MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
DANH MỤC HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.1.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .2
1.2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .2
1.3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .3
3.1.Phương pháp luận .3
3.2.Phương pháp cụ thể .4
1.4.GIỚI HẠN ĐỀ TÀI .6
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI .7
2.1.1.Khái niệm chung về Du lịch sinh thái .7
2.1.2.Những nguyên tắc của Du lịch sinh thái .7
2.1.2.1.Cơ sở của nguyên tắc Du lịch sinh thái .7
2.1.2.2.Những nguyên tắc Du lịch sinh thái .8
2.1.2.3.Cở sở của phát triển bền vững trong Du lịch sinh thái .9
2.1.3.Các hình thức du lịch sinh thái bền vững .9
2.1.3.1.DLST trong vườn quốc gia, khu bảo tồn .10
2.1.3.2.DLST tại khu bán tự nhiên, bán bảo tồn 10
2.1.3.3.DLST tại khu du lịch nhân tạo 10
2.1.3.4.DLST tại khu Di tích lịch sử, văn hóa truyền thống .10
2.1.4. Một số mô hình Du lịch sinh thái bền vững.11
2.1.4.1.Làng du lịch sinh thái ở Austria.11
2.1.4.2.Du lịch bền vững ở Châu Âu ECOMOST.12
2.1.4.3.Du lịch sinh thái bền vững ở Hoàng Sơn –Trung Quốc.14
2.1.5.Nguyên tắc quy hoạch khu Du lịch sinh thái bền vững .16
1.1.5.1.Nguyên tắc thứ nhất:Yếu tố sinh thái môi trường đặc thù .16
1.1.5.2.Nguyên tắc thứ hai: Yếu tố thẩm mỹ sinh thái .16
1.1.5.3.Nguyên tắc thứ ba: Yếu tố kinh tế .16
1.1.5.4.Nguyên tắc thứ tư: Yếu tố xã hội .16
2.2.SƠ BỘ DU LỊCH SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.17
2.2.1.Tình hình Du lịch sinh thái hiện nay trên thế giới và Việt Nam .17
2.2.1.1.Thế giới .17
2.2.1.2.Việt Nam .18
2.2.2.Định hướng du lịch sinh thái tại Đồng Nai .20
2.2.2.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên-xã hội, điều kiện khí hậu,
tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng và tài nguyên nước .20
2.2.2.2. Điều kiện du lịch hiện tại
và các tuyến du lịch chính . 22
• Tuyến 1: Biên Hòa - Sông Đồng Nai .22
• Tuyến 2: Thống Nhất - Vĩnh Cửu .25
• Tuyến 3: Tân Phú – Định Quán .28
• Tuyến 4: Long Khánh - Xuân Lộc .31
• Tuyến 5: Long Thành - Nhơn Trạch 33
2.2.3.Tình hỉnh hoạt động du lịch trong vài năm qua .39
2.2.4. Tồn tại và các nguyên nhân gây hạn chế về Du lịch .40
2.2.5.Sơ lược định hướng phát triển Du lịch sinh thái tại Đồng Nai
đến năm 2010 40
2.3. MÔ TẢ CHUNG VỀ SUỐI TRE .42
2.3.1.Đôi nét về Thị xã Long Khánh .42
2.3.2.Sơ lược về xã Suối Tre .43
2.3.3.Lịch sử hình thành và phát triển của TTVHST 44
2.2.4.Tình hình Kinh tế xã hội .46
2.3.5.Chức năng và nhiệm vụ .47
2.3.6. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự .48
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TTVHST
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TRUNG TÂM VĂN HÓA SUỐI TRE 50
3.1.1. Tài nguyên tự nhiên . .50
3.1.1.1. Cây xanh 50
3.1.1.2. Hồ Suối Tre 55
3.1.1.3. Môi trường ở Suối Tre 57
3.1.2. Tài nguyên nhân văn 61
3.1.2.1. Thư viện .61
3.1.2.2. Nhà hội trường đa năng .62
3.1.2.3. Hoạt động nhà truyền thống .63
3.1.2.4. Đền liệt sĩ và bia tưởng niệm .65
3.1.2.5. Hoạt động truyền thanh .66
3.1.2.6. Thông tin cổ động và trang trí 66
3.1.2.7. Về thể dục thể thao 66
3.1.2.8. Về hoạt động văn nghệ .67
3.1.2.9. Kinh doanh phục vụ 67
3.2. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC 71
3.2.1.Kết quả khảo sát mô hình Du lịch hiện tại của Suối Tre 73
3.2.2.Đánh giá hiện trạng việc sử dụng tài nguyên hiện tại 73
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG CHO TRUNG TÂM VĂN HÓA SUỐI TRE
4.1.ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH . .75
4.1.1. Kết quả thống kê phiếu điều tra và đánh giá .75
4.1.2. Đề xuất mô hình .77
4.2.QUY HOẠCH CÁC PHÂN KHU CHỨC NĂNG .80
4.2.1.Khu hồ Suối Tre trung tâm . .81
4.2.2.Khu đồi SIPH . 81
4.2.3.Khu bảo tồn thực vật .82
4.2.4.Khu bảo tồn động vật .82
4.2.5.Khu đón khách, vui chơi giải trí cho người lớn, trẻ em và Nhà hàng, Khách sạn .82
