MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
PHẦN II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CHÈ ĐEN
I . Thành phần hoá học chủ yếu của đọt chè.
II . Những biến đổi sẩy ra trong quá trình chế biến chè đen.
PHẦN III: LẬP LUẬN CHỌN ĐIA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY
I . Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy.
II . Các phương án lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy.
III. Chọn địa điểm xây dựng nhà máy.
IV. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên xã hội.
V. Quá trình hình thành và phát triển của vùng nguyên liệu.
PHẦN IV: LẬP LUẬN CHỌN DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
I . Lựa chọn dây chuyền công nghệ sản xuất.
II . Thuyết minh qui trình sản xuất.
PHẦN V: TÍNH NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM
I . Tính nguyên liệu.
II . Tính năng suất từng công đoạn trong dây chuyền.
III . Tính sản phẩm.
PHẦN VI: CHỌN VÀ TÍNH SỐ LƯỢNG THIẾT BỊ MÁY MÓC CHÍNH
I . Lựa chọn thiết bị.
II . Chọn năng suất và tính số lượng thiết bị.
PHẦN VII: TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG XÍ NGHIỆP
I . Sơ đồ tổ chức quản ký của xí nghiệp.
II . Bố trí lao động trong các giai đoạn sản xuất.
III . Quản lý khai thác và sử dụng lao động.
PHẦN IIX: TÍNH TOÁN XÂY DỰNG VÀ THUYẾT MINH TỔNG MẶT
BẰNG NHÀ MÁY
I . Tính diện tích các công trình xây dựng.
II . Bố trí và thuyết minh tổng măt bằng nhà máy.
PHẦN IX: TÍNH TOÁN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC, NHIÊN LIỆU
I . Tính toán cung cấp điện.
II. Tính toán cung cấp nước.
III . Tímh toán cung cấp nhiên liệu.
PHẦN X: TÍNH TOÁN KINH TẾ
I . Dự toán vốn đầu tư.
II . Nguồn vốn đầu tư.
III . Dự toán chi phí hoạt động hàng năm.
IV . Tính các chỉ tiêu kinh tế.
V . Tính các chỉ tiêu hiệu quả.
PHẦN XI: TỔ CHỨC KIỂM TRA SẢN XUẤT
I . Kiểm tra quá trình sản xuất.
PHẦN XII: AN TOÀN LAO ĐỘNG VA VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
I . An toàn công nghiệp.
II . Vệ sinh công nghiệp.
PHẦN XIII: KẾT LUẬN TRANG
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4307 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế định hình nhà máy chế biến chè đen năng suất 26 tấn/ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tiên tiến hành rải đều chè, tơi xốp phủ kín mặt lưới với độ dầy từ 20 – 25cm. Khi rải lượng chè ở đầu các hộc dầy hơn đầu trong, sau đó tiến hành bật quạt thổi không khí xuyên qua lớp chè bằng qụat hướng trục được gắn ở một đầu hộc làm mát chè trong vòng 15 phút, khi nước ngoài mặt lá khô hết. Lúc này lò nhiệt đã đốt đến nhiệt độ yêu cầu thì mở cửa cung cấp không khí nóng tới các hộc héo. Như vậy không khí nóng sẽ hoà trộn cùng không khí ngoài trời khi đạt nhiệt độ 38 – 42oC thì giữ cố định độ mở của cửa cung cấp nhiệt. Tuỳ thuộc vào độ ẩm của chè ( Chè khô hay ướt, đầu vụ hay cuối vụ, chè loại A,B,C,D ), và độ ẩm của không khí mà điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.
- Trong quá trình héo sau 2h đảo chè một lần, lần đầu lật úp, lần sau đảo tung, tăng mức độ héo đều.
- Sau khi chè đã dẻo độ ẩm còn lại từ 63 – 65%, lá chè chuyển sang màu xanh vàng thì kết thúc quá trình héo.
Các thông số kỹ thuật trong quá trình héo chè: Thời gian héo phụ thuộc vào từng loại chè (Chè khô hay ướt, đầu vụ hay cuối vụ, chè loại A,B,C,D ) ,nhiệt độ không khí trong khi héo:
+ Nếu trời không có mưa:
Chè cuối vụ, thời gian héo kéo dài 8 - 10h.
Chè đầu vụ thời gian héo kéo dài 10 - 12h.
+ Nếu trời mưa, độ ẩm không khí cao, thời gian héo kéo dài thêm khoảng 2h:
Độ dầy lớp chè trên lưới 20 – 25cm.
Nhiệt độ khi héo 35 - 38oC.
Độ ẩm của chè sau khi héo từ 63 – 65%.
