- Giai đoạn 1995 – 2000 có sự biến động rất lớn trong cơ cấu sử dụng đất:
· Đất nông nghiệp tăng rất nhanh, thể hiện áp lực sử dụng đất nông nghiệp rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Việc mở rộng diện tích đất đã vượt khỏi tầm kiểm soát của Xã, gây nguy hại cho môi trường, đặc biệt là ở các khu vực ven hồ Đa Nhim.
· Đất lâm nghiệp tuy có tăng nhưng tăng chậm.
· Đất chuyên dùng và đất ở tuy trong số liệu là giảm, do thay đổi tiêu chí thống kê, nhưng trong thực tế đã tăng đáng kể.
· Đất chưa sử dụng giảm rất nhanh chủ yếu chuyển sang đất nông nghiệp.
- Giai đoạn 2000 – 2002: sử dụng đất có biểu hiện ổn định về cơ cấu. Tuy nhiên xu thế là giảm nhẹ đất nông nghiệp do chuyển sang đất chuyên dùng, đất ở và đất lâm nghiệp. Đất lâm nghiệp tăng rất chậm.
· Thành công nổi bật trong quản lý sử dụng đất ở giai đoạn này là về cơ bản đã ngăn chặn được việc mở rộng đất nông nghiệp trên đất dốc. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp cũng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực.
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4854 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai xã Xuân Thọ - thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2003 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng chủ yếu là cho sản xuất nông nghiệp 2.466ha (90,72%), đất ở nông thôn 62ha và đất chưa sử dụng là190ha.
Các tổ chức kinh tế sử dụng: 599ha (6,72%) chủ yếu là do nhà máy chè Cầu Đất và Xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng Tây Nguyên sử dụng.
Nước ngoài và liên doanh với nước ngoài thuê 29ha (0,32%) chủ yếu là để trồng hoa xuất khẩu.
UBND xã quản lý sử dụng 437ha (4,9%) trong đó: đất chuyên dùng là 218ha, đất chưa sử dụng và sông suối 219ha.
Các đối tượng khác quản lý 5.136ha (57,58%) trong đó phần lớn là đất rừng 4.969ha do Ban quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên quản lý, 43ha đất chuyên dùng và 125ha đất chưa sử dụng.
Bên cạnh những hộ gia đình cá nhân, đơn vị đã sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả vẫn còn những cá nhân, đơn vị sử dụng sai mục đích, đặc biệt là tình trạng sang nhượng đất đã diễn ra nhưng Xã chưa quản lý một cách triệt để. Vì vậy, đi đôi với việc xem xét kỹ các tiêu chuẩn và điều kiện được giao đất của từng đối tượng có nhu cầu, Xã cần tiến hành kiểm tra thường xuyên việc sử dụng để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính.
- Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn Xã đã được triển khai theo Chỉ thị 299 bắt đầu từ năm 1998 và hoàn thành vào năm 1999 với diện tích đo 2.695,1 ha chiếm 30,2% tổng diện tích tự nhiên, toàn xã có 66 tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000, bao gồm 12.292 thửa. Diện tích đo đạc chủ yếu tập trung vào đất nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở, diện tích đất rừng và đất chưa sử dụng chưa được tiến hành đo đạc do vấn đề kinh phí.
- Đến nay tất cả các bản đồ trên đã cơ bản hoàn thành việc số hóa. Đã góp phần quan trọng vào công tác quản lý đất đai.
Công tác cấp giấy CNQSDĐ:
Đến cuối năm 2002, trên địa bàn Xã đã xét cấp cho hộ gia đình và các tổ chức 2.645 giấy CNQSDĐ, với diện tích 1.110,4ha chiếm 12,44% tổng DTTN và chiếm 40,2% diện tích đất nông nghiệp và đất ở. Tuy nhiên phần lớn diện tích đất còn lại là đất rừng, đất CSD và đất nông nghiệp nằm trong phân định đất lâm, đất ở nằm trong lộ giới giao thông, nếu loại trừ đi phần diện tích các loại đất này thì tỷ lệ diện tích đất đã được cấp giấy trên diện tích đất có khả năng cấp giấy hiện nay là 79,25%. Còn lại 20,75% diện tích còn lại đang trong giai đoạn xét duyệt hồ sơ và tiến hành cấp.
