Đồ án Thiết kế chung cư Thanh An

MỤC LỤC

TRANG

PHẦN MỘT: KIẾN TRÚC

 

I.1. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 2

I.2. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TRÌNH 2

I.3. GIẢI PHÁP MẶT BẰNG VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG 2

I.4. GIẢI PHÁP ĐI LẠI 2

I.4.1. Giao thông đứng 2

I.4.2. Giao thông ngang 3

I.5. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU-KHÍ TƯỢNG-THỦY VĂN 3

I.6. CÁC GIẢ PHÁP KỸ THUẬT 3

I.6.1. Điện 3

I.6.2. Hệ thống cung cấp nước 4

I.6.3. Hệ thống phòng thoát nước 4

I.6.4. Hệ thông gió và chiếu sáng 4

I.6.5. Hệ thông thoát rác 4

I.7. AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 4

 

PHẦN HAI: KẾT CẤU

 

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU 5

1.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÀ CAO TẦNG 6

1.2. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU 6

1.2.1. Hệ khung chịu lực 7

1.2.2. Hệ tường chịu lực 7

1.2.3. Hệ khung - tường chịu lực 8

1.3. SO SÁNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU 8

 

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH 10

2.1. SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP CÓ HỆ DẦM TRỰC GIAO 11

2.2. LỰA CHỌN SƠ BỘ KÍCH THƯỚC CÁC BỘ PHẬN SÀN 11

2.3. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN BẢN SÀN 14

2.4. TÍNH TOÁN CÁC Ô BẢN 16

2.5. TÍNH TOÁN BIẾN DẠNG (ĐỘ VÕNG) CỦA SÀN 21

 

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CẦU THANG TẦNG ĐIỂN HÌNH 27

3.1. KHÁI NIỆM 28

3.2. CÁC KÍCH THƯỚC HÌNH HỌC 28

3.3. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TÁC DỤNG 30

3.3.1. Đối với bản xiên 30

3.3.2. Đối với bản chiếu nghỉ 31

TRANG

3.4. TÍNH TOÁN CÁC BỘ PHẬN CẦU THANG 32

3.4.1. Tính bản thang 32

3.4.2. Tính bản chiếu nghỉ 34

3.4.3. Tính dầm chiếu nghỉ 35

 

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN HỒ NƯỚC MÁI 38

4.1. CÔNG NĂNG VÀ KÍCH THƯỚC HỒ NƯỚC MÁI 39

4.2. SƠ BỘ CHỌN KÍCH THƯỚC CÁC BỘ PHẬN HỒ NƯỚC MÁI 41

4.3. TÍNH TOÁN CÁC CẤU KIỆN CỦA HỒ NƯỚC MÁI 42

4.3.1. Bản nắp 42

4.3.2. Bản thành 44

4.3.3. Bản đáy 48

4.3.4.Tính toán dầm nắp 51

4.3.5. Tính toán dầm đáy 56

4.3.6. Cột hồ nước 61

 

CHƯƠNG 5: TÍNH GIÓ ĐỘNG 62

5.1. TÍNH TOÁN DAO ĐỘNG CÔNG TRÌNH 63

5.2. TRÌNH TỰ TÍNH TOÁN GIÓ ĐỘNG 63

5.3. XÁC ĐỊNH SƠ BỘ KÍCH THƯỚC DẦM, CỘT, VÁCH CỨNG 63

5.4. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG ĐỂ TÍNH CHU KỲ, TẦN SỐ DAO ĐỘNG

CỦA CÔNG TRÌNH 65

5.4.1. Tĩnh tải 65

5.4.2. Hoạt tải 65

5.5. CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH CHU KỲ VÀ TẦN SỐ RIÊNG CỦA

KẾT CẤU BẰNG PHẦN MỀM TÍNH KẾT CẤU ETABS 9.1 65

5.5.1. Khai báo đặc trưng vật liệu 65

5.5.2. Khai báo sàn 66

5.5.3. Khai báo vách cứng 66

5.5.4. Khai báo tiết diện dầm và cột 67

5.5.5. Mô hình tổng thể trong ETABS 68

5.5.6. Khai báo tải trọng 69

5.5.7. Khai báo nguồn khối lượng 70

5.5.8. Tính toán dao động 70

5.5.9. Kiểm tra chu kì dao động riêng 71

5.6. TÍNH TẢI TRỌNG GIÓ TÁC ĐỘNG VÀO CÔNG TRÌNH 72

5.6.1. Giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của tải trọng gió 72

5.6.2. Giá trị tiêu chuẩn thành phần động của tải trọng gió 74

5.6.3. Tải trọng gió toàn phần tác dụng vào công trình 84

5.7. KIỂM TRA ĐỘ CỨNG 85

5.7.1. Kiểm tra ổn định chống lật 85

5.7. Kiểm tra chuyển vị 85

TRANG

CHƯƠNG 6: TÍNH KHUNG KHÔNG GIAN 87

6.1. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ HỆ CHỊU LỰC CHÍNH CỦA CÔNG TRÌNH 88

