MỤC LỤC
Tiêu đềTrang
A. GIỚI THIỆU VI MẠCH ICL7107 .3
I. GIỚI THIỆU CHUNG .3
II. CHI TIẾT.4
B. MẠCH VOLTMETER CHỈTHỊSỐSỬDỤNG VI MẠCH ICL7107 .8
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6668 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thi công mạch Voltmeter chỉ thị số sử dụng vi mạch ICL7107, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ MÁY
BỘ MÔN CƠ – ĐIỆN TỬ
SVTH: HOÀNG SƠN TÙNG
MSSV: 03111156
GVHD: ThS. NGUYỄN THANH BÌNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12 NĂM 2006
Trang 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………………….…
………………………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………………….……………
……………………………………………………………………………….…………………
………………………………………………………………………….………………………
…………………………………………………………………….……………………………
……………………………………………………………….…………………………………
………………………………………………………….………………………………………
…………………………………………………….……………………………………………
……………………………………………….…………………………………………………
………………………………………….………………………………………………………
…………………………………….……………………………………………………………
……………………………….…………………………………………………………………
………………………….………………………………………………………………………
…………………….……………………………………………………………………………
……………….…………………………………………………………………………………
………….………………………………………………………………………………………
…….…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….……
……………………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………………….………………
…………………………………………………………………………….……………………
……………………………………………………………………….…………………………
………………………………………………………………….………………………………
…………………………………………………………….……………………………………
……………………………………………………….…………………………………………
………………………………………………….………………………………………………
…………………………………………….……………………………………………………
……………………………………….…………………………………………………………
………………………………….………………………………………………………………
…………………………….……………………………………………………………………
……………………….…………………………………………………………………………
………………….………………………………………………………………………………
…………….……………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………………….…
………………………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………………….……………
……………………………………………………………………………….…………………
…………………………………………….………………………………………………
Trang 3
A. GIỚI THIỆU VI MẠCH ICL7107
YXWZ
I. GIỚI THIỆU CHUNG
ICL7107 của hãng Intersil là một bộ
chuyển đổi AD 3 ½ digit công suất thấp, hiển
thị tốt. Bao gồm trong IC này là bộ giải mã
LED 7 đoạn, bộ điều khiển hiển thị, bộ tạo
chuẩn và bộ tạo xung đồng hồ. Các đặc tính của
nó bao gồm: tự chỉnh “0” nhỏ hơn 10 uV, điểm
“0” trượt không quá 1uV/oC, độ dốc dòng ngõ
vào tối đa là 10pA.
Các giá trị định mức:
Điện áp nguồn:
V+ → GND : 6V
V- → GND : -9V
Điện áp ngõ vào analog: V+ → V-
Điện áp ngõ vào tham chiếu: V+ → V-
Ngõ vào clock: GND → V+
Các điều kiện bên ngoài:
Phạm vi nhiệt độ: 0oC → 70oC
Về nhiệt:
Nhiệt trở: 50 θJA (oC/W)
Nhiệt độ định mức cho phép của các mối nối: 150oC
Phạm vi nhiệt độ lưu trữ định mức: -65oC → 150oC
Tóm tắt thông tin thiết kế:
Tần số bộ dao động:
fOSC = 0.45/RC
COCS > 50pF; ROSC > 50kΩ
fOSC (typical) = 48kHz
Chu kỳ dao động:
tOSC = RC/0.45
Tần số đồng hồ tích hợp:
fCLOCK = fOSC/4
Chu kỳ tích hợp:
tINT = 1000x(4/fOSC)
Chuẩn loại bỏ 50/60Hz:
tINT/t60Hz hay tINT/t60Hz = số nguyên
Dòng tích hợp tối ưu:
IINT = 4uA
Điện áp toàn giai ngõ vào analog:
VINFS (typical) = 200mV hoặc 2V
Trở tích hợp:
RINT = VINFS/IINT
H1. Giới thiệu ICL7107
Trang 4
Tụ tích hợp:
CINT = (tINT.IINT)/VINT
Độ lắc điện áp ngõ ra bộ tích hợp:
VINT = (tINT.IINT)/CINT
Độ lắc tối đa VINT:
(V- + 0.5V) < vINT < (V+ - 0.5V), VINT (typical) = 2V
Bộ đếm hiển thị:
COUNT = 1000.VIN/VREF
Chu kỳ chuyển đổi:
tCYC = tCLOCK x 4000
tCYC = tOSC x 16000
khi fOSC = 48kHz thì tCYC = 333ms
Điện áp ngõ vào trạng thái mode chung:
(V- + 1V) < VIN < (V+ - 0.5V)
Tụ tự chỉnh “0”
0.1 uF < CREF < 1uF
VCOM
Độ dốc giữa Vi và V-.
