Đồ án Quy hoạch trục giao thông trên trục Ngã ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông

Mục Lục

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HIÌNH VẼ. v

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH TRỤC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ. 5

1.1: Cơ sở lý luận về đường giao thông chính đô thị: 5

1.1.1: Khái niệm, phân loại đường đô thị: 5

1.1.2: Chức năng chính của đường đô thị: 9

1.1.3: Phân cấp kỹ thuật đường đô thị: 10

1.2: Tổng quan trục giao thông đô thị: 11

1.2.1: Khái niệm trục giao thông đô thị: 11

1.2.2: Vai trò của trục đường chính trong đô thị. 11

1.2.3: Các bộ phận của đường đô thị (mặt cắt ngang đường đô thị): 12

1.3: Cơ sở lý luận về quy hoạch giao thông đô thị: 24

1.3.1: Khái niệm và bản chất quy hoạch GTVTĐT. 24

1.4: Nội dung và quy trình lập quy hoạch trục giao thông từ ngã ba Văn Điển – ngã tư Hà Đông. 26

1.4.1: Nội dung quy hoạch trục giao thông đô thị. 26

1.4.2: Quy trình lập quy hoạch trục giao thông từ ngã ba Văn Điển – ngã tư Hà Đông. 27

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG TRỤC GIAO THÔNG TỪ NGÃ BA VĂN ĐIỂN TỚI NGÃ TƯ HÀ ĐÔNG 30

2.1: Khái quát chung về Thành Phố Hà Nội. 30

2.1.1: Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, dân số, thuỷ văn, khí hậu của TP Hà Nội. 30

2.1.2: Hiện trạng kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội. 31

2.1.3: . Định hướng, kế hoạch phát triển KT - XH của TP Hà Nội đến năm 2020 32

2.1.4. Quy hoạch mạng lưới GTVT Hà Nội tới năm 2020 33

2.2: Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ Hà Nội. 36

2.2.1: Giao thông đường bộ 36

2.2.2: Giao thông đường sắt 38

2.2.3. Vận tải hành khách công cộng. 39

2.2.4: Nhận xét về mạng lưới giao thông đường bộ Hà Nội. 39

2.3.1: Vị trí địa lý và địa giới hành chính của Huyện thanh Trì. 41

2.3.2: Điều kịên tự nhiên: 41

2.3.3: Điều kiện kinh tế và xã hội. 42

2.3.4: Định hướng phát triển KTXH huyện Thanh Trì. 44

2.3.5: Hiện trạng và định hướng sử dụng đất Huyện Thanh Trì 45

2.3: Mối quan hệ giữa huyện Thanh Trì và các huyện thị tỉnh Hà tây cũ khi Hà Nội mở rộng. 47

2.4: Hiện trạng trục đường Ngã Ba Văn Điển – Ngã Tư Hà Đông. 48

2.4.1: Vị trí, vai trò của trục đường trong khu vực. 48

2.4.2: Cấp hạng kỹ thuật đường: 50

2.4.3: Vị trí tuyến đường. 50

2.4.4: Cơ sở hạ tầng trên trục đường: 52

2.5: Hiện trạng sử dụng đất hai bên đường: 56

2.6: Hiện trạng tham gia GT trên trục đường từ Ngã Ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông. 57

2.6.1: Phương pháp thực hiện thu thập số liệu. 57

2.6.2. Kết quả của quá trình điều tra hiện tại. 58

2.7: Dự báo nhu cầu vận tải trên trục đến năm 2025: 61

2.7.1: Lựa chọn phương pháp dự báo: 61

2.7.2: Phương pháp tiến hành dự báo: 62

2.7.3: Dự báo lưu lượng năm tương lai: 63

2.8: Những vấn đề cần giải quyết: 66

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TRỤC TỪ NGÃ BA VĂN ĐIỂN TỚI NGÃ TƯ HÀ ĐÔNG. 68

3.1: Căn cứ và quan điểm mục tiêu quy hoạch: 68

3.1.1: Căn cứ lập quy hoach: 68

3.1.2: Quan điểm, mục tiêu phát triển GTVT trong đô thị: 68

3.1.3: Quan điểm, mục tiêu quy hoạch đường đô thị. 69

3.1.4: Quan điểm mục tiêu quy hoạch trục Ngã Ba Văn Điển – Ngã Tư Hà Đông. 70

3.2: Xác định cấp hạng đường kỹ thuật cho trục đường 70 đoạn ngã ba Văn Điển – ngã tư Hà Đông 70

3.3: Đề xuất các phương án quy hoạch trục Ngã Ba Văn Điển – Ngã Tư Hà Đông: 71

3.3.1: Phương án I: Giữ nguyên đường cũ, kết hợp với một số biện pháp cải tạo hạ tầng kỹ thuật: 71