* Giai đoạn vò chè và sàng tơi:
* Thao tác kỹ thuật: Công nhân chuyển chè từ mono xích tải xuống và đổ chè ở trong sọt vào ống ở trên nền tầng hai của nhà máy và ống được nối xuống miệng máy vò ở tầng một sau đó tuôn chè xuống ống. Thường chè được vò 3 lần. Sau mỗi lần vò chè được tháo xuống gầu tải và chuyển sang máy sàng tơi. Phần trên của sàng tơi đem đi vò tếp lần hai, rồi lại đem đi sàng tơi lần hai. Phần trên sàng đem đi vò lần ba rồi lại đi sàng tơi lần ba và chuyển tất đi lên men.
Các phần chè lọt dưới sàng F1,F2,F3 được thu lại trên các khay và chuyển tới máy lên men liên tục, còn phần chè trên sàng F4 được chuyển lên máy lên men liên tục bằng một băng tải lối từ máy sàng tơi tới máy lên men.
Để tạo điều kiện khí tượng trong phòng vò được tốt cần cung cấp đầy đủ không khí giàu oxi bằng hệ thống quạt đồng thời kết hợp phun ẩm cho phòng vò đạt độ ẩm yêu cầu
Thông số kỹ thuật của quá trình vò:
Khối lượng chè trong một cối là 200kg chè héo:
Thời gian mỗi lần vò: từ 35 – 45 phút.
Thời gian sàng tơi: từ 7 – 10 phút.
Nhiệt độ phòng vò: 24 – 28oC.
Độ ẩm không khí trong phòng vò: 95 – 98%.
Độ dập tế bào: vò lần1 : 40%
vò lần2 : 60%
vò lần3 : 80%
* Giai đoạn lên men lá chè:
Thao tác kỹ thuật: Sau quá trình vò và sàng tơi chè đươc phân thành hai loại là chè trên sàng và chè dưới sàng lần lượt được chuyển lên máy lên men liên tục. Máy lên men liên tục có hệ thống thông gió cưỡng bức bằng quạt ly tâm và quạt phun ẩm đặt trước quạt ly tâm do đó chè được làm mát và có đủ oxi. Sau khi chè ra khỏi máy kết thúc quá trình lên men độc lập chè được chuyển sang máy sấy bằng một băng tải.
Thông số kỹ thuật trong quá trình lên men:
Thời gian: thay đổi theo mùa. Mùa đông từ 3h30 đến 4h và mùa hè từ 3h đến 3h50 ( tính từ lúc vò đến lúc sấy ). Lên men độc lập là 1h.
Độ ẩm không khí phòng men : 95 – 98%.
Thông gió trong phòng : 5 m/s.
Chiều dầy của lớp chè trên méy lên men: 15 – 20 cm.
* Giai đoạn sấy khô chè:
Thao tác kỹ thuật:
- Công nhân công nghệ: Chè sau khi lên men xong từ máy lên men theo băng tải chạy vào máy sấy. Thông thường chè phần F4 sấy trước, chè phần F1,F2,F3 sấy sau. Chè sau sấy cần phải rải mỏng để nguội mới được đóng bao lưu kho vì vậy phòng sấy cần phải thoáng mát dễ thoát ẩm.
- Công nhân đốt lò: Máy sấy có một rơle tự ngắt để điều chỉnh nhiệt độ của máy sấy. Cứ khi nào nhiệt độ quá 110oC thì rơle sẽ ngắt. Rơle được nối điều khiển vào một chiếc động cơ quạt đẩy của lò đốt. Cứ khi nào động cơ đó hoạt động thì công nhân xúc than cho vào lò cho đến khi động cơ quạt đẩy dừng lại thì thôi không cho than vào nữa.
Thông số kỹ thuật trong quá trình sấy chè:
Thời gian sấy từ 20 - 25 phút.
Nhiệt độ sấy 100 – 110oC.
Bề dầy lớp chè trên băng tải: 2 – 4cm.
Độ ẩm trước khi sấy: W = 62 – 63%
Độ ẩm sau khi sấy: W = 3 – 5%.
Trạng thái lá chè khô: chè có màu đen bóng, khô, lá chè xoăn chặt.
* Giai đoạn phân loại, đấu trộn và đóng bao:
a ) Mục đích: Để tạo ra các mặt hàng chè khác nhau, nhờ gia công cơ học gồm các công đoạn sàng, cắt, quạt trộn. Kết quả thu được các mặt hàng chè đều, đẹp hơn, có giá trị kinh tế cao hơn, đúng tiêu chuẩn đề ra, thuận lợi cho bảo quản, vận chuyển và loại chừ các tạp chất.
Nguyên tắc chung của phân loại chè dựa vào tính chất lý học của chè về hình dáng, kích thước mà phân loại song thường có những công đoạn sau:
sàng rung
Cán, cắt
Phần trên sàng
Phần dưới sàng
Sàng bằng
Cán, cắt
Phần trên sàng
Quạt rê
Sàng vòi
Tách sơ, cậng
Tách Dust
Đấu trộn
Đóng bao
Phần dưới sàng
b ) Sơ đồ công nghệ trong quá trình phân loại và đóng gói sản phẩm:
Chè BTP F4
Chè BTP
F1,F2,F3
c ) Thuyết minh:
Trong quá trình chế biến ngay từ giai đoạn đầu vò chè đen đã được phân loại sơ bộ non, già nên ở giai đoạn này sẽ tiết kiệm được thiết bị, diện tích sản xuất đồng thời tránh được hiện tượng vụn nát chè nhiều.
