MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.2
PHẦN I : THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN KÉO SỢI.3
CHƯƠNG I : PHÂN TÍCH MẶT HÀNG.3
1.1. Thiết kế mặt hàng.3
1.2. Chọn nguyên liệu.3
1.3. Dự báo chất lượng sợi.6
CHƯƠNG II : THIẾT BỊ DÂY CHUYỀN KÉO SỢI .9
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA THIẾT BỊ.11
2.1. Máy xé kiện tự động : A002 D.11
2.2. Máy xé trộn tự động : A035 D.12
2.3. Máy trộn tự động : FA022 – 6.13
2.4. Máy xé đứng : FA 106.14
2.5. Máy xé trộn : FA 046 A.14
2.6. Máy đầu cân : FA141.15
2.7. Máy chải : FA201.16
2.8. Máy ghép : FA302.17
2.9. Máy kéo sợi thô : FA415 A.18
2.10. Máy kéo sợi con : FA 506.19
2.11. Máy đánh ống : GA 013.20
2.12. Máy kéo sợi OE : ELitex - BD - D2.21
CHƯƠNG III : THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ.23
3.1. Chọn độ mảnh bán thành phẩm số mối ghép.23
3.1.1. Thiết kế chi số cúi chải thô.23
3.1.2. Thiết kế chi số cúi ghép – số mối ghép.24
3.1.3. Thiết kế chi sổ sợi thô:.25
3.2. Thiết kế độ săn sợi thô, sợi con và sợi OE.26
3.2.1. Tính độ săn sợi thô.27
3.2.2. Tính độ săn sợi con.27
3.2.3. Tính độ săn sợi OE- Roto.27
3.3. Chọn tốc độ máy.28
3.3.1. Chọn tốc độ máy chải thô.28
3.3.2. Chọn tốc độ máy ghép.28
3.3.3. Chọn tốc độ máy thô.28
3.3.4. Chọn tốc độ máy kéo sợi con.29
3.3.5. Chọn tốc độ máy đánh ống.29
3.3.6. Chọn tốc độ máy kéo sợi OE.29
3.4. Tính năng suất, số lượng máy.30
3.4.1. Tính năng suất lý thuyết các máy.31
3.4.2. Tính năng suất thực tế các công đoạn.35
3.4.3. Tính số lượng máy cần lắp đặt.43
3.5. Cân đối nguyên liệu.45
3.5.1. Cân đối nguyên liệu sản xuất Sợi Ne 34 cotton 100%.45
3.5.2. Cân đối nguyên liệu sản xuất Sợi Ne 54 cotton 100%.46
3.5.3. Cân đối nguyên liệu sản xuất Sợi Ne 34- OE cotton 100%.47
CHƯƠNG IV: BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU TIẾT KHÔNG KHÍ.50
4.1. Bố trí dây chuyền.50
4.2. Bố trí không gian và vị trí đặt máy.51
4.3. Thông gió và điều tiết không khí.52
4.3.1. ảnh hưởng của điều tiết không khí đến công nghệ kéo sợi.52
4.3.2. Điều kiện ôn ẩm độ cho từng gian máy.54
4.4. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy của nhà máy.55
4.5. Tổ chức lao động.56
CHƯƠNG V: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.59
5.1. Mục đích và ý nghĩa của công tác kiểm tra đánh giá sản phẩm.59
5.2. Tổ chức việc kiểm tra đấnh giá chất lượng.59
5.3. Công việc làm thí nghiệm.60
5.3.1. Phương pháp lấy mẫu nguyên liệu.62
5.3.2. Phương pháp xác định độ ẩm.62
5.3.3. Phương pháp xác định tạp bằng tay.63
5.3.4. Xác định chiều dài xơ bằng dụng cụ Jucop.63
5.3.5. Kiểm tra định lượng cúi chải.67
5.3.6. Kiểm tra bông kết tạp máy chải.67
5.3.7. Kiểm tra định lượng cúi ghép.67 5.3.8. Kiểm tra định lượng sợi thô.68
5.3.9. Kiểm tra độ săn sợi thô.68
5.3.10. Kiểm tra định lượng sợi con.69
5.3.11. Kiểm tra định lượng sợi cân.69
5.4. Kiểm tra chất lượng trên máy UTSER 4.71
5.4.1. Phương pháp lấy mẫu.71
5.4.2. Chu kỳ kiểm tra.72
5.4.3. Thao tác.72
PHẦN II: TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ .74
PHÂN TÍCH CHUNG.74
I. Tính vốn đầu tư.74
I.1. Tính giá thành xây dựng cơ bản.74
I.2. Giá thành thiết bị.75
I.3. Vốn cho việc liên quan khác.76
I.4. Nguồn vốn.76
I.5. Tính khấu hao.76 II. Chi phí sản xuất.77 II.1. Chi phí mua nguyên liệu.77
II.2. Chi phí mua nguyên vật liệu phụ.77
II.3. Chi phí điện năng.77
II.4. Tính lương cho cán bộ cho công nhân viên.78
II.5. Tính khấu hao máy móc nhà xưởng.80
II.6. Tính chi phí cho máy và công ty.80
II.7. Chi phí ngoài sản xuất.80
II.8. Chi phí nước trung bình cho 1kg sợi.80
II.9. Tổng chi phí để sản xuất ra 1kg sợi.80
II.10. Kết luận.81
III. Doanh thu.82
IV. Tỷ suất lợi nhuận của một năm tính theo thời gian thu hồi vốn.84
KẾT LUẬN.91
MỤC LỤC.92
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10176 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế dây chuyền kéo sợi chải thô Trung Quốc sản lượng 1800 tấn/năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18x12.
