MicroStation cho phép giao diện với người dùng thông qua cửa sổ
Command window, các cửa sổ quan sát, các menu, các hộp thoại và các bảng
công cụ cửa sổ lênh Command window hiển thị cho ta tên file đang mở và có
6 trường hợp với nội dung sau:
+ Status: Hiển thị thông báo về các yếu tố được chọn.
+ Message: Hiển thị các thuộc tính hiện thời của các yếu tố.
+ Command: Hiển thị tên của lệnh đang được thực hiện.
+ Frompt: Hiển thị thao tác tiếp theo cần được thực hiện.
+ Input: Dùng để gõ lệnh hoặc tham số cho lệnh từ bàn phím.
+ Error: Hiển thị các thông báo lỗi.
Mỗi một công cụ nào đó trong MicroStation thường có thể thực hiện
bằng nhiều phương pháp từ biểu tượng của thanh công cụ menu, từ của
lệnh.Tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của người sử dụng. Nhưng dù sử dụng thông
tin nào thì thông tin về lệnh cũng được thể hiện trên cửa sổ lệnh Command
window.
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12502 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thành lập bản đồ địa chính và các loại hồ sơ thửa đất bằng phần mềm MicroStation và Famis, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động cao.
1.2.2. Tổ chức dữ liệu trong MicroStation.
Các bản vẽ trong MicroStation được ghi nhận dưới dạng file *.dgn. Mỗi file
bản vẽ đều được định vị trong một hệ toạ độ nhất định với các tham số về lưới
toạ độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc.
Nếu như không gian làm việc là hai chiều thì có file 2D, nếu không gian
làm việc là ba chiều thì có file 3D. Các tham số này thường được xác định sẵn
trong một file chuẩn và khi tạo file mới người sử dụng chỉ việc chọn file seed
phù hợp để sao chép các tham số này từ file seed sang file bản vẽ cần tạo.
Trong mỗi file dữ liệu được phân biệt theo các thuộc tính.
+ Tọa độ: x,y với file 2D.
+ Tọa độ: x,y,z với file 3D.
+ Tên lớp ( level ) trong MicroStation có tất cả 63 lớp được đánh số từ 1 đến 63.
+ Màu sắc ( color ) trong MicroStation. Trong bảng có 256 màu và đánh
số từ 0 đến 255.
+ Kiểu nét ( linestyne ): Có 8 loại nét cơ bản, đánh số từ o đến 7.
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học mỏ - địa chất
Nguyễn Thành Quân Trắc địa B_K47- 34 -
+ Lực nét ( weight ): Có 16 loại lực nét cơ bản, được đánh số từ 0 đến 15.
III.1.3.Một số thanh công cụ trong MicroStation.
MicroStation cho phép giao diện với người dùng thông qua cửa sổ
Command window, các cửa sổ quan sát, các menu, các hộp thoại và các bảng
công cụ cửa sổ lênh Command window hiển thị cho ta tên file đang mở và có
6 trường hợp với nội dung sau:
+ Status: Hiển thị thông báo về các yếu tố được chọn.
+ Message: Hiển thị các thuộc tính hiện thời của các yếu tố.
+ Command: Hiển thị tên của lệnh đang được thực hiện.
+ Frompt: Hiển thị thao tác tiếp theo cần được thực hiện.
+ Input: Dùng để gõ lệnh hoặc tham số cho lệnh từ bàn phím.
+ Error: Hiển thị các thông báo lỗi.
Mỗi một công cụ nào đó trong MicroStation thường có thể thực hiện
bằng nhiều phương pháp từ biểu tượng của thanh công cụ menu, từ của
lệnh...Tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của người sử dụng. Nhưng dù sử dụng thông
tin nào thì thông tin về lệnh cũng được thể hiện trên cửa sổ lệnh Command
window.
Bảng công cụ là tập hợp các chức năng ta thường sử dụng trong quá
trình thành lập bản đồ, bản vẽ. Bảng công cụ chính thường được mở ra khi ta
khởi động MicroStation. Các công cụ chính trong MicroStation.
