Đồ án Thiết kế cao ốc Tân Thịnh Lợi, Số 203, Bà Hom, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC:

 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH 1

 

1.1 Mục đích – yêu cầu của sự đầu tư 1

1.2 Phân Khu Chức Năng 2

1.3 Đặc điểm khí hậu của thành phố Hồ Chí Minh 2

1.4 Giải Pháp Kiến Trúc 3

1.5 Giao Thông Trong Công Trình 4

1.6 Các Giải Pháp Kỹ Thuật Khác 4

CHƯƠNG 2: SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH 6

I. MẶT BẰNG DẦM VÀ THỨ TỰ Ô SÀN 6

II. CHỌN SƠ BỘ KÍCH THƯỚC SÀN VÀ HỆ DẦM 6

III. TẢI TRỌNG SÀN 7

IV. PHÂN LỌAI SÀN 9

V. TÍNH TOÁN BẢN SÀN 9

PHẦN II: TÍNH TOÁN CỐT THÉP 14

 

CHƯƠNG 3: HỒ NƯỚC MÁI 17

I. XÁC ĐỊNH SƠ BỘ KÍCH THƯỚC BỂ NƯỚC 17

II. SƠ ĐỒ CẤU TẠO 17

III. CHỌN SƠ BỘ CÁC KÍCH THƯỚC 18

1. Chọn Sơ Bộ Chiều Dày Bản Nắp, Bản Thành, Bản Đáy 18

2. Chọn Sơ Bộ Kích Thước Dầm Nắp Và Dầm Đáy 19

PHẦN I: TÍNH TOÁN NỘI LỰC

I. TÍNH BẢN NẮP 20

1. Sơ Đồ Tính 20

2. Tải Trọng 21

II. TÍNH BẢN ĐÁY 22

1. Sơ Đồ Tính 22

2. Tải Trọng 22

3. Xác Định Nội Lực Bản Đáy 23

III. TÍNH BẢN THÀNH HỒ 23

1. Sơ Đồ Tính 23

2. Tải Trọng 24

3. Xác Định Nội Lực Bản Đáy 25

IV. TÍNH TOÁN HỆ DẦM NẮP 27

1. Dầm DN1 28

2. Dầm DN2 29

3. Dầm DN3 29

4. Dầm DN4 30

TÍNH NỘI LỰC 30

IV. TÍNH TOÁN HỆ DẦM ĐÁY 27

1. Dầm DĐ1 32

2. Dầm DĐ2 33

TÍNH NỘI LỰC 33

PHẦN II: TÍNH CỐT THÉP 36

PHẦN III: KIỂM TRA ĐỘ VÕNG BẢN ĐÁY 40

PHẦN IV: KIỂM TRA VẾT NỨT 41

 

CHƯƠNG 4: CẦU THANG BỘ TẦNG ĐIỂN HÌNH 43

PHƯƠNG ÁN I: CẦU THANG DẠNG BẢN 43

I. MẶT BẰNG KẾT CẤU CẦU THANG 43

II. CHỌN SƠ BỘ KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN 43

III. TÍNH TOÁN BẢN THANG VÀ CHIẾU NGHỈ 44

1. Tính Toán Tải Trọng 44

2. Sơ Đồ Tính Toán 45

3. Tính Toán Nội Lực 46

4. Tính Toán Cốt Thép 47

III. TÍNH TOÁN DẦM CHIẾU NGHỈ 48

1. Sơ Đồ Tính Toán 48

2. Tải Trọng 48

3. Nội Lực 49

4. Tính Toán Cốt Thép 49

PHƯƠNG ÁN II: CẦU THANG DẠNG LIMON 51

I. MẶT BẰNG KẾT CẤU CẦU THANG 51

II. CHỌN SƠ BỘ KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN 51

III. TÍNH TOÁN BẢN THANG VÀ CHIẾU NGHỈ 51

1. Tải Trọng 51

2. Xác Định Nội Lực 53

3. Tính Toán Cốt Thép 55

IV. TÍNH TOÁN DẦM THANG 56

1. Dầm LM1 57

2. Dầm D2 59

3. Dầm LM2 60

4. Dầm D1 62

V. TÍNH TOÁN CỐT THÉP DẦM THANG 63

B. SO SÁNH HAI PHƯƠNG ÁN 67

 

CHƯƠNG 5: ĐẦM DỌC TRỤC C 70

I. SƠ ĐỒ TRUYỀN TẢI 70

II. XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN DẦM 70

III. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TRUYỀN LÊN DẦM 71

1. Tải Trọng Lên Dầm Phụ D1 72

2. Tải Trọng Lên Dầm Phụ D2 73

3. Tải Trọng Lên Dầm Trục 1-2 Và 5-6 74

4. Tải Trọng Lên Dầm Trục 2-3 74

5. Tải Trọng Lên Dầm Trục 3-4 76

5. Tải Trọng Lên Dầm Trục 4-5 76

IV. TỔ HỢP NỘI LỰC 76

V. TÍNH TOÁN CỐT THÉP 79

 

CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN KHUNG TRỤC 2: 83

I. XÁC ĐỊNH SƠ ĐỒ KHUNG 83

1. Sơ Đồ Tính Toán 83

2. Chọn Sơ Bộ Kích Thước Tiết Diện 83

II. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TRUYỀN LÊN DẦM KHUNG TRỤC2 86

III. TÍNH DẦM KHUNG TRỤC 2 TẦNG MÁI 87

1. Tải Trọng Do Dầm Môi (Dầm DM) 87

2. Tải Trọng Do Dầm Dọc Truc A, E 88

3. Tải Trọng Do Dầm Phụ D1, D2 89

4. Tải Trọng Do Dầm Dọc Trục B, D 89

5. Tải Trọng Do Dầm Phụ D3, D4 90

6. Tải Trọng Do Dầm Phụ Trục C 90

7. Tải Trọng Do Dầm Phụ D5 91

8. Tải Trọng Phân Bố Đều Lên Dầm Trục 2 91

IV. TÍNH DẦM KHUNG TRỤC 2 TẦNG ĐIỂN HÌNH 93

1. Tải Trọng Do Dầm Môi (Dầm DM) 94

2. Tải Trọng Do Dầm Dọc Truc A, E 94

3. Tải Trọng Do Dầm Phụ D1 96

4. Tải Trọng Do Dầm Phụ D2 96

5. Tải Trọng Do Dầm Dọc Trục B, D 97

6. Tải Trọng Do Dầm Phụ D3 99

7. Tải Trọng Do Dầm Phụ D4 100

8. Tải Trọng Do Dầm Phụ Trục C 101

9. Tải Trọng Do Dầm Phụ D5 105

10. Tải Trọng Phân Bố Đều Lên Dầm Trục 2 106

V. TẢI TRỌNG GIÓ 107

VI. TẢI TRỌNG DO ÁP LỰC ĐẤT 108

VII. TỔ HỢP TẢI TRỌNG TRUYỀN LÊN KHUNG TRỤC 2 108

PHẦN 2: TÍNH TOÁN CỐT THÉP 118

 

CHƯƠNG 7: ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

I. ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 130

II. CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA ĐẤT NỀN 132

III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN MÓNG 133

 

CHƯƠNG 8: THIẾT KẾ MÓNG TRỤC 2

PHƯƠNG ÁN 1: MÓNG CỌC ÉP BTCT

I. MẶT BẰNG DẦM KIỀNG 134

II. TẢI TRỌNG VÀ VẬT LIỆU MÓNG 134

III. XÁC ĐỊNH CHIỀU SÂU ĐÀI MÓNG 135

1. Chiều Sâu Chôn Móng 135

2. Chọn Kích Thước Cọc 135

3. Kiểm Tra Khi Vận Chuyển Cẩu Lắp 135

II. KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA CỌC 137

1. Khả Năng Chịu Tải Theo Vật Liệu 138

2. Khả Năng Chịu Tải Theo Điều Kiện Đất Nền 138

III. TÍNH TOÁN MÓNG 141

A. THIẾT KẾ MÓNG M1 141

1. Tải Trọng Tính Toán Móng M1 141

2. Xác Định Tiết Diện Móng Và Số Lượng Cọc 141

3. Kiểm Tra Lực Tác Dụng Lên Cọc 142

4. Kiểm Tra Ap Lực Đất Nền Dưới Mũi Cọc 143

5. Kiểm Tra Độ Lún Của Móng 145

6. Tính Toán Độ Bền Và Xác Định Cốt Thép Đài Cọc 147

B. THIẾT KẾ MÓNG M2 149

1. Tải Trọng Tính Toán Móng M2 149

2. Xác Định Tiết Diện Móng Và Số Lượng Cọc 149

3. Kiểm Tra Lực Tác Dụng Lên Cọc 150

4. Kiểm Tra Ap Lực Đất Nền Dưới Mũi Cọc 151

5. Kiểm Tra Độ Lún Của Móng 152

6. Tính Toán Độ Bền Và Xác Định Cốt Thép Đài Cọc 154

B. THIẾT KẾ MÓNG M3 157

1. Tải Trọng Tính Toán Móng M3 157

2. Xác Định Tiết Diện Móng Và Số Lượng Cọc 157

3. Kiểm Tra Lực Tác Dụng Lên Cọc 158

4. Kiểm Tra Ap Lực Đất Nền Dưới Mũi Cọc 159

5. Kiểm Tra Độ Lún Của Móng 160

6. Tính Toán Độ Bền Và Xác Định Cốt Thép Đài Cọc 162

PHƯƠNG ÁN 2: MÓNG CỌC KHOAN NHỒI

I. MẶT BẰNG DẦM KIỀNG 165

II. TẢI TRỌNG VÀ VẬT LIỆU MÓNG 165

III. XÁC ĐỊNH CHIỀU SÂU ĐÀI MÓNG 166

1. Chiều Sâu Chôn Móng 166

2. Chọn Kích Thước Cọc 166

II. KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA CỌC 166

1. Khả Năng Chịu Tải Theo Vật Liệu 166

2. Khả Năng Chịu Tải Theo Điều Kiện Đất Nền 167

III. TÍNH TOÁN MÓNG 170

A. THIẾT KẾ MÓNG M1 170

1. Tải Trọng Tính Toán Móng M1 170

2. Xác Định Tiết Diện Móng Và Số Lượng Cọc 170

3. Kiểm Tra Lực Tác Dụng Lên Cọc 171

4. Kiểm Tra Ap Lực Đất Nền Dưới Mũi Cọc 172

5. Kiểm Tra Độ Lún Của Móng 174

6. Tính Toán Độ Bền Và Xác Định Cốt Thép Đài Cọc 176

B. THIẾT KẾ MÓNG M2 178

1. Tải Trọng Tính Toán Móng M2 178

2. Xác Định Tiết Diện Móng Và Số Lượng Cọc 178

3. Kiểm Tra Lực Tác Dụng Lên Cọc 179

4. Kiểm Tra Ap Lực Đất Nền Dưới Mũi Cọc 180

5. Kiểm Tra Độ Lún Của Móng 181

6. Tính Toán Độ Bền Và Xác Định Cốt Thép Đài Cọc 183

B. THIẾT KẾ MÓNG M3 186

1. Tải Trọng Tính Toán Móng M3 186

2. Xác Định Tiết Diện Móng Và Số Lượng Cọc 186

3. Kiểm Tra Lực Tác Dụng Lên Cọc 187

4. Kiểm Tra Ap Lực Đất Nền Dưới Mũi Cọc 188

5. Kiểm Tra Độ Lún Của Móng 189

6. Tính Toán Độ Bền Và Xác Định Cốt Thép Đài Cọc 191

 

PHỤ LỤC

1. DẦM DỌC TRỤC C 1

2. KHUNG TRỤC 2 6

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3547 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế cao ốc Tân Thịnh Lợi, Số 203, Bà Hom, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH Địa điểm: Số 203, Bà Hom, Q.6, Thành phố Hồ Chí Minh Đơn vị đầu tư: CÔNG TY MAY TOÀN THẮNG MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CỦA SỰ ĐẦU TƯ: Trong những năm gần đây, dân số phát triển nhanh nên nhu cầu mua đất xây dựng nhà ngày càng nhiều trong khi đó quỹ đất của Thành phố thì có hạn, chính vì vậy mà giá đất ngày càng leo thang khiến cho nhiều người dân không đủ khả năng mua đất xây dựng nhà sinh sống đặc biệt là Cán bộ công nhân viên chức nhà nước và người có thu nhập thấp. Để giải quyết vấn đề cấp thiết này giải pháp xây dựng các Chung cư cao tầng là hợp lý nhất. Bên cạnh đó, cùng với sự đi lên của nền kinh tế của Thành phố và tình hình đầu tư của nước ngoài vào thị trường ngày càng rộng mở, đã mở ra một triển vọng thật nhiều hứa hẹn đối với việc đầu tư xây dựng các cao ốc dùng làm văn phòng làm việc, các khách sạn cao tầng, các chung cư cao tầng… với chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của mọi người dân. Có thể nói sự xuất hiện ngày càng nhiều các cao ốc trong Thành phố không những đáp ứng được nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ tầng mà còn góp phần tích cực vào việc tạo nên một bộ mặt mới cho Thành phố xứng đáng với khẩu hiệu : “Thành phố Hồ Chí Minh hiện đại, văn minh, xứng đáng là trung tâm số 1 về kinh tế, khoa học kỹ thuật của cả nước”. Song song đó, sự xuất hiện của các nhà cao tầng cũng đã góp phần tích cực vào việc phát triển ngành xây dựng thông qua việc tiếp thu và áp dụng các kỹ thuật hiện đại, công nghệ mới trong tính toán, thi công và xử lý thực tế, các phương pháp thi công hiện đại của nước ngoài… Nhằm giải quyết các yêu cầu và mục đích trên, CÔNG TY MAY TOÀN THẮNG đã nghiên cứu và xây dựng CAO ỐC TÂN THỊNH LỢI. là một cao ốc hiện đại, đầy đủ tiện nghi, cảnh quan đẹp… thích hợp cho sinh sống, giải trí và làm việc. Cao ốc được thiết kế và thi công xây dựng với chất lượng cao, đầy đủ tiện nghi để phục vụ cho một cộng đồng dân cư sống trong đó. PHÂN KHU CHỨC NĂNG: Công trình bao gồm 6 tầng lầu, 1 tầng sân thượng và 1 tầng mái: Tầng trệt: là nơi dành cho các hộ kinh doanh và sinh hoạt cộng đồng, và cũng là nơi để xe. Tầng lửng: Phòng quản lý và nhà trẻ của cao ốc Các tầng từ tầng 1 – 6: Khu nhà ở cho các hộ dân cư. - Tầng sân thượng và tầng mái bố trí hệ thống nước phục vụ sinh hoạt cho toàn công trình và hệ thống chống sét. 1.3 ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với các đặc trưng của vùng khí hậu miền Đông Nam Bộ, chia thành 2 mùa rõ rệt: a.Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ trung bình: 280C. Nhiệt độ thấp nhất: 200C. Nhiệt độ cao nhất: 330C (khoảng tháng 4). Lượng mưa trung bình: 274.4 mm. Lượng mưa cao nhất: 638 mm (khoảng tháng 9). Lượng mưa thấp nhất: 31 mm (khoảng tháng 11). Độ ẩm trung bình: 84.5%. Độ ẩm cao nhất: 100%. Độ ẩm thấp nhất: 79%. Lượng bốc hơi trung bình: 28 mm/ngày. Lượng bốc hơi thấp nhất: 6.5 mm/ngày. b.Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình: 330C. c.Hướng gió: Hướng gió Tây Nam và Đông Nam với tốc độ trung bình 2.15 m/s. Thổi mạnh vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, ngoài ra còn có gió Đông Bắc thổi nhẹ. Số giờ nắng trung bình khá cao, ngay trong mùa mưa cũng có trên 4 giờ/ngày, vào mùa khô là trên 8 giờ/ngày. Tần suất lặng gió trung bình hàng năm là 26%, lớn nhất là tháng 8 (34%), nhỏ nhất là tháng 4 (14%). Tốc độ gió trung bình 1.4 – 1.6m/s. Hầu như không có gió bão, gió giật và gió xoáy; nếu có xuất hiện thì thường xảy ra vào đầu và cuối mùa mưa (tháng 9). Thủy triều tương đối ổn định ít xảy ra hiện tương đột biến về dòng nước. Hầu như không có lũ lụt, chỉ ở những vùng ven thỉnh thoảng có ảnh hưởng. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC: Kiến trúc của công trình thuộc dạng khu nhà ở cao tầng với 2 khối trụ có chiều dài tương đối lớn so với chiều rộng, phù hợp với diện tích đất hạn hẹp của trung tâm thành phố và để đảm bảo các yêu cầu phù hợp về công năng, đồng thời hài hoà về kiến trúc mỹ quan của thành phố,…Nên giải pháp mặt bằng của công trình rất hợp lí. Diện tích mặt bằng xây dựng là 30m×55m (1650 m2), diện tích khu đất xây dựng là 40m×60m (2400 m2). Xung quanh công trình được bố trí vành đai cây xanh và công viên tạo sự thông thoáng cho công trình. Chiều cao toàn bộ công trình là . Mặt bằng công trình ít thay đổi theo chiều cao tạo sự đơn giản trong kiến trúc. Biện pháp lấy sáng tự nhiên cho khu vực hành lang và cầu thang là bố trí giếng trời. Các căn hộ được bố trí nhiều cửa sổ và vách kính nên ánh sáng tràn ngập trong nhà tạo sự sảng khoái và khỏe mạnh cho người ở. 1.5 GIAO THÔNG TRONG CÔNG TRÌNH: a. Giao thông đứng: Giao thông đứng liên hệ giữa các tầng thông qua hệ thống thang máy gồm có 4 thang và 4 cầu thang bộ hành nhằm liên hệ giao thông theo phương đứng và thoát hiểm khi có sự cố. Phần diện tích cầu thang bộ được thiết kế đảm bảo yêu cầu thoát người nhanh, an toàn khi có sự cố xảy ra. Cầu thang máy này được đặt ở vị trí trung tâm nhằm đảm bảo khoảng cách xa nhất đến cầu thang < 30m để giải quyết việc đi lại hằng ngày cho mọi người và khoảng cách an toàn để có thể thoát người nhanh nhất khi xảy ra sự cố. Giao thông ngang: Giải pháp lưu thông theo phương ngang trong mỗi tầng là hệ thống hành lang bao quanh khu vực thang đứng nằm giữa mặt bằng tầng, đảm bảo lưu thông ngắn gọn, tiện lợi đến từng căn hộ. Ngoài ra còn có sảnh, hiên dùng làm mối liên hệ giao thông giữa các phòng trong một căn hộ. 1.6 CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHÁC: a. Hệ thống điện: Công trình sử dụng điện được cung cấp từ hai nguồn: lưới điện thành phố và máy phát điện dự phòng có công suất 150KVA. Toàn bộ đường dây điện được đi ngầm (được tiến hành lắp đặt đồng thời khi thi công). Hệ thống cấp điện chính đi trong các hộp kỹ thuật luồn trong gen điện và đặt ngầm trong tường phải bảo đảm an toàn không đi qua các khu vực ẩm ướt, tạo điều kiện dễ dàng khi cần sữa chữa. Ở mỗi tầng đều có lắp đặt hệ thống an toàn điện: hệ thống ngắt điện tự động từ 1A đến 80A được bố trí theo tầng và theo khu vực (đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ). Mạng điện trong công trình được thiết kế với các tiêu chí như sau: An toàn: không đi qua khu vực ẩm ước như vệ sinh. Dễ dàng sữa chữa khi có hư hỏng cũng như dễ cắt điện khi có sự cố. Dễ dàng thi công. Hệ thống cấp nước: Công trình sử dụng nguồn nước lấy từ hệ thống cấp nước Thành phố chứa vào bể chứa trên mái(5.9m×3.0m×1.7m), từ đây sẽ phân phối đi xuống các tầng của công trình theo các đường ống dẫn nước chính. Hệ thống bơm nước trong công trình được thiết kế tự động hoàn toàn để đảm bảo nước trong bể mái luôn đủ để cung cấp cho nhu cầu người dân và cứu hỏa. Các đường ống đứng qua các tầng đều được bọc trong hộp gen nước. Hệ thống cấp nước đi ngầm trong các hộp kỹ thuật. Các đường ống cứu hỏa chính được bố trí ở mỗi tầng dọc theo khu vực giao thông đứng. Hệ thống thoát nước: Nước mưa từ mái sẽ được thoát theo các lỗ thu nước chảy vào các ống thoát nước mưa có đường kính f =140mm đi xuống dưới. Riêng hệ thống thoát nước thải sử dụng sẽ được bố trí đường ống riêng. Nước thải từ các buồng vệ sinh có riêng hệ thống ống dẫn để đưa về bể xử lí nước thải rồi mới thải ra hệ thống thoát nước chung. Thông gió, chiếu sáng: Chiếu sáng: Các căn hộ, phòng làm việc, các hệ thống giao thông chính trên các tầng đều được chiếu sáng tự nhiên thông qua các cửa kính bố trí bên ngoài. Ngoài ra, hệ thống chiếu sáng nhân tạo cũng được bố trí sao cho có thể cung cấp ánh sáng được cho những chỗ cần ánh sáng. Tóm lại, toàn bộ toà nhà được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên (thông qua các cửa sổ, vách kính phản quang ở các mặt của tòa nhà) và bằng điện. Ở tại các lối đi lên xuống cầu thang, hành lang có lắp đặt thêm đèn chiếu sáng. Thông gió: Ở các tầng đều có cửa sổ tạo sự thông thoáng tự nhiên. Bên cạnh đó công trình còn có các khoảng trống thông tầng nhằm tạo sự thông thoáng thêm cho tòa nhà. Ở tầng thương mại sử dụng hệ thống thông thoáng nhân tạo bằng hệ thống máy lạnh trung tâm, quạt hút. An toàn phòng cháy chữa cháy: Các thiết bị cứu hỏa và đường ống nước dành riêng cho chữa cháy đặt gần nơi dễ xảy ra sự cố như hệ thống điện gần thang máy. Hệ thống báo cháy: Ở mỗi tầng đều được bố trí thiết bị chữa cháy (vòi chữa cháy dài khoảng 20m, bình xịt CO2,…). Bồn chứa nước mái khi cần được huy động để tham gia chữa cháy. Ngoài ra ở mỗi phòng đều có lắp đặt thiết bị báo cháy (báo nhiệt) tự động, thiết bị phát hiện báo cháy được bố trí ở mỗi tầng và mỗi phòng. Ở nơi công cộng và mỗi tầng mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy khi phát hiện được, phòng quản lí khi nhận tín hiệu báo cháy ngay lập tức sẽ có các phương án ngăn chặn lây lan và chữa cháy. Hệ thống cứu hỏa: Bằng hoá chất và bằng nước Các vòi phun nước tự động được đặt ở tất cả các tầng theo khoảng cách 3m một cái và được nối với các hệ thống chữa cháy và các thiết bị khác bao gồm bình chữa cháy khô ở tất cả các tầng. Đèn báo cháy ở các cửa thoát hiểm, đèn báo khẩn cấp ở tất cả các tầng. Hoá chất: sử dụng một số lớn các bình cứu hoả hoá chất đặt tại các nơi có nguy cơ cao và tiện lấy khi có sự cố (cửa ra vào kho, chân cầu thang mỗi tầng). f . Hệ thống thoát rác: Rác thải được tập trung từ các tầng thông qua lỗ thoát rác bố trí ở các tầng và sẽ có bộ phận đưa rác ra ngoài. Gian rác được thiết kế kín đáo, xử lý kỹ lưỡng để tránh làm bốc mùi gây ô nhiễm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1.TONG QUAN (7).doc
  • doc0.Loi Cam On.doc
  • doc2.san (16).doc
  • doc3.Ho nuoc (25).doc
  • doc4.CAU THANG (27).doc
  • doc5.Dam truc C (12).doc
  • doc6.Khung truc 2 (46).doc
  • doc7.DIA CHAT (4).doc
  • doc8.MONG (60).doc
  • dwgCAU THANG (IN).dwg
  • docDAM DOC (5).doc
  • dwgdam truc C (in).dwg
  • dwgGioi Thieu.dwg
  • dwgHO NUOC.dwg
  • dwgKHUNG 2(IN).dwg
  • docKHUNG TRUC 2(111).doc
  • docMUC LUC.doc
  • dwgNEN & MONG.dwg
  • dwgsan.dwg