Đồ án Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 500 khu vực Xã Bắc Phong - Cao Phong - Tỉnh Hoà Bình

Để phản ánh đặc điểm dân cư trên bản đồ địa hình được rõ ràng yêu cầu

phải nêu bật được 4 đặc trưng quan trọng:

? Phân bố không gian và tổ chức mặt bằng

? Vai trò hành chính của một số điểm dân cư

? Cấp đô thị của một số điểm dân cư

? Số dân

Phân bố không gian và tổ chức mặt bằng của điểm dân cư thể hiện tính

chất của điểm dân cư là thành thị hay nông thôn, với sự sắp xếp hệ thống nhà

cửa, đường sá, các địa vật thuộc các công trình văn hoá, lịch sử ,dân dụng liên

quan chặt chẽ đến điểm dân cư, hệ thống vườn, ao, thực vật.sẽ thể hiện rõ

tính chất của điểm dân cư.

pdf84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9928 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 500 khu vực Xã Bắc Phong - Cao Phong - Tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đo ngắm được thành quả có chất Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4732 lượng cao, giảm được ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến chất lượng đo ngắm. Vị trí thực tế và toạ độ điểm trắc địa được đánh dấu bằng mốc trắc địa. Mốc trắc địa là khối bê tông có kích thước to nhỏ tuỳ thuộc vào cấp hạng, mà phần quan trọng dấu mốc bằng sứ hoặc bằng kim loại có ghi tên điểm, số hiệu điểm, cơ quan quản lý… Tuỳ theo tầm quan trọng, mốc lại có hai tầng, mỗi tầng có một dấu mốc hoặc chỉ một tầng có dấu mốc. Các mốc đếu chôn chìm dưới mặt đất, có nắp bảo vệ và lắp đặt theo quy định quy phạm. Việc chôn mốc tiến hành sau khi chọn điểm và dựng tiêu để điều chỉnh cho tâm mốc, tâm bồ ngắm và tâm bệ máy trùng nhau hoặc lệch nhau nhỏ nhất.  Đo vẽ chi tiết bản đồ Công việc đo vẽ chi tiết được tiến hành sau khi đã bình sai tính toán đồ hình lưới khống chế và mốc khống chế đã có độ ổn định, vững chắc. Dựa vào các điểm khống chế trắc địa tiến hành đo vẽ chi tiết nhằm thu thập dữ liệu của các yếu tố địa hình, địa vật. Đối với khu vực rộng lớn thì chia bản đồ thành nhiều mảnh, các tổ tiến hành đo đồng thời và nhịp nhàng với nhau. - Phương pháp đo: để thành lập bản đồ địa hình tỉ lệ lớn có thể áp dụng nhiều phương pháp đo khác nhau nhưng hiện nay thông dụng nhất vẫn là phương pháp toàn đạc. Đây là phương pháp khá phổ biến được áp dụng để đo vẽ những nơi có diện tích không lớn lắm và để thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. - Máy sử dụng để đo đạc trong phương pháp toàn đạc là máy kinh vĩ thông thường hoặc máy toàn đạc điện tử. Để đảm mật độ điểm đo vẽ ta phải xác định thêm toạ độ và độ cao các điểm trạm đo bằng đường chuyền toàn đạc, bằng giao hội hoặc dẫn điểm. Điểm gốc để phát triển là các điểm có độ chính xác từ lưới khống chế đo vẽ trở lên. Đường chuyền toàn đạc phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật không vượt quá các giá trị nêu ở trong bảng: Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4733 Tỷ lệ đo vẽ Chiều dài đường chuyền Cạnh đường chuyền (m) Số cạnh trong đường chuyền 1:500 1:1.000 1:2.000 1:5.000 200 300 600 1200 100 150 200 300 4 6 8 10 Trong phương pháp toàn đạc để xác định vị trí của các điểm chi tiết ta dùng phương pháp toạ độ cực, mà trục cực được