Đồ án Sản xuất dầu Diesel từ dầu nhờn thải

Mục lục

Lời cảm ơn

Lời mở đầu

Chương 1. Tổng quan về dầu bôi trơn

1.1. Giới thiệu về dầu bôi trơn

1.2. Thành phần dầu bôi trơn động cơ

1.2.1. Dầu gốc

1.2.2. Phụ gia

Chương 2. Tổng quan về quá trình cracking sản phẩm dầu mỏ

2.1 Tổng quan về quá trình cracking sản phẩm dầu mỏ

2.2. Cracking nhiệt

2.2.1. Nguyên liệu cracking nhiệt

2.2.2. Cơ chế cracking nhiệt

2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình cracking nhiệt

2.3. Cracking xúc tác

2.3.1. Nguyên liệu

2.3.2. Cơ sở lý thuyết của quá trình cracking xúc tác

2.3.2.1. Giai đoạn tạo ion cacboni

2.3.2.2. Các phản ứng của ion cacboni

2.3.2.3. Giai đoạn dừng phản ứng

2.3.3. Xúc tác Cracking

2.3.3.1. Yêu cầu đối với xúc tác

2.3.3.2. Các hợp phần trong xúc tác cracking

2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình cracking xúc tác

2.3.5. Một số thiết bị, công nghệ cho quá trình cracking xúc tác

Chương 3. Tổng quan về dầu diesel

3.1. Giới thiệu chung về diesel và động cơ diesel

3.1.1. Nhiên liệu diesel

3.1.2. Giới thiệu động cơ diesel

3.1.2.1. Động cơ diesel

3.1.2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ diesel

3.2. Thành phần

3.3. Một số chỉ tiêu hóa lý đặc trưng

3.3.1. Trị số Cetane ( Cetane N)

3.3.2. Thành phần chưng cất

3.3.3. Nhiệt độ bắt cháy cốc kín

3.3.4. Hàm lượng lưu huỳnh ( S)

3.3.5. Ăn mòn đồng

3.3.6. Độ nhớt động học

3.3.7. Điểm sương

3.3.8. Điểm đông đặc

3.3.9. Hàm lương tro ( Ash)

3.3.10. Cặn Carbon

3.3.11. Trị số axit

3.3.12. Nhựa thực tế

3.3.13. Nước và các tạp chất cơ học

3.3.14. Nhiệt trị

3.3.15. Tỉ trọng

3.4. Phân loại diesel

3.4.1. Phân loại của một số quốc gia

3.4.2. Tiêu chuẩn Việt Nam về diesel

Chương 4. Quá trình sản xuất dầu Diesel từ dầu nhờn thải

4.1. Tổng quan

4.1.1. Thành phần của dầu nhờn thải

4.1.2. Ảnh hưởng của dầu thải

4.1.3. Tình hình thu gom và tái chế dầu nhờn thải

4.2. Xử lý sơ bộ dầu nhờn thải cho quá trình tái chế thành nhiên liệu diesel

4.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

4.2.2. Loại các tạp chất cơ học

4.2.3. Loại nước

4.3. Quá trình cracking dầu thải

4.3.1. Quá trình cracking nhiệt sản xuất Diesel

4.3.2. Quá trình cracking dầu thải dùng xúc tác H2SO4

4.3.3. Quá trình cracking dầu thải dùng xúc tác NaOH

4.4. Tinh chế sản phẩm Diesel của quá trình cracking dầu thải

4.4.1. Chưng cất phân đoạn thu diesel tinh khiết

4.4.2. Phương pháp hấp phụ bằng sét trắng để khử màu và mùi sản phẩm diesel

4.4.3. Tối ưu chất hấp phụ cho quá trình tinh chế sản phẩm

4.5. Khảo sát các chỉ tiêu dầu diesel thu được sau khi tinh chế

4.5.1. Các phương pháp đo chỉ tiêu

5.4.2 Kết quả phân tích

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4192 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Sản xuất dầu Diesel từ dầu nhờn thải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi và thường có tải trọng cao hơn động cơ xăng. Sự khác nhau về tốc độ quay, kích thước… dẫn tới yêu cầu về nhiên liệu của mỗi loại động cơ diesel cũng khác nhau. Vì vậy, chọn loại nhiên liệu phù hợp là không đơn giản, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là : - Kích thước và cấu trúc của động cơ. - Tốc độ và tải trọng. - Bảo dưỡng. - Giá và khả năng cung cấp nhiên liệu. 3.1.2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ diesel Để hiểu được những tác động hóa lý của nhiên liệu diesel lên tính chất sử dụng và vận hành của động cơ diesel, trước hết chúng ta sẽ đi tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cớ diesel và những đặc điểm chung nhất của loại động cơ này. Đặc điểm dễ nhận ra ở loại động cơ diesel là nhiên liệu được phun trực tiếp vào buồng đốt, và cũng giống như động cơ xăng, động cơ diesel có 2 loại: 2 thì và 4 thì. * Cấu tạo và hoạt động của loại động cơ diesel 4 thì: - Cấu tạo: - Nguyên tắc hoạt động : Động cơ diesel loại 4 thì phải trải qua 4 hành trình : hút, nén, nổ, xả. + Thì hút: Van nạp liệu sẽ mở ra, đồng thời piston di chuyển xuống điểm chết dưới. Khi đó, van xả đóng lại và không khí được hút vào xylanh. + Thì nén: Van hút đóng lại và piston bắt đầu di chuyển ngược lại từ điểm chết dưới lên điểm chết trên. Đây là giai đoạn không khí bị nén ép, tạo ra một môi trường có nhiệt độ rất cao. Thường thì nhiệt độlúc nay vào khoảng 540 0C. + Thì nổ: Vào gần cuối kì nén, nhiên liệu sẽ được bơm cao áp phun vào buồng đốt. Trong thực tế thì khi bơm vào phải có đủ thời gian cho nhiên liệu kịp bay hơi và kịp oxi hóa và bốc cháy. Thời gian đó rất ngắn và được gọi là “kỳ cảm ứng“. Áp lực khi cháy nổ sẽ tạo ra lực cưỡng bức đẩy piston xuống điểm chết dưới. Giai đoạn này cả van hút và van xả đều đóng lại. Do nhiệt độ và áp suất cao, hỗn hợp nhiên liệu và không khí sẽ tự cháy. Quá trình cháy này sẽ xảy ra ở bất cứ điểm nào trong không gian xylanh mà ở đó hỗn hợp không khí và nhiên liệu thích hợp nhất. + Thì xả: Theo quán tính của bánh đà, piston sau khi vượt qua điểm chết dưới sẽ tiếp tục đi lên điểm chết trên. Khi đó van xả sẽ được mở ra để xả hết hỗn hợp khí cháy ra ngoài và cũng theo quán tính của bánh đà, sau khi xả hết khí cháy thì piston lại tiếp tục chuyển động từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới và một chu trình mới lại được bắt đầu. * Cấu tạo và hoạt động của loại động cơ diesel 2 thì - Cấu tạo: - Nguyên lý hoạt động: Nguyên lý hoạt động của loại này tương tự như động cơ 4 thì. Điểm khác biệt là giai đoạn hút và xả không thực hiện được một cách riêng rẽ. Mà quá trình xả sẽ được xảy ra ở giai đoạn cuối, khi hỗn hợp cháy giãn nở. Hành trình này xảy ra sớm hành trình nén. Cụ thể, khi quá trình hút đang ở giai đoạn cuối thì quá trình nén đã diễn ra. Trợ giúp cho hành trình, hầu hết không khí được hút vào để gia tăng về mặt áp suất. Dòng không khí đi vào và dòng khí gas đi ra khỏi xylanh được kiểm soát bởi một van nhỏ tiêu chuẩn nằm phía đầu xylanh qua một lỗ nhỏ xuyên qua thành xylanh. Ưu điểm: so với động cơ 4 thì cùng kích cỡ thì công suất động cơ 2 kì lớn hơn. Nhược điểm: Khí thải của loại này thì nhiều hơn loại 4 thì và không tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, với điều kiện khắt khe về nồng độ khí thải thì hiện nay động cơ 4 thì được sử dụng phổ biến hơn cả. Sự cháy của nhiên liệu trong động diesel thực tế trải qua 3 gia đoạn chính: giai đoạn cảm ứng, giai đoạn cháy, giai đoạn xả. Tất cả các giai đoạn này đều phụ thuộc vào cấu tạo của vòi phun nhiên liệu, nhiệt độ, áp suất và tốc độ nhiên liệu được phun vào buồng đốt, tốc độ lan truyền của ngọn lửa và điều chủ yếu vẫn là phụ thuộc vào thành phần cũng như các tính chất hóa lý của nhiên liệu diesel. Vì vậy vấn đề chất lượng của diesel là rất quan trọng, cần được quy định rất cụ thể thành tiêu chuẩn và theo từng chỉ tiêu chất lượng, sao cho phù hợp với yêu cầu của động cơ. 3.2.Thành phần Trong quá trình chưng cất dầu mỏ thành các phân đoạn, ta thu được phân đoạn dầu diesel có nhiệt độ sôi 250÷350oC, có chứa hydrrocacbon với số nguyên tử cacbon từ C16- C22. Phần lớn trong phân đoạn này là n- parafin