Đồ án Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Châu Thành – Tỉnh Tiền Giang

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

DANH SÁCH CÁC BẢNG

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

I.1 Giới thiệu 1

I.2 Sự cần thiết của đề tài 1

I.3 Mục tiêu của đề tài 2

I.4 Giới hạn của đề tài 2

I.5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2

I.5.1 Nội dung nghiên cứu 2

I.5.2 Phương pháp nghiên cứu 3

I.5.2.1 Khảo cứu tài liệu 3

I.5.2.2 Phương pháp thiết kế 3

I.6 Thời gian biểu 3

I.7 Giới thiệu bố cục 4

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

II.1 Đặc trưng chất thải rắn 5

II.1.1 Định nghĩa 5

II.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 5

II.1.3 Thành phần và tính chất chất thải rắn sinh họat 6

II.1.3.1 Thành phần chất thải rắn của huyện Châu Thành 6

II.1.3.2 Thành phần chất thải rắn của các đô thị Việt Nam 6

II.1.3.3 Thành phần rác thải bệnh viện 8

II.1.3.4 Tỷ trọng chất thải rắn 9

II.1.3.5 Thành phần hoá học 12

II.2 Giới thiệu các công nghệ xử lý CTRSH ở Việt Nam 13

II.2.1 Chôn lấp rác hợp vệ sinh 14

II.2.1.1 Các kiểu phân loại bãi chôn lấp 14

II.2.1.2 Quy mô các bãi chôn lấp 16

II.2.1.3 Các công trình chủ yếu trong thiết kế bãi chôn lấp 16

II.2.1.4 Kỹ thuật vận hành bãi chôn lấp 16

II.2.1.4.1 Nguyên tắc vận hành 16

II.2.1.4.2 Phương pháp vận hành bãi chôn lấp 17

II.2.2 Chế biến rác thành phân hữu cơ 17

II.2.2.1 Các giai đoạn trong làm phân compost 18

II.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình chế biến Compost 19

II.2.2.3 Chất lượng Compost 25

II.2.3 Đốt rác 25

II.2.3.1 Khái niệm 25

II.2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy 26

II.2.3.3 Thiêu đốt rác (Incineration) 27

II.2.3.4 Nhiệt phân 28

II.3 So sánh các phương án xử lý rác 29

II.3.1 Khái quát những ưu nhược điểm chính của các công nghệ 29

II.3.2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các phương án 30

II.3.3 Xét theo mức độ an toàn đối với môi trường của các phương án 31

II.4 Những tác động của CTR trong bãi chôn lấp đối với môi trường 33

II.4.1 Tác động của chất thải rắn trong bãi chôn lấp đến môi trường nước 33

II.4.2 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường không khí 35

II.4.3 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường đất 40

II.4.4 Tác hại của CTR đến cảnh quan và sức khoẻ cộng đồng 40

CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTR TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH

III.1 Khối lượng CTR phát sinh hiện nay 42

III.2 Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý CTR 42

III.2.1 Phạm vi thu gom 42

III.2.2 Trang thiết bị thu gom và vận chuyển chất thải rắn 43

III.2.3 Tình trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn 43

III.3 Đánh giá chung về hiện trạng quản lý CTR huyện Châu Thành 43

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH BÃI CHÔN LẤP RÁC CỦA HUYỆN

