3. Sàn:
- Dùng các tấm cốp pha thép tiêu chuẩn do hãng Lenex chế tạo
- Dùng các dầm thép tiêu chuẩn để đỡ cốp pha sàn.
- Khoảng cách giữa các sàn là 900
- Khoảng cách giữa các tấm cốp pha sàn theo phương song song với dầm đỡ ta đặt thêm 1 dầm gỗ rồi chống các cây chống thêm vào.
- Cốp pha dầm (xà) có hai thành phần chính là thành và đáy. Cốp pha thành chịu lực xô ngang do việc đổ vữa bêtông và chấn động của đầm gây ra. Ta thường lấy cốp pha thành theo cấu tạo, cùng làm việc với các nẹp, gông, văng
- Cốp pha đáy chịu lực thẳng đứng do trọng lượng của bêtông, của cốp pha (tải trọng tĩnh) và trọng lượng của người, của xe, của máy (tải trọng động) gây ra. Tuy nhiên, do ta sử dụng cốp pha thép định hình đã được chế tạo sẵn, vì thế việc tính toán thiết kế cốp pha ở đây thực tế là tìm khoảng cách của cột chống ở dưới cốp pha đáy
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6634 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thi công nhà có tầng hầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p dựng sau .
+ Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép để không bị biến dạng trong quá trình đổ bê tông .
+ Các con kê cần đặt tại các vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép , nhưng không lớn hơn 1m một điểm kê . Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép , nó được làm bằng các vật liệu không ăn mòn cốt thép và không phá hủy bê tông .
+ Sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế không được vượt quá 3mm đối với lớp bê tông bảo vệ có chiều dày nhỏ hơn 15mm , và 5mm đối với lớp bê tông bảo vệ có chiều dày lớn hơn 15mm .
Þ Trình tự và cách thức lắp đặt cốt thép cho các kết cấu :
a) Lắp đặt cốt thép móng:
Trước khi tiến hành công tác cốt thép ta tiến hành các công tác sau :
- Hoàn thiện mặt nền móng : làm bằng phẳng và đầm chặt.
- Đổ bê tông lót dày 10cm và đầm chặt, lớp lót này làm bằng bê tông nghèo. Mục đích của lớp bê tông lót là tạo một bề mặt bằng phẳng cho việc thi công được thuận tiện, người đi lại không làm hư hỏng nền công trình, đồng thời ngăn không cho đất nền hút nước xi măng của bê tông móng làm trơ cốt thép đáy móng .
- Khối lượng cốt thép đài móng lớn, nên phải đặt từng thanh riêng lẻ tại chổ.
- Trước khi đặt cốt thép, cần đánh dấu sơn trên mặt nền bê tông lót các vị trí cốt ngang và dọc, sau đó rãi thép và buộc.
- Trong việc đặt cốt thép cần phải đảm bảo vị trí đúng của từng thanh và đảm bảo độ dày của lớp bê tông bảo vệ. Giữa cốt thép và cốp pha đứng thì phải buộc các miếng bê tông đệm vào cốt thép bằng dây thép nhỏ
- Nghiệm thu cốt thép là kiểm tra các kích thước theo đúng bản vẻ thiết kế cấu tạo, kiểm tra vị trí và cách đặt các miếng bê tông đệm, kiểm tra độ vững chắc và đổ ổn định của khung cốt thép đảm bảo không chuyển dịch và biến dạng khi đúc, đầm bê tông.
b) Lắp đặt cốt thép tường chắn:
Cốt thép có dạng lưới gồm cốt thép dọc (hoặc đứng) và cốt ngang, đặt chồng lên nhau, nếu thiết kế không quy định rõ thì cứ cách 1 điểm (giao nhau của cốt thép dọc và ngang) lại buộc 1 điểm. Riêng 2 hàng thép ngoài cùng thì điểm nào cũng phải buộc, và buộc chéo nhau để tránh cốt thép bị xê dịch. Khi tường chắn có 2 lớp lưới thép thì cần đặt một số cốt thép làm cữ giữ khoảng cách 2 lớp cốt thép, cốt thép cữ bố trí kiểu bàn cờ hay hoa mai, cứ cách khoảng 3-4 thanh thép đặt một cữ.
c) Lắp đặt cốt thép cột:
Cột lớn nên ta đặt từng cây, hàn hoặc nối buộc với cốt thép cấy sẵn trên móng. Sau đo, thả thép đai từ đỉnh cột xuống, lồng ra ngoài thép chịu lực và buộc thép đai vào thép chịu lực theo khoảng cách thiết kế.