chọn là hướng giữa hai điểm đã biết toạ độ. Giả sử ngoài thực địa đã biết 2 điểm khống chế A và B. Để xác định vị trí điểm chi tiết P, ta đặt máy ở A, chọn trục cực là hướng AB rồi đo góc cực , khoảng cách nghiêng SAP và góc đứng . Dựa vào khoảng cách ngang đã tính và góc bằng , ta có chuyển vị trí điểm chi tiết lên bản vẽ, độ cao được xác định bằng phương pháp đo cao lượng giác Còn nếu sử dụng máy toàn đạc điện tử sẽ nhận được toạ độ không gian 3 chiều X, Y, H của điểm chi tiết Quy định về kiểm tra nghiệm thu đánh giá chất lượng thành quả: - Quy định về quyền hạn, trách nhiệm và hình thức kiểm tra nghiệm thu. - Cơ sở kiểm tra nghiệm thu và đánh giá chất lượng thành quả. Quy định về đóng gói giao nộp thành quả : - Đóng gói tu chỉnh tư liệu, tài liệu . - Quy định về giao nộp tư liệu, tài liệu. - An toàn lao động, kế hoạch thi công và dự toán chi phí .  P B A SAP Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4734 - Những quy định về an toàn lao động trong khi thi công. - Kế hoạch thi công. - Dự toán chi phí . IV. Tài liệu dùng thành lập bản đồ. - Tài liệu về cơ sở khống chế: Các điểm toạ độ, độ cao Nhà nước. - Tài liệu về bản đồ: Thu thập các loại bản đồ chuyên địa hình có tỷ lệ lớn, nhỏ trong và ngoài khu vực lập bản đồ. Các bản đồ chuyên ngành: Lâm nghiệp, giao thông, địa giới hành chính, địa chất, địa mạo du lịch…đã có trong khu vực lập bản đồ. Nguồn tài liệu về bản đồ thường được đánh giá mọi mặt để có thể trở thành tài liệu gốc cho thành lập bản đồ. - Tài liệu viết: Được coi là tài liệu bổ xung hoặc tham khảo bao gồm số liệu thống kê chuyên ngành về giao thông, tài liệu viết về lịch sử văn hoá, xã hội …Sau khi thu thập tài liệu, tiến hành đánh giá chất lượng nguồn tài liệu về các khía cạnh : cơ sở toán học và cơ sở trắc địa, độ chính xác độ tin cậy, tính hiện thời, mức độ chi tiết và độ đầy đủ về nội dung …và hình thành phương án sử dụng tài liệu trên cơ sở đánh giá nguồn tài liệu hiện có. - Tài liệu bản đồ dạng số: Đối với các loại bản đồ địa hình được thành lập bằng công nghệ số, ngoài các bản đồ đã được liệt kê, còn cần phải kể đến các loại bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề ở dạng số có các tỷ lệ phủ trùm khu vực thành lập bản đồ và các vùng lân cận, sau khi kiểm tra trên máy tính cần in ra giấy để đánh giá mức độ đầy đủ, mức độ chính xác cũng như tính hiện thời của bản đồ. V. Các yếu tố nội dung của bản đồ địa hình tỷ lệ lớn và cách biểu thị chúng trên bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. 1. Điểm khống chế trắc địa. Các điểm khống chế trắc địa phải được vẽ chính xác đầy đủ lên bản đồ trong mọi trường hợp. Các địa vật có thể nhường nét hoặc xê dịch để tạo điều kiện biểu thị đầy đủ, chính xác điểm khống chế. Các điểm sau được ưu tiên biểu diễn: Điểm thiên văn là các điểm toạ độ Nhà Nước được đo thiên văn hoặc có xác định toạ độ bằng thiên văn. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4735 Điểm toạ độ Nhà nước là những điểm khống chế trắc địa hạng I, II, III, IV, được đo bằng các phương pháp tam giác, đường chuyền, GPS, và các điểm của các cơ quan khác đã được đánh giá xếp hạng tương ứng với các cấp nêu trên. Độ cao mặt mốc ghi chú chính xác tới cm, độ cao mặt đất ghi chú tới dm. Các điểm toạ độ trên nóc nhà không ghi chú độ cao. Điểm phương vị của điểm độ cao Nhà Nước là các điểm bổ trợ dùng để định hướng cho các toạ độ nhà nước xác định trong quá trình đo đạc. Điểm toạ độ cơ sở là các điểm toạ độ được xây dựng theo nguyên tắc chêm dầy trên cơ sở lưới điểm toạ độ Nhà Nước để phục vụ đo vẽ chi tiết bản đồ . Điểm độ cao Nhà Nước là những điểm gốc độ cao nằm trong mạng lưới độ cao quốc gia xác định bằng phương pháp thuỷ chuẩn hạng I, II, III, IV.Độ cao mặt mốc ghi chú chính xác tới cm, độ cao mặt đất ghi chú tới dm. Điểm độ cao kỹ thuật và điểm trạm đo : Là những điểm sử dụng khi đo vẽ chi tiết, loại điểm này chỉ thể hiện khi có nhu cầu. Mốc địa chính là mốc toạ độ phục vụ mục đích quản lý đất đai, đo vẽ khi có yêu cầu. Giao điểm lưới toạ độ phục vụ cho mục đích đo tính, xác định các điểm trên bản đồ khi sử dụng bản đồ. 2. Thuỷ hệ và các đối tượng liên quan . Các yếu tố thuỷ hệ trên bản đồ địa hình: Biển, hồ, hồ nhân tạo, đầm, ao, sông, suối, rạch, kênh, mương, máng, giếng, mạch nước. Những đối tượng này khác về đặc điểm định vị trên mặt đất, đồng thời cũng khác nhau về nguồn gốc phát sinh. Căn cứ vào đặc điểm nguồn gốc phát sinh, phân bố không gian hình dạng bề ngoài chia thành 5 nhóm:  Biển  Hồ  Sông, rạch, suối Giếng, mạch nước, giếng phun. Đường mép nước không ổn định là đường mép nước tại thời điểm đo vẽ Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4736 nó không trùng với đường bờ. Đường bờ là đường giới hạn của mực nước sông, hồ, biển cao nhất nhiều năm. Đoạn sông, suối khó xác định chính xác thường là đoạn sông, suối chảy qua đầm lầy, ruộng trũng khi đường bờ dòng chảy khó xác định chính xác, có thể căn cứ vào địa hình mà xác định một cách tương đối đường bờ và dòng chảy. Đoạn sông suối mất tích biểu thị đoạn mất tích và đoạn xuất hiện lại của sông, suối ngầm, đoạn ngầm chỉ đo vẽ khi có yêu cầu. Đường mép nước khi có lũ và lúc triều kiệt là ranh giới ngập nước tương đối, thường xuyên trung bình hàng năm vào mùa mưa lũ. Ghi chú đặc điểm sông : Các ghi chú độ rộng, độ sâu , độ cao, mực nước tính bằng mét, thời gian đo tính theo ngày và tháng, tốc độ dòng chảy tính bằng m/s. Độ rộng của sông đo tính theo 2 mép nước độ sâu và chất liệu đáy xác định ở khoảng giữa lòng sông. Tốc độ dòng chảy chỉ biểu thị ở sông, kênh, có giao thông đường thuỷ của tầu thuyền từ 10 tấn trở lên, không xác định tốc độ dòng chảy ở vùng thuỷ hệ có ảnh hưởng của thuỷ triều phải dùng ký hiệu hướng nước chảy và hướng thuỷ triều. Bờ dốc tự nhiên: Là những đoạn bờ biển, sông, hồ, ao, có độ dốc lớn. Ngoài ra còn có bãi bồi, bờ lở, bờ dốc đá, bờ nước lớn dưới chân không có bãi bồi. Giếng : Bao gồm các giếng lớn có bậc lên xuống, giếng nhỏ được xem xét đến tính năng : Đã bỏ, hoặc cạn kiệt, hay vẫn đang sử dụng, thuộc vùng hiếm nước...phải được thể hiện đầy đủ. Máng dẫn nước : Là các máng dẫn nước xây, hoặc đúc, gò bằng các loại vật liệu khác nhau trên trụ cao hoặc trên mặt đất. Bờ kênh mương đắp cao, xẻ sâu, bờ cạp. Cống trên kênh mương, kênh đào, mương. Trạm bơm, đê, đập. Trên bản đồ địa hình thuỷ hệ có yếu tố vào loại quan trọng bậc nhất vì nó có ý nghĩa sử