Đồ án Sáng tác thời trang ấn tượng, thời trang trẻ, lấy từ sắc mầu sơn mài và hoạ tiết trong tranh Nguyễn Gia Trí

+ Nghiên cứu về hoạ tiết: Hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí mỗi tấc phẩm của ông đã nhấn mạnh được cái chất xúc động sâu lắng của sơn mài. Trong những bức tranh có nguồn gốc của lòng chân thành, cộng với cái đẹp sự thật cái đẹp thuần tuý ấn tượng.

Trong bức “phong cảnh” của ông với màu sắc linh biến linh động, cái chất phi tự nhiên, chủ nghĩa của sơn mài đã đưa Ông vượt qua mối tư duy mô tả cụ thể đi vào tư duy nghệ thuật trừu tượng, chính cách tư duy của Ông mang được tính tôn giáo, bởi bản chất của nghệ thuật (gần với tôn giáo).

Hình ảnh hoạ tiết chiếc “lá khoai” trong bức tranh phong cảnh của Ông được cách điệu rất cao, không miêu tả hiện thực vẽ kỹ càng như sơn dầu, chỉ bằng những mảng miếng ẩn hiện trong chất liệu sơn mài, hình ảnh chiếc lá đã được cô đọng, đầy tính nghệ thuật

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Sáng tác thời trang ấn tượng, thời trang trẻ, lấy từ sắc mầu sơn mài và hoạ tiết trong tranh Nguyễn Gia Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước ta đã hoàn chỉnh và định hình. Trong những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá mới nó lại bước vào giai đoạn cách tân và biến đổi. Đây là thời cáhc mạng về trang phục (Âu hoá) nguyên nhân do sự ảnh hưởng tiếp cận văn hoá với các nước phương Tây. Thời kỳ phong kiến suy thoái, nảy sinh mầm mống tư bản chủ nghĩa. Ăn mặc giai đoạn này ở nước ta thể hiện hai xu hướng đó là: cải biến cái vốn có của mình và tiếp nhận những nhân tố mới của phương Tây vào cách ăn mặc của một số đông tâng lớp xã hội nước ta. Nhất là thành thị trong khi đó ăn mặc ở nông thôn không có gì thay đổi. Điển hình là chiếc áo dài đặc trưng cho phụ nữ Việt Nam theo phương án của hoạ sĩ Lê Phó và Cát Tường. Bên cạnh đó cách ăn mặc của Châu âu cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến trang phục của chúng ta. Đó là chiếc áo sơ mi, quần âu, áo veston, cavat, mũ phớt, giày da...Tiếp đó để phù hợp với các cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ để đáp ứng nhu cầu linh hoạt của các hoạt động, Nam mặc áo chấn thủ, đại cán; nữ mặc áo cánh nâu, màu đen, sáng... tất cả đều đi dép, đội mũ nón... và ở miền bắc vẫn còn những nơi mặc áo tứ thân, yếm. Những năm sau chống Pháp 1954 nước ta được giải phóng ở miền Bắc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ ở miền Nam. Cùng với sự giao lưu quan hệ quốc tế làm thay đổi rất nhiều về trang phục ở hai miền. Sự thay đổi bắt đầu từ chiếc váy đụp của người già thành những chiếc quần chân què, thay vì những chiếc áo cánh nâu thành những chiếc áo bó sát eo với các dáng dấp được cải biến từ thân áo tới cổ áo. áo dài được sử dụng thường xuyên hơn. Những năm gần trở lại đây Việt Nam đã dần xây dựng nước công nghiệp hoá hiện đại hoá, trang phục cũng cải biến không ngừng cả về hình dáng mẫu mã màu sắc. 2.3. Nét đặc trưng riêng của trang phục các dân tộc Việt Nam: Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em. Tuy cùng một quốc gia nhưng mỗi dân tộc trong quốc gia ấy do điều kiện địa hình sinh hoạt khác nhau trang phục của họ cũng vậy mỗi dân tộc đều có một kiểu trang phục khác nhau, mang bản sắc riêng không lẫn lộn. Tuy nhiên tổng kết lại được phân làm những nhóm