Chú ý : ta lắp dựng cốt thép cột trước rồi mới lắp dựng cốp pha cột .
d) Lắp đặt cốt thép dầm:
Do dầm chính lớn (45´130cm) nên đặt từng thanh tại chổ. Khi dựng cốp pha đáy thì đặt buộc cốt thép dầm, sau cùng mới ghép cốp pha thành dầm.
Cốt thép dầm phụ lồng xuyên vào dầm chính. Đặt cốt thép dầm chính trước, dầm phụ sau. Đặt xong cốt thép dầm chính xỏ từng cây cốt thép dầm phụ vào khe khung thép dầm chính theo thiết kế, khi xỏ thép dầm phụ nhớ lồng thép đai vào cốt thép dọc của dầm phụ, sau đó tiến hành buộc tại chỗ cốt thép dầm phụ.
e) Lắp đặt cốt thép sàn :
Đặt cốt thép dầm chính rồi đến dầm phụ và sau cùng là cốt thép sàn. Cốt thép sàn thường bố trí luồn qua khung thép của dầm , cho nên sau khi buộc xong cốt thép dầm mới cho rải và buộc cốt thép sàn.
VII. TÍNH TOÁN KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU LỰC, ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA CỐP PHA, GIÀN GIÁO, SÀN CÔNG TÁC:
A. MÓNG BĂNG:
- Móng cao 0,9 m, rộng 3m
- Dùng tấm cốp pha tiêu chuẩn bằng thép loại rộng 300, dài 1800
- Khung sườn chịu lực do hãng Lenex chế tạo. Cốp pha được liên kết bằng các nêm chốt.
1. Kiểm tra thanh sườn đứng:
a. Kiểm tra về độ bền :
- Tải trọng do bêtông đổ vào cốp pha
p1 = 200 kg/m2. Cho thùng đổ 1 lần 0,2 m3
- Áp lực đẩy ngang
p2 = . H
H : Chiều cao lớp bêtông sinh ra áp lực ngang. Khi đầm bằng đầm dùi
H = 0,75 m.
p2 = 2500 x 0,75 = 1875 kg/m2
Tổng tải trọng tác dụng ngang lên cốp pha đứng:
p = p1 + p2 = 200 + 1875 = 2075 kg/m2
- Điểm liên kết chống đỡ thanh sườn đứng cách nhau 700mm. Hệ sườn đứng với khoảng cách a = 800mm
- Lực phân bố trên 1 m dài sườn đứng
q = p x 0,8 = 2075 x 0,8 = 1660 kg/m
Mômen lớn nhất trên thanh sườn đứng
M = = = 101,675 kgm
Dùng thanh sườn đứng 2L50x50x5 ghép lại với nhau có :
W = 6,25 cm3 ; J = 22,4 cm4
Ứng suất lớn nhất của sườn đứng: = = = 1627 kg/cm2
< R = 2100 kg/cm2 thanh sườn đứng đảm bảo độ bền.
b. Kiểm tra về độ võng:
fmax [f] = = = 0,21 cm.
fmax = .. = 0,11 cm.
Vậy fmax < [f] thanh sườn đứng đảm bảo điều kiện biến dạng
Kết luận : thanh sườn đứng đảm bảo khả năng chịu lực.
2. Kiểm tra sàn công tác:
Tải trọng trên sàn
- Ba người thi công + 1 đầm dùi
P1 = 200 + 20 = 220 kg
- Tải trọng một dầm công tác chịu: P = = = 110 kg
Mômen lớn nhất ở giữa dầm:
Mmax = = = 80 kgm
Dầm sàn công tác dùng [ có [] = 2100 kg/cm2
Wyc = = = 3,809 cm2
vậy cấu tạo 1 [8 có Wy = 5,89 cm2 > Wyc
Dầm sàn công tác được liên kết với thanh chống đứng của móng
Diện tích 2 cây chống đứng: F = 4,8 x 2 = 9,6 cm2
Diện tích yêu cầu: Fyc = = = 0,026 cm2
F > Fyc đảm bảo khả năng chịu lực.