Công tác cấp giấy QSH nhà ở và QSD đất ở: trong năm 2002, thực hiện Nghị định 60/CP của Chính phủ đã đo đạc, lập và xét được hơn 1.500 hồ sơ cấp QSH nhà ở và QSD đất ở cho nhân dân trên 12 thôn. Hiện lượng hồ sơ này đang trong giai đoạn trình Thành phố xét duyệt và gởi về địa phương để tiến hành cấp cho người dân.
Tình hình biến động của thị trường đất đai:
Những năm gần đây, thị trường đất đai ở Xã rất sôi động, việc sang nhượng, chuyển đổi diễn ra phức tạp. Do ý thức chấp hành pháp luật của người dân cũng như công tác quản lý đất đai của Xã còn hạn chế nên hầu như Xã chưa quản lý chặt chẽ khâu này và người dân có phần tự do sang nhượng với nhau. Vì vậy ngay từ bây giờ Xã cần có những biện pháp để từng bước quản lý tốt thị trường đất đai nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật, bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân và tăng nguồn thu ngân sách của Xã.
Việc áp dụng khung giá đất của Nhà nước còn nhiều bất cập, có sự chênh lệch cao giữa giá thị trường và giá đất theo khung giá làm khó khăn trong quá trình đền bù giải tỏa để xây dựng các công trình công cộng.
Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai:
Xã đã có quy hoạch chi tiết mặt bằng khu trung tâm, quy hoạch chi tiết điểm dãn dân và phát triển sản xuất, chưa có quy hoạch sử dụng đất, vì thế việc quản lý đất đai đem lại hiệu quả chưa cao, việc cấp bách nhất hiện nay là phải lập quy hoạch sử dụng đất để làm cơ sở cho công tác giao, cho thuê, cấp GCNQSD và kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
Quy hoạch sử dụng đất: Là một trong những căn cứ pháp lý cho việc điều tiết các quan hệ đất đai như giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất,….bảo đảm cho việc sử dụng đất phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Xã. Do chưa tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai nên việc thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, ….còn gặp nhiều khó khăn.
Kế hoạch sử dụng đất: Do chưa có quy hoạch sử dụng đất, nên kế hoạch sử dụng đất hàng năm chất lượng chưa cao.
II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT:
1. Biến động cơ cấu sử dụng đất thời kỳ 1995-2002:
- Trong 7 năm qua xu thế biến động đất đai ở Xuân Trường được thể hiện như sau:
Bảng 7: Cơ cấu sử dụng đất thời kỳ 1995- 2002
xã Xuân Trường – Tp. Đà Lạt
Đơn
Hiện trạng sử dụng đất
Biến động sử dụng đất
LOẠI ĐẤT
vị
Năm
Năm
Năm
Năm
1995-
2000-
1995-
1995
2000
2001
2002
2000
2002
2002
TỔNG DIỆN TÍCH
Ha
8.920,00
8.920,00
8.920,00
8.920,00
1. Đất nông nghiệp
Ha
1.013,00
2.725,26
2.701,17
2.696,33
1.712,26
-28,93
1.683,33
Tỷ lệ so với tổng DT
%
11,36
30,55
30,28
30,23
19,20
-0,32
18,87
2. Đất lâm nghiệp
Ha
5.080,82
5.332,27
5.356,00
5.356,01
251,45
23,74
275,19
Tỷ lệ so với tổng DT
%
56,96
59,78
60,04
60,04
2,82
0,27
3,09
3. Đât chuyên dùng
Ha
276,50
262,08
262,45
267,48
-14,42
5,40
-9,02
Tỷ lệ so với tổng DT
%
3,10
2,94
2,94
3,00
-0,16
0,06
-0,10
4. Đất ở
Ha
64,00
62,25
62,25
62,05
-1,75
-0,20
-1,95
Tỷ lệ so với tổng DT
%
0,72
0,70
0,70
0,70
-0,02
0,00
-0,02
5. Đất chưa sử dụng
Ha
2.485,68
538,13
538,13
538,13
-1.947,55
0,00
-1.947,55
Tỷ lệ so với tổng DT
%
27,87
6,03
6,03
6,03
-21,83
0,00
-21,83
(Nguồn: Phòng Nhà Đất- Địa Chính Tp. Đà Lạt)
Giai đoạn 1995 – 2000 có sự biến động rất lớn trong cơ cấu sử dụng đất:
Đất nông nghiệp tăng rất nhanh, thể hiện áp lực sử dụng đất nông nghiệp rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Việc mở rộng diện tích đất đã vượt khỏi tầm kiểm soát của Xã, gây nguy hại cho môi trường, đặc biệt là ở các khu vực ven hồ Đa Nhim.