IV.1 Tiêu chí 45

IV.2 Yếu tố khí hậu 46

IV.3 Địa chất thuỷ văn 47

IV.4 Địa chất công trình 49

IV.5 Sự phân bố dân cư của huyện 52

IV.6 Hiện trạng kinh tế và khả năng tăng trưởng kinh tế 53

IV.7 Dự báo về dân số và CTR của huyện 54

IV.7.1 Dự báo về dân số của huyện đến năm 2016 54

IV.7.2 Dự báo về khối lượng rác thải phát sinh của huyện đến năm 2016 55

IV.8 Phương pháp dự báo sự thay đổi thành phần CTR trong thời gian tới 56

CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP

V.1 Lựa chọn địa điểm 57

V.2 Bố trí mặt bằng 57

V.3 Tính toán diện tích các hô chôn rác 58

V.4 Lớp chống thấm 60

V.5 Lớp ohủ cuối cùng 60

V.6 Đường ra vào rác 60

V.7 Thu gom nước rác 61

V.8 Lưu lượng nước thải bãi rác 62

V.9 Tính toán hệ thống xử lý nước rác 63

V.9.1 Công nghệ xử lý nước rò rỉ 63

V.9.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ 64

V.9.3 Tính toán các thông số cho hệ thống xử lý nước rò rỉ 65

V.9.3.1 Tính toán lưu lượng cần xử lý 65

V.9.3.2 Bể hiều hòa 65

V.9.3.3 Bể lắng 1(sử dụng bể lắng đứng) 65

V.9.3.4 Bể arotank 67

V.9.3.5 Bể lắng 2 68

V.10 Lượng khí sinh ra từ bãi rác 69

V.11 Tính toán bán kính thu hồi khí trên các hố chôn 70

V.12 Phân bố hệ thống thu khí cho các hố chôn 73

V.13 Tính toán giá thành 74

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

VI.1 Kết luận 76

VI.2 Kiến nghị 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 21139 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Châu Thành – Tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạng lỏng ở nhiệt độ trong phòng và có chứa các loại hóa chất như acid acetic, acetone và methanol. Than, chứa chủ yếu là carbon tinh khiết và các vật liệu tro Trong phương trình trên, các hợp chất hắc ín và/hoặc dầu lỏng thu hồi được biểu diễn theo công thức C6H8O. Sự phân bố các thành phần sản phẩm phụ thuộc rất nhiều và nhiệt độ của quá trình nhiệt phân. Sự phụ thuộc này được thể hiện trong bảng sau: Bảng 10: Sản phẩm nhiệt phân Nhiệt độ (0F) Chất thải (lb) Khí (lb) Các acid và hắc ín (lb) Than (Lb) Khối lượng tính toán ( lb) 900 100 12,33 61,08 24,71 98,12 1200 100 18,64 18,64 59,18 99,62 1500 100 23,69 59,67 17,24 100,59 1700 100 24,36 58,70 17,67 100,73 Nguồn: George Tchobanoglous, Hilary Theisen, Rolf Eliassen Solid Wastes, Engineering Principles and Management Issues, Tokyo 1977 Số liệu công bố ở Hoa Kỳ cho thấy nhiệt phân một tấn rác đô thị cho phép thu hồi được 2 gallons dầu nhẹ (light oil), 5 gallons hắc ín và nhựa đường, 25 pounds ammonium sulphate, 230 pounds than, 17.000 feet khối khí và 133 gallons chất lỏng. Tất cả các chất kể trên đều có thể tái sử dụng như là nhiên liệu. II.3 SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ RÁC Mỗi phương án trên đều có những ưu khuyết điểm riêng của chúng. Vì vậy để làm căn cứ cho việc lựa chọn, các phương án này sẽ được tính ưu khuyết điểm và so sánh theo các khía cạnh khác nhau dưới đây: II.3.1 Khái quát những ưu nhược điểm chính của các công nghệ Bảng 11: So sánh ưu nhược điểm của các công nghệ xử lý rác Phương án, công nghệ xử lý Ưu điểm chính Nhược điểm chính Tính phù hợp Chôn lấp hợp vệ sinh Chi phí đầu tư và vận hành thấp Đòi hỏi diện tích mặt bằng lớn Phù hợp với điều kiện của Huyện Châu Thành – Tỉnh Tiền Giang có mặt bằng đủ rộng nhưng lại hạn hẹp trong chi phí đầu tư Compost Tận dụng được nguồn rác thải để sản xuất ra phân bón phục vụ nông nghiệp, tiết kiệm đất đai cho việc chôn lấp Đòi hỏi phải phân loại rác triệt để, chi phí đầu tư ban đầu và vận hành khá cao, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, lượng rác thải đầu vào cho việc chế biến phải ổn định. Phù hợp với nguồn rác thải có nhiều thành phần hữu cơ Lò đốt rác Cho phép xử lý đồng thời nhiều loại rác thải có nguồn gốc khác nhau Chi phí đầu tư và vận hành cao, hạn chế trong việc kiểm soát khí thải có