và iso- parafin còn hydrocacbon thơm chiếm không nhiều. Các n- parafin mạch dài có độ kết tinh cao, chúng là nguyên nhân gây mất ổn định của phân đoạn ở nhiệt độ thấp. Trong phân đọan diesel thì ngoài naphten và vòng thơm hai vòng là chủ yếu, những hợp chất ba vòng bắt đầu tăng lên. Đã xuất hiện những hợp chất có cấu trúc hỗn hợp giữa naphten và vòng thơm. Hàm lượng các hợp chất chứa S, N và O bắt đầu tăng nhanh. Các hợp chất của lưu huỳnh chủ yếu ở dạng dị vòng disulfua. Các hợp chất chứa oxy dạng axit naphtenic có nhiều và đạt cực đại ở phân đoạn này. Ngoài ra còn những chất dạng phenol như dimetyl phenol. Nhựa cũng xuất hiện nhưng ít và trọng lượng phân tử cũng thấp, chỉ khoảng 300- 400 đ.v.c. 3.3. Một số chỉ tiêu hóa lý đặc trưng 3.3.1. Trị số Cetane (Cetane N) Trị số cetane: là một đơn vị đo quy ước cho tính đặc trưng cho tính tự bốc cháy của nhiên liệu diesel và được đo bằng % thể tích hàm lượng n-cetane (C16H34 trong hỗn hợp của nó với metyl naptalen có trị số cetane = 0 và n-cetane có trị số cetane = 100). Trị số cetane được xác định bằng phương pháp thử ASTM-D613 (Vol 05.04). Trị số cetane, ngoại ý nghĩa là thước đo chất lượng cháy của nhiên liệu còn ảnh hưởng đến sự cháy kích nổ. Yêu cầu của trị số cetane phụ thuộc thuộc vào thiết kế, kích thước đặc điểm của sự thay đổi tốc độ và tải trọng của động cơ, phụ thuộc vào điểm khởi động, điều kiện khí quyển. Sự gia tăng trị số cetane khi vượt quá giá trị thực tế sẽ không cải thiện tính năng của động cơ về mặt vật chất. Vì vậy trị số cetane nên quy định thấp tới mức có thể để đảm bảo dễ mua. Phương pháp tính toán thông dụng nhất là dùng công thức xác định chỉ số cetane từ nhiệt độ sôi trung bình và tỉ trọng API. Công thức này được cụ thể hoá thành tiêu chuẩn ASTM-D976. Để thuận tiện trong quá trình sử dụng, từ công thức này người ta đã tính toán và đưa ra đường đặc tính, từ đó có thể tra trực tiếp ra chỉ số cetane. Cần lưu ý rằng phương pháp tính toán không thể thay thế được phương pháp đo trực tiếp bằng động cơ, mà trái lại, nó chỉ là một công cụ cho phép dự đoán trị số cetane với độ chính xác có thể chấp nhận được nếu được áp dụng cho các loại nhiên liệu phù hợp. 3.3.2. Thành phần chưng cất Thành phần chưng cất (hay còn gọi là độ bay hơi) của cacbuahydro trong nhiên liệu nói chung thường có ảnh hưởng rất lớn đối với các tính năng của các động cơ diesel, đặc biệt là các động cơ diesel tốc độ trung bình và tốc độ cao, chúng có ảnh hưởng quan trọng tới tính an toàn. Thành phần cất được xác định bằng phương pháp thử ASTM-D86 hoặc TCVN 2698-2005. Trong phương pháp này, người ta tiến hành chưng cất một mẫu nhiên liệu sau đó ghi lại mối quan hệ giữa nhiệt độ và thể tích nhiên liệu cất được. Các tiêu chuẩn kỹ thuật của các sản phẩm dầu mỏ nói chung đều phải bao gồm các giới hạn khẳng định các sản phẩm có độ hoá hơi phù hợp. Yêu cầu về độ bay hơi của nhiên liệu phụ thuộc vào thiết kế, kích thước, bản chất của sự thay đổi tốc độ và tải trọng của động cơ. Nó cũng phụ thuộc vào sự khởi động và điều kiện khí quyển. Đối với những động cơ có sự thay đổi thường xuyên về tốc độ và tải trọng như hoạt động của xe tải hay ôtô, thì nhiên liệu có độ bay hơi lớn càng có tính năng tốt, đặc biệt là về khói và mùi. Tuy nhiên cần xét thêm về hiệu quả kinh tế, nhất là khi diesel được chế tạo từ những phần nặng hơn… Độ bay hơi thích hợp của diesel thay đổi theo tốc độ và kích thước động cơ. Nhiên liệu có độ bay hơi quá thấp sẽ làm giảm công suất của động cơ, tăng mức hao phí nhiên liệu