+ Main\Linear Element: Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng
đường tuyến.
+ Main\Points: Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng điểm.
+ Main\Polygons: Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng vùng
+ Main\Ellipses:Thanh công cụ vẽ đường tròn, ellipses.
+ Main\Arc: Thanh công cụ vẽ các đối tượng dạng cung.
+ Main\Cells: Thanh công cụ vẽ các ký hiệu dạng cell.
+ Main\Patterns: Thanh công cụ trải kí hiệu cho các đối
tượng dạngVùng.
+ Main\Mainpulate: Thanh công cụ dùng để copy, dịch chuyển,
tăng tỷ lệ hoặc quay đối tượng.
+ Main\Modify: Thanh công cụ sửa chữa đối tượng.
+ Main\Change Attribute: Thanh công cụ dùng để thay đổi thuộc
tính của đối tượng
+ Main\Dimension: Thanh công cụ dùng để đo ghi kích thước của
đối tượng.
+ .Main\Groups: Thanh công cụ dùng để liên kết các đối tượng riêng
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học mỏ - địa chất
Nguyễn Thành Quân Trắc địa B_K47- 35 -
lẻ thành một đối tượng hoặc phá bỏ liên kết đó.
+ Main\Measure: Thanh công cụ tính toán các giá trị về khoảng
cách hoặc độ lớn của đối tượng.
+ Main\Element Selection: Thanh công cụ chọn đối tượng.
+ Main\Delect Element: Công cụ xoá đối tượng.
+ Main\Fence: Thanh công cụ sử dụng để đặt, sửa chữa, chuyển đổi
và xoá đối tượng trong Fence.
+ Main \Tags: thanh công cụ sử dụng để gán, soạn thảo, thay đổi, hoặc
xem lại những đối tượng tags.
Thanh công cụ chính: là tập hợp các chức năng ta thường sử dụng trong
quá trình thành lập bản đồ, bản vẽ. Bảng công cụ chính thường được mở ra khi
ta khởi động MicroStation. Trong trường hợp bảng công cụ chính không xuất
hiện trên màn hình thì ta có thể mở lại nó theo thao tác sau:
Từ màn hình chính chọn Tools Main Main để thuận tiện trong
thao tác MicroStation cung cấp nhiều các công cụ tương đương như lệnh. Các
thanh công cụ này thể hiện trên màn hình dưới dạng các biểu tượng vẽ và được
nhóm theo các chức năng có liên quan thành những công cụ (Tool box ).
Các thanh công cụ thường dùng nhiều nhất trong MicroStation được đặt
trong thanh công cụ chính ( Main Toolbox ). Muốn sử dụng thanh công cụ
này ta bấm phím trái ( data ) của chuột vào biểu tượng tương ứng đồng thời
kéo các thanh công cụ con đó ra thành một Tool box hoàn chỉnh, hoặc dùng
từng lệnh trong thanh công cụ con trong Tool box để thao tác.
Khi sử dụng công cụ nào đó thì Tool box sử dụng sẽ là hiện thời.
Với nội dung của đề tài tốt nghiệp. Em chỉ giới thiệu sơ lược các lệnh
trong phần mềm MicroStation trợ giúp cho phần mềm Famis trong công tác
thành lập bản đồ địa chính.
1.3.1. Đơn vị đo
Trong MicroStation kích thước của đối tượng được xác định thông qua
hệ thống toạ độ và file đang sử dụng. Đơn vị dùng để đo khoảng cách trong hệ
thống toạ độ gọi là Working Units.
Để đặt dơn vị cho file bản vẽ từ menu chính ta chọn Settings Design
file, sau đó chọn Working Units. Ta vào tên cho đơn vị chính Master Units.
1.3.2. Các thuộc tính của đối tượng
- Level: Lớp.
Mỗi đối tượng được gắn vào một lớp, MicroStation có tất cả 63 level,
được đánh số từ 1 - 63, tại mỗi thời điểm chỉ có một lớp hoạt động.
- Color: Màu sắc.
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học mỏ - địa chất
Nguyễn Thành Quân Trắc địa B_K47- 36 -
Mỗi đối tượng được thể hiện với một màu sắc xác định. Bảng màu gồm co
256 màu, được đánh số từ 0 - 255, tại mỗi một lớp chỉ có một màu hoạt động.
- Line styne: Kiểu đường.
MicroStation chỉ có tất cả 8 kiểu đường cơ bản được đánh số từ 0 - 7.
Mỗi đối tượng được gắn với một kiểu đường, tại mỗi thời điểm chỉ có một
kiểu đường hoạt động.
- Line weight: Lực nét.
MicroStation chỉ có 16 lực nét cơ bản, được đánh số từ 0 - 15, mỗi một
đối tượng được gắn với một lực nét, tại mỗi thời điểm chỉ có một lực nét làm
lực nét hoạt động.
1.3.3. Thay đổi các thuộc tính của các đối tượng (Main\Change
Attribute ).
Từ thanh công cụ chính main kéo ra bảng công cụ Main\Change
Attribute
Chage Element Attributes- Cho phép thay đổi Level, Color, Line,
Style, Weight của các yếu tố.
Chage Element to Active Fill Type- Cho phép thay đổi kiểu fill
màu của các yếu tố khép kín theo kiểu fill đang chọn.
Match Element Attributes- Cho phép lấy các thuộc tính của yếu tố được
chọn làm các yếu tố khép kín theo kiểu fill đang chọn.
1.3.4. Làm việc với một hoặc một nhóm đối tượng (Main\Fence ).
Để sử dụng fence từ thanh công cụ main ta kéo bảng fence. Fence là
một chức năng rất mạnh của MicroStation dùng để tạo một nhóm các đối
tượng tạm thời để thao tác các chế độ làm việc của Fence bao gồm.
Place Fence Block- Dùng để xác định vùng bao Fence.
Modify Fence Verter- Dùng để thay đổi vị trí đỉnh của Fence
đang hiển thị.
Manipulate Fence Contents - Dùng để điều khiển các chế độ (di
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học mỏ - địa chất
Nguyễn Thành Quân Trắc địa B_K47- 37 -
chuyển, copy, quay,...)
Delete Fence Contents - Dùng để xoá các yếu tố được xác định
theo Fence và chế độ làm việc của Fence đang làm hiển thị.
1.3.5. Thanh công cụ vẽ đường tròn, ellipses (Main\Ellipses ).
1.3.6. Thay đổi các yếu tố của đối tượng (Main\Modify )
Modify Element- Cho phép thay đổi hình dạng hay kích thước
của mỗi yếu tố bằng cách thay đổi vị trí của các đỉnh.
Partial Delete- Cho phép cắt bỏ một phần của đường.
Extend Element- Cho phép kéo dài hay thu ngắn một đoạn thẳng.
Extend Two Element to Inersection- Cho phép kéo dài hay thu
ngắn 2 yếu tố đến điểm giao của chúng.
Extend Element to Inersection- Cho phép kéo dài hay thu ngắn 1
yếu tố đến chỗ giao nhau của một yếu tố khác.
Trim Element- Cho phép cắt hàng loạt yếu tố giao nhau bởi một
yếu tố khác.
Insert Verter- Cho phép chèn thêm đỉnh vào đoạn thẳng, đường
thẳng, Shape...
Delete Verter- Xoá đỉnh trên đường thẳng, đoạnh thẳng, shape...
1.3.7. Vẽ các đối tượng dạng chữ (Main\Text ).
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học mỏ - địa chất
Nguyễn Thành Quân Trắc địa B_K47- 38 -
Place Text- Dùng để đặt text lên bản vẽ
Place Note- Đặt các chữ hay kích thước ghi chú.
Copy/ Increment Text- Cho phép copy đồng thời tăng giá trị của
một số lượng bằng giá xác định trong Tag Icrement.
Match Text attribute- Đặt các thuộc tính hiện thời của chữ giống
thuộc tính của chữ đã được chọn.
Chage Text to Active Attributes- Thay đổi các thuộc tính của chữ.
