Đồ án Thiết kế cải tạo hệ thống xử lý nước thải công ty Pepsico Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương

MỤC LỤC

Chương 1: MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.4.1 Đối tượng nghiện cứu 2

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.6 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 3

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÁNH SNACK - CÔNG TY PEPSICO VIỆT NAM - CN BÌNH DƯƠNG

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT BÁNH SNACK (KHOAI TÂY CHIÊN) 4

2.2 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÁNH SNACK - CÔNG TY PEPSICO VIỆT NAM - CN BÌNH DƯƠNG 5

2.2.1 Vị trí địa lý 5

2.2.2 Ngành nghề sản xuất kinh doanh 5

2.2.3 Sản phẩm và quy mô sản xuất tại nhà máy 5

2.2.4 Quy trinh sản xuất khoai tây 7

Chương 3: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY PEPSICO VIỆT NAM - CN BÌNH DƯƠNG

3.1 ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI VÀ THÔNG SỐ THIẾT KẾ 13

3.1.1 Đặc tính nước thải 13

3.1.2 Thông số thiết kế 13

3.2 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 15

3.2.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải tại công ty 15

3.2.2 Tính chất nước thải thực tế 16

3.2.2.1 Hệ thống song chắn rác 19

3.2.2.2 Bể thu gom – SA 19

3.2.2.3 Bể thu gom – SB 19

3.2.2.4 Bể tách dầu mỡ - B01 19

3.2.2.5 Bể lắng sơ bộ - B02 19

3.2.2.6 Bể cân bằng - B03 20

3.2.2.7 Bể sinh học kỵ khí UASB - B04 20

3.2.2.8 Bể sinh học hiếu khí Aerotank - B06 20

3.2.2.9 Bể lắng 2 (lắng trong) - B07 21

3.2.2.10 Bể khử trùng - B08 21

3.2.2.11 Ngăn chứa bùn 21

3.2.2.12 Bể nén bùn - B09 21

3.2.3 Hiện trạng các thiết bị trong hệ thống 22

Chương 4: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH BỂ TUYỂN NỔI

4.1 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 25

4.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 25

4.3 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 25

4.3.1 Tính toán thiết kế mô hình bể tuyển nổi 25

4.3.2 Các thiết bị dùng trong mô hình 27

4.4 TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM 27

4.4.1 Nội dung thí nghiệm 27

4.4.2 Địa điểm thực hiện thí nghiệm và lấy mẫu 28

4.4.3 Thực hiện lấy mẫu 28

4.4.4 Tiến hành chạy mô hình thí nghiệm 28

4.5 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 29

Chương 5: ĐỀ XUẤT- TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

5.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CẢI TẠO 32

5.1.1 Nguyên nhân hệ thống hoạt động không hiệu quả 32

5.1.2 Dựa vào kết quả thí nghiệm 33

5.2 ĐỀ XUẤT-TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO 33

5.2.1 Phương án cải tạo 33

5.2.2 Sơ đồ dây chuyền nghệ đề xuất theo Phương án 35

5.2.3 Hiệu suất xử lý theo phương án đề xuất 36

5.2.4 Tính toán phương án cải tạo 38

5.2.4.1 Nước thải ra từ dòng nước thải chứa dầu 38

5.2.4.2 Nước thải ra từ dòng nước thải rửa khoai tây 44

5.2.5 Tính toán kinh tế phương án cải tạo 58

5.2.5.1 Chi phí đầu tư 58

5.2.5.2 Chi phí vận hành 60

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN 62

6.2 KIẾN NGHỊ 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc83 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5522 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế cải tạo hệ thống xử lý nước thải công ty Pepsico Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