Mặt bằng sản xuất của nhà máy được thiết kế và bố trí như sau :
Các kho được bố trí ở hai đầu xưởng sản xuất chính.
Máy móc thiết bị được bố trí tại khu vực trung tâm nhà xưởng.
Các phòng làm việc và hệ thống điều tiết không khí phục vụ cho sản xuất được bố trí hai bên xưởng sản xuất chính.
Kho nguyên liệu
Phòng làm việc + ĐTKK
Kho sợi thành phẩm
Máy móc thiết bị
Phòng làm việc + ĐTKK
* Diện tích kho nguyên liệu :
Diện tích kho nguyên liệu phải đảm bảo đủ rộng để chứa nguyên liệu phục vụ cho sản xuất ít nhất là 3 tháng đồng thời phải đảm bảo thoáng, khô ráo, có các lối đi thuận tiện cho công tác kiểm tra, kiểm kê, có lối thoát phòng chống cháy nổ, Ngoài ra đáp ứng điều kiện không bị mối xông.
Theo thiết kế tổng nguyên liệu cần nhập của toàn nhà máy cho cả 3 mặt hàng là:
2038,14 ( tấn/năm )
Vậy nguyên liệu cần nhập cho 3 tháng là:
= 509,535 ( tấn )
Ta sắp xếp các kiện bông trong kho theo quy luật hình tháp.
Kích thước kiện bông hiện nay phổ biến là :
1000 x 700 ( mm )
Trọng lượng mỗi kiện khoảng : 210 Kg/kiện
Tỷ lệ giữa diện tích chứa và diện tích kho là 67 %, nên ta tính diện tích kho nguyên liệu cho 3 tháng sản xuất như sau :
= 760,5 (m2)
* Diện tích kho sợi.
Kho sợi phải được chứa tối thiểu lượng sợi thành phẩm sản xuất ra trong 3 tháng. Với kích thước bao sợi phổ biến hiện nay là : 0,7 x 0,8 = 0,56 m2.
Mỗi bao sợi có khối lượng ( không kể bì ) Trung bình khoảng 50 kg.
Như vậy, nếu xếp sợi thành 8 lớp chiều cao 0,56 m2 thì chứa được khối lượng sợi là :
50 x 8 = 400 ( kg ) = 0,4 ( tấn ) và chiều cao khoảng : 0,5 x 8 = 4 (m)
Sản lượng sợi thành phẩm cho cả 3 mặt hàng : Nm 34, Nm 54 – côtton 100% , Nm 54 – OE tính trong 3 tháng sản xuất được là :
= 450 (tấn)
Diện tích cần để chứa sợi :
= 630 (m2)
Theo tài liệu tham khảo thì tỷ lệ giữa diện tích chứa và kho chứa sợi là : 60 % . Nên diện tích kho sợi thành phẩm là : = 1050 (m2)
Vậy diện tích nhà xưởng với khẩu độ 18/22 và theo tỷ lệ 1/200 mặt bằng là :
(66 x 90) + 760,5 + 1050 = 7750,5 (m2)
4.2. Bố trí không gian và vị trí đặt máy.
Máy móc thiết bị sẽ được sắp xếp theo mô hình dòng nước chảy, được phân bố như sau :
Ở gian cung bông bố trí hai máy xé kiện và hai đầu cân để cung cấp nguyên liệu cho 12 máy chải. Cùng một thời điểm có thể sản xuất hai lô bông cho sản xuất dây chuyền chính và dây OE.
Việc bố trí như vậy có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt : công nghệ, xây dựng, phòng chống cháy nổvà an troàn lao động cũng như hiệu suất của máy và năng suất lao động…
Do vậy ta thường phải lập ra nhiều phương án sắp xếp rồi từ đó chọn ra phương án tối ưu nhất đảm bảo phù hợpcho quá trình sản xuất, yêu cầu công nghệ với những điều kiện sau :
Tạo khoảng không gian tốt nhất cho người công nhân sản xuất, đứng máy thuận tiện.
Tổ chức chọn dây chuyền công nghệ sản xuất phù hợp.
Sắp xếp máy trong xưởng khoảng cách giữa các cột cho phù hợp. Tạo điều kiện cho việc bảo toàn, bảo dưỡng máy móc và vân chuyển ở tất cả các công đoạn.
Tận dụng triệt để diện tích đặt máy.