3. Kiểm tra thanh chống xiên và thanh chống ngang:
Chọn thanh chống xiên và thanh chống ngang L50x50x5có
R’a = Ra = 3600 kG/cm2 ; F = 4,8 cm2
Lực tác dụng lên 1m dài của dầm thòi đầu:
q = p x 0,8 = 2075 x 0,8 = 1660 kg/m
Lấy mômen đối với điểm A, ta có:
MA = R x AK – ql x = 0
trong đó R: lực nén trong thanh chống xiên
R = = 1358,25 kG
Hệ số an toàn chống lật K = 1,3
Thanh chống xiên chịu nén dọc thớ. Ta có
R’a x F = 3600 x 4,8 = 17280 kG > 1,3 x 1358,25 = 1765,73 kG
vậy thanh chống xiên đảm bảo khả năng chịu lực
Lấy mômen đối với điểm B, nhận thấy lực kéo trong thanh chống ngang nhỏ hơn lực kéo trong thanh chống xiên. Vậy thanh chọn như vậy là đảm bảo khả năng chịu lực
B. TƯỜNG CHẮN:
- Tường cao 7m, dày 30 cm.
- Dùng cần trục tháp bánh xích để đổ bêtông
- Dùng tấm cốp pha thép tiêu chuẩn do hãng Lenex chế tạo
- Các sườn ngang và sườn đứng đều dùng bằng thép góc dạng [
- Khoảng cách giữa các sườn ngang : 0,75m
- Khoảng cách giữa các sườn đứng : 2,0m
- Kích thước cốp pha 30 x (1800 ; 1200 …)
1. Kiểm tra sườn dọc:
a. Kiểm tra độ bền
- Tải trọng do bêtông đổ vào cốp pha
p1 = 200 kg/m2. Cho thùng đổ 1 lần 0,2 m3
- Áp lực đẩy ngang
p2 = . H
H : Chiều cao lớp bêtông sinh ra áp lực ngang. Khi đầm bằng đầm dùi
H = 0,75 m.
p2 = 2500 x 0,75 = 1875 kg/m2
Tổng tải trọng tác dụng ngang lên cốp pha đứng:
p = p1 + p2 = 200 + 1875 = 2075 kg/m2
Vì cốp pha được ghép nằm ngang nên phía ngoài kế nó là hệ sườn đứng với khoảng cách a = 800.
Lực phân bố đều trên 1m dài sườn dọc cốp pha là:
q = 2075 x 0,9 = 1867,5kg/m
Mômen lớn nhất trên sườn:
M = = = 336,15kgm
Với sườn ngang cốp pha được cấu tạo bằng thép ][ N0 6,5 có
W = 30 cm3; J = 97,2 cm4 ; R = 2100 kg/cm2
Ứng suất lớn nhất của sườn ngang: = = = 1120,5 kg/cm2
< R = 2100 kg/cm2 sườn ngang đảm bảo độ bền.
b. Kiểm tra độ võng:
fmax [f] = = = 0,36 cm.
fmax = .. = 0,247cm.
Vậy fmax < [f] sườn dọc đảm bảo điều kiện biến dạng
Kết luận : Sườn dọc cốp pha đảm bảo khả năng chịu lực.
1. Kiểm tra thanh sườn đứng:
a. Kiểm tra về độ bền :
- Tải trọng do bêtông đổ vào cốp pha
p1 = 200 kg/m2. Cho thùng đổ 1 lần 0,2 m3
- Áp lực đẩy ngang
p2 = . H
H : Chiều cao lớp bêtông sinh ra áp lực ngang. Khi đầm bằng đầm dùi
H = 0,75 m.