sau: Nói đến dân tộc Kinh là dân tộc chiếm đại đa số dân cư của nước ta nó có những đặc điểm chung đồng thời vẫn mang những nét riêng của từng vùng. ở miền Bắc ta nghĩ ngay đến chiếc áo tứ thân mớ ba mớ bảy, chiêc yếm đào váy đụp. ở miền Trung nét đặc trưng đó là chiếc áo dài. ở miền Nam dễ nhận ra là những bộ quần áo bà ba. Trang phục dân tộc Mường từ khoảng nửa thế kỷ trước bộ nữ phục của người Mường đã dần trở nên quen thuộc gây ấn tượng với chiếc váy bó sát thân, cạp hoa phô trước ngực, chiếc áo cánh lưng, chiếc áo trùng buộc vạt và đầu gối, thắ lưng xanh, chiếc khăn trắng đội đầu, vòng kiềng sáng lấp lánh. Bộ nữ phục ấy không có vẻ diêm dúa như phụ nữ Thái, không quá kín đáo như phụ nữ Tày, không dư thừa màu sắc mhư phụ nữ Mông, Dao. Nữ phục Mường mang những sắc thái riêng qua đường nét cắt may, qua màu trang trí. Trang phục nam giới Mường gần giống với nam phục người Kinh gồm: áo ngắn, quần, thắt lưng, khăn... áo cánh ngắn bốn thân may từ vải bông hay tơ tằm, vạt dài gần chấm mông vai có miếng vải đệm hình lá sen. Hai bên hông áo xếp xẻ tà, đơm khuy cài cúc, ba túi, hai túi to phía dưới hai vạt trước và túi nhỏ trên vạt ngực trái. Quần vải, cạp to khi mặc dùng dây buộc ngoài ra trang phục Mường còn có trang phục nghi lễ ... Trang phục Tày Nùng: Trang phục nam giới người Tày cũng như nhiều dân tộc miền núi khác gồm áo cánh ngắn áo dài quấn khăn... Chúng đều được may cắt bằng vải bông nhuộm. áo cánh ngắn mặc thường ngày của nam giới áo được may bằng cách hai thân, hai thana trước và hai thân sau xẻ ngực hai bên nẹp áo đính hàng cúc gồm 7 cái. Quần bằng sợi bông mang kiểu quần chân quê như của các phụ nữ cao tuổi dân tộc Kinh. Trước đội khăn bông dài hình chữ nhật. Nữ thì mặc áo cánh ngắn năm thân, áo dài, váy, quần thắt lưng đầu đội khăn Trang phục của người Nùng giống trang phục của người Tày. Nó có những điểm riêng đó là màu sắc và các chi tiết như cạp váy. Trang phục dân tộc Thái: Người Thái là dân tộc có truyền thống trồng bông, chăn tằm dệt vải, thêu dệt thổ cẩm. Đặc trưng nổi bật nhất của người Thái là dùng đồ trang sức bằng kim loại như bạc, xà tích... để gắn lên bộ trang phục. Kết cấu trang phục nữ của người Thái gồm có áo ngắn, váy thắt, lưng bằng vải tơ tằm hoặc sợi bông ở đầu quấn khăn piêu được trang trí cầu kỳ bằng những mũi chít thêu thùa trau chuốt. Nam giới thì mặc đơn giản hơn là áo ngắn, quần dài màu tràm, dùng thắt lưng da hoặc vải, đầu cũng đội khăn đơn giản hơn. Trang phục dân tộc Dao: Việc làm ra quần áo của người Dao có truyền thống lâu đời từ xa xưa họ nổi tiếng về nghề trồng bông, chăn tằm, dệt vải, nhuộm vải, cắt may, thêu thùa, phụ nữ Dao đảm nhiệm mọi khâu trong quá trình làm ra trang phục. Trang phục đàn ông: Trước đây đàn ông Dao đều để tóc dài, búi sau gáy, hay để một chỏm dài trên đỉnh đầu xung quanh cạo trọc. Đàn ông Dao ít để đầu trần họ thường vấn khăn kiểu “đầu rìu” trang phục đàn ông khá đơn giản. Cũng là áo dài, cổ ngắn, quần chân quê. Trang phục phụ nữ Dao đó là áo chấm dài đến sau ống chân được thêu dệt công phu và trang trí bằng những qủa bông hoặc len đỏ. Phụ nữ Dao quần chẹt thì lại có áo trang trí đơn giản hơn và được kết hợp với những miếng vải nhỏ màu trắng đắp lên trên. + Còn áo phụ nữ Dao thì lại được thêu rất nhiều loại hoa văn trang trí như hoa văn sóng nước, hình sao, cây thông.. chiếc