dụng nhiều nhất trong tất cả các nghành kinh tế quốc dân và cho Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4737 rất nhiều mục đích. Như vậy thuỷ hệ phải được mô tả các chi tiết về : Định tính, định lượng, trạng thái, nhờ đó mới khai thác hết yêu cầu sử dụng bản độ địa hình của các ngành. Khi nghiên cứu về tổng quát hoá thuỷ hệ trên bản đồ địa hình. Không chỉ xét đến đặc điểm địa lý tự nhiên của chúng mà còn cả đặc điểm sử dụng mang ý nghĩa kinh tế, ta cần lưu ý đến:  Hình dáng : Hình dáng đường bờ nước là chỉ tiêu quan trọng phản ánh đặc điểm địa lý, chỉ tiêu đó chính là  Hệ số uốn khúc  đó chỉ là chỉ số độ dài của một đoạn đường bờ. Cấu trúc không gian : Cấu trúc không gian của đối tượng thuỷ hệ được đặc trưng bởi sự phản ánh đúng đắn về độ rộng, chiều dài, diện tích, lưu vực, thông qua ký hiệu hoặc ghi chú. Về chiều dài : Sông ngắn, sông trung bình, sông dài. Độ lớn của sông được xác định dựa vào diện tích lưu vực sông : Sông nhỏ, sông trung bình, sông dài. Phân cấp sông : Cấp 1, 2, 3, 4. Phân cấp kênh : Cấp 1, 2, 3, 4. Mật độ của sông : Chia làm 5 cấp 1, 2, 3, 4, 5 mật độ trung bình là 1,0km/1km2. Kiểu phân bố của sông : Hệ thống sông của Việt Nam dày đặc và phức tạp có đủ kiểu phân bố điển hình :Dạng cần cây, vuông góc, tâm toả, hướng tâm, song song, nan quạt, mạng nhện, mắt lưới, lông chim. 3. Dáng đất (Địa hình ) Trên bản đồ địa hình dáng đất chủ yếu thể hiện bằng các đường bình độ và các điểm độ cao.Tập hợp của các đường bình độ sẽ cho ta thấy hình ảnh của các kiểu địa hình khác nhau và cho phép phân biệt được chúng. Ngoài đường bình độ và độ cao ra còn sử dụng rất nhiều các kí hiệu khác nhau bổ trợ mô tả rõ hơn đặc điểm của các phần tử và dạng tiểu địa hình như: Đèo, hố, gò, vách sụt, vách đá, bãi đá, ngọn đá. Như vậy việc sử dụng các kí hiệu phải mô tả được các kiểu địa hình khác nhau như: Địa hình núi đồi, địa hình bằng Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4738 phẳng, địa hình cát, địa hình đầm lầy . Quy định chung trên một mảnh bản đồ chỉ có một khoảng cao đều, trong trường hợp địa hình có đột biến như núi và đồng bằng kề nhau, chen nhau thì cho phép trên một mảnh bản đồ có 2 loại khoảng cao đều. Để phân loại theo nội dung biểu thị dáng đát, áp dụng nguyên tắc phân loại theo đặc điểm phân bố không gian và theo hình thái địa hình. Phân bố theo độ cao : Gồm các loại đường bình độ và các điểm độ cao, 2 loại ký hiệu này biểu thị vị trí không gian của dáng đất, và cũng trực tiếp chỉ ra hình dạng của kiểu địa hình là : núi cao hay núi thấp, đồi, đồng bằng, địa hình cắt xẻ vụn vặt hay địa hình đều đặn ... Phân biệt theo đặc điểm hình thái: Phân loại các vi địa hình theo đặc điểm bên ngoài. Riêng địa hình núi đá muốn biểu thị được rõ ràng có thể nghiên cứu dấu hiệu của các địa vật lân cận đường mép nước: Ranh giới cây thân gỗ (cây thân gỗ không mọc trong nước) giới hạn xây dựng nhà cửa và các công trình kiểu cổ, giới hạn không trồng lúa... 4. Thực vật Trên bản đồ địa hình thực vật gồm có: Đầm lầy, rừng, bụi rậm, sa mạc, bãi cát, đất mặn...Và được phân loại theo mục đích sử dụng và theo đặc điểm bên ngoài của thực vật. Việc phân loại thực vật theo đặc điểm bên ngoài là hợp lý