p2 = 2500 x 0,75 = 1875 kg/m2
Tổng tải trọng tác dụng ngang lên cốp pha đứng:
p = p1 + p2 = 200 + 1875 = 2075 kg/m2
- Điểm liên kết chống đỡ thanh sườn đứng cách nhau 900mm. Hệ sườn đứng với khoảng cách a = 1200mm
- Lực phân bố trên 1 m dài sườn đứng
q = p x 1,2 = 2075 x 1,2 = 2490 kg/m
Mômen lớn nhất trên thanh sườn đứng
M = = = 252,11 kgm
Với sườn ngang cốp pha được cấu tạo bằng thép ][ N0 8 có
W = 44,8 cm3; J = 178,8 cm4 ; R = 2100 kg/cm2
Ứng suất lớn nhất của sườn đứng: = = = 562,75 kg/cm2
< R = 2100 kg/cm2 thanh sườn đứng đảm bảo độ bền.
b. Kiểm tra về độ võng:
fmax [f] = = = 0,27 cm.
fmax = .. = 0,002 cm.
Vậy fmax < [f] thanh sườn đứng đảm bảo điều kiện biến dạng
Kết luận : thanh sườn đứng đảm bảo khả năng chịu lực.
2. Kiểm tra sàn công tác:
Tải trọng trên sàn
- Ba người thi công + 1 đầm dùi
P1 = 200 + 20 = 220 kg
- Tải trọng một dầm công tác chịu: P = = = 110 kg
Mômen lớn nhất ở giữa dầm:
Mmax = = = 24,75 kgm
Dầm sàn công tác dùng [ có [] = 2100 kg/cm2
Wyc = = = 1,18 cm2
vậy cấu tạo 1 [5 có Wy = 2,75 cm2 > Wyc
3. Chọn hệ chống xiên:
Chọn hệ chống xiên như hình vẽ, đảm bảo đủ khả năng chịu lực.
C. CỘT:
- Cột có tiết diện 450 x 900
- Cốp pha cột được cấu tạo từ những tấm cốp pha tiêu chuẩn do hãng Lenex chế tạo. Theo chiều cạnh ngắn của cột dùng tấm có kích thước 300 x 1800, 150 x 900. Theo chiều cạnh dài dùng tấm 300 x 1800.
- Gông cột dùng thép góc L70x6 có khoảng cách đều 0,5m.
- Điều chỉnh thẳng đứng cốp pha bằng các cây chống có tăng đơ và bằng các dây thép giằng có tăng đơ neo vào các mẫu thép đã chôn sẵn trong bêtông. Các chi tiết này đặt cấu tạo vì khả năng chịu lực của nó là rất lớn so với tải trọng tác dụng.
1. Kiểm tra gông cột:
a. Kiểm tra độ bền:
- Tải trọng do bêtông đổ vào cốp pha
p1 = 200 kg/m2.
- Áp lực đẩy ngang
p2 = . H
H : Chiều cao lớp bêtông sinh ra áp lực ngang. Khi đầm bằng đầm dùi
H = 0,75 m.
p2 = 2500 x 0,75 = 1875 kg/m2
Tổng tải trọng tác dụng lên 1m2 là :
p = p1 + p2 = 200 + 1875 = 2075 kg/m2
- Dùng thép L70x6 có W = 7,43 cm3 ; J = 37,6 cm4
- Lực tác dụng trên 1m dài gông
q = p x 0,6 = 2075 x 0,6 = 1245 kg/m
- Điểm liên kết giữa 2 thanh gông:
l = 900 + 50 + 70 = 1020 mm
- Mômen lớn nhất trên gông:
M = = = 156kgm.
- Ứng suất lớn nhất: = = = 2090 kg/cm2
< R = 2100 kg/cm2 gông đảm bảo độ bền.
b. Kiểm tra độ võng:
fmax [f] = = = 0,306 cm.
fmax = .. = 0,23 cm.
Vậy fmax < [f] gông đảm bảo điều kiện biến dạng
Kết luận : gông đảm bảo khả năng chịu lực.
2. Kiểm tra thanh chống xiên:
Chọn cây chống xiên loại V2, cấu tạo hệ cây chống như hình vẽ là đủ khả năng chịu lực
D. DẦM SÀN:
1. Dầm chính:
- Kích thước dầm chính 450 x 1300
- Dùng tấm cốp pha thép tiêu chuẩn. Thành dầm dùng các tấm cốp pha thép 300x1800, 150x900. Đáy dầm dùng các tấm cốp pha 300x1800, 200x1500
- Góc giao giữa dầm và sàn dùng tấm góc trong
- Chống đỡ dầm bằng các cây chống thép
- Tại chỗ giao nhau giữa cốp pha thành và cốp pha đáy dầm bằng các tấm góc ngoài.