4.2.6.Khu vườn cây ăn trái .82
4.2.7.Khu nhà điều hành quản lý và xử lý nước thải, rác thải .83
4.3. PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG, QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TẠI KDLST SUỐI TRE .83
4.3.1. Phương thức hoạt động cho từng phân khu .83
4.3.1.1. Hồ Suối Tre .83
4.3.1.2. Bảo tồn tài nguyên nhân văn .83
4.3.1.3. Bảo tồn thực vật .84
4.3.1.4. Bảo tồn động vật .84
4.3.1.5. Phục vụ du khách .85
4.3.1.6. Vườn cây ăn trái 85
4.3.1.7. Khu xử lý ô nhiễm môi trường .85
4.3.2. Hoạt động quản lý môi trường tại KDLST Suối Tre .87
4.4. ÁP DỤNG BỐN YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI KDLST SUỐI TRE .89
4.4.1.Yếu tố sinh thái môi trường đặc thù .89
4.4.2.Yếu tố thẩm mỹ sinh thái .89
4.4.3.Yếu tố kinh tế . .90
4.4.4.Yếu tố xã hội 91
4.6.TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUY HOẠCH NÀY CHO KDLST SUỐI TRE . .92
4.6.1.Tính khả thi .90
4.6.2.Hiệu quả áp dụng .92
4.6.2.1.Hiệu quả về kinh tế .92
4.6.2.2.Hiệu quả về xã hội .92
4.6.2.3.Hiệu quả về môi trường .93
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.KẾT LUẬN 94
5.2.KIẾN NGHỊ 95
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3673 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch Trung tâm Văn hóa Suối Tre (Thị xã Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai) thành khu du lịch sinh thái bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một khu nhà nghỉ cuối tuần của người Pháp chủ đồn điền cao su trước Cách Mạng Tháng 8. Khu du lịch là một vùng đồi dốc nhấp nhô, có con suối nhỏ uốn lượn dưới các chân đồi, có thảm cỏ, đồi thông và cây cổ thụ bao quanh các biệt thự xây dựng theo kiểu Pháp làm cho toàn khu có đặc trưng riêng, không khí trong lành, thoáng mát... tạo cho Suối Tre có khung cảnh thơ mộng gần giống thành phố Đà Lạt. Thiên nhiên nơi đây tươi thắm, hữu tình, thích hợp cho các loại hình tham quan, nghỉ ngơi thư giãn và cắm trại.
Mộ cổ Hàng Gòn
Hình 15 : Mộ cổ Hàng Gòn
Là di tích lịch sử đã được công nhận xếp hạng. Mộ được làm bằng đá Hoa Cương cách đây khoảng 2500 năm. Cảnh quan thiên nhiên quanh ngôi mộ còn vẽ hoang sơ, huyền bí pha lẫn nét cổ kính lý tưởng cho các loại hình du lịch dã ngoại, tham quan, nghiên cứu.
TUYẾN 5: LONG THÀNH - NHƠN TRẠCH
Tuyến này hình thành chủ yếu dựa vào các điểm du lịch trải dọc theo quốc lộ 51 với các điểm du lịch chủ yếu như: Khu du lịch Cù Lao Ông Cồn, khu rừng đước Phước Thái, Thác An Viễn, Suối đá, các vườn trái cây khu vực Long Thành, khu trại bò sữa Tam Phước... Thiên nhiên ở các khu vực này còn ở dạng nguyên sơ dân dã,
chưa được đầu tư để đưa vào khai thác, phục vụ một cách có tổ chức, có hệ thống. Các cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng hầu như chưa phát triển.
Green ClubResort
Hình16 :Green ClubResort
Chỉ gần đây mới phát triển khu DLST Green Club ở xã Phước Tân mang đầy đủ tính chất của một khu nghỉ dưỡng sinh thái thiên nhiên và trong lành.Các công trình xây dựng ở đây mang đường nét kiến trúc Châu Âu pha lẫn nét phóng khóang của cuộc sống mới. Các tiện nghi cho du khác được thiết lập đồng bộ hiện đại và ẩn mình trong thiên nhiên mà không hề phô trương. Nơi đây chú trọng đầu tư chiều sâu kết hợp với yếu tố hiện đại và thiên nhiên hoang dã. Rất lý tưởng cho nghỉ ngơi thư giãn cuối tuần.
Khu du lịch Bò Cạp Vàng
Hình17 :Khu du lịch Bò Cạp Vàng
Đây là khu du lịch nằm giữa sông nước miệt vườn, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch. Đến đây du khách sẽ được ngắm cảnh sông nước phủ quanh cù lao, có thể vui chơi trong những vườn trái cây, có thể lênh đênh trên mặt nước trong khu picnic cùng nhiều trò chơi thú vị như nhảy cầu và tắm sông. Ngòai ra nơi này còn có nhiều đặc sản miệt vườn mà dân địa phương luôn sẵn sàng phục vụ với giá cả phải chăng. Khu du lịch này thích hợp cho các đoàn hoặc các nhóm bạn bè thanh thiếu niên, học sinh sinh viên.