vì nó phản ánh khá rõ đặc điểm sinh thái của thực vật và cho phép ta không cần biết nhiều về chủng loại thực vật cùng mối liên hệ giữa thảm thực vật với môi trường và các các đối tượng khác trên mặt đất. Việc phân loại này dựa vào thân và lá, sắp xếp thứ tự từ rắn đến mềm yếu Phân biệt theo thân cây: Thân gỗ, thân cọ móc, thân tre nứa, thân bụi, thân dây, thân cỏ. Phân biệt theo lá cây: Lá kim, lá rộng, lá khô, lá ướt. Phân loại theo mục đích sử dụng: Với những mục đích sử dụng khác nhau con người đã tác động lên thảm thực vật tạo lên những mảng thực vật có điều kiện sống khác nhau và giá trị kinh tế khác nhau, do đó phân chia thảm thực vạt thành 2 nhóm chính: Cây tự Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4739 nhiên và cây trồng. Riêng cây trồng lấy gỗ vẫn được xếp vào nhóm cây tự nhiên do điều kiện sống không khác cây tự nhiên. Trên cơ sở nguyên tắc chủ yếu đã nêu ở trên việc phân chia thực vật sẽ còn được chi tiết hoá theo đặc điểm về tính phân bố: Theo diện tích: Rừng cây, mảng cây, vườn cây... Theo tuyến: Rặng cây, hàng cây. Theo điểm: Cụm cây, cây độc lập, cây rải rác. Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu định lượng: Loài cây, chiều cao cây, đường kính cây... Ngoài ra ở vùng ven biển nước ta có những loại cây ưa mặn (đước, sú vẹt, dừa nước...) được xếp vào nhóm cây tự nhiên. Về biểu thị và tổng quát hoá: Đối với yếu tố thực vật thì chủ yếu là quá trình chọn bỏ thực vật cần ưu tiên biểu thị diện tích thực vật có giá trị kinh tế cao loại bỏ diện tích thực vật có giá trị kinh tế thấp và không có giá trị kinh tế. 5. Giao thông và các đối tượng liên quan Yếu tố về đường giao thông bao gồm toàn bộ mạng lưới giao thông mặt đất.  Đối với đường sắt trên bản đồ địa hình được phân theo quy mô giao thông qua các chỉ tiêu về số lượng đường ray trên một nền đường, và độ rộng của đường đồng thời cũng phải phù hợp với sự phân loại theo mức độ hoàn thiện về kỹ thuật. Bao gồm: Đường sắt kép: Gồm 4 đường ray trên một nền đường. Đường sắt lồng: Gồm 3 đường ray trên một nền đường. Đường sắt đơn: Gồm 2 đường ray trên một nền đường. Ngoài ra còn kể đến các công trình có liên quan đến hoạt động của đường sắt như: Ga, các công trình, thiết bị trong ga, các tín hiệu đảm bảo giao thông. Ga được chia làm 3 loại: Ga loại 1: Gồm các ga lớn, trong ga có đầy đủ các xưởng sửa chữa, bảo hành, các thiết bị đảm bảo giao thông. Ga loại 2: Nhỏ hơn ga loại 1. Ga loại 3: Là các ga dọc đường, chỉ dùng cho các đoàn tàu tránh nhau.  Đối với đường bộ: Đường bộ được phân theo khả năng đảm bảo giao Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4740 thông với 2 chỉ tiêu để xác định các cấp đường là độ rộng mặt đường và độ bền mặt đường, xác định theo vật liệu trải mặt gồm các loại sau: Đường trải bê tông nhựa có trục có trục phân tuyến hay không có trục phân tuyến (làn đường). Đường trải gạch đá cấp phối: Đường ô tô đi lại, là các đường nhánh nối liền các thị xã, thị trấn, huyện lỵ hoặc dẫn đến các cơ sở kinh tế lớn. Đường đất lớn: Mặt đường rộng 3- 4m ô tô đi lại được. Đường đất nhỏ: Chỉ dùng cho xe ngựa, trâu bò, gắn máy,vận chuyển hàng hoá...hoặc có thể cho ô tô con đi lại vào mùa khô nhưng cũng rất khó