6.1.1. Chọn sơ bộ kích thước dầm 88

6.1.2. Chọn sơ bộ kích thước cột 89

6.2. TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN CÔNG TRÌNH 89

6.2.1. Tải trọng đứng 89

6.2.2. Tải trọng ngang 89

6.3. TÍNH TOÁN NỘI LỰC 90

6.3.1. Các trường hợp tải tác dụng lên công trình 90

6.3.2.Tính toán nội lực 90

6.4. TÍNH TOÁN CỐT THÉP DỌC CHO KHUNG TRỤC 2 91

6.4.1. Chọn cặp nội lực để tính toán 91

6.4.2. Tính toán cốt thép cột 93

6.4.3. Ví dụ tính toán điển hình 94

6.4.4. Kết quả tính toán 95

6.4.5. Kiểm tra khả năng chịu lực của cột chịu nén lệch tâm

theo mỗi phương 100

6.4.6. Kiểm tra khả năng chịu lực của cột chịu nén lệch tâm xiên 102

6.4.7. Bố trí cốt đai 109

6.5. TÍNH TOÁN CỐT THÉP DẦM KHUNG TRỤC 2 109

6.5.1. Chọn cặp nội lực tính cốt thép 109

6.5.2. Tính toán cốt thép dọc cho dầm 109

6.5.3. Tính toán cốt thép đai cho dầm 114

6.5.4. Tính toán cốt thép treo cho dầm 116

 

CHƯƠNG 7: TÍNH TOÁN VÁCH CỨNG 119

7.1. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ VÁCH CỨNG TRÊN MẶT BẰNG 120

7.2. XÁC ĐỊNH SƠ BỘ CÁC KÍCH THƯỚC VÁCH CỨNG 120

7.3. SƠ ĐỒ LÀM VIỆC CỦA VÁCH CỨNG 121

7.3.1. Đối với vách cứng đặc 121

7.3.2. Đối với vách cứng có lỗ cửa 121

7.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN 122

7.4.1. Tải trọng tác dụng 122

7.4.2. Phương pháp xác định nội lực cho vách cứng 123

7.5. TÍNH TOÁN CỐT THÉP CHO VÁCH CỨNG 127

7.5.1. Tính toán cốt thép dọc vách cứng theo TTGH 128

7.5.2. Tính toán cốt thép dọc vách cứng theo phương pháp

phân bố ứng suất đàn hồi 131

7.5.3. Kiểm tra khả năng chịu lực của vách 135

7.5.4. Tính cốt ngang vách cứng 141

 

 

TRANG

CHƯƠNG 8: SỐ LIỆU ĐỊA CHẤT 144

8.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TÁC KHẢO SÁT 145

8.1.1. Sơ đồ vị trí hố khoan 145

8.1.2. Điều kiện địa chất công trình 146

8.2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MÓNG 149

 

CHƯƠNG 9: TÍNH TOÁN MÓNG CỌC KHOAN NHỒI 150

9.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÓNG CỌC KHOAN NHỒI 151

9.1.1. Thi công 151

9.1.2. Ưu điểm 151

9.1.3. Nhược điểm 151

9.2. THIẾT KẾ MÓNG CỌC KHOAN NHỒI ĐÀI ĐƠN (MÓNG 2C) 152

9.2.1. Tải trọng tác dụng lên móng 152

9.2.2. Chọn loại vật liệu kích thước cọc và chiều sâu chôn móng 152

9.2.3. Xác định sức chịu tải của cọc 152

a) Sức chịu tải của cọc theo vật liệu 152

b) Sức chịu tải của cọc theo các đặc trưng đất nền 153

9.2.4. Xác định số lượng cọc và kích thước đài cọc 158

9.2.5. Kiểm tra tải trọng tác dụng lên từng cọc trong nhóm 159

9.2.6. Tính lún cho móng cọc đài đơn 160

9.2.7. Tính toán móng cọc chịu lực ngang và mômen 164

9.2.8. Tính cốt thép cho cọc 170

9.2.9. Tính toán đài cọc 170

9.3. THIẾT KẾ MÓNG CỌC KHOAN NHỒI ĐÀI BÈ CHO KHU VỰC VÁCH CỨNG 174

9.3.1. Tải trọng truyền xuống móng 174

9.3.2. Chọn loại vật liệu kích thước cọc và chiều sâu chôn móng 174

9.3.3. Xác định sức chịu tải của cọc 174

a) Sức chịu tải của cọc theo vật liệu 174

b) Sức chịu tải của cọc theo các đặc trưng đất nền 175

9.3.4. Xác định số lượng cọc và kích thước đài cọc 180

9.3.5. Kiểm tra tải trọng tác dụng lên từng cọc trong nhóm 181

9.3.6. Tính lún cho móng cọc đài bè 182

9.3.7. Tính toán móng cọc chịu lực ngang và mômen 186

9.3.8. Tính cốt thép cho cọc 192

9.3.9. Tính toán đài cọc 193

9.4. KIỂM TRA SỰ LÚN LỆCH TƯƠNG ĐỐI GIỮA CÁC MÓNG 198

 