Làng bến gỗ
Từ ngã ba vũng Tàu đi theo Quốc lộ 51 gần 4 km du khách sẽ đặt chân tới một vùng văn hóa trên dưới ba trăm năm tuổi : đó là làng cổ Bến Gỗ.
Không biết chính xác làng lập vào năm nào, nhưng biết chắc nơi này buôn bán gỗ, tre nứa từ rừng về Sài Gòn-Chợ Lớn. Làng Cổ Bến Gỗ bao gồm các xã An Hòa, Long Hưng, một phần xã Phước Tân (huyện Long Thành) và phường Long Bình Tân (Biên Hòa) ngày nay.Các nhà khảo cổ nghiên cứu phát hiện Bến Gỗ chứa nhiều di vật cuả các cư dân, tộc người sinh sống trước đây khoảng 2.000 năm vào thời đại đồ đồng.
Đình An Hòa được xếp hạng di tích lịch sử và là niềm tự hào của xã Long Hưng. Đình chứa đựng nhiều công trình đồ gỗ tinh tế như các liễu đối, hoành phi; các mô tuýp truyền thống như lưỡng long triều nguyệt, cúc liên chi, mây sông nước, ngũ phủ lâm môn được thể hiện trên các đầu dư, trụ đỡ, xà ngang.
Nhà thờ Bến Gỗ xây dựng năm 1932, là loại nhà thờ sớm nhất TP.Biên Hòa. Bến Gỗ nổi tiếng về đua thuyền từ đầu thế kỷ 19. Thuyền làm bằng gỗ nhẹ dài 16 mét , rộng 1,6 mét. Đội thuyền 24 người gồm một chỉ huy, một phách nhì đánh phèng chiêng cổ vũ, một múc nước, một xà bát đứng lái, năm cặp giữa khoang, năm cặp đốc hậu. Ngày nay, truyền thống đua thuyền Bến Gỗ vẫn còn giữ được, hằng năm đều có đội đua tham dự các giải địa phương, khu vực và từng đại diện khu vực tham gia thi toàn quốc.
Đình thờ Phú Mỹ
Hình 18 : Đình thờ Phú Mỹ
Ra khỏi thị trấn Long Thành 2km, ở ngã ba chợ Chiều mở ra con đường nhựa chênh chếch về hướng tây nam dẫn du khách đến xã Phú Hội anh hùng. Và gần đây mỗi khi về thăm Phú Hội người ta thường ghé thăm đình Phú Mỹ.
Đình Phú Mỹ cổ kính rêu phong, mái lợp ngói âm dương, náu mình dưới tán rừng cổ thụ, mang kiến trúc tiêu biểu cho đình làng Nam Bộ. Cũng tại nơi đây ghi dấu một nghĩa cử thiêng liêng của lòng dân Phú Hội.
Tháng 10/1969 được tin Bác Hồ vĩnh viễn ra đi, lòng dân Phú Hội đau như dao cắt. Trong nỗi bi thương, các Bô lão nghĩ cách tri ân Bác trước kẻ thù. Viện lý do các bức hoành phi đình Phú Mỹ bị mối mọt hư nhiều, cần được sửa chữa lại, các ông Nguyễn Văn Nương và Tám Liệt đã làm lại ba bức hoành phi mới với nội dung:
Hồ thiên nhi thiên
Chí vọng thâm ân
Minh hoài hậu đức
(Ba từ đầu câu ghép lại thành tên Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Hiện nay, ba bức hoành phi này được trưng bày tại Nhà bảo tàng Đồng Nai.
Chiến khu rừng Sác và đền thờ liệt sĩ huyện Nhơn Trạch
Hình19 :Chiến khu rừng Sác
Rừng Sác là một vùng rừng ngập mặn hàng ngàn km vuông nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, thuộc địa phận các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, ăn thông một dải với rừng Sác Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh).
Vùng rừng nay có thảm thực vật nước mặn rất phong phú với nhiều loại cây đước, da, sú, có, mắm, bần…đan níu nhau thành nhiều tầng lớp và rất lắm cá tôm.Đây là vùng địa hình sình lầy, mênh mông sông nước với hằng trăm sông lạch đan nhau chằng chịt.
Vùng Rừng Sác trở thành căn cứ địa cách mạng ngay từ những năm đầu tiên kháng Pháp. Nơi đây cũng từng là chứng tích cho các cuộc rải thảm bom B52, chất độc hóa học, các cuộc càn quét qui mô lớn với sự tham gia của nhiều binh chủng, tàu chiến và vũ khí hiện đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhưng cũng chính nơi đây đã khẳng định chân lý, niềm tin và ý chí con người là vượt lên tất cả. Từng dòng sông, con lạch, giồng đất nơi đây đều lấp lánh chiến công: Tàu quân sự của Pháp bị chìm, tàu Victory hàng vạn tấn của Mỹ cùng chung số phận, kho bom thành Tuy Hạ, Kho xăng Nhà bè bốc cháy….