Display Text Attributes- Hiển thị thuộc tính của chữ được chọn
trên cửa sổ lệnh Command Window.
1.3.8. Vẽ các đối tượng dạng đường(Main\Linear Element ).
Place Smart Line - Dùng để vẽ đường gồm nhiều đoạn liên tiếp.
Place Line - Dùng để vẽ các đoạn thẳng bằng cách xác định điểm
đầu và điểm cuối.
Place Muti-Line - Dùng để vẽ đường đôi.
Place Stream Line String- Dùng để vẽ một đường dạng chuỗi.
Place Point or Stream Curve - Xây dựng dạng đường cong
(Curve).
Construct Angle Bisector - Xây dựng đường phân đôi (đường
phân giác) góc.
1.3.9. Vẽ đối tượng dạng điểm.( Main\Points ).
Place Active Point - Dùng để xây dựng một điểm.
Construct Points Between Data Points- Xây dựng những điểm
giữa những điểm dữ liệu.
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học mỏ - địa chất
Nguyễn Thành Quân Trắc địa B_K47- 39 -
Construct Points Along Element- Xây dựng những điểm dọc theo
một đối tượng nào đó.
1.3.10. Vẽ các đối tượng dạng vùng (Main\Polygons ).
Place Block - Dùng để vẽ các hình chữ nhật.
Place Shape - Dùng để vẽ một hình kín có dạng bất kỳ.
Place orthogonal Shape - Dùng để vẽ đường khép kín mà có hai
cạnh kề vuông góc với nhau.
Cireles and Elipes- vẽ hình tròn và hình elip.
1.3.11. Vẽ các đối tượng dạng cung (.Main\Arc ).
1.3.12. Vẽ các đối tượng dạng Cell (Main\Cells ).
Place Active Cell- Cho phép đặt cell ở vị trí mong muốn.
Place Active Cell Matrix- Cho phép đặt Cell theo hàng và cột.
Select and Place Cell- Cho phép xác định một Cell đã có trên file
và biến nó thành Active Cell.
Define Cell Original- Dùng để xác định thêm gốc của Cell. Điểm
gốc đặt là điểm mốc đặt Cell.
Identify Cell- Cho phép thay thế một Cell đã có trên file bằng
một Cell khác cùng tên trong thư viện Cell và file đã sử dụng.
Place Active Line Terminator- Cho phép đặt Cell theo một đoạn
thẳng, đường thẳng... cho trước.
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học mỏ - địa chất
Nguyễn Thành Quân Trắc địa B_K47- 40 -
1.3.13. Thanh công cụ trái kí hiệu cho các đối tượng dạng vùng
(Main\Patterns ).
Hatch Area- Dùng để trải ký hiệu dưới dạng các nét gạch.
Crosshatch Area- Dùng để trải ký hiệu dưới dạng các nét gạch
chéo nhau).
Pattern Area- Cho phép trải ký hiệu dưới dạng các ký hiệu nhỏ.
Linear Pattern- Cho phép đặt Pattern Cell dọc theo một đường.
Show Pattern Attributes- Xem thuộc tính của Pattern.
Match Pattern Attributes- Dùng để gán thuộc tính Pattern của yếu
tố được chọn thành thuộc tính hiện thời.
1.3.14. Thanh công cụ dùng để copy, dịch chuyển, tăng tỷ lệ hoặc quay đối
tượng (Main\Mainpulate ).
Copy Element- Cho phép copy các yếu tố trên bản vẽ
Move Element- Cho phép dịch chuyển các yếu tố trên bản vẽ
Move Parallel- Cho phép dịch chuyển hay copy song song một
yếu tố.
Scale Element- Cho phép thay đổi kích cỡ hoặc tạo bản copy của
yếu tố ở kích cỡ khác.
Rotate Element- Cho phép quay yếu tố theo một góc.
Mirror Element- Cho phép lấy đối xứng một yếu tố qua một
đường, theo phương pháp nằm ngang (Horiroltal), thẳng đứng (Vertical). Theo
một đường bất kỳ (Line).