chứa dioxin, ít hiệu quả đối với rác mà thành phần hữu cơ chiếm ưu thế, rác có độ ẩm cao. Phù hợp với rác công nghiệp, rác y tế có nhiều thành phần nguy hại Nguồn: Đánh giá, đề xuất phương pháp xử lý chất thải rắn tỉnh Tiền Giang Sở Tài Nguyên - Môi Trường Tiền Giang II.3.2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các phương án Bảng 12 : Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các phương án STT Chỉ số đánh giá Chôn lấp Compost Lò đốt 1 Tính phù hợp với các điều kiện tự nhiên tại khu xử lý rác. TB Cao Thấp 2 Khả năng đáp ứng yêu cầu về mặt bằng. Cao TB Rất cao 3 Tính phù hợp với loại rác đưa tới khu vực xử ly.ù Cao TB Rất cao 4 Tính chắc chắn về hiệu quả xử lý. TB TB Cao 5 Khả năng đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng. Cao Thấp Cao 6 Khả năng đáp ứng yêu cầu về máy móc thiết bị sẵng có trong nước. Cao TB Rất thấp 7 Khả năng đáp ứng các yêu cầu trong việc thi công xây dựng công trình. TB Cao Thấp 8 Mức độ đòi hỏi bổ sung các nguyên liệu nhiên liệu và hoá chất. Rất thấp Cao Thấp 9 Khả năng sẵng có các giải quyết trong tình huống bất trắc. Cao TB Thấp 10 Yêu cầu về cán bộ có trình độ chuyên môn. Thấp TB Cao 11 Tính phức tạp trong vận hành và quản lý. Thấp TB Cao Nguồn: Đánh giá, đề xuất phương pháp xử lý chất thải rắn tỉnh Tiền Giang Sở Tài Nguyên - Môi Trường Tiền Giang. II.3.3 Xét theo mức độ an toàn đối với môi trường của các phương án: Các phương pháp xử lý rác thải thường không tránh khỏi cacù vấn đề môi trường thứ cấp và trong một số trường hợp, các vấn đề môi trường thứ cấp đôi khi lại nguy hiểm và nan giải hơn chính bản thân vấn đề chính, ví dụ như: nước rò rỉ rác lại là vấn đề khó giải quyết triệt để mặc dù nó chỉ phát sinh sau vấn đề chính là xử lý rác thải sinh hoạt. Vì vậy trong hầu hết các trường hợp, việc xử lý các chất thải thứ cấp là một yêu cầu không thể thiếu trong hệ thống công nghệ xử lý rác thải. Nhận thức rõ điều này, nhiều công nghệ xử lý hiện nay đã chú trọng tới việc phát triển các giải pháp kỹ thuật và công nghệ thích hợp để nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động môi trường từ các chất thải thứ cấp. Nếu được đầu tư đúng mức và quản lý vận hành tốt các chất thải thứ cấp không còn là vấn đề của công nghệ xử lý rác. Tuy nhiên chúng ta sẽ không loại trừ khả năng gây ô nhiễm và tác động đến môi trường của cá hệ thống xử lý trong một số tình huống nhất định. Vì vậy để làm căn cứ xét chọn công nghệ xét chọn cho xử lý rác thải trong địa bàn Huyện Châu Thành, các chỉ số đánh giá về mặt môi trường thường được xem xét ở tình huống xấu nhất. Bảng 13: Mức độ an toàn đối với môi trường STT Chỉ số đánh giá Chôn lấp Compost Lò đốt 1 Độ an toàn về cháy nổ. TB TB TB 2 Liên quan đến các mầm bệnh. TB TB Cao 3 Ô nhiễm nuớc mặt. Thấp TB Cao 4 Ô nhiễm nước ngầm. Thấp TB Cao 5 Mùi hôi. Thấp TB Cao 6 Liên quan đến các hiệu ứng phụ khi sử dụng chế phẩm sinh học. Thấp Thấp Cao 7 Cặn bùn phát sinh do việc xử lý nước rác. Thấp TB Cao 8 Phát thải các chất khí ô nhiễm. TB Cao Cao Nguồn: Đánh giá, đề xuất phương pháp xử lý chất thải rắn tỉnh Tiền Giang Sở Tài Nguyên - Môi Trường Tiền Giang Dựa vào các đánh giá so sánh ở trên và căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, tác giả lựa chọn đề xuất phương án 1 để xử lý chất thải rắn cho huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. II.4 NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN TRONG BÃI CHÔN LẤP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG Chất thải rắn khi đã chôn lấp không phải là không ảnh hưởng đến môi trường sống, nếu như không được chôn ở một bãi chôn hợp vệ sinh và chôn không đúng tiêu chuẩn thì rất nguy hiểm và ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của cộng đồng. Có rất nhiều khía cạnh ảnh hưởng đến môi trường trong một bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt màa chúng ta cần quan tâm như : vấn đề nước thải rò rĩ , vấn đề khí thải phát sinh trong bãi chôn lấp, vấn đề cảnh quan xung quanh bãi.... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nuớc, không khí... II.4.1 Tác động của chất thải rắn trong bãi chôn lấp đến môi trường nước Chất thải rắn đô thị , đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ kết hợp với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt, hình thành nước rò rĩ bãi rác. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác cũng sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Các chất ô nhiễm trong nước rò rĩ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân hủy sinh học, hóa học ... Nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ rất cao COD: từ 3.000- 45.000mg/l, N-NH3: từ 10-800 mg/l, BOD5: từ 2.000 -30.000 mg/l, TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng: 1.500 – 20.000 mg/l, Phosphorus tổng cộng: từ 1-70 mg/l... và lượng lớn các vi sinh vật). Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi không có lớp chống thấm, sụt lún hoặc lớp chống thấm bị thủng ...) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm cho tầng nước và sẽ rất nguy hiểm khi con người sử dụng tầng nước này phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt. Ngoài ra, chúng còn có khả năng di chuyển theo phương ngang, rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Nếu rác thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đoạn lên men axit sẽ cao hơn so với giai đoạn lên men mêtan. Đó là do các axit béo mới hình thành tác dụng với kim loại tạo thành phức kim loại. Các hợp chất hydroxyl vòng thơm, axit humic và axit fulvic có thể tạo phức với Fe, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn ... Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí khử sắt có hóa trị 3 thành sắùt hóa trị 2 sẽ kéo theo sự hòa tan của các kim loại như Ni, Pb, Cd và Zn. Vì vậy , khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác định nồng độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm. Ngoài ra, nước rò rĩ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: các chất hữu cơ bị halogen hóa, các hydrocarbon đa vòng thơm ... chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe, sinh mạng của con người hiện tại và cả thế hệ con cháu mai sau. Tính chất nước thải rò rỉ Nước thải từ bãi rác có chứa các chất hữu cơ và vô cơ (đặc biệt là các ion kim loại nặng) là nguồn ô nhiễm rất lớn. Nước thải này có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao thường gấp 20 – 30 lần nước thải bình thường (BOD trung bình khoảng 6.000 – 7.000 mg/l). Tuy nhiên nồng độ các chất ô nhiễm sẽ giảm dần theo thời gian và từ năm thứ 3 trở đi còn rất thấp. Theo tính toán và đo đạc tại một số bãi chôn lấp với một vài thông số chính cho kết quả như sau: Bảng 14: Thông số các chỉ tiêu ô nhiễm tại một số bãi rác STT Chỉ tiêu Đơn vị Bãi Tân Phước 01.12.2005 Bãi Gò Công 1.1.2006 TCVN 5945-1995 loại B 1 PH 8.8 8.95 5.59 2 COD mg/l 2.900 5.400 100 3 BOD5 mg/l 830 - 50 4 SS mg/l 304 1.090 100 5 Coliform MPN/100ml 3,8*10-6 220.000 10.000 6 Tổng P mg/l 13,64 13 6 7 Tổng N mg/l 698 1073 60 8 Cd mg/l < 0,001 - 0,02 9 Pb mg/l < 0,02 < 0,16 0,5 10 Hg mg/l < 0,001 0,2 0,005 11 Cu mg/l 0,1 - 1 12 Cr mg/l - 1,01 - Nguồn:Sở Tài nguyên – Môi Trường Tỉnh Tiền Giang. II.4.2 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường không khí Các loại rác thải dễ phân hủy ( như thực phẩm, trái cây hỏng...), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp ( nhiệt độ tốt nhất là 35o C và độ ẩm 70 – 80% ) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm khác có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. Trong điều kiện kỵ khí: gốc sulfate có trong rác có thể bị khử thành sulfide (S2-), sau đó sulfide tiếp tục kết hợp với ion H+ để tạo thành H2S, một chất có mùi hôi khó chịu theo phản ứng sau: 2 CH3 CHCOOH + SO42- ® 2CH3COOH + S2- + H2O + CO2 S2- + 2 H+ ® H2 S Sulfide lại tiếp tục tác dụng với các Cation kim loại , ví dụ như Fe2+ tạo nên màu đen bám vào thân , rễ hoặc bao bọc quanh cơ thể vi sinh vật. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ, trong đó có chứa sulfur trong chất thải rắn có thể tạo thành các hợp chất có mùi hôi đặc trưng như: Methyl mercaptan và axid amino butyric. CH3SCH2 CH2 CH(NH2)COOH ® H3SH + CH3 CH2 CH2(NH2)COOH. Methionine ® methyl mercaptan Aminobutyric acid Methyl mercaptan có thể bị thủy phân tạo ra methyl alcohol và H2S . Quá trình phân hủy rác thải chứa nhiều đạm bao gồm cả quá trình lên men chua, lên men thối, mốc xanh , mốc vàng... có mùi ôi thiu. Đối với các acid amin: tùy theo môi trường mà chất thải rắn có chứa các acid amin sẽ bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện kỵ khí hay hiếu khí. Trong điều kiện hiếu khí: acid amin có trong rác thải hữu cơ được men phân giải và vi khuẩn tạo thành axit hữu cơ và NH3 ( gây mùi hôi). R- CH(COOH) - NH2 ® R - CH2 - COOH + NH3 Trong điều kiện kỵ khí: acid amin bị phân hủy thành các chất dạng amin và CO2. R- CH(COOH) - NH2 ® R - CH2 - NH2 + CO2 Trong số các amin mới được tạo thành có nhiều loại gây độc cho người và động vật. Trên thực tế , các amin được hình thành ở hai quá trình kỵ khí và hiếu khí . Vì vậy đã tạo ra một lượng đáng kể các khí độc và cả vi khuẩn, nấm mốc phát tán vào không khí Bảng 15: Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác Thành phần khí % Thể tích - CH4 - CO2 - N2 - O2 - NH3 - SOx, H2S, - Mercaptan... - H2 -CO - Chất hữu cơ bay hơi vi lượng 45 – 60 40 - 60 2 - 5 0,1 - 1,0 0,1 - 1,0 0 - 1,0 0 - 0,2 0 - 0,2 0,01 – 0,6 Nguồn: Xử lý chất thải rắn, Viện Tài Nguyên – Môi Trường Nhận xét: Bảng trên cho thấy nồng độ CO2 trong khí thải bãi rác khá cao. Khí CH4 được hình thành trong điều kiện phân hủy kỵ khí, tăng nhanh và đạt cực đại. Do vậy, đối với các bãi chôn rác có qui mô lớn đang hoạt động hoặc đã hoàn tất công việc chôn lấp nhiều năm, cần kiểm tra nồng độ khí CH4 để hạn chế khả năng gây cháy nổ tại khu vực. Bảng 16: Diễn biến thành phần khí thải bãi rác Khoảng thời gian từ lúc hoàn thành chôn lấp (tháng) % Trung bình theo thể tích N2 CO2 CH4 0 - 3 5,2 88 5 3 - 6 3,8 76 21 6 - 12 0,4 65 29 12 - 18 1,1 52 40 18 - 24 0,4 53 47 24 - 30 0,2 52 48 30 - 36 1,3 46 51 36 - 42 0,9 50 47 42 - 48 0,4 51 48 Nguồn: Xử lý chất thải rắn, Viện Tài nguyên – Môi trường Hiện tại huyện chưa có số liệu quan trắc tại bãi rác để có thể đưa ra nhận xét chính xác về những ảnh hưởng của khí thải bãi rác đến môi trường không khí, Vì vậy, tác giả tham khảo số liệu đo đạc thực tế chất lượng không khí tại một số vị trí nằm gần bãi chôn lấp rác hiện hữu của huyện để đánh giá phạm vi ảnh hưởng của bãi chôn lấp chất thải rắn đến môi trường không khí xung quanh trong khu vực. Bảng 17: Kết quả phân tích chất lượng không khí tại Khu công nghiệp Bình Đức STT Chất ô nhiễm Đơn vị đo 2002 2003 2004 1 CO Mg/m3 4,72 3,5 4,7 2 NO2 Mg/m3 0,018 0,0023 0,015 3 SO2 Mg/m3 0,008 0,0006 0,0017 4 Bụi lơ lửng Mg/m3 0,83 1,5 0,7 Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang Bảng 18: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh STT Vị trí Thông số Diễn biến theo năm Đơn vị 2003 2004 2005 1 Ngã ba Trung Lương NO2 Mg/m3 0,027 0,004 0,007 SO2 Mg/m3 KPH 0,0003 0,0033 CO Mg/m3 2,79 4,5 5,8 Bụi Mg/m3 1,67 0,5 0,58 2 Ngã tư UBND huyện NO2 Mg/m3 0,011 0,0017 0,006 SO2 Mg/m3 KPH 0,0002 0,0004 CO Mg/m3 3,86 2,7 3,05 Bụi Mg/m3 1,5 0,84 0,17 Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang Nhận xét: Bụi Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh trong các năm 2003, 2004, 2005 tại một số điểm đo trong huyện cho thấy : nồng độ bụi trung bình tại các khu công