác phong không chuyên nghiệp, đôi khi không chú ý đến phương tiện của khách hàng do vậy tính đảm bảo an toàn cho phương tiện của khách hàng thường không cao.
Hình 2.7. Bãi đỗ xe Đường Hoàng Đạo Thúy
Hình 2.8. Bãi đỗ xe trong cơ quan
Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính, các nhà máy xí nghiệp, trường học… thì đa số đều xắp xêp các vị trí đỗ xe phục vụ cho nhân viên và khách đến làm việc tại cơ sở, đơn vị.
Đối với các khách hàng, người dân hay cá nhân có công việc có nhu cầu đỗ xe tạm thời trong thời gian ngắn thường tận dụng lòng đường vỉa hè làm nơi đỗ xe. Do thiết chỗ đỗ xe quy theo quy định do vậy đa số người dân đều đỗ xe dưới lòng đường vỉa hè không theo trật tự nào cả.
CHƯƠNG III
QUY HOẠCH GIAO THÔNG TĨNH KHU ĐÔ THỊ NHÂN CHÍNH
3.1. Định hướng phát triển giao thông vận tải hà nội đến năm 2020.
3.1.1. Định hướng phát triển không gian Hà Nội.
Theo quyết định số 90/2008/QĐ - TTg và 490/2008/QĐ – TTg cụ thể hóa quyết định 108/1998/QĐ - TTg đã được Chính phủ phê duyệt về việc quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 có nội dung tóm tắt như sau:
Mục tiêu:
Xác định vị trí, vai trò đặc biệt của Thủ đô trong Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam, phù hợp với phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; kết hợp tốt giữa xây dựng, phát triển với bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải tạo với xây dựng mới, nhằm xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành một thành phố vừa dân tộc, vừa hiện đại, đậm đà bản sắc và truyền thống ngàn năm văn hiến; là trung tâm đầu não về chính trị, đồng thời là trung tâm lớn về văn hoá, khoa học kỹ thuật, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; tương xứng với Thủ đô của một nước có quy mô dân số một trăm triệu dân, có vị trí xứng đáng trong khu vực Đông Nam á và Thế giới. Xác định các nội dung ưu tiên phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư phát triển giao thông vận tải của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020.
Phạm vi quy hoạch và định hướng phát triển không gian:
Cơ cấu quy hoạch không gian gồm thành phố Hà Nội Trung tâm và các đô thị xung quanh thuộc các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng Yên với bán kính ảnh hưởng từ 30 đến 50 km.
Hướng phát triển lâu dài của Thành phố Hà Nội chủ yếu về phía tây, hình thành chuỗi đô thị Sóc Sơn (Thành phố Hà Nội) - Xuân Hoà - Đại Lải- Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) và các đô thị khác nhằm khai thác lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, giao thông và cơ sở hạ tầng. Trước mắt hướng mở rộng thành phố Hà Nội Trung tâm về phía Tây Bắc, Tây Nam và phía Bắc; trong đó, ưu tiên cho đầu tư phát triển khu vực phía Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đông Anh - Cổ Loa, Gia Lâm - Sài Đồng - Yên Viên và tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư phát triển tại khu vực Nam Thăng Long.
Theo như phạm vi quy hoạch và định hướng phát triển không gian như trong QĐ 108/1998 – TTg nêu ở trên thì định hướng phát triển không gian Hà Nội tới năm 2020 đã nêu rõ: Định hướng phát triển không gian các khu chức năng nôi thị và mối quan hệ giữa các khu vực cần phải tận dụng khai thác quĩ đất, đồng thời hạn chế phát triển trong phạm vi vành đai 2, mở rộng ra vùng ven nội phía hữu ngạn sông Hồng, lấy sông Hồng làm trục trung gian, làm trung tâm bố cục quy hoạch. Do đó, về không gian Hà Nội được chia làm 3 khu vực như sau:
Không gian khu vực hạn chế phát triển.
Không gian khu vực mở rộng thủ đô Hà Nội phía Hữu ngạn sông Hồng.
Không gian phát triển xây dựng mới: Bắc sông Hồng.
* Qui hoạch phát triển không gian khu vực hạn chế phát triển
Gới hạn chủ yếu từ đường vành đai 2 đường La Thành - đường Láng – Trường Chinh - Đại La – Minh Khai và dọc theo hữu ngạn sông Hồng trở vào trung tâm bao gồm các ô phố thuộc khu phố cổ, phố cũ, đại bộ phận nằm trong 5 quận Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và 3 phường thuộc quận Tây Hồ.
Bảng 3.1. Qui hoạch các khu vực hạn chế phát triển của Hà Nội.
TT
Các khu vực
Hiện trạng
Qui hoạch 2020
Dân số
(1000 người)
Đất đai (ha)
Dân số
(1000 người)
Đất đai (ha)
Khu vực hạn chế phát triển (thuộc 4 quận nội thành cũ)
939,7
3458,7
800
3558,7
1
Quận Hoàn Kiếm
183,2
453,3
130
456,3
2
Quận Ba Đình
182
919,2
170
919,2
3
Quận Hai Bà Trưng (Bắc đường Minh Khai)
232,5
768
195
768
4
Quận Đống Đa
290,4
1008,5
255
1008,5
5
Ba phường thuộc quận Tây Hồ
51,6
309,7
50
309,7
(Nguồn : Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020)
3.1.2. Định hướng phát triển giao thông Hà nội đến năm 2020
Nội dung chủ yếu của Qui hoạch phát triển GTVT thủ đô Hà Nội đến năm 2020 là qui hoạch phân bổ dân cư và sử dụng đất phát triển đô thị, qui hoạch phát triển không gian Thủ đô Hà Nội, qui hoạch phát triển hạ tầng mạng lưới giao thông của Thủ đô (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không), qui hoạch quĩ đất và qui hoạch xây dựng đợt đầu tới năm 2010.
Trên cơ sở qui hoạch này, Hà Nội đã xây dựng một qui hoạch giao thông theo lộ trình dài (20 năm), với các bước đi cho từng giai đoạn như sau:
Cơ sở hạ tầng giao thông phải được ưu tiên phát triển đồng bộ với các công trình kỹ thuật hạ tầng khác để hình thành cơ cấu qui hoạch Thành phố hoàn chỉnh nhằm phục vụ một cách hiệu quả cho các hoạt động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề xuất phương án Quy hoạch giao thông tĩnh khu đô thị trung hòa nhân chính.docx