yếm của dân tộc này cũng rất được trú trọng. Họ trang trí lên đó những môtíp hoa văn và điểm những ngôi sao bạc. + Trang phục của phụ nữ Dao quần trắng và áo tràm dài xẻ ngực, không có cổ, thêu ít hơn và trang trí bằng những đường chỉ đen, đỏ, trắng, vàng…nẹp áo màu trắng đỏ. + Trang phục nữ Dao thì phần hoạ tiết trang trí chủ yếu ở phần lưng. Tộc người này có một loại mũ đó là mũ ba nừng xơ mướp, bên ngoài cạp chỉ đen, xung quanh mũ có hai hàng khuy bạc đính song song. + ở phụ nữ Dao Tiền khác với dân tộc Dao khác họ mặc váy với hoa văn thêu kín thân váy, trên trang trí bằng bảy hoặc chín đồng tiền ở phía sau cổ áo tạo ra sự khác lạ. Y phục nữ Dao áo dài gọi là Dao áo dài có lẽ do cách mặc áo dài chấm gót của họ. Khác với áo dài của các nhóm Dao Tiền ở đây người ta mặc áo xẻ nách. Cài cúc bên phải giống kiểu áo năm thân của người Việt xưa. Quần của người Dao áo dài vẫn là chiếc quần chùm kiểu “chân què”, cạp “ lá toạ” coi như một bộ y phục đồng nhất với các người dao khác. Người Mông: Lại phân biệt nhờ những bộ mầu trắng. Là người Mông trắng, người Mông đen với trang phục màu đen, người Mông Hoa loại phân biệt nhờ chiếc váy hoa. Họ có cùng điểm chung là mặc váy. Những kiểu váy được trang trí bằng cách vẽ hoa văn bằng sáp ong và mang theo kiểu xếp nếp. Trang phục các dân tộc: Một nét chung để nhận biết trang phục của các dân tộc thuộc nhóm Tạng - Miên là cùng trung hợp những kiểu váy, kiểu áo, khăn mũ thuộc các loại hình có nguồn gốc phát sinh và ảnh hưởng rất khác nhau. Để có thể nhận biết một cách sinh động hơn về vẻ đẹp và tính đa dạng của trang phục các dân tộc nói ngông ngữ Tạng - Miên chúng ta cần quan sát một số bộ trang phục như Hà Nhì, Lô Lô, Phù Cá. + Dân tộc Hà Nhì trang phục thường ngày rất riêng, phụ nữ mặc áo dài gần quá đầu gối, hai cánh tay áo được những khoanh vải màu níu từ bả vai đến cổ tay. Dưới mặc quần chân quê đơn giản. + Người Lô Lô lại mặc những chiếc áo rất ngắn. Người Lô Lô Hoa thì mặc quần trong khi người Người Lô Lô đen lại mặc váy. phụ nữ Phù Lá mặc áo ngắn và váy có trang trí những môtíp hoa văn rất riêng của họ khác hẳn so với hoa văn của các dân tộc khác. Trang phục của người Sán Dìu có khăn đội đầu có áo hai lớp, lớp trong là một lớp màu trắng, bên ngoài màu tràm. Người già người trẻ cũng mặc khac nhau. Nói tóm lại trong khuông khổ nhất định của đồ án này tôi chỉ nêu một số khái quát chung của trang phục tưngf vùng từng nhóm dân tộc. Tất cả cho ta thấy mỗi một dân tộc, nhóm dân tộc có bản sắc riêng. Từ màu sắc đường nét, hoa văn. Từ đó mà ta nhìn nhận để thấy được sắc thái truyền thống mỗi dân tộc người, mỗi vùng cái gì là giao lưu ảnh hưởng lẫn nhau giữa các vùng, thấy được bản chất truyền thống trang phục Việt Nam, các khuynh hướng tiếp cận cái hiện đại của nó. Góp phần tạo nên diện mạo trong nghệ thuật tạo hùnh Việt Nam. 2.4. Một số nét về trang phục phương Tây qua các thời đại: Quần áo từ thời xa xưa, khi nền văn minh nhân loại còn ở mức sơ khai nhất. Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ cơ thể, chống lại tác động của thiên nhiên, người xưa tìm kiếm những tấm phủ, những mảnh che cơ thể. Những kiểu “trang phục” ban đầu: các mảnh vải che vai, che ngực,...sau này phát triển thành các kiểu áo; mảnhvải che mông, đùi... sau này thành các kiểu váy và quần. Vật liệu dùng che cơ thể ở các vùng giầu thực vật là vỏ, lá, sợi cây; ở các vùng nghèo thực vật là lông chim, da cá, da thú... Ban đầu, động lực phát triển quần áo là điều kiện tự nhiên. Bằng chứng là quần áo phát triển nhanh ở các vùng có khí hậu khắc nghiệt (thường là các xứ lạnh) và phát triển chậm ở các vùng cso khí hậu ôn hoà. Về sau, khi kỹ thuật, văn hoá, xã hội phát triển đến trình độ nhất định, bên cạnh chức năng bảo vệ cơ thể, trang phục còn mang ý nghĩa xã hội, tâm lý và thẩm mỹ. Trang phục trở thành đối tượng của nghệ thuật, phản ánh đặc tính dân tộc. Để có thể hiểu được nguồn gốc sâu xa, động lực phát triển của quần áo như hiện nay, chúng ta hãy lần lại lịch sử trang phục thế giới. 2.4.1 Quần áo thế giới thời cổ đại: Thế giới cổ đại gắn liền với nền văn minh một số quốc gia sớm phát triển từ thiên niên kỷ thứ IV trước Công nguyên đến thế kỷ thứ V sau Công nguyên. Đó là các quốc gia cổ đại Ai Cập, ấn Độ, Trung Quốc, La Mã. Các quốc gia này đều nằm trên lưu vực các con sông lớn màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như sông Nin (Ai Cập), sông Hằng (ấn độ), sông Vị (Trung Quốc). Thời Cổ đại, nông nghiệp phát triển, công cụ sản xuất bằng đồng thay cho đồ đá. Muộn hơn nưaxuaats hiện công cụ bằng sắt. Nền văn minh Cổ đại là văn minh chiếm hữu nô lệ. Qua bức phù điêu trong lăng tẩm của các Pharaông Ai Cập, ta có thể thấy nô lệ thời cổ đại thường ở trần hoặc đóng khố. Thỉnh thoảng, vào những dịp lễ hội (chẳng hạn lể rước đưa đò tuỳ táng vào lăng vua), người Ai Cập mặc váy: Đàn ông quây váy dài đến chấm đầu gối. Đàn bà quấn vải ch từ cổ, kín ngực, dài đến chấm gót chân. Đến cuối thời Cổ đại, quần áo đã được tạo dáng đẹp hơn, nhưng nhìn chung người Cổ đại cắt may rất đơn giản. Váy hoặc áo chỉ là những miếng vải vuông, chữ nhật hoặc hình tròn được khoét lỗ để chui đầu vào rồi được đính ở bên sườn, sau lưng, buộc lại ở vai hoặc giữ các vạt bằng một giải dây lưng buộc ở eo. Thế giới quan của người Cổ đại thể hiện qua truyền thuyết về các thần - những người sinh ra Vũ trụ và nắm trong tay quyềnlực tối cao đối với muôn loài. theo người cổ Ai Cập, hình tròn tượng trưng cho mặt trời và sau nó là vũ trụ, hình thang biểu hiện vùng đồng bằng thuộc lưu vực các con sông lớn, hình tam giác gắn liền với quyền lực (đây cũng chính là dạng hình kiến trúc chính của các lăng mộ trong “thành phố Kim tự tháp” của các Pharaông). Vì thế, dáng quần áo và các chi tiết trang trí trên quần áo thời kỳ này thường có ba kiểu chính: kiểu ống tròn, kiểu tan giác và kiểu hình thang. Theo người cổ Ai Cập, quyền lực chia đôi giữa thần Horus - bá chủ xứ Đen và thần Set - bá chủ xứ Đỏ. Thần Horus tượng trưng cho việc sắp đặt thế giới vật chất: không khí, ánh sáng, lửa, đất và Trời - cội nguồn cảu sự sống. Thần Set, với tính hung hãn, tượng trưng cho sự huỷ diệt, ‘làm cho sự sống đi vào cõi vĩnh hằng”. Do vậy quần áo thời kỳ này dùng hai màu chủ đạo: đen và đỏ. Ngoài ra còn có các màu da cam, xanh lá cây, vàng. Đến cuối thời Cổ đại, quần áo đã được tạo dáng đẹp hơn (bớt lụng thụng và gần hình dáng cơ thể người hơn). Song do chiến tranh liên miên giữa các vương triều để tranh giành quyền lực, quần áo không chỉ bảo vệ cơ thể người chống lại tác động của thiên nhiên mà còn là phương tiện để nguỵ trang, ẩn giấu mình... Vậy nên đặc điểm trang phục thời kỳ này là rộng, thụng, che kín toàn bộ cơ thể (kể cả phần mặt). 