- Liên kết giữa các cốp pha bằng các nêm chốt, giữa các cốp pha và sườn chống đứng bằng các móc có bulông.
- Cốp pha thành được đặt nằm ngang nên phía ngoài có các sườn đứng dùng bằng 2L50x5 đặt ghép với nhau và cách khoảng a = 600 có W = 6,25 cm3; J = 22,4 cm4
a. Kiểm tra sườn đứng đỡ cốp pha thành dầm:
Khoảng cách giữa 2 điểm liên kết của sườn đứng là 800 mm.
Lực phân bố trên 1 m dài sườn đứng
q = p x 0,6 = 2075 x 0,8 = 1245 kg/m
Mômen lớn nhất sườn đứng:
M = = = 99.6 kgm
Dùng sườn đứng có :
W = 6,25 cm3 ; J = 22,4 cm4
Ứng suất lớn nhất của sườn dọc: = = = 1594 kg/cm2
< R = 2100 kg/cm2 sườn đứng đảm bảo độ bền.
fmax [f] = = = 0,21 cm.
fmax = .. = 0,11 cm.
Vậy fmax < [f] sườn đứng đảm bảo điều kiện biến dạng
Kết luận : sườn đứng đảm bảo khả năng chịu lực.
b. Kiểm tra thanh chống xiên :
Chọn thanh chống xiên và thanh chống ngang L50x50x5có
R’a = Ra = 3600 kG/cm2 ; F = 4,8 cm2
Lực tác dụng lên 1m dài của dầm thòi đầu:
q = p x 0,8 = 2075 x 0,8 = 1660 kg/m
Lấy mômen đối với điểm A, ta có:
MA = R x AK – ql x = 0
trong đó R: lực nén trong thanh chống xiên
R = = 3007kG
Hệ số an toàn chống lật K = 1,3
Thanh chống xiên chịu nén dọc thớ. Ta có
R’a x F = 3600 x 4,8 = 17280 kG > 1,3 x 3007= 3910 kG
vậy thanh chống xiên đảm bảo khả năng chịu lực
c. Kiểm tra sườn dọc đỡ cốp pha đáy dầm:
Vì dầm lớn, có tải trọng phân bố đều trên đáy dầm lớn nên để tăng khả năng chịu lực cho cốp pha đáy dầm ta dùng 2 thép I10 có W = 10 cm3 ; Jy = 35,2 cm4.
- Tải trọng do bêtông đổ vào cốp pha
p1 = 200 kg/m2.
- Trọng lượng kết cấu
p2 = (2500 + 600 + 120) x 1,2 = 3864 kg/cm2
- Tải trọng gây ra do đầm bêtông
p3 = 130 kg/m2
Tổng tải trọng tác dụng lên 1m2 là :
p = p1 + p2 + p3 = 200 + 3864+ 130 = 4194 kg/m2
Lực phân bố đều trên 1m dài sườn dọc cốp pha là:
q = 3330 x = 629,1 kg/m
Mômen lớn nhất trên sườn:
M = = = 28,31 kgm
Ứng suất lớn nhất của sườn dọc: = = = 283 kg/cm2
< R = 2100 kg/cm2 sườn dọc đảm bảo độ bền.
d. Kiểm tra đà ngang chịu lực đỡ dầm:
Đà ngang đỡ dầm dùng 2L70x6 ghép quy cách lại với nhau có J = 75,2 cm4 ; W = 14,86 cm3
Lực tác dụng lên đà ngang là lực truyền từ dầm xuống tại vị trí đặt thép chữ I đỡ đáy dầm.
Lực truyền vào dầm:
P = ql = 499,5 x 0,6 = 299,7 kg
Mômen lớn nhất trên đà ngang:
M = P x 0,45 = 299,7 x 0,45 = 134,865 kgm
Ứng suất lớn nhất trên đà ngang:
= = = 908 kg/cm2
< R = 2100 kg/cm2 đà ngang đảm bảo độ bền.
fmax [f] = = = 0,36 cm.
fmax = .(3l2 – 4a2) = (3x1202 – 4 x 452).