Tuân thủ các quan điểm trên trong nhà máy, máy móc được bố trí thành từng nhóm, từng khu vực đảm bảo cho quá trình công nghệ sản xuất được liên tục, rút ngắn quãng đường vận chuyển, tăng phạm vi kiểm soát máy của công nhân, tạo điều kiện cho việc sử dụng nhân công và quản lý thiết bị.
Đối với nhà xưởng sản xuất chính, cần lắp đặt máy móc cho từng gian vì mỗi công đoạn có yêu cầu về nhiệt ẩm khác nhau giữa gian cung bông và gian máy chải cần xây tường ngăn để chắn bụi, giữ nhiệt và hạn chế mức độ cháy nổ, ta có thể chia nhà xưởng thành các gian như sau :
Gian máy cung bông.
Gian máy chải ghép thô.
Gian máy kéo sợi con.
Gian máy đánh ống.
+ Các đường vận chuyển bán thành phẩm, phụ tùng thiết bị bố trí dọc và ngang nhà kích thước từ 3 ¸ 5 m, cụ thể như sau:
Máy cách tường từ : 2,5 ¸ 3 m
Giữa các khu máy của từng công đoạn cách nhau : ( 2,5 ¸ 4 m )
Các máy sợi con cách nhau : 1 m
Máy thô cách nhau : 1,6 ¸ 2,2 m
Các máy ghép cách nhau : 2 m
Các máy chải thô cách nhau : 1 m
Khoảng cách từ các máy đến cột tối thiểu : 0,5 m, đảm bảo cho công tác bảo toàn bảo dưỡng máy.
4.3.Thông gió và điều tiết không khí.
Điều tiết không khí là một ngành kỹ thuật bằng các thiết bị chuyên ngành để tạo ra và duy trì ổn định các thông số trạng thái của không khí theo một chương trình đã định sẵn phù hợp với yêu cầu công nghệ, Với mục đích nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động.
4.3.1. Ảnh hưởng của điều tiết không khí đến công nghệ kéo sợi.
Mục đích của điều tiết không khí là tạo ra chế độ nhiệt ẩm trong gian máy theo yêu cầu công nghệ. Trong thực tế khi độ ẩm tương đối của không khí không thay đổi mà nhiệt độ thay đổi thì độ hồi ẩm của vật liệu ít thay đổi và không đáng kể. Nhưng nếu nhiệt độ không đổi mà độ ẩm không khí thay đổi thì dẫn đến độ hồi ẩm của vật liệu thay đổi nhiều và làm thay đổi một số tính chất của vật liệu như : tính đàn hồi, ma sát, độ bền của xơ, sợi.
Mặt khác cùng với một điều kiện sản xuất nếu khống chế ôn ẩm độ hợp lý sẽ thuận lợi cho quá trình kéo sợi.
Điều kiện về ôn ẩm độ bao gồm điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí.
Nhiệt độ là đại lượng chỉ độ nóng của không khí.
Độ ẩm tương đối của không khí (j) là tỷ lệ giữa lượng hơi nước có trong 1kg không khí hay độ ẩm tuyệt đối của không khí (Dh) là độ ẩm tương đối ứng với trạng thái không khí bão hoà hơi nước ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Tỷ lệ hồi ẩm (Wtt) là tỷ lệ hơi nước có chứa trong vật liệu và khối lượng khí tuyệt đối của vật liệu đó.
a) Ảnh hưởng của độ ẩm.
Nguyên liệu kéo sợi thường có tính hút ẩm cao, do đó tỷ lệ hồi ẩm của nguyên liệu chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện không khí. Lượng nước có trong nguyên liệu có ảnh hưởng đến trọng lượng của bán thành phẩm do đó ảnh hưởng đến sự khống chế bán thành phẩm trong quá trình sản xuất.
Ngoài ra độ ẩm còn ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý của xơ, sợi trong quá trình hấp thụ hơi nước xơ bông trở lên mềm mại, duỗi thẳng hơn theo hướng dọc trục xơ, độ ẩm tăng làm tăng ma sát giữa các xơ, tăng đọ bền cho bán thành phẩm và sợi. Vì vậy khi tăng độ ẩm sợi, bông có độ bền tăng đồng thời khi xơ duỗi thẳng sẽ thuận lợi cho quá trình kéo dài. Sau khi hút ẩm xơ trương nở làm thay đổi hình dạng bên ngoài, số vòng xoắn của sợi cũng thay đổi làm cho các xơ trong sợi liên kết chặt chẽ với nhau làm tăng độ bền của sợi. Nhưng nếu độ ẩm trong không khí quá cao dẫn đến độ hút ẩm của vật liệu càng lớn gây khó khăn cho quá trình kéo sợi, ở công đoạn xé đập xơ trở lên bị dính khó xé tơi, khó loại trừ tạp chất, ở các công đoạn khác như : máy ghép, sợi thô, sợi con xơ dễ bị cuốn suốt gây đứt sợi.