2.4.2 Quần áo thời Trung cổ (từ thế kỷ VI đến thế kỷ XIV) Thời Trung cổ, chế độ nô lệ sụp đổ, cac quốc gia phong kiến châu á ra đời sớm, sau đó là các chế độ phong kiến tập quyền ở Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Thủ công nghiệp phát triển trongđó có nghề dệt. Văn hoá nghệ thuật phát triển tới trình độ cao. Cơ thể con người được tìm hiểu và nghiên cứu để phát hiện cái đẹp trong đường nét tỷ lệ, hình thức… Nếu quần áo thời Cổ đại rộng, lụng thụng thì quần áo thời Trung cổ cắt may phức tạp hơn, tạo dáng đẹp hơn, bó sát cơ thể người những phần cần thiết nhằm tôn thêm vẻ đẹp vốn có của cơ thể. Thời Trung cổ, nhà thờ thống trị cả về đời sống vật chất lãn tinh thần. Quan điểm đạo đức nghiêm ngặt và khắt khe. Vì thế quần áo thời kỳ này có vẻ nặng nề, kín đáo. Các kiểu quần áo, giầy, mũ... mô phỏng theo kiến trúc Gôtic, mang phong cách nhà thờ. Màu sắc chủ đạo là đen và các màu tối sẫm. 2.4.3 Quần áo thời Phục hưng (thế kỷ XV - XVI) Sau thời gian dài chế độ phong kiến hà khắc, thời phục hưng con người được mở mang về trí tuệ. Những tư tưởng xa hội mới xuất hiện. Thời kỳ này đã nảy sinh nhiều học giả và văn nghệ sĩ thiên tài như danh hoạ Italia Leonardo da Vinci, nhà thiên văn học Ba Lan Copernic, nhà văn Pháp Rabelais, nhà soạn kịch Anh Shakespeare. Thời kỳ này con người được tự do vươn tới cái đẹp. Họ không những không xấu hổ về cơ thể mình mà còn yêu mến và tự hào về nó. Quan niệm về cái đẹp đàn ông là khoẻ mạnh, cường tráng. Do đó đà ông có hai kiểu mặc chính: hoặc mặc quần lửng phồng trang trí nhiều màu, để chân trần từ ngang đùi trở xuống, ở phía trên, chiếc áo khoác ngoài (cho thêm phần long trọng) chỉ dài vừa đủ che hết chiếc quần lửng; hoặc mang chiếc quần bó sát, để lộ rõ mọi đường nét của đùi và mông. Mỗi ống quần có thể một màu, trang trí táo bạo bằng cách đính vàng ngọc hoặc vải màu sặc sỡ vào chỗ bất ngờ nhất. Người Phục hưng đề cao cái đẹp tâm hồn phụ nữ nên trọng tâm trang phục nữ là phần ngực sát cổ và phần cổ nhằm hướng sự chú ý vào nét mặt. Phụ nữ thời Phục hưng trong cùng mặc váy thụng, rộng (như kiểu áo người có bầu) những khoét cổ rộng xuống đến gần ngực. Chiếc áo khoác ngoài khoét nách hoặc không có tay để thuận tiện trong sử dụng. Thời Phục hưng người ta đã biết tỷ lệ vàng nhưng chúng chưa được vận dụng nhiề trong thiết kế quần áo. Để trang trí, người Phục hưng hay dùng nếp gấp của vải, màu sắc phong phú. Nhìn chung, quần áo thời kỳ này mang tính cường tráng khoẻ mạnh, phong cách thư thái thể hiện sự điềm tĩnh, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. 2.4.4 Quần áo thế kỷ XVII - XVIII Thời kỳ này bắt đàu cuộc cách mạng tư sản Anh (1660) và kết thúc bằng cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794). Trong suốt hai thế kỷ này sản xuất công nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, trong khi các lãnh chúa phong kiến cùng tầng lớp quý tộc vẫn nắm giữ quyền hành. Xã hội phân hoá nhanh giữa người giầu và người nghèo. Quần áo phát triển phong phú, trở thành dấu hiệu phân biệt giai cấp, tầng lớp, vị trí xã hộicủa mỗi người: quần áo giới quí tộc cầu kỳ phức tạp, quần áo người lao động đơn giản. Quan niệm thẩm mỹ, trình độ may thể hiện trên trang phục của giới qúi tộc. Thiết kế quần áo thời kỳ này rất chú ý tới quan hệ tỷ lệ và quan hệ đối lập. Trang phục nữ cổ khoét rộng, ngực bó sát và nâng cao lên. Eo thắt càng nhỏ càng tốt. Để tạo dáng cho phần váy, người ta thiết kế một cái khung đỡ vải, làm bằng vật liệu cứng và nhẹ. Thời kỳ này, phương tiện giao thông chủ yếu vẫn là ngựa nên đàn ông đi ủng cao, quần bó, chiếc áo đuôi tôm có hai khuy cài sau lưng để vén đuôi áo lên khi cần thiết. Sau cuộc cách mạng tư sản Pháp, trang phục có vẻ đơn giản hơn. Nhưng nhìn chung, kể cả trang phục quí tộc lẫn trang phục thường dân đều rất phức tạp. 2.4.5 Quần áo thế kỷ XIX Thế kỷ XIX, sản xuất công nghiệp đạt đến trình độ phát triển cao. Nghề dệt hưng thịnh. Trang phục thời kỳ này phát triển rực rỡ. Nhiều kiểu cách trang phục phong phú, đa dạng, phức tạp. Mốt bắt đầu xuất hiện làm cho hình thức trang phục biến đổi nhanh. Đặc trưng trang phục thời kỳ này đối với nữ là váy không phồng tròn đều như thế kỷ trước mà không phồng riêng phía sau và đây cũng là trọng tâm trang trí; đuôi váy phía sau càng dài càng tốt. Trang phục nam về cơ bản kiểu cách, hình dáng vẫn giống như thế kỷ trước nhưng đạt đến đỉnh điểm cảu sự trang trí phức tạp, không thua kém trang phục phụ nữ. Trong khi nữ giới rấty chú ý tới kiểu chải tốc thì nam giớo luôn đội đầu bằng những chiếc mũ cầu kỳ. 2.4.6 Quần áo thế kỷ XX Đặc trưng của thời kỳ này là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, tác động sâu sắc đến mọi khía cạnh của đời sống. Các kiểu quần áo không ngừng thay đổi. Các tạp chí thời trang xuất hiện. Giao lưu văn hoá và thông thương giữa các nước làm cho mốt lây lan nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Trang phục thời kỳ này phát triển theo xu hướng thuận tiện trong sử dụng, cắt may đơn giản. Xuất hiện các phong cách mới, khác với phong cách cổ điển truyền thống. Sau thời gian dài với những quần áo nam cầu kỳ và phức tạp, giờ đây trang phục nam ngày càng giản dị. Trang phục nữ tuy có đơn giản đi rất nhiều so với trước đây nhưng vẫn phức tạp hơn hẳn trang phục nam giới. 2.5. Xu hướng thời trang hiện đại. Trong thời đại công nghiệp hiện nay ngày càng phong phú về chủng loại, đa dạng về chất liệu. Xu hướng hiện đại đem lại những bộ trang phục với những đường cắt đơn giản, khi mặc tạo cảm giác thoải mái, dễ dàng phù hợp với hình dáng cơ thể. Bổ trợ những kiểu dáng ấy là chất liệu vải: Chất liệu hiện đại là những chất liệu tự nhiên, có theer kể những loại chất quý như: Cotton, lụa thô, lụa tơ tằm, đây là những loại chất liệu tự nhiên đem lại và góp phần tạo sự thoải mái mỗi khi trang phục được khoác lên cơ thể người. Ngóài đạt được những giá trị tạo giá trị thẩm mỹ cao. Điều này giúp cho thời trang dễ được phổ cập rộng rãi, không chỉ cho một nhóm người mà có thể cho nhều người. Ngày nay, sự phát triểncủa các mối quan hệ quốc tế: thương nghiệp và du lịch, trao đổi văn hoá, thông tin đại chúng.. có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành thời trang. Tuy nhiên trong các giai đạon hiện nay, xu hướng thời trang hiện đại có nhưnmgx đặc điểm cơ bản sau: - Sự thya đổi xu hướng mốt thời trang ở các nước đều theo xu hướng chung. Điều này có nghĩa là quần áo của các nước, tuy có sự khác nhau nhưng không đáng kể và sự khác biệt đó không phải do thời trang mà là do các điều kiện sống tcs độgn. Mặc dù hình thức biểu hiện có khác nhau, nhưng trong quan hẹ quốc tế các nước vẫn cùng hướng tới một tư duy chung về