3.3.2: Phương án II: Quy hoạch mở rộng trục: 77

3.3.3: Lựa chọn loại mặt cắt ngang cho trục đường. 80

3.3.4: Cải tạo các nút giao trên trục: 80

3.4: Đánh giá lựa chọn phương án: 80

Kết luận & kiến nghị. 80

Danh mục tài liệu tham khảo 80

Lời cảm ơn 90

 

 

docx101 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3268 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch trục giao thông trên trục Ngã ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguyên nhân chủ yếu gây ách tắc giao thông nội đô Vành đai 2: Vĩnh Tuy – Minh Khai – Đại La - Trường Chinh – Láng – Cầu Giấy – Bưởi – Lạc Long Quân – Đi Nhật Tân và vượt qua song Hồng tới xã Phú Thượng sang qua xã Vĩnh Ngọc qua Đồng Hội, Đông Trù – Quốc lộ 3 tiếp tục vượt song Hồng tại Vĩnh Tuy nối vào dốc Minh Khai dưới 1 vành đai khép kín. Hiện tại vành đai 2 mới cơ bản được xây dựng hoàn thành một nửa gồm các đoạn tuyến phía Nam sông Hồng và đảm nhiệm vai trò là tuyến đường vanh đai chính của thủ đô. Mặt cắt ngang tuyến đường vành đai 2 rộng khoảng 10 -12 m, dọc theo hai bên đường phát triển nhiều khu dân cư. Hiện tại tuyến đường vành đai 2 không đáp ứng được lưu lượng giao thông đô thị và trên thực tế là nhiều điểm nút trên đường vành đai 2 là những điểm ách tắc giao thông. Với mặt cắt ngang chật hẹp như vậy cũng như tốc độ đô thị hóa nhanh của Hà Nội nói chung và các khu vực mà tuyến đường vành đai 2 đang diễn ra nhanh chóng nên hiện nay thực tế tuyến đường vành đai 2 đồng thời phải đảm nhiệm hai chức năng là tuyến vành đai thành phố đối ngoại và tuyến giao thông đô thị. . Vành đai 3: Bắt đầu từ Bắc Thăng Long – Nội Bài – Mai Dịch – Thanh Xuân – Nguyễn Trãi – Kim Giang – Hồ Linh Đàm – Pháp Vân – Sài Đồng – Cầu Đuống mới – Ninh Hiệp – nút giao Đồng Xuân ( giao với đường Nội Bài – Bắc Ninh ) nối với Bắc Thăng Long - Nội Bài thành một tuyến đường khép kín. Tuyến đường vành đai 3 cho tới thời điểm này vẫn chưa hình thành một tuyến liên tục, về cơ bản khép kín ở phía Tây từ Nội Bài tới Pháp Vân và còn một số dự án khác đã và đang được thực hiện. Khi tuyến vành đai 3 được xây dựng hoàn tất sẽ giải quyến được vấn đề lưu lượng giao thông trên các trục đường đô thi, khi đó lưu lượng giao thông trên trục quốc lộ 70 sẽ được giảm đáng kể do sự thu hút của đường vành đai 3 2: Đường quốc lộ : Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ của các tuyến quốc lộ chiến lược quan trọng như QL 1A, 5, 18, 6, 32, 2 và 3. Đây là các tuyến đường tạo ra sự liên hệ từ thủ đô Hà Nội đi các trung tâm dân cư, kinh tế và quốc phòng của cả nước và ngược lại, cũng tạo sự giao lưu giữa các tỉnh, thành khác trong cả nước với Thủ đô. 2.2.2: Giao thông đường sắt Tại Hà Nội hiện nay mới chỉ có các tuyến đường sắt quốc gia phục vụ giao thông liên tỉnh, chưa có giao thông bánh sắt đô thị. Đầu mối đường sắt Hà Nội bao gồm các tuyến đường sắt được liên kết thành hệ thống các trục đường sắt hướng tâm, đường sắt vành đai cùng với các ga khách, ga hàng… a, Các trục đường sắt hướng tâm Các trục đường sắt hướng tâm hiện có gồm 5 tuyến đường sắt quốc gia nối vào đầu mối Hà Nội. Trong đó có 4 tuyến nằm ở phía Bắc sông Hồng nối vào đầu mối theo hình rẻ quạt, bao gồm các tuyến sau: Bảng 2.2: Hiện trạng các tuyến đường sắt ở Hà Nội. TT Tuyến/ đoạn Dài (km) Khổ đường (mm) Số ga Điểm giao cắt đồng mức Cầu ĐS 1 Hà Nội-TP.Hồ Chí Minh Tổng 1726 1000 166 --- 1465 TP Hà Nội 20 1000 3 25 1 2 Gia Lâm-Hải Phòng Tổng 102 1000 15 --- 10 TP Hà Nội 20 1000 3 6 1 3 Hà Nội-Lạng Sơn Tổng 160 1000/1435 21 --- 50 TP Hà Nội 11 1000/1435 1 10 2 4 Đông Anh-Thái Nguyên Tổng 75 1000/1435 8 --- 9 TP Hà Nội 20 1000/1435 3 5 2 5 Hà Nội-Lào Cai Tổng 300 1000 31 --- 147 TP Hà Nội 30 1000 3 10 2 6 Các tuyến vành đai phía Tây 40 1000/1435 4 6 8 