nghiệp, đô thị, dân cư không tăng so với năm 2002. Tuy nhiên, kết quả phân tích hàm lượng bụi đều dao động ở mức cao hơn tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 – 1995, quy định 0,3 mg/m3) từ 3 - 10 lần. Vào mùa khô tại các vị trí đo trên trục Quốc lộ 1, , Thị trấn Tân Hiệp, Trung tâm ytế huyện, ngã tư uỷ ban nhân dân huyện,… nồng độ bụi thường cao hơn tiêu chuẩn cho phép 3 - 12 lần. Khí NO2 Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh trong các năm 2003, 2004, 2005 tại một số điểm đo trong huyện cho thấy : nồng độ NO2 trung bình dao động trong khoảng 0,001- 0,1mg/m3 thấp hơn TCVN 5937-1995 quy định 0,4mg/m3. Giá trị nồng độ NO2 cao nhất đo được thuộc khu vực thành thị vào mùa khô và tập trung vào các giờ cao điểm tại các trục lộ chính. SO2 Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh trong các năm 2003, 2004, 2005 tại một số điểm đo trong huyện cho thấy : nồng độ SO2 trung bình nằm ở mức tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937-1995 quy định 0,5mg/m3), và có hơi giảm hơn so với các năm trước. CO Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh trong các năm 2003, 2004, 2005 tại một số điểm đo trong huyện cho thấy : nồng độ CO dao động từ 2,7 - 5,8 mg/m3 còn nằm ở mức tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 - 1995 quy định 40mg/m3). Căn cứ vào các số liệu đo đạc thực tế môi trường không khí xung quanh (trong đó có một số điểm nằm tương đối gần bãi rác của huyện) cho thấy : bãi chôn lấp chất thải rắn của huyện chưa gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường không khí trong khu vực. II.4.3 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường đất Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí ,khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian , cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản , nước , CO2 ,CH4... Với một lượng rác thải và nước rò rĩ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này . Đối với rác không phân hủy (nhựa, cao su,...) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất. II.4.4 Tác hại của chất thải rắn đến cảnh quan và sức khoẻ cộng đồng Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảûnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan đô thị. Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết... tạo điều kiện tốt cho muỗi, chuột , ruồi .. sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người , nhiều lúc trở thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng... tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như bệnh : sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, phó thương hàn, tiêu chảy, giun sán , lao... Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng qui định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chất thải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như : kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, PCB, hợp chất hữu cơ bị halogen hóa.... Tại các bãi rác lộ thiên , nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và công đồng dân cư trong khu vực: gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người. Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống thoát nước đô thị. Khí SO2, NO2 là các chất khí kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành các axít. SO2, NO2 vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi chuyển vào máu tuần hoàn. SO2, NO2 khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axít lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2 - 3 micromét sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. Sự tích lũy SO2, NO2 trong khí quyển dẫn đến axít hóa nước mưa. Khí SO2 là tác nhân chính gây nên hiện tượng mưa axít đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Ôxít cacbon (CO) là một loại khí độc do nó có cảm ứng rất mạnh với hồng cầu