Vậy fmax = 0,0012 cm < [f] đà ngang đảm bảo điều kiện biến dạng
Kết luận : đà ngang đảm bảo khả năng chịu lực.
2. Dầm phụ:
- Cấu tạo cốp pha tương tự dầm chính: cốp pha thành, cốp pha đáy
- Việc tính toán, kiểm tra như dầm chính cho kết quả đảm bảo.
3. Sàn:
- Dùng các tấm cốp pha thép tiêu chuẩn do hãng Lenex chế tạo
- Dùng các dầm thép tiêu chuẩn để đỡ cốp pha sàn.
- Khoảng cách giữa các sàn là 900
- Khoảng cách giữa các tấm cốp pha sàn theo phương song song với dầm đỡ ta đặt thêm 1 dầm gỗ rồi chống các cây chống thêm vào.
- Cốp pha dầm (xà) có hai thành phần chính là thành và đáy. Cốp pha thành chịu lực xô ngang do việc đổ vữa bêtông và chấn động của đầm gây ra. Ta thường lấy cốp pha thành theo cấu tạo, cùng làm việc với các nẹp, gông, văng…
- Cốp pha đáy chịu lực thẳng đứng do trọng lượng của bêtông, của cốp pha (tải trọng tĩnh) và trọng lượng của người, của xe, của máy (tải trọng động) gây ra. Tuy nhiên, do ta sử dụng cốp pha thép định hình đã được chế tạo sẵn, vì thế việc tính toán thiết kế cốp pha ở đây thực tế là tìm khoảng cách của cột chống ở dưới cốp pha đáy.
Ở đây ta coi như một dầm liên tục có lực phân bố đều là q
q = qt x nt + qđ x nđ
với qt : tải trọng tĩnh, gồm có trọng lượng các loại như :
- Cốp pha: 600kg/m3
- Bêtông : 2500kg/m3
- Cốt thép sàn, tường, móng : 100kg/m3
- Cốt thép dầm, cột : 120kg/m3
Khoảng cách giữa các cột chống :
l =
với W : mômen kháng uốn tính theo công thức W =
: ứng suất cho phép của cốp pha thép
- Tải trọng tác dụng lên 1m2 sàn :
+ Trọng lượng bản thân kết cấu:
p1 = (2500 + 600 + 120) x 0,1 = 322 kg/m2
+ Tải trọng gây ra do đầm:
P2 = 130 kg/m2
+ Tải trọng do bêtông đổ vào cốp pha
P3 = 200 kg/m2.
+ Trọng lượng do người và xe phân bố đều trên 1m dài là 250 kg/m
- Lực phân bố đều trên 1m dài cốp pha sàn là:
q = (p1 + p2 + p3) x 22,2 + 250
= 322 x 1,1 x 22,2 + [(130 + 200) x 22,2 + 250]1,4 = 18470 kg/m
- Chọn cốp pha thép có mômen kháng uốn là 6,55 cm3
- Mômen kháng uốn của cốp pha thép W = 2220 x = 92,5 (cm3)
- Ứng suất cho phép của cốp pha thép = 3600kg/cm2
- Khoảng cách giữa các cột chống: l == 1,34(m)
Chọn an toàn là 1,2 m.
Lấy đợt 1 tính toán :
Số cây chống cần dùng : 133 cây
Diện tích 1 cây chống sàn phải chịu.
F = = 1,67 m2
Tải trọng tác dụng lên một đầu cây chống phải chịu lúc đổ sàn
N = P.F = x 1,67 = 1389 kg.
Vậy chọn cây chống loại V2 có [N] là 1500 kg
VIII. CÔNG TÁC BÊ TÔNG :
1. Những yêu cầu đối với vữa bêtông:
-Vữa bê tông phải được trộn thật đều, đảm bảo đồng nhất về thành phần.
-Phải đạt được cường độ (mác) theo thiết kế
-Phải đảm bảo thời gian chế trộn ,vận chuyển và đúc bê tông trong giới hạn quy định, thời gian các quá trình đó mà kéo dài thì phẩm chất của vữa bê tông bị giảm và đi đến không dùng được nữa.