diesel, khả năng nguyên tử hoá kém. Ngược lại, nếu nhiên liệu có độ bay hơi quá cao cũng làm giảm công suất, hiệu suất của động cơ nhưng là do tạo nút hơi trong hệ thống của nhiên liệu và kim phun không cung cấp đều đặn nhiên liệu với kích thước hạt phù hợp vào buồng đốt. Nói chung, giới hạn sôi của nhiên liệu càng thấp càng tốt miễn là không ảnh hưởng tới nhiệt độ chớp cháy, đặc tính cháy, nhiệt trị và độ nhớt của nhiên liệu. - Nhiệt độ sôi 10% đặc trưng cho phần nhẹ dễ bay hơi của nhiên liệu. Nhiệt độ sôi 10% quá cao sẽ gây ra hiện tượng động cơ khó khởi động. - Nhiệt độ sôi 50% hay còn gọi là nhiệt độ sôi trung bình (Mid-boiling point) là chỉ tiêu hay dùng nhất khi đánh giá nhiên liệu diesel. Nó là chỉ tiêu đặc trưng cho tính năng thay đổi tốc độ của động cơ. Đối với các động cơ diesel cao tốc, nhiên liệu có điểm sôi trung bình cao hơn 302 0C, khi cháy tạo nhiều khói trong khí xả, khí xả có mùi khó chịu, tạo nhiều cặn trong động cơ… Trái lại, diesel có điểm sôi trung bình quá thấp thì thường có nhiệt trị và độ nhớt thấp. Vì vậy nhiên liệu có nhiệt điểm sôi trung bình nằm trong giới hạn 232÷290 0C là phù hợp nhất đối với phần lớn các đông cơ diesel cao cấp. Đối với các động cơ diesel có tốc dộ thấp hơn thì giới hạn nhiệt độ cũng rộng hơn. Như vậy: Nhiệt độ sôi 90% và điểm sôi cuối đặc trưng cho tính cháy hoàn toàn của nhiên liệu. Nếu nhiệt độ sôi 90% và sôi cuối thấp có tác dụng làm giảm cặn và giảm mức độ lẫn nhiên liệu vào dầu bôi trơn. Nếu nhiệt độ sôi 90% và sôi cuối quá cao thì nhiên liệu cháy không hết thải ra ngoài nhiều gây ô nhiễm môi trường, làm tăng tiêu hao nhiên liệu và làm giảm tuổi thọ của động cơ. 3.3.3. Nhiệt độ bắt cháy cốc kín Nhiệt độ bắt cháy cốc kín là nhiệt độ thấp nhất (ở điều kiện áp suất không khí) mẫu nhiên liệu thử nghiệm hầu như ngọn lửa xuất hiện và tự lan truyền một cách nhanh chóng trên bề mặt của mẫu. Nhiệt độ bắt cháy đươc xác định theo phương pháp ASTM-D93 hoặc TCVN 2693-1995 (sử dụng thiết bị cháy cốc kín Pensky-Martens). Nhiệt độ bắt cháy xác định xu hướng hình thành hỗn hợp có thể cháy với không khí dưới điều kiện thí nghiệm, nó là một trong các chỉ tiêu đánh giá mức độ đẽ bắt cháy của nhiên liệu cũng như “Thời gian cảm ứng” trong động cơ. Nhiệt độ chớp cháy có tác dụng quan trọng đối với quá trình vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu. Nhiệt độ chớp cháy quá thấp đễ gây cháy nổ. Nó cũng cho thấy nhiên liệu bị lẫn với các loại khác có độ bay hơi cao hơn. Nhiệt độ chớp cháy hầu như không có ý nghĩa đối với chất lượng của nhiên liệu khi đánh giá trên góc độ tính năng kĩ thuật của các thiết bị sử dụng nó. 3.3.4. Hàm lượng lưu huỳnh (S) Do các điều kiên cháy nổ gần như là lý tưởng, hiện tượng ngưng tụ nước và lẫn nhiên liệu nhiều khi không còn là vấn đề quan trọng nữa. Điều quan tâm nhất với động cơ diesel là hàm lượng lưu huỳnh có trong nhiên liệu, vì khi bị đốt cháy chúng sẽ tạo thành dioxit và một phần dioxit sẽ bị oxy hóa tiếp để tạo thành lưu huỳnh trioxit. Loại lưu huỳnh trioxit này khi tiếp xúc với nước, dù với một lượng rất nhỏ lẫn trong động cơ cũng sẽ tạo thành các axit mạnh gây ăn mòn, gỉ các chi tiết của động cơ, làm ành hưởng tới độ mài mòn, tạo cặn và đặc biệt sẽ gây ra sự biến chất của dầu nhờn trong động cơ. Để đảm bảo tính thông dụng tối đa của nhiên liệu diesel, hàm lượng lưu huỳnh quy định cao tới mức thực tế có thể phù hợp với viêc xem xét bảo dưỡng. Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm, nguồn gốc và phương pháp chế biến, hàm lượng lưu huỳnh có thể được xác định theo phương pháp thử ASTM-D129 (phương pháp bom) hoặc phương pháp ống thạch anh (ASTM 1551)… Lưu huỳnh (S) trong diesel tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, ví dụ như: mercaptans, sulfides… Tất cả các chất này dù ít hay nhiều đều có tác động ăn mòn. Giới hạn nồng độ lưu huỳnh cho phép trong nhiên liệu diesel tùy thuộc vào loại động cơ diesel và điều kiện làm việc. Các động cơ tốc độ thấp hơn có thể dùng diesel có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn các loại có tốc độ cao vì chúng thường có tải trọng và tốc độ không đổi, dẫn đến nhiệt độ của dầu bôi trơn, nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ buồng đốt không thay đổi, hạn chế được tác động có hại của sản phẩm cháy của lưu huỳnh. Trên quan điểm kĩ thuật, hàm lượng lưu huỳnh càng thấp càng tốt. Tải trọng và nhiệt độ làm việc của động cơ càng cao thì tác động ăn mòn càng giảm. Nguyên nhân là ở nhiệt độ thấp hoặc động cơ lúc chạy lúc ngừng thì hơi nước tạo ra trong quá trình cháy có xu hướng ngưng tụ và tác dụng với oxit lưu huỳnh tạo ra chất ăn mòn mạnh là axit sulfuric. Lưu huỳnh hoạt tính thường gây ăn mòn tại hệ thống phun nhiên liệu. Các hợp chất của lưu huỳnh cũng tham gia vào quá trình tạo cặn trong buồng đốt và trên đỉnh piston. Các nhiên liệu diesel cặn nặng thường dùng cho các động cơ tốc độ thấp có hàm lượng lưu huỳnh lên tới 3% hoặc hơn. Trong khi đó các dộng cơ diesel cao tốc thường dùng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh dưới 1,0% trọng lượng để giảm độ mài mòn chi tiết. Nói chung hàm lượng lưu huỳnh càng thấp càng tốt. Các loại dầu bôi trơn mới hiện nay có chứa các loại chất tẩy rửa và kiềm để trung hoà axit do lưu huỳnh cháy tạo ra. Tuy nhiên, trước khi sử dụng loại nhiên liệu diesel có hàm lượng lưu huỳnh cao thì phải cân nhắc một số chú ý sau : - Chi phí mua dầu bôi trơn cao cấp. - Độ mài mòn các chi tiết của động cơ có thể tăng. - Khả năng thay đổi kết cấu hệ thống cung cấp nhiên liệu cho phù hợp với loại nhiên liệu mới. Mặc dù hàm lượng lưu huỳnh và các loại hợp chất lưu huỳnh trong nhiên liệu thay đổi (tuỳ thuộc bản chất và nguồn gốc dầu thô) nhưng hàm lượng lưu huỳnh tổng thường nằm trong giới hạn chấp chận được là 0,2÷1,0% trọng lượng. Riêng lưu huỳnh mercaptan bị hạn chế ở nồng độ rất thấp vì nó gây mùi khó chịu và có tác động ăn mòn đối với một vài nguyên tố kim loại thường được dùng để chế tạo các chi tiết của hệ thống nhiên liệu . Có thể xác định lưu huỳnh mercaptan theo phương pháp ASTM-D3227 hoặc ASTM-D4952 (TCVN 2685-78). 3.3.5. Ăn mòn đồng Phép thử ăn mòn mảnh đồng nhằm xác định có tính chất định tính độ ăn mòn của nhiên liệu diesel đối với các chi tiết được chế tạo từ đồng, hợp kim đồng - thiếc và hợp kim đồng kẽm. 3.3.6. Độ nhớt động học Độ nhớt là khả năng cản trở chuyển động nội tại của chất lỏng. Nó được đo bằng cách ghi lại thời gian cần thiết để một lượng chất lỏng nhất định chảy qua một mao quản có kích thước nhất định ở một nhiệt độ nhất định. Độ nhớt động học được xác định ở 400C theo phương pháp thử ASTM-D445 (TCVN 3171-1995). Độ nhớt của nhiên liệu diesel rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng đến khả năng bơm và phun nhiên liệu vào buồng đốt. Độ nhớt của nhiên liệu có ảnh hưởng lớn tới kích thước và hình dạng của kim phun. Nhiên liệu có độ nhớt quá cao rất khó nguyên tử hóa, các tia nhiên liệu không mịn và khó phân tán trong buồng đốt. Kết quả là giảm hiệu suất và công suất động cơ. Đối với các động cơ nhỏ, các