Construct aray- Cho phép tạo đồng thời nhiều bản sao của yếu tố
theo một bảng hình chữ nhật hay hình tròn.
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học mỏ - địa chất
Nguyễn Thành Quân Trắc địa B_K47- 41 -
1.3.15. Thanh công cụ dùng để copy, dịch chuyển, tăng tỷ lệ hoặc quay đối
tượng (Main\Mainpulate ).
Copy Element- Cho phép copy các yếu tố trên bản vẽ
Move Element- Cho phép dịch chuyển các yếu tố trên bản vẽ
Move Parallel- Cho phép dịch chuyển hay copy song song một
yếu tố.
Scale Element- Cho phép thay đổi kích cỡ hoặc tạo bản copy của
yếu tố ở kích cỡ khác.
Rotate Element- Cho phép quay yếu tố theo một góc.
Mirror Element- Cho phép lấy đối xứng một yếu tố qua một
đường, theo phương pháp nằm ngang (Horiroltal), thẳng đứng (Vertical). Theo
một đường bất kỳ (Line).
Construct aray- Cho phép tạo đồng thời nhiều bản sao của yếu tố
theo một bảng hình chữ nhật hay hình tròn.
1.3.16. Thanh công cụ dùng để liên kết các đối tượng riêng lẻ thành một đối
tượng hoặc phá bỏ liên kết đó (Main\Groups ).
Drop Element- Dùng để tách các yếu tố ở dạng Complex.
Creat Complex Chain- Cho phép tạo một yếu tố kết nối (Chain) từ
nhiều yếu tố khác như đoạn thẳng, đường thẳng, ....
Creat Complex Shape- Cho phép tạo vùng khép kín từ nhiều yếu
tố đơn lẻ. Sau khi tao shape, các yếu tố cũ sẽ mất đi. Shape được tạo nhận
thuộc tính hoạt động là thuộc tính hiện thời.
Creat Region- Cho phép tạo vùng mới từ các vùng cho trước.
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học mỏ - địa chất
Nguyễn Thành Quân Trắc địa B_K47- 42 -
Add to Graphic Group- Cho phép tạo một nhóm yếu tố đồ họa,
thêm một yếu tố vào một nhóm hay kết nối hai nhóm thành một.
Drop From Graphic Group- Drop nhóm yếu tố đồ họa
Group Holes- Dùng để đặt một Hole trong một hình Solid.
1.3.17. Thanh công cụ tính toán các giá trị về khoảng cách hoặc độ lớn của
đối tượng (Main\Measure ).
Measure Distance- Dùng để đo khoảng cách.
Measure Radius- Cho phép đo bán kính của hình tròn, các bán
trục của hình Elip
Measure Angle Between Line- Cho phép đo góc giữa hai đoạn thẳng.
Measure Length- Đo chiều dài một yếu tố.
Measure area- Cho phép đo diện tích và chu vi của một hình khép kín.
1.3.18. Thanh công cụ chọn đối tượng (Main\Element Selection ).
1.3.19. Công cụ xoá đối tượng (Main\Delect Element ).
1.3.20. Thanh công cụ sử dụng để gán, soạn thảo, thay đổi, hoặc xem lại
những đối tượng tags (Main\Tags ).
1.3.21.Thanh công cụ dùng để tính toán kích thước của đối
tượng(Main\Dimension)
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học mỏ - địa chất
Nguyễn Thành Quân Trắc địa B_K47- 43 -
III.1.4. Các chức năng chính của phần mềm MicroStation trong công tác
biên tập bản đồ Địa chính.
Khả năng ứng dụng của MicroStation rất mạnh và rộng rãi trên nhiều
lĩnh vực. Trong khuôn khổ của đề tài, em chỉ trình bày ứng dụng MicroStation
trong công tác biên tập bản đồ.