Đất lâm nghiệp tuy có tăng nhưng tăng chậm.
Đất chuyên dùng và đất ở tuy trong số liệu là giảm, do thay đổi tiêu chí thống kê, nhưng trong thực tế đã tăng đáng kể.
Đất chưa sử dụng giảm rất nhanh chủ yếu chuyển sang đất nông nghiệp.
Giai đoạn 2000 – 2002: sử dụng đất có biểu hiện ổn định về cơ cấu. Tuy nhiên xu thế là giảm nhẹ đất nông nghiệp do chuyển sang đất chuyên dùng, đất ở và đất lâm nghiệp. Đất lâm nghiệp tăng rất chậm.
Thành công nổi bật trong quản lý sử dụng đất ở giai đoạn này là về cơ bản đã ngăn chặn được việc mở rộng đất nông nghiệp trên đất dốc. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp cũng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực.
2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2002:
2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp:
Bảng 8: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2002 xã Xuân Trường
Đơn vị tính: ha
Đất đã giao, cho thuê phân theo đối tượng sử dụng
Tổng
Hộ gia
Các
Nước ngoài
LOẠI ĐẤT
diện
đình
tổ chức
và liên doanh
tích
cá nhân
kinh tế
Với nước ngoài
* . Đất nông nghiệp
2.696,33
2.466,01
210,22
20,10
1.Đất trồng cây hàng năm
261,30
257,30
3,04
0,96
- Đất chuyên rau
261,30
257,30
3,04
0,96
2.Đất trồng cây lâu năm
2.427,97
2.201,65
207,18
19,14
- Đất trồng cây CNLN
2.177,97
1.951,65
207,18
19,14
- Đất trồng cây ăn quả
250,00
250,00
3.Đất có mặt nước NTTS
7,06
7,06
(Nguồn: Phòng Nhà Đất- Địa Chính Tp. Đà Lạt)
2.1.1. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp:
- Đất cây hàng năm chiếm tỉ lệ nhỏ (9,69%) trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đất cây hàng năm thì hầu hết diện tích là trồng rau (trong đó có trồng hoa). Hiện tại một số diện tích rau phân tán trong lâm phần và trên đất quá dốc cần phải được chuyển lại cho lâm nghiệp, diện tích còn lại nên tập trung cho hiện đại hoá khâu xây dựng đồng ruộng và hệ thống thủy lợi để hạn chế xói mòn, nâng cao hiệu quả sử dụng, góp phần làm đẹp cảnh quan.
- Đất cây lâu năm chiếm tỷ lệ lớn 90,05% tổng diện tích đất nông nghiệp và đang có xu hướng giảm. Trong đất cây lâu năm, đất cà phê chiếm khoảng 77,35%, chè khoảng 12,36%, cây ăn quả 10,3%. Trong đất cà phê phần lớn là cà phê vối mới phát triển nhanh trong thời kỳ 1996-2000 và nằm trong lâm phần, giao thông khó khăn, sản xuất chủ yếu nhờ nước trời, hiện nay đang bị khủng hoảng về giá nên chất lượng vườn cây rất thấp, cần được chuyển sang trồng cà phê chè, cây ăn quả và phủ lại thảm rừng ở các vị trí xung yếu.
- Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ nhỏ 0,26% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là do người dân khai thác các vùng thấp trũng, ven suối để nuôi cá nước ngọt.