625 liệt sĩ Đoàn 10 và 1.400 liệt sĩ của 12 xã huyện Nhơn Trạch đã ngã xuống tại chiến trường sôi động ác liệt này. Để tưởng nhớ công ơn và chiến tích anh hùng của cha anh, Đền thờ Liệt sĩ Nhơn Trạch được xây dựng tại xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, nơi cửa ngõ bước vào chiến khu Rừng sác năm xưa.
Khu di tích cù lao giấy
Hình20 :Khu di tích cù lao giấy
Khu du lịch Cù Lao Giấy, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch là điểm du lịch hấp dẫn du khách hiện nay. Đây là vùng sông nước miệt vườn với cây cối xanh tươi. Đúng như tên gọi, khu vực này trồng nhiều bông giấy và có cả nhà máy sản xuất giậy
Ngoài thú vui ngắm cảnh sông nước yên bình bao quanh cù lao, trò chuyện với bạn bè trong các ngôi nhà sàn mái lá, nằm võng nghỉ ngơi bên rìa bờ sông để hít thở không khí trong lành, thoáng mát... du khách còn có thể tham gia các trò chơi tại khu pinic như chèo xuồng hoặc nhảy cầu, tắm sông với phao an toàn...Du khách đến với Cù Lao giấy ngoài phong cảnh yên bình, thơ mộng còn được thưởng thức các món nướng đặc sản miệt vườn rất ngon miệng.
2.2.3.Tình hình hoạt động du lịch trong vài năm qua
Nhìn chung, ngành du lịch Đồng Nai đang có những chuyển biến tích cực. Trong năm 2005, ước tổng lượt khách đến tham quan vui chơi giải trí tại Đồng Nai là 560.000 lượt, đạt 107,49% so kế hoạch 2005, với tổng doanh thu đạt 73 tỷ đồng, đạt 105,8% so kế hoạch 2005. Hiện nay trên địa bàn có 3 điểm du lịch thu hút đông khách nhất, đó là khu vui chơi giải trí Câu lạc bộ Xanh (huyện Long Thành), khu du lịch Bò Cạp Vàng (huyện Nhơn Trạch) và khu du lịch Núi Chứa Chan – Chùa Gia Lào (huyện Xuân Lộc) chủ yếu là vui chơi giải trí, tham quan hành hương kết hợp ăn uống, phần lớn là đi về trong ngày.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc trong công tác triển khai đầu tư xây dựng. Tiến độ thực hiện của dự án du lịch còn chậm. Đó là các dự án thuộc tuyến du lịch sông Đồng Nai, dự án khu du lịch Suối Mơ, dự án mở rộng tường rào Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long, dự án mở rộng khách sạn Hòa Bình.
Sau 5 năm, tổng lượt khách đến tham quan du lịch Đồng Nai đã tăng gấp 2,8 lần, doanh thu tăng 1,9 lần so với năm 2001. So với chỉ tiêu kế hoạch của ngành du lịch Đồng Nai 2001 – 2005 (tốc độ tăng lượt khách là 10%/năm, tốc độ tăng doanh thu là 12%/năm), thì có thể nói du lịch Đồng Nai đã hoàn thành kế hoạch với tốc độ tăng lượt khách bình quân là 22%/năm và tốc độ tăng doanh thu du lịch bình quân là 15%/năm. Năm 2004, tổng lượt khách đến tham quan du lịch Đồng Nai đạt 500.452 lượt người với tổng doanh thu 70,4 tỷ đồng.
Nhiều khu, điểm du lịch đang trong quá trình hình thành, các cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ du lịch được nâng cấp, xây dựng mới từng bước đáp ứng phần
nào nhu cầu tham quan vui chơi giải trí ngày càng tăng của du khách, góp phần tạo công ăn việc làm cũng như cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương. Trong đó, nổi bật là các điểm du lịch xã Vĩnh Thanh-Phước Khánh, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Núi chứa Chan – Chùa Gia Lào và khu vui chơi giải trí Câu lạc bộ Xanh.
Ngoài ra, Tỉnh đã mời gọi được một số nhà đầu tư lớn tại một số điểm du lịch như dự án Lâm trại Sơn Tiên, khu du lịch Thác Giang Điền, khu du lịch Suối Mơ, và các dự án này đang trong quá trình đầu tư xây dựng. Trong tương lai các điểm du lịch này sẽ thu hút được nhiều du khách đến tham quan, mua sắm, vui chơi giải trí.
2.2.4. Tồn tại và các nguyên nhân gây hạn chế về Du lịch
Sản phẩm du lịch Đồng Nai còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Thế mạnh DLST chưa được khai thác triệt để. Loại hình du lịch chủ yếu là tham quan, vui chơi giải trí đi về trong ngày.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh dù đã được đầu tư nâng cấp, nhưng vẫn chưa đủ sức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của du khách. Song song đó, sức thu hút, hấp dẫn của các dịch vụ du lịch phục vụ du khách chưa cao. Từ đó dẫn đến khả năng lưu khách tại Đồng Nai thấp.