* Mô tả sơ đồ công nghệ trong quá trình phân loại:
Chè BTP phần F4 qua sàng thô ( sàng rung ) thu được phần chè to ( phần trên sàng ) và phần chè nhỏ ( phần dưới sàng ). Chè phần to đem đi cán, cắt nhẹ rồi lại đem đi sàng thô.
Chè BTP phần F1,F2,F3 và chè lọt sàng thô được đưa vào sàng bằng 2 cánh. Từ sàng bằng 2 cánh ra 4 cửa được 1, 2, 3 và 4 số chè. Chè ra cửa số 4 của sàng bằng là loại chè to được đưa lại cán cắt rồi quay lại sàng bằng, còn lại ba số chè 1, 2, 3 của sàng bằng lần lượt cho qua sàng sạch ( sàng vòi ) được 4 số chè và chè phần to. Chè phần to từ sàng vòi cho quay lại cán cắt, còn các số chè đem đi quạt rê được các mặt hàng chè. Tuỳ từng các mặt hàng chè nào nếu thấy cần phải cho đi tách cậng, tách Dust hoặc tách râu sơ thi cho đi sàng tách, sau đó trộn các mặt hàng chè với nhau được chè thành phẩm.
* Trình tự thao tác trong các quá trình:
Máy sàng rung:
+ Mục đích: Tách riêng những phần chè non có kích thước tương đối nhỏ ra khỏi khối chè BTP’, tạo thuận lợi cho quá trình phân loại tiếp theo, không bị nát, thu hồi đựơc nhiều mặt hàng cấp cao.
+Thao tác: Chạy máy sàng rung, cho chè vào phễu nạp liệu. Phần chè lọt sàng cho đến máy sàng bằng, phần chè trên sàng cho đi cán, cắt nhẹ.
Máy cán, cắt:
+ Mục đích: Làm gẫy những phần chè non ra khỏi sợi chè, tạo điều kiện phân loại dễ dàng hơn.
+ Thao tác: Chạy máy cán 3 quả lô, điều chỉnh độ căng của băng tải cho phù hợp với yêu cầu. Cho chè vào phễu nạp liệu và toàn bộ khối chè đựơc cán trên băng tải và được ra cùng 1 cửa.
Máy sàng bằng 2 cánh:
+ Mục đích: Trên mỗi cánh sàng có lắp 3 cỡ lưới khác nhau, để phân loại sơ bộ.
+ Thao tác: Chè được đổ lên 2 phễu của 2 cánh sàng, phần chè lọt qua mỗi lưới sàng đựơc để riêng để đưa đi phân loại ở sàng vòi 766. Phần chè to được cho quay lại máy cán 3 quả lô ( lần 2 cán nặng hơn lần 1 ).
Máy sàng sạch (sàng vòi ):
+ Mục đích: Phân loại sơ bộ lần 2… cho từng số chè, tách sơ bộ chè mảnh ra khỏi chè sợi.
+ Thao tác: Đổ chè vào phễu được băng tải chuyển lên lưới sàng. Chè được lấy ra 3 hay 4 cửa tuỳ theo yêu cầu, phần chè to có thể được cho quay lại sàng bằng để phân loại lại. Chè qua cửa 1, 2, 3… được đưa sang quạt rê.
Máy quạt rê:
+ Mục đích: Tác chè mảnh, nhẹ ra khỏi chè sợi, phần nhẹ ra khỏi phần chắc.
+ Thao tác: Chè được cho vào phễu, đựơc băng tải (có gân) chuyển lên đỉnh máy rê chè đựơc rơi tự do qua miệng quạt ly tâm. Điều chỉnh tốc độ gió cho phù hợp ( Bằng cách đóng, mở cửa gió của quạt ).
Máy tách cậng:
+ Mục đích: Tách riêng phần chè nhiều cậng.
+ Thao tác: Chè chắc (chè sợi) được đổ vào phễu chỉnh cho xuống từ từ, phần chè chắc nhất, nhỏ được lọt qua lưới trên, phần chè có kích thước lớn hơn qua lưới 2 ( ở dưới), còn phần chè có kích thước lớn nhất lẫn cậng nào đó không lọt sàng được ra cửa 3.
Máy tách râu xơ:
+ Mục đích: Tách râu, xơ ra khỏi chè.
+ Thao tác: Chè được cho lên phễu nạp rồi được điều chỉnh cho xuống từ từ xuống và phần râu xơ có đầu nhọn được trục hút đính vào trục và được gạt ra ngoài.