- Bình quân đất nông nghiệp theo lao động nông nghiệp: 0,72 ha, cao gấp 2 lần so với bình quân toàn Thành phố (0,35ha) nhưng thấp hơn so với bình quân chung toàn tỉnh (0,9 ha). Nếu hoàn lại đất nông nghiệp trong lâm phần về cho lâm nghiệp và phần diện tích đất nông nghiệp sẽ mất do chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở thì bình quân đất nông nghiệp trên lao động nông nghiệp chỉ còn khoảng 0,32ha. Đây là thách thức không nhỏ đến chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Xã trong 5-10 năm trước mắt. Hơn lúc nào hết, Xuân Trường cần đầu tư mạnh cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp – nông thôn để tạo sự ổn định, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của Xã phát triển bền vững.
- Theo kết quả phân định đất nông lâm thì Xuân Trường là xã có diện tích đất nông nghiệp lấn vào trong lâm phần lớn nhất Thành phố (1.672ha) chiếm 62% diện tích đất nông nghiệp, kế đến là các đơn vị như Xuân Thọ, Tà Nung, Phường 3…
- Để hạn chế tình trạng lấn chiếm đất lâm, dưới sự chỉ đạo của UBND Tỉnh, thành phố Đà Lạt đã triển khai cắm mốc phân định đất nông – lâm, đã có các biện pháp kịp thời và nghiêm khắc nên đã thu được kết quả rất tốt, đến nay về cơ bản đã ngăn chặn được tình trạng lấn chiếm đất rừng làm nông nghiệp. Tuy nhiên, biện pháp quan trọng nhất vẫn là phát triển mạnh các ngành trong khu vực II và III để thu hút lao động nông nghiệp vào các ngành này, không mở thêm các khu vực đất nông nghiệp mới trong các vùng đất lâm nghiệp, đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng để toàn bộ đất rừng đều có chủ quản lý theo đúng chức năng được xác định trong quy hoạch.
2.1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:
(2). Hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp: Tổng hợp tất cả các phiếu điều tra trên tất cả các loại đất của Xã tại 2 thời điểm điều tra là năm 1997 và tháng 6 năm 2002 cho thấy:
+ Các loại hình sử dụng đất: Trên địa bàn của xã có các loại hình sử dụng đất như sau:
1. Đất trồng rau
4. Đất trồng cà phê chè
2. Đất trồng hoa
5. Đất trồng chè
3. Đất trồng cà phê vối
6. Đất trồng cây ăn quả (hồng Đà Lạt)
- Kết quả điều tra được tổng hợp cho từng loại hình sử dụng đất theo mức năng suất trung bình của Xã tại thời điểm 2002, riêng cà phê ở 2 thời điểm 1997 và 2002, sau đó được tính trung bình trên 1ha.
Bảng 9: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất ở Xuân Trường
Giá trị
Chi phí
Lãi
Thu
Tỉ suất
Hạng mục
Sản phẩm
Tổng số
thuần
nhập
Lãi/ CP
(1000 đ)
(1000 đ)
(1000 đ)
(1000 đ)
%
1. Rau
89250
60098
29152
44128
48,51
2. Hoa
131.000
92.860
38.140
67.015
44,89
3. Cà phê vối: Năm 2001
10.250
9.412
838
2.335
8,90
Năm 1997
30000
13000
16989
18195
130,68
4. Cà phê chè
10.420
7.243
3.177
4.577
43,86
5. Chè: Chè cũ
12600
9330
3270
5370
35,05
Chè cành
30000
22873
7127
11162
31,16
6. Cây ăn qủa (Hồng)
22250
11898
10352
13520
87,01
Về hiệu quả tài chính (xếp thứ tự từ cao xuống thấp): Hoa> Rau >cây ăn quả> Chè > Cà phê chè > Cà phê vối.
Về mức độ rủi ro (xếp theo mức độ rủi ro từ nhiều đến ít): Rau, hoa > cà phê > cây ăn quả.
Về mức độ xói mòn, rửa trôi (xếp theo mức độ xói mòn, rửa trôi từ nhiều đến ít): Rau, hoa > cà phê, chè, cây ăn quả.
2.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp:
- Đất lâm nghiệp có rừng năm 2002 ở Xuân Trường là 5.356,01ha, toàn bộ là đất rừng đặc dụng. So với diện tích được phân định cho lâm nghiệp thì cần phải trồng thêm 1.880ha, trong đó phần lớn diện tích phải chuyển từ đất nông nghiệp có độ dốc lớn và trên đất đồi núi chưa sử dụng.