VCOM ≅ V+ - 2.8V
Tổn thất điều chỉnh khi V+ → V- <≅ 6.8V
Nếu VCOM bị kéo tụt xuống (V+ → V-)/2 thì mạch VCOM sẽ ngắt.
Dạng sóng ngõ ra khuếch đại tích hợp điển hình (chân 27 – INT )
II. CHI TIẾT
II.1 Vùng xử lý tín hiệu tương tự của ICL 7107
Nguyên tắc hoạt động:
Để hiểu được nguyên lý hoạt động của mạch này cần phải hiểu được cách hoạt
động của mạch tích hợp ADC. IC này có các đặc điểm rất quan trọng sau:
- Độ chính xác rất cao.
- Không bị ảnh hưởng bởi nhiễu.
- Không cần mạch lấy mẫu và mạch giữ.
- Tích hợp đồng hồ.
- Không cần các thành phần ngoại vi có độ chính xác cao.
Pha tự chỉnh
“0”
Đếm
2999 - 1000
Pha tích hợp
tín hiệu.
Đếm 1000 cố
định
Pha giải tích
Đếm 0 -1999
Tổng thời gian chuyển đổi
= 4000xtCLOCK = 16000 x tOSCH3
Trang 5
H4 thể hiện mạch xử lý tương tự của ICL7107. Mỗi chu kỳ đo được chia thành ba pha: (1)
Tự chỉnh “0” (A – Z), (2) tích hợp tín hiệu (INT) và (3) giải tích (DE).
(1) Pha tự chỉnh “0”
Trong pha này thực hiện 3 việc:
− Ngõ vào cao và thấp bị ngắt kết nối khỏi các chân và ngắn mạch nội với chân
COMMON analog.
− Tụ tạo chuẩn được nạp tới điện áp chuẩn.
− Một vòng lặp hồi tiếp nối kín quanh hệ thống để nạp cho tụ tự chỉnh “0” CAZ để bù
cho điện áp offset (trôi) trong bộ khuếch đại đệm, bộ tích hợp và bộ so sánh. Vì bộ so
sánh nằm trong vòng lặp nên độ chính xác A-Z chỉ bị giới hạn bởi nhiễu của hệ thống.
Trong bất cứ trường hợp nào, điện áp offset do ngõ vào nhỏ hơn 10uV.
(2) Pha tích hợp tín hiệu
Trong quá trình tích hợp tín hiệu, vòng lặp tự chỉnh “0” được mở, ngắn mạch nội
không còn, ngõ vào cao và thấp được nối với các chân ngoại vi. Bộ chuyển đổi lúc này
tích hợp điện áp khác biệt giữa chân IN HI và chân IN LO trong một khoảng thời gian
cố định. Điện áp sai biệt này có thể nằm trong phạm vi rộng: lên tới 1V từ cả hai
nguồn. Mặt khác nếu tín hiệu vào không hồi trở lại nguồn cung cấp thì IN LO có thể bị
nối với chân COMMON analog để thiết lập điện áp mode chung chính xác. Cuối pha
này các cực của tín hiệu tích hợp được xác định.