Sức ép cạnh tranh cao do nằm giữa các tỉnh thành trung tâm dịch vụ du lịch của cả nước như TP.HCM, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận... gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong việc đầu tư khai thác.
2.2.5. Sơ lược định hướng phát triển DLST tại Đồng Nai đến năm 2010
Phát triển du lịch du lịch theo hướng DLST, du lịch vườn, du lịch văn hóa lễ hội. Trọng tâm là xây dựng mới, nâng cấp các điểm du lịch đã được quy hoạch, tạo các chương trình du lịch hấp dẫn, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tiếp tục tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với phát triển lễ hội truyền thống phục vụ du lịch, phát huy và giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc qua những sản phẩm du lịch của mình.
Thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để mở ra các hoạt động dịch vụ phục vụ cho các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung như dịch vụ nhà ở, bữa ăn giữa ca... đưa một số tuyến điểm du lịch đã được quy hoạch vào khai thác hoạt động, chú ý đến các loại hình dã ngoại.
Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch đội ngũ cán bộ làm công tác trong ngành du lịch.
Chỉ tiêu cụ thể :
- Tốc độ tăng lượt khách du lịch : 14,5%
- Tốc độ tăng doanh thu du lịch : 18,5%
Trong đó nổi bật là phát triển những tuyến chính trong đó có tuyến số 3 là Tuyến Long Khánh-Xuân Lộc, Gồm các điểm du lịch Trung tâm Văn hóa Suối Tre, thác Trời, mộ cổ Hàng Gòn, núi Chứa Chan, chùa Gia Lào, núi Le.
+ Hiện các điểm khu du lịch Suối Tre, khu giải trí Đồi Sơn Thủy, mộ cổ Hàng Gòn đang được kinh doanh khai thác.
+ Điểm Chùa Gia Lào hiện nay đang là điểm du lịch tôn giáo. Hiện UBND huyện Xuân Lộc đang phối hợp với các ngành chức năng quy hoạch chi tiết điểm du lịch này. ,đồng thời UBND huyện Xuân Lộc phối hợp với Sở VHTT đầu tư, tôn tạo các di tích mang tính lịch sử tại chùa Gia Lào nhằm tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa.
+ Từng bước phát triển loại hình du lịch vườn tại các xã trên địa bàn thị xã Long Khánh.
+ Mời gọi đầu tư dự án công viên văn hóa Núi Le và TTVHST thành Khu DLST bền vững.
( Nguồn : Theo các báo cáo cuối năm 2005 của Sở Thương mại và Du lịch Đồng Nai, kết hợp với một số thông tin tự khảo sát )
2.3.MÔ TẢ CHUNG VỀ SUỐI TRE
2.3.1.Đôi nét về Thị xã Long Khánh
Thị xã Long Khánh đựơc thành lập ngày 21/8/2003 theo nghị định 97/2003 trên cơ sở huyện Long Khánh cũ. Hiện tại Thị xã Long Khánh là đơn vị trực thuộc tỉnh Đồng Nai và có 15 đơn vị hành chính gồm 6 phường và 9 xã. Địa giới hành chính của Long Khánh được xác định như sau:
+Phía đông giáp huyện Xuân Lộc
+Phía nam giáp huyện Cẩm Mỹ
+Phía tây giáp huyện Thống Nhất
+Phía bắc giáp huyện Thống Nhất, Định Quán và Xuân Lộc.
Thị xã Long Khánh có vị trí năm ở giữa về hướng đông của tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Biên Hoà gần 50km về hướng Tây. Thị xã Long Khánh là cửa ngõ tiếp giáp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với cao nguyên và miền Trung. Long Khánh có hệ thống giao thông khá thuận lợi: Quốc Lộ 1A, Quốc lộ 56 và tuyến đừơng sắt Bắc Nam đi ngang qua Thị xã.
Địa hình khu trung tâm Thị xã tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển xây dựng khu công nghiệp và phát triển đô thị mới.
Về kinh tế thì chủ yếu là kinh tế nông nghiệp và đất đai địa hình tốt cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm(cao su, điều,tiêu...) và cây ăn trái( sầu riêng, chôm chôm, bơ, chuối...) Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, Thị xã Long Khánh còn có hệ thống giáo dục rất tốt với nhiều trường lớp tất cả các cấp được xây dựng mới phục vụ cho con em nhân dân tại đây.
Diện tích đất tự nhiên của Thị xã Long Khánh là 194,09 km2 , trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 171,89 km2. Dân số đến năm 2005 là 140.120 người, trong đó dân thành thị chiếm 59.164 người. Với những điều kiện thuận lợi về địa hình và vị trí địa lý cũng như về khí hậu và thiên nhiên thì Thị xã Long Khánh là nơi thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ trong tương lai.
2.3.2.Sơ lược về xã Suối Tre
Hình vẽ 3: Bản đồ địa lý Thị xã Long Khánh
Suối Tre là một xã thuộc thị xã Long Khánh, đựơc tách ra từ xã Xuân Lập tháng 10/1994. Xã Suối Tre có địa hình nằm sát Thị xã và trải dài theo Quốc Lộ 1A. Xã có diện tích tự nhiên 2.530 ha, trong đó diện tích đất trồng cây cao su quản lý và khai thác là 1.135 ha, diện tích đất trồng cây ăn trái và đất sản xuất của nông dân là 590 ha, còn lại là đất thổ cư.