- Tỷ lệ che phủ bằng thảm rừng so với diện tích tự nhiên của Xã đạt 60% cao hơn so với toàn Thành phố (56,7%) và thấp hơn toàn Tỉnh (63,27%), nếu tính cả cây lâu năm với hệ số quy đổi 0,7 thì tỉ lệ che phủ ở Xã đạt 87,26%. Đây không phải là tỷ lệ không thể chấp nhận được mà vấn đề chính là nhiều diện tích đất nông nghiệp nằm trên đất quá dốc cần phải chuyển sang trồng rừng hoặc trồng thêm các băng rừng để hạn chế xói mòn và bảo vệ môi trường.
2.3. Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng:
Bảng 10: Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng năm 2002
Xã Xuân Trường
Đơn vị tính: ha
Đất đã giao, cho thuê phân theo đối tượng sử dụng
Tổng
Các
Nước ngoài
UBND xã
Các đối
LOẠI ĐẤT
diện
tổ chức
và liên doanh
quản lý
tượng
tích
kinh tế
Với nước ngoài
sử dụng
khác
I. Đất nông nghiệp
2.696,33
210,22
20,10
1.Đất trồng cây hàng năm
261,30
3,04
0,96
- Đất chuyên rau
261,30
3,04
0,96
2.Đất trồng cây lâu năm
2.427,97
207,18
19,14
- Đất trồng cây CNLN
2.177,97
207,18
19,14
- Đất trồng cây ăn quả
250,00
3.Đất có mặt nước NTTS
7,06
II. Đất lâm nghiệp
5.356,01
387,28
4.968,73
1.Đất có rừng tự nhiên
4.198,67
319,29
3.879,38
a. Đất có rừng sản xuất
b. Đất có rừng phòng hộ
c. Đất có rừng đặc dụng
4.198,67
319,29
3.879,38
2. Đất có rừng trồng
1.157,34
67,99
1.089,35
a. Đất có rừng sản xuất
b. Đất có rừng phòng hộ
c. Đất có rừng đặc dụng
1.157,34
67,99
1.089,35
3. Đất ươm cây giống
*. Đât chuyên dùng
267,48
1,23
5,11
218,44
42,70
1. Đất xây dựng
21,53
1,13
3,83
3,77
12,80
2. Đất giao thông
129,50
129,50
3. Đất TL&MN chuyên dùng
8,07
0,10
1,28
6,69
4. Đất an ninh quốc phòng
29,90
29,90
5. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
53,12
53,12
6. Đất chuyên dùng khác
25,36
25,36
Nguồn: Phòng Nhà Đất - Địa Chính Tp. Đà Lạt)
Đất xây dựng: Diện tích 21,53ha, chỉ chiếm 8% diện tích đất chuyên dùng, chủ yếu do các đối tượng khác quản lý 59%, UBND xã quản lý 18%, nước ngoài và liên doanh nước ngoài quản lý 18%, các tổ chức kinh tế quản lý 5%.
Đất giao thông: Diện tích 129,50ha, chiếm 48,4% diện tích đất chuyên dùng. Toàn bộ diện tích do UBND xã quản lý.
Đất thủy lợi và MNCD có 8,07 ha. Trong đó: Hồ Đất Làng 1,85ha, hồ Trường Sơn 4,84ha và các ao hồ nhỏ 1,38ha.
Đất an ninh quốc phòng: Đài radar 29,9ha do tỉnh đội quản lý.
Đất nghĩa trang – nghĩa địa: diện tích 53,12ha, chiếm 19,9% diện tích đất chuyên dùng. Trên địa bàn Xã có 6 nghĩa địa, trong đó có 4 nghĩa địa ngưng không được sử dụng theo quy hoạch nghĩa trang nghĩa địa.
Đất chuyên dùng khác: Khu nhà kíp hỏa xa 25,36ha do cục đường sắt quản lý.
2.4. Hiện trạng sử dụng đất ở :
- Toàn Xã hiện có 62,05ha đất ở chiếm tỉ lệ 0,7% so với tổng diện tích tự nhiên, Bình quân đất ở trên hộ 275m2/hộ và 62,5m2/người, cao hơn rất nhiều lần so với bình quân toàn Thành phố và ở mức trung bình so với các vùng nông thôn.