Minh hoạ cho ứng dụng trên là thực nghiệm biên tập mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1: 1000 khu vực thôn Nậm Rạt Xã Tân Đoàn Huyện Văn quan
Tỉnh Lạng Sơn có danh pháp: Tờ bản đồ số 14 ( 415432 - 1- d )
Sơ đồ:
Lưu các file bản
đồ số
Thể hiện bản đồ
số
Biên tập ký hiệu
dạng đường
Biên tập ký hiệu
dạng điểm
Biên tập chữ chú
thích
BT đối tượng
vùng
Trình bày
khung bản đồTrình bàykhungbản đồ
Các công cụ để
biên tập bản đồ
Làm nền cho các
phần mềm tích
hợp
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học mỏ - địa chất
Nguyễn Thành Quân Trắc địa B_K47- 44 -
Các bước trên đều sử dụng các thanh công cụ trên MicroStation để thực
hiện. Cụ thể sẽ được trình bày ở chương sau.
III.2. ứng dụng phần mềm Famis thành lập bản đồ địa chính.
III.2.1 Giới thiệu chung về phần mềm famis
Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính (Filed and
Cadastral Mapping Intergrated Software - Famis) ” là một phần mềm nằm
trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập
bản đồ và hồ sơ địa chính. Famis có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp
xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính dạng số. Phần mềm này đảm
nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ
thống bản đồ địa chính số. Famis có khả năng liên kết với CADDB là phần
mềm về thành lập và quản lý Hồ sơ địa chính
Chức năng làm việc với CSDL trị đo gồm:
- Quản lý khu đo
- Giao diện hiển thị qua màn hình
- Thu nhận số liệu trị đo từ sổ điện tử hoặc từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến
SDR.
- Xử lý trị đo
Chức năng làm việc với CSDL bản đồ:
- Quản lý bản đồ
- Nhập và xử lý số liệu đo ngoại nghiệp
- Tạo topology để tạo vùng cho thửa đất và các yếu tố khác
- Đăng kí sơ bộ, quy chủ từ nhãn
- Tạo bản đồ địa chính
- Xử lý bản đồ địa chính
- Liên kết Hồ sơ địa chính (CADDB)
III.2.2. Mục đích và yêu cầu của hệ thống phần mềm Famis.
2.2.1. Mục đích
Trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều phần mềm vẽ bản đồ ra đời mà
chưa có sự chuẩn hoá thống nhất chung vì vậy phần mềm famis ra đời nhằm
thực hiện các nhiệm vụ:
+ Phải thống nhất các phần mềm sử dụng chung toàn ngành về một số
chuẩn tin học cũng như chuẩn bản đồ cụ thể là.
- Cùng một loại môi trường đồ hoạ.
- Cùng một loại môi trường hệ thống.
- Cùng khuôn mẫu font tiếng việt.
- Cùng hệ thống ký hiệu bản đô.
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học mỏ - địa chất
Nguyễn Thành Quân Trắc địa B_K47- 45 -
2.2.2. Yêu cầu đối với hệ thống phần mềm famis
Để hoàn thành các nhiệm vụ trên, các yêu cầu đối với phần mềm là.
+Các bản dữ liệu trong cơ sở dữ liệu được thiết kế và chuẩn hoá theo
các nguyên tắc của cơ sở dữ liệu quan hệ.
+Sử dụng được trong nhiều điều kiện khác nhau phù hợp với tình hình
hiện nay.
+Chương trình sử dụng thuận tiện, tra cứu nhanh chóng.
+Chương trình có giao diện đẹp, bằng tiếng việt thuận tiện với người sử
dụng. Hệ thống các tài liệu hồ sơ địa chính thiết lập theo đúng quy định.
+Xây dựng phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ
thành lập, quản lý bản đồ và hồ sơ địa chính.
II.2.3. Các chức năng của phần mềm famis
Các chức năng của phần mềm famis được chia làm hai nhóm lớn.
- Các chức ăng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo.
- Các chức ăng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ.
2.3.1. Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo.
1. Quản lý khu đo
FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn vị hành chính có
thể được chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong 1 khu có thể lưu trong 1
hoặc nhiều file dữ liệu. Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu
của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn.
2. Thu nhận số liệu
Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ biến nhất ở Việt
nam hiện nay :
- Từ các sổ đo điện tử ( Electronic Field Book ) của SOKKIA, OPCON.