Trong quá trình kéo sợi luôn xảy ra hiện tượng ma sát giữa các xơ với các chi tiết máy. Thực tế cho thấy hệ số ma sát chịu ảnh hưởng độ ẩm tương đối của không khí và độ ẩm của vật liệu. Hệ số ma sát tăng khi độ ẩm của vật liệu và độ ẩm của không khí tăng, điều này làm tăng liên kết giữa các xơ, tăng độ bền của sợi. Mặt khác, ma sát sinh ra tĩnh điện trên vật liệu và các chi tiết máy gây trở ngại cho quá trình phân chải, kéo dài, khi độ ẩm của vật liệu tăng lên sẽ làm giảm điện trở của vật liệu loại trừ hết khả năng tĩnh điện.
b) Sự ảnh hưởng của nhiệt độ:
Ở cùng một điều kiện nhiệt độ, độ ẩm của không khí càng lớn thì tỷ lệ hồi ẩm của vật liệu cũng lớn. Sự thay đổi không khí trong gian máy cũng ảnh hưởng đến tính chất cơ lý của vật liệu.
Khi nhiệt độ của không khí tăng, hơi nước dễ dàng bay khỏi xơ, sợi. Trong cùng điều kiện không khí có độ ẩm tương đối bằng nhau, khi nhiệt độ không khí càng cao thì độ ẩm của vật liệu sẽ kém hơn so với ở nhiệt độ thấp, khi đó xơ, sợi trong môi trường có nhiệt độ cao sẽ bị giảm bền và giảm độ giãn dứt, khi giảm nhiệt độ, dao động nhiệt của các phân tử trong xơ chậm lại nó phá vỡ giữa các phân tử, do đó xơ và sợi có độ bền tăng.
Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm đối với quá trình kéo sợi: khống chế nhiệt độ và độ ẩm trong nhà xưởng và khống chế tỷ lệ hồi ẩm của nguyên liệu, bán thành phẩm trong quá trình công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh lao động.
4.3.2. Điều kiện ôn ẩm độ cho từng gian máy:
Gian cung bông:
Nhiệm vụ chính là xé tơi, khử tạp nặng do vậy có thể ở mức trung bình sơ với các gian máy khác. Khi di chuyển qua các tay đánh xơ sẽ bị phân ly theo quạt gió. Nếu độ ẩm quá cao làm cho tạp chất bám chặt vào xơ khó loại trừ khả năng xé tơi của máy.
Gian máy chải:
Nhiệm vụ chính là phân giải triệt để các miếng xơ thành xơ đơn, tiếp tục loại trừ tạp chất và xơ ngắn, ở công đoạn này nều độ ẩm thấp quá sẽ gây hiện tượng tĩnh điện, bông bám trên mặt kim gây tổn thương xơ, màng xơ dễ bị đứt, khó phân chải và khó loại trừ tạp. Do vậy công đoạn này thường khống chế tăng ẩm một chút so với gian cung bông.
Gian máy ghép – thô:
Đây là gian máy rất nhạy cảm với độ ẩm, độ ẩm cao dễ gây quấn suốt, xơ, sợi bị bết, gây đứt sợi, tỷ lệ hồi ẩm của xơ tăng làm tính đàn hồi của xơ giảm. Nếu độ ẩm của xơ thấp gây ảnh hưởng tới độ kéo dài, độ không đều bán thành phẩm tăng, thành hình sợi thô không tốt.
Gian máy con – ống:
Đây là gian máy chính nếu không độ ẩm thích hợp thì độ dứt đầu mối giảm, chất lượng sợi sẽ tăng. Nếu độ ẩm nhỏ hơn 45% làm tỷ lệ hơi nước trong sợi ít đi, giảm lực liên kết giữa các xơ trong sợi, cường lực sợi giảm. Ngoài ra còn gây ra hiện tượng tĩnh điện (đặc biệt với xơ PE) gây quấn suốt đứt sợi.
Các chỉ tiêu cụ thể cho các gian máy theo bảng sau
Gian máy
Nhiệt độ ( oC )
Độ ẩm ( % )
Mùa hè
Mùa đông
Mùa hè
Mùa đông
Cung bông
30 ± 2
≤ 30
60 ± 2
60 ± 2
Máy chải thô
30 ± 2
≤ 30
58 ± 2
58 ± 2
Máy ghép
30 ± 2
≤ 30
58 ± 2
58 ± 2
Máy sợi thô
32 ± 2
≤ 30
60 ± 2
60 ± 2
Máy sợi con
32 ± 2
≤ 33
65 ± 2
65 ± 2
Máy đánh ống
32 ± 2
≤ 32
65 ± 2
65 ± 2
Máy kéo sợi OE
32 ± 2
≤ 30
60 ± 2
60 ± 2
4.4.Các biện pháp phòng cháy chữa cháy của nhà máy
* Mục đích
Tất cả công nhân trong nhà máy khi được tuyển chọn vào làm việc đều được đào tạo học cách sử dụng các phương tiện phòng cháy chữa cháy.
Hàng ngày các trưởng ca phân công cụ thể các thành viên trong đội phòng cháy chữa cháy của ca nắm rõ công việc được phân công phụ trách, thực hành thành thạo, khi có sự cố khẩn cấp xảy ra kịp thời vận dụng vào công tác sử lý tình huống theo đúng hướng dẫn.