Chè sau khi qua các công đoạn trên ta thu được 9 số chè: OP, BOP, P, BP, F1, PS, BPS, F, D được để riêng ra từng loại, sau đó được KCS kiểm tra, nếu đạt yêu cần thì nhập kho, nếu không đạt thì đem làm lại.
* Đấu trộn và bảo quản:
Các số chè sau khi sàng, cắt, quạt xong được đóng trong bao, cán bộ KCS lấy mẫu ở từng bao vào khay gỗ theo từng số tương ứng rồi tiến hành nhặt chọn trên khay mẫu từng mặt hàng chè theo tiêu chuẩn và cho ra đơn phối trộn chè. Những bao chè không được nhặt chọn do không đạt yêu cầu sẽ quay lại khâu sàng để xử lý.
Căn cứ theo đơn đấu trộn và sự hướng dẫn của KCS tiến hành việc đấu trộn chè. Chỉ đấu trộn những bao chè cùng tên, có hình dạng gần giống nhau hoặc cùng loại chè được qui định đấu trộn với nhau để cho ra một mặt hàng chè có ngoại hình và chất lượng đồng nhất đạt tiêu chuẩn yêu cầu rồi đóng vào bao để bảo quản. Bao bì đựơc kẻ nhãn cho từng loại chè, mã hiệu…Sau đó được lồng 2 lớp túi PE để chống hút ẩm, W còn lại Ê 6%.
+ Mục đích: Đấu những mặt hàng chè có chất lượng khác nhau để đạt hiệu quả kinh tế, cho ra sản phẩm đạt yêu cầu của công ty, khách hàng. Hạn chế khuyết tật, phát huy những ưu điểm của mỗi loại chè của từng thời kỳ, thời điểm khác nhau.
+ Thao tác: KCS chọn mẫu từ những lô chè khác nhau để đưa ra thực đơn cho hợp lý, những bao chè đã đươc chọn sẽ được đấu với, sau một thời gian đảo trộn thì được khối chè tương đối đồng nhất và sau quá trình đấu trộn cho ra các mặt hàng chè như sau: gômg 7 loại mặt hàng: OP, P, FBOP, PS, BPS, F, Dust
Đặc điểm của từng loại chè như sau:
+ OP: Chủ yếu là loại chè nguyên liệu non gồm tôm, lá một và lẫn cậng của lá non, mặt chè xoăn đều, đen bóng tự nhiên, nhiều tuyết.
+ P: Chủ yếu là lá thứ hai và phần non lá ba, cánh đều nhưng ngắn hơn OP, sợi to xoăn chặt.
+ FBOP: Là chè nhỏ, mảnh gãy của chè BOP, BP và chè F1, đây là loại chè có chất lượng tương đối cao, mặt chè nhiều tuyết trắng.
+ PS: Chủ yếu ở đoạn giữa lá ba, sợi thô xoăn tít, màu đen hơi nâu.
+ BPS: Chủ yếu là mảnh gãy của lá ba, lá đơn, lá một và lá hai.
+ F: Gồm chè vụn nát sinh ra trong quá trình chế biến.
+ Dust: Là chè bột sinh ra trong quá trình chế biến.
Sau khi đấu trộn được các mặt hàng thành phẩm thì cho đóng bao lưu kho bảo quản theo qui định như sau: xếp riêng từng từng mặt hàng chè, theo kí mã hiệu, theo lô. Đảm bảo an toàn và tránh làm rơi rách bao. Bao chè được xếp nằm, cách nền kho 10 – 20cm, cách tường 50cm và giữa các lô có lối đi lại để kiểm tra và vận chuyển được rễ dàng.
Khi bảo quản chè phải khô ráo, sạch sẽ, không có mùi lạ, thoàng mát, nhiệt độ không khí trong kho không quá cao, độ ẩm tương đối của không khí không vượt quá 60%.
Kho bảo quản chè không để cùng vật tư, hàng hoá khác để tránh chè bị nhiễm mùi lạ. Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào chè bảo quản gây phân giải các chất trong chè làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng của chè sản phẩm.
Kho bảo quản được trang bị đầy đủ các thiết bị và điều kiện phòng chống cháy nổ, chống sự xâm nhập của vi sinh vật làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phần V: tính nguyên liệu và sản phẩm
I . Tính nguyên liệu.