khăn. Đường mòn: Đường hẹp dùng cho người xúc vật đi lại được. Ngoài ra ở thực tế còn tồn tại loại bờ vùng, bờ thửa, bở ruộng, về độ rộng, về kích thước tương đương với cấp đường đất nhỏ và đường mòn thì cũng coi là đối tượng biểu thị lên bản đồ. Các loại bờ vùng, bờ thửa, bờ ruộng trên thực tế trùng hợp đường giao thông cấp nào thì biểu thị thành đường giao thông cấp đó. Đồng thời phân loại đường còn theo ý nghĩa hành chính: Đường quốc lộ, đường liên tỉnh, đồng thời cũng kể đến các yếu tố phụ liên quan đến hoạt động của đường bộ: Bến xe, cột cây số, biển chỉ đường, đoạn đường đắp cao, đoạn đường sẻ sâu, đoạn đường qua hầm, trạng thái hiện tại của đường : đã làm, đang làm, khó đi. Phương tiện vượt sông. Bao gồm cầu, cống, phà, đường ngầm, đò, bến lợi. Trong đó cầu là đối tượng chính được phân loại theo đặc điểm kỹ thuật với chỉ tiêu chính là vật liệu xây dựng cầu và kiến trúc. Theo vật liệu xây dựng cầu: Cầu sắt, cầu bê tông - sắt, cầu bê tông - gạch đá, cầu gỗ, cầu đơn giản. Theo đặc điểm kiến trúc : Cầu hạ tầng, cầu một tầng, một nhịp, cầu đôi, cầu quay, cầu treo, cầu phao. Để thông báo khả năng giao thông đối với hệ thống còn kèm theo các chỉ số về độ rộng, độ dài, trọng tải. Khi biểu thị tổng quát hoá đường giao thông cần xét đến những nhân tố sau: ý nghĩa kinh tế của đường. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4741 ý nghĩa hành chính. Mật độ mạng lưới đường. Cấp hạng đường. Trên thực tế việc chọn lọc biểu thị đường trên bản đồ địa hình không là vấn đề khó khăn, việc chọn lọc biểu thị đương nhiên phải theo quy mô ưu tiên những đường cấp cao có ý nghĩa quan trọng hơn về kinh tế, hành chính, giao thông. Tuy nhiên ở nước ta có đặc điểm là sự phân bố mạng lưới đường sá rất không đều giữa đồng bằng và miền núi, giữa vùng trung tâm kinh tế với vùng xa trung tâm, do đó mức độ chọn lọc ở các vùng khác nhau. Trong mọi trường hợp biểu diễn đường giao thông đều phải theo nguyên tắc là ưu tiên biểu thị đường cấp cao. Một số đường cấp cao biểu thị lên bản đồ thì kích thước của nó thường lớn hơn thực tế, khi đó phải giải quyết việc xê dịch đường cấp thấp hơn, ưu tiên biểu diễn ga và các công trình thuộc đường sắt có ý nghĩa quan trọng...sau đó mới đến các công trình khác. Nếu đường ô tô và đường sắt đi sát nhau thì đường ô tô xê dịch vị trí để nhường vị trí cho đường sắt, khi đường ô tô sát đường bờ nước thì ký hiệu đường bờ nước không vẽ. Nhưng các đường cấp thấp khác lại nhường vị trí cho đường bờ nước. 5. Dân cư và các đối tượng văn hoá kinh tế- xã hội. Để phản ánh đặc điểm dân cư trên bản đồ địa hình được rõ ràng yêu cầu phải nêu bật được 4 đặc trưng quan trọng:  Phân bố không gian và tổ chức mặt bằng  Vai trò hành chính của một số điểm dân cư  Cấp đô thị của một số điểm dân cư  Số dân Phân bố không gian và tổ chức mặt bằng của điểm dân cư thể hiện tính chất của điểm dân cư là thành thị hay nông thôn, với sự sắp xếp hệ thống nhà cửa, đường sá, các địa vật thuộc các công trình văn hoá, lịch sử ,dân dụng liên quan chặt chẽ đến điểm dân cư, hệ thống vườn, ao, thực vật...sẽ thể hiện rõ tính chất của điểm dân cư. Vai trò hành chính: Đó là chỉ ra cấp hành chính là thủ đô, tỉnh