* Nội dung
Chỉ huy chung:
Chỉ huy các bộ phận nhanh chóng cắt điện quạt gió, cắt điện khu vực cháy.
Chỉ huy giải toả các vật dễ cháy, sản phẩm, bán thành phẩm.
Chỉ huy các biện pháp cô lập đám cháy.
Chỉ đạo sử dụng các phương tiện cứu chữa phù hợp.
Tổ chức huấn luyện thường xuyên cho các thành viên trong đội.
Thông tin, trạm bơm nước, cắt điện trạm.
Nhanh chóng thông báo cho bộ phận bảo vệ gần nhất để đánh kẻng báo động và làm tiếp các công việc thông tin theo quy định.
Nhanh chóng đóng điện cho các bơm hoạt động ở chế độ bắt buộc.
Cắt điện toàn nhà máy từ ATTOMAT tổng. ( ATTOMAT của trạm bơm phải được cấp điện liên tục).
Kiểm tra nước ở bể dự trữ, để chuẩn bị các phương án dự phòng khi tình trạng bể sắp hết nước.
Nếu bể hết nước, thông báo ngay cho bảo vệ và người chịu trách nhiệm chung để điều phối kịp thời.
Bộ phận phụ trách bình bột.
Nhanh chóng đến các vị trí đặt bình bột và lấy ra mang đến khu vực có xảy ra cháy nổ.
Thao tác sử dụng bình bột theo đúng hướng dẫn đã học.
Sử dụng bình bột váo các vị trí do chỉ huy hiện trường chỉ đạo.
Bộ phận phụ trách các họng nước cứu hoả
Nhanh chóng tiếp cận các họng nước ở gần khu vực xảy ra cháy nổ. Hai người phụ trách một họng nước.
Thực hiện các thao tác trải vòi, lắp lăng và lắp vào họng nước.
Một người cầm lăng tiếp cận đám cháy và theo sự chỉ huy của chỉ huy hiện trường, chuẩn bị phun nước hướng vào đám cháy.
Một người phụ trách tại vị trí họng nước, khi có lệnh nhanh chóng mở van hết cỡ để cấp nước cho vòi phun.
Bộ phận thoát nạn, hậu cần.
Nhanh chóng hướng dẫn mọi người không có nhiệm vụ thoát ra các đường an toàn.
Hướng dẫn mọi người mở nhanh chóng các cửa xưởng, cửa thoát nạn, cửa sổ giúp cho bộ phận cứu chữa, cứu người và cứu tài sản.
Chuẩn bị các dụng cụ : thang, câu liêm, đèn pin, các dụng cụ khác cho bộ phận cứu chữa.
Hướng dẫn cho các bộ phận ứng cứu bên ngoài tiếp cận các khu vực có cháy nổ.
Trưởng đơn vị.
Chịu trách nhiệm chung xây dựng các văn bản hướng dẫn phù hợp với tình hình thay đổi cụ thể của nhà máy.
Thành lập các đội phòng cháy chữa cháy theo từng thời kỳ bố trí lao động của nhà máy.
Kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc thực hiện quy chế phòng cháy chữa cháy và công tác bàn giao, bảo quản dụng cụ phòng cháy chữa cháy.
Các yêu cầu chung :
Trong ca sản xuất trưởng ca phải luôn luôn có mặt, nếu đi ra ngoài nhà máy phải có sự phân công tạm thời cho người có khả năng điều hành.
Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp, trưởng ca phải lập tức triển khai đội hình theo danh sách đã phân công, thực hiện các bước theo trình tự phòng cháy chữa cháy đã ban hành.
Vào giờ hành chính có đội PCCN của nhà máy thì :
+ Khi mới phát hiện ra tình trạng khẩn cấp, trưởng ca vẫn nhanh chóng triển khai đội hình PCCN trong ca để ứng cứu kịp thời.
+ Khi đội PCCN chung của nhà máy tiếp cận và ứng cứu, thì đội PCCN trong ca rút ra hỗ trợ cho công tác ứng cứu.
+ Sau khi giải quyết xong hiện trường, ngoài cuộc họp của nhà máy rút kinh nghiẹm và khắc phục hậu quả, các đội trưởng của đội PCCN phải cho toàn đội họp rút kinh nghiệm trong công tác ứng cứu.
+ Tất cả các trường hợp chống lệnh, gây cản trở cho công tác ứng cứu đều xử lý theo quy chế của nhà máy và pháp luật.
4.5.Tổ chức lao động
Tổ chức lao động đúng đắn là một trong những điều kiện quan trọng nhất để tăng năng suất lao động. Nó liên quan chặt chẽ đến cải tiến quá trình công nghệ, năng suất máy, sử dụng nguyên liệu, chất lượng bán thành phẩm, thiết bị máy móc và sự hao mòn của chúng. Điêù kiện quan trọng để tổ chức lao động đúng, là sự phân sắp xếp hợp lý lao động. Sắp xếp hợp lý lao động là nguồn gốc của tăng năng suất lao động. Chính vì vậy tổ chức, sắp xếp lao động đảm bảo cho mỗi công nhân có việc làm có ích trong suốt ca sản xuất. Trong trường hợp khi khối lượng công việc ít, nhân công nhàn rỗi thì sẽ phải tổ chức cho công nhân kiêm nhiệm thêm công việc khác. Phải chú ý tới việc xác định phạm vi đứng máyvì nó liên quan đến năng suất máy và năng suất lao động.