1. Tính lượng nguyên liệu chè tươi trong một năm: ( QV )
Qn . n
QV =
K
Trong đó: - Qn: Năng suất trung bình cao nhất của nhà máy: Qn = 26000 ( kg/ngày)
Qv: Lượng nguyên liệu chè tươi trong một năm.
k: Hệ số không đều của nguyên liệu chè tươi, ( k chọn từ 1,7-2 )
n: Số ngày hái chè trong một năm ( chọn n = 210 ngày )
26000
ị QV = x 210 = 3211765 ( kg )
1,7
Như vậy nhu cầu nguyên liệu của nhà máy trong một năm là 3211765 (kg)
Thời vụ sản xuất chè từ tháng 3 đến tháng 11. Theo kinh nghiệm thì nguyên liệu các tháng này cho sản phẩm chất lượng cao. Qua tham khảo số liệu của công ty chè Phú Đa tôi dự kiến tình hình thu mua nguyên liệu của nhà máy như sau:
Tháng
NL
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Tổng cộng
Sản lượng
( % )
4
5
11
13
18
18
17
10
4
100
Sản lượng
( tấn )
128
161
353
417
578
578
546
321
128
3212
Số ngày sản xuất trong năm và số ca sản xuất trong ngày theo bảng sau:
Tháng
NL
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Tổng cộng
Số ngày sản xuất
12
14
31
30
31
31
30
16
15
210
Số ca làm việc/ngày
1
1
2
3
3
3
3
2
1
501
Các tháng 12, 1, 2 là những tháng không có chè, công việc chủ yếu là sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, chăm sóc vùng nguyên liậu để phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy trong năm sau.
Với sản lượng 3211765 kg chè tươi trong một năm, dự kiến thu mua theo chỉ tiêu của công ty chè Phú Đa như sau:
Loại chè
A
B
C
D
Tổng cộng
Sản lượng ( % )
0
70
25
5
Sản lượng ( tấn )
0
2248
803
161
3212
2. Diện tích canh tác.
Nguyên liệu ứng với vùng canh tác là:
Qnăm
S = ( ha )
Qtb/ha
Trong đó: - S: Là diện tích đất trồng chè ( ha ).
Qnăm: Năng suất của nhà máy trong một năm ( kg ).
Qtb/ha: Năng suất chè trên một ha ( kg ).
Qua khảo sát thực tế tại vùng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy thiết kế thì năng suất trung bình trên một ha chè kinh doanh hiện nay là: 9 ( tấn/ha ).
Vậy ta có: 3211765
S = = 357 ( ha )
9
Với diện tích tính toán là 357 ( ha ) đất trồng chè sẽ đáp ứng đủ nguyên liệu phục vụ cho nhà máy trong năm. Trong thực tế vùng nguyên liệu chè có 300 ( ha ) với năng suất hiện nay là 9 tấn/ha thì chỉ 2 năm nữa năng suất vườn chè sẽ lên tới 10,5 - 11 tấn/ha đáp ứng đủ công suất nhà máy thiết kế 26 tấn/ngày.
II. Tính năng suất từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất.
Tính lượng chè tươi cần bảo quản trong ngày.
Lượng chè tươi cần bảo quản trong ngày thường tối thiểu là 60% năng suất của nhà máy/ngày:
Qbq = 0,6Qn
Trong đó: - Qbq: Lượng chè cần bảo quản trong ngày.
Qn: Năng suất trung bình cao nhất của nhà máy/ngày.
Qbq = 0,6 x 26000 = 15600 ( kg/ngày )
Tính lượng chè sau khi héo trong ngày.
Theo dây chuyền sản xuất thì sản phẩm của công đoạn trước chính là nguyên liậu cho công đoạn sau. Dựa vào độ giảm thuỷ phần ( tổn hao chất khô không đáng kể ) ta có thể tính được lương chè sau khi héo như sau:
100 - Wo
Qh = Qn
100 - Wh
Trong đó: - Qh: Lượng chè sau khi héo .
- Qn: Lư ợng chè tươi trong ngày.
Wo: Độ ẩm trung bình của chè tươi: Wo = 75 – 78%.
Wh: Độ ẩm trung bình của chè sau khi héo: Wh = 63 - 65%.
100 - 78
ị Qh = 26000 = 16343 ( kg/ngày )
100 – 65
Lượng chè sau khi héo cũng chính là lượng chè chuyển sang quá trình phá vỡ tế bào và định hình, lên men và sấy khô vì thế kết quả tính toán lượng chè sau khi héo sẽ dùng để tính toán cho các qúa trình tiếp theo.
ị Lượng chè phải vò trong ngày là 16343 kg/ngày, trong khi vò thuỷ phần chè không đổi, chè được đưa đi sàng tơi và phân làm 2 phần:
Phần to = 40% = 6537 ( kg/ngày ).
Phần nhỏ = 60% = 9806 ( kg/ngày ).
Tính lượng chè sau khi sấy khô trong ngày ( đây là lượng chè BTP làm nguyên liệu cho quá trình phân loại ):
Ap dụng công thức: 100 - Wo
Qs = Qn
100 – Ws
Trong đó: - Qs: Lượng chè sau khi sấy khô .
- Qn: L ợng chè tươi trong ngày.
Wo: Độ ẩm trung bình của chè tươi: Wo = 75 – 78%.
Ws: Độ ẩm trung bình của chè sau khi sấy khô: Wh = 3 - 5%.
100 - 78
ị Qs = 26000 x = 6021 ( kg/ngày )
100 – 5
III . Tính sản phẩm.