(3) Pha giải tích
Còn gọi là tích hợp tham chiếu. Ngõ vào thấp luôn được kết nối nội với chân
COMMON và ngõ vào cao được kết nối qua tụ chuẩn đã được nạp từ pha trước. Mạch
trong IC đsrm bảo rằng tụ điện sẽ được nối đúng cực để làm bộ tích hợp ngõ ra chuyển
H4. Vùng xử lý tín hiệu tương tự của ICL 7107
Trang 6
về “0”. Thời gian cần thiết để ngõ ra chuyển về giá trị “0” tỉ lệ với tín hiệu vào. Đặc
biệt số được hiển thị là:
DISPLAY COUNT = 1000.VIN/VREF
Ngõ vào chênh lệch
Ngõ vào có thể chấp nhận các điện áp chênh lệch trong phạm vi của bộ khuếch đại
ngõ vào, hay cụ thể là từ 0.5V dưới nguồn dương đến 1V trên nguồn âm. Trong phạm
vi này hệ thống có CMRR(common mode rejection ratio) 86 dB. Tuy nhiên cần bảo
đảm ngõ ra bộ tích hợp không bão hòa. Trường hợp xấu nhất là điện áp mode chung
tích cực lớn với một điện áp ngõ vào tích cực âm toàn giai. Tín hiệu ngõ vào âm điều
khiển bộ tích phân dương khi phần lớn độ lắc ngõ ra đã được tận dụng bởi điện thế
mode chung tích cực dương. Dành cho những ứng dụng cao độ lắc của tích hợp ngõ ra
có thể được giảm xuống nhỏ hơn độ lắc toàn giai 2V với ít sai số hơn. Bộ tích phân
ngõ ra có thể lắc trong khoảng 0.3V với cả hai nguồn mà không mất sự tuyến tính.
Tham chiếu sai biệt
Điện áp tham chiếu có thể được tạo ra mọi nơi từ điện áp nguồn của bộ chuyển đổi.
Nguồn chính của lỗi mode chung là điện áp vòng tạo bởi tụ tham chiếu nạp hay xả làm
sai lạc giá trị điện dung của nó. Nếu có điện áp mode chung lớn, tụ tham chiếu có thể
được nạp (tăng điện áp) khi được dùng đến để giải tích một tín hiệu dương nhưng sẽ
xả (giảm điện áp) khi được dùng để giải tích một tín hiệu âm. Sự khác biệt trong tham
chiếu điện áp vào dương và âm sẽ gây ra lỗi. Tuy nhiên, bằng cách chọn tụ tham chiếu
chẳng hạn tụ có điện dung đủ lớn thì lỗi này có thể được kiểm soát hơn 0.5 lần đếm.
II.2 Vùng xử lý số của ICL7107
H5 thể hiện mạch đồng hồ trong ICL7107.
H6 thể hiện vùng xử lý số của ICL7107.
H5. Mạch đồng hồ
Trang 7
H6. Vùng xử lý số của ICL7107
Trang 8
Mạch nguyên lý
B. MẠCH VOLTMETER CHỈ THỊ SỐ SỬ DỤNG VI MẠCH ICL7107
Đặc điểm chung:
Bộ Vôn mét này khá dễ chế tạo nhưng
ngược lại nó rất hiệu quả và chính xác. Vôn mét
này được thiết kế như một bảng hiển thị và có thể
dùng nguồn DC hoặc ở bất cứ nơi nào sao cho có
thể hiển thị đúng kết quả. Trong mạch có sử dụng
bộ ADC (Analog-Digital Converter) I.C CL7107
chế tạo bởi hãng INTERSIL. Loại IC này có 40
chân tích hợp tất cả những mạch điện cần thiết để
chuyển đổi một tín hiệu analog thành tín hiệu số
và có thể trực tiếp điều khiển hiển thị một dãy 4
LED 7 đoạn. Các mạch tích trong IC này bao gồm
một bộ chuyển đổi A/D, bộ so sánh, đồng hồ, bộ
giải mã, và bộ điều khiển hiển thị LED 7 đoạn.
Mạch thiết kế ở đây có thể hiển thị mọi giá trị điện
thế DC trong phạm vi từ 0 đến 1999 Volts.
Các đặc tính chi tiết kỹ thuật của mạch
như sau:
Điện thế nguồn cung cấp: … +/- 5V (Đối
xứng)
Công suất yêu cầu: … 200 mA (Tối đa)
Phạm vi đo: … +/- 0 – 1999 VDC trên 4 số
Độ chính xác: … 0.1 %
Đặc điểm:
- Kích cỡ nhỏ gọn.
- Dễ thiết kế.
- Chi phí thấp.
- Điều chỉnh dễ dàng.
- Dễ quan sát giá trị
trong khoảng cách
nhất định.
- Cần ít phụ kiện.
H2. Sơ đồ chân linh kiện
Trang 9
Mạch thiết kế
Phần nguồn
Ngõ ra LED 7 đoạn Anode chung
Trang 10
Một bộ chyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số (gọi tắt là ADC) được biết như là
bộ chuyển đổi dốc đôi hay bộ chuyển đổi tích hợp. Loại bộ chuyển đổi này được ưa chuộng
hơn các loại khác bởi vì nó có độ chính xác cao, đơn giản trong thiết kế và tương đối không bị
ảnh hưởng bởi nhiễu, từ đó nó rất được tin cậy. Nguyên lý hoạt động của mạch sẽ dễ hiểu hơn
khi ta chia nó thành hai phần. Trong suốt tầng thứ nhất, bởi vì đối với một chu kỳ đã cho thì
điện áp ngõ vào được tích hợp, và ở ngõ ra của bộ tích hợp ở cuối của chu kỳ sẽ có một điện
áp tỉ lệ thuận với điện áp ngõ vào. Ở cuối chu kỳ đặt trước, bộ tích hợp được nhận một điện
áp tham chiếu nội và ngõ ra của mạch giảm dần dần cho đến khi đạt đến mức điện áp tham
chiếu không. Pha thứ hai còn được gọi là khoảng dốc âm và thời gian của nó phụ thuộc vào
ngõ ra của bộ tích hợp trong chu kỳ thứ nhất. Bởi vì quãng thời gian thứ nhất là cố định và
khoảng thứ hai có thể thay đổi nên chúng ta có thể so sánh hai khoảng thời gian này với nhau,
và bằng cách này điện áp ngõ vào được so sánh với điện áp tham chiếu nội, kết quả được mã
hóa và gửi đến bộ hiển thị.
Thực tế không dễ dàng như vậy vì một chuỗi các thuật toán rất phức tạp tất cả đều
được tạo bởi IC ADC với sự trợ giúp của một số thành phần ngoại vi có tác dụng cấu hình
mạch cho phù hợp vợi công việc yêu cầu. Thực tế mạch làm việc chi tiết như sau: Điện áp cần
đo được đặt vào giữa 2 điểm 1 và 2 của mạch và qua mạch gồm R3, R4 và C4 vuối cùng được
đưa vào chân 30 và 31 của IC tương ứng với ngõ vào mức cao và ngõ vào mức thấp (có thể
quan sát các ngõ vào của IC dựa vào sơ đồ của nó). Điện trở R1 và tụ C1 dùng để tạo tần số
cho bộ dao động nội (đồng hồ), thường thiết lập ỏ khoảng 48 Hz. Ở tốc độ xung này sẽ có
khoảng 3 trạng thái thay đổi được đọc mỗi giây.Tụ C2 nối giữa hai chân 33 và 34 của IC dùng
để bù cho lỗi gây ra bởi điện áp nhiễu nội và giữ trạng thái hiển thị ổn định. Tụ điện C3 và
điện trở R5 nằm cùng một mạch có nhiệm vụ tích hợp điện thế ngõ vào đồng thời chống lại
mọi sự phân chia điện thế ngõ vào giúp làm cho mạch chạy nhanh hơn và đáng tin cậy hơn
bởi vì khả năng xuất hiện lỗi được giảm xuống rõ rệt. Tụ điện C5 làm cho bộ hiển thị cho giá
trị “0” khi không có điện áp ở ngõ vào. Điện trở R2 cùng với biến trở P1 được dùng để điều
chỉnh thiết lập các giá trị hiển thị sao cho khi không có điện áp ngõ vào thì hiển thị giá trị “0”.
Điện trở R6 điều khiển dòng điện được cho phép qua bộ hiển thị sao cho đạt độ sáng cần thiết
Sơ đồ đi dây
Trang 11
mà không gây quá dòng. ICL7107 có khả năng điều khiển hiển thị 4 LED 7 đoạn chung
Anode. 3 LED bên phải được kết nối sao cho chúng có thể hiển thị tất cả các số từ ‘0’ đến ‘9’
trong khi LED còn lại bên trái chỉ có thể hiển thị số ‘1’ và khi điện áp âm thì hiện dấu ‘ – ‘.
Toàn bộ mạch hoạt động từ nguồn 5 VDC đối xứng được đưa vào các chân 1 (+5V), 21 (0V)
và 26 (- 5V) của IC.