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu HAIDEP. b, Đường sắt vành đai: Đường sắt vành đai Hà Nội được quy hoạch theo dạng hình khuyên, nối các tuyến hướng tâm với nhau bao gồm hai nhánh: đường sắt phía Tây và đường sắt phía Đông. Nhánh phía đông thiết kế khổ đường 1435mm nhưng chưa xây dựng xong. Nhánh phía Tây được nối từ lý trình km0+000( tương ứng tại km28+800 của đường sắt Hà Nội - Lào Cai ) qua cầu Thăng Long, Kim Mỗ, Phú Diễn, vòng ngoàI thị xã Hà Đông nối với đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh tại Ngọc Hồi. 2.2.3. Vận tải hành khách công cộng. - Hiệu trạng vận tải công cộng do Nhà Nước quản lý đang có xu hướng tăng (do được khích lệ và tạo điều kiện đầu tư tối đa cho ngành này) ngoài vận tải tư nhân và cá nhân có xu hướng tăng nhanh, đồng thời với việc xây dựng và phát triển xây dựng trong từng khu vực. Song song với đó còn có một số hạn chế để GTCC khó phát triển là: + Đường phố Hà Nội hẹp, mật độ xe thô sơ quá đông nên các phương tiện cản trở việc vận hành lẫn nhau, giảm số lượng các tuyến xe buýt có thể hoạt động. + Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các điểm đỗ xe chưa đủ và chưa phù hơp với điều kiện đi lại của hành khách do đó kích thích sự phát triển phương tiện đi lại cá nhân, càng làm tăng nhanh mật độ phương tiện đi lại trên đường phố. + Mạng lưới giao thông không đồng đều giữa các khu vực, các luồng giao thông hình thành tập trung quá lớn vào một số tuyến hướng trung tâm thành phố. + Trình độ hiểu biết về luật lệ giao thông của người dân cũng như người điều khiển các phương tiện giao thông còn thấp dẫn đến tình trạng đi lại tuỳ tiện theo ý thức cá nhân. + Việc phát triển phương thức vận tải chưa hài hoà, thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa các cá nhân trong qua trình phát triển. Xe chở khách của tư nhân không có sự quản lý chặt chẽ cần thiết nên chạy lộn xộn không có định hướng tuyến khai thác cụ thể. ══ > Với thực trạng vận tải giao thông công cộng nói trên cho thấy nếu không nhanh chóng hoàn chỉnh và đổi mới cả về hệ thống giao thông, hệ thống tuyến, phương tiện và phương thức phục vụ thì không những không phát triển được ngành vận tải nói riêng mà giao thông đô thị ngày càng bị ách tắc. Vấn đề này thực sự là một thách thức lớn đối với Hà Nội hiện nay và đặc biệt là trong những năm tới, nó đòi hỏi chiến lược phát triển và kế hoạch cụ thể cho phù hợp với tình hình mới. 2.2.4: Nhận xét về mạng lưới giao thông đường bộ Hà Nội. - Hệ thống phân bố không đều, chất lượng phục vụ chưa đáp ứng hết yêu cầu giao thông (Quận Hoàn Kiếm có mật độ đường là11,6 km/km2, trong khi đó Quận Đống Đa và Quận Hai Bà Trưng chỉ đạt 5,8 km/km2). - Đường phố ngắn, hẹp tại các khu phố cổ hoặc khu vực ngoại thành xe 4 bánh nhiều chỗ không thể vào được. - Hệ thống đường Hà Nội có nhiều giao cắt, hầu hết các giao cắt là các nút giao cùng mức kể cả các trục đường bộ trục chính, giao cắt giữa các đường bộ trục chính đều là các nút giao cùng mức gây trở ngại cho giao thông, nhiều nút hệ thống điều khiển giao thông không thể đáp ứng được yêu cầu thông qua trên tuyến. - Khoảng cách bình quân giữa các nút giao thông ( ngã ba, ngã tư ) rất ngắn dẫn đến tốc độ xe thấp, vận tốc dòng giao thông giảm và khả năng thông qua tại các nút chậm Không an toàn ( quá nhiều nút giao mà hầu hết chỉ là giao cắt đồng mức, thiếu cầu vượt, cầu chui, đường cho khách bộ hành qua đường, thiếu đèn tín hiệu, đèn chiếu sang ban đêm …) - Đường phát triển không theo kịp với sự gia tăng của phương tiện cơ giới đường bộ, mặc dù đã được thành phố và Chính Phủ quan tâm đầu tư nhiều dự án củng cố và nâng cấp xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ - Đường phố các khu trung tâm thiếu bãi đỗ xe. Hệ thống giao thông tĩnh do không được đầu tư đã