tia nhiên liệu có thể chạm vào thành xylanh, cuốn đi lớp dầu bôi trơn và làm tăng độ lẫn nhiên liệu trong dầu nhờn. Hiện tượng các chi tiết bị ăn mòn nhanh chính là do nguyên nhân này. Nhiên liệu có độ nhớt quá thấp khi được phun vào xylanh sẽ tạo thành các hạt quá mịn không thể tới được các vùng xa kim phun và do đó hỗn hợp (nguyên liệu + không khí) tạo thành trong xylanh không đồng nhất, nhiên liệu cháy không đều, công suất giảm. Nhiên liệu có độ nhớt quá thấp có thể gây ra hiện tượng rò rỉ tại bơm, làm sai lệch kết quả đong đếm dẫn tới thay đổi tỉ lệ pha trộn không khí/nhiên liệu. Mức độ mài mòn của các chi tiết trong hệ thống cung cấp nhiên liệu tăng khi độ nhớt của nhiên liệu giảm. Độ nhớt của nhiên liệu diesel dung cho các động cơ cao tốc nằm trong khoảng 1,8÷5,0cSt ở 37,80C. Thường thì các nhà sản xuất hay hạn chế cặn dưới của độ nhớt để tránh các hiện tượng như trên. Các loại diesel có độ nhớt cao hơn 5,8cSt thường dùng cho các động cơ tốc độ thấp hơn. Diesel có độ nhớt đặc biệt cao được dùng cho các máy tàu thủy và phải có thêm các máy gia nhiệt. Đối với một số động cơ, độ nhớt quy định theo giá trị min sẽ có lợi thế vì hiện tượng mất công suất do bị dò nhiên liệu của bơm và vòi phun. Mặt khác, độ nhớt cũng được xác định theo giá trị max nhằm phù hợp với giới hạn của các thông số đã được xem xét trong thiết kế, kích thước của động cơ và các đăc điểm của hệ thống bơm phun. Động cơ tuabin khí sử dụng nhiên liệu diesel có độ nhớt quá cao sẽ dẫn tới hiện tượng khó cháy, cháy không đều, tổn thất áp suất trên đường ống. Đối với các nhiên liệu nặng thì thường phải khống chế nhiệt độ để có được nhiệt độ thích hợp với thiết bị sử dụng. 3.3.7. Điểm sương Điểm sương là một chỉ tiêu quan trọng, nó xác định nhiệt độ tại đó các tinh thể sáp xuất hiện trong nhiên liệu ở điều kiện thử nghiệm xác định, tại nhiệt độ đó tinh thể sáp bắt đầu kết tủa khỏi dầu diesel khi sử dụng vào động cơ để đốt. 3.3.8. Điểm đông đặc Điểm đông đặc của nhiên liệu là nhiệt độ thấp nhất mà nhiên liệu vẫn giữ được các tính chất lỏng, hay nói cách khác nó là nhiệt độ thấp nhất mà ta có thể bơm nhiên liệu. 3.3.9. Hàm lương tro (Ash) Một lượng nhỏ diesel được đốt cho tới khi phần nhiên liệu cháy hết, cân khối lượng mẫu còn lại ta thu được hàm lượng tro. Hàm lượng tro của mẫu được tính bằng % khối lượng. Hàm lượng tro được xác định theo phương pháp thử ASTM-D482 (TCVN 2690-1995). Các chất không cháy trong nhiên liệu được chia làm hai loại: các cặn rắn và các hợp chất kim loại tan trong nước hoặc dầu. Các chất tạo tro có thể có mặt trong nhiên liệu diesel ở 2 dạng: Các chất rắn bị mài mòn: Loại này có tác hại mài mòn vòi phun, bơm nhiên liệu, piston và vòng xécmăng . Các xà phòng kim loại tan: Ít ảnh hưởng tới độ mài mòn nhưng chúng có thể góp phần vào việc tạo cặn trong động cơ. Các cặn này rất giống với cặn xác định theo phương pháp nước và cặn trong nhiên liệu. Vì hệ thống phun nhiên liệu diesel được chế tạo với độ chính xác cao nên chúng rất nhạy cảm với các tạp chất trong nhiên liệu. Các cặn rắn trong nhiên liệu có thể gây ra ăn mòn hoặc làm tắc hệ thống nhiên liệu với mức độ tùy thuộc vào kích thước hệ thống này. Các hợp chất kim loại tan trong nước hoặc dầu ít ảnh hưởng tới hệ thống nhiên liệu nhưng chúng có thể chứa các nguyên tố kim loại có ảnh hưởng xấu đến cánh tuabin. 