Thiết kế:
Trước tiên cần giới thiệu một số kiến thức cơ bản về thiết kế mạch điện tử trên bảng
mạch in. Bảng được làm từ vật liệu cách điện mỏng được phủ một lớp đồng dẫn điện mà sẽ
được định hình sao cho tạo nên các kết nối cần thiết giữa các thành phần của mạch điện.
Người thiết kế mạch luôn muốn thiết kế được những bảng mạch in hoàn chỉnh bởi vì việc thi
công mạch sẽ nhanh và giảm khả năng gây lỗi. Để bảo vệ bảng đồng trong quá trình lưu giữ,
người ta tráng thiếc và bao phủ một lớp sơn đặc biệt bảo vệ bảng đồng khỏi oxi hóa và dễ hàn
hơn.
Việc hàn các linh kiện lên bảng mạch là cách duy nhất tạo thành mạch điện và cách
chúng ta thực hiện sẽ quyết định thành công hay thất bại. Công việc này không quá khó và
nếu ta để ý tới một số quy tắc thì sẽ không có khó khăn nhiều. Dụng cụ hàn chúng ta sử dụng
không nên có công suất vượt quá 25 W. Đầu mũi hàn ta nên dùng loại tốt và luôn giữ sạch. Để
làm sạch mũi hàn ta nên dùng một miếng giẻ được giữ ẩm thường xuyên, khi cần làm sạch
mũi hàn ta có thể chùi đầu mũi hàn nóng lên miếng giẻ để loại bỏ tất cả phần kim loại hàn dư
thừa bám trên nó.
Không nên dùng giũa hay giấy nhám để làm sạch mũi hàn. Nếu không thể làm sạch
được mũi hàn thì ta nên thay thế nó. Hiện có rất nhiều loại dây hàn khác nhau trên thị trường,
ta nên chọn loại có chất lượng cao chứa chất gây chảy cần thiết trong lõi, từ đó đảm bảo các
mối hàn hoàn hảo.
Không nên dùng thêm chất gây chảy bên ngoài vì trong lõi dây hàn đã chứa đủ chất
gây chảy. Quá nhiều chất gây chảy có thể gây ra nhiều vấn đề và là nguyên nhân chính làm
sai mạch. Nhưng vẫn có lúc ta cần dùng thêm chất gây chảy, đó là trong trường hợp khi ta
phải phủ thiếc cho đường đồng, và ta phải làm sạch sau khi hoàn thành công việc.
Để có thể hàn các linh kiện chính xác chúng ta nên làm các bước sau đây:
- Làm sạch các chân linh kiện bằng giấy nhám.
- Uốn các chân để đạt được khoảng cách chính xác và cắm chân linh kiện vào đúng
chỗ trên bảng mạch.
- Đôi khi có một số chân linh kiện có kích cỡ lớn hơn bình thường nên không thể cắm
vào lỗ trên bảng mạch được. Trong trường hợp này ta có thể dùng một chiếc khoan
nhỏ để nới rộng thêm lỗ chân linh kiện. Không nên nới lỗ ra quá lớn vì nó sẽ làm cho
việc hàn linh kiện sau này khó khăn.
- Làm nóng mũi hàn, đưa mũi hàn tiếp xúc chân linh kiện đồng thời đưa đầu dây hàn
tiếp xúc ngay điểm chân linh kiện nổi lên khỏi bảng mạch. Đầu mũi hàn phải ở ngay
phía trên mũi dây hàn.
- Khi dây hàn bắt đầu nóng chảy, đợi đến khi chất hàn phủ toàn bộ xung quanh lỗ hàn
thì rút đầu dây hàn ra. Toàn bộ các thao tác không được quá 5 giây. Đưa mũi hàn ra và
để mối hàn nguội tự nhiên, không thổi và chạm vào linh kiện. Nếu thực hiện đúng thì
bề mặt của mối hàn sẽ có màu sáng ánh kim và mép tiếp xúc giữa mối hà và bảng
mạch sẽ nhẵn. Nếu mối hàn xấu, rạn nứt, hoặc có hình giọt nước tức là ta đã tạo ra
điểm tiếp xúc không tốt, chúng ta nên gỡ bỏ mối hàn (bằng dụng cụ hút hoặc bấc hàn)
và làm lại.