2.5. Đất chưa sử dụng:
- Đất chưa sử dụng 538,13ha (chiếm 6,03% tổng diện tích tự nhiên), trong đó: đất đồi núi chưa sử dụng là 319,3ha (chiếm 59,3% so với tổng diện tích đất chưa sử dụng); đất chưa sử dụng khác 126,79ha (23,6%); 17,1% còn lại là đất sông suối (92,04ha).
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI:
1. Những kết quả đạt được:
(1). Công tác quản lý sử dụng đất đai ngày càng được tiến hành một cách có hiệu quả, về cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Xã, công tác bảo vệ rừng nói riêng và môi trường đất nói chung ngày càng được chú trọng; trong thời kỳ từ 1996 đến nay, diện tích đất lâm nghiệp có rừng được bảo vệ khá tốt và liên tục được mở rộng.
(2). Người sử dụng đất đã có ý thức đầu tư và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kết hợp với bảo vệ đất, nhất là các khu vực trồng rau-hoa.
(3). Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác giải quyết tranh chấp đất đai đã dần đi vào ổn định và ngày càng hiệu quả.
2. Những tồn tại chủ yếu:
(1). Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất cây lâu năm còn thấp so với tiềm năng. Nhiều khu vực đất có độ dốc lớn được phân định cho phát triển lâm nghiệp đã bị khai hoang làm đất nông nghiệp, chứa đựng nguy cơ bất ổn định rất cao.
(2). Việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng theo yêu cầu sử dụng đất với hiệu quả cao và lâu bền còn nhiều hạn chế. Các biện pháp bảo vệ đất còn chưa được triển khai rộng khắp và đồng bộ, hiệu qủa chưa cao. Nhiều khu vực còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên.
(3). Người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện theo Luật Đất Đai, đặc biệt là trong công tác chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất.
PHẦN IV
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
1. Đánh giá tiềm năng mở rộng diện tích đất nông-lâm nghiệp:
1.1. Đánh giá tiềm năng sử dụng đất chưa sử dụng vào mục đích nông-lâm:
Dựa trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2002 kết hợp với bản đồ phân định đất nông-lâm trong phạm vi Xã, đã xác định được tiềm năng sử dụng đất chưa sử dụng vào mục đích nông lâm như sau:
Tổng diện tích đất chưa sử dụng và sông suối: 538,13 ha, trong đó diện tích có khả năng sử dụng vào nông lâm nghiệp khoảng 446,09ha, chiếm 82,9%. Hầu hết diện tích đất này đều nằm trong lâm phần và ở những khu vực không có khả năng sản xuất nông nghiệp, vì vậy quỹ đất này sẽ được khai thác để đưa vào mục đích lâm nghiệp.
1.2. Tiềm năng mở rộng đất nông lâm nghiệp:
- Căn cứ theo ranh giới phân định đất nông lâm đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt trong Quyết định số 734/1998/QĐ-UB ngày 25/3/1998, Quyết định số 57/2000/QĐ – UB V/v điều chỉnh điều I quyết định số 734/1998/QĐ – UB, kết quả thể hiện trên bản đồ khá phù hợp với thực tế, đây là cơ sở cho việc bố trí sử dụng đất nông lâm ở trên địa bàn xã Xuân Trường.
+ Tổng diện tích tự nhiên của Xã 8.920 ha, trong đó:
Đất nông nghiệp: 1.155 ha
Đất lâm nghiệp: 7.106 ha
Các loại đất còn lại: 660 ha
+ So sánh với hiện trạng sử dụng đất cho thấy:
Diện tích đất nông nghiệp nằm trong phân định đất lâm nghiệp là: 1.630ha (trong đó có 4ha đất nghĩa địa).
Diện tích đất lâm nghiệp nằm trong phân định nông nghiệp: 255,5ha (theo quyết định số 734/1998/QĐ-UB và quyết định số 57/2000/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng về phê duyệt ranh giới phân định nông lâm và điều chỉnh trên địa bàn thành phố Đà Lạt). Thực tế từ năm 2000 đến nay diện tích này đã được khai thác gần hết nhưng chưa được thống kê vào số liệu địa chính, hiện nay chỉ còn khoảng 35ha đất rừng nằm trong phân định nông nghiệp.