Dân số xã Suối Tre gồm 1.975 hộ với 9.686 nhân khẩu, hơn 80% lao động là công nhân cao su. Trong đó có 45 hộ đồng bào dân tộc thiểu số gồm 250 nhân khẩu. Xã có hai thành phần tôn giáo chính là Thiên chúa giáo và Phật giáo.
Bộ máy chính quyền gồm có Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên, hội phụ nữ, hộ nông dân, hội cựu chiến binh, hôị chữ thập đỏ, hội khuyến học.
Phát triển kinh tế chủ yếu là dựa vào phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Tuy nhiên đã phát huy lợi thế là địa bàn đầu mối giao thông, giao lưu trao đổi thuận tiện, có tầm nhìn xa trong việc đầu tư phát triển thương mại,dịch vụ và du lịch.
2.3.3.Lịch sử hình thành và phát triển của TTVHST
Hình vẽ 4: Đường đi đến TTVHST
Trước 1975, Khu du lịch Suối Tre được mệnh danh là “ Đà Lạt Miền Đông” , là khu vui chơi giải trí , nghỉ ngơi của các ông chủ đồn điền cao su người Pháp và khách mời của họ. Ngoài số công nhân phục vụ trong Khu này thì không có người dân nào đựơc qua lại họăc bứơc vào khu vực này.
Ngày 2/6/1975 Công ty cao su Đồng Nai được thành lập và trực tiếp quản lý TTVHST. Trong thời gian từ 1975-1985 TTVHST là Trường đào tạo và bồi dưỡng
cán bộ cho Công Ty Cao Su Đồng Nai, đồng thời là Khu văn hoá Suối Tre trực thuộc Khu Văn Hóa Bàu Sen dưới sự điều hành của Công ty cao su Đồng Nai.
Năm 1987, Khu văn hoá Suối Tre đổi tên thành Trung Tâm Văn Hoá Suối Tre và trực tiếp trực thuộc Công ty Cao Su Đồng Nai. Từ đó TTVHST có nhiệm vụ phục vụ đời sống tinh thần cho công nhân cao su và nhân dân trong vùng. Tiếp theo TTVHST từng bước xây dựng và mở rộng thành nơi thu hút đông đảo công nhân, nhân dân và khách du lịch đến tham quan vui chơi giải trí , nghỉ ngơi... đặc biệt là vào các dịp lễ tết cổ truyền hay các ngày lễ lớn của dân tộc, của tôn giáo...
Nằm kề Quốc lộ 1A cách thị xã Long Khánh 5 km về hướng Nam, Suối Tre là một khu rừng toàn bộ với thảm cây cỏ xanh tốt, một bầu không khí trong lành và mát mẻ se lạnh quanh năm (nhiệt độ trung bình ngày là 22oC) biệt lập , với cảnh trí thiên nhiên thơ mộng và hữu tình thích hợp cho mọi lứa tuổi và thành phần.
Với diện tích tự nhiên hiện tại là khoảng 70 ha, có nhiều đôì núi thấp,độ cao địa lý so với mực nước biển là 110m, Suối Tre là điểm vui chơi cắm trại , picnic lý tưởng, với các trò chơi giải trí như Đu quay, máy bay, hồ nước, câu cá, đạp thuyền.... kết hợp vơí nhà truyền thống công nhân cao su, một thư viện sách ... và các hoạt động Văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao...bổ ích khác.
Qua 21 năm chính thức hoạt động , TTVHST đã gặt hái đựơc nhiều thành tích thi đua khen thưởng trong nhiều năm:
-Bằng khen của Bộ Văn hoá thông tin, thể thao và du lịch
-Bằng khen của Ban Chấp Hành Công Đoàn Cao su Việt Nam
-Bằng khen của Công An tỉnh Đồng Nai
-Bằng khen của Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
2.3.4. Tình hình Kinh tế xã hội TTVHST
Đặc điểm tình hình
TTVHST là đơn vị trực thuộc Công Ty Cao Su Đồng Nai, phục vụ đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong vông ty, bên cạnh đó một phần kinh doanh lấy thu bù chi để duy trì và mở rộng các mô hình hoạt động cho có hiệu quả.
Năm 2005, toàn thể TTVHST đã duy trì và phát triển một cách mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong TTVHST phát huy các phong trào thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất.
Thuận lợi
Tình hình kinh tế chính trị xã hội của vùng năm 2005 nhìn chung là ổn định , riêng về kinh tế có lạc quan hơn đối với ngành cao su và công ty cao su Đồng Nai, nên đời sống của cán bộ công nhân viên trong TTVHST cũng ngày càng ổn định hơn.
Được sự quan tâm của ban lãnh đạo và sự giúp đỡ của các ban và đoàn thể trong công ty, TTVHST đã có nhiều thuận lợi trong quá trình hoạt động trong nhiều năm qua. Ngoài ra Trung Tâm còn có đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình và có kinh nghiệm, nên TTVHST luôn là đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy sáng tạo, tự lực tụ cường và cùng nhau khắc phục khó khăn đề hoàn thành nhiệm vụ.