Trang 12
- Cần chú ý không để đường mạch bị quá nóng bởi vì nhiệt dễ làm cho đường hàn
bong ra khỏi bảng mạch.
- Khi chúng ta hàn một linh kiện dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thì tốt nhất ta nên để
một tấm tản nhiệt tiếp xúc với chân linh kiện nhằm chuyển hướng dòng nhiệt có thể
làm hại đến linh kiện.
- Chúng ta cũng không nên thực hiện các mối hàn nhiều hơn cần thiết khi các đường
mạch quá gần nhau.
- Sau khi hoàn thành công việc, ta cần cắt bỏ phần thừa của chân linh kiện, sau đó làm
sạch toàn mạc bằng dung môi thích hợp để khử bỏ đi những chỗ dư thừa còn sót lại.
Chúng ta nên bắt đầu công việc từ bước xác định chức năng linh kiện và phân nhóm
chúng.
Một điểm cần chú ý là những phần nối jumper biểu diễn bằng nét đứt dùng để điều
khiển vị trí điểm thập phân khi chúng ta đo khoảng giá trị cụ thể. Khi sử dụng Vôn mét này để
đo ở những phạm vi khác nhau, chúng ta nên dùng một công tắc ba chân để chuyển dấu chấm
thập phân đến đúng vị trí ứng với phạm vi đo lựa chọn.
Giá trị của điện trở R3 điều khiển phạm vi đo của Vôn mét , khi thay nó bằng điện trở
có giá trị khác chúng ta có thể sử dụng Vôn mét ở giới hạn điện áp lớn hơn.
Giá trị điện trở R3 có thể thay thế như sau:
0 – 2 V : R3 = 0 ohm 1%
0 – 20 V : R3 = 120 Kohm 1%
0 – 200 V : R3 = 12 Kohm 1%
0 – 2000 V : R3 = 1.2 Kohm 1%
Sau khi đã hoàn thành công việc hàn các chân linh kiện lên bảng mạch và đảm bảo
chính xác, chúng ta có thể gắn IC vào đúng vị trí của nó. IC thuộc họ CMOS nên rất nhạy cảm
đối với tĩnh điện. IC được bọc trong lá nhôm để bảo vệ tránh tĩnh điện và chúng ta nên cẩn
thận khi tiếp xúc để không làm hư IC. Chúng ta nên tránh chạm vào chân IC và nên để cơ thể
và mạch nối đất khi lắp ráp IC.
Nối mạch với bộ nguồn 5 VDC thích hợp và bật nguồn lên. Bộ hiển thị sẽ sáng ngay
và hiện số. Ngắn mạch ngõ vào và điều chỉnh biến trở P1 cho đến khi hiển thị đúng giá trị
“000”.
Danh sách linh kiện:
R1 = 180k
R2 = 22k
R3 = 12k
R4 = 1M
R5 = 470k
R6 = 560ohm
C1 = 100pF
C2 = 100nF
C3 = 47nF
C4 = 10nF
C5 = 220nF
P1 = 20k (Biến trở)
U1 = ICL 7107
LD1,2,3,4 = CA LD
Trong trường hợp mạch không hoạt động?
Kiểm tra các mối nối hở, các đường mạch dính vào nhau hay phần chất hàn dư.
Kiểm tra lại tất cả các kết nối nội - ngoại vi để xem có lỗi hay không.
- Kiểm tra liệu có ráp thiếu hay sai chỗ linh kiện không.
Trang 13
- Phải chắc rằng tất cả các cực của linh kiện được hàn đúng chiều.
- Nguồn cung cấp đúng điện áp và được kết nối đúng với mạch điện.
- Kiểm tra lổi và các linh kiện bị hư hỏng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Digital Fundamentals 6th Edition
Thomas L. Floyd Pentice – Hall International, Inc.
2. Website:
.
MỤC LỤC
Tiêu đề Trang
A. GIỚI THIỆU VI MẠCH ICL7107 ..............................................................3
I. GIỚI THIỆU CHUNG ......................................................................3
II. CHI TIẾT.........................................................................................4
B. MẠCH VOLTMETER CHỈ THỊ SỐ SỬ DỤNG VI MẠCH ICL7107......8
Nguồn cung cấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thi công mạch Voltmeter chỉ thị số sử dụng vi mạch ICL7107.pdf