lỵ, huyện Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4742 lỵ, UBND. Cấp đô thị: Đó là chỉ ra các thành phố thuộc Trung ương, thành phố thị xã, thị trấn. Dân số: Đây là chỉ tiêu quan trọng của mọi điểm dân cư, về ý nghĩa, về lợi ích kinh tế-xã hội thì chỉ số dân cần được nghiên cứu đầu tiên. Trước hết phải phân biệt đựơc dặc điểm dân cư, thông qua việc thể hiện sự phân bố không gian và tổ chức mặt bằng của điểm dân cư. Cụ thể đối với dân cư thành thị các khối nhà, khối phố, ô phố bị chia cắt với nhau bởi hệ thống đường phố đan nhau khác hẳn với điểm dân cư nông thôn chỉ bao gồm các nhà độc lập riêng rẽ. Thứ hai là phải biểu thị được cấp hành chính và cấp đô thị của một số điểm dân cư Thứ ba là phải nêu được số dân cư của điểm dân cư. Ngoài ra dân cư nước ta còn tồn tại những điểm dân cư chưa đạt tiêu chuẩn là thành thị, nhưng không hẳn là làng thôn, ở những điểm dân cư này dân cư là phi nông nghiệp, nhà cửa phân bố theo kiểu thành thị là những dãy hai bên đường (phố chợ) hay được xây dựng có quy hoạch (nhà tập thể, văn phòng đại diện cơ quan, công ty, nhà máy...) Các công trình văn hoá, dân dụng liên quan đến điểm dân cư một phần nó phản ánh quy mô và trình độ phát triển kinh tế văn hoá của điểm dân cư. Nhưng điều quan trọng là công trình này mang ý nghĩa rất lớn đây là một nhiêm vụ của bản đồ địa hình. Công trình được phân loại theo nguyên tắc đặc điểm sử dụng, sắp xếp theo từng đặc điểm chung của nhóm ngành khác nhau: Công trình văn hoá lịch sử: Trường học, thư viện, nhà văn hoá, bảo tàng, triển lãm, nhà hát... Công trình di tích lịch sử: Đình chùa, nhà thờ, tháp cổ... Công trình dân dụng gồm:  Các cơ sở công cộng: Các công sở, UBND các cấp, công an, đơn vị kinh tế, bệnh viện, công viên ...  Cơ sở dịch vụ: Khách sạn, nhà nghỉ, các loại cửa hàng, chợ... Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4743  Cơ sở thể thao: Sân vận động, sân thể thao bể bơi... Nghĩa trang, nghĩa địa: Nghĩa trang liệt sỹ, nghĩa trang nghĩa địa, nơi hoả táng... Tuỳ từng tỷ lệ và mối liên quan của dân cư với các yếu tố khác nhau như: Thuỷ hệ, dáng đất, đường giao thông...mà ta biểu thị điểm dân cư bằng việc phóng to, thu nhỏ, điểm nào cần làm nổi bật... nhưng sao cho vẫn giữ được quy hoạch, cấu trúc của yếu tố dân và đặc tính của khu dân cư đó. 7. Ranh giới hành chính, chính trị. Ranh giới hành chính được phân loại theo cấp hành chính đó là: - Ranh giới quốc gia. - Ranh giới tỉnh, thành phố. - Ranh giới quận huyện, thị xã. - Ranh giới phường xã, thị trấn. - Ngoài ra về ranh giới khác ta còn có ranh giới đất, ranh giới tường rào .  Ranh giới đất: Ranh giới thực vật, ranh giới sử dụng đất, ranh giới khu vực cấm.  Ranh giới tường rào: Thành luỹ, tường, hàng rào, với các loại địa vật này còn cho ta biết vật liệu xây dựng và chiều cao. 8. Ghi chú Tất cả các ghi chú trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500  1/5000 đều lấy bản mẫu chữ của quyển ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ từ 1/500-1/5000 của tổng cục Địa Chính số 1125/bddh ngày 19 tháng 11 năm 1994 làm tiêu chuẩn. Khoảng cách giữa ghi chú và ký hiệu quy định từ 0.51mm. Đặt ghi chú ở bên phải ký hiệu, trường hợp không đủ chỗ để ghi có thể chọn chỗ khác nhưng phải đảm bảo rõ ràng, dễ đọc, không vượt quá phạm vi phân bố của đối tượng. Ghi chú dọc theo ký hiệu đường nét dài (sông, đường...) tốt nhất chân chữ đặt ở phía trên hoặc bên trái ký hiệu và cần đảm bảo ghi chú nhất trí với phương hướng của địa vật theo quy định sau : Khi hướng của địa vật là Đông- Tây thì đầu chữ hướng về phía Bắc, Nam-Bắc tương ứng với phía Tây, là Tây Nam - Đông Bắc tương ứng với Tây-Bắc và là Tây Bắc-Đông Nam tương ứng với Đông- Bắc. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4744 Tên phụ của đối tượng thì ghi bên dưới tên chính và đặt trong dấu ngoặc đơn cỡ chữ bằng 4/5 cỡ chữ tên chính, các danh từ chung có thể viết tắt theo quy định . Địa danh vùng dân tộc ít người ghi bằng chữ dân tộc tương ứng nếu có, tên nào ghi theo tiếng Anh thì đặt trong dấu ngoặc đơn và đặt dưới hoặc sau tên chính. Địa danh nước ngoài ghi bằng tiếng Việt theo quy định chung, tất cả các từ thuộc một địa danh đều phải viết hoa: Sa Pa, Sầm Sơn. Ghi chú dân cư: Nói chung, tên điểm dân cư và tên các đơn vị hành chính cần đặt song song với khung Nam. Tên đang dùng của điểm dân cư đặt ở nơi biểu thị phần lớn diện tích điểm dân cư hoặc ở nơi UBND các cấp đóng. Tên phụ nếu có đặt ở dưới tên vừa ghi, trong ngoặc đơn. Tên phụ (nếu có) đặt dưới tên vừa ghi, trong ngoặc đơn. Tại các phần khác của điểm dân cư (được biểu thị trên cùng một mảnh hay trên mảnh lân cận) phải ghi chú tên đang dùng với chiều cao bộ chữ không quá 3/4 chiều cao bộ chữ quy định. Tên xã bố trí ở trung tâm phạm vi địa giới xã vào nơi rộng rãi, sáng sủa ít đè lên ký hiệu khác. Trường hợp phạm vi xã bị chia cắt trên 2 ( hoặc 3-4) mảnh thì mảnh nào có phạm vi rộng nhất hoặc tập chung đông dân cư nhất phải ghi chú như trên, các mảnh khác chỉ cần ghi chú tên xã ngoài khung bản đồ. Tên xã luôn được ghi chú danh từ chung và không viết tắt. Số hộ chỉ biểu thị cho xã (và cấp tương đương), đặt dưới tên cấp tương ứng. Số liệu lấy từ UBND cấp đó biểu thị. Tên đường phố viết rải rác đều theo sự phân bố của đường phố. Nếu phố dài, cách 10 -15 cm ghi chú nhắc lại một lần, đường có trục phân tuyến ở giữa thì ghi chú có thể đè lên trục phân tuyến. Khi gặp đường sắt ngắt ký hiệu đường sắt tại các chữ. Các phố, ngõ hẻm nếu không đủ chỗ thì không ghi tên. Ghi chú thuỷ hệ và sơn hệ: Bố trí theo hướng phân bố và độ dài của đối tượng. Đối với sông, suối dài thì cứ 10cm thì phải có một ghi chú. Tên đỉnh núi và tên hồ nhỏ thì đặt song song với khung Nam. Những đối tượng có tên riêng, như trường học, bệnh viện, cơ quan xí Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4745 nghiệp, nông trường, hợp tác xã...cần được ghi chú lên bản đồ theo kiểu chữ thuyết minh, nếu bản đồ đủ tên chỗ trống, có thể ghi tắt hoặc thu nhỏ cỡ chữ. Chân hàng chữ song song với khung Nam bản đồ. Tất cả các ghi chú bằng số, phân số đều viết song song với khung Nam bản đồ ( trừ ghi số tầng nhà, số đường bình độ, số đường dây, số ống dẫn, số đường giao thông). Ghi chú độ rộng, độ sâu và chất đáy của sông suối vào bên trong lòng sông dọc theo ký hiệu mũi tên độ rộng đặt tại nơi đo, nếu sông suối đủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1 25.pdf
Tài liệu liên quan