-Vữa bê tông cần đáp ứng một số yêu cầu của thi công như phải có một độ lưu động nào đó, để có thể trút nhanh ra khỏi cối trộn, khỏi xe vận chuyển, để có thể đổ vào khuôn đúc nhanh ,chặt,lấp kín mọi khe hở giữa những thanh cốt thép dầy
-Cần lấy mẫu bê tông thí nghiệm để kiểm tra độ sụt và cường độ sau đây là những giới hạn về độ chảy (độ sụt) của vữa và thời gian đầm chặt bằng máy chấn động:
LOẠI KẾT CẤU BÊ TÔNG
ĐỘSỤT
(mm)
THỜI GIAN ĐẦM
(GIÂY)
Lớp bê tông lót mỏng ,bê tông sàn
10-20
35-25
Khối bê tông lớn,không cốt thép hoặc ít
cốt thép
20-40
25-15
Cột ,dầm trung bình và lớn
40-60
15-12
Kết cấu có nhiều cốt thép
60-80
12-10
Kết cấu có cốt thép đậm quá sức
80-120
10-5
2. Chế tạo hỗn hợp vữa bêtông (được dùng khi đổ bêtông cấu kiện nhỏ và dự phòng khi có sự cố xe trộn bêtông không đến kịp):
- Xi măng, cát, đá dăm và các chất phụ gia lỏng để chế tạo hỗn hợp vữa bê tông được cân đong theo trọng lượng. Nước và chất phụ gia cần đong theo thể tích.
- Cát rửa xong cần để nơi khô ráo rồi mới tiến hành cân đong nhằm giảm lượng nước có trong cát.
- Độ chính xác của các thiết bị cân đong cần được kiểm tra trước mỗi đợt đổ bê tông. Trong quá trình cân đong thường xuyên theo dõi để phát hiện và khắc phục kịp thời.
- Trình tự đổ vật liệu vào máy trộn cần tuân theo các qui định sau :
+ Trước hết đổ (15 ¸ 20)% lượng nước vào cối, rồi cho cát, sỏi đá và xi măng vào, đổ xi măng xen giữa các lớp cốt liệu. Trong khi cối quay trộn, đổ dần lượng nước còn lại để đảm bảo độ lưu động và độ dẻo của vữa.
+ Khi dùng phụ gia thì việc trộn phụ gia phải thực hiện theo sự chỉ dẫn của người sản xuất phụ gia.
+ Trong quá trình trộn để tránh bê tông bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào thùng trộn toàn bộ cốt liệu lớn và nước của một mẻ trộn và quay máy trộn khoảng 5 phút, sau đó cho cát và xi măng vào trộn tiếp theo thời gian đã qui định .
3. Vận chuyển vữa bêtông:
Ở trên ta biết khối lượng bêtông cho mỗi đợt là rất lớn, việc sản xuất bêtông tại công trường là không hợp lý. Bêtông cần được sản xuất tại nhà máy, do vậy phương án vận chuyển bêtông là dùng phương tiện cơ giới. Dùng cần trục, hay máy bơm có ống vòi voi để đổ bêtông các cấu kiện trên cao.
Việc vận chuyển hỗn hợp vữa bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần bảo đảm các yêu cầu sau :
- Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh để hỗn hợp bê tông bị phân tầng, bị chảy nước xi măng hoặc bị mất nước do nắng .
- Sử dụng thiết bị, nhân lực và phương tiện vận chuyển cần bố trí phù hợp với khối lượng, tốc độ trộn, đổ và đầm bê tông .
- Thời gian cho phép hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển cần được xác định bằng thí nghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng và phụ gia sử dụng tức là phụ thuộc vào tính ninh kết mau chậm của xi măng sử dụng, thường không nên lâu qúa 1 giờ.
- Khi dùng thùng treo để vận chuyển thì hỗn hợp bê tông đổ vào thùng không được vượt quá (65 ¸ 90)% dung tích thùng .
- Nếu vận chuyển bằng thiết bị chuyên dùng vừa đi vừa trộn thì công nghệ vận chuyển được xác định theo thông số kỹ thuật của thiết bị sử dụng .