3.3.10. Cặn Carbon Cặn cacbon là lượng cặn còn lại sau khi cho bay hơi và nhiệt phân nhiên liệu. Cặn cacbon gây ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa những điểm có cặn và những điểm không có cặn làm tăng ứng xuất nội của buồng đốt, dẫn tới biến dạng và nhiều khi có thể phá hủy buồng đốt. Nếu các mẩu cặn cacbon bám trên thanh buồng đốt bong ra và theo hỗn hợp khí đi tới buồng giãn nở thì chúng có thể va đập vào cánh tuabin. Cặn cacbon cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng khí xả có màu đen và làm giảm hệ số tỏa nhiệt. 3.3.11. Trị số axit Trị số axit của nhiên liệu diesel là số mg KOH cần thiết để trung hòa hết lượng axit có trong 1 gam mẫu. Trị số axit là thước đo đánh giá hàm lượng các hợp chất vô cơ và axit tổng của nhiên liệu. Nó giúp đánh giá mức độ ăn mòn của các chi tiết kim loại khi tiếp xúc với nhiên liệu. 3.3.12. Nhựa thực tế Sau khi ra khỏi nhà máy lọc dầu, nhiên liệu không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với nước và không khí. Nếu nhiên liệu có chứa các cấu tử không ổn định, nhất là các nhiên liệu được sản xuất từ các phân đoạn cracking, thì trong quá trình tồn chứa, do tiếp xúc với không khí, có thể tạo nhựa và tạo cặn. Các cặn này có thể làm tắc bầu lọc, bẩn buồng đốt, gây tắc hệ thống phun nhiên liệu… 3.3.13. Nước và các tạp chất cơ học Hàm lượng nước và cặn là một trong những chỉ tiêu quan trọng của nhiên liệu. Nhiên liệu có hàm lượng nước và cặn cao sẽ ảnh hưởng tới chất lượng tồn chứa và sử dụng. Nước rất dễ lẫn vào nhiên liệu, khi áp suất giảm đột ngột, hơi nước trong không khí trên bề mặt của dầu ngưng tụ lại. Ngoài ra, nước cũng có thể lẫn vào nhiên liệu do mưa, ngập bể… Cặn thường bao gồm cặn cacbon, kim loại và các tạp chất vô cơ khác. Cặn được tạo thành bởi một số nguyên nhân sau : Chất bẩn có trong đường ống và bể. Các chất bẩn lẫn trong nhiên liệu do sơ xuất trong quá trình bảo quản, bơm chuyển và tồn chứa. Bụi bẩn trong không khí. Nước và tạp chất trong diesel được xác định theo phương pháp ASTM -D1796. 3.3.14. Nhiệt trị Nhiệt trị của một nhiên liệu là lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng nhiên liệu. Với cùng một chế độ động cơ, công do động cơ phát ra phụ thuộc vào nhiệt trị của nhiên liệu. Nhiệt trị càng cao, công suất càng lớn. Do đó, nhiệt trị của nhiên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến tính kinh tế của thiết bị sử dụng nhiên liệu. 3.3.15. Tỉ trọng Tỉ trọng là đại lượng đặc trưng cho độ nặng nhẹ, đặc chắc của nhiên liệu, được đo bằng khối lượng trên một đơn vị thể tích nhiên liệu. Tỷ trọng được dùng để tính toán, chuyển đổi giữa thể tích và khối lượng, để chuyển đổi thể tích ở nhiệt độ này sang thể tích ở nhiệt độ khác. 3.4. Phân loại diesel 3.4.1. Phân loại của một số quốc gia Đối với diesel, ngoài 3 loại được phân cấp nói trên, cũng còn nhiều cách phân loại khác. Sau đây là phân loại của một số quốc gia trên thế giới: Chỉ tiêu Liên Xô cũ GOST 305 - 82 Nhật Bản – JIS Trung Quốc – GB Hàn Quốc L (hè) Z (đông) N01 N02 Loại ưu Loại 1 S thấp S cao 1. Tỷ trọng ở 150C 0,863 0.843 Report Report Report Report Report Report 2. Chỉ số cetan min 45 45 50 50 45 45 50 3. Lưu huỳnh %KL max 0,5 0,5 0,2 0,2 0,2 0,3 0,05 1,0 4. Thành phần cất, 0C - 50% TT max - 90% (96%) TT max 280 (360) 280 (340) 360 360 280 335 280 335 Report 360 Report 360 5. Chớp cháy kín, 0C min 62 40 50 50 66 66 45 45 6. Độ nhớt ở 400C (200C) (3-6) (1,8-5) 2,7 2,5 (3,5) (3,5) 2 – 5,8 2 – 5,8 7. Điểm đông đặc 0C, max -10 -35 +5 -7,5 -10 -10 -5 –(-15) 8. Cặn cacbon trong 10% cặn chưng cất. 0,3 0,3 0,1 0,1 0,2 0,3 0,1 0,2 9. Màu sắc max 3,0 3,0 1,0 10. Ăn mòn đồng 3h/500C max N01 N01 N01 N01 N01 N01 11. Hàm lượng