MỤC LỤC
Lời giới thiệu 1
Phần I. Kiến trúc .2
1.1. Sự cần thiết đầu tư .3
1.2. Nội dung và hình thức đầu tư .3
1.3. Đặc điểm - vị trí , điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng
1.4. Quy mô đầu tư công trình .5
1.5. Các giải pháp thiết kế 5
Phần II. Kết cấu 9
Chương I. Tính toán sàn tầng 3
1.1. Số liệu tính toán 10
1.2. Sơ đò bố trí ô sàn .11
1.3. Chọn sơ bộ kích thước tiết diện dầm .11
1.4 Xác định tải trọng tác dụng lên sàn 12
1.5. Tính toán kích thước sàn 14
Chương II. Thiết kế dầm dọc trục D
2.1. Sơ đồ tính .21
2.2. Xác tịnh tải trọng lên dấm dọc trục D 21
2.3. Tính nội lực dầm dọc 24
2.4. Tính toán cốt thép dầm 26
Chương III. Tính toán cầu thang tầng điển hình
3.1. Khái niệm chung .34
3.2. Tính toán cầu thang vế dạng bản 34
3.2.1. Tính bản thang .34
3.2.2. tính dầm chiếu nghỉ . .39
Chương IV. Tính toán hồ nước mái
4.1. Khái niệm chung 43
4.2. Xác định sơ bộ kích thước tiết diện .43
4.3. Tính toán bảng nắp 45
4.4. Tính toán bảng đáy 48
4.5. Tính bảng thành .50
4.6. Tính toán hệ dầm nắp 52
4.7. Tính toán hệ dầm dáy 57
4.8. Kiểm tra nứt bản đáy 65
Chương VI. Thiết kế khung trục 3
5.1. Khái niệm về các kết cấu chịu lực .65
5.2. Tính toán khung trục 3 .67
5.2.1. Chọn sơ bộ tiết diện khung .68
5.2.2. Xác định tải trọng truyền lên khung .71
5.2.3. Tính nội lực khung 78
5.2.4. Tính cốt thép dầm khung trục 3 .86
5.2.5. Tính toán bố trí cốt thép cột .97
Phần III. Nền móng
Chương I. Xử lý thống kê số liệu địa chất
1.1. Cấu tạo địa chất .111
1.2. TÍnh chất cơ lí và địa chất thủy văn .113
1.3. Sơ đố vị trí hố khoan .113
1.4. Phương pháp chỉnh lí thống kê các kết quả .113
1.5. Lựa chọn giải pháp nền móng 127
Chương II. Phương án I. Móng cọc ép
2.1. Số liệu tải trọng 128
2.2. Tính móng M1 .128
2.2.1. Chọn chiều sâu chôn móng .128
2.2.2. Chọn các thông số về cọc .129
2.2.3. Tính sức chịu tải của cọc .129
2.2.4. Xác định số lượng cọc và bố trí cọc .134
2.2.5. Kiểm tra phản lực đầu cọc .134
2.2.6. Kiểm tra ứng suất dưới mũi cọc .135
2.2.7. Xác định chiều cao và tính thép đài cọc .140
2.3. Tính toán và bố trí thép cọc 142
2.3.1 Kiểm tra khi vận chuyển .142
2.3.2. Kiểm tra khi lắp dựng .143
2.3.3. Kiểm tra chuyển vị ngang 143
2.4. Tính móng M2 .147
2.5. Tính móng M3 .156
Chương III. Móng khoan nhồi
3.1. Khái quát về cọc khoan nhồi 168
3.2. Tính móng M1 169
3.2.1. Chọn chiều sâu cho móng 169
3.2.2. Chọn vật liệu và kích thước cọc .170
3.2.3. Xác định sức chịu tải của cọc khoan nhồi
3.2.4. Xác định sơ bộ kích thước cọc .176
3.2.5. Xác định số lượng cọc .176
3.2.6. Kiểm tra phản lực đầu cọc .177
3.2.7. Kiểm tra ứng suất dưới mũi cọc .178
3.2.8. Kiểm tra điều kiện chọc thủng .183
3.2.9. Tính cốt thép đài cọc .183
3.3. Kiểm tra cọc chịu tải trọng ngang .184
3.4. Tính móng M2 .189
3.5. Tính móng M3 .197
So sánh và lựa chọn phương án móng .219
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2430 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế chung cư cao tầng Adonic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
MỞ ĐẦU:
Theo định hướng phát triển của toàn thành phố đến năm 2020, huyện Bình Chánh sẽ là khu vực phát triển, các khu trung tâm thương mại-dịch vụ và các khu đô thị mới, các khu dân cư để phục vụ giãn dân nội thành.