Vấn đề quan trọng của việc tổ chức lao động hợp lý là kỹ thuật thao tác máy. Trong điều kiện đứng nhiều máy, việc đặt kế hoạch công tác cho công nhân có ý nghĩa hàng đầu và được áp dụng rộng rãi. Sự mất mát về thời gian làm việc của máy do nguyên nhân này gây ra gọi là ngưng trùng. Do vậy, sự ngưng trùng hạn chế, phạm vi đứng máy của từng công nhân, việc tổ chức lao động của công nhân phải dựa trên những nguyên tắcvà căn cứ vào sự rút ngắn quá trình kéo sợi và tự động hoá các thao tác như : đổ sợi, vận chuyển bán thành phẩm, vệ sinh máy, sắp xếp các lô sợi để chuẩn bị gia công.
Định mức máy cũng như danh mục nghề nghiệp của công nhân có những sự thay đổi đáng kể tuỳ theo sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật. Khi áp dụng kỹ thuật mới thì việc tổ chức lao động cũng phải theo phương pháp mới.
Trong tổ chức lao động, vấn đề định mức lao động chiếm một vị trí quan trọng. Nếu định mức quá cao thì mức độ làm việc, cường độ lao động của công nhân sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người lao động, không đảm bảo sức khoẻ để làm việc lâu dài và ảnh hưởng đến sản xuất. Ngược lại nếu định mức thấp quá công nhân nhàn rỗi gây lãng phí nhân lực, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế. Vì vậy định mức máy cần đảm bảo cho công nhân có đầy đủ việc làm, phù hợp với sức khoẻ và trình độ của người lao động.
Định mức lao động là một trong những điều kiện quan trọng nhất để tổ chức lao động. Người ta chia định mức làm hai loại :
- Định mức thời gian: là thời gian quy định để làm ra một sản phẩm.
- Định mức sản lượng: là đại lượng nghịch đảo của định mức thời gian. nghĩa là số lượng sản phẩm quy định sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
Nhà máy được thiết kế theo kiểu dây chuyền liên tục, hiện đại trong đó có nhiều khâu được cơ khí hoá, bán tự động. Các máy móc trong nhà máy sợi hoàn toàn là thiết bị của Trung Quốc vì vậy từ máy cung bông, máy chải, máy ghép, máy OE, máy thô, máy con, máy ống đều có thiết bị thổi, hút bụi nhưng vẫn cần bố trí lao động làm công việc vệ sinh trong mỗi ca.
CHƯƠNG V
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
5.1. Mục đích và ý nghĩa của công tác kiểm tra đánh giá sản phẩm.
Trong sản xuất kinh doanh nói chung chất lượng sản phẩm rất quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định sự sống còn, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó là mối quan tâm hàng đầu của nhà quản lý cũng như của mọi khách hàng. Trong ngành dệt nói riêng việc kiểm tra chất lượng sản phẩm tại nhà máy là một bộ phận kiểm tra chất lượng của sản phẩm. Do vậy, cần phải có thiết bị thí nghiệm hiện đại dựa trên nguyên lý thí nghiệm phù hợp với các đặc điểm, cấu trúc của từng loại bán thành phẩm.
Việc sử dụng các phương pháp kiểm tra chất lượng mới giúp chúng ta dễ dàng trong việc trao đổi, mua bán sản phẩm với các nước trên thế giới, có thể tiếp cận với những tiến bộ về công nghệ trong ngành dệt, việc sử dụng các phương pháp kiểm tra chất lượng mới còn tạo điều kiện cho các nhà công nghệ kéo sợi nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc kiểm tra chất lượng sợi được đặc trưng bởi một số chỉ tiêu chất lượng như độ bền, độ nhỏ, độ săn, độ không đều… tất cả những chỉ tiểu này sẽ quyết định đến chất lượng bán thành phẩm và sợi thành phẩm. Việc khống chế các chỉ tiêu chất lượng bán thành phẩm là công việc không thể thiếu trong ngành kéo sợi, nó quyết định uy tín và sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Yêu cầu của công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm là phải tiến hành thường xuyên theo chu kỳ hoặc theo ca sản xuất, không gây biến động cho bán thành phẩm và sợi. Công việc này do phòng thí nghiệm và trung tâm kiểm tra chất lượng KCS đảm nhận.
5.2. Tổ chức việc kiểm tra đánh giá chất lượng.
Như đã nói ở phần trên kiểm tra chất lượng sản phẩm là phương pháp kiểm soát chất lượng, bao gồm:
Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm nhằm phát hiện ra các khuyết tật, sự cố trong dây chuyền để có các biện pháp kỹ thuật kịp thời nhằm giảm bớt, loại trừ các sản phẩm có khuyết tật, các bộ phận máy gây lỗi để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Kiểm tra thí nghiệm sợi thành phẩm để đáng giá phân cấp chất lượng sợi thành phẩm, công việc kiểm tra có thể thực hiện ngay tại các công đoạn trên dây chuyền hoặc tại phòng thí nghiệm.