tro, %TL 0,01 0,01 0,005 0,005 0,01 0,01 12. Nước và tạp chất Không Không 0,1 0,1 13. Trị số axit, mgKOH/100 ml 5,0 5,0 5,0 5,0 Tiêu chuẩn Việt Nam về diesel: TCVN 5689:1998 Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Phương pháp thử ASTM/TCVN Mức quy định DO 0,5%S DO 1,0%S 1. Chỉ số Cetan min D.976 50 45 2. Hàm lượng lưu huỳnh, % KL min D.129, D.2622 0,5 1,0 3. Nhiệt độ cất, oC, 90% TT max TCVN 2698-95 370 370 4. Điểm chớp lửa cốc kín, oC min D.93/TCVN 2693-95 60 50 5. Độ nhớt động học ở 40oC,cSt (mm2/s) D.445 1,8- 5,0 1,8- 5,0 6. Cồn cacbon 10%, % KL D189/TCVN-6324 0,3 0,3 7. Điểm đông đặc, oC max - Phía bắc: - Phía nam: D.97/TCVN 3753-95 +5 +9 +5 +9 8. Hàm lượng tro max D.482/TCVN 2690-95 0,01 0,01 9.Nước và tập chất cơ học, %TT max D.2709 0,05 0,05 10. Ăn mòn đồng ở 50oC, 3h max D.130/TCVN 2694-95 N-1 N-1 11. Nhựa thực tế, mg/100ml TCVN 3178-79 Báo cáo Báo cáo TCVN 5689:2002 Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Phương pháp thử ASTM/TCVN Mức quy định DO 0,05S DO 0,25S DO 0,5S 1. Chỉ số Cetan min D.976/ 45 45 45 2. Hàm lượng lưu huỳnh, % KL min D.129; D.4294; D.2622/ TCVN 6701: 2002; D.1266/ TCVN 2708:2002 0,05 0,25 0,5 3. Nhiệt độ cất, oC, 90% TT max D.86/ TCVN 2698-2002 370 4. Điểm chớp lửa cốc kín, oC min D.3828/ TCVN 6608: 2000; D.93 50 5. Độ nhớt động học ở 40oC, cSt ( mm2/s) D.445 1,6 – 5,5 6. Cồn cacbon 10%, % KL max D189/TCVN-6324: 1997; D.4530 0,3 7. Điểm đông đặc, oC max D.97/TCVN 3753-95 + 9 8. Hàm lượng tro max D.482/TCVN 2690-95; D.428 0,01 9.Nước và tập chất cơ học, %TT max D.2709 0,05 10. Ăn mòn đồng ở 50oC, 3h max D.130/TCVN 2694: 2000 1 11. Khối lượng riêng, kg/l D.1298/TCVN 6594: 2000 Báo cáo Tiêu chuẩn Việt Nam về diesel: TCVN 5689:2005 Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Phương pháp thử ASTM/ TCVN Mức quy định DO 500S DO 2500S 1. Chỉ số cetan min D.4737 46 46 2. Hàm lượng lưu huỳnh max D.2622/TCVN 6701: 2000; D.5453 500 2500 3. Nhiệt độ cất, 0C, 90%TT max D 86/ TCVN 2698: 2002 360 360 4. Điểm chớp lửa cốc kín, 0C min D.3828/TCVN 6608: 2000; D. 93 55 55 5. Độ nhớt động học ở 400C, cSt (mm2/g) D. 445/TCVN 3171:2003 2 – 4,5 2 – 4,5 6. Cồn cacbon 10%, KL% max D.198/TCVN 6324: 1997; D.4530 0,3 0,3 7. Điểm đông đặc, 0C, max D. 97/TCVN 3753:1995 + 6 + 6 8. Hàm lượng tro, % KL max D.482/ TCVN 2690: 1995 0,01 0,01 9. Hàm lượng nước, mg/ kg max ASTM E 203 200 200 10. Tạp chất dạng hạt, mg/l, max D. 2276 10 10 11. Ăn mòn mảnh đồng 500C, 3h, max D.130/ TCVN 2694-1995 N-1 N-1 12. Khối lượng riêng ở 150C, kg/m3 D. 1298/ TCVN 6594: 2000; D. 4052 820 – 860 820 – 860 13. Độ bôi trơn, m, max D.6079 460 460 14. Ngoại quan D.4176 Sạch, trong Sạch, trong CHƯƠNG 4 QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT DẦU DIESEL TỪ DẦU NHỜN THẢI 4.1. TỔNG QUAN 4.1.1. Thành phần hóa học của dầu nhờn thải Dầu thải là dầu bôi trơn đã qua một thời gian sử dụng có thành phần hóa học tương tự dầu nhờn. Tuy nhiên, trong thành phần hóa học của dầu nhơn thải xuất hiện nhiều các hợp chất là sản phẩm của quá trình oxi hóa dầu, quá trình phân hủy dầu ở điều kiện nhiệt độ làm việc, quá trình phân hủy của phụ gia được pha chế vào dầu nhờn, quá trình bẻ mạch dưới tác động cơ học… Hầu hết các hợp phần của dầu bôi trơn đều tác dụng nhanh hoặc chậm với oxi tạo thành quá trình oxi hoá. Khả năng bền oxi hoá của các hợp chất hydrocabon tăng dần theo thứ tự: Hydrocabon không no < hợp chất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSản xuất dầu Diesel từ dầu nhờn thải.doc
Tài liệu liên quan