Việc xây dựng các khu dân cư mới trên địa bàn Xã Phong Phú huyện Bình Chánh là phù hợp qui hoạch chung và góp phần giải quyết vấn đề dân số đô thị cho thành phố. Địa bàn Xã Phong Phú huyện Bình Chánh hiện tại chỉ là khu dân cư phát triển tự phát, thưa thớt, chủ yếu là đất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng không hoàn chỉnh. Vì vậy khu vực này cần phải đầøu tư nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện phù hợp cho việc phát triển đô thị hóa.
Mặt khác, một bộ phận lớn các hộ dân thuộc diện di dời, giải tỏa phục vụ các dự án trên địa bàn huyện hiện chưa có nơi ở ổn định và nhu cầu nhà ở tại chỗ là rất lớn. Do đó, việc đầu tư xây dựng chung cư cao tầng IDONIC tại Xã Phong Phú huyện Bình chánh là thực sự cần thiết, đáp ứng nhu cầu đô thị hóa tại khu vực, góp phần chỉnh trang đô thị trên địa bàn Huyện.
2. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG :
Chung Cư cao tầng IDONIC được đặt tại Xã Phong Phú huyện Bình Chánh, giáp ranh với đại lộ Nguyễn Văn Linh, cách Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng khoảng 1km, Vị trí này thuận lợi cho việc lưu thông vì nối liền giữa khu chế xuất Tân Thuận, các Khu đô thị mới và tuyến, Quốc lộ 50, Quốc lộ 1A.
Quy mô xây dựng : 3.895 m2
3.ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Bình Chánh là thuộc huyện ngoại thành của Tp.HCM nên điều kiện khí hậu là khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia thành 2 mùa:
1- Mùa nắng : Từ tháng 12 đến tháng 4 có :
Nhiệt độ cao nhất : 400C
Nhiệt độ trung bình : 320C
Nhiệt độ thấp nhất : 180C
Lượng mưa thấp nhất : 0,1 mm
Lượng mưa cao nhất : 300 mm
Độ ẩm tương đối trung bình : 85,5%
2- Mùa mưa : Từ tháng 5 đến tháng 11 có :
Nhiệt độ cao nhất : 360C
Nhiệt độ trung bình : 280C
Nhiệt độ thấp nhất : 230C
Lượng mưa trung bình : 274,4 mm
Lượng mưa thấp nhất : 31 mm (tháng 11)
Lượng mưa cao nhất : 680 mm (tháng 9)
Độ ẩm tương đối trung bình : 77,67%
Độ ẩm tương đối thấp nhất : 74%
Độ ẩm tương đối cao nhất : 84%
Lượng bốc hơi trung bình : 28 mm/ngày
Lượng bốc hơi thấp nhất : 6,5 mm/ngày
3- Hướng gió :
Hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây nam với vận tốc trung bình 2,5 m/s, thổi mạnh nhất vào mùa mưa. Ngoài ra còn có gió Đông Bắc thổi nhẹ (tháng 12-1). TP. Hồ Chí Minh nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của gió bão, chịu ảnh hưởng của gió mùa và áp thấp nhiệt đới.
4. GIẢI PHÁP MẶT BẰNG VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG :
- Giải pháp mặt bằng:
Sử dụng tầng hầm làm bãi đổ xe cho công trình để tăng diện tích cây xanh và các công trình dịch vụ
Các công trình dịch vụ và phúc lợi xã hội được bố trí bên trong công trình nhằm phục vụ một cách thuận lợi cho số dân sống trong công trình.
Các lổ thông tầng xuyên suốt các tầng nhằm tạo khoảng không thông thoáng cho các căn hộ trong công trình.
Việc chọn giải pháp bước cột, nhịp cột 8m x 8m thuận lợi cho việc ngăn chia không gian sinh hoạt trong một căn hộ một cách linh hoạt.
- Giải pháp mặt đứng:
Hình thức kiến trúc hiện đại với màu sắc phù hợp với cảnh quan chung của khu vực.
Giải pháp lam bê tông chạy dọc theo chiều đứng của công trình nhằm che nắng, che phần sân phơi tránh làm mất mỹ quan đô thị đồng thời tạm cảm giác về chiều cao cho công trình.
Theo đồ án quy hoạch, toàn khu gồm 2 khối nhà 7 tầng và tầng hầm. Tổng diện tích đất xây dựng là 1.400 m2 chiếm 36% diện tích đất toàn khu.
Dân cư quy hoạch 365 người, bình quân 5 người/hộ, tổng diện tích sàn xây dựng : 15.300 m2, bình quân 41,92m2 sàn/người.