Yêu cầu của việc kiểm tra chất lượng là:
Kiểm tra kịp thời
Số liệu thí nghiệm, kiểm tra chính xác, tin cậy.
Thông tin nhanh.
Để quá trình thí nghiệm được diễn ra nhanh chóng, kịp thời, chính xác thì thiết bị thí nghiệm đóng một vai trò quan trọng.
Ngoài ra, trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm không thể thiếu việc kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của nguyên liệu, vì nguyên liệu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm. Các chỉ tiêu cơ lý của nguyên liệu còn là cơ sở để lựa chọn các thông số công nghệ khi thiết kế. Thông thường việc kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của nguyên liệu ở những nơi không trực thuộc cơ sở sản xuất.
Công việc kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý và kiểm tra chất lượng sợi thành phẩm không trực tiếp trên dây chuyền sản xuất mà thường được bố trí ngay cạnh đó và người ta gọi đó là trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS). Còn việc kiểm tra các chỉ tiêu của bán thành phẩm thường được thực hiện ngay trong nhà máy và những nơi đó gọi là phòng thú nghiệm của nhà máy.
5.3. Công việc làm thí nghiệm.
Thông thường công tác làm thí nghiệm được tiến hành trên toàn bộ dây truyền theo phương pháp và chu kỳ nhất định phụ thuộc vào đặc điểm công nghệ của thiết bị đó trên dây chuyền. Công việc chủ yếu là kiểm tra chất lượng bán thành phẩm với các chỉ tiêu sau:
Độ không đều đoạn dài CVN
Độ không đều Uster (U%)
Chi số bán thành phẩm Nm
Sai lệch chi số ÄN
Độ săn (K), độ không đều độ săn
Độ bền, điểm dày, điểm mỏng…
Tuỳ thuộc vào từng công đoạn nhất định mà cần kiểm tra chỉ tiêu cụ thể nào. Riêng gian cung bông có khác biệt một chút, các gian còn lại nhìn chung là giống nhau.
Trong gian cung bông các máy làm việc liên hoàn với nhau ở cuối máy bán thành phẩm ra không có quy cách và hình dáng cụ thể nào. Tuy nhiên, trong sản xuất vẫn phải quan tâm đến chất lượng công nghệ chung của các nhà máy và chất lượng làm việc riêng của từng máy. Với dây cung bông chất lượng làm việc của dây chuyền được xác định theo các đặc trưng sau:
Khả năng loại trừ tạp chất và xơ ngắn, xơ bông có tỷ lệ tạp thường từ 1,5 – 3%. Các máy trong dây chuyền làm việc đạt hiệu suất trừ tạp từ (65 – 70%).
Độ tơi của từng miếng bông: bông ở dạng miếng càng ít, miếng bông càng nhỏ thì hiệu quả xé tơi càng cao.