Khó khăn
Điều kiện hoạt động kinh doanh trong Trung Tâm vẫn còn hạn chế chưa đựơc đầu tư đúng mức kể cả về vật chất và tiền vốn. Tuy cơ sở vật chất đã được sửa chữa nhiều nhưng nhiều nơi vẫn còn xuống cấp trong khi khả năng tích luỹ các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh đơn vị còn rất ít, cho nên đơn vị ít đầu tư mới và nâng cấp cơ sở vật chất từ đó tình trạng chung của Cơ sở vật chất là đang xuống cấp dần dần.
Tình hình an ninh xã hội trên vùng vẫn còn phức tạp do một số ít người lợi dụng hoạt động tham quan giải trí của du khách để tư lợi cá nhân.
Thu nhập chung của Cán bộ Công nhân viên nhìn chung vẫn còn thấp so với Công ty Cao Su Đồng Nai, do đó ảnh hưởng ít nhiều đến sinh họat của Cán Bộ Công Nhân Viên.
An ninh chính trị và an toàn xã hội
Hiện nay Trung Tâm Văn Hoá Suối Tre là nơi tự do nên mọi ngươi đều có thể vào ra, điều này gây khó khăn cho việc quản lý. Lực lượng bảo vệ không nhiều, mỗi dịp Tết Lẽ thì có thêm Công An, Bộ đội… hỗ trợ thêm. Ngoài ra đất của khu còn đang bị người dân trong vùng lấn chiếm để ở và mở ra các dịch vụ kinh doanh để cạnh tranh với Trung Tâm Văn Hoá Suối Tre. Bên cạnh đó rác thải sinh họat từ các hộ dân lấn chiếm này cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp xử lý và quản lý kịp thời.
Các khu vực lân cận
Bên cạnh diện tích đất của Trung Tâm Văn Hoá Suối Tre, công ty Cao Su Đồng Nai còn cho phép hoạt động của một số công trình khác. Những khu vực này không nằm trong hệ thống quản lý của Trung Tâm Văn Hoá Suối Tre.
-Khu bệnh viện Công ty Cao su Đồng Nai
-Trường học : gồm trường cấp III Cao Su và trường THPT Trần Phú mới xây, Trường tiểu học Xuân An và nhiều trường học khác
-Viện nghiên cứu cao su
-Khu quy họach trở thành khu công nghiệp Suối Tre.
2.3.5. Chức năng và nhiệm vụ của TTVHST
Bên cạnh nhiệm vụ chính là phục vụ đời sống văn hoá và tinh thần của Công nhân và cán bộ công nhân viên trong Công Ty Cao Su Đồng Nai, thì TTVHST còn thực hiện thêm nhiều hoạt động khác như:
-Kinh doanh du lịch
-Bảo tồn và chăm sóc các giống cây cổ thụ lâu năm và thực vật trong vùng
-Mở nhiều hoạt động vui chơi giả trí dành cho trẻ em
-Tổ chức các hoạt động cắm trại dã ngoại trongkhuôn viên của TTVHST .
2.3.6. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự hiện tại
Tổng số lao động hiện nay trong TT là 52 người trong đó có 25 nữ, và 27 nam. Cơ cấu nhân sự gồm có Ban Giám đốc và 6 tổ : Văn phòng, Văn thể, Thư viện-Truyền thống, Kinh doanh phục vụ, Bảo vệ, Cây xanh. Tất cả các tổ họat động dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc . Còn 45 nhân viên còn lại trực thuộc các phòng ban trên
BAN GIÁM ĐỐC
Văn Phòng
T.văn thể
T.bảo vệ
T.thư viện
truyền thống
T.cây xanh
T.KDoanh
phục vụ
Hình vẽ 5: Sơ đồ nhân sự TTVHST
Hình vẽ 6: TTVHST cùng với các khu vực lân cận và khu Hồ Suối Tre
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TTVHST
3.1.1.Tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Cây xanh
Hình 21: Đường vào TTVHST
Hình 22 : Rừng thông Caribê trong TTVHST
Hiện nay khắp 70 ha diện tích đất ở Trung Tâm Văn Hoá Suối Tre đều đựơc bao phủ bởi nhiều cây xanh. Tổng số loại cây xanh lẫn cây cổ thụ có thể thống kê như sau:
Si xanh :nhiều gốc si cổ thụ gần 100 năm tuổi, được trồng từ đầu thế kỷ 20, với nhiều hình thù góc cạnh rất đẹp, đường kính gốc cây khoảng 2m.
Đa :cây đa cổ thụ hơn trăm tuổi, Giống cây đa và cây si xanh là giống họ Bám, trước đây bám vào cây sung để phát triển và dần dần át cây sung để sống, gốc sung về sau bị vi sinh vật phá huỷ và ruỗng mục, cây Đa, và Cây si xanh tạo ra nhiều hình thù từ các rễ cây, là những cây cổ thụ rất bắt mắt.