Với tổng số nguyên liệu sản xuất trong năm đã tính được là: 3211765 kg/năm. Theo định mức hệ K = 4,2 – 4,3 ( hệ số tươi ra khô ) ta có thể tính được lượng chè sản phẩm như sau:
Qv
Qsp =
K
Trong đó: - Qsp: Tổng lượng sản phẩm của nhà máy trong một năm sản xuất.
Qv: Lượng nguyên liậu đưa về sản xuất tại nhà máy trong một năm.
K: Hệ số tiêu hao nguyên liệu cho 1 tấn sản phẩm.
3211765
Qsp = = 743464 ( kg/năm )
4,32
Do tính chất nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng trên khác nhau về thuỷ phần, độ non , già, nặng nhẹ… nên tỷ lệ mặt hàng thành phâm sẽ phụ thuộc vào các loại nguyên liệu A,B,C,D.
Theo qui định của nhà máy thiết kế khi thu mua nguyên liệu đúng tiêu chuẩn thì tỷ lệ các mặt hàng sẽ như sau:
Loại chè
A
B
C
D
Tổng cộng
Sản lượng
( tấn )
0
2248/4,32
= 520
803/4,32
= 185
160/4,32
= 38
743
Sản lượng mặt hàng
%
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
OP
0
0
20
104
17
31,4
6
2,22
137,62
P
0
0
21
109
20
37
16
5,92
151,92
FBOP
0
0
16
83,2
13
24
9
3,33
110,53
PS
0
0
12
62,4
13
24
22
8,14
94,54
BPS
0
0
18
93,6
21
39
26
9,62
142,22
F
0
0
8
41,6
7
13
8
2,96
57,56
D
0
0
2
10,4
4
7,4
5
1,85
19,65
Bồm cậng
0
0
3
15,6
5
9,25
8
2,96
27,81
Qua bảng tinh toán ở trên ta thấy nguyên liệu chè tươi càng non tỷ lệ mặt hàng cấp cao càng lớn và ngược lại.
Phần VI:
Chọn và tính số lượng thiết bị máy móc chính.
I . Lựa chọn thiết bị.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều nước chế tạo thiết bị chế biến chè đen cung cấp ra thị trường như: Ân Độ, Nga, Nhật Bản, Anh, Pháp… Đánh giá chất lượng và giá cả của thiết bị các nước sản xuất tôi thấy như sau:
Thiết bị của Pháp chế tạo có chất lượng tốt, chế biến sản phẩm có chất lượng cao, nhưng giá thành quá đắt. Một dây chuyền công nghệ như vậy trong điều kiện vốn khó khăn như hiện tại chúng ta không đủ điều kiện mua loại thiết bị đó.
Thiết bị của Nga có chất lượng tốt, sản phẩm chế biến ra cũng có chất lượng khá tốt, nhưng nhược điểm là quá cồng kềnh và nặng nề, nên đòi hỏi nhà xưởng phải lớn, chi phí xây dựng cao nên không phù hợp với điều kiện của ta.
Thiết bị của Ân Độ tuy chất lượng chế tạo không bằng một số nước phương Tây nhưng cũng thuộc loại thiết bị tốt, mặt khác Ân Độ sản xuất thiết bị theo tiêu chuẩn và bản quyền của Anh, chè sản phẩm chế tạo ra có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của thị trường, giá bán cao, cấu tạo thiết bị đơn giản, gọn gàng nên yêu cầu nhà xưởng không lớn, chi phí xây dựng vừa phải.
Kết luận: Că cứ vào sự phân tích ưu, nhược điểm của các loại thiết bị do các nước sản xuất. Căn cứ vào điều kiện thực tế của nước ta tôi chọn thiết bị của Ân Độ để lắp đặt cho nhà máy thiết kế.
II . Chọn năng suất và tính số lượng thiết bị.
1- Hộc héo ( Ân Độ ).
a ) Kích thước hình học:
- D x D x C = 36 x 2,25 x (Đầu trong 1,05, đầu ngoài 0,88) (m)
- Diện tích lưới héo: 36 x 2,25 = 81(m2)
- Năng suất héo (bảo quản) khoảng: 81m2 x 25kg = 2025kg chè tươi/hộc héo.
b ) Các thông số kỹ thuật:
- Động cơ quạt gió (quạt hướng trục) công suất 5,5kw, sải cánh: 1,2m, tốc độ 1450v/phút, lưu lượng gió: 40000m3/giờ, nhiệt độ vào hộc: 35 á 480C, thời gian héo: 11 á 12 giờ.
c ) Tính số hộc héo cần dùng.
Tại nhà máy thì số hộc héo để héo chè cũng là hộc để bảo quản chè tươi theo phương pháp thoáng gió tích cực, vì vậy ta chỉ cần tính tổng số hộc héo cần dùng.