Trong diện tích các loại đất còn lại (theo phân định): 660 ha, hiện có 267ha là đất chuyên dùng, 62,05ha là đất ở, 92,04ha là sông suối, 126,79ha đất chưa sử dụng khác, phần còn lại là 112ha có thể sử dụng vào mục đích chuyên dùng và đất ở. Diện tích này một mặt có thể thấp hơn so với nhu cầu mở rộng đất chuyên dùng và đất ở, một mặt không thể đáp ứng theo yêu cầu mở rộng không gian phát triển; vì vậy, trong tương lai chắc chắn nhu cầu về đất chuyên dùng và đất khu dân cư sẽ còn mở rộng đáng kể vào các khu vực hiện nay đang là đất nông lâm nghiệp.
Như vậy, theo ranh giới phân định cho đất nông, diện tích đất nông nghiệp đến năm 2010 có thể sẽ bị giảm xuống mức thấp hơn nhiều so với hiện nay. Với lực lượng lao động hiện nay thì bình quân đất nông nghiệp theo lao động nông nghiệp chỉ còn khoảng 40% so với năm 2002, đây là mức rất thấp. Vì vậy trong những năm tới, ngoài việc đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi cơ cấu lao động, cần phải tập trung cho chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp theo hướng thu hút được nhiều lao động và đạt giá trị sản phẩm cao trên đơn vị diện tích.
2. Tiềm năng nâng cao hiệu qủa sử dụng đất nông nghiệp:
2.1. Tăng vòng quay trên đất cây hàng năm:
Hiện nay hệ số quay vòng trên đất cây hàng năm mới đạt 2,0 lần/năm, nếu tăng cường khâu thủy lợi có thể nâng vòng quay lên từ 2,5 – 3,0 lần trở lên vào năm 2010.
2.2. Tăng năng suất:
Theo kết qủa thống kê năng suất trung bình của Xã và điều tra thực địa, kết hợp với thảo luận về khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào phát triển sản xuất nông nghiệp, có thể tiếp tục tăng cường thâm canh để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất cây trồng cao hơn đáng kể so với hiện nay.
Bảng 11: Tiềm năng tăng năng suất một số cây trồng chính
trong các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ở Xuân Trường
Đơn vị : Tấn/ha
Loại cây trồng
Năng suất hiện trạng
Năng suất
Trung bình
Cao
Cao/T.Bình
Dự kiến
1. Rau các loại
25,46
40
14,54
28-30
2. Hoa các loại (ngàn bông)
230
320
90
250-260
3. Cà phê chè
1,01
2,5
1,49
1,5-2,0
4. Chè búp tươi
2,47
12,5
10,03
8,5-10,0
5. Cây ăn quả (hồng)
7,04
15
7,96
10,0-12,0
Tiềm năng đất đai cho xây dựng và khu dân cư nông thôn
Hầu hết đất đai của Xã được hình thành trên nền địa chất tốt, hoàn toàn đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn cho xây dựng các công trình xây dựng và bố trí đất ở cho dân cư.
Mặt khác, khi tiến hành chồng xếp bản đồ độ dốc với bản đồ hiện trạng cho thấy :
Diện tích có độ dốc từ 8 – 150 : 348ha thích hợp cho xây dựng, nhưng chủ yếu nằm ở các khu vực ven suối và sâu trong lâm phần nên không thích hợp về không gian xây dựng.
Diện tích có độ dốc từ 15 – 200 : 4.736ha, ít thích hợp, khi xây dựng phải tốn nhiều kinh phí cho san ủi mặt bằng.
Diện tích có độ dốc > 200: 3.745ha, không thích hợp.
Hiện nay có khoảng 330ha đất xây dựng và đất ở nằm trên phần diện tích có độ dốc từ 15 – 200 , như vậy tiềm năng đất đai cho xây dựng của Xã còn rất lớn. Nhưng do phân tán nên lợi thế sử dụng không cao. Mặt khác diện tích đất này đã có chủ nên việc chuyển sang các khu dân cư tập trung cần phải có giải pháp hợp lý.
II. QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT
(1) Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Vì vậy quan điểm chung là sử dụng đất với hiệu quả cao và