- Từ Card nhớ
- Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo.
- Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM.
3. Xử lý đối tượng
Phần mềm cho phép người dùng bật / tắt hiển thị các thông tin cần thiết
của trị đo lên màn hình. Xây dựng bộ mã chuẩn. Bộ mã chuẩn bao gồm hai
loại mã : Mã định nghĩa đối tượng và mã điều khiển. Phần mềm có khả năng
tự động tạo bản đồ từ trị đo qua quá trình xử lý mã.
4. Giao diện hiển thị, sửa chữa rất thuận tiện, mềm dẻo.
FAMIS cung cấp hai phương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo.
- Phương pháp 1: qua giao diện tương tác đồ họa màn hình. Người dùng
chọn trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình.
- Phương pháp 2 : qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi một trị đo tương
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học mỏ - địa chất
Nguyễn Thành Quân Trắc địa B_K47- 46 -
ứng với một bản ghi trong bảng này.
5. Công cụ tính toán
FAMIS cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ tính toán : giao hội
(thuận nghịch), vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, dóng hướng, cắt cạnh
thửa .v.v. Các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác. Các công cụ tính
toán rất phù hợp với các thao tác đo vẽ mang đặc thù ở Việt nam.
6. Xuất số liệu
Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau : máy in, máy
vẽ. Các số liệu này cũng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu khác nhau để
có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR.
7. Quản lý và sử lý các đối tượng bản đồ
Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua : tự động xử lý mã hoặc do
người sử dụng vẽ vào qua vị trí các điểm đo. FAMIS cung cấp công cụ để
người dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cần sửa chữa và các thao tác
chỉnh sửa trên các lớp thông tin này.
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học mỏ - địa chất
Nguyễn Thành Quân Trắc địa B_K47- 47 -
sơ đồ qui trình công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu trị đo
Sửa chữa trị đo
Phần mềm SDR
(DATACOM)
Máy tòan đạc
điện tửTotal
Station
Đo thủ công
Bắt
đầu
Tạo file trị đo mới
Tạo file DGN mới
Tạo file dữ liệu
mới
Nạp file tri đo
đã có vào
Tạo file tri đo
mới
Xử lý các đối tượng bản đồ
Chọn lớp thông tin bản đồ
Sửa chữa các đối tượng bản đồ
Đóng file
Kết thúc
Tạo bản đồ tự động
Xử lý mã trị đo
Tính toán trị đo
Giao hội (thuận nghịch)
Dóng hướng ( vuông góc, song song)
Giao điểm ( vuông góc, kéo dài )
.....
Sửa qua giao diện
bảng
(Browse Table)
Thêm
Sửa
Xóa
Sửa qua giao diện đồ họa
(Graphic Interactive)
Thêm
Sửa
Xóa
Xuất dữ liệu
Ra dạng số
File Trị đo
ASC
File SDR TXT
Ra các thiết bị ra
Máy in
Máy vẽ
Hiển thị trị đo
( Số hiệu, mã ....)
Chọn lớp thông tin hiển thị
( Trạm, điểm đo chi tiết ...)
(
Nhận dữ liệu từ
ngoài vào
nhập số liệu
File ASC
( Sổ đo chi tiết)
File TXT
( Phần mềm SDR )
File SDR
( SOKKIA)
File FC4
( TOPCON)
Xuất dữ liệu từ
ngoài vào
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học mỏ - địa chất
Nguyễn Thành Quân Trắc địa B_K47- 48 -
2.3.2. Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính.
1. Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau.
- Từ cơ sở dữ liệu trị đo. Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa
thẳng vào bản đồ địa chính.