Ap dụng công thức:
Qn
n = h
qm.l.r
Trong đó: - n: Số lượng hộc héo để héo toàn bộ số chè tươi/ngày ( hộc ).
h: Hệ số dự trữ thiết bị tính đến sự tăng ngẫu nhiên lượng chè tươi trong ngày (h thường lấy bằng 1,2 ).
Qn: Năng suất trung bình cao nhất của nhà máy/ngày.
qm: Lượng chè tươi được rải trên một đơn vị diện tích hộc héo ( kg/m2 ).
l: Chiều dài của hộc héo ( m ).
r: Chiều rộng của hộc héo ( m ).
26000
n = = 12,8 ( hộc )
25x36x2,25
Vậy số lượng hộc héo cần có là: 13 ( hộc ).
2 . Máy vò ( Ân Độ ).
a ) Thông số kỹ thuật của máy vò:
Lượng chè héo trong cối vò: 180 – 220 ( kg/h ).
Tố độ quay: Máy vò Ân Độ có 4 tố độ: 40 – 45 – 50 – 55 ( vòng/phút ).
Công suất điện: P = 7,5kw – n = 1440 ( vòng/phút ).
b ) Kích thước hình học: 2318 x 2300 x 2059 ( mm )
Kích thước thùng vò: Đường kính f = 960 ( mm )
Chiều cao: = 723 ( mm )
d ) Tính số máy cần dùng.
Ap dụng công thức:
Q
n = h
22,5.qm
Trong đó: - n: Số lượng thiết bị ( cái ).
h: Hệ số dự trữ thiết bị ( thường chọn bằng 1,2 ).
Q: Năng suất của dây chuyền tại nơi thiết bị đó vận hành: Q = 16343
qm: Năng suất làm việc của thiết bị ( kg/h ).
16343
n = 1,2 = 4,3
22,5x200
Vậy ta chọn số lượng máy vò lần 1 là: 5 ( cái )
Trong sản xuất chè đen ta áp dụng chế độ cò 3 lần 5 – 4 – 4 nên ta có tổng số lượng máy vò là: 13 ( cái ).
3 . Máy sàng tơi ( Ân Độ ).
a ) Thông Số kỹ thuật :
Chọn loại máy: YC3-IV.
Công suất điện: động cơ chính: P = 4,5kw , n = 960 ( v/p ).
động cơ đảo: P = 1,5kw , n = 960 ( v/p ).
Tốc độ quay: 18 – 23 ( vòng/phút ).
Khung sàng nghiêng: 4o5.
b ) Tính số máy cần dùng.
Ap dụng công thức:
Q
n = h
22,5.qm
Trong đó: - n: Số lượng thiết bị ( cái ).
h: Hệ số dự trữ thiết bị ( thường chọn bằng 1,2 ).
Q: Năng suất của dây chuyền tại nơi thiết bị đó vận hành: Q = 16343
qm: Năng suất làm việc của thiết bị ( kg/h ). qm = 600 ( kg/h )
16343
n = 1,2 = 1,45
22,5x600
Vậy ta chọn số lượng máy sàng tơi là: 2 ( cái )
4 . Máy lên men liên tục ( Ân Độ ).
a ) Thông số kỹ thuật:
Lưu lượng gió: 5000 – 6000 ( m3/h).
Công suất động cơ quạt: P = 3,7kw , n = 1430 ( v/p).
Tốc độ lên men: có 4 tốc độ: 60 – 75 – 90 – 105 ( phút).
Công suất động cơ: P = 2,2kw , n = 930 ( v/p ).
Công suất động cơ nạp liệu: P = 1,5kw, n = 1415 (v/p ).
Công suất động cơ đảo chè: P = 0,5kw, n = 1415 ( v/p ).
Công suất động cơ đánh vỉ: P = 1,5kw, n = 960 ( v/p ).
Nhiệt độ: 25oC.
Độ ẩm không khí: 95 – 98%.
Độ dầy của chè trên băng tải: 15 – 20 ( cm ).
b ) Kích thước hình học:
Độ dài của băng tải: 13,4 ( m ).
Cao x Dài x Rộng = : 1,4 x 2,58 x 15,6 ( m ).
c ) Tính số máy cần dùng.
Ap dụng công thức: Q
n = h
22,5.qm
Trong đó: - n: Số lượng thiết bị ( cái ).
h: Hệ số dự trữ thiết bị ( thường chọn bằng 1,2 ).
Q: Lượng chè lên men trên máy: Q = 16343 ( kg/ngày ).
qm: Năng suất làm việc của thiết bị: qm = 600 ( kg/h )
16343
n = 1,2 = 1,45
22,5x600
Vậy ta chọn số lượng máy lên men liên tục là: 2 ( cái )
7 . Máy sấy ( Ân Độ ).
a ) Thông số kỹ thuật:
Nhiệt độ sấy: t = 100 – 110oC.
Thời gian sấy: t = 20 – 25 ( phút ).
Một số thông số khác:
Thông số
Máy Ân Độ
Đơn vị
Động cơ gạt chè
0,8
Kw
Động cơ quạt ly tâm
11
Kw
Động cơ truyền động chính
2,2
Kw
Lưu lượng quạt gió
28900
m3/h
Diện tích rải chè/toàn bộ
55/73
m2
- Tốc độ sấy: gồm 5 tốc độ: 10 – 20 – 30 – 40 – 50 phút.
b ) Kích thước hìng học: Dài x Rông x Cao = 8 x 2,5 x 3 ( m).
c ) Tính số máy cần dùng.
Ap dụng công thức: Q
n = h
22,5.qm
Trong đó: - n: Số lượng thiết bị ( cái ).
h: Hệ số dự trữ thiết bị ( thường chọn bằng 1,2 ).
Q: Lượng chè đưa đi sấy trong ngày: Q = 16343( kg/ngày ).
qm: Năng suất làm việc của thiết bị ( kg/h ): qm = 630 ( kg/h ).
16343
n = 1,2 = 1,38
22,5x630
Vậy ta chọn số lượng máy sấy là: 2 ( cái )
8 . Máy sàng rung ( Việt Nam ).
a ) Thông số kỹ thuật:
Công suất điện: P = 4,5kw , n = 960 ( v/p ).
Khung sàng nghiêng: 4o5.
Năng suất máy: 350 - 400 (kg/h ).
b ) Tính số máy cần dùng:
Ap dụng công thức: Q
n = h
22,5.qm
Trong đó: - n: Số lượng thiết bị ( cái ).
h: Hệ số dự trữ thiết bị ( thường chọn bằng 1,2 ).
Q: Lượng chè đưa đi phân loại trong ngày: Q = 6021( kg/ngày ).
qm: Năng suất làm việc của thiết bị ( kg/h ): qm = 350 - 400 ( kg/h ).
6021
n = 1,2 = 0,9
22,5x350
Vậy ta chọn số lượng máy sàng rung là: 1 ( cái )
9 . Máy cán, cắt ( Việt Nam ).
Máy cán, cắt chỉ làm việc với phần chè to trên sàng cần cho đi cán , cắt và phần chè cần đem cán, cắt trong ngày chiếm khoảng 40% tổng lượng chè cần phân loại trong ngày. ố 6021 x 40% = 2408 ( kg/ngày ).
a ) Thông số kỹ thuật:
Công suất động cơ: P = 2,2 kw , n = 1450 v/p.
Năng suất: 350 ( kg/h ).
b ) Tính số lương máy cần dùng:
Ap dụng công thức: Q
n = h
22,5.qm
Trong đó: - n: Số lượng thiết bị ( cái ).
h: Hệ số dự trữ thiết bị ( thường chọn bằng 1,2 ).
Q: Lượng chè đưa đi cán, cắt trong ngày: Q = 2408( kg/ngày ).
qm: Năng suất làm việc của thiết bị ( kg/h ): qm = 350 - 400 ( kg/h ).
2408
n = 1,2 = 0,36
22,5x350
Vậy ta chọn số lượng máy cán, cắt là: 1 ( cái )
10 . Máy sàng bằng ( Việt Nam ):
a ) Thông số kỹ thuật:
Năng suất: 350 kg/h.
Công suất động cơ: P = 2,2, n = 1450 v/p.
Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 4 x 2,5 x 2,6 m.
b ) Tính số lương máy cần dùng:
Ap dụng công thức: Q
n = h
22,5.qm
Trong đó: - n: Số lượng thiết bị ( cái ).
h: Hệ số dự trữ thiết bị ( thường chọn bằng 1,2 ).
Q: Lượng chè đưa đi phân loại trong ngày: Q = 6021( kg/ngày ).
qm: Năng suất làm việc của thiết bị ( kg/h ): qm = 350 ( kg/h ).
6021
n = 1,2 = 0,9
22,5x350
Vậy ta chọn số lượng máy sàng bằng là: 1 ( cái )
11 . Máy sàng vòi ( Trung Quốc ):
a ) Thông số kỹ thuật:
Năng suất: 500 – 700kg/h.
Công suất động cơ chính: P = 0,75kw , n = 950v/p.
Công suất động cơ băng tải: P = 1,25kw , n = 1400v/p.
Cùng lúc lắp được 5 cánh sàng.
b ) Tính số lương máy cần dùng:
Ap dụng công thức: Q
n = h
22,5.qm
Trong đó: - n: Số lượng thiết bị ( cái ).
h: Hệ số dự trữ thiết bị ( thường chọn bằng 1,2 ).
Q: Lượng chè đưa đi phân loại trong ngày: Q = 6021( kg/ngày ).
qm: Năng suất làm việc của thiết bị ( kg/h ): qm = 500 ( kg/h ).
6021
n = 1,2 = 0,6
22,5x500
Vậy ta chọn số lượng máy sàng vòi là: 1 ( cái )
12 . Quạt rê ( Việ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Do An Tot Nghiep che den.doc