hoạt động nên hiệu quả gây ảnh hưởng lớn đến vận tẩi hành khách công cộng. - Các trục đường bộ hướng tâm và vành đai chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ và không đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết. Mật độ đường phân bố không đều, chưa có tổ chức giao cắt khác mức hoặc ưu tiên cho những nút giao thông trọng điểm nên ùn tắc vào các giờ cao điểm thường xuyên xảy ra. Vấn đề ùn tắc giao thông tuy đã được giải quyết một phần (xây dựng hệ thống điều khiển giao thông cưỡng bức bằng đèn tín hiệu. Tài các nút giao thông bố trí các dải phân cách mềm để phân bố lại các làn giao thông…) Tuy nhiên nếu không có biện pháp thực sự hữu hiệu về tổ chức quy hoạch phân luồng giao thông thì sự ùn tắc vẫn xẩy ra nhất là khi có những yếu tố tác động bất thường. - Phần lớn trục đường bộ hướng tâm và các tuyến vành đai chưa được nâng cấp, một số đoạn chưa được xây dựng hoàn chỉnh, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật chưa phù hợp, các tuyến đường vành đai 1 và 2 do đô thị hoá quá nhanh đã mất dần tính chất là đường vành đai và đang mang chức năng là đường đô thị. - Hệ thống đường sắt quốc gia chạy xuyên qua thành phố Hà Nội theo hướng Bắc Nam và đều giao đồng mức với hệ thống đường đô thị 2.3: Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội Huyện Thanh Trì. Do trục đường từ ngã ba Văn Điển tới ngã tư Hà Đông nằm phần lớn trong địa bàn Huyện Thanh Trì (5,58km/ 7,58km), đây cũng là đoạn có nhiều bất cập, cần được quy hoạch, cải tạo để đáp ứng cho tương lai, còn đoạn trên địa phận Quận Hà Đông mới xây dựng, và do khả năng của người làm đồ án có nhiều hạn chế do vậy ta chỉ xem xét tới điều kiện KTXH của Huyện Thanh Trì mà thôi 2.3.1: Vị trí địa lý và địa giới hành chính của Huyện thanh Trì. Thanh Trì là một huyện ngoại thành nắm ở cửa ngõ phía Nam của Thủ Đô Hà Nội và là cửa ngõ phía Nam của Hà Nội. Phía Bắc giáp quận Hoàng Mai Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên Phía Nam giáp huyện Thường Tín, huyện Thanh Oai Phía Tây giáp quận Thanh Xuân, Quận Hà Đông Toạ độ địa lý tự nhiên của Huỵân Thanh Trì là 20050 đến 21000 vĩ độ Bắc và 105045 đến 105056 kinh Đông. Chiều dài Bắc Nam tương ứng với chiều dài từ Đông sang Tây vào khoảng 10 km. 2.3.2: Điều kịên tự nhiên: a, Địa hình địa mạo: Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, trên địa bàn huyện có đoạn cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với sông Nhuệ ở phía Tây Nam. Huyện Thanh Trì là vùng đồng trũng, có độ cao trung bình từ 4m – 5m. Cao nhất từ 6m – 6,5m, nơi thấp nhất từ 2,5m – 2,8m được xếp vào vùng ô trũng của ven đê của đồng bằng Sông Hồng. Khu vực ngoài đê là vùng bãi bồi bao gồm 3 xã ven song là ( xã Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc) Đất ở là sống đất bồi cao nằm giữa dòng sông và đê có độ cao khoảng 8m – 9,5m đường bãi có độ cao khoảng 7m – 7,5m, có đầm, hồ chạy dài theo chân đê có khả năng giữ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. b, Điều kiện khí hậu. Nhiệt độ: Ngày cao nhất trong năm 390C nhiệt độ bình quân 270C. - Độ ẩm: Cao nhất trong năm 97.5% vào các tháng (3, 4, 9, 10). Thấp nhất trong năm vào các tháng (1, 11, 12) độ ẩm bình quân 85% - Tổng lượng mưa: Lượng mưa hang năm từ 1700 đến 2000mm. Với số ngày bình quân 143 ngày/ năm. Mưa nhiều vào tháng 8 với lượng mưa bình quân 300 – 350mm. Tháng 12 hầu như ko có mưa. - Lượng bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi hang năm khoảng 938mm bốc hơi nhiều nhất vào thắng 7 bình quân 100 – 101mm, bốc hơi ít nhất vào tháng 2 bình quân 50 – 51mm. Số giờ nắng: Có khoảng 200 ngày nắng với khoảng 1640 giờ nắng/ năm. Tốc độ gió trung bình trong năm: Gió Đông Nam: 2,7 m/s. Gió Đông Bắc: 3,3 m/s. 2.3.3: Điều kiện kinh tế và xã hội. 1, Dân số và diện tích đất tự nhiên: Hiện nay diện tích đất tự nhiên 6.292,7 ha, trong đó đất nông nghiệp 3.548,1 ha, chiếm 56,3%. Trên địa bàn Huyện có 1 thị trấn Văn Điển và 15 xã: Thanh Liệt, Đông Mỹ, Yên Mỹ, Duyên Hà, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai, Đại Áng, Vạn Phúc, Liên Ninh, Hữu Hòa, Tân Triều. với tổng số 70 thôn, 106 tổ dân phố và khu tập thể Dân số của toàn huyện Thanh Trì là 192.845 người, số người ở độ tuổi lao động là 89.982 người, số hộ gia đình 34.555 hộ. 2, Hiện trạng kinh tế xã hội huyện Thanh Trì. So với năm 2007, cơ cấu sản xuất nông nghiệp giảm, công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, XDCB, TMDV tăng. Nông nghiệp giảm từ 18,73% xuống 17,2% (giảm 1,53%), công nghiệp - XDCB tăng từ 62,25% lên 63,0% (tăng 0,75% ), Thương mại dịch vụ tăng từ 19,02% lên 19,7% (tăng 0,68%). - Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 8, 7 triệu đồng/người /năm, tăng 520.000 đồng /người /năm so năm 2007, đạt 87% kế hoạch. - Tổng thu ngân sách năm 2008 ước thực hiện 235.765 triệu đồng, đạt 132,2% so kế hoạch Thành phố giao, tăng 28,4% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách huyện ước thực hiện 361.553 triệu đồng, đạt 117,4% so dự toán giao đầu năm, tăng 64,3% so cùng kỳ. - Thu từ đấu giá QSD đất ước thực hiện 97.933 triệu đồng, đạt 122,4% kế hoạch. a, Công nghiệp : Thanh Trì có nhiều tiềm năng, thế mạnh thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào đầu tư phát triển kinh tế xã hội, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ... trong 5 năm tới. - Về giá trị sản xuất công nghiệp: là huyện có giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất trong số các huyện. - Đến năm 2010, cơ bản xây dựng nền công nghiệp có công nghệ cao và hoạt động có hiệu quả ổn định. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các doanh nghiệp công nghiệp. Phấn đấu giữ tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt 11,37% - 13,24%/năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp mở rộng năm 2010 chiếm khoảng 72% trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn, chiếm khoảng 40,5% trong cơ cấu kinh tế do Huyện quản lý. - Thanh Trì có nhiều ngành nghề thủ công và nghề truyền thống phát triển. Trong thời gian qua các ngành nghề truyền thống được khôi phục phát triển; các nghề mới được hình thành và mở rộng. Những ngành nghề chủ yếu là : nghề dệt truyền thống ở xã Tân Triều, nghề mây tre đan ở xã Vạn Phúc, nghề sản xuất miến dong ở xã Hữu Hòa, làm các loại bánh chưng, bánh dày, bánh gai tại xã Duyên Hà, nghề nón lá ở xã Đại Áng. Phát triển công nghiệp – TTCN tại các làng nghề truyền thống có vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện, chuyển đởi cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển sản xuất nông nghiệp để ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.  Trên địa bàn huyện hiện có 1 khu cụm công nghiệp và 1 khu sản xuất làng nghề tập trung. - Hiện trên địa bàn huyện có 480  doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và trên 4.400 hộ sản xuất kinh doanh , có khu công nghiệp tập trung Ngọc Hồi đã hoàn thành giai đoạn 1 các nhà đầu tư đã vào xây dựng nhà máy , triển khai xản xuất kinh doanh; Các làng nghề sản  xuất hàng hóa truyền thống đang được đầu tư phát triển mạnh - Xây dựng khu công nghiệp vừa và nhỏ Vĩnh Tuy, Cầu Bươu, Ngọc Hồi. Hỗ trợ phát triển làng nghề Tân Triều, Hữu Hòa. Khôi phục các làng nghề Vạn Phúc, Đại Kim, Đông Mỹ. - Phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng đa dạng và đầu tư chiều sâu. Phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như dệt – may, hóa chất, chế biến nông sản và công nghiệp vật liệu xây dựng. b,Nông nghiệp Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha năm 2005 đạt 118,283 triệu đồng tăng 22 triệu đồng so với năm 2000 và vượt 2 triệu đồng so với chỉ tiêu đề ra của đại hội. Cơ cấu cây trồng được chuyển đổi , các vùng chuyên canh rau, hoa, cây ăn quả đặc sản được mở rộng. diện tích giao trồng rau đạt 920 ha, diện tích hoa 1.100ha, diện tích cây ăn quả đạt 515ha, một số công nghệ mới như công nghệ sinh học được áp dụng vào sản xuất. Bộ mặt nông thôn của huyện đã có nhiều khởi sắc, chất lượng xây dựng nông thôn tiếp tục được nâng cao từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Các cơ sở hạ tầng: Hệ thông cung cấp điện , cung cấp nước sạch, hệ thống chợ, trường học, trạm y tế, trung tâm văn hoá thể thao … đươc đầu tư mạnh mẽ. Cùng với phát triển lực lượng sản xuất quan hệ sản xất tiếp tục được củng cố và phát triển. Đã hoàn thành việc sắp xếp và cổ phần hoá 100% các doanh nghiệp nhà nước do huyện quản lý, các làng nghề được duy trì và tùng bước phát triển. Số lượng các doanh nghiệp tu nhân, công ty cổ phần và các hộ sản xuất kinh doanh phát triển mạnh về số lượng và chất lượng thu hút hành chục nghìn lao động góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng nhanh và tăng thu ngân sách hàng năm. Hoạt động tài chính, tín dụng luôn giữ thế chủ động đáp úng ngày càng tốt hơn nguồn vốn sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ chính trị của Huyện. Công tác thu nhân sách được tăng cường. c, Thương mại và dịch vụ Hoạt động thương mại dịch vụ được mở rộng, chất lượng dịch vụ và văn minh thương mại từng bước được nâng lên. Một số trung tâm thương mại dần được hình thành tại các khu dân cư tập chung, hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn được đầu tư xây dựng, các loại chợ cóc, chợ tạm ven các trục giao thông đã cơ bản được xoá bỏ, công tác quản lí thị trường được đẩy mạnh góp phần tích cực làm hạn chế hàng giả hàng lậu. Trong 5 năm huyện đã đầu tư 48,2 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo mạng lưới chợ, đầu tư trên 70 tỷ đông phát triển một số vùng hoa, vùng cây ăn quả, làng sinh thái, tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá nhằm tạo tiền đề cho hoạt động du lịch trong những năm sắp tới . Giá trị sản xuất toàn nghành có tốc độ tăng trưởng bình quân 18,2% /năm, tăng 2 lần nhiệm kỳ trước và 2,1 lần chỉ tiêu đề ra của đại hội trước. Trích văn kiện đại hội Đảng của Huyện năm 2006 2.3.4: Định hướng phát triển KTXH Huyện Thanh Trì. Huyện Thanh Trì là huyện ngoại thành phía Nam Hà Nội, theo định hướng Quy hoạch chung Thủ Đô là: Khu vực phát triển đô thị phía Nam Thủ đô và là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của huyện; Khu vực tập trung các công trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật của quốc gia và thành phố, Khu vực phát triển các cơ sở công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các trung tâm dịch vụ, thương mại, đào tạo ... của thành phố và địa phương và là khu vực tạo vành đai công viên, cây xanh sinh thái và nông nghiệp chất lượng cao cho Thủ đô Hà Nội. Dự kiến trong tương lai, huyện Thanh Trì sẽ có tốc độ đô thị hoá nhanh, hiện đang có nhiều dự án phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ đã và đang xây dựng trên địa bàn huyện như: Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi, Trung tâm Thương mại Thanh Trì, chợ đầu mối, bến xe tải Ngũ Hiệp, Trung tâm thương mại thuỷ sản Ngũ Hiệp, chợ đầu mối cầu Bươu v.v…Do đó Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện xác định trong những năm tới cơ cấu kinh tế của huyện sẽ chuyển dịch theo hướng:CN - TTCN - TMDV - NN. Phấn đấu đến năm 2010 Thanh Trì trở thành Huyện phát triển toàn diện về kinh tế, văn hoá xã hội, xứng đáng là cửa ngõ phía nam của Thành phố, có cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, hình thành các khu công nghiệp tập trung và dịch vụ hiện đại. Phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng đô thị, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn liền với giữ gìn tôn tạo cảnh quan môi trường sinh thái, khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ gắn với việc phát huy truyền thống lịch sử văn hoá địa phương, từng bước nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của các tầng lớp dân cư trong Huyện. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Hình thành hệ thống giao thông đô thị cửa ngõ phía Nam Thành phố theo đúng qui hoạch chi tiết đã được phê duyệt, bảo đảm 100% đường liên thôn được bê tông hoá hoặc dải nhựa; 100% dân cư được cung cấp nước sạch với tiêu chuẩn 150 lít/ người/ngày - đêm, tỷ lệ thất thoát nước sạch còn dưới 25%; đảm bảo 100% số hộ dân được cung cấp điện lưới ổn định, đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. 2.3.5: Hiện trạng và định hướng sử dụng đất Huyện Thanh Trì 1. vùng 1 (vùng ven đô): Gồm các xã Tân Triều, Thanh Liệt, Tam Hiệp, Tứ Hiệp và thị trấn Văn Điển. Cơ cấu kinh tế vùng này phát triển theo hướng Thương mại dịch vụ(TMDV) - công nghiệp, trung tâm công nghiệp(CN, TTCN) – nông nghiệp (NN). Tổng diện tích đất tự nhiên của Vùng 1 là:1.516,2 ha. Diện tích đất nông nghiệp: 847,7 ha. Bình quân đất NN trên 1 lao động nông nghiệp 900m2 Có 21 dự án Thành phố đã có quyết định thu hồi đất với tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là: 177,6 ha. - Dự kiến quy hoạch phát triển vùng + Xã Tân Triều: Cho mở rộng làng nghề (sang đất xã Thanh Liệt): 10 ha + Xã Thanh Liệt: Xây dựng khu chuyển đổi ngành nghề: 10 ha + Xã Tam Hiệp: Bãi đỗ xe tĩnh dọc đường 70 A (khu nghĩa trang)20 ha + Mở rộng khu đô thị Linh Đàm (thuộc thôn Tựu Liệt) hoặc làm dự án đấu giá quyền sử dụng đất.20 ha + Khu chuyển đổi ngành nghề: 10 ha Tổng diện tích:70 ha Dự kiến đến năm 2010 - 2020, các xã này cơ bản không còn đất nông nghiệp 2. Vùng 2 (vùng bãi phù sa): Gồm các xã Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc. Cơ cấu kinh tế vùng này phát triển theo hướng NN - TMDV và CN TTCN. Nông nghiệp chủ yếu phát triển trồng rau an toàn và chăn nuôi. - Diện tích đất tự nhiên là: 1.174 ha. Diện tích đất nông nghiệp là:454,6 ha. Bình quân đất NN trên 1 lao động nông nghiệp 695,6m2 - Dự kiến quy hoạch phát triển Vùng + Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn: 200 ha + Quy hoạch khu chăn nuôi tập trung và trồng cỏ chăn nuôi bò: 50 ha + Quy hoạch Khu SX khai thác VLXD, bãi chứa, kho VLXD: 50 ha + Đất phát triển ngành nghề: 80 ha 3. Vùng 3 (vùng đô thị hoá nhanh) Gồm các xã Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Liên Ninh. Cơ cấu kinh tế vùng này phát triển theo hướng CN TTCN - TMDV - NN. - Diện tích đất tự nhiên là:1.104,8 ha, Diện tích đất nông nghiệp là: 600,8 ha. Bình quân đất NN trên 1 lao động nông nghiệp 900m2 - Các dự án đã có quyết định của Thành phố + Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi (cả mở rộng):80 ha + Bãi đỗ xe phía Nam, chợ đầu mối Ngũ Hiệp:8 ha + Trung tâm Thuỷ sản:10 ha + Khu đấu giá QSDĐ:16,4 ha + Bến xe buýt Liên Ninh:1 ha + Trung tâm Bồi dưỡng chính trị:1 ha            Tổng diện tích: 117,9 ha Kiến nghị Thành phố quy hoạch các dự án + Khu Ga Ngọc Hồi: 20 ha + Khu trung chuyển hàng hoá cho các doanh nghiệp ngoại tỉnh thuê để phân phối hàng hoá cho các đại lý trong nội thành (vì xe tải lớn không vào đường trong Thành phố): 50 ha + Xây dựng các khu đô thị sinh thái dọc 2 bên đường quốc lộ 1B: 200 ha + Các khu đấu giá quyền sử dụng đất: 50 ha + Phát triển các cụm công nghiệp: 50 ha + Quỹ đất giãn dân tái định cư: 50 ha + Khu chuyển đổi ngành nghề phát triển thương mại: 30 ha Tổng diện tích: 465 ha Dự kiến đến năm 2010, ở vùng này chỉ còn khoảng 20% đất nông nghiệp 4. Vùng 4 (vùng nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch sinh thái) Gồm các xã Đông Mỹ, Đại áng, Vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai, Hữu Hoà. Cơ cấu kinh tế vùng này phát triển  theo hướng NN - TMDV - CN TTCN. - Tổng diện tích đất tự nhiên: 2.531,1 ha, Tổng diện tích đất nông nghiệp: 1.588,5 ha.. Bình quân đất NN trên 1 lao động nông nghiệp 523m2 . - Các dự án đã được Thành phố cho phép lập dự án. + Cụm Công nghiệp Tả Thanh Oai + Vĩnh Quỳnh: 200 ha. + Khu nuôi trồng thuỷ sản:150 ha. + Đường 70A đi trạm bơm Hoà Bình: 24 ha. + Nhà máy sản xuất gạch Tuy nen: 5 ha. Tổng diện tích 301 ha. Dự kiến ở vùng này đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp còn lại 47%. 2.3: Mối quan hệ giữa Huyện Thanh Trì và các Huyện Thị Tỉnh Hà tây cũ khi Hà Nội mở rộng. Trước việc mở rộng địa giới hành chính của thành phố Hà Nội vào tháng 8 năm 2008 thì các quận , huỵên trong địa bàn Hà Nội cũ đã xác định lại vị trí vai trò của quận, huyện mình trong Hà Nội mới và mối liên hệ với các huyện thị của Hà Tây cũ. Như chúng ta biết hà Tây cũ có rất nhiều danh lam thắng cảnh, khu vui chơi giải trí thu hút một lượng không nhỏ khách tham quan Hà Nội đổ về ( gần 90% khách tham quan ở Hà Tây là xuất phát từ Hà Nội), khi sát nhập thì việc giao thông cũng như hành chính giữa hai cùng có sự thông thoáng hơn Nâng khả năng giao lưu kinh tế giữa hai vùng (phần này xin không đi vào chi tiết) Một số huyện của Hà Tây cũ giờ thuộc địa phận HN do đó có sự phối hợp với nhau về chính trị hành chính …(phần này xin không đi vào chi tiết) Về giao thông vận tải giữa HN và các huyện thị của HT cũ đã có những quy hoạch phát triển mở rộng hoặc cải tạo nhằm nâng cao khả năng lưu thông hai vùng Theo đó, Thanh Trì là huyện ngoại thành phía nam Hà Nội, có trung tâm là thị trấn Văn Điển, được giới hạn bởi quận Hoàng Mai ở phía bắc; phía tây giáp quận Thanh Xuân và Hà Đông; phía đông giáp sông Hồng, huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên; phía nam giáp các huyện Thường Tín, Thanh Oai. Đã có những chủ trương về giao thông như sau: Trục không gian đô thị chính của Thanh Trì được hình thành trên hướng trục 1A liên kết với trục đường 70. Các khu đô thị mới được bố trí dọc theo các trục 1A-1B-70 gắn kết hài hoà với hệ thống trung tâm công cộng và khu dân cư làng xóm. Quy hoạch giao thông Đường quốc gia - Đường 1 A: + Mở rộng đường quốc lộ 1A từ thị trấn Văn Điển xuống giáp huyện Thường tín. + Mặt đường rộng 43 m (như ở thị trấn) - Đường 70A: Mở rộng mặt đường 40m - Đường vành đai 4: Quy hoạch điều chỉnh lại đường vành đai 4 đưa sát xuống khu vực giáp huyện Thường Tín qua sông Hồng nối sang tỉnh Hưng Yên bằng cầu Vạn Phúc. Không nối vào cầu Thanh Trì như quy hoạch hiện nay. Hệ thống đường xương cá phục vụ cho trục chính cũng được quy hoạch cải tạo như đường liên xã quy hoạch rộng từ 13 m trở lên Bên cạnh đó vấn đề về bãi đỗ xe cũng được huyện chú trọng. Huyện có quy hoạch xây dựng bãi đỗ xe tĩnh rộng 20 ha (quy hoạch chi tiết huyện Thanh Trì tỉ lệ 1/ 5000) trên địa phận xã Tam Hiệp – Vĩnh Quỳnh nằm sát bên cạnh đường Phan Trọng Tuệ ( thuộc QL 70) nhằm đáp ứng nhu cầu về bãi đỗ xe cho huyện Thanh Trì và Quận Hà Đông. 2.4: Hiện trạng trục đường Ngã Ba Văn Điển – Ngã Tư Hà Đông. 2.4.1: Vị trí, vai trò của trục đường trong khu vực. Trục đường từ ngã ba Văn Điển – ngã tư Hà Đông có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, chính trị của huyện Thanh Trì, Quận Hà Đông và của vùng phía Nam thủ đô Hà Nội. - Vai trò của trục đường từ ngã ba Văn điển – ngã tư Hà đô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQuy hoạch trục giao thông trên trục Ngã ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông.docx