- Khi vận chuyển vữa bê tông bằng máy bơm thì cần bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Độ lớn cốt liệu bị hạn chế, đường kính của sỏi đá không được vượt quá 1/3 đường kính ống dẫn .
+ Độ sụt của vữa bê tông phải ở trong giới hạn qui định là : (4 ¸ 10)cm .
+ Máy không được ngừng hoạt động quá lâu giờ , nếu ngừng quá lâu thì cứ 10 phút cho máy bơm chạy vài đợt bơm để khỏi tắc ống. Nếu phải ngừng hoạt động trên 2 giờ thì phải thông sạch ống bằng nước .
4. Đúc bêtông:
Trước khi tiến hành một đợt đúc bê tông nào cũng phải tiến hành một số công việc sau :
- Trước khi đổ bê tông cần phải kiểm tra, nghiệm thu ván khuôn, cốt thép, hệ thống sàn thao tác đã đạt đến các tiêu chuẩn kỹ thuật hay chưa. Nếu tất cả các tiêu chuẩn đề ra đã đạt được yêu cầu thì ghi vào văn bản, hồ sơ
- Phải làm sạch ván khuôn , cốt thép để lâu ngày sẽ bẩn, dọn rác rưởi, sũa chửa các khuyết tật , sai sót nếu co.ù
- Phải tưới nước ván khuôn để ván khuôn không hút mất nước xi măng (nếu dùng ván khuôn gỗ.
- Khi đổ vữa bê tông lên lớp vữa khô đã đổ trước thì phải làm sạch mặt bê tông tưới vào đó nước hồ xi măng rồi đổ bê tông mới vào.
- Phải có kế hoạch cung ứng đủ vữa bê tông để đổ liên tục trong một ca, một kíp.
Việc đổ bê tông cần đảm các yêu cầu sau :
- Khả năng thi công, nếu khối lượng bêtông quá lớn. Trước khi đổ bêtông móng thì cần chuẩn bị lớp bêtông lót. Lớp lót này làm bằng bêtông mác 150, dày 10 cm. Lớp lót có tác dụng làm bằng đáy móng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công đặt cốt thép móng, đồng thời không cho đất nền hút nước ximent khi đổ bêtông móng.
- Đổ bêtông những kết cấu công trình cần phải tiến hành theo hướng và theo lớp nhất định. Đổ bêtông mỗi lớp dày 20-30 cm,rồi đầm ngay.Với những kết cấu khối lớn phải tiến hành đổ thành nhiều lớp chồng lên nhau. Để có sự liên kết toàn khối giữa các lớp bêtông thì phải rải lớp bêtông mới lên lớp bêtông cũ trước khi lớp này ninh kết. Do yêu cầu như vậy ta phải khống chế mặt bằng thi công theo lớn thì ta chia thành nhiều khối nhỏ. Đây là cơ sở để ta phân đợt, phân đoạn hợp lý.
- Đổ bêtông cột từ trên cao xuống, chân cột hay bị rỗ do các hạt sỏi đá rơi từ trên cao xuống, đọng dồn ở đây.vậy nên đổ bêtông chân cột bằng loại vữa sỏi nhỏ, dầy độ 30 cm, khi đổ các lớp bêtông sau sỏi đá lớn sẽ rơi vùi vào trong lớp vữa này làm cho nó có thành phần bình thuờng.
- Khi đổ bêtông sàn, muốn đảm bảo độ dầy đồng đều cần đóng sơ các mốc trùng với cao trình mặt sàn. Khi đúc bêtông xong thì rút cọc mốc lên và lấp vữa lỗ hở bằng cao trình mặt sàn.
- Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốp pha, chiều dày lớp bê tông bảo vệ.
- Bê tông phải đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo qui định thiết kế.
- Giám sát chặt chẽ hiện tượng cốp pha, đà giáo và cốt thép trong quá trình thi công để có thể xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra.
- Mức độ đổ đầy hỗn hợp bê tông vào cốp pha phải phù hợp với số liệu tính toán, độ cứng chịu áp lực ngang của cốp pha do hỗn hợp bê tông mới đổ gây ra.
- Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp đổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NHA KHUNG TANG HAM.doc