nội dung, hình thức quần áo. - Đa dạng và phong phú về kiểu loại. Theo dõi sự phát triển củ thời trang trong thời gian qua có thể dễ dàng nhận thấy trước kia trang phục thường chỉ có một kiểu đơn giản, với những màu sắc đơn điệu thì cho đến nay sự phát triển của thời trang theo nguyên tắc nhiều dáng vẻ, đa màu sắc nhưng vẫn thống nhất theo một phong cách chung là ngày càng hiện đại và phong phú về chủng loại. - Cắt may đơn giản và khuôn hình rõ nét. Thời trang hiện đại có ưu thế là tiện lợi, đơn giản, mặc thoải mái, nhiều kiểu dáng và phong cách khác nhau. Hiện nay, cả phụ nữ và nam giới hoàn tiòan có thể lạ chọn các trang phục phù hợp với thẩm mỹ, lứa tuổi, ý thích của chính bản thân mình mà vẫn hợp thời trang. Xu hướng thời trang hiện đại tính tới giá trị sử dụng thực tế tức là sự thích ứng của các kiểu trang phục với ý nghĩa sử dụng của chúng. Thời trang hiện đại cũng cùng lúc thoả mãn 2 chức năng: dễ gia công, thoả mãn thị hiếu của đại chúng. - Phổ cập rộng rãi. Ngày nay, sản xuất công nghiệp phát triển, trình độ văn hoá xã hội cao, ranh giới giữa các tầng lớp nhân dân trong xã hội không còn nữa, vì vậy có thể nói rằng một thời trang không chỉ của một vài người mà trở thành thị hiếu chung của nhiều người. Chính vì lý do đó, tính đồng loạt của thời trang phải chú trọng đến khía cạnh giáo dục thẩm mỹ cho mọi người. Sự phát triển của thời trang đã góp phần làm thế giới quan của con người trở nên phong phú và tiến bộ hơn. Trong bối cảnh lịch sử nước ta hiện nay, với sự ổn định về kinh tế, chính trị, an toàn xã hội là những nhân tố quan trọng htúc đẩy nền công nghiệp thời trang trong nước phát triển. Với mục đích đáp ứng nhu cầu ngày một mạnh mẽ của quần chúng nhu cầu mặc đẹp và góp phần thể hiện sự lớn mạnh của thời trang, trên thực tế ngang công nghiệp thời trang Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Thời trang Việt Nam xét trên 2 lĩnh vực ứng dụng và biểu diến đều có những thành quả nhất định. Trước hết là thời trang biểu hiện, từ năm 97 tới nay một số các cuộc thi của khu vực và quốc tế thì Việt Nam đều có mặt và bước đầu thu được các giải thưởng lớn. Sự thành công này một phần cũng nhờ sự kết hợp các cơ quan báo chí, Fadin, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Khoa tạo dáng Viện Đại học Mở... Sự phát triển của thời trang nghệ thuật cũng làm biến đổi về kiểu dáng của thời trang ứng dụng. Trước kia, người Việt Nam thường bắt trước kiểu dáng thời trang của người nước ngoài. Hiện nay người Việt Nam ưa thích sử dụng các trang phục gọn gẽ, màu sắc không quá rực rỡ. Chất liệu vải thô đũi, tơ tằm, vải dệt kim... được ưa chuộng vào mùa hè kiểu dáng nhẹ nhàng đơn giản. các chất liệu vải tổng hợp, vải pha, vải len mỏng với độ bền cao dữ được form dáng giá thành hợp lý, được sử dụng phổ biến cho trang phục mua đông, công sở. Tóm lại xu hướng hiện đại trên thế giới cũng như ở Việt nam tuy có khác nhau về thời điểm bứt đầu và kết thúc những vẫn mang một đặc điểm chung là đa dạng về ý tưởng và phương pháp sáng tạo. Trang phục được thể hiện tuy có khác nhau về kiểu dáng kích cỡ nhưng tựu chung vẫn là những trang phục phong cách giản dị trang nhã và hấp dẫn. Đây chính là ưu điểm của thời trang hiện đại và cũng là tiêu chí chung của xu hướng thời trang hiện nay. 2.6 giới thiệu đôi nét về sơn mài Việt Nam. Khi nói đến nghệ thuật Việt Nam thì một trong những nét đặc thù tiêu biểu đậm nét văn hoá nhất được thế giới quan tâm đến chinh là sơn mài. Nghề sơn vốn đã có từ nghìn năm trước, và hàng hoá mỹ nghệ, tranh tượng sơn ta cũng đã có từ lâu trong lịch sử, nhưng cuộc cải tiến sơn ta trở thành sơn mài thì mới sap xỉ 70 năm, với sự góp mặt của các hoạ sĩ trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Sơn mài là loại chất liệu độc đáo trước đây thường gọi là sơn ta hay nhựa sơn, dùng để sơn phủ và thếp vàng bạc lên đồ thờ, đồ mỹ nghệ và một số công trình kiến trúc với vẻ đẹp lộng lẫy cho hình, khối và không gian thẩm mỹ qua mấy màu cơ bản: Đen (là màu củ sơn then), đỏ (là màu được chế ra từ thần sa, chu sa, vàng bạc (là kim loại quỳ dát mỏng thếp lên đồ vật ) và màu lóng lánh của sa cừ. Từ đầu nhữn năm 30, qua các giai đoạn lịch sử, tiếp thụ nghề sơn từ những người thợ thủ công, một số hoạ sĩ Việt Nam đã dày công nghiên cứu khám phá, không những đã sáng tạo kỹ thuật mài sơn bằng cách pha nhựa thông vào sơn then và sơn cánh gián đẻ tạo lên vẻ đẹp đặc thù của chất liệu vẽ tranh: phẳng lỳ, trong trẻo, bóng bảy và có độ sâu thẳm, mà còn làm phong phú thêm bảng màu cổ truyền và những kỹ thuật thể hiện mới: màu trắng của vỏ trai, vỏ trứng. Các màu xanh từ khoáng chất và phẩm. Cách rắc vàng, bạc để chuyển độ đậm nhạt. Nghệ thuật sơn mài kể cả sơn mài đắp nổi, sơn mài khắc., đã có bước tiến về chất, đủ khả năng biểu đạt đường nét, và hình khối, và không gian xa gần của mọi hình tượng nghệ thuật trong tranh một cách đặc sắc và độ đáo. Do những đặc điểm ưu thế của chất liệu và kỹ thuật thể hiện, hoạ sĩ vẽ tranh sơn mài không sao chép tự nhiên mà giải quyết các mối tương quan bằng màu sắc hoặc đối lập, hoặc là đồng điệu như trời đỏ, nước đen, hay trời nước cùng đỏ với những sắc độ khác nhau mà vẫn thấm đậm tinh thần hiện thực. Trải qua 7 thập kỷ các hoạ sĩ Việt Nam đã có nhưng tác phẩm tuỵệt tác đóng góp phong phú cho nền nghệ thuâtj nước nhà, đây là những dẫn chứng đầy sức thuyết phục cho kết quả hội hoạ sơn mài Việt Nam. 2.7 Sắc màu chất liệu và những sáng tạo trong nghệ thuật sơn mài. Hoạ sĩ Việt Nam đã kế thừa một nghề cũ của ông cha tạo ra chất liệu sơn mài độc đáo: chất sơn mài với màu đen sâu thẳm ,màu son chói lọi, màu vàng màu bạc lộng lẫy. Tạo lên màug sắc kỳ ảo giúp ngôn ngữ nghệ thuật thêm khả năng diễn tả. Ngôn ngữ nghệ thuật thì khong thể sao chép tự nhiên khồng thể tự nhiên chủ nghĩa. Trong cảnh tự màu xanh mây trắng đã đành. Nhưngtrong tranh sơn mài có khi trời đỏ nước đen mà vẫn rất gợi cảm. có hoạ sĩ đã nói “ trong thực tế thì không có con ngựa nào màu xanh nhưng khi vẽ ngựa có lục phải vẽ ngựa màu xanh mới nói được cảm hứng “. Thể chất sơn mài cánh gián, sơn then ,vàng, bạc ở sơn mài linh biến linh động, không còn là thể chất không hồn nữa. Màu của sơn mài đằm thắm sắc nhị âm vang sâu đậm, rung tận đáy lòng người xem. Không một màu đỏ sôn dầu nào đứng cạnh màu son sơn mài mà không bị tái nhợt. Chưa thấy màu đen của sơn dầu nào đặt cạnh màu đen của sơn mài mà không bị bọt chơ... Trải qua một chặng đường dài các hoạ sĩ đã dần bổ sung cải tiến nâng cao chất lượng sơn mài, từ việc phát hiện chất liệu mới để tăng thêm bảng màu ,cách pha chế màu. Từ các quy trình thực hiện sản phẩ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4.doc
Tài liệu liên quan