= 9 m3 Chức năng của bể là: Tập trung nước thải chứa dầu trước khi được bơm đến bể tách dầu mỡ B01 3.2.2.3 Bể thu gom - SB Chiều dài × chiều rộng × chiều cao của bể là: L×B×H = 2 × 1,5 × 3 = 9 m3 Chức năng của bể là: Tập trung nước thải tẩy rửa khoai. Sau đó nước thải được bơm đến bể lắng sơ bộ B02 3.2.2.4 Bể tách dầu mỡ - B01 Chiều dài × chiều rộng × chiều cao của bể là: L×B×H = 12,3 × 3 × 2 = 73,8 m3 Chức năng của bể: Dầu sẽ được tách ra bằng thiết bị vớt dầu nhằm làm giảm lượng dầu trong bể từ 30mg/l xuống dưới 10mg/l trước khi vào bể cân bằng B03. Hiện trạng thực tế: Hệ thống tách dầu không hoạt động, nguyên nhân là do hàm lượng nước thải chứa dầu có nhiều chất rắn lơ lững, nhiều rác thải và tinh bột cao nó tạo thành lớp màng trên mặt nước và đóng thành màng cứng. Hệ thống tách dầu này chỉ dùng để tách dầu lỏng do đó không tách dầu ra khỏi nước thải được. Hiện tại dầu được tách ra ở bể tách dầu là dùng máy bơm màng bơm lớp dầu trên mặt ra khỏi bể và công nhân vớt dầu bằng dụng cụ vớt thủ công. 3.2.2.5 Bể lắng sơ bộ - B02 Chiều dài × chiều rộng × chiều cao của bể là: L×B×H = 12,3 × 4,3 × 2 = 98,4 m3 Chức năng của bể là: Lắng hạt cặn lơ lửng trong nước xuống đáy lượng cặn này sẽ được cánh gạt của thiết bị cào bùn dẫn về hố thu bùn và bơm đến bể nén bùn B09. Nước thải sau khi lắng sẽ được dẫn đến bể cân bằng B03. Hiện trạng thực tế: Do nước thải ở các bể trước không vớt được vỏ của khoai tây nên ở bể lắng vỏ khoai tây nổi lên rất nhiều. 3.2.2.6 Bể cân bằng - B03 Chiều dài × chiều rộng × chiều cao của bể là: L×B×H = 12,3 × 9 ×4,5= 498 m3 Chức năng của bể là:Điều hòa lưu lượng và nồng độ các thành phần (BOD,COD, pH…) tạo môi trường đồng nhất tránh hiện tượng lắng cặn và phân hủy kỵ khí đảm bảo pH duy trì 6,8-7,2 trước khi vào bể UASB B04. Hiện trạng thực tế: Thể tích bể lớn nhưng lưu lượng nước nhỏ nên nước trong bể điều hòa chỉ chiếm ½ thể tích bể. Bể sinh học kỵ khí UASB - B04 Chiều dài × chiều rộng × chiều cao của bể là: L×B×H = 17,3 × 8× 6,5 = 899,6 m3 Tải trọng bể lúc đầu là 2kg COD/m3/ngày sau đó tăng dần lên 6kg COD/m3/ngày. Nhiệt độ nước thải trong bể là 30-350C, pH= 6,8-7,2. Hàm lượng axit béo bay hơi VFA< 3meq. Vận tốc nước dâng trong bể duy trì trong khoảng 0,58-1,2 m/h Chức năng của bể là: nước thải được phân phối đều từ dưới lên trên qua đệm bùn kỵ khí (bùn hạt) chất hữu cơ bị phân hủy bởi các vi sinh vật trong môi trường kỵ khí thành nước và khí Biogas. Nước sau xử lí theo máng thu chảy sang bể chứa trung gian B05 Bể sinh học hiếu khí Aerotank - B06 Chiều dài × chiều rộng × chiều cao của bể là: L×B×H = 17,4 × 8× 4,5 = 626,4 m3 Chức năng của bể l: Xử lí các thành phần ô nhiễm hữu cơ bằng phương pháp bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng. Giá trị kiểm soát pH = 6,5-8,5 , DO = 1,5-2,5, SV=300-600, F/M = 0,2-1,0, giá trị MLSS = 2000-3500, tỷ lệ BOD:N:P=100:5:1. Lưu lượng bùn tuần hoàn là 18 m3/h. Lưu lượng bùn thải bỏ là: 1,54m3/ngày Hiện trạng thực tế: SV=200-250 ml/l Bể lắng 2 (lắng trong) - B07 Chiều dài × chiều rộng × chiều cao của bể là: L×B×H = 8 × 8× 3,8 = 243,2 m3 Chức năng: Tách bùn hoạt tính và nước thải đã xử lý. Hoàn tất quá trình xử lý sinh học. Từ bể lắng được dẫn sang bể khử trùng. Bùn hoạt tính dưới đáy được gom về hố trung tâm bởi thiết bị gạt bùn S02. Hiện trạng thực tế: bùn nỗi lên trên mặt bể và tràn qua bể khử trùng, nguyên nhân do dầu trong nước thải bám vào bùn và kéo lượng bùn nỗi lên cùng với dầu. 3.2.2.10 Bể khử trùng - B08 Chiều dài × chiều rộng × chiều cao của bể là: L×B×H = 4 × 4× 3,8 = 60,8 m3 Chức năng: loại bỏ các vi sinh vật có hại trước khi xả nước thải ra môi trường. 3.2.2.11 Ngăn chứa bùn Chức năng: chứa bùn để tuần hoàn về bể aerotank, chứa bùn dư và bơm về bể nén bùn Bể nén bùn - B09 Tách nước ra khỏi bùn để năng hàm lượng chất trong bùn lên khoảng 2-2,5% Động cơ quay thanh gạt không hoat động được do bùn chứa nhiều cặn rác polymer không keo tụ được bùn. Chiều dài × chiều rộng × chiều cao của bể là: L×B×H = 4 × 4× 4,5 = 90 m3 Hiện trạng các thiết bị trong hệ thống: Bảng 3.5 . Danh mục hiện trạng các thiết bị trong hệ thống Hạng mục Thiết bị Hiện trạng Nguyên nhân Bể thu gom SA Lược rác thô SC01 Không thực hiện được chức năng lượt rác Lượng rác nhiều, có 1 SCR và 1 kích thước khe Công tắc phao Hoạt động bình thường Bơm màng P01 A/B Không hoạt động Chỉ bơm nước thải nhiễm dầu không lẫn với cặn lớn. Bể thu gom SB Lược rác thô SC02 Không thực hiện được chức năng lượt rác Lượng rác nhiều, có 1 SCR và 1 kích thước khe Công tắc phao Hoạt động bình thường Bơm chìm P02 A/B Hoạt động bình thường Bể tách dầu mỡ B01 Thiết bị vớt dầu OS01 Không hoạt động Chỉ vớt được dầu không lẫn nhiều tạp chất và chất rắn Thùng chứa dầu thu hồi OT 01/02 Không hoạt động Bể lắng sơ bộ B02 Thiết bị cào bùn bể lắng S01 Hoạt động không hiệu quả Không vận hành thường xuyên Bơm bùn cặn SP01 Hoạt động bình thường Bể cân bằng Bơm chìm P03A/B Hoạt động bình thường Máy khuấy chìm SM01A/B Hoạt động bình thường Thiết bị điều chỉnh pH pHC01 Hoạt động bình thường Công tắc phao Hoạt động bình thường Bồn chứa axit xút, bơm định lượng Hoạt động bình thường Bể UASB Thiết bị đốt khí tự động Hoạt động bình thường Bơm chìm P04, công tắc phao Hoạt động bình thường Bể AEROTANK Hệ thống phân phối khí AD01 A/B Hoạt động bình thường Máy thổi khí AB01 A/B Hoạt động bình thường Bể lắng Thiết bị gạt bùn S02 Hoạt động bình thường Bể khử trùng Bồn chứa dung dịch Natri hypoclorit Hoạt động bình thường Bơm định lượng dd Natri hypoclorit Hoạt động bình thường Ngăn chứa bùn Bơm bùn tuần hoàn SP03 Hoạt động bình thường Bơm bùn dư SP02 Hoạt động bình thường Bể nén bùn Thiết bị gạt bùn S03 Không nén được bùn Bùn lẫn nhiều rác Bơm bùn nén SP04 Hoạt động bình thường Máy ép bùn BFP01 Bộ pha chế polymer Hoạt động bình thường Chương 4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH BỂ TUYỂN NỔI CƠ SỞ NGHIÊN CỨU Bể tách dầu của hệ thống xử lý nước thải hoạt động không hiệu quả do đó cần cải tạo bể tách dầu thành bể tuyển nổi tách được hầu hết lượng dầu có trong nước thải đồng thời loại bỏ luôn các chất lơ lửng trong nước thải. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm ra thời gian lưu, thời gian suc khí nước thải trong bể tuyển nổi là hợp lý nhất đạt hiệu quả xử lý cao nhất. Hiệu suất xử lý của bể tuyển nổi đối với nước thải có lẫn dầu và tinh bột. 4.3 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 4.3.1 Tính toán thiết kế mô hình bể tuyển nổi Chọn lưu lượng nước thải vào bể bằng với lưu lượng bơm 80l/h Lưu lượng nước thải vào bể tuyển nổi: Q = 0,08 m3/h Diện tích bề mặt bể tuyển nổi. A = Q/a =0,08/0,5 =0,016 m2 Trong đó: a: tải trọng bề mặt bể tuyển nổi. Chọn a = 0,5(m3 / m2.giờ) Chọn chiều rộng bể tuyển nổi là B = 0,3 m Chiều dài bể tuyển nổi là L = A/B = 0,016/0,3= 0,5 m Thể tích bể tuyển nổi: V= Q*60/60 = 0,08 m3 t: thời gian lưu nước trong bể tuyển nổi, t = 20 ÷ 60 phút. Chọn t = 60 phút. Chiều cao bể tuyển nổi: ht = Q/A= 0,08/0,016 = 0,5 m Chiều cao tổng cộng bể tuyển nổi: htc = ht + hb + hbv = 0,5 + 0,05 + 0,1 = 0,65 m Trong đó: ht: chiều cao phần tuyển nổi. ht = 0,5 m hb: chiều cao lớp bùn lắng, hb = 0,05 m. hbv: chiều cao bảo vệ, hbv = 0,1m Giả sử: Chiều dài vùng phân phối nước vào là, lvào = 0,05 m Chiều dài vùng thu nước là, lthu = 0,05 m Vậy chiều dài tổng cộng là: ltc = l + lvào + lthu = 0,5+0,05+ 0,05 = 0,6 m Thể tích xây dựng bể tuyển nổi. Vxd= ltc*B*htc=0,6*0,3*0,65= 0,117 m3 Tính lượng khí cấp vào bể: Lưu lượng không khí cần cung cấp vào bể. Qkk= I* F=10* 0,016= 0,16 m3/h Trong đó: I: là cường độ thổi khí. F: là diện tích bể Chiều rộng máng thu là r = 0,1m Dầu sẽ được thu gom nhờ hệ thống thanh gạt dầu, gạt dầu vào máng thu Bản vẽ thiết kế mô hình: Mặt chiếu đứng bể tuyển nổi Nước vào Nước ra Xả cặn Hệ thống thanh gạt dầu Mặt chiếu cạnh bể tuyển nổi Hệ thống suc khí 4.3.2 Các thiết bị dùng trong mô hình Máy bơm nước thải: 2 máy có lưu lượng mỗi bơm là 80l/h loại bơm chìm, cột áp cao 0,5m Máy thổi khí: 2 máy Các thiết bị phân phối khí, sủi bọt Các đường ống dẫn nước thải Thùng chứa nước thải để bơm nước vào bể (thùng 0,1 m3) Hệ thống ổ cắm điện, phích điện và đường dây nối với hệ thống điện trong nhà Thùng chứa nước thải sau khi xử lí và chứa bùn cặn và dầu 4.4 TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM 4.4.1 Nội dung thí nghiệm Chạy mô hình thí nghiệm 1: bể tuyển nổi tách dầu mỡ nhưng không dùng hệ thống sục khí để tuyển nổi dầu, mà dầu nổi lên là quá trình tự nhiên. Tìm hiệu quả tách dầu khi không suc khí Chạy mô hình thí nghiệm 2: bể tuyển nổi tách dầu mỡ có hệ thống sục khí và thời gian sục khí là 30 phút. Tìm hiệu quả tách dầu của bể khi sục khí và lưu nước trong bể 30 phút. Chạy mô hình thí nghiệm 3: bể tuyển nổi tách dầu mỡ có hệ thống sục khí và thời gian suc khí và thời gian lưu nước là 60 phút. Tìm hiểu hiệu xuất tách dầu mỡ của phương pháp này. So sánh kết quả của 3 phương pháp trên để xem xét và đưa ra phương pháp tối ưu để hiệu quả tách dầu ra khỏi nước thải là cao nhất. So sánh ưu nhược điểm của từng phương pháp. 4.4.2 Địa điểm thực hiện thí nghiệm và lấy mẫu: Thực hiện chạy mô hình tại nhà máy. Địa điểm lấy mẫu nước thải tại hầm bơm của hệ thống xử lí nước thải tại nhà máy Pepsico Việt Nam Chi Nhánh Bình Dương. 4.4.3 Thực hiện lấy mẫu Số lần lấy mẫu: 3 lần Thời gian lấy mẫu: 10h ngày 03 tháng 07 năm 2010 lấy mẫu lần 1 10h ngày 04 tháng 07 năm 2010 lấy mẫu lần 2 10h ngày 05 tháng 07 năm 2010 lấy mẫu lần 3 Số lượng mẫu nước thải cần lấy mỗi lần là 130 l/mẫu Phương pháp lấy mẫu: trước khi lấy mẫu nước thải chứa dầu ta phải trộn nước thải cho đều để hòa trộn lượng dầu và nước được hòa chung vào nhau và cả những chất rắn lơ lững. Không được lấy nước trên bề mặt vì trên lớp nước mặt dầu nhẹ nên nổi lên vì vậy hàm lượng dầu trong nước thải sẽ không chính xác. Tiến hành chạy mô hình thí nghiệm Mỗi thí nghiệm thực hiện 3 lần vào thời điểm trong 3 ngày khác nhau Mô tả thí nghiệm 1: Mô hình bể tuyển nổi ta khóa các van bùn, van nước đầu ra, van thu dầu mỡ. Sau đó dùng 2 máy bơm (80l/h) (tương đương với thời gian lưu nước là 30 phút) bơm nước thải vào ngăn chứa nước thải vào của bể tuyển nổi. Nước thải vào bể lưu lại sau 30 phút là đầy bể, hệ thống sục khí không hoạt động, sau 30 phút nước thải bắt dầu dâng lên và tràn qua ống thu nước ra ngoài, khi đó ta vận hành hệ thống gạt để gạt dầu mỡ vào máng thu dầu, dầu mỡ dần dần được tách ra hết sau đó ta có thể lấy nước thải từ đầu ra để phân tích hàm lường dầu có trong nước thải sau khi đã xử lí. Mô tả thí nghiệm 2: Ta cũng tiến hành tương tự như thí nghiệm 1 nhưng vừa bơm nước thải vào(vận hành 2 bơm 80l/h) ta vừa cho hệ thống sục khí vận hành cùng lúc, thời gian sục khí trong vòng 30 phút (vì ta sử dụng cả 2 bơm nên thời gian lưu nước là 30 phút). Sau khi tách hết dầu đến khi ta nhìn thấy nước thải không còn nhiễm dầu trên mặt nước nữa, ta sẽ lấy nước thải đầu ra đem thí nghiệm kiểm tra hàm lượng dầu mỡ tách ra được bao nhiêu phần trăm. Mô tả thí nghiệm 3: Tiến hành tương tự như thí nghiệm 2 nhưng ta dùng một máy bơm nước thải (80l/h) để bơm nước thải vào bể, lúc đó do lưu lượng giảm một nửa nên thời gian lưu là 60 phút và sục khí là 60 phút, sau khi vận hành hệ thống thanh gạt dầu gạt hết dầu vào máng thu, nước thải đầu ra sẽ được lấy và đem xét nghiệm hàm lượng dầu mỡ đã tách ra. Các mẫu: mẫu 1, mẫu 2, và mẫu 3 sau khi xử lí đem đi thí nghiệm để phân tích kết quả. 4.5 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM Từ mẫu nước thải ban đầu chưa xử lí ta đem phân tích về hàm lượng dầu mỡ có trong nước thải để so sánh với hàm lượng dầu mà đã qua các phương pháp xử lí đánh giá hiệu quả và lựa chọn phương pháp xử lí tối ưu nhất. Kết quả của thí nghiệm 3 với lưu lượng bơm vào là 1 bơm 80l/h tức là thời gian lưu nước và sục khí là 60 phút thì hiệu suất tách dầu mỡ trung bình là 97,1%. Đây là kết quả tốt nhất trong ba thí nghiệm. Qua quá trình thí nghiệm ta có thể áp dụng mô hình bể tuyển nỗi vào thực tế xử lý nước thải chứa dầu để tách dầu ra khỏi nước thải của công ty. Xử lý hàm lương dầu trong nước thải đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 để xả thải ra ngoài. Đặc tính nước thải này là hàm lượng dầu cao nhưng dầu dễ nỗi lên trên mặt nước do đó ta có thể vớt hết lượng dầu trong nước thải, đảm bảo hàm lượng dầu trong nước thải không vượt quá tiêu chuẩn. Bảng 4.1 Hiệu suất xử lý của các thí nghiệm ngày 03/07/2010 Các thí nghiệm Hàm lượng dầu đầu vào (g/l) Hàm lượng nước thải sau TN (g/l) Hiệu suất (%) TN1 8,58 2,67 68,8 TN2 8,58 0,52 93,9 TN3 8,58 0,28 96,7 Bảng 4.2 Hiệu suất xử lý của các thí nghiệm ngày 04/07/2010 Các thí nghiệm Hàm lượng dầu đầu vào (g/l) Hàm lượng nước thải sau TN (g/l) Hiệu suất (%) TN1 8,34 2,35 71,8 TN2 8,34 0,48 94,2 TN3 8,34 0,25 97 Bảng 4.3 Hiệu suất xử lý của các thí nghiệm ngày 05/07/2010 Các thí nghiệm Hàm lượng dầu đầu vào (g/l) Hàm lượng nước thải sau TN (g/l) Hiệu suất (%) TN1 8,42 2,32 72,4 TN2 8,42 0,44 94,7 TN3 8,42 0,2 97,6 Bảng 4.4 Hiệu suất xử lý chung qua các thí nghiệm Các thí nghiệm Hàm lượng dầu đầu vào (g/l) Hàm lượng nước thải sau TN (g/l) Hiệu suất (%) TN1 8,45 2,45 71 TN2 8,45 0,48 94,3 TN3 8,45 0,24 97,1 Chương 5 ĐỀ XUẤT- TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 5.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CẢI TẠO 5.1.1 Nguyên nhân hệ thống hoạt động không hiệu quả Các công trình ở giai đoạn xử lý cấp 1 hoạt động không có hiệu quả làm cho nước thải qua các công trình phía sau không xử lý được: SCR không tách được rác, bể tách dầu không tách được dầu, bể lắng sơ cấp không lắng được, bể UASB và Aerotank vi sinh vật đều bị nhiễm độc dẫn đến chết, bể lắng đứng không lắng được bùn hoạt tính, bể nén bùn không nén được bùn không tách nước ra khỏi bùn được, máy bơm dầu (bơm màng) bị hư, máy bơm bùn hoạt tính bị hư, dầu đóng thành lớp dày và cứng trên bề mặt bể tách dầu. SCR thô hoạt đông không có hiệu quả lượng rác (miếng và lát khoai tây) trong nước thải rất nhiều mà SCR chỉ có 1 cái. SCR thủ công nên người công nhân phải thường xuyên ra vớt rác lên nếu vớt không kịp thì SCR sẽ bị nghẹt và làm cho nước tràn qua SCR và kéo theo rác đi qua. SCR có 1 kích thước lỗ (d = 20mm) mà rác lại co nhiều kích thước khác nhau, những nhỏ hơn sẽ lọt qua còn những rác lớn hơn sẽ bị giữ lại và làm nghẹt hệ thống. Không có SCR tinh do đó không vớt được những rác có kích thước nhỏ mà những rác này là những vỏ khoai, miếng và lát khoai tây nhỏ chứa rất nhiều tinh bột là nguyên nhân gây ra hàm lượng BOD và COD cao, vỏ khoai qua bể lắng sơ bộ không lắng được mà nổi thành lớp dày ở trên bề mặt. Rác này qua các bể UASB và Aerotank làm ức chế hoạt động của các vi sinh vật và qua bể nén bùn làm cho bơm bể nén bùn bị hư vì bơm chỉ bơm bùn hoạt tính có kích thước mịn mà bùn này lại rất thô do đó bể nén bùn không nén được bùn, cánh khuấy bùn quá tải làm hư hộp số. bùn này không thể qua ép được vì không keo tụ được với polymer. Hàm lượng dầu rất nhiều mà bể tách dầu hoạt động không có hiệu quả, không có hệ thống tách dầu, dầu và các loại bột nổi lên trên mặt tạo thành lớp màng trên mặt rất dày và cứng, dầu tràn qua bể UASB làm cho các vi sinh vật chết không giảm được hàm lượng BOD và COD do đó khi qua bể Aerotank hàm lượng BOD và COD, dầu mỡ còn rất lớn nên bể không có khả năng xử lí được bùn hoạt tính có màu đen, và bể bốc mùi rất hôi thối. Sau đó dầu mỡ tràn qua cả bể lắng làm cho bùn không thể lắng mà nổi lên cùng với dầu mỡ. Dầu mỡ làm cho tất cả các công trình hoạt động phía sau không có hiệu quả. 5.1.2 Dựa vào kết quả thí nghiệm Bể tuyển nổi có khả năng tách được hầu hết lượng dầu trong nước thải và các tạp chất lơ lửng trong nước thải. Nếu sử dụng bể tách dầu thì chỉ tách được lớp dầu nổi trên mặt mà không tách được dầu bám vào các hạt cặn lơ lửng. ĐỀ XUẤT-TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO 5.2.1 Phương án cải tạo Cải tiến lại SCR thô, lắp đặc nhiều SCR thô (vớt rác thủ công) trong đường ống, mỗi SCR có kích thước lỗ khác nhau từ lớn đến nhỏ để tách được các rác từ kích thước lớn đến kích thước nhỏ và làm cho đường ống không bị tắt nghẽn.Thay lưới chắn rác cũ bằng lưới chắn rác mới có kích thước lổ là 5mm. Lắp đặt song chắn rác tinh ở dòng nước thải cắt lát khoai tây và trộn bột. Lắp thêm lưới lọc rác tinh tự động trước khi nước vào bể gom. Cải tiến bể tách dầu thành bể tuyển nổi để tách dầu. Trong bể tuyển nổi ta sục khí làm cho tất cả lượng dầu trong nước thải đều nổi lên kể cả dầu bám vào các hạt tinh bột, những chất rắn nào nặng thì lắng xuống do đó ta có thể dùng bộ phận thanh tự động gạt dầu gạt hết lượng dầu trên mặt trước khi nước thải chảy qua các công trình phía sau, còn những cặn lắng xuống thì được bơm vào bể nén bùn theo định kỳ. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này: + Ưu điểm: đảm bảo được hệ thống hoạt động tự động và an toàn, người công nhân vận hành chỉ cần kiểm tra hệ thống định kỳ và vận hành SCR và bể tuyển nổi đúng kỹ thuật là đảm bảo hệ thống xử lí nước đạt hiệu quả. Bể tuyển nổi tách lượng dầu rất cao, tách được trên 90% lượng dầu đảm bảo được chỉ tiêu dầu qua các công trình còn lại và thải ra ngoài. Phương pháp này đảm bảo tuyệt đối lượng rác thải và dầu mỡ không lọt qua các công trình đơn vị khác không làm ảnh hưởng đến khả năng xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học. + Nhược điểm: chi phí cải tiến xây dựng bể tuyển nổi, SCR thô và SCR tinh cao, chi phí cho máy móc thiết bị cao. Bảo trì sửa chửa máy móc thiết bị định kỳ. XẢ THẢI XỬ LÝ HIẾU KHÍ QUÁ TRÌNH BÙN HOẠT TÍNH LẮNG BÙN KHỬ TRÙNG MÁY ÉP BÙN Bùn khô Chlorine Thổi khí Xử lý cấp 3 Xử lý cáp 2 Bùn NƯỚC THẢI TỪ QUÁ TRÌNH RỬA KHOAI TÂY VÀ RỬA DỤNG CỤ TRỘN BỘT (nước thải rửa lát khoai được tuần hoàn một phần để rửa củ khoai) TÁCH RÁC THÔ (nhiều SCR tách rác thủ công) GOM NƯỚC THẢI LẮNG SƠ BỘ 1 CÂN BẰNG/ ĐIỀU HÒA XỬ LÝ KỴ KHÍ BỂ UASB Nước ép bùn Điều chỉnh pH Trộn Nước ép bùn Xử lý cấp 1 Tuần hoàn bùn SCR tinh NƯỚC THẢI DẦU MỠ TÁCH RÁC THÔ (nhiều SCR tách rác thủ công) GOM NƯỚC THẢI BỂ TUYỂN NỔI + BỂ LẮNG SƠ BỘ 2 NaOH, HCL Sơ đồ dây chuyền công nghệ đề xuất theo phương án Hình 5.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải đề xuất theo phương án Hiệu suất xử lý theo phương án đề xuất Nước thải thải ra được chia ra làm 2 dòng: + Dòng 1: Nước thải từ công đoạn chiên khoai tây và chiên bánh từ bột + Dòng 2: Nước thải từ công đoạn rửa và cắt lát khoai tây, trộn bột ép khuôn Bảng 5.1: Hiệu xuất xử lý nước thải ở dòng 1 Thông số vào Công trình đơn vị Thông số ra Hiệu suất xử lý Đặc tính mg/l Đặc tính mg/l % COD 997 Tách rác thô COD 957 4 BOD 874 BOD 830 5 SS 737 SS 700 5 Dầu mỡ 8340 Dầu mỡ 7923 5 N 63 N 63 0 COD 957 COD 957 0 BOD 830 Hầm bơm BOD 830 0 SS 700 SS 700 0 Dầu mỡ 7923 Dầu mỡ 7923 0 N 63 N 63 0 COD 957 Bể tuyển nổi + Bể lắng sơ bộ 2 COD 670 30 BOD 830 BOD 540 35 SS 700 SS 140 80 Dầu mỡ 7923 Dầu mỡ 317 96 N 63 N 41 35 Bảng 5.2. Hiệu suất xử lý nước thải ở dòng 2 Thông số vào Công trình đơn vị Thông số ra Hiệu suất xử lý Đặc tính mg/l Đặc tính mg/l % COD 1500 Song chắn rác thô COD 1440 4 BOD 1200 BOD 1140 5 SS 870 SS 827 5 Dầu mỡ 0 Dầu mỡ 0 0 N 84 N 84 0 COD 1440 Song chắn rác tinh COD 1152 20 BOD 1140 Hầm bơm BOD 855 25 SS 827 SS 620 25 Dầu mỡ 0 Dầu mỡ 0 0 N 84 N 76 10 COD 1152 Bể lắng sơ bộ COD 806 30 BOD 855 BOD 513 40 SS 620 SS 248 60 Dầu mỡ 0 Dầu mỡ 0 0 N 76 N 61 20 Cả hai dòng nước thải đều được bơm vào bể điều hòa. Tại đây nước thải sẽ được hòa trộn lẫn nhau. Bảng 5.3: Hiệu suất xử lý sau khi hòa trộn hai dòng nước thải Thông số vào Công trình đơn vị Thông số ra Hiệu suất xử lý Đặc tính mg/l Đặc tính mg/l % COD 801 Bể điều hòa COD 761 5 BOD 514 BOD 488 5 SS 244 SS 244 0 Dầu mỡ 11 Dầu mỡ 10 5 N 60 N 54 10 COD 761 Bể xử lý sinh học yếm khí UASB COD 228 70 BOD 488 BOD 122 75 SS 244 SS 195 20 Dầu mỡ 10 Dầu mỡ 9 10 N 54 N 41 25 COD 228 Bể xử lý sinh học hiếu khí Aerotank COD 46 80 BOD 122 Bể lắng 2 BOD 18 85 SS 195 SS 39 80 Dầu mỡ 9 Dầu mỡ 8 10 N 41 N 14 65 5.2.4 Tính toán phương án cải tạo 5.2.4.1 Nước thải ra từ dòng nước thải chứa dầu a. Tính toán SCR thô Dòng nước thải chứa dầu: Thay lưới chắn rác củ bằng lưới chắn rác mới có kích thước khe lỗ là 5mm. Trên đường ống nước thải dẫn vào hố thu gom gắn thêm 2 song chắn rác. Song thứ nhất Kích thước mương đặt song chắn Chọn tốc độ dòng chảy trong mương vs = 0,3 m/s (qui phạm v = 0,3 – 0,6 m/s) Qua khảo sát thực địa, độ sâu đáy cống cuối cùng của mạng lưới thoát nước thải là H = 1,5 m. Chọn kích thước mương: rộng x sâu = B x H = 0,3m x 0,3m = 0,09 m2 Ta có Qhmax =15m3/h Như vậy chiều cao lớp nước trong mương là: H=Qh/(3600.Vs.B)=15/(3600.0,3.0,3) =0,0463 m Chọn kích thước thanh rộng x dày = b x d = 5mm x 15mm và khe hở giữa các thanh là w = 15mm Kích thước song chắn rác Giả sử song chắn rác có n thanh, vậy số khe hở m = n + 1 Mối quan hệ giữa chiều rộng mương, chiều rộng thanh và khe hở như sau: B = n*b + (n +1)*w 300 = n*5 + (n +1)*15 Suy ra n = 14,25 Chọn n = 15 thanh Khoảng cách giữa các thanh bây giờ sẽ được điều chỉnh lại như sau: 300 = 15*5 + (15 + 1)*w Suy ra w = 14,06mm Tổn thất áp lực qua song chắn Tổng tiết diện các khe song chắn, A: A = (B – b*n)*h Trong đó: B = Chiều rộng mương đặt song chắn, m b = Chiều rộng thanh song chắn, m n = Số thanh h = Chiều cao lớp nước trong mương, m A = (0,3m – 0,005m*15 thanh)*0,0463m = 0,0104m2 Vận tốc dòng chảy qua song chắn: V=Q/A= 4,17 l/s /0,0104m2 =0,4 m/s Tổn thất áp lực qua song chắn: HL= 1/0,7*(V2-vs2)/2g=1/0,7*(0,42-0,32)/(2*9,81)=0,0509m=50,9mm (tổn thất áp lực cho phép) àChọn thanh thứ 2 có khe hở giữa các khe là 10mm Kích thước song chắn rác Giả sử song chắn rác có n thanh, vậy số khe hở m = n + 1 Mối quan hệ giữa chiều rộng mương, chiều rộng thanh và khe hở như sau: B = n*b + (n +1)*w 300 = n*5 + (n +1)*10 Suy ra n = 19,33 Chọn n = 20 thanh Khoảng cách giữa các thanh bây giờ sẽ được điều chỉnh lại như sau: 300 = 20*5 + (20 + 1)*w Suy ra w = 9,52mm Tổn thất áp lực qua song chắn Tổng tiết diện các khe song chắn, A: A = (B – b*n)*h Trong đó: B = Chiều rộng mương đặt song chắn, m b = Chiều rộng thanh song chắn, m n = Số thanh h = Chiều cao lớp nước trong mương, m A = (0,3m – 0,005m*20 thanh)*0,0463m = 0,00926m2 Vận tốc dòng chảy qua song chắn: V=Q/A= 4,17 l/s /0,00926m2 =0,450 m/s Tổn thất áp lực qua song chắn: HL= 1/0,7*(V2-vs2)/2g = 1/0,7*(0,4502-0,32)/(2*9,81) = 0,00838m = 8,19mm (tổn thất áp lực cho phép) b. Bể tuyển nổi Tính kích thước ngăn tuyển nổi Lưu lượng nước thải vào tuyển nổi: Q = 15 m3/h Thể tích bể tuyển nổi: Vb=Qt*t=15*60/60=15 m3 t: thời gian lưu nước trong bể tuyển nổi. Chọn t = 1h=60 phút. Diện tích bề mặt bể tuyển nổi. m2. Trong đó: a: Tải trọng bề mặt bể tuyển nổi, Chọn a = 1,5(m3 / m2.giờ). Chiều cao bể tuyển nổi: m (thỏa TCXD 51-84; ht =1 ÷ 1,5 m. Chiều cao tổng cộng bể tuyển nổi: Htc = ht + hb + hbv = 1,5 + 0,5 + 0,3 = 2,3 (m) Trong đó: ht: Chiều cao phần tuyển nổi. ht = 1,5 m hb: Chiều cao lớp bùn lắng, hb = 0,5 m. hbv: Chiều cao bảo vệ, hbv = 0,3m Chiều rộng bể tuyển nổi: (m); chọn B = 3 m Chiều dài bể tuyển nổi: (m) Thể tích vùng tuyển nổi: m3 chọn V = 15 m3 Giả sử: Chiều dài vùng phân phối nước vào là, Lvào = 0,6 m Chiều dài vùng thu nước là, Lthu = 0,6 m Vậy chiều dài tổng cộng là: LTc = L + Lvào + Lthu =3,3+0,8+ 0,8 = 4,9 (m) Chọn chiều dài bể là: LTc= 5 (m) Thể tích xây dựng bể tuyển nổi. (m3) Tính lượng khí cấp vào bể: Lưu lượng không khí cần cung cấp vào bể. (m3/h) = 0,028 (m3/s) Trong đó: I: Là cường độ thổi khí. F: Là diện tích bể Tính toán ống cấp khí: Ống chính: Chọn vận tốc nước trong ống voc = 8 m/s. Đường kính ống chính: (m) = 67 (mm). Ống nhánh: Chọn vận tốc nước trong ống von = 8 m/s. Chọn hai ống nhánh đặt dọc bể. Lưu lượng không khí cần cung cấp cho mỗi ống: q = (m/s). Đường kính ống nhánh:(m) = 47 (mm). Khoảng cách giữa hai ống nhánh là: (m). Chiều dài ống nhánh là: lo = 5 - 2 = 3 m. Trên mỗi ống nhánh gắn 4 đĩa phân phối khí với đường kính đĩa là 60 mm. Máng thu váng nổi: Máng thu. Chiều dài máng thu váng nổi. Lm = B = 3 m Chiều cao, h = 300 mm, chiều rộng r = 500 mm Độ dốc i = 2% Lượng chất lơ lững và dầu mỡ thu được mỗi ngày: Với hàm lượng chất rắn có trong bùn là 3,4%, và khối lượng riêng là 1,0072 kg/m3 Lượng cặn tươi phải xử lý mỗi ngày: qc = Lưu lượng cặn vào máng. q = qc = 3,58 (m3) Đường kính ống xả váng: Φ = 100 mm Bể lắng ngang Bể hoạt động từ mẻ Diện tích của bể trên mặt bằng ứng với lưu lượng lớn nhất theo công thức: m2 Trong đó: :là lưu lượng trung bình ngày, =Qh=15m3 L: là tải trọng thiết kế ứng với lưu lượng trung bình ngày, L=33 m3/m2/ngd=1,4 m3/m2/giờ (Bảng TK-4 trang 135 sách Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp-Lâm Minh Triết) Thể tích bể lắng : V=F×H=10,7×2=21,4 m3 Thể tích bể tách dầu hiện hữu là: L × B ×

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN TN FINAL.doc
  • dwgBANVE DOAN PEPSICO1.dwg
  • docNHAN XET CUA GVHD.doc
  • docNHIEM VU DO AN.doc
Tài liệu liên quan