trong máu tạo ra CacboxyHemoglobin làm hạn chế sự trao đổi và vận chuyển oxy của máu đi nuôi cơ thể. CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTR TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH III.1. KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH HIỆN NAY Số liệu thống kê khối lượng rác thải trong huyện trong những năm gần đây được đưa ra trong bảng sau: Bảng 19: Khối lượng rác thải những năm gần đây Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Khối lượng rác (tấn/ năm) 20.360 21.595 22.830 24.065 25.300 26.533 Nguồn: Phòng Tài Nguyên – Môi Trường Tỉnh Huyện Châu Thành. Trong những năm gần đây, khối lượng chất thải rắn của huyện có sự gia tăng liên tục. Ứớc tính khối lượng rác phát sinh mỗi ngày hiện nay trong huyện khỏang 72tấn/ ngày III.2. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN III.2.1. Phạm vi thu gom Hiện tại, Ban quản lý chợ Thị Trấn Tân Hiệp chịu trách nhiệm thu gom toàn bộ chất thải rắn của khu vực, trong đó chủ yếu là thu gom rác chợ Thị trấn và các chợ trung tâm của 24 xã ( Tân hội đông , Tân Hương, Tân Lý Đông, Tân Lý Tây, Thân Cửu Nghĩa, Tam Hiệp, Điềm Hy, Nhị Bình, Dưỡng Điềm, Đông Hoà, Long Định, Hữu Đạo, Long An, Long Hưng, Bình Trưng, Phước Thạnh, Thạnh phú, Bàn Long, Vĩnh Kim, Bình Đức, Song Thuận, Kim sơn, Phú Phong, Thới Sơn ) và các tuyến trục giao thông chính, khu dân cư tập trung , khu tái định cư như khu tái định cư Tân Hương... Dự tính sẽ mở rộng thu gom trên toàn huyện vào năm 2007. III.2.2. Trang thiết bị thu gom và vận chuyển chất thải rắn Trang thiết bị thu gom và vận chuyển của huyện Châu Thành (năm 2005) được đưa ra như sau: - Xe thô sơ (ba gác máy ) : 8 chiếc - Xe ben vận tải nhẹ 2,5 tấn : 3 chiếc Nguồn : Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Châu Thành. III.2.3. Tình trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn Với dân số hiện nay khoảng 253.593 người, ước tính tổng khối lượng rác sinh ra trong năm 2006 là 27.768 tấn. Tuy nhiên theo số liệu của Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Châu Thành thì khối lượng chất thải rắn thu gom thực tế được trong tòan huyện chỉ vào khỏang 50% trên tổng số lượng phát sinh. Lượng rác thu gom được đưa đi chôn lấp ở bãi rác của tỉnh đặt tại huyện Tân Phước cách huyện Châu Thành khỏang 30km. Hiện tại, Ban quản lý chợ Thị Trấn Tân Hiệp có một đội xe chuyên làm nhiệm vụ vận chuyển chất thải từ huyện ra bãi chứa rác. Các xe thô sơ (ba gác) thu gom rác từ các hộ gia đình, các đường nhỏ mà xe lớn không vào được, các khu công cộng… Xe tải vận chuyển rác tiếp từ các điểm hẹn lấy rác trong huyện (04 điểm hẹn chính) ra bãi đổ. Hiện nay, nhân sự có 12 người chịu trách nhiệm thu gom vận chuyển rác vào bãi đổ. III.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH Hiện tại, huyện Châu Thành chưa có quy họach xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh cho tòan huyện, toàn bộ chất thải được thu gom và vận chuyển ra bãi rác của tỉnh nhưng bãi rác này lại sắp đầy . Để chủ động trong khâu thu gom, xử lý rác thải, dự kiến trong năm 2007 Huyện sẽ tiến hành quy họach 01 bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh cho tòan huyện tại xã Phú Phong. Ngoài ra, rác thải y tế cũng không được xử lý đúng cách mà lại hiện tại vẫn được thu gom – xử lý cùng với chất thải sinh hoạt là nguyên nhân gây bệnh dịch do vi trùng truyền bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng dân cư. Chất thải chỉ mới thu gom được một lượng nhỏ so với lượng phát sinh, phần còn lại bị thải xuống sông hoặc ở trong các ngõ, mương, rãnh thoát nước làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoidungluanvan.doc
  • dwgHOCHON1.dwg
  • dwgHOCHON22.dwg
  • dwghoga.dwg
  • dwgMATBANG.dwg
  • docmucluc.doc
  • docNHIEM VU.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc
Tài liệu liên quan