Đồ án Thiết kế cầu Đông Hồ

MỤC LỤC

 

Phần I : Nghiên cứu khả thi.

 

Chương 1 : Giới thiệu sơ bộ

 

1. Hiện trạng công trình 1

 

2. Điều kiện địa chất 2

 

3. Lựa chọn vị trí xây dựng cầu 2

 

4. Nhiệm vụ thiết kế 3

 

Chương 2 : Phương án kết cấu sơ bộ 1

 

1. Giới thiệu phương án 4

 

2. Tính toán sơ bộ khối lượng kết cấu mố, trụ, nhịp 5

 

3. Tính toán sơ bộ số lượng cọc của mố trụ 16

 

4. Đề xuất phương án thi công tổng thể 22

 

Chương 3 : Phương án kết cấu sơ bộ 2

 

1. Giới thiệu phương án 27

 

2. Tính toán sơ bộ khối lượng kết cấu mố trụ nhịp 28

 

3. Tính toán sơ bộ số lượng cọc của mố trụ 39

 

4. Đề xuất phương án thi công tổng thể 45

 

Chương 4 : Phương án kết cấu sơ bộ 3

 

1. Giới thiệu phương án 50

 

2. Tính toán sơ bộ khối lượng kết cấu mố trụ nhịp 51

 

3. Tính toán sơ bộ số lượng cọc của mố trụ 54

 

4. Đề xuất phương án thi công tổng thể 60

 

Phần II : Thiết kế kỹ thuật

 

Chương 5 : Tính lan can, lề bộ hành, bản mặt cầu

 

1. Lan can 65

 

2. Lề bộ hành 67

 

3. Bản mặt cầu 69

 

Chương 6 : Tính dầm ngang

 

1. Dầm ngang chịu tải trọng cục bộ 75

 

2. Nội lực dầm ngang cùng làm việc với kết cấu nhịp 79

 

3. Tính cốt thép dầm ngang 84

 

Chương 7 : Tính toán bố trí cốt thép thường dầm hộp

 

1. Tính toán nội lực tác dụng lên phần hẫng 87

 

2. Tính toán bản giữa hai sườn hộp 90

 

3. Tính toán cốt thép 97

 

Chương 8 : Tính toán nhịp liên tục

 

1. Hình dạng kích thước mặt cắt ngang 100

 

2. Tính toán nội lực trong giai đoạn thi công 101

 

3. Tính toán nội lực trong quá trình hợp long 111

 

4. Tính toán cốt thép dự ứng lực trong giai đoạn thi công 113

Chương 9 : Tính toán nội lực và cốt thép trong giai đoạn khai thác

 

1. Đường ảnh hưởng nội lực tại các mặt cắt điển hình 115

 

2. Tính toán nội lực do tĩnh tải và hoạt tải 120

 

3. Tính toán moment do việc tháo dỡ xe đúc sau khi hợp long 132

 

4. Tính toán moment do ảnh hưởng của nhiệt độ 132

 

5. Tính toán moment do ảnh hưởng của gối lún 134

 

6. Tính cốt thép dự ứng lực trong giai đoạn khai thác 147

 

Chương 10 : Kiểm toán dầm hộp

 

1. Kiểm toán về cường độ trong giai đoạn khai thác 140

 

2. Kiểm toán chống nứt 143

 

3. Tính toán cường độ do tác dụng của ứng suất cắt và ứng suất nén chính. Tính ổn định chống nứt do tác dụng của ứng suất kéo chính. 160

 

4. Tính toán cường độ tiết diện nghiêng trong giai đoạn sử dụng, tính cốt đai

165

Chương 11 : Tính toán trụ cầu

 

1. Kích thước cơ bản của trụ 167

 

2. Đường ảnh hường phản lực gối trụ 167

 

3. Các tổ hợp nội lực cho trụ cầu 168

 

4. Tính cốt thép thân trụ 175

 

5. Tính nền móng trụ cầu 176

 

6. Tính cốt thép cọc khoan nhồi 186

 

7. Tính cốt thép bệ 187

 

Chương 12 : Tính toán mố cầu

 

1. Số liệu tính toán 188

 

2. Xác định kích thước cơ bản của mố 188

 

3. Tính toán mố 190

 

4. Tính duyệt mặt cắt I –I 192

 

5. Tính duyệt mặt cắt II –II 196

 

6. Tính duyệt mặt cắt III –III 200

 

Phần III : Thiết kế thi công tổng thể

 

1. Công tác đảm bảo giao thông 204

 

2. Công tác chuẩn bị thi công 204

 

3. Tổ chức thi công 204

 

4. Công tác bảo vệ môi trường 207

 

5. Tính toán, chọn một số thiết bị phục vụ thi công 207

 

Tài liệu tham khảo 215

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế cầu Đông Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : NGHIÊN CỨU KHẢ THI CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU SƠ BỘ 1.1. Hiện trạng công trình : - Thị xã Hà Tiên nằm tiếp giáp huyện Rạch Giá. Là nơi tập trung nhiều cư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông vận tải, đồng thời phát triển nền kinh tế trong vùng, Chính phủ và các cấp có thẩm quyền đã đưa ra xem xét nhiều phương án . Trong đó có xây dựng cầu bê tông Tô Châu. Tuy nhiên khi hoàn thành, thị xã Hà Tiên đã đề nghị Bộ quốc phòng và Quân khu 9 cho tiếp tục duy trì cầu phao nổi để đáp ứng yêu cầu đi lại của nhân dân và học sinh khu vực dân cư Tô Châu sang Hà Tiên. - Tuy nhiên do cầu phao nổi được khôi phục và đưa vào sử dụng từ năm 1987 đến nay đã xuống cấp, hư hỏng nặng hàng năm phải thường xuyên duy tu sữa chữa với chi phí rất lớn mới sử dụng được. Về giao thông cầu phao nổi gây cản trở giao thông đường thủy, cản trở dòng chảy, tiêu thoát lũ vào mùa mưa lũ. Mặt khác thị xã Hà Tiên có trên 650 chiếc tàu đánh cá, một số địa điểm neo đậu tàu trước đây đang được triển khai và xây dựng trung tâm thương mại và khu đô thị mới Hà Tiên, do vậy không còn nơi cho tàu đánh cá neo đậu. - Địa hình : Cầu bắc qua sông Tô Châu, là sông tương đối lớn, tàu bè qua lại nhiều. Độ chênh cao giữa đáy kênh và bờ khoảng 12 – 12,5 m. - Địa chất : Do công việc khoan – thí nghiệm địa chất sẽ được thực hiện trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật - thi công nên chưa có tài liệu địa chất chính thức tại vị trí cầu. Tuy nhiên theo các tài liệu các hồ sơ khoan thí nghiệm địa chất của các công trình tại khu vực này thì địa chất tương đối yếu, lớp bùn sét có chiều dày từ 12 – 15 m . - Khí hậu : Thị xã Hà Tiên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu có 2 mùa rõ rệt: + Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. + Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình 25,6 0 C, cao nhất khoảng 32 0 C , thấp nhất khoảng 22 0 C. Độ ẩm trung bình 80%, mùa khô 70 – 80% , mùa mưa 80 – 90%. - Lượng mưa : Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 – 2000 mm, trong đó lượng mưa vào mùa mưa chiếm 85%. Nắng : mùa mưa 4,2 giờ/ngày, mùa khô 8 giờ/ngày. Gió : Hướng gió chính thay đổi theo mùa. + Mùa mưa : tây nam, nam. + Mùa nắng : đông, đông nam, nam. - Thủy văn : Khu vực này chịu ảnh hường thủy triều. Mực nước cao nhất là : - 2,22m ; mực nước thấp nhất là - 4,32m. Sự cần thiết phải đầu tư : Nếu xây dựng cầu Đông Hồ thay thế cầu phao nổi hiện nay sẽ vừa thuận tiện giao thông đường thủy, cho tàu đánh cá chạy vào các kênh, rạch khu vực xung quanh khu vực Đông Hồ neo đậu, vừa tiêu thoát lũ nhanh chóng vào mùa lũ. Đồng thời việc giao thông đi lại giữa trung tâm dân cư Tô Châu và nội thị Hà Tiên thuận lợi hơn. 1.2 . Điều kiện địa chất : Mặt cắt địa chất công trình tại khu vực này bao gồm các lớp đất như sau : *) Lớp 1 : Sét kẹp cát, màu xám xanh chảy, chiều dày lớp đất 2,1 m. + Độ ẩm tư nhiên : W = 15,7 %. + Dung trọng tự nhiên : gw = 1,94 T/m3. *) Lớp 2 : Sét pha, màu xám xanh chảy, chiều dày lớp đất từ 8,3 – 9,5 m. + Độ ẩm tư nhiên : W = 30,05 %. + Dung trọng tự nhiên : gw = 1,84 T/m3. + Độ sệt : B = 1,05 . + Lực dính : C = 0,113 kG/cm2. + Góc ma sát trong : j = 5 0 28’ *) Lớp 3 : Sét pha, lẫn sạn sỏi, xám chảy, chiều dày 6,7 – 7,0 m. + Độ ẩm tư nhiên : W = 89,5 %. + Dung trọng tự nhiên : gw = 1,48 T/m3. + Độ sệt : B = 1,67 . + Lực dính : C = 0,111 kG/cm2. + Góc ma sát trong : j = 2 0 37’ *) Lớp 4 : Cát lẫn bùn sét sạn sỏi, lớp cát hạt to lẫn ít sỏi sạn, chiều dày . + Độ ẩm tư nhiên : W = 24,5 %. + Dung trọng tự nhiên : gw = 1,48 T/m3. + Độ sệt : B = 0 . + Lực dính : C = 0,081 kG/cm2. + Góc ma sát trong : j = 32 0 01’ 1.3 . Lựa chọn vị trí xây dựng cầu : Việc lựa chọn vị trí xây dựng cầu căn cứ trên các nguyên tắc sau : + Phải thõa mãn điều kiện thoát nước của dòng chảy và thuận lợi cho các phương tiện đi lại trên sông. + Đảm bảo đúng vàđầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của các tuyến đường theo qui hoạch tổng thể mạng lưới giao thông của thị xã Hà Tiên. + Phải đảm bảo việc giải tỏa các công trình công cộng và nhà dân xung quanh đúng tiến độ. + Vị trí của cầu phải vuông góc với hướng dòng chảy. 1.4 . Nhiệm vụ thiết kế : Thiết kế cầu Đông Hồ – Hà Tiên – Kiên Giang - Tải trọng : H30, XB80, Người 300kG/cm2. - Khổ cầu : 7 + 2x2 m. - Tĩnh không thông thuyền : H = 6,5 m ; B < = 60,0 m. - Độ dốc : Độ dốc ngang : 0%. Độ dốc dọc : £ 6%. Cấp đường hai đầu cầu : - Cấp quản lý : cấp III đồng bằng. - Cấp kỹ thuật : 60 km/giờ. - Bề rộng nền đường : 7 m.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1)gioi thieu 1.doc
  • doc2)pansobo 2,3,4.doc
  • doc3)tkkt nhip 5.doc
  • doc4)dngang 6.doc
  • doc5)ct thg dhop 7.doc
  • doc6)nhip lien tuc 8.doc
  • doc7)nlkthac 9.doc
  • doc8)ktoan dhop 10.doc
  • doc9)tru 11.doc
  • doc10)mo cau 12.doc
  • doc11)tctc tongthe.doc
  • rarACROBAT.rar
  • rarBAN VE.rar
  • docmucluc.doc