Chiều cao điển hình của mỗi tầng là: 3,6 m
Tổng chiều cao công trình là: 36 m (chưa kể chiều cao tầng hầm)
- Phân khu chức năng:
Tổng số căn hộ là 73 căn bao gồm 3 loại căn hộ A, B, C phân bổ như sau:
Tầng hầm: dùng để xe và hệ thống kỹ thuật.
Tầng trệt:
+ Siêu thị mini.
+ 1 căn hộ A, 3 căn hộ B và 1 căn hộ C.
Tầng 1, 2, 3:
+ 1 căn hộ A, 7 căn hộ B.
Tầng 4 :
+ 1 căn hộ C, 7 căn hộ B.
Tầng 5, 6, 7 :
+ 1 căn hộ C, 7 căn hộ B.
* Căn hộ A: diện tích 154,8 m 2
Sảnh điệm : 7,5m 2.
Phòng khách : 16,0 m 2.
Phòng sinh hoạt chung : 12,0 m 2.
Phòng ăn : 12,0 m 2.
Bếp : 10,0 m 2.
Phòng vệ sinh : 8,0 m 2.
Lô gia + sân phơi : 13,8 m 2.
Phòng ngủ 1 : 14,5 m 2.
Phòng ngủ 2 : 16,0 m 2.
Phòng ngủ 3 : 10,0 m 2.
Phòng ngủ 4 : 17,5 m 2.
Không gian làm việc : 17,5 m 2.
* Căn hộ B: diện tích 94,0 m 2
Sảnh điệm : 6,5m 2.
Phòng khách : 15,5 m 2.
Phòng sinh hoạt chung : 12,0 m 2.
Phòng ăn : 10,0 m 2.
Bếp : 7,0 m 2.
Phòng vệ sinh : 7,0 m 2.
Lô gia + sân phơi : 6,5 m 2.
Phòng ngủ 1 : 8,5 m 2.
Phòng ngủ 2 : 12,0 m 2.
Phòng ngủ 3 : 18,0 m 2.
* Căn hộ C: diện tích 74,0 m 2
Phòng khách : 16,0 m 2.
Phòng sinh hoạt chung : 12,0 m 2.
Phòng ăn : 10,0 m 2.
Bếp : 7,0 m 2.
Phòng vệ sinh : 8,0 m 2.
Lô gia + sân phơi : 6,5 m 2.
Phòng ngủ 1 : 8,5 m 2.
Phòng ngủ 2 : 12,0 m 2.
- Hàng lang cây xanh:
Diện tích cây xanh bố trí dọc hành lang Rạch phía đông và dọc theo đường nội bộ trong khu ở. Diện tích đất cây xanh bình quân 2,10 m2/người.
Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng:
a) Xây dựng nhà chung cư:
Diện tích xây dựng : 1.400 m2
Tầng cao : 2 khối 7 tầng và tầng hầm.
Tổng diện tích sàn xây dựng : 15.300 m2
* Kinh phí đầu tư xây dựng:
15.300 m2 x 2.500.000 đ/ m2 = 38.250.000.000 đồng
b) Hành lang cây xanh :
Kinh phí :766 m2 x 70.000 đ/ m2 = 53.620.000 đồng
5. QUI HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT:
Tạo ra không gian tiện nghi và hiện đại phù hợp với những khuynh hướng phát triển trong tương lai.
Cây xanh được coi là lá phổi cần thiết cho khu nhà ở, do đó được bố trí xung quanh khu nhà và dọc hành lang Rạch phía đông. Khu nhà được xây dựng theo mẫu thiết kế thống nhất, hài hoà với không gian chung quanh về hình thức kiến trúc và chiều cao.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được chuẩn bị kỹ thuật nền đất xây dựng đảm bảo yêu cầu xây dựng vì khu vực chịu ảnh hưởng của thủy triều. Hệ thống giao thông nội bộ phải xây dựng mới hoàn toàn
Mạng lưới kỹ thuật về điện, nước, thông tin được xây dựng đồng bộ theo hệ thống đường giao thông.
- Quy hoạch chiều cao nền đất xây dựng:
Cao độ nền xây dựng (theo cao độ quốc gia Hòn Dấu).
Hmin = 1,0 Htb= 1,50 Hmax= 1,80
Độ dốc nền thiết kế:
iXD ³ 0,004 (đối với khu dân cư)
iXD ³ 0,003 (đối với khu cây xanh)
San nền theo dạng hình chóp, dốc theo 4 mái để giảm thiểu khối lượng đất cần đắp.