 

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2324 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế chung cư Thanh An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I TỔNG QUAN KIẾN TRÚC I.1. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Trong nhiều năm trở lại đây, với sự phát triển của đất nước về mọi mặt nói chung và các tỉnh khu vực phía Nam nói riêng, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những Thành phố có tốc độ phát triển rất nhanh về kinh tế cũng như về khoa học kỹ thuật. Các hoạt động sản xuất kinh doanh ở đây phát triển rất mạnh, có rất nhiều Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp, đặc biệt là các Khu Công Nghiệp, Khu Chế Xuất đã được thành lập, do đó đã thu hút được một lực lượng lao động rất lớn về đây làm việc và học tập. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho dân số ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng rất nhanh trong những năm gần đây và một trong những vấn đề mà Thành phố cần giải quyết thật cấp bách là vấn đề về chổ ở của người dân. Đứng trước tình hình thực tế kể trên thì việc xây dựng các chung cư cao tầng nhằm giải quyết vấn đề về chổ ở là thật sự cần thiết. Đồng thời, ưu điểm của các loại hình nhà ở cao tầng này là không tiêu tốn quá nhiều diện tích mặt bằng, tạo được một môi trường sống sạch đẹp, văn minh phù hợp với xu thế hiện đại hoá đất nước. Công trình Chung cư cao tầng THANH AN là một trong những công trình được xây dựng nhằm giải quyết vấn đề kể trên, góp phần vào công cuộc ổn định và phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của đất nước ta nói chung. I.2. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TRÌNH Mặt chính công trình tiếp giáp với đường PHAN XÍCH LONG, các mặt bên khác tiếp giáp với công trình lân cận. Mặt bằng công trình hình chữ nhật, với tổng diện tích khoảng 1508 m2 (35,5m x 42,5m). Toàn bộ bề mặt chính diện công trình được lắp các cửa sổ bằng nhôm để lấy sáng (cao 2m) xen kẽ với tường xây (cao1,2m), các vách ngăn phòng bằng tường xây, kiếng hoặc nhôm. I.3. GIẢI PHÁP MẶT BẰNG VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG Số tầng: 1tầng hầm + 1 tầng trệt + 14 tầng lầu + tầng kỹ thuật Phân khu chức năng: Công trình được chia khu chức năng từ dưới lên Tầng hầm: dùng làm nơi để xe, hệ thống kỹ thuật (điện, nước…). Tầng trệt: dùng làm sảnh, cửa hàng, khu giữ trẻ, phòng quản lí. Tầng 2- 14: dùng làm căn hộ, có 8 căn hộ mỗi tầng. Tầng mái: có hệ thống thoát nước mưa cho công trình và hồ nước sinh hoạt có thể tích 8,5 x 8,5 x 2 m3, cây thu lôi chống sét. I.4. GIẢI PHÁP ĐI LẠI I.4.1. Giao thông đứng Toàn công trình sử dụng 3 thang máy và 1 cầu thang bộ. Bề rộng cầu thang bộ là 2,3m được thiết kế đảm bảo yêu cầu thoát người nhanh, an toàn khi có sự cố xảy ra. Cầu thang máy, thang bộ này được đặt ở vị trí trung tâm nhằm đảm bảo khoảng cách xa nhất đến cầu thang < 20m để giải quyết việc phòng cháy chữa cháy. I.4.2. Giao thông ngang Bao gồm các hành lang đi lại, sảnh, hiên. I.5. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU –KHÍ TƯỢNG - THỦY VĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với các đặc trưng của vùng khí hậu miền Nam Bộ, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ đầu tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Các yếu tố khí tượng: Nhiệt độ trung bình năm: 260C. Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 220C. Nhiệt độ cao nhất trung bình năm : 300C. Lượng mưa trung bình: 1000 - 1800 mm/năm. Độ ẩm tương đối trung bình : 78%. Độ ẩm tương đối thấp nhất vào mùa khô: 70 -80%. Độ ẩm tương đối cao nhất vào mùa mưa: 80 -90%. Số giờ nắng trung bình khá cao, ngay trong mùa mưa cũng có trên 4giờ/ngày, vào mùa khô là trên 8giờ /ngày. Hướng gió chính thay đổi theo mùa: Vào mùa khô, gió chủ đạo từ hướng Bắc chuyển dần sang Đông, Đông Nam và Nam. Vào mùa mưa, gió chủ đạo theo hướng Tây – Nam và Tây. Tần suất lặng gió trung bình hàng năm là 26%, lớn nhất là tháng 8 (34%), nhỏ nhất là tháng 4 (14%). Tốc độ gió trung bình 1,4 –1,6m/s. Hầu như không có gió bão, gió giật và gió xóay thường xảy ra vào đầu và cuối mùa mưa (tháng 9). - Thủy triều tương đối ổn định ít xảy ra hiện tương đột biến về dòng nước. Hầu như không có lụt chỉ ở những vùng ven thỉnh thoảng có ảnh hưởng. I.6. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT I.6.1. Điện Công trình sử dụng điện được cung cấp từ hai nguồn: lưới điện thành phố và máy phát điện riêng có công suất 150KVA (kèm thêm 1 máy biến áp, tất cả được đặt dưới tầng trệt để tránh gây tiếng ồn và độ rung làm ảnh hưởng sinh hoạt). Toàn bộ đường dây điện được đi ngầm (được tiến hành lắp đặt đồng thời khi thi công). Hệ thống cấp điện chính đi trong các hộp kỹ thuật đặt ngầm trong tường và phải bảo đảm an toàn không đi qua các khu vực ẩm ướt, tạo điều kiện dễ dàng khi cần sữa chữa. Ở mỗi tầng đều có lắp đặt hệ thống an toàn điện: hệ thống ngắt điện tự động từ 1A đến 80A được bố trí theo tầng và theo khu vực (đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ). I.6.2. Hệ thống cung cấp nước Công trình sử dụng nguồn nước từ 2 nguồn: nước ngầm và nước máy. Tất cả được chứa trong bể nước ngầm đặt ngầm dưới sảnh. Sau đó máy bơm sẽ đưa nước lên bể chứa nước đặt ở mái và từ đó sẽ phân phối đi xuống các tầng của công trình theo các đường ống dẫn nước chính. Các đường ống đứng qua các tầng đều được bọc trong hộp Gaine. Hệ thống cấp nước đi ngầm trong các hộp kỹ thuật. Các đường ống cứu hỏa chính được bố trí ở mỗi tầng. I.6.3. Hệ thống thoát nước Nước mưa từ mái sẽ được thoát theo các lỗ chảy ( bề mặt mái được tạo dốc ) và chảy vào các ống thoát nước mưa ( =140mm) đi xuống dưới. Riêng hệ thống thoát nước thải sử dụng sẽ được bố trí đường ống riêng. I.6.4. Hệ thống thông gió và chiếu sáng Chiếu sáng Toàn bộ toà nhà được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên và bằng điện. Ở tại các lối đi lên xuống cầu thang, hành lang và nhất là tầng hầm đều có lắp đặt thêm đèn chiếu sáng. Thông gió Ở các tầng đều có cửa sổ tạo sự thông thoáng tự nhiên. Ở tầng lửng có khoảng trống thông tầng nhằm tạo sự thông thoáng thêm cho tầng trệt là nơi có mật độ người tập trung cao nhất. Riêng tầng hầm có bố trí thêm các khe thông gió và chiếu sáng. I.6.5. Hệ thống thoát rác Rác thải được chứa ở gian rác, bố trí ở tầng hầm, có bộ phận đưa rác ra ngoài. Gaine rác được thiết kế kín đáo, tránh làm bốc mùi gây ô nhiễm. I.7. AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Ở mỗi tầng đều được bố trí một chỗ đặt thiết bị chữa cháy (vòi chữa cháy dài khoảng 20m, bình xịt CO2,..). Bể chứa nước trên mái, khi cần được huy động các bể chứa nước sinh hoạt để tham gia chữa cháy. Ngoài ra, ở mỗi phòng đều có lắp đặt thiết bị báo cháy (báo nhiệt) tự động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong0 phan kien truc.doc
  • rarbanvethang.rar
  • docBIA1.doc
  • docchuong1.doc
  • docchuong2 san dien hinh.doc
  • docchuong3 cauthang.doc
  • docchuong4.honuocmai.doc
  • docchuong5 tinhdaodong.doc
  • docchuong6tinh khung 2.doc
  • docchuong7-vachcung.doc
  • docchuong8xulysolieu.doc
  • docchuong9cocnhoi.doc
  • docmucluc thuyet minh.doc
  • docPHULC~1.DOC
  • doctailieukhamkhao va loicamon.doc
Tài liệu liên quan