Bảng danh mục các thiết bị thí nghiệm
Máy - Công đoạn
Chỉ tiêu kiểm tra
Đơn vị tính
Thiết bị kiểm tra
Nguyên liệu
- Độ mảnh xơ bông
- Độ bền xơ bông
- Chiều dài xơ bông
- Tạp chất
- Xơ ngắn
- Độ ẩm xơ bông
- Độ ẩm xơ PE
Micronaire
PSI
mm
%
%
%%
Micronaire
Pressley
Dụng cụ răng lược
Shirley
Dụng cụ răng lược
Sấy C53
Sấy C53
Dây bông
Bông rơi
%
Cân
Máy chải thô
- Chi số
- Kết tạp mảng bông
- Độ không đều U%
- Bông rơi
Nm
điểm/inch2
%
%
Cân + Guồng
Bảng lỗ
Máy Uster 4
Cân
Máy ghép
- Chi số
- Độ không đều U%
Nm
%
Máy Uster 4
Máy cuộn cúi
- Định lượng cuộn cúi
g/m
Thước + Cân
Máy chải kỹ
- Chi số
- Bông rơi
- Độ không đều U%
Nm
%
%
Cân + Guồng
Cân
Máy Uster 4
Máy ghép đợt cuối
- Chi số
- Độ không đều U%
Nm
%
Cân + Guồng
Máy Uster 4
Máy sợi thô
- Chi số
- Độ săn K
- Mối đứt
- Độ không đều U%
Nm
X/m
Mối/100 cọc
%
Cân + Guồng
Máy độ săn
Máy Uster 4
Máy sợi con
- Chi số
- Độ bền + Độ giãn
- Độ săn
- Độ không đều U%
- Mỏng, dày, Neps
- Mối đứt
- Ngoại quan
Nm
CN, E%
X/m
%
Điểm/1000m
Mối/1000m
Bảng đen
Cân + Guồng
Máy đo độ bền
Máy độ săn
Máy Uster 4
Máy Uster 4
Máy đánh ống
- Mối đứt
- Các chỉ tiêu cơ lý
- Độ ẩm
Mối/500km
%
Máy ống
Các loại máy tương ứng
Máy sấy
5.3.1. Phương pháp lấy mẫu nguyên liệu:
1. Lấy mẫu ngẫu nhiên với số lượng mẫu phụ thuộc vào tổng số đơn vị bao gói trong lô nguyên liệu.
2. Xơ bông.
Số đơn vị bao gói trong lô
Số đơn vị bao gói chọn lấy mẫu
Từ 1 đến 5
Toàn bộ bao gói
Từ 6 đến 100
5 đơn vị gói
> 100
5% số đơn vị bao gói
3. Phương pháp.
Mỗi đơn vị được phá ở giữa, cắt bỏ bao bì lớp bông ngoài dày khoảng 5cm, sau đó lấy ra từng nắm xơ dày >10cm.
Mẫu của mỗi đơn vị bao gói khoảng 200g. Lấy xong đặt mẫu trong bao nilon và cột chặt miệng bao kèm theo nhãn ghi rõ mã hiệu.
5.3.2. Phương pháp xác định độ ẩm.
Từ mẫu lấy được trước tiên xác định về chỉ tiêu độ ẩm thực tế (WH) phần còn lại của mẫu sẽ làm các chỉ tiêu khác.
1. Số lượng mẫu sấy ẩm:
Từ 1 đến 200 kiện : Lấy 1 mẫu
Từ 201 đến 300 kiện : Lấy 2 mẫu
Từ 301 đến 400 kiện : Lấy 3 mẫu
Trên 400 kiện : Lấy 4 mẫu
2. Chuẩn bị mẫu:
Lấy khối lượng mẫu thử từ 100 đến 200g
Cân thử trên cân phân tích với độ chính xác.
Ghi ký hiệu đơn vị lô.
3. Tiến hành sấy ở nhiệt độ:
Bật tủ sấy ở nhiệt độ 1050C – 1100C
Thời gian sấy là: 1h30’ tắt máy và xác định khối lượng mẫu thử bằng cân của tủ sấy.
4. Tính toán kết quả:
m1 – m2
Công thức
W11 = x 100
m2
Trong đó: m1: Khối lượng mẫu thử trước khi sấy
m2: Khối lượng mẫu thử sau khi sấy
5.3.3. Phương pháp xác định tạp bằng tay.
1. Số lượng mẫu :
Chọn 2 mẫu cho một lần thử cấc chỉ tiêu chất lượng
2. Tiến hành:
Từ 1 mẫu lấy ra mẫu thử có khối lượng 10g nhặt ra các loại:hạt bông, hạt vỡ mang xơ, tạp vô cơ, hữu cơ
Chùm xơ dính kết, mảng bông chưa chín, bông vón cục. Sau đó tính tỷ lệ theo công thức:
m3
Tạp = x100
m0
Trong đó:
mi: Khối lượng mẫu thử ban đầu
m0: Khối lượng mẫu thử tính bằng gam
Kiểm tra phép thử theo công thức:
mA – (X +mB)
x100
nA
Trong đó:
mA: Khối lượng mẫu thử ban đầu
mB: Khối lượng bông sạch
X: Khối lượng tạp nhặt ra
Nếu kết quả thử vượt quá ± 0,2% thì phải tiến hành làm lại từ đầu.
5.3.4. Xác định chiều dài xơ bằng dụng cụ Jucop:
Trước khi xác định độ đều trên dụng cụ Jucop phải chuần bị chùm xơ có 1 đầu bằng nhau, từ con cúi hoàn thành tách ra một lượng xơ khoảng 30mg để xác định chiều dài, 50mg để xác định cường lực.
Tiến hành: lấy tay vừa rút vừa chập các xơ để tạo thành chùm xơ rồi dùng kẹp bảng nhưng có mấu tựa để rút xơ, tiếp tục tạo lên một chùm xơ có một đầu bằng nhau và các xơ song song với nhau sao cho những xơ dài nằm dưới xơ ngắn nằm trên. Dùng kẹp chặt chùm xơ này vào dụng cụ Jucop, sao cho đầu bằng của chùm xơ nằm cách đường trung bình tâm của cặp suốt là 9 mm (vì những nhóm xơ từ 8 mm rất ít nên người ta phân nhóm xơ từ 9 - 10 mm) dùng tay quay 2 vòng như vậy những xơ dài từ 9 - 10 mm không bị kẹp và ta dùng kẹp khác rút ra (rút 3 lần) vậy là ta có nhóm xơ có chiều dài trung bình 9,5 mm. So với độ đầu giới hạn thực tế của nhóm. Sau đó tiếp tục quay 2 vòng rút ra nhóm từ 11 – 12 mm tiếp tục cho đến hết. Việc phân nhóm xơ theo độ dài trong thực tế độ dài chỉ chiếm 46% còn lại 37% trọng lượng của nhóm xơ ngắn hơn 2 mm và 17% trọng lượng của nhóm xơ có độ dài