- Từ các hệ thống GIS khác. FAMIS giao tiếp với các hệ thống GIS khác
qua các file dữ liệu. FAMIS nhập những file sau : ARC của phần mềm
ARC/INFO ( ESRI - USA) , MIF của phần mềm MAPINFO ( MAPINFO -
USA). DXF ,DWG của phần mềm AutoCAD (AutoDesk - USA), DGN của
phần mềm GIS OFFICE ( INTERGRAPH - USA )
- Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số : FAMIS giao tiếp trực tiếp với
một số công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ở Tổng cục Địa
chính như : ảnh số ( IMAGE STATION), ảnh đơn ( IRASC , MGE-PC), vector
hóa bản đồ ( GEOVEC MGE-PC)
2. Quản lý các đối tượng bản đồ theo lớp chuẩn
FAMIS cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính.
Việc phân lớp và cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo qui phạm của
Tổng cục Địa chính.
3. Tạo vùng, tự động tính diện tích.
Tự động sửa lỗi. Tự động phát hiện các lỗi còn lại và cho phép người
dùng tự sửa. Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép người dùng tạo
vùng trên một phạm vi bất kỳ. Cấu trúc file dữ liệu tuân theo theo đúng mô
hình topology cho bản đồ số vector.
4. Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ.
Các chức năng này thực hiện dựa trên thế mạnh về đồ họa sẵn có của
MicroStation nên rất dễ dùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả.
5. Đăng ký sơ bộ
Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác qui chủ tạm thời. Gán, hiển
thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được gắn với thửa.
6. Thao tác trên bản đồ địa chính
Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ bản đồ gốc. Tự động vẽ
khung bản đồ địa chính. Đánh số thửa tự động.
7. Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất
FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất bao gồm :
Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, Trích lục, Giấy chứng nhận. Dữ liệu thuộc tính của
thửa có thể lấy trực tiếp qua quá trình qui chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy
trong cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính
8. Xử lý bản đồ
FAMIS cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông dụng nhất trên bản đồ.
- Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống toạ độ này sang hệ thống tọa độ khác
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học mỏ - địa chất
Nguyễn Thành Quân Trắc địa B_K47- 49 -
theo các phương pháp nắn affine, porjective.
- Tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu. Xây dựng các bản đồ theo phân
bậc số liệu. Kết hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả năng
biểu diễn ( tô màu) của MicroStation, chức năng này cung cấp cho người dùng
một công cụ rất hiệu quả làm việc với các loại bản đồ chuyên đề khác nhau.
- Vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu. Các số liệu thuộc tính gán với các
đối tượng bản đồ có thể hiển thị thành các đối tượng đồ họa. Đây là một chức
năng thuận tiện cho trình bày và phân tích bản đồ.
9. Liên kết với các cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính.
Nhóm chức năng thực hiện việc giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu và Hệ
quản trị Hồ sơ Địa chính. Các chức năng này đảm bảo cho 2 phần mềm FAMIS và
CADDB tạo thành một hệ thống thống nhất. Chức năng cho phép trao đổi dữ liệu
hai chiều giữa 2 cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu Bản đồ Địa chính và cơ sở dữ liệu Hồ
sơ Địa chính , giữa 2 hệ thống phần mềm FAMIS và CADDB.
III.2.4. Các bước thao tác cơ bản và sử dụng phần mềm famis để thành lập
bản đồ địa chính.
Chạy chương trình Microstation. Từ dòng lệnh Microstation ta đánh
lệnh Mdl Load C:\ Famis\ Famis. Trên màn hình xuất hiện menu chính của
phần mềm famis và bảng hộp thoại.
Chọn đơn vị hành chính
Chức năng :
Vào tên xã, huyện, tỉnh của bản đồ địa chính đang mở.
Kết nối dữ liệu bản đồ với dữ liệu hồ sơ được quản lý bằng phần mềm
CADDB.
Chức năng phục vụ cung cấp các thông tin thuộc tính khi in ra hồ sơ kỹ
thuật, trích lục, GCN .v.v.
- Thực hiện :
Tên xã, huyện, tỉnh của bản đồ địa chính được gõ trực tiếp vào từ bàn phím.
- Kết nối với CADDB :
Gõ vào mã xã ( 7 chữ số). Bảng mã của các xã có thể được in ra bằng
phần mềm CADDB trong chức năng .
Chọn thư mục lưu trữ dữ liệu hồ sơ của C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 13.pdf