Xà cừ da mỏng : tuổi của cây nhỏ hơn trăm nhưng gốc cây rất to, thân cây cao và da xù xì, do người Pháp trồng, đây là một loại cây lấy gỗ, gỗ xà cừ rất quý , bền và đẹp.
Xà cừ da dày :cũng như xà cừ da mỏng, đựơc trồng từ thời đầu Thế kỷ 20.
Sao :vườn sao được trồng từ năm 1984 với tổng diện tích 2ha, hàng cây thẳng tắp nằm trong rừng và xen kẽ giữa rừng sao là các nhà rông cho du khách nghỉ ngơi.
Dầu :cây dầu cũng được trồng xen kẽ với rừng cây sao nhưng về số lượng thì ít hơn. Chiều cao trung bình của mỗi cây sao dầu trong khu rừng này là 20m.
Sứ : Đường đi vào cổng Văn phòng và đồi SIPH là hai hàng sứ Pháp hoa vàng hoa đỏ đủ loại. Hàng sứ này được trồng từ năm 1984, hiện nay các gốc sứ rất to và có nhiều đường nét góc cạnh rất đẹp và sắc nét.
Sọ khỉ : Hiện Trung tâm văn hoá Suối Tre có vài cây sọ khỉ, cho hoa vàng rực và hoa nở rộ vào dịp hè, đây cũng là một loại hoa quý của Khu du lịch.
Sake : Nhiều cây Sake cho hoa vàng kéo dài thành từng chuỗi, các cây Sake được trồng ở khu đồi SIPH, cạnh các nhà lầu Pháp.
Me chua : vài cây nằm trong rừng Sao Dầu, cũng có cho trái nhưng hầu như không sử dụng, các cây me này cũng lâu năm và có tán lá rộng, che được toàn bộ mái nhà khu Nhà hàng
Me tây : Có chưa đầy chục cây me tây nhưng mỗi cây đều gần trăm tuổi, một số cây do tán lá và cành quá rộng nên làm mất cân bằng cho sự phát triển của các thực vật khác chung quanh, do đó Trung Tâm Văn Hoá Suối Tre đã cho cưa bớt
các nhánh lá và tán cây bị ruỗng mục hoặc có ảnh hưởng đến sự phát triển của các cây khác.
Me bèo : có hai cây me bèo nằm cạnh các cây me tây
Dương :rừng dương trên 80 năm tuổi nằm trên đồi, đường đi vào Nhà truyền thống và Đền liệt sĩ, rừng dương này cũng là khu vực lý tưởng để du khách cắm trại picnic.
Thông Caribê nằm xen kẽ với rừng Dương
Quỳnh vàng Thái Lan: Mới đựơc trồng trong vòng vài năm trở lại, quỳnh vàng trồng theo hai bên đường đi vào các địa điểm trong Trung Tâm Văn Hoá Suối Tre. Đây là một loại cây nhập từ Thái Lan về và dễ trồng, mau lớn, tuy không cho nhiều bóng mát nhưng có tác dụng trang trí làm xanh và mát mẻ cho quang cảnh hơn.
Bàng :Nhiều cây bàng lớn tuổi nằm trong khu vực nhà hàng và Hồ, cây bàng cho nhiều tán rộng và bóng mát, nơi này cũng thích hợp cho việc cắm trại dã ngoại của Du khách.
Liễu : Một số cây liễu cũng lâu năm đựơc trồng cạnh hồ bơi và sân tennis làm mát cho khu vực vui chơi này.
Phượng : Nhiều cây phượng đã trên 50 năm tuổi, gốc rễ rất to nằm rải rác ở khu vực đồi và một số nằm ở khu vực nhà hàng.
Khế : Một cây khế nằm gần nhà Thư viện cũ và hầm nước ngày xưa
Mít nài :có một cây mít nài hơn 80 năm tuổi nằm ngay cổng vào Nhà hàng, gốc cây to và cao, toả bóng mát rộng.
Bình Linh: Đây là giống cây hiếm và quý, hiện Suối Tre chỉ có 1 cây bình linh, gỗ bình linh được liệt vào hàng quý hiếm và cần được bảo tồn.
Gõ đỏ: Hiện Trung Tâm Văn Hóa Suối Tre. có 1 cây gõ đỏ trên 70 năm tuổi, nằm đối diện với nhà lầu 27. Gỗ của cây này khá quý híêm, bền và đẹp. gốc cây có đường kính gần 1m.
Hoa sữa: Có 1 cây hoa sữa tán rất rộng nằm gần nhà lầu 27, đây là giống cây có nguồn gốc ở miền Bắc Việt Nam được trồng hơn 50 năm.
Cỏ Pháp: Diện tích cỏ Pháp tổng cộng trong Trung Tâm Văn Hoá Suối Tre là 25.7 ha. Tổng diện tích cỏ Pháp rất rộng, nên phủ xanh toàn bộ Khu du lịch,trước đây cỏ Pháp sau khi xén xong sẽ được mang cho các con thú như hươu, nai, hoẵng..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LuanvanTotnghiep.doc
- BiaLVTN.doc