Theo thiết kế tính toán được:
Khối lượng đất đắp hình học : 4.674m3
Hệ số tơi : 1,22
Khối lượng đất đắp cần thiết : 5.702m3
- Hệ thống cống thoát nước mặt
Trong phạm vi khu vực dự kiến xây dựng nhà ở, dọc đường chính sẽ xây dựng hệ thống cống kín có tiết diện từ F 400mm - F 800mm nối ra hệ thống thoát nước của Thành phố.
Quy hoạch cấp nước:
- Chỉ tiêu và thông số kỹ thuật cấp nước (giai đoạn đầu):
- Tiêu chuẩn cấp nước:
* Sinh hoạt dân cư = 120 lít/người/ngày
* Dịch vụ, công cộng = 30 lít/người/ngày
* Hoạt động thương mại = 15 lít/người /ngày
* Tưới cây, rửa đường = 5 lít/người/ngày
Hệ số dùng nước không điều hoà K ngày = 1,2
Tỷ lệ cấp nước dân cư = 100 %
Nước dự phòng, rò rỉ trên mạng lưới = 20 % tổng Q cấp.
Nước cứu hỏa = 54 m3
(5 l/s x 1 đám cháy đồng thời x 3h)
- Lưu lượng nước cần dùng:
Quy mô dân cư quy hoạch = 650 người
Sinh hoạt dân cư = 44 m3
Nước dịch vụ công cộng = 11 m3
Nước phục vụ thương mại = 6 m3
Nước tưới cây rửa đường = 2 m3
Tổng lượng nước = 63 m3
Nước dự phòng, rò rỉ = 12,6 m3
Lưu lượng Qcấp trung bình = 75,6 m3/ngày
Lưu lượng Qcấp max = 90,72 m3/ngày
Lưu lượng Qcấp max khi có hỏa hoạn = 144,72 m3/ngày.
- Phương án cấp nước:
Sử dụng nguồn nước sẵn có từ hệ thống ống nước máy Thành phố F800 trên Đại lộ Nguyễn Văn Linh nối vào khu nhà ở.
Xây dựng bồn dự trữ và lắp đặt máy bơm tăng áp nhằm đảm bảo áp lực và lưu lượng nước phục vụ cho các tầng cao trong khu ở.
Mạng lưới đường ống quy hoạch mới bên trong khu nhà ở có đường kính F150 - F100 -F75.
Các trụ cứu hỏa có đường kính F100 được bố trí tại 4 góc đường nội bộ quanh khu nhà.
Quy hoạch thoát nước bẩn, vệ sinh đô thị:
- Chỉ tiêu và lưu lượng nước thải:
Số người dự kiến N = 365 người
Tiêu chuẩn thoát nước thải sinh hoạt Qsh = 265 lít/người ngày (tiêu chuẩn thoát nước thải sinh hoạt Qsh = 200 lít/người ngày, tiêu chuẩn cấp nước phục vụ công cộng q = 40 lít/người ngày, tiêu chuẩn cấp nước phục vụ tiểu thủ công nghiệp q = 15 lít/người ngày, thấm vào cống q =10 lít/người ngày).
Lưu lượng nước thải sinh hoạt Q = 100 m3/ngày
Hệ số thoát nước ngày cao điểm Kngày =1.3
Tổng lưu lượng nước thải:
Qmax = Q x Kngày = 130 m3/ngày.
- Phương hướng quy hoạch chung:
Theo phương hướng quy hoạch thoát nước bẩn Thành phố đã được phê duyệt số 123/TTg-CP ngày 10/7/1998 tại các khu xây dựng mới tập trung, chưa có hệ thống cống thoát nước đô thị, hai hệ thống cống thoát nước mưa và nước thải phải được thiết kế riêng biệt ngay từ đầu, nước thải bẩn phải được xử lý cục bộ khi chưa xây xong trạm xử lý nước thải tập trung khu vực.
- Thiết kế hệ thống thoát nước bẩn cho khu quy hoạch:
* Mạng lưới thoát nước:
Hệ thống cống thoát nước bẩn của khu quy hoạch được thiết kế là hệ thống cống riêng, kết hợp với xử lý nước thải sinh hoạt phân tiểu bằng hầm tự hoại trước khi xả ra hệ thống cống thoát nước bẩn riêng. Hệ thống cống được thiết kế tự chảy, đi dọc theo các đường giao thông xung quanh khu nhà để thu nước thải bẩn của toàn khu. Hướng thoát nước tập trung về trục đường phía Đông khu quy hoạch, sau đó toàn bộ nước thải được tập trung tại các ga trên trục đường này đổ về hệ thống cống của Thành phố.
Cống có dạng tròn làm bằng bê tông chịu lực và không thấm, được xây dựng ngầm dưới đất, độ sâu chôn cống tính từ đỉnh cống <0,6m, độ dốc cống i=1/d. Ga thu nước bẩn trong khu nhà ở được xây dựng chìm có kích thước 600cm x 600 cm có nhiệm vụ kiểm tra và thu nước thải bẩn từ trong nhà ra.
- Vệ sinh đô thị:
* Nước thải bẩn:
Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh phải được xử lý qua bể tự hoại trước khi xả vào cống thu nước bẩn ngoài đường.
* Rác thải:
Tiêu chuẩn rác thải: W = 1 kg/người ngày.
Tổng lượng rác thải: W = 365 kg/ngày.
+ Rác được phân loại ngay tại nguồn thu: rác vô cơ, rác hữu cơ và thu gom trong ngày để đưa đến khu xử lý rác thành phố.
Quy hoạch cấp điện:
- Tính toán phụ tải:
Khu ở: theo suất phụ tải từ 2,5 KW đến 4,5 KW cho mỗi căn hộ.
Khu công trình công cộng: theo suất phụ tải từ 0,02 - 0,03 KW/M2 diện tích sàn xây dựng.
Đèn đường được tính theo suất phụ tải KW/KM. Từ 5 - 20 KW/KM tùy bề rộng và tính chất đường.
Phụ tải khu ở
183KW
Phụ tải CTCC
25 KW
Phụ tải đèn đường
5KW
Với hệ số đồng thời 0.75
Hệ số dự phòng 1.2
Cos F = 0.85.
Ta có phụ tải tính toán = 192/226 KVA.
- Nguồn cấp Điện:
Trước mắt được cấp từ trạm 110/15KV của điện lực Hiệp Phước bằng đường dây 22KV đi trên Đại lộ Nguyễn Văn Linh. Lâu dài được cấp từ trạm 110/22KV của Công ty điện lực Bình Chánh bằng cáp ngầm 22KV.
- Mạng điện phân phối:
* Trạm biến áp 22/0,4KV:
Xây dựng mới trạm biến áp 22/0,4KV 3 pha đặt trên giàn, hoặc trong nhà, gồm 1 trạm, 1 máy, dung lượng 250 KVA.
* Đường dây 22 KV:
Xây dựng mới khoảng 143m đường dây 22KV, cỡ dây AC -50 cấp cho trạm biến áp lấy rẽ nhánh từ đường dây 22KV.
* Cáp ngầm 0,4 KV:
Xây mới tuyến cáp ngầm 0,4KV cấp điện sinh hoạt, làm việc, cỡ dây M-95, M-70, dài khoảng 175m. Tuyến cáp ngầm 0,4KV cấp điện chiếu sáng đường phố, cỡ dây M-10, dài khoảng 263m.
* Đèn đường:
Trang bị hệ thống chiếu sáng lắp đặt trên cột thép, nhôm, dùng đèn cao áp Sodium 150W-250W, 220V. Các cột đèn được đặt cách nhau khoảng 20 - 30m.
6. HIỆU QUẢ KINH TẾ :
Dự án đầu tư xây dựng chung cư cao tầng ADONIC là một dự án hoàn toàn khả thi về kỹ thuật, môi trường, tài chánh, đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội như sau:
- Lợi ích về mặt phát triển đô thị:
Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị ra khu vực ngoại thành theo đúng chủ trương của Chính phủ và của UBND TP. Hồ Chí Minh về quy hoạch thành phố đến năm 2020.
Từng bước thực hiện chương trình giãn dân từ nội thành ra vùng ngoại thành nhằm giảm áp lực dân số trong khu vực nội thành.
Tạo ra được một quỹ nhà ở có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, góp phần vào việc giải quyết nhu cầu về nhà ở đang ngày càng gia tăng tại TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh có thêm một khu ở khang trang, hiện đại, hệ thống đường dây, đường ống được bố trí ngầm đảm bảo mỹ quan đô thị, có biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.
- Lợi ích về mặt Kinh tế:
Nhà nước sẽ thu được các khoản thuế nộp Ngân sách:
- Tiền sử dụng đất phải nộp : 420.000.000 đồng.
- Thuế trước bạ : 22.419.600 đồng.
- Thuế GTGT : 1.604.197.132 đồng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp : 1.180.646.230 đồng.
- Lợi ích về mặt Xã hội:
Dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết chỗ ở cho khoảng 365 người.
Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động khi dự án bước vào giai đoạn thực hiện. Đồng thời